1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức đại diện người lao động thương lượng tập thể thỏa ước lao động tập thể

16 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức đại diện người lao động thương lượng tập thể thỏa ước lao động tập thể
Tác giả Lê Diệu Huyền, Bùi Quang Khánh, Dương Thùy Linh, Võ Khánh Linh, Lương Khánh Ly, Võ Khánh Ly, Nguyễn Trúc My, Nguyễn Thanh Ngân, Hồng Lý Ngoan, Bùi Hoàng Bảo Ngọc
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại Buổi thảo luận
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 66,26 KB

Nội dung

Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: LUẬT LAO ĐỘNG BUỔI THẢO LUẬN THỨ BẢY

GIẢNG VIÊN:

DANH SÁCH NHÓM 5

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG, THƯƠNG

LƯỢNG TẬP THỂ, THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

I CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1

1 Phân tích ý nghĩa của thương lượng tập thể đối với quan hệ lao động làm công ăn lương? 1

2 So sánh thương lượng tập thể với đối thoại xã hội, cơ chế ba bên 1

3 Phân tích đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của TƯLĐTT (thỏa ước lao động tập thể) 2

4 So sánh TƯLĐTT với hợp đồng lao động 3

5 Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về trình thự, thủ tục thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp 5

6 Phân tích và đánh giá vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương lượng tập thể tại doanh nghiệp? 6

7 Tại sao nói TƯLĐTT được coi là nguồn bổ sung của LLĐ? 7

8 Tại sao thương lượng tập thể lại có ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong quan hệ lao động? 7

9 Tầm quan trọng của việc công nhận quyền tự do lập hội? 7

10 Vì sao thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm? Theo anh/chị, quy định này có phù hợp không? Vì sao? 8

II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 8

1 Tình huống 1: 8

2 Tình huống 2: 11

Trang 4

CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

I CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1 Phân tích ý nghĩa của thương lượng tập thể đối với quan hệ lao động làm công ăn lương?

Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định

Ý nghĩa của việc thương lượng tập thể lao động làm công ăn lương đối với người lao động là nhằm cải thiện điều kiện lao động: thương lượng tập thể giúp người lao động có tiếng nói trong việc quyết định mức lương, giờ làm việc, môi trường làm việc Bên cạnh đó cũng có thể bảo vệ quyền lợi của người lao động, giúp người lao động được bảo vệ khỏi những hành vi vi phạm quyền lợi của họ, như việc bị bóc lột sức lao động, bị phân biệt đối xử Không những vậy còn giúp những người lao động tăng cường tính đoàn kết cùng nhau đấu tranh cho lợi ích chung Từ những điều trên ta có thể thấy ý nghĩa của việc thương lượng tập thể lao động đối với người sử dụng là gia tăng năng suất Khi các điều kiện về môi trường làm việc, phúc lợi, lương thưởng của người lao động tốt thì người lao động sẽ hăng hái làm việc hơn, có động lực làm việc hơn

từ đó thúc đẩy việc năng suất trong công việc Và vì đã thương lượng tập thể các quyền và nghĩa vụ của các bên rồi, nên giảm thiểu được các tranh chấp giữa các bên Mà thương lượng cũng giúp giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách ôn hòa hơn, giảm thiểu các tranh chấp lao động gay gắt Từ đó, có thể giúp công ty có hình ảnh tốt đẹp hơn trong mắt công chúng, người lao động

2 So sánh thương lượng tập thể với đối thoại xã hội, cơ chế ba bên.

 Giống nhau:

- Về mục tiêu, cả ba đều hướng đến thúc đẩy hợp tác, giải quyết tranh chấp và xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các bên liên quan trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động

- Về tính hợp tác, cả ba đều dựa trên nền tảng hợp tác, đối thoại và thương lượng giữa các bên liên quan để đi đến thống nhất chung

 Khác nhau:

Tiêu chí Thương lượng

tập thể Đối thoại xã hội Cơ chế ba bên Đối

tượng

tham gia

Gồm 2 bên:

- 1 hoặc nhiều

tổ chức đại diện NLĐ

- 1 hoặc nhiều NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NSDLĐ

Gồm 3 bên:

- Đại diện của Chính phủ (Bộ Lao động và/

hoặc Bộ khác có liên quan)

- NSDLĐ

- NLĐ

Gồm 3 bên:

- Nhà nước

- NSDLĐ

- NLĐ

Trang 5

Phạm

vi Có thể giới hạn trong phạm vi

doanh nghiệp hoặc rộng hơn lên đến phạm vi ngành

Phạm vi rộng, gồm nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau

Bao gồm cả phạm vi của thương lượng tập thể và đối thoại xã hội

Mục

đích Ký kết thỏa ước lao động tập thể,

quy định các điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho người lao động

Trao đổi thông tin, tham vấn ý kiến, giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, kinh tế - xã hội

Thúc đẩy hợp tác, phối hợp giữa các bên trong giải quyết các vấn

đề lao động, kinh tế - xã hội, đảm bảo

sự hài hòa lợi ích giữa các bên

Tính

chất Pháp luật khôngquy định bắt

buộc các bên phải tiến hành thương lượng, tuy nhiên nếu có yêu cầu của một bên thì bên kia phải phản hồi đề nghị đó một cách thiện chí

Trong doanh nghiệp, NSDLĐ bắt buộc phải tổ chức đối thoại định kỳ 1 năm 1 lần hoặc khi có yêu cầu của 1 trong các bên, hoặc khi xảy ra các

sự kiện được pháp luật quy định tại Điều

63 Bộ luật Lao động 2019

Các quy định chưa đầy đủ, nặng tính hình thức, có quy định nhưng không có cơ chế ràng buộc

Hình

thức

Trao đổi, đàm phán, ký kết TƯLĐTT

Hội nghị, hội thảo, diễn đàn

Hội nghị, hội thảo, diễn đàn, TLTT

3 Phân tích đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của TƯLĐTT (thỏa ước lao động tập thể).

- Khái niệm: Theo quy định tại Điều 75 BLLĐ 2019

+ Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản

+ Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác

- Đặc điểm:

+ Thứ nhất: Thỏa ước lao động tập thể có tính song hợp, vừa có đặc tính của một hợp đồng vừa có đặc tính của văn bản quy phạm pháp luật:

Tính hợp đồng thể hiện thỏa ước được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động

Tính quy phạm thể hiện:

+ Về trình tự, thoả ước được ký kết phải tuân theo trình tự nhất định do pháp

Trang 6

luật quy định.Về nội dung, thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị Vì vậy, nội dung của thỏa ước thường được xây dựng dưới dạng các quy phạm, theo từng điều khoản thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động như việc làm, tiền lương….Về hiệu lực, thỏa ước có hiệu lực trong toàn bộ đơn

vị sử dụng lao động Khi đã có thỏa ước thì các bên bắt buộc phải thực hiện + Thứ hai: Thỏa ước lao động tập thể có tính tập thể Tính tập thể được thể hiện:

- Về chủ thể, một bên của thỏa ước bao giờ cũng là đại diện của tập thể lao động Pháp luật nước ta thừa nhận tổ chức công đoàn là đại diện chính thức cho tập thể lao động trong tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước với người sử dụng lao động

- Về nội dung, các thỏa thuận trong thỏa ước bao giờ cũng liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tập thể lao động trong đơn vị

- Bản chất:

+ Về bản chất pháp lý, thỏa ước lao động tập thể vừa có tính chất là một hợp đồng vừa có tính chất là một văn bản có tính quy phạm

- Tính chất hợp đồng của thỏa ước lao động tập thể thể hiện rất rõ qua việc xây dựng thỏa ước đó là được giao kết dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên người sử dựng lao động và tập thể người lao động dưới một hình thức văn bản viết

- Tính chất quy phạm của thỏa ước lao động tập thể được thể hiện trong nội dung thỏa ước, trình tự ký kết và hiệu lực của thỏa ước

- Ý nghĩa:

+ Đối với người lao động:

- Là một phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động: thông qua thỏa ước để lấy lại vị thế cân bằng với người sử dụng lao động trong thương lượng

- Cụ thể hóa các qui định pháp luật về bảo vệ người lao động vào doanh nghiệp

- Đánh dấu sự thừa nhận và hiệu quả hợp đồng của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp

+ Đối với người sử dụng lao động:

- Thể hiện ở vai trò phòng ngừa, hạn chế mâu thuẫn.xung đột của thỏa ước lao động

- Giải quyết vấn đề đang tranh chấp hoặc tiềm ẩn tranh chấp trong tương lai

- Dung hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động

- Công cụ tổ chức quản lý lao động quan trọng của người sử dụng lao động

4 So sánh TƯLĐTT với hợp đồng lao động.

Thỏa ước lao động tập thể

Hợp đồng lao động

Khái niệm Thỏa ước lao động tập

thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được

Hợp đồng lao động là

sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao

Trang 7

các bên ký kết bằng văn bản (Khoản 1 Điều 75 BLLĐ 2019)

động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019) Phân loại - Thoả ước lao động

tập thể doanh nghiệp

- Thoả ước lao động tập thể ngành

- Thỏa ước lao động tập thể khác

(Khoản 1 Điều 75 BLLĐ 2019)

- Hợp đồng lao động

có thời hạn

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

- Hợp đồng thời vụ (Khoản 1 Điều 20 BLLĐ 2019)

Chủ thể tham gia ký kết - Đại diện tập thể

NLĐ

- NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ

- Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của cá nhân trong trường hợp NLĐ từ đủ

13 đến dưới 15 tuổi

- NSDLĐ

Hình thức - Đối với thỏa ước lao

động tập thể doanh nghiệp được lập thành

5 bản

- Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành được lập thành 4 bản

- Thỏa thuận bằng văn bản được lập thành 2 bản

Hiệu lực hợp đồng - Ngày có hiệu lực

được ghi rõ trong thỏa ước; trường hợp thỏa ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết

- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên giao kết

Thời hạn - Thoả ước lao động

tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước dưới 1 năm

- Tuỳ vào loại hợp đồng

Trang 8

Thủ tục đăng ký - Sau thời hạn 10 ngày

kể từ ngày ký kết, NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ gửi thỏa ước đến các cơ quan sau:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

+ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước tập thể ngành

- Không quy định

5 Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về trình thự, thủ tục thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp.

- Quy trình thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp như sau: + Yêu cầu thương lượng tập thể: (khoản 1,2 Điều 70 BLLĐ 2019)

Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên còn lại có nghĩa vụ phải chấp nhận Việc chấp nhận là đồng ý tiến hành thương lượng tập thể chứ không phải đồng ý với nội dung thương lượng Bên phía người sử dụng lao động có trách nhiệm cho việc bố trí, tổ chức việc thương lượng

Luật quy định về thời gian bắt đầu không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng và thời gian thương lượng không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Quy định này nhằm giải quyết nhanh chóng vấn đề mà các bên đang gặp phải mà cần có sự thỏa thuận để điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng bên nhận được yêu cầu thương lượng cố ý kéo dài thời gian thương lượng nhằm trốn tránh việc thỏa thuận giữa các bên

Nếu một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng thì xem như hai bên đã không thỏa thuận được vấn đề nên yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

+ Chuẩn bị thương lượng: (khoản 3,4 Điều 70 BLLĐ 2019)

Các bên có nghĩa vụ phải thực hiện việc chuẩn bị nhằm đáp ứng cho việc thương lượng tập thể được diễn ra thuận lợi Người sử dụng lao động có nghĩa

vụ cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải cung cấp Tổ chức đại diện người lao động phải tiến hành lấy ý kiến của người lao động về những nội dung cần thương lượng

Nội dung thương lượng tập thể phải được thông báo bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp để người lao động nắm được nội dung cần thương lượng, nếu có ý kiến về nội dung có thể bổ sung kịp thời

+ Tiến hành thương lượng: (khoản 5 Điều 70 BLLĐ 2019)

Trang 9

Thương lượng được tiến hành thông qua phiên họp do người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức Việc thương lượng phải được lập thành văn bản có chữ ký hai bên nhằm đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng Tổ chức đại diện người lao động phải công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến người lao động và lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung đã thỏa thuận

Thương lượng tập thể không thành thì tiếp tục tiến hành thương lượng lần hai, nếu các bên vẫn không thương lượng được thì yêu cầu giải quyết tranh chấp + Lấy ý kiến tập thể người lao động: ( khoản 1, 2, 3 Điều 76 BLLĐ 2019)

Dự thảo TƯLĐTT bao gồm các nội dung trong thương lượng tập thể sẽ được lấy ý kiến biểu quyết từ tập thể người lao động TƯLĐTT được ký kết khi có trên 50% người lao động biểu quyết tán thành

+ Ký kết TƯLĐTT: (khoản 4 Điều 76 BLLĐ 2019)

Sau khi đạt đủ số phiếu tán thành, TƯLĐTT được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng

+ Gửi cơ quan quản lý nhà nước: ( khoản 5 Điều 76 BLLĐ 2019)

TƯLĐTT phải được gửi cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

- Đánh giá:

Quá trình thương lượng tập thể được thực hiện giữa người sử dụng lao động và

tổ chức đại diện người lao động, người lao động không tham gia trực tiếp trong quá trình thương lượng mà thông qua tổ chức đại diện Do vậy, trong quy trình, thủ tục của việc thương lượng tập thể, ký kết TƯLĐTT luôn có bước lấy ý kiến

từ người lao động, biểu quyết tán thành của tập thể người lao động Tổ chức đại diện người lao động chỉ đại diện cho người lao động đưa ra các nhu cầu, ý kiến của người lao động nên người lao động mới là chủ thể chính đưa ra các nhu cầu Quy định này nhằm đảm bảo cho người lao động biết được các nội dung

mà mình mong muốn được đưa ra thỏa thuận, xem xét bổ sung ý kiến nếu việc thương lượng chưa đạt được mong muốn của họ Điều này nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người lao động được thực hiện, tuy không tham gia vào quá trình thương lượng, ký kết nhưng nội dung đều được thông qua người lao động

6 Phân tích và đánh giá vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương lượng tập thể tại doanh nghiệp?

- Phân tích:

Tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện người lao động, đại diện cho tập thể người lao động tham gia vào quá trình thương lượng tập thể với người sử dụng lao động Tổ chức công đoàn tham gia vào thương lượng tập thể, đại diện cho tập thể người lao động đưa ra những ý kiến mong muốn được thương lượng Qua đó tổ chức công đoàn bảo vệ cho các quyền lợi của người lao động, giúp người lao động thương lượng tập thể để bày tỏ những mong muốn, yêu cầu với người sử dụng lao động

- Đánh giá: Tổ chức công đoàn là “cầu nối” giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động, giúp hai bên trao đổi những ý kiến, nhu cầu mong muốn đạt được Tổ chức công đoàn còn là chủ thể bảo vệ cho người lao động, giúp tập thể người lao động thương lượng tập thể để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người lao động

Trang 10

7 Tại sao nói TƯLĐTT được coi là nguồn bổ sung của LLĐ?

- Thỏa ước tuy được hình thành trên cơ sở tự do thương lượng, thỏa thuận giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, song thỏa ước còn có tính quy phạm và được coi là “bộ luật con” trong doanh nghiệp Vì vậy, thỏa ước được ký kết sẽ là nguồn quy phạm bổ sung cho các quy định của pháp luật lao động tại đơn vị Nó không chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn mà còn chứa đựng những quy tắc có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các bên ký kết và các chủ thể có liên quan

- Mặc khác, nếu như những quy định của pháp luật về điều kiện việc làm việc của người lao động mang tính quy phạm cứng, hợp đồng lao động lại đơn thuần

là sự thỏa thuận giữa hai bên thì thỏa ước lại là sự kết hợp của cả hai yếu tố đó (bản chất song hợp) Do đó, thỏa ước được coi là một loại nguồn có tính chất

bổ sung của luật lao động, là một sắc thái đặc sắc của luật lao động

8 Tại sao thương lượng tập thể lại có ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong quan hệ lao động?

- Có thể nói hương lượng tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong quan hệ lao động, cụ thể như sau:

+ Thương lượng tập thể cho phép NLĐ và NSDLĐ lên tiếng vì lợi ích của mình, tìm ra những lợi ích chung, nhận diện những khác biệt cần cân bằng và những thỏa hiệp cần thương lượng Việc thương lượng có lợi ích ở chỗ các kết quả đàm phán tập thể luôn được coi là công bằng và hợp lý hơn so với những thỏa thuận đạt được trên cơ sở đàm phán cá nhân hoặc đơn phương Điều này rất có lợi cho doanh nghiệpkhi đứng từ góc độ cam kết của người lao động, tạo

sự ổn định và năng suất lao động, và có lợi cho cả người lao động vì nó đảm bảo cải thiện tiền lương và cả điều kiện làm việc

+ Thông qua thương lượng, người lao động sẽ được hưởng phần lớn hơn từ việc gia tăng năng suất lao động thông qua tiền lương Đổi lại, việc này sẽ cải thiện sự hợp tác và tăng năng suất lao động, góp phần tăng nhu cầu trong nền kinh tế

+ Việc thương lượng tập thể sẽ cải thiện môi trường quan hệ lao động Bởi các thỏa ước tập thể có thể bao gồm các điều khoản hòa bình trong giai đoạn thực hiện thỏa ước và quy định các thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại Qua

đó, các mối quan hệ lao động cũng trở nên ổn định và lành mạnh hơn

+ Thương lượng tập thể đảm bảo tính hợp pháp của các quy tắc điều chỉnh quan hệ lao động Khả năng tuân thủ các điều khoản và điều kiện lao động và việc làm sẽ cao hơn

+ Các bên sẽ được xây dựng một thỏa ước tập thể điều chỉnh quan hệ việc làm của mình cho phù hợp với đặc thù của ngành và doanh nghiệp Đồng thời cho phép các bên giải quyết những vấn đề đặc thù của ngành và doanh nghiệp Đảm bảo có sự thích ứng tốt hơn của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái hay khi

có sự thay đổi về tổ chức hoặc công nghệ, bằng cách bảo vệ người lao động trước các rủi ro và đạt được kết quả mong muốn

9 Tầm quan trọng của việc công nhận quyền tự do lập hội?

Tự do lập hội sẽ mang lại cơ hội đối thoại giúp giải quyết xung đột hiệu quả, và điều này cũng giúp kiểm soát năng lượng để tập trung vào những giải pháp có kết quả mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội nói chung Phạm vi ý

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w