1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận luật lao động đề 5 đối thoại tại nơi làm việc thương lượng tập thể thỏa ước lao động tập thể

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Khoa Luật

HỌC PHẦN: LUẬT LAO ĐỘNG

Đề 5: Đối thoại tại nơi làm việc, Thương lượng tập thể, Thỏa ước lao động tập thể

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 Nguyễn Mai Chi 14/12/2004 22A5101D0034 Tô Khánh Chi 28/11/2004 22A5101D0036 Lê Minh Chiến 29/12/2004 22A5101D0037 Lê Xuân Công 5/11/2004 22A5101D0038 Ngô Quốc Cường 30/07/2003 22A5101D0040

Trang 2

MỤC LỤC

I Đối thoại tại nơi làm việc (Điều 63 – 64 BLLĐ 2019) 4

1 Khái quát chung về đối thoại tại nơi làm việc 4

2 Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc 6

3 Ý nghĩa 6

II Thương lượng tập thể (Điều 65-74 BLLĐ 2019) 7

1 Khái quát chung về thương lượng tập thể 7

2 Quy trình thương lượng tập thể 12

3 Thương lượng tập thể không thành và tranh chấp của bên thứ 3 đối với thương lượng tập thể không thành 14

4 Phân biệt TLTT Doanh nghiệp, ngành, nhiều doanh nghiệp 15

5 Hội đồng Thương lượng tập thể và Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể 17

6 Ý nghĩa 20

III Thỏa ước lao động tập thể (Điều 75-83 BLLĐ 2019) 21

1 Khái quát chung về thỏa ước lao động tập thể 21

3 Phân loại và cách sửa đổi, bổ sung và xử lý TƯLĐTT vô hiệu;Xử lý TƯLĐTT vô hiệu và TƯLĐTT hết hạn 28

4 Thực hiện TƯLĐTT trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyên đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp 30

5 Ý nghĩa 31

IV So sánh Đối thoại tại nơi làm việc, Thương lượng tập thể, Thỏa ước lao động tập thể 33

V CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 36

VI CÂU HỎI TÌNH HUỐNG 38

DANH MỤC THAM KHẢO 40

Trang 3

- Lên dàn ý cho bìa thuyết trình - kiểm tra sửa lại thông tin thành viên trong việc tìm kiếm thông tin

Trương Hồng Ánh

- Tìm kiếm thông tin vấn đề được giao - Thuyết trình trò chơi và tình huống

- Có ý thức hoàn tành nhiệm vụ được giao, nhanh chóng sửa đổi, bổ sung những thông tin còn thiếu khi được nhiệm vụ, nhanh chóng sửa đổi thông tin chưa chính xác khi được yêu cầu

- Thông tin tìm chưa chính xác, hợp tác nhóm chưa tốt Tô Khánh Chi - Tìm kiếm thông tin vấn đề được giao

- Tổng hợp và chỉnh sửa Word

- Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ, nhanh chóng sửa đổi thông tin chưa chính xác khi được yêu cầu

- Giúp đỡ nhóm trưởng trong việc chỉnh sửa bài

- Bài làm tỉ mỉ, chi tiết Mai Ngọc Ánh - Tìm kiếm thông tin vấn đề được giao

- Tổng hợp và chỉnh sửa Word

- Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ, nhanh chóng sửa và bổ sung những thông tin còn thiếu khi được yêu cầu

Trang 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN nhiệm vụ, chỉnh sửa, tìm kiếm để chỉnh lại thông tin khi có yêu cầu

- Nội dung tốt Ngô Quốc

Cường

- Tìm kiếm thông tin vấn đề được giao - Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ, chỉnh sửa, tìm kiếm để chỉnh lại thông tin khi có yêu cầu

Trang 5

I Đối thoại tại nơi làm việc (Điều 63 – 64 BLLĐ 2019)

1 Khái quát chung về đối thoại tại nơi làm việc

1.1 Khái niệm

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 63 BLLĐ 2019:

“1 Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.”

- Mục đích là: Tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi Tức là, hoạt động này được thực hiện nhằm xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định mà pháp luật về lao động hướng đến

 Đối thoại tại nơi làm việc là giải pháp quan trọng tạo nên sự thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động, xây dựng niềm tin, "chìa khóa" tháo gỡ ngòi nổ tranh chấp lao động

1.2 Chủ thể

Theo quy định trên, chủ thể tham gia đối thoại tại nơi làm việc gồm; người sử dụng lao động, người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động

Các chủ thể này là các chủ thể quan trọng trong quan hệ lao động, có các quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhau và thường xuyên xảy ra tranh chấp, bất đồng giữa người sử dụng lao động với người lao động

1.3 Cách thức tổ chức

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 63 BLLĐ 2019:

“2 Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:

a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần; b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.”

 Như vậy, có 03 nhóm trường hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc:

Trang 6

• Định kỳ ít nhât 01 năm một lần: Đây là trường hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ, không được tổ chức do bất kỳ sự kiện bất ngờ nào

• Khi có yêu cầu của một hoặc các bên: Khi một trong các chủ thể được tham gia đối thoại tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện người lao động có yêu cầu về một hoặc nhiều người

• Khi có vụ việc cụ thể: Đây là các trường hợp có sự thay đổi lớn trong nội bộ người sử dụng lao động hoặc người lao động, liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, cần có sự thảo luận rõ ràng giữa các bên, nhằm quyết định hướng giải quyết trong tương lai

1.4 Nội dung

Căn cứ theo Điều 64 BLLĐ 2019:

“1 Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này

2 Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại

a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

c) Điều kiện làm việc;

d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.”

- Theo đó đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung sau:

Nội dung đối thoại bắt buộc:

+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động;

+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

Trang 7

+ Phương án sử dụng lao động;

+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; + Thưởng;

+ Nội quy lao động;

+ Đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh • Ngoài nội dung bắt buộc trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

+ Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

+ Điều kiện làm việc;

+ Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

+ Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm

2 Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

- Căn cứ Điều 37 Nghị định 145/2020: Quy trình đối thoại tại nơi làm việc - Căn cứ Điều 38,39,40,41 Nghị định 145/2020:

+ Điều 38 Số lượng, thành phần tham gia đối thoại + Điều 39 Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

+ Điều 40 Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên + Điều 41 Tổ chức đối thoại khi có vụ việc

3 Ý nghĩa

Đối thoại tại nơi làm việc là biện pháp để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền được biết, được tham gia ý kiến, được kiểm tra, giám sát: được quyết định nhiều nội dung liên quan đến quan hệ lao động như kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể doanh

Trang 8

nghiệp, nghị quyết hội nghị người lao động, nghị quyết hội nghị tổ chức công đoàn cơ sở, Qua đó, đối thoại tại nơi làm việc giúp người sử dụng lao động nâng cao phẩm giá con người, quyền tự do và quyền tự chủ của người lao động bằng cách cho họ cơ hội để tác động đến việc xác lập các quy tắc xử sự tại nơi làm việc và do đó đặt được sự kiểm soát đối với công việc của họ

Ngoài ra, đối thoại tại nơi làm việc còn nhằm mục đích về kinh tế và chính trị Đối thoại tại nơi làm việc không chỉ thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ những lợi ích, khó khăn, qua đó tại sự hài hòa, ổn định của quan hệ lao động, mà còn góp phần giúp phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở theo chủ trương, nghị quyết của Đảng về quy chế dân chủ ở cơ sở

Việc ban hành quy chế đối thoại trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với người lao động Thông qua đây là cầu nối thắt chặt mối quan hệ gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động; đồng thời là diễn đàn để người lao động thể hiện những quan điểm, nguyện vọng chính đáng của mình Đối thoại với người lao động là một trong những nội dung cơ bản thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, thông qua đó khẳng định niềm tin của lãnh đạo đối với tập thể người lao động Thông qua đối thoại trực tiếp sẽ tạo cơ hội chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động, để cán bộ công nhân hiểu được những khó khăn, có thái độ và hành động ứng xử đúng, cùng đồng lòng vượt khó

II Thương lượng tập thể (Điều 65-74 BLLĐ 2019)

1 Khái quát chung về thương lượng tập thể

1.1 Khái niệm

Căn cứ Điều 65 BLLĐ đã đưa ra định nghĩa về thương lượng tập thể như sau:

“Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thoả thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định"

Trang 9

1.2 Chủ thể

Căn cứ Điều 65 BLLĐ năm 2019 chủ thể được xác định là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động

1.3 Cách thức, mục đích, của thương lượng

- Cách thức: đàm phán, thỏa thuận - Mục đích:

+ Xác lập điều kiện lao động;

+ Quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định

1.4 Nguyên tắc của thương lượng tập thể

Căn cứ Điều 66 của BLLĐ 2019 có quy định về nguyên tắc của thương lượng tập thể

“Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch”

- Tự nguyện:

Nguyên tắc tự nguyện thể hiện ở chỗ các bên tham gia thương lượng tập thể có quyền quyết định tham gia hay không tham gia thương lượng, cũng như có quyền quyết định nội dung, thời gian, địa điểm, hình thức thương lượng

- Hợp tác:

Nguyên tắc hợp tác thể hiện ở chỗ các bên tham gia thương lượng tập thể phải tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của nhau và cùng nhau tìm kiếm giải pháp để đạt được thỏa thuận

- Thiện chí:

Nguyên tắc thiện chí thể hiện ở chỗ các bên tham gia thương lượng tập thể phải có ý chí thiện chí, mong muốn đạt được thỏa thuận, không gây khó khăn, cản trở quá trình

thương lượng

- Bình đẳng:

Trang 10

Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ các bên tham gia thương lượng tập thể có quyền bình đẳng trong việc đàm phán, đưa ra yêu cầu và quyết định nội dung của thỏa thuận Ví dụ, trong quá trình thương lượng tập thể, các bên phải có quyền bình đẳng trong việc đàm phán, đưa ra yêu cầu và quyết định nội dung của thỏa ước lao động tập thể

- Công khai, minh bạch:

Nguyên tắc công khai, minh bạch thể hiện ở chỗ các bên tham gia thương lượng tập thể phải công khai, minh bạch về các thông tin liên quan đến thương lượng, bao gồm nội dung thương lượng, tiến độ thương lượng, kết quả thương lượng

1.5 Nội dung

Căn cứ Điều 67 của BLLĐ 2019 quy định:

“Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:

1 Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;

2 Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;

3 Bảo đảm việc làm đối với người lao động;

4 Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;

5 Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;

6 Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;

7 Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

8 Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.” Theo đó, nội dung của thương lượng tập thể bao gồm:

- Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;

Đây là nội dung quan trọng và không thể thiếu của thương lượng tập thể, bởi vì tiền lương là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động

Ví dụ minh họa:

Trang 11

Các bên tham gia thương lượng tập thể có thể thỏa thuận về:

+ Mức lương tối thiểu, mức lương theo chức danh, vị trí việc làm, lương làm thêm giờ, lương làm đêm, lương nghỉ lễ, tết, lương ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương,

+ Các loại trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác như trợ cấp ăn trưa, trợ cấp xăng xe, trợ cấp y tế, trợ cấp nuôi con nhỏ, trợ cấp thâm niên, trợ cấp thôi việc,

- Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca; Định mức lao động (ĐMLĐ) là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra của một hay một số người lao động (NLĐ) trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy định lượng thời gian cần để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm

Ví dụ minh họa:

+ Thỏa thuận về thời giờ làm việc bình thường, thời giờ làm thêm giờ, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ giữa ca,

+ Thỏa thuận về số giờ làm thêm tối đa trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, + Thỏa thuận về chế độ nghỉ phép hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ ốm đau, thai sản, - Bảo đảm việc làm đối với người lao động

Bảo đảm việc làm đối với người lao động là việc tạo điều kiện cho người lao động được làm việc và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quá trình làm việc

Ví dụ minh họa:

+ Thỏa thuận về chế độ trợ cấp thất nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động bị mất việc làm,

- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động

An toàn vệ sinh lao động là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc

Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi kỷ luật lao động, cách thức xử lý và trách nhiệm vật chất

Trang 12

Ví dụ minh họa:

Thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như trang bị bảo hộ lao động, thiết bị an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn,

- Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động

Ví dụ minh họa:

+ Thỏa thuận về việc cung cấp thông tin, tài chính, phương tiện cho tổ chức đại diện người lao động hoạt động

- Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động

Ví dụ minh họa:

+ Thỏa thuận về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động như đối thoại, thương lượng, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động,

- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Ví dụ minh họa:

Thỏa thuận về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm, phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc,

- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm

Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm là các nội dung không thuộc các nội dung nêu trên nhưng có liên quan đến quan hệ lao động

Ví dụ minh họa:

+ Thỏa thuận về việc sử dụng các công nghệ mới, phát triển nghề nghiệp, nâng cao năng suất lao động,

Trang 13

2 Quy trình thương lượng tập thể

Sơ đồ Quy trình thương lượng tập thể

Căn cứ Điều 70 BLLĐ 2019 quy định quy trình thương lượng tập thể gồm các bước sau:

- Đề xuất yêu cầu thương lượng

Trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng, nếu các bên (tập thể NLĐ hoặc NSDLĐ) thấy cần thiết thương lượng thì có quyền yêu cầu phía bên kia cùng nhau tổ chức buổi thương lượng tập thể Bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng này

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng

- Chuẩn bị thương lượng

NSDLĐ có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ

chức phiên hợp thương lượng tập thể Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá

30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể

- Tiến hành thương lượng tập thể

Trang 14

Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian mà NSDLĐ dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức

+ Về phía người sử dụng lao động:

Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người lao động trong quá trình thương lượng, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động

+ Về phía người lao động:

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể

Ngoài ra, tổ chức đại diện quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp

Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động

- Kết thúc thương lượng tập thể

Thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các

bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau

Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động

Trang 15

3 Thương lượng tập thể không thành và tranh chấp của bên thứ 3 đối với thương lượng tập thể không thành

3.1 Thương lượng tập thể không thành

Căn cứ vào Điều 71 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp thương lượng tập thể không thành, cụ thể:

- Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng;

- Đã hết thời hạn 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng mà các bên không đạt được thỏa thuận;

- Chưa hết 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận

3.2 Tranh chấp của bên thứ 3 đối với thương lượng tập thể không thành

Tranh chấp của bên thứ 3 đối với thương lượng tập thể không thành là tranh chấp xảy ra giữa bên thứ 3 với một trong hai bên tham gia thương lượng tập thể, dẫn đến việc thương lượng tập thể không thành Bên thứ 3 có thể là một tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương lượng tập thể

Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp của bên thứ 3 đối với thương lượng tập thể không thành, chẳng hạn như:

• Bên thứ 3 có lợi ích đối lập với một trong hai bên tham gia thương lượng tập thể Ví dụ, một doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp là bên người sử dụng lao động có thể tham gia tranh chấp để ngăn chặn doanh nghiệp đó ký kết thỏa ước lao động tập thể với người lao động

• Bên thứ 3 có mâu thuẫn với một trong hai bên tham gia thương lượng tập thể Ví dụ, một tổ chức công đoàn có thể tham gia tranh chấp với một doanh nghiệp để đòi hỏi quyền lợi cho người lao động của doanh nghiệp đó

• Bên thứ 3 lợi dụng tranh chấp để gây sức ép lên một trong hai bên tham gia thương lượng tập thể Ví dụ, một nhóm người lao động có thể tham gia tranh chấp để gây sức ép lên doanh nghiệp là bên người sử dụng lao động nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình

Trang 16

Tranh chấp của bên thứ 3 đối với thương lượng tập thể không thành có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ lao động, chẳng hạn như:

• Gây cản trở cho quá trình thương lượng tập thể • Làm giảm hiệu quả của thương lượng tập thể

• Khiến cho quan hệ lao động trở nên căng thẳng, phức tạp

Để giải quyết tranh chấp của bên thứ 3 đối với thương lượng tập thể không thành, các bên có thể thực hiện các biện pháp sau:

• Các bên tham gia thương lượng tập thể cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết tranh chấp

• Các bên có thể mời bên thứ 3 tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp • Các bên có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong trường hợp thương lượng tập thể không thành do tranh chấp của bên thứ 3, các bên có thể tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật

Thương lượng tập thể là một công cụ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việc tiến hành thương lượng tập thể một cách hiệu quả sẽ giúp các bên tham gia đạt được thỏa thuận về các nội dung liên quan đến điều kiện lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ

4 Phân biệt TLTT Doanh nghiệp, ngành, nhiều doanh nghiệp

Trang 17

chức đại diện người lao động tại doanh

Trang 18

5 Hội đồng Thương lượng tập thể và Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể

5.1 Hội đồng Thương lượng tập thể

- Hội đồng thương lượng tập thể là một tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập ra dựa trên đề nghị của các bên trong thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp Hội đồng thương lượng tập thể có nhiệm vụ hỗ trợ các bên trong thương lượng tập thể, bao gồm:

• Tư vấn về pháp luật, chính sách liên quan đến thương lượng tập thể

• Giúp đỡ các bên thống nhất nội dung thương lượng

• Có thể đề xuất các phương án thương lượng

- Hội đồng thương lượng tập thể có 11 thành viên, bao gồm:

• Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm

• Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng bổ nhiệm

Trang 19

• Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng bổ nhiệm, trong đó có đại diện của các tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan nhà nước có liên quan

- Hội đồng thương lượng tập thể hoạt động theo quy chế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành

- Vai trò của Hội đồng thương lượng tập thể: Hội đồng thương lượng tập thể có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các bên trong thương lượng tập thể, giúp thương lượng tập thể diễn ra thuận lợi, đạt được kết quả cao Cụ thể, Hội đồng thương lượng tập thể có vai trò sau:

• Giúp các bên hiểu rõ hơn về pháp luật, chính sách liên quan đến thương lượng tập thể Điều này giúp các bên có được cơ sở pháp lý vững chắc để thương lượng, tránh vi phạm pháp luật

• Giúp các bên thống nhất nội dung thương lượng Hội đồng thương lượng tập thể có thể đề xuất các phương án thương lượng, giúp các bên tìm được tiếng nói chung

• Giúp giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thương lượng Hội đồng thương lượng tập thể có thể đề xuất các biện pháp giải quyết tranh chấp, giúp các bên thương lượng tiếp tục diễn ra

5.2 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể

Căn cứ Điều 74 của BLLĐ 2019 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể

“1 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể

2 Xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương lượng tập thể

3 Chủ động hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên thương lượng tập thể, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể; trường hợp không có yêu cầu, việc chủ động hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được tiến hành nếu được các bên đồng ý

Trang 20

4 Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp theo quy định tại Điều 73 của Bộ luật này.”

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể

Trách nhiệm này nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể, bao gồm tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các bên có liên quan Việc đào tạo, bồi dưỡng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, đáp ứng nhu cầu của các bên tham gia thương lượng tập thể

- Xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương lượng tập thể

Trách nhiệm này nhằm cung cấp cho các bên thương lượng tập thể những thông tin, dữ liệu cần thiết về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động, từ đó giúp các bên hiểu rõ hơn về bối cảnh và điều kiện khi thương lượng tập thể Việc cung cấp thông tin, dữ liệu cần được thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời và phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia thương lượng tập thể

- Chủ động hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên thương lượng tập thể, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể

Trách nhiệm này nhằm giúp các bên thương lượng tập thể đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể Việc hỗ trợ có thể bao gồm các hoạt động như cung cấp thông tin, dữ liệu, tư vấn, hòa giải, Việc hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần được thực hiện khách quan, trung thực, không thiên vị bất kỳ bên nào

- Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp theo quy định tại Điều 73 của Bộ luật này

Trách nhiệm này nhằm hỗ trợ các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp đạt được thỏa thuận Hội đồng thương lượng tập thể là tổ chức được thành lập bởi các bên thương lượng tập thể, có nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn, hòa giải trong quá trình thương lượng tập thể Việc thành lập Hội đồng thương lượng tập thể cần được thực hiện theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 20/04/2024, 12:15

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w