Qua đề tài này nhóm muốn giới thiệu với cô và các đôi nét về án lệ là gì, tầm quan trọng, tính ưu việt cũng như hạn chế của nó trong việc xét xử ra phán quyết tại Tòa án và các điều kiện
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SO SÁNH
ÁN LỆ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LUẬT KINH DOANH
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I Khái niệm và vai trò của Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh: 4
1 Khái niệm và đặc điểm của án lệ (): 4
1.1 Khái niệm: 4
1.2 Một số khái niệm tương đồng với án lệ (*): 6
1.3 Ưu điểm, nhược điểm của án lệ (**): 7
2 Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật (**): 9
2.1 Vai trò chung của án lệ trong hệ thống pháp luật: 9
2.2 Án lệ trong hệ thống thông luật và dân luật: 9
2.3 Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam: 11
II Thành phần của án lệ 11
1 Thành phần của án lệ () 11
2 Mối tương quan giữa luật thành văn và án lệ () 14
III Nghề luật sư: 16
1 Khái niệm chung: () 16
2 Luật sư tư vấn (Solicitors): 18
2.1 Đào tạo luật sư tư vấn () 18
2.2 Đặc điểm Luật sư tư vấn () 20
3 Luật sư bào chữa (Barristers): 22
3.1 Đào tạo luật sư bào chữa () 22
3.2 Đặc điểm Luật sư bào chữa () 23
4 Quản lý việc hành nghề luật sư ở Anh () 25
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 27
CÂU HỎI 28
Trang 3sư gia tăng mạnh mẽ Cứ 400 người dân Anh thì có một người làm luật sư, số luật sư và
cố vấn pháp lý làm việc trong các công ty luật tăng đến 42.4% trong khoảng thời gian từ
2000 đến năm 2010 và số luật sư làm việc trong lĩnh vực công tăng đến 70% từ năm
1997(1)
Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế xã hội mà hệ thống pháp luật về nghề luật sư chưa được hoàn chỉnh, ngay cả việc áp dụng án lệ trong quá trình xét xử tại Tòa án cũng chưa được áp dụng nhiều khi thực tế nhận thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều lỗ hổng
Qua đề tài này nhóm muốn giới thiệu với cô và các đôi nét về án lệ là gì, tầm quan trọng, tính ưu việt cũng như hạn chế của nó trong việc xét xử ra phán quyết tại Tòa án và các điều kiện để trở thành luật sư tư vấn, luật sư bào chữa trong hệ thống pháp luật Anh
để hiểu rõ họ là ai, điều kiện để trở thành luật sư là gì và vai trò của họ trong xã hội hiện nay
(1) Nguồn: Bài viết “ Bùng nổ nghề Luật sư ở Anh” trên website www.baomoi.com , chuyên mục Thế giới
Trang 4Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 4
I Khái niệm và vai trò của Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh:
1 Khái niệm và đặc điểm của án lệ ():
Từ điển Luật học(4)thì án lệ được hiểu là: “Bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích,
áp dụng pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở để các Thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự”
Qua tham khảo khái niệm án lệ của một số nước, cũng như tìm hiểu bản chất của
án lệ có thể hiểu khái niệm án lệ như sau:
“Án lệ là bản án, quyết định của Tòa án chứa đựng sự giải thích, áp dụng pháp
luật được Tòa án vận dụng giải quyết vụ án có nội dung tương tự”
Như vậy, qua việc liệt kê các khái niệm án lệ nêu trên có thể thấy các khái niệm về
án lệ không giống nhau tùy vào từng hệ thống pháp luật cũng như việc áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử Án lệ có thể nhìn dưới nhiều góc độ Khái niệm án lệ là một khái niệm bao hàm trong nó những thực tế rất đa dạng
Từ những khái niệm nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm chung sau đây:
()
Nguồn: www.toaan.gov.vn/portal/pls/portal/docs/5463378.doc - Án lệ và một số khái niệm tương đồng
(2) Nguồn:Từ điển luật học, Tái bản lần 4, in và xuất bản tại Anh, 1993, trang 293
(3) Nguồn:Từ điển Black ’s Law (West Group, St Paul MN, tái bản lần thứ 9, 2004) 1295, Kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng tiền lệ và án lệ (trang 3, 4) khái niệm án lệ nêu trên có nét khác so với khái niệm án lệ trong Black's Law Dictionary, 1059 (Tái bản lần thứ năm năm 1979) “Black`s Law Dictionary, 7th ed 1999” (Xem khái niệm án
lệ theo “Black`s Law Dictionary, 7th ed 1999” tại Nguyễn Văn Nam, Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr 15) và khái niệm án lệ theo Black's Law Dictionary, 1059 (Tái bản lần thứ năm năm 1979)
là quy tắc pháp luật được tạo lập lần đầu tiên bởi Tòa án cho một loại vụ việc đặc biệt mà sau đó được viện dẫn để quyết định những vụ việc tương tự.)
(4) Nguồn:Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản tư pháp và Nhà xuất bản từ điển bách khoa, trang 13
Trang 5Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 5
Thứ nhất, án lệ trước hết phải là bản án, quyết định của Tòa án nhưng không phải
toàn bộ bản án, quyết định của tòa án mà khi nhắc tới án lệ là nhắc tới bản án, quyết định chứa đựng cách thức chung, quan điểm chung được Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vấn đề pháp luật trong bản án, quyết định đó
Thứ hai, án lệ là đề cập đến sự lặp đi lặp lại của một giải pháp được Tòa án áp
dụng cho nhiều vụ án tạo ra cái gọi là tiền lệ Chính do đặc điểm này mà không phải mọi bản án, quyết định của Tòa án đều có giá trị án lệ mà chỉ những bản án, quyết định chứa đựng những vấn đề về giải thích và áp dụng pháp luật từ đó có thể rút ra nguyên tắc chung để áp dụng cho những vụ án khác Tuy nhiên, tính tiền lệ này khác nhau ở từng nước Những nước có xu hướng theo hệ thống pháp luật Dân sự (gọi tắt là hệ thống Civil law) thì tính tiền lệ này chỉ có sự ràng buộc về mặt tâm lý còn tại các nước có xu hướng theo hệ thống Thông luật ( gọi tắt là hệ thống Common law) thì tính tiền lệ này có hiệu lực pháp lý bắt buộc – Tòa án cấp dưới xét xử vụ việc sau bắt buộc phải áp dụng giải pháp của các Tòa án cấp trên đã xét xử vụ việc trước tương tự, đặc biệt là của Tòa án tối cao trong cùng một hệ thống Tiêu chí phân biệt hai xu hướng trên là ở chỗ nếu như những nước có xu hướng theo hệ thống Civil law thì việc Tòa án trích dẫn một bản án cụ thể làm căn cứ để đưa ra phán quyết cho vụ án mình đang giải quyết là không được chấp nhận thì việc này hoàn toàn được chấp nhận tại những nước có xu hướng theo hệ thống Common law
Thứ ba, bản án, quyết định là có giá trị án lệ phải là cơ sở cho Tòa án cấp dưới vận
dụng khi xét xử một vụ án tương tự Cơ sở này có thể mang tính chất bắt buộc hoặc mang tính chất tham khảo Tính tương tự ở đây được hiểu là tương tự nhau về tình tiết, sự kiện
cơ bản và tương tự về vấn đề pháp lý
Đặc điểm của án lệ trong hệ thống Anh ():
- Án lệ là nguồn luật có giá trị bắt buộc
Các nước Thông luật là nôi khai sinh ra án lệ và bởi vậy, án lệ được coi là nguồn luật có giá trị bắt buộc ở các quốc gia này
- Tòa án cấp dưới có nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án cấp trên
Để đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử, đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như thể hiện sự tôn trọng phán quyết của tòa án cấp trên thì tòa án cấp
()
Nguồn: Luận văn thạc sĩ luật học về “Án lệ trong hệ thống các loại nguồn luật” của Hoàng Mạnh Hùng
Trang 6Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 6
dưới có nghĩa vụ áp dụng những bản án đã được tuyên của tòa án cấp trên, căn cứ vào đó
để đưa ra quyết định cho vụ án cụ thể của mình
- Tòa án cùng cấp không có nghĩa vụ phải tuân thủ án lệ của nhau
Các tòa án cùng cấp với nhau thì không bị lệ thuộc vào án lệ của nhau Ví dụ như tại Úc, Tòa án tối cao của bang này không bị ràng buộc bởi án lệ của Tòa án tối cao bang khác
- Tòa án tối cao không bị ràng buộc bởi án lệ của chính mình
Tòa án tối cao thường không có nghĩa vụ phải tuân thủ cứng nhắc các phán quyết trước đây của mình Bởi lẽ, cơ quan tối cao có trách nhiệm với chính sách pháp lý tổng thể của đất nước cho nên tòa án tối cao cần phải linh động
- Luật thành văn có giá trị cao hơn án lệ
Hệ thống Common Law cho thấy, trong mối quan hệ giữa án lệ và luật thành văn, thì luật thành văn luôn có giá trị pháp lý cao hơn án lệ Nguyên tắc ưu tiên tối cao cho vai trò của luật thành văn trong mối quan hệ với án lệ (the Spemacy of Statutory law)
- Án lệ có thể bị bãi bỏ
Trong hệ thống Common Law, các án lệ được coi là luật và nó cũng có thể bị bãi bỏ Điều này làm cho Thông luật trở nên mềm dẻo và thích nghi được với sự thay đổi của các điều kiện xã hội
- Những tiêu chí kỹ thuật khi áp dụng án lệ trong hệ thống Common Law
Những vấn đề mang tính kỹ thuật trong áp dụng án lệ gồm: (1) Trong những bản án thì phần nào được coi là có giá trị án lệ bắt buộc; (2) Việc phân biệt án lệ trong áp dụng đối với các vụ việc cụ thể (precedent can be distinhguishable); (3) Giá trị của án lệ gắn với thứ bậc của Tòa án tạo ra nó; (4) Cách viện dẫn án lệ chỉ có giá trị tham khảo thay vì án
lệ có giá trị bắt buộc trong các bản án; (5) Sự lập luận hợp lý của thẩm phán trong án lệ (legal reasoning); (6) Cách đọc và phân tích nội dung của các án lệ; (7) Cách viện dẫn án
lệ trong những bản án; (8) Những ý kiến bất đồng có thể được công bố trong các án lệ
- Không phải mọi án lệ đều có giá trị ràng buộc
Trong các nước Thông luật, có những tình huống sau đây làm cho án lệ chỉ có tính tham khảo đối với thẩm phán trong xét xử
- Tòa án cấp cao có thể tham khảo án lệ của tòa án cấp dưới
- Trong xét xử, một tòa án có thể viện dẫn án lệ của tòa án cấp trên nhưng không bị ràng buộc bởi án lệ đó
- Sự viện dẫn tham khảo án lệ của pháp luật nước ngoài không có giá trị bắt buộc
1.2 Một số khái niệm tương đồng với án lệ (*):
Để làm rõ khái niệm, điều cần thiết là phải tìm hiểu những khái niệm tương đồng
như tiền lệ, luật lệ, tiền lệ án, thực tiễn tòa án, tiền lệ pháp, thông luật
Trang 7Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 7
“Tiền lệ” là việc xảy ra từ trước, tạo thành cái lệ cho những việc về sau “Luật lệ”
là pháp luật và những điều đã thành lệ mà mọi người trong xã hội phải tuân theo(5) Như vậy, nội hàm của những khái niệm tiền lệ và khái niệm luật lệ có phạm vi rộng hơn khái niệm án lệ
“Tiền lệ án” hay “Thực tiễn Tòa án” là những khái niệm mà có quan điểm cho rằng đây là cách gọi khác của án lệ trong tư pháp quốc tế Tuy nhiên, những khái niệm này không mang tính pháp lý và có nội hàm rộng hơn khái niệm án lệ bao gồm tất cả những bản án đã có của Tòa án và tất cả các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử của Tòa án
Tiền lệ pháp hay án lệ là hai khái niệm độc lập với nhau và việc sử dụng hai khái niệm này không giống nhau Nếu muốn nhắc đến một hình thức pháp luật (là sự biểu hiện
ra bên ngoài của pháp luật, cách thức mà giai cấp thống trị nâng ý chí của mình thành luật), xem xét nó trong mối tương quan với tập quán pháp và văn bản pháp luật và xem xét ở một mức độ rộng rãi thì sử dụng thuật ngữ tiền lệ pháp (Precedent) Nếu chỉ muốn nói đến những bản án cụ thể của Tòa án (được áp dụng cho những vụ việc có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này thì thường sử dụng thuật ngữ án lệ (Case Law) Theo cách hiểu như vậy thì án lệ có ở bất cứ quốc gia nào và bất cứ hệ thống pháp luật nào nhưng tiền lệ pháp chỉ là hình thức pháp luật được sử dụng ở các nước theo trường phái thông luật
Về mặt thuật ngữ thì khái niệm án lệ còn có mối quan hệ mật thiết với khái niệm thông luật (Common Law) Thông luật là tên gọi của một truyền thống pháp luật (hay hệ thống pháp luật) thường chỉ Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ hay còn được biết đến với các tên khác như: Hệ thống pháp luật Anglo - Saxon, hệ thống Thông luật, Hệ thống luật Án lệ Trong Thông luật còn bao gồm cả luật tập quán (tục lệ) và án lệ Trong khi đó tiền lệ pháp hay án lệ chỉ bao gồm các bản án, quyết định của Tòa án được áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự về sau Nếu chúng ta xem một truyền thống pháp luật hoặc xem xét lịch sử phát triển của nó thì ưu tiên sử dụng thuật ngữ Thông luật (Common Law)
1.3 Ưu điểm, nhược điểm của án lệ (**):
1.3.1 Ưu điểm:
(5) Nguồn: Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng và trung tâm từ điển học, tr 984, tr 591
Trang 8Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 8
Án lệ đã có lịch sử hình thành và sử dụng lâu dài trong hệ thống pháp luật Common law Do vậy hiệu quả mà án lệ đem lại là không ít Đó là:
- Đề cập đến những vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà không phải là những giả
thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, vì vậy nó thường phong phú và đa dạng hơn so với pháp luật thành văn
- Góp phần bổ sung cho những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn và
khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật
- Án lệ cũng góp phần giải thích và vận dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ
thể Những trường hợp thẩm phán phải giải thích và vận dụng pháp luật rất đa dạng, do pháp luật quy định không rõ ràng, quy định một cách vô lý hay đã bị lạc hậu so với tình hình thực tế mà nhà lập pháp chưa có điều kiện hay vì một lý do nào đó chưa thay thế bằng một quy định mới Do đó chức năng bổ khuyết cho pháp luật giúp cho án lệ có vai trò lớn trong việc tạo nguồn quy phạm cho pháp luật
- Tạo sự thống nhất trong công tác xét xử giữa các cấp toà án
- Án lệ cũng góp phần nâng cao trình độ của các thẩm phán, luật sư…do đòi hỏi của
việc xét xử và tranh tụng nên họ cần phải tìm hiểu về rất nhiều án lệ
- Án lệ là biện pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng trong ngành tư pháp Đối
với các vụ án tương tự nhau hoặc giống nhau thì thẩm phán không thể tham nhũng
để xử ưu đãi cho một bên được
1.3.2 Nhược điểm:
Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực trên việc áp dụng án lệ cũng có những nhược điểm nhất định Đó là:
- Sự nghiêm ngặt và tính cứng nhắc: Việc áp dụng đã trở thành lực cản đối với sự
sáng tạo của các Thẩm phán khi xét xử bởi họ phải tuân thủ án lệ một cách nghiêm ngặt
- Nguy cơ của việc so sánh không logic, tuỳ tiện giữa vụ án đang xét xử với án lệ
Trang 9Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 9
- Áp dụng phức tạp: khối lượng lớn án lệ và sự phức tạp truy cứu chúng là khó khăn
lớn đối với các thẩm phán và luật sư
2 Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật (**):
2.1 Vai trò chung của án lệ trong hệ thống pháp luật:
Bằng hoạt động xét xử, tòa án có thể mở rộng việc áp dụng pháp luật ra ngoài phạm vi hoặc ý định của nhà lập pháp Với việc áp dụng Án lệ trong việc xét xử sẽ là tiền
đề cho việc điều chỉnh và ban hành thay thế các đạo luật hiện hữu không phù hợp với sự phát triển của xã hội nên đã lạc hậu và thiếu thức tiễn
Việc ban hành và sử dụng án lệ trong hệ thống tư pháp cũng là một bước cho việc thiết lập, định hướng chương trình lập pháp trong tương lai
2.2 Án lệ trong hệ thống thông luật và dân luật:
Án lệ có vai trò rất quan trọng trọng cả hai hệ thống luật Châu Âu lục địa và Common Law Một số nguyên tắc giải thích các quyết định tư pháp ở hai nhóm hệ thống luật này giống nhau Trong hệ thống pháp luật Anh án lệ có giá trị ràng buộc chính thức đối với các vụ việc trong tương lai
Trong khi các luật gia Châu Âu lục địa thường bắt đầu từ quy định pháp luật thành văn đang có sẵn, bằng phương pháp suy diễn sẽ đưa ra kết luận cần thiết cho vụ việc mà họ đang xem xét thì các luật gia Anh phải nghiên cứu từ các tình tiết xảy ra, so sánh với các quy định pháp luật tương ứng mà các tòa đã đưa ra trong các vụ trước đó và
từ các án lệ có liên quan họ phải tìm ra các quy định có tính bắt buộc phải tuân theo bằng phương pháp quy nạp(6)
Trang 10Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 10
dụng triệt để nhất Tuy nhiên, mức độ sử dụng cũng như vai trò của án lệ trong thệ thống pháp luật ở từng quốc gia là khác nhau Ví dụ, Hoa Kỳ mặc dù là một quốc gia thuộc hệ thống thông luật và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ pháp luật Anh nhưng nhiều lĩnh vực pháp luật của họ được pháp điển thành các bộ luật, sự hiện diện của Bộ luật thương mại thống nhất (Uniform commercial code) là một ví dụ điển hình Ở các nước thông luật, các thẩm phán vừa sáng tạo ra các quy tắc án lệ vừa chịu sự ràng buộc từ các quy tắc án lệ đã
có Các quy tắc án lệ được tạo ra không chỉ bởi tòa tối cao mà còn bởi tất cả các tòa án khác có thẩm quyền phúc thẩm đối với các bản án của các tòa án cấp dưới Ví dụ, ở Anh
hệ thống tòa án có thể chia thành hai nhóm(7): Nhóm thứ nhất các tòa không tạo ra án lệ như Tòa Hình sự địa phương, Tòa Dân sự địa phương, Tòa Hoàng gia; Nhóm thứ hai các tòa tạo ra án lệ gồm: Tòa Cấp cao, Tòa Phúc thẩm, Tòa Tối cao
Trong hệ thống pháp luật dân sự (Pháp, Đức,…) án lệ lại chỉ được coi là nguồn thứ yếu Mặc dù hầu hết các quốc gia thuộc hệ thống dân luật đề cao vai trò nguồn luật văn bản, các quốc gia này cũng đồng thời rất chú trọng việc sử dụng án lệ như là nguồn
bổ trợ cho nguồn văn bản pháp luật bằng hình thức tuyển tập xét xử của tòa tối cao Ở các nước này, tòa án tối cao có hai nhiệm vụ chính: Sửa sai cho các tòa cấp dưới bằng hình thức hủy các bản án sai; và Giải thích pháp luật nhằm khắc phục sự thiếu hụt, lạc hậu, không rõ ràng của các quy phạm pháp luật thành văn Nhiệm vụ thứ hai của tòa tối cao được xem như là hoạt động sáng tạo pháp luật và án lệ được tạo ra bằng con đường này Việc giải thích pháp luật của tòa án tối cao sẽ tạo ra tiền lệ, khi các tòa cấp dưới gặp phải các vụ việc tương tự thì họ sẽ sử dụng cách giải thích của tòa tối cao mặc dù đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với họ Các thẩm phán có quyền giải thích theo cách riêng của mình nhưng nếu không đủ thuyết phục được tòa tối cao thì bản án của họ có nguy cơ
bị hủy Vì vậy, thông thường các thẩm phán sẽ giải thích theo cách giải thích của tòa tối cao trong trường hợp tương tự Để phục vụ cho việc áp dụng pháp luật thống nhất trong
cả nước, tòa tối cao ở các nước này cho phát hành các tập án lệ, điều này tạo điều kiện
(7)
Nguồn: Đỗ Thị Mai Hạnh, Doctor of philosogy Thesis: Avaluation of the Applicability of common law
Approaches to precedent in Vietnam, 2001, tr 177- 184
Trang 11Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 11
cho các thẩm phán có thể nắm bắt được quan điểm pháp lý của tòa tối cao trong những trường hợp luật thành văn không quy định hoặc quy định chưa rõ ràng(8)
2.3 Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
Bên cạnh những quy phạm được những bộ luật, luật hay nghị định ở nước ta còn thấy tồn tại một loại quy định khá đặc biệt với những đặc thù riêng Đó là những quy phạm do tòa án nhân dân tối cao thiết lập để hướng dẫn những quy phạm pháp luật chưa
rõ ràng, cụ thể hay chưa đầy đủ nên để bổ sung thông qua Thông tư hay Nghị quyết hay hướng dẫn qua những vụ việc cụ thể Những quy định này được tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao và các toàn án địa phương áp dụng thường xuyên nên cũng có thể coi là một hình thức của Án lệ
Đến nay, Bộ chính trị và tòa án nhân dân tối cao đã có các văn bản về việc phát triển hệ thống Án lệ ở Việt Nam như: Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định số 74/QĐ-TANDTC của tòa án nhân dân tối cao về việc phê duyệt đề án phát triển Án lệ của tòa án nhân dân tối cao Tuy nhiên, đến nay việc
áp dụng án lệ trong hệ thống tư pháp của nước ta vẫn chưa được công nhận và áp dụng(9)
II Thành phần của án lệ
1 Thành phần của án lệ (10)
Thành phần của án lệ gồm 2 phần chính: phần lý do hay nguyên tắc để ra phán quyết và phần bình luận của thẩm phán
- Phần lý do hay nguyên tắc ra phán quyết (ratio decidendi): có thể hiểu là cơ sở
lập luận quan trọng để đi đến phán quyết, là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật dựa vào đó người thẩm phán ra quyết định đối với các đương sự trong vụ
(8) Nguồn: www.tks.edu.vn –Tạp chí khoa học pháp lý số 4/2012
(9) Nguồn: www.plo.vn trang pháp luật tphcm – bài viết Án lệ, những điều chưa biết
(10)
Nguồn: Chủ biên TS Nguyễn Quốc Hoàn, Giáo trình Luật so sánh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009, tr 260,261
Trang 12Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 12
việc đã xử Nội dung phần này có giá trị bắt buộc, tuy nhiên Thẩm phán có thể
từ chối áp dụng vì một số lý do Một là do thẩm phán không đồng ý với phán quyết đó và đã cố gắng tìm ra những tình tiết khác nhau giữa vụ việc đang xét
xử và vụ việc đã xét xử Hai là thẩm phán không tìm thấy nguyên tắc pháp lý trong án lệ có liên quan Ba là khó xác định phần ratio decidendi vì phán quyết được dựa trên nhiều lý lẽ khác nhau
- Bình luận của thẩm phán (obiter dictum): là những nhận xét hay ý kiến của
thẩm phán đưa ra trong quá trình xét xử chứ không là những lý lẽ cần thiết để đưa ra phán quyết vì vậy nó không có giá trị bắt buộc
Nguyên tắc ghi chép án lệ(11)
Một trong những nguyên tắc ghi chép án lệ là việc ghi chép phải đầy đủ, chi tiết đồng thời phải giúp người tra cứu tìm ra được án lệ một cách nhanh chóng và chính xác Vì vậy, trước khi ghi chép tình tiết vụ án, những nhận định và phán xử của tòa án đối với vụ
án thì những nội dung chính sau đây phải được thể hiện ở phần đầu của án lệ khi được ghi chép lại:
- Tên vụ án: Tên vụ án là tên nguyên đơn và tên bị đơn của vụ án Trên nguyên
tắc tên nguyên đơn viết trước, tên bị đơn viết sau Tên các bên có thể được ghi
cụ thể hoặc viết tắt, đôi khi tên của các bên được in đậm hoặc gạch chân Đối với các vụ án mà luật pháp không cho phép viết tên đầy đủ của các đương sự vì
lý do bí mật thì tên của các bên sẽ được viết tắt
- Năm tòa án ra phán quyết đối với vụ án
- Số tập văn bản của văn bản ghi chép án lệ
- Tên viết tắt của văn bản ghi chép
- Số thứ tự của trang đầu tiên của văn bản ghi chép lại vụ án Đôi khi người ta
ghi số thứ tự trang đầu tiên và số thứ tự trang cuối cùng của văn bản ghi lại án
Trang 13Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 13
Thẩm quyền ghi lại án lệ:(12)
Năm 1865, nước Anh đã thành lập hội đồng ghi chép án lệ với mục đích ghi lại một cách trung thực tình tiết của vụ án và quan điểm của thẩm phán cùng với quyết định của tòa (đặc biệt là các quyết định của tòa án cao cấp) Về nguyên tắc, sau khi ghi chép, những án lệ này phải được tòa án nơi ra phán quyết kiểm tra lại trước khi xuất bản Trên thực tế, hầu hết những vụ án quan trọng, điển hình đặc biệt là những vụ án do các tòa án cấp cao xét xử sẽ được ghi lại một cách chi tiết Sau đó, những người sẽ thẩm định những
vụ án nào sẽ được lưu lại cơ sở cho việc xét xử sau này
Nguyên tắc áp dụng án lệ(13):
- Mỗi tòa án bị buộc phải theo những quyết định của tòa án cấp cao hơn trong cùng
hệ thống
- Những quyết định của tòa án thuộc hệ thống tòa án khác chỉ có giá trị tham khảo
chứ không có tính bắt buộc Tuy nhiên quyết định của tòa án cấp cao hơn của hệ thống tòa án khác sẽ có giá trị thuyết phục hơn trong việc tham khảo để tòa án quyết định bản án
- Chỉ có những quyết định của thẩm phán trước đó dựa trên những nhân chứng pháp
lý của vụ án thì mới có giá trị bắt buộc phải áp dụng để ra quyết định cho vụ án sau này
- Những nhận định hoặc những quyết định của tòa án trước đó đối với một vụ án
không dựa trên cơ sở chứng cứ sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án sau này phải tuân thủ Tuy nhiên, những nhận định và phán quyết đó có thể được tòa án sau này xem xét, cân nhắc và thậm chí có thể áp dụng trong việc ra quyết định đối với bản
án tương tự
- Yếu tố thời gian không thể làm mất đi tính hiệu lực của các tiền lệ Theo nguyên
tắc này, những phán quyết của các tòa án cách đây hàng trăm năm cũng có giá trị cho các thẩm phán sau này vận dụng để ra quyết định cho một vụ án tương tự
(12)
Xem chú thích 11
(13) Xem chú thích 11
Trang 14Nhóm 4 – Án lệ và Nghề luật sư 14
Nguyên tắc hình thành án lệ: điều kiện để bản án, quyết định trở thành án lệ
- Thứ nhất, nội dung của bản án được coi là án lệ phải liên quan đến vấn đề pháp lý
chưa được văn bản quy phạm pháp luật đề cập hoặc đề cập còn chung chung, thiếu tính cụ thể
- Thứ hai, trong bản án phải thể hiện quan điểm đánh giá chứng cứ của thẩm phán
hoặc của các thẩm phán trong Hội đồng xét xử về các vấn đề pháp luật được đặt
ra
- Thứ ba, án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phát từ vấn đề pháp lý trong các vụ
việc và thẩm phán đứng trước nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết, bằng cách này thẩm phán đã tạo ra luật trong một trường hợp cụ thể
- Thứ tư, là bản án, quyết định của Tòa án cấp cao nhất và sau cùng về vấn đề pháp
lý đó (thông thường là bản án, quyết định của Tòa án tối cao)
- Thứ năm, án lệ được tạo ra bởi tòa án có thẩm quyền Ngoài ra, để án lệ có thể
phát huy được vai trò trong đời sống pháp luật thì còn phải đáp lưu lý đến một số yếu tố như: Án lệ phải được công bố công khai; án lệ phải được thiết lập và sử dụng phù hợp với cơ cấu tổ chức của mỗi hệ thống tòa án; án lệ phải được tạo thành thói quen sử dụng trong xét xử
2 Mối tương quan giữa luật thành văn và án lệ (14)
Luật thành văn là nguồn quan trọng thứ hai sau án lệ Luật thành văn của Anh gồm các đạo luật do nghị viên Anh ban hành và văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành Từ sau cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỷ 17, nghị viện Anh trở thành cơ quan quyền lực tối cao và luật thành văn do nghị viện ban hành có giá trị pháp lý cao nhất và chỉ có luật thành văn do nghị viện ban hành mới có giá trị pháp lý cao hơn án lệ Tuy vậy luật thành văn chỉ điều chỉnh một phạm vi nhỏ hẹp các quan hệ xã hội mà chưa có án lệ điều chỉnh hay các lĩnh vực mới hoàn toàn xa lạ với thông luật như bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế…
(14) Nguồn: Bài giảng luật so sánh của TS Phan Hoài Nam