1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN - LUẬT HỌC SO SÁNH - Đề tài - CÔNG ĐOÀN VÀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCMKHOA LUẬT

-CÔNG ĐOÀN VÀ

THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

1.1 Giới thiệu, mục đích và nguyên tắc tổ chức Công đoàn Việt Nam41.2 Chức năng, nhiệm vụ Công đoàn 7

1.3 Thẩm quyền11

1.3.1 Khái niệm về thẩm quyền công đoàn:111.3.2 Đặc điểm về thẩm quyền này như sau: 111.3.3 Căn cứ lĩnh vực tác động:12

1.3.4 Căn cứ tính chất:12

1.3.5 Căn cứ vào cấp Công đoàn:12

1.3.5.1 Các quyền của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 12

1.3.5.2 Quyền của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc TW.131.3.5.3 Quyền của công đoàn ngành nghề toàn quốc: 14

1.3.5.4 Quyền của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:151.3.5.5 Quyền của công đoàn cơ sở:15

1.4 Đối tượng được và không được tham gia Công đoàn:16

TÀI LIỆU THAM KHẢO20

2/24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm 1930, tổ chức Công Đoàn được thành lập với mục tiêu dẫn dắt, lãnh đạo giai cấp côngnhân Việt Nam khi họ nổi dậy hàng loạt để chống lại chế độ tư bản đầy đàn áp bóc lột mà không cóđường lối đúng đắn Nhưng hiện nay giai cấp lao động đều quen thuộc với tổ chức Công Đoàn vì CôngĐoàn không chỉ là tiếng nói, là đại diện cho họ mà còn chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp củangười lao động Trong giai đoạn đất nước đổi mới, bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vaitrò của Công Đoàn càng thêm to lớn Về mặt chính trị, Công Đoàn tạo mối liên hệ mật thiết giữa Đảngvà giai cấp lao động Về mặt kinh tế, Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tếnhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ Về mặt vănhóa, Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nângcao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếpthu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc Việt Nam Về mặt xã hội, Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp côngnhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tínhtổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị.

Công đoàn thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức, làm nền tảngcủa khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cườngsức mạnh của Nhà nước

Chúng tôi thực hiện đề tài Công Đoàn nhằm tìm hiểu thêm về vai trò tổ chức to lớn này, to lớn cảvề mặt số lượng và chất lượng, đối với tập thể chúng ta, những người lao động trong thời buổi côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.

I PHẦN 1: CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

I.1.Giới thiệu, mục đích và nguyên tắc tổ chức Công đoàn Việt NamI.1.1 Khái niệm Công đoàn Việt Nam:

Trang 4

Căn cứ theo Điều 10 Hiến Pháp 2013: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội của

giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người laođộng, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhànước, quản lý kinh tế-xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổchức, đơn vị, doanh nghiệp và những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyêntruyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Căn cứ theo Điều 1 LCĐ 2012: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp

công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống

chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ,

công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động),cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra,kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vậnđộng người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Căn cứ theo Điều 189 LLĐ 2012: người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ

chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn theo quy định luật Công đoàn.

Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp phápcùng hành nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có 10 đoàn viên trở lên và đượccông đoàn cấp trên quyết định thành lập, giải thể và chỉ đạo hoạt động.

I.1.2 Mục đích thành lập Công đoàn

Việc thành lập Công đoàn có hai mục đích:

Kinh tế: là chăm lo, đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động,tăng lương, giảm giờ làm…

Xã hội: nâng cao nhận thức, nhân phẩm và địa vị người lao động trong quan hệ lao động.

I.1.3 Cách thức tổ chức Công đoàn Việt Nam

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trungdân chủ.

Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Cụ thể như sau:

4/24

Trang 5

a Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

Đảng CSVN là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam Tất cả những thànhviên trong hệ thống chính trị trong đó có Công đoàn đều đặt hoạt động của mình dưới sự lãnh đạo củaĐảng trong hoạt động tức là đảm bảo hoạt động của Công đoàn luôn theo đúng chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng vào chương trình hoạt động của mình Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo củaĐảng thông qua việc thông tin báo cáo tình hình và kết quả hoạt động.

b Liên hệ mật thiết với quần chúng

Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân viên chức lao động (CNVC-LĐ),ngược lại CNVC-LĐ là cơ sở xã hội của Công đoàn Sức mạnh của Công đoàn là mối liên hệ mật thiếtvới quần chúng để thu hút, tập hợp, thống nhất ý chí hành động Nếu xa rời quần chúng Công đoàn sẽkhông còn “đất hoạt động” Cán bộ công đoàn cần nhận thức đầy đủ về vai trò quyết định của quầnchúng tăng cường mối quan hệ với quần chúng, hoà mình với quần chúng, giành được niềm tin củaquần chúng, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ để hướng hoạt động của Công đoàn đáp ứng được yêucầu càng mới càng cao của quần chúng.

Liên hệ mật thiết với quần chúng công đoàn thường được cụ thể bằng sự tiếp cận,, đi lại thăm hỏitrong những dịp sinh nhật, hiếu, hỷ, lễ, tết; tổ chức các hoạt động quần chúng; chia xẻ, lắng nghe ý kiếnphản ánh của quần chúng.

c Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng

Tính tự nguyện của quần chúng trong hoạt động Công đoàn là người đoàn viên tự nguyện ra nhậptổ chức Công đoàn, tự nguyện tham gia, thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở nhận thức đượctrách nhiệm và lợi ích của công việc mà chính mình có bổn phận hoàn thành Đảm bảo tính tự nguyệncủa quần chúng trong hoạt động Công đoàn có nghĩa là không gò ép, áp đặt mà để đoàn viên tự giáctham gia hoạt động Trước khi tiến hành một việc dù nhỏ, dù lớn cũng cần có sự giải thích, tuyêntruyền thuyết phục để đoàn viên hiểu ý nghĩa, nhận thức trách nhiệm, tự nguyện hành động Muốn vậy,những hoạt động của Công đoàn phải có nội dung sát thực với những vấn đề mà quần chúng quan tâm,hình thức thể hiện hấp dẫn lôi cuốn quần chúng tham gia Tuy nhiên cũng không chiều theo ý muốnquần chúng, khi những vấn đề chưa phù hợp với nguyện vọng đông đảo của CNVC-LĐ.

d Tập trung dân chủ

Trong hoạt động Công đoàn, tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của CĐVNđảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và hành động chống sự “tập trung quan liêu” và “dân chủ vô tổ

Trang 6

chức” Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện qua cácnội dung cơ bản sau:

Cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn đều do bầu cử lập ra.

Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Công đoàn thuộc về Đại hội Công đoàn cấp đó.

Giữa 2 kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ban Chấp hành do Đại hội cấp đó bầu ra (Trongtrường hợp đặc biệt Công đoàn cấp trên có thể chỉ định Ban Chấp hành cấp dưới nhưng khôngquá 12 tháng).

Ban Chấp hành Công đoàn các cấp thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,tiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

I.2 Chức năng, nhiệm vụ Công đoàn1.2.1 Chức năng

Chức năng Công đoàn mang tính khách quan, nó tồn tại không phụ thuộc vào ý chí, nguyệnvọng của mỗi đoàn viên, nó được xác định bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức Công đoàn.Không ai có thể tuỳ tiện gắn cho Công đoàn những chức năng không phù hợp với bản chất.

Song, cũng không nên cố định một cách cứng nhắc chức năng Công đoàn Cùng với sự pháttriển của xã hội, chức năng Công đoàn cũng phát triển, ở mỗi một điều kiện lịch sử - xã hội khácnhau, Công đoàn thực hiện những chức năng khác nhau và nó luôn luôn được bổ sung những nộidung mới, ý nghĩa mới Đồng thời sự phát triển chức năng không có nghĩa là phủ định, rũ bỏ cácchức năng đã có của Công đoàn Vì vậy, cần hiểu đúng để tránh sự trì trệ, bảo thủ, đồng thời tránhsa vào tư tưởng nóng vội, phủ định một cách vô căn cứ những chức năng của Công đoàn.

Các chức năng của Công đoàn gắn chặt với các mặt hoạt động của đời sống xã hội: Sản xuất kinh doanh, quản lý, kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần củangười lao động.

-Chức năng của Công đoàn trong chủ nghĩa xã hội khác hẳn về chất so với chức năng của Côngđoàn trong chủ nghĩa tư bản, có sự khác nhau đó là do sự thay đổi vị trí, vai trò của giai cấp côngnhân và tổ chức Công đoàn trong xã hội quyết định.

I.2.1.1 Hệ thống tổ chức Công đoàn bao gồm:

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam

Liên Đoàn Lao Động tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TWCông đoàn ngành nghề toàn quốc

6/24

Trang 7

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sởCông đoàn cơ sở, nghiệp đoàn

I.2.1.2 Công đoàn Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp côngnhân và có 3 chức năng sau:

a) Chức năng thứ nhất, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ.

Một trong những chức năng của Công đoàn Việt Nam hiện nay là bảo vệ lợi ích hợp pháp, chínhđáng của công nhân, viên chức và lao động.

Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động vì: trìnhđộ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan liêu,hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi của công nhân, viên chức vàlao động, tình trạng tham ô, lãng phí, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sốngngười lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xoá bỏ hết được Vì vậy,

Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động chống lại tệ nạn quanliêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong chủ nghĩatư bản.

Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động không bằng cáchđấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp, không phảilà đấu tranh giai cấp Ngược lại Công đoàn còn vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao độngtham gia xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh.

Đồng thời Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước - Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bị tha hoá, đấu tranhchống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, bảo vệ chính quyền Nhà nước.

Thực tế hiện nay của nước ta, trong điều kiện hàng hoá nhiều thành phần, các xí nghiệp tư nhân,liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lý của chủxí nghiệp (không phải xí nghiệp quốc doanh), đã xuất hiện quan hệ chủ thợ, tình trạng vi phạm dếnquyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển Vì vậy, chức năngbảo vệ lợi ích công nhân,viên chức và lao động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việclàm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương,tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân,lao động ký kết thoả ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động;

Trang 8

tổ chức đình công theo Bộ luật lao động Quản lý và sử dụng quĩ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợitập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viênchức và lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hoá, vănnghệ, thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan nghỉ mát.

Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cầnnhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như:

Lợi ích người lao động gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của Nhà nướcchính là sự đảm bảo lợi ích cho người lao động Lợi ích của người lao động không chỉ thuần tuý ở cơmăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là Nhà nước), lợi ích kinh tế, lợi ích văn hoá, tinhthần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước.

Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động.Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi Đồngthời, nó là cơ sở nhận thức về lợi ích công nhân, viên chức và lao động trong điều kiện mới, thể hiệnđúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.

b) Chức năng thứ hai, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giámsát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.

Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền người lao động trở thành người chủ,họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội Vì vậy, vấn đề tham gia quản lý đã trởthành chức năng của Công đoàn Tuy nhiên cần nhận thức rằng, Công đoàn tham gia quản lý chứkhông làm thay, không cản trở, không can thiệp thô bạo vào công việc quản lý của Nhà nước Côngđoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyền của Công đoàn, quyền của công nhân, viên chức,lao động, và để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi ích của người lao động.

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi thực hiệnchức năng tham gia quản lý Công đoàn Việt Nam cần quan tâm đến việc phát triển tiềm năng lao động,phát huy sáng kiến, cùng giám đốc, thủ trưởng đơn vị tìm nguồn vốn, thị trường để mở rộng sản xuất -kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền,chống quan liêu tham nhũng.

Những nội dung Công đoàn Việt Nam tham gia quản lý:

 Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động là biện pháptổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lý.

 Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động.8/24

Trang 9

 Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao độngnhư; tiền lương, tiền thưởng, nhà ở…

 Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và LĐ.

 Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hội: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chínhsách dân số kế hoạch hoá gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội.

 Vận động và tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức (đơn vị hànhchính sự nghiệp) ở đơn vị.

 Công đoàn tham gia vào việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư, đồng thờikiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định.

 Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền, lợi và nghĩa vụ của ngườilao động Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị.

c) Chức năng thứ ba, giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chức năng giáo dục của Công đoàn Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạtđộng thực tiễn trong lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua… góp phần cho côngnhân, viên chức và lao động nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập thể, lợi íchcủa xã hội Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của mình được bảo vệ trước hết, phải thực hiện tốtnghĩa vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, xí nghiệp và xã hội Trên cơ sở đóxây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp Nâng cao tinh thầntự giác học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công đoàn tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao động vững tin vào đường lốixây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn Giáo dục truyền thốngcách mạng của dân tộc, của địa phương (nhất là đối với công nhân lao động trẻ).

Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước Giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷluật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh, sống và làm việc theopháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh Với tinh thần thường xuyên cảnh giác vàđấu tranh chống lại những âm mưu thù địch.

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợiích hết sức được coi trọng, mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam;

Trang 10

chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lựctinh thần để đạt được mục tiêu.

Do vậy, Công đoàn Việt Nam đồng thời quan tâm tới cả 3 chức năng không coi nhẹ chức năngnày, xem nặng chức năng kia.

1.2.2 Nhiệm vụ của Công đoàn

Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và nhiệm vụcủa tổ chức công đoàn.

Triển khai thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương công tác của liên đoàn lao động tỉnh,thành phố; Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp Ủy Đảng và nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình Thamgia với các cấp Ủy Đảng, cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế- xã hội và các vấn đềcó liên quan đến việc làm, đời sống của CNVC-LĐ.

Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện côngnghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Vận động đoàn viên CNVC-LĐ tham gia vào các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biệnpháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa,đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức Nhà nước cấp thành phố công đoàn ngành địa phương, côngđoàn tổng công ty để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, giải quyết khiếu nại, tốcáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở trên địa bàn.

Thực hiện công tác phát triển toàn diện, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công tác tổ chứccán bộ theo phân cấp của Liên Đoàn Lao Động tỉnh, thành phố, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

I.3 Thẩm quyền

I.3.1 Khái niệm về thẩm quyền công đoàn:

Thẩm quyền Công đoàn là tổng hợp các quyền do pháp luật quy định được tổ chức công đoànthực hiện với tư cách chủ thể độc lập và trong một giới hạn nhất định Hay nói cách khác đây chính làquyền hạn và trách nhiệm của công đoàn.

I.3.2 Đặc điểm về thẩm quyền này như sau:

 Do Nhà nước quy định.

 Được pháp luật ghi nhận là quyền không bao gồm nghĩa vụ Bị chi phối bởi luật pháp quốc tế.

10/24

Ngày đăng: 13/05/2024, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w