CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Người lao động
Người lao động là chủ thể thứ nhất của quan hệ lao động cá nhân ở cấp doanh nghiệp
Có các cách tiếp cận và hiểu khác nhau về người lao động
Theo Luật Công đoàn của Xin-ga-po, người lao động là người được tuyển dụng theo hợp đồng hoặc thử việc ký với chủ sử dụng lao động, dù là hợp đồng lao động phổ thông, làm văn phòng hay bất cứ hình thức lao động nào khác, được thể hiện rõ ràng hay hàm ý, bằng miệng hay văn bản.
Theo Luật Lao động của Cam-pu-chia, người lao động là người thuộc mọi giới tính và quốc tịch, đã ký kết một hợp đồng lao động để nhận thù lao và chịu sự chỉ đạo và quản lý của người khác, bao gồm đó là một cá nhân hoặc một thực thể pháp lý, công cộng hay tư nhân.
Theo Luật số 21/2000 về công đoàn của In-đô-nê-xi-a, người lao động là bất kỳ người nào làm việc và nhận tiền lương, tiền công hoặc bất kỳ hình thức đãi ngộ nào khác - Theo Bộ luật Lao động 2012 của Việt Nam, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Từ những quan điểm khác nhau được nêu trong các quy định pháp luật của các quốc gia, có thể rút ra khái niệm:
Người lao động là người đủ độ tuổi, tham gia vào thỏa thuận theo hợp đồng theo đó họ phải thực hiện những công việc trong những điều kiện nhất định, được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết và được nhận một khoản tiền lương, tiền công theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
Qua khái niệm trên có thể thấy:
Thứ nhất, người lao động là người phải đủ độ tuổi lao động Để trở thành người cung cấp sức lao động, người lao động phải đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Như quy định của pháp luật Việt Nam trong Bộ luật Lao động là 15 tuổi.
Thứ hai, người lao động phải thực hiện những công việc nhất định trong những điều kiện nhất định Những người đang lao động là những người có cam kết lao động, sản phẩm lao động đối với tổ chức, doanh nghiệp Người lao động phải có cam kết lao động và thực thi cam kết lao động bao gồm: tiếp nhận yêu cầu về công việc từ người sử dụng lao động, hiểu rõ yêu cầu và phạm vi công việc, có cam kết thực hiện với thái độ lao động phù hợp.
Thứ ba, người lao động phải được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện công việc Để người lao động hoàn thành công việc người sử dụng lao động cần tạo điều kiện cho họ đảm bảo hoàn thành công việc được giao cả về khối lượng, chất lượng và thời gian.
Thứ tư, người lao động được nhận một khoản tiền lương, tiền công nhất định theo thỏa thuận là người lao động là người làm công, ăn lương Họ có thể là lao động phổ thông (công nhân, thợ, nông dân làm thuê, người giúp việc, ) hoặc lao động trí thức Họ là những người trực tiếp cung cấp sức lao động - một yêu tô sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ hàng hóa cơ bản của nền kinh tế Trong thỏa thuận giữa hai bên, người lao động và người sử dụng lao động cũng thống nhất về phương tiện vật chất cần thiết người sử dụng lao động cần cung cấp để người lao động thực hiện công việc được giao và đặc biệt là thỏa thuận về một khoản thù lao nhất định Người lao động chấp nhận giá thành lao động, các chế độ đãi ngộ lao động mà người sử dụng lao động đưa ra
Thứ năm, người lao động phải tham gia vào thỏa thuận theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động Thỏa thuận này theo quy định của pháp luật là hợp đồng lao động (có thể bằng văn bản hoặc thỏa thuận miệng) Nội dung của thỏa thuận lao động liên quan đến công việc, điều kiện làm việc, tiền công, tiền lương Người lao động tham gia vào quan hệ lao động cá nhân.
Như vậy, không phải người lao động nào cũng là chủ thể của quan ao động Để trở thành chủ thể quan hệ lao động, người lao động đó phải đáp ứng các điều kiện kể trên Thực tế có những trường hợp người lao động tham gia lao động nhưng không nhận tiền công, tiền lương, không có sự thỏa thuận, ví dụ: lao động trong gia đình.
1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của người lao động
Quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động đang có nhiều dịch chuyển về quan niệm, cách đánh giá, nhìn nhận của cả hai bên Người lao động ngày càng có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao, có tri thức nghề nghiệp Vì vậy, họ càng ngày càng có nhiều lợi thế hơn so với trước đây trong quan hệ lao động Ngược lại phía người sử dụng lao động cũng đang có xu hướng thay đổi quan niệm, họ có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của người lao động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam, người lao động có các quyền sau: Được trả lương theo số lượng và chất lượng sức lao động; Được đảm bảo an toàn trong quá trình lao động; Được nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên; Được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được tham gia bảo hiểm xã hội, được định công, được thành lập hoặc gia nhập tổ chức Công đoàn; Đồng thời người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ chỗ nào mà pháp luật không cấm, đó chính là quyền tự do tìm việc làm.
Bên cạnh đó, người lao động cần thực hiện các nghĩa vụ, như: Thực hiện hợp đồng lao động; Thực hiện thỏa ước lao động tập thể; Chấp hành nội quy, quy định của tổ chức doanh nghiệp nói chung và quy định về vệ sinh an toàn lao động nói riêng, tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
Thực tế người lao động thường kết hợp thành công đoàn hoặc nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình
1.1.3 Năng lực của người lao động
Người lao động tham gia vào doanh nghiệp tức là họ đóng góp sức đo động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người sử dụng lao động Họ được thuê để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của một công việc hay chức năng trong những điều kiện nhất định Trong hầu hết các nền kinh tế hiện đại, thuật ngữ "nhân viên", "công nhân" đề cập đến một mối quan hệ được xác định cụ thể giữa một cá nhân và một doanh nghiệp. Muốn vậy người lao động cần phải có sự chuẩn bị về năng lực lao động kiến thức, kỹ năng và thái độ, phẩm chất phù hợp) để có thể thực hiện công việc được giao
Năng lực là tập hợp các khả năng, nguồn lực của một con người hay một tổ chức nhằm thực thi một công việc nào đó Bởi vậy, về thực chất năng lực của một con người là tập hợp những gì mà con người đó hiện có.
Tổ chức đại diện cho người lao động
1.2.1 Sự cần thiết phải có tổ chức đại diện cho người lao động
Tổ chức đại diện cho người lao động cũng là chủ thể thứ nhất của quan hệ lao động
Sự cần thiết có tổ chức đại diện cho người lao động được thể hiện ở những lý do như sau:
Thứ nhất, giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn có mâu thuẫn về quyền và lợi ích Sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích này xuất phát từ việc độc lập về lợi ích của hai chủ thể Mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ lao động đều có động cơ riêng, mục đích riêng và lợi ích riêng Người lao động muốn tăng thu nhập (lương, thưởng, phúc lợi, phụ cấp, ) để có điều kiện nâng cao mức sống, muốn làm việc trong một môi trường làm việc có bầu không khí làm việc thoải mái, điều kiện về cơ sở vật chất tốt Ngược lại, người sử dụng lao động lại muốn tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận;
Thứ hai, người lao động thường yếu thế hơn so với người sử dụng lao động, nếu không liên kết, quyền và lợi ích của họ có thể bị xâm hại Sự yếu thế của người lao động xuất phát từ sức ép về việc làm và thu nhập, từ việc không sở hữu tư liệu sản xuất Vì vậy họ có xu hướng đoàn kết, tập hợp lại với nhau;
Thứ ba, thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích chung của người lao động Tham gia vào hiệp hội là quyền của người lao động, được thừa nhận trong các công ước của ILO, được thừa nhận trong Hiến pháp của các nước trên thế giới như: In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường an hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động đang có nhiều dịch chuyển về quan niệm, cách đánh giá, nhìn nhận của cả hai bên, tuy nhiên do không có sở hữu về tư liệu sản xuất cùng với sức ép về việc làm và thu nhập nên người lao động thường có vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động Vì thế nếu chỉ dựa vào quan hệ cá nhân đơn lẻ, người lao động khó có điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình Vì thế, người lao động có xu hướng đoàn kết, tập hợp cùng nhau để bảo vệ quyền và lợi ích, dẫn đến sự ra đời của tổ chức đại diện cho người lao động Tổ chức này là tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn, thường được gọi chung là tổ chức công đoàn.
Thực tế có nhiều khái niệm khác nhau về công đoàn:
Theo Luật Nhân lực của In-đô-nê-xi-a, công đoàn là một tổ chức được hình thành từ những người lao động, bởi người lao động và vì người lao động trong chính doanh nghiệp hoặc ngoài một doanh nghiệp và là một tổ chức tự do, công khai, độc lập, dân chủ và có trách nhiệm với việc đấu tranh, bảo hộ và bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động, đồng thời thúc đẩy nâng cao phúc lợi của người lao động và gia đình họ
Theo Luật về Công đoàn của Nga, công đoàn là một thực thể công tự nguyện của mọi công dân liên kết với nhau vì lợi ích ngành nghề chung phù hợp với tôn chỉ hoạt động của họ và được lập ra để đại diện và bảo vệ quyền lao động và xã hội, cũng như lợi ích của người lao động.
Theo Luật Công đoàn ở Việt Nam, công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho người lao động tham gia vào các quan hệ phát sinh trong lao động với tư cách bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo quan hệ lao động được công bằng, hài hòa và ổn định Ở nước Ta, dưới góc độ luật pháp: công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội; đại diện cho người lao động; tổ chức này tham gia vào các quan hệ phát sinh trong lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, hoạt động của tổ chức công đoàn góp phần cho quan hệ lao động được công bằng, hài hoà và ổn định.
Như vậy, công đoàn là tổ chức của những người lao động, có chức năng bảo vệ quyền lợi cho người lao động Công đoàn còn được hiểu là một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ.
Thông thường trong cấu trúc của tổ chức công đoàn có công đoàn ngành và công đoàn cơ sở Ở cơ sở, người được tổ chức công đoàn bầu ra chính là đại diện cho tổ chức công đoàn cơ sở Các quốc gia khác nhau có các cách gọi khác nhau, có quốc gia người đại diện được gọi là cán bộ công đoàn là đại diện cho công đoàn của người đó tại doanh nghiệp hoặc nơi làm việc Cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp hành động như một câu nối giữa cán bộ công đoàn chuyên trách bên ngoài doanh nghiệp và các thành viên công đoàn trong doanh nghiệp Các cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp phần lớn được các thành viên công đoàn trong doanh nghiệp bầu ra.
Tại Việt Nam công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động, đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động Người đại diện cho tổ chức công đoàn cơ sở được gọi là tổ trưởng công đoàn hoặc chủ tịch công đoàn Theo Luật Công đoàn của nước ta có hai khái niệm về cán bộ công đoàn là: cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên Ở một số quốc gia như Nga, người ta còn sử dụng khái niệm đại diện công đoàn Đại diện công đoàn là một cán bộ phong trào, một tổ trưởng công đoàn, là lãnh đạo của một công đoàn hoặc một hiệp hội công đoàn, của một cơ quan công đoàn hay một cá nhân chính thức được ủy quyền hoạt động với tư cách là đại diện của một công đoàn, của một hiệp hội công đoàn theo điều lệ của tổ chức công đoàn cơ sở hay theo quyết định của một cơ quan công đoàn.
1.2.3 Vai trò và chức năng của tổ chức đại diện cho người lao động
Vai trò của tổ chức đại diện cho người lao động:
Trong nền kinh tế thị trường, hai bên quan hệ lao động là hai chủ thể có lợi ích độc lập với nhau, sự mâu thuẫn về lợi ích giữa họ được bộc lộ khá rõ nét Do vậy, vai trò chủ yếu của tổ chức đại diện cho người lao động (tổ chức Công đoàn) là:
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động là đoàn viên công đoàn - đây là vai trò quan trọng nhất Vai trò này xuất phát từ nguồn gốc ra đời của các tổ chức công đoàn.
- Kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục người lao động.
- Tham gia đổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung dân | nu, giúp tuyên truyền giáo dục người lao động nắm vững, nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với người sử dụng lao động.
- Góp phần lành mạnh hóa quan hệ lao động Tại doanh nghiệp, công Coàn đấu tranh, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, giải quyết tranh chấp qua đó thúc đẩy sự hợp tác và điều chỉnh hành vi của các bên nhằm đạt được mục tiêu chung, giảm thiểu và phòng ngừa tranh chấp lao động .
- Hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật cho các công đoàn viên và các tổ | chức thành viên của công đoàn Công đoàn có thể tổ chức các hoạt động nhằm đào tạo nghề, rèn luyện kỹ năng cho các công đoàn viên, hỗ trợ, tư vấn thông tin, dịch vụ việc làm
THỰC TRẠNG VỀ NLĐ VÀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NLĐ TẠI VIETTEL
Giới thiệu về Tập đoàn Viettel
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989
- Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước
- Trụ sở chính: Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.
- Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc: Lê Đăng Dũng
- Sản phẩm: Điện thoại cố định; Điện thoại di động; Băng thông rộng; Truyền hình kỹ thuật số; Truyền hình internet
- Tổng số nhân viên: 50000 (năm 2018)
- Khẩu hiệu: Theo cách của bạn
- Website: www.viettel.com.vn
- Lĩnh vực kinh doanh: Viettel hiện đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như sau:
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình và truyền thông đa phương tiện;
Hoạt động thông tin liên lạc và viễn thông;
Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính và chuyển phát;
Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và trung gian tiền tệ;
Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội;
Tư vấn quản lý, khảo sát và thiết kế các dự án đầu tư;
Xây dựng và vận hành các công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT, truyền hình;
Nghiên cứu, phát triển và kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh;
Nghiên cứu, phát triển và kinh doanh thiết bị lưỡng dụng;
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển;
Nghiên cứu, phát triển và kinh doanh máy móc thiết bị trong lĩnh vực viễn thông, CNTT, truyền hình và truyền thông đa phương tiện;
Nghiên cứu, phát triển và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã quân sự và an toàn thông tin mạng;Quảng cáo và nghiên cứu thị trường;
Tư vấn quản lý trong các hoạt động giới thiệu và xúc tiến thương mại;
Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.
Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
1989 - 1999: công ty xây dựng công trình cột cao
Ngày 01 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập - là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Trong thời gian đầu hoạt động, SIGELCO có khoảng 40 nhân sự, vốn là bộ đội từ các đơn vị của Binh chủng Thông tin liên lạc.
Trong những năm đầu thành lập, SIGELCO đã tập trung triển khai các công trình xây lắp cột cao Năm 1990, SIGELCO xây dựng tuyến vi ba số AWA đầu tiên của Việt Nam Từ năm 1990 đến năm 1994, SIGELCO tiếp tục hoàn thành nhiều dự án công trình thi công xây lắp như: 14 trạm vi ba tiếp nối Vinh - Đà Nẵng và Đà Nẵng – TP HCM; 7 tháp ăng-ten vi ba Đà Nẵng – Nha Trang và Nha Trang – Bình Định; tuyến vi ba răng Ba Vì – Vinh cho Tổng cục Bưu điện; tuyến vi ba băng rộng 140Mb/s Hà Nội – Đà Nẵng; tháp ăng-ten cao nhất Việt Nam (85m) cho Bưu điện Quảng Ninh
Tháng 12 năm 1992, SIGELCO đã đề nghị Nhà nước cho phép được chuyển thành Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc.
Ngày 13 tháng 06 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Thông báo số 3179/ĐM-DN (do Phó Thủ tướng Trần Đức Lương ký) quyết định cho phép thành lập Công ty Điện tử viễn thông Quân đội Ngày 14 tháng 7 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử Viễn thông quân đội trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc, tên giao dịch quốc tế là VIETEL Vietel khi đó cũng là doanh nghiệp thứ hai được cấp giấy phép kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
Ngày 01 tháng 07 năm 1997, Trung tâm Bưu chính được thành lập với dịch vụ đầu tiên là phát hành báo chí Năm 1997, Vietel hoàn thành nhiều công trình thông tin cho ngành Bưu điện, Phát thanh, Vô tuyến truyền hình tại địa phương, trong đó có tháp truyền hình cao nhất Việt Nam (125m) tại Tuyên Quang.
Tháng 09 năm 1999, Vietel đã hoàn thành đường trục thông tin quân sự Bắc – Nam đầu tiên của Việt Nam, ký hiệu tuyến cáp 1A Tuyến đường trục cáp quang này dài gần
2.000 km, với 19 trạm chính và một số trạm nhánh, dung lượng 2.5 Mbps Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam áp dụng thành công công nghệ thu-phát trên một sợi quang.
2000 - 2009: sự bùng nổ trên thị trường dịch vụ viễn thông
Ngày 03 tháng 02 năm 2000, Tổng cục trưởng Mai Liêm Trực đã ký quyết định cho phép Vietel triển khai thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài, sử dụng công nghệ VoIP Khi đó, Vietel là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được cấp phép Ngày 15 tháng 10 năm 2000, Vietel chính thức kinh doanh thử nghiệm có thu phí dịch vụ điện thoại đường dài VoIP trên tuyến Hà Nội – TP.HCM với dịch vụ “178 – mã số tiết kiệm của bạn” Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, bên cạnh VNPT, có một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Việc dịch vụ 178 thành công đã mang về cho Vietel nguồn lực rất lớn Vietel sau đó đã mở rộng dịch vụ 178 tới 62 tỉnh thành khác (lúc đó Hà Nội và Hà Tây chưa sáp nhập), và hoàn vốn sau 9 tháng đưa vào khai thác toàn mạng Năm 2000, Vietel lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài truyền hình quốc gia Lào (140 m)[ Ngày 05 tháng 12 năm
2001, Vietel mở dịch vụ điện thoại quốc tế sử dụng công nghệ VoIP.
Ngày 28 tháng 12 năm 2002, Vietel chính thức khai trương dịch vụ kết nối Internet, tốc độ đường truyền Internet quốc tế 2Mbps với giá chỉ còn 1/3 so với giá thời điểm hiện hành Ngày 28 tháng 10 năm 2003, Bộ Quốc phòng đã đổi tên Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội thành Công ty Viễn thông Quân đội thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, tên giao dịch là Viettel Tháng 03 năm 2003, Viettel cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đường dài tại Hà Nội và TP HCM Ngày 09 tháng 01 năm 2004, Viettel chính thức ra mắt logo với bộ nhận diện thương hiệu Viettel được sử dụng cho đến nay.
Ngày 27 tháng 04 năm 2004, Bộ Quốc phòng đã điều chuyển Viettel thuộc Binh chủng Thông tin Liên lạc về trực thuộc Bộ Quốc phòng Ngày 15 tháng 10 năm 2004, Viettel khai trương dịch vụ thông tin di động 098.
Năm 2005, Viettel hoàn thành tuyến cáp quang quân sự Bắc – Nam 1B sau 2 năm triển khai Đây là đường trục 10Gbps đầu tiên của Việt Nam, giúp vùng phủ truyền dẫn trong nước của Viettel tăng từ 23 lên 52 tỉnh 7 tháng sau, Viettel hoàn thành đường cáp quang 1C, sử dụng công nghệ ghép bước sóng (DWDM), dụng lượng 40 lambda] Ngày 06 tháng 4 năm 2005, Công ty Viễn thông Quân đội đã chuyển đổi thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, các Trung tâm và Xí nghiệp trực thuộc được chuyển đổi thành các Công ty con Viettel cũng ra mắt cách tính cước theo block 6s Sau khi cách tính cước này tạo bước đột phá trên thị trường, Viettel tiếp tục thống nhất phương thức tính cước này trên các dịch vụ còn lại, trở thành doanh nghiệp đầu tiên tính cước block 6s cho dịch vụ điện thoại đường dài.
Năm 2006, Viettel thành lập Công ty Viettel Cambodia, cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế, Internet và thuê kênh tại Campuchia Viettel trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam đầu tư viễn thông ra nước ngoài Tháng 03 tháng 2007, Viettel sáp nhập 3 Công ty lớn bao gồm: Đường dài, Internet, Di động thành Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) Tháng 06 năm 2007, Trung tâm Công nghệ Viettel đã được thành lập Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103020282 cho phép thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global JSC).
Năm 2008, Viettel đẩy mạnh các hoạt động trách nhiệm xã hội như: tài trợ chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”, “Như chưa hề có cuộc chia li”, “Trái tim cho em”, chương chương trình phẫu thuật Nụ cười, Internet trường học, v.v