1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN- LUẬT HỌC SO SÁNH - Đề tài - HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC PHÁP

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống pháp luật nước Pháp
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Luật học so sánh
Thể loại Tiểu luận nhóm
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 146,82 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU (4)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (5)
    • 1.5. Kết cấu của đề tài (6)
  • CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT NƯỚC PHÁP (9)
    • 2.1. Giai đoạn trước 1789 (9)
      • 2.1.1. Tình hình pháp luật (9)
      • 2.1.2. Đặc điểm (9)
      • 2.1.3. Thành tựu (9)
    • 2.2. Trong giai đoạn chuyển tiếp 1789 – 1799 (10)
      • 2.2.1. Thực trạng pháp luật (10)
      • 2.2.2. Đặc trưng cơ bản của pháp luật (10)
      • 2.2.3. Thành tựu (10)
    • 2.3. Pháp luật nước Pháp sau 1799 (11)
      • 2.3.1. Tình hình pháp luật (11)
      • 2.3.2. Đặc điểm của pháp luật (11)
      • 2.3.3. Thành tựu (11)
      • 2.3.4. Bộ luật dân sự Napoleon (11)
  • CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TÒA ÁN NƯỚC PHÁP (13)
    • 3.1 Đặc điểm của hệ thống tòa án Pháp (13)
    • 3.2. Tòa dân sự (14)
      • 3.2.1 Tòa dân sự thông thường (14)
        • 3.2.1.1. Tòa dân sự thẩm quyền hẹp (Tribunaux d’ instance –TI) (14)
        • 3.2.1.2. Tòa dân sự thẩm quyền rộng (Tribunaux de grande instance – TGI) (15)
        • 3.2.1.3. Tòa phúc thẩm (17)
      • 3.2.2 Tòa dân sự đặc biệt (18)
        • 3.2.2.1. Tòa thương mại (18)
        • 3.2.2.2. Tòa lao động (21)
        • 3.2.2.3 Tòa nông nghiệp (23)
    • 3.3 Tòa hình sự (23)
      • 3.3.1 Tòa hình sự thông thường (23)
      • 3.3.2 Tòa hình sự đặc biệt (25)
      • 3.3.4. Tòa phá án (26)
  • CHƯƠNG 4: CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)

Nội dung

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT NƯỚC PHÁP

Giai đoạn trước 1789

- Sau 475 đế chế La Mã bị tan rã với sự xâm lược của những người German từ miền Bắc, lãnh thổ bị phân hóa thành nhiều vùng khác nhau Tuy nhiên lúc này đã có sự chuyển tiếp từ việc áp dụng luật của cá nhân sang luật của vùng.

- Luật cá nhân căn cứ trên sự áp dụng của luật La Mã Trong khi đó, luật của vùng sẽ được áp dụng cho người sinh sống hay thực hiện hành vi pháp lý trên vùng lãnh thổ đó.

- Toàn bộ nước Pháp được chia làm 60 vùng pháp luật khác nhau Tuy nhiên khi lấy căn cứ trên ranh giới của sông Loire, thì về cơ bản pháp luật nước Pháp sẽ được phân chia ra 2 vùng: miền Nam là vùng pháp luật thành văn, miền Bắc là vùng pháp luật tập quán

- Chưa có 1 hệ thống pháp luật thống nhất, pháp luật còn mang tính chất vùng miền cùng với nhiều loại hình pháp luật khác nhau Vì thế trong giai đoạn này các tòa án đã hình thành các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật để có thể giải quyết các tranh chấp.

- Pháp luật mang tính không bình đẳng và chia làm 3 hạng người: tăng lữ, quí tộc và đẳng cấp thứ 3 (để bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị) Pháp luật sẽ được áp dụng khác nhau đối với những hạng người khác nhau.

- Pháp luật mang tính chất gia trưởng.

- Pháp luật chỉ bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp phong kiến.

- Có sự kế thừa của luật La Mã, làm nền tảng để xây dựng pháp luật trong giai

4 Trích từ Phan Hoài Nam (2011) (trang 16-22) đoạn sau.

- Đã hình thành nên các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật đồng thời cũng hình thành nên tư duy pháp điển hóa, thống nhất hóa pháp luật cho toàn bộ nước Pháp tồn tại nhiều rào cản cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Trong giai đoạn chuyển tiếp 1789 – 1799

- Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng triệt để lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến Các nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng là những người được đào tạo rất bài bản về pháp luật tuy nhiên họ vẫn chưa thể xây dựng 1 hệ thống pháp luật thống nhất và toàn diện vì các tranh chấp liên quan đến yếu tố chính trị.

- Sản phẩm tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản 1789 là tuyên ngôn dân quyền nhân quyền ngày 10/8/1789 ghi nhận những giá trị rất tích cực và nhận thức các vấn đề rất mới về nhân quyền dân quyền.

- Bên cạnh đó còn có sự ra đời của các bản hiến pháp lần lượt vào các năm 1791,

2.2.2 Đặc trưng cơ bản của pháp luật

- Đề cao các quyền về bình đẳng và tự do, dân chủ của công dân

- Đưa ra nền tảng về 1 nhà nước pháp quyền dân chủ đầu tiên ở châu Âu

- Cách mạng tư sản Pháp có vị trí ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quốc gia châu Âu khác về việc xây dựng 1 nhà nước của giai cấp tư sản Những giá trị của bản tuyên ngôn dân quyền nhân quyền vẫn được xem là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống pháp luật nước Pháp trong quá khứ lẫn hiện tại và được xem là phần mở đầu của tất cả các bản hiến pháp của nước Pháp về sau

- Năm 1799 diễn ra quá trình thống nhất pháp luật nước Pháp.

Pháp luật nước Pháp sau 1799

- Đã diễn ra sự không tuân thủ của những giá trị trong tuyên ngôn nhân quyền dân quyền.Vấn đề này dẫn đến kết quả là đã diễn ra rất nhiều biến động đối với nền chính trị của nước Pháp.

- Năm 1799, Napoleon lên nắm chính quyền và có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hình thành và thống nhất của pháp luật nước Pháp Năm 1799 Napoleon cho thành lập hội đồng nhà nước (là cơ quan vừa có tư pháp vừa có chức năng hành pháp: là cơ quan tư vấn rất quan trọng) Bên cạnh đó trong giai đoạn này Napoleon đã cho biên soạn hàng loạt các bộ luật quan trọng.

2.3.2 Đặc điểm của pháp luật

- Diễn ra quá trình pháp điển hóa rất mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả.

- Pháp luật mang tính kế thừa nhưng có sự gián đoạn.

- Pháp luật mang tính bình đẳng và dân chủ, hình thành nên sự thống nhất cho việc xây dựng 1 hệ thống pháp luật chung.

- Mang tính chất kế thừa từ những thành tựu của pháp luật trong giai đoạn trước.

- Đặt ra việc hoàn thiện và xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn quốc đồng thời tác động mạnh mẽ đến trào lưu pháp điển hóa tại các quốc gia châu Âu khác và góp phần vào việc hình thành nên hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.

2.3.4 Bộ luật dân sự Napoleon

- Về cấu trúc, bộ luật được chia thành quyển - thiên - chương - mục – điều, bao gồm 3 quyểnvới 2,283 điều luật trong 36 thiên trong đó quyển 1 qui định các vấn đề về thể nhân, quyển 2 qui định các vấn đề về vật, quyển 3 qui định các phương thức để có được vật.

- Bộ luật được qui định từ những vấn đề chung đến các vấn đề cụ thể, thể hiện tính logic và hợp lý đồng thời dễ dàng tiếp cận và lựa chọn các qui phạm phù hợp

- Ngôn ngữ của bộ luật trong sáng dễ hiểu, đầy đủ và chuẩn xác về các chế định của luật dân sự Đó là do bộ luật xuất phát từ luật La Mã, là hình thức pháp luật thành văn, được ban hành bởi cơ quan lập pháp Tòa án khi xét xử sẽ căn cứ vào những qui định trong bộ luật 1 cách dễ dàng do bộ luật sử dụng ngôn ngữ đời thường

- Kỹ thuật lập pháp: thành phần soạn thảo bộ luật bao gồm các thẩm phán của tòa phá án, các học giả về luật, và các chuyên gia ngôn ngữ.

Sự phát triển và vị trí của bộ luật dân sự ở nước Pháp hiện nay

- Đối với bộ luật dân sự, các qui phạm pháp luật qui định nhằm hướng đến 1 xã hội dân sự phát triển bằng cách qui định các vấn đề mà pháp luật không cấm chứ không phải là những vấn đề mà pháp luật cho phép như trước đó.

- Sau 200 năm, bộ luật dân sự có những thay đổi khoảng 1/3 số điều luật bị bãi bỏ và số điều luật còn lại thì được tách ra vào trong những bộ luật chuyên ngành Hiện tại bộ luật dân sự có hiệu lực pháp lý ngang bằng với các bộ luật khác tuy nhiên nếu có sự mâu thuẫn giữa bộ luật dân sự và các bộ luật khác thì luật ban hành sau sẽ có giá trị áp dụng.

HỆ THỐNG TÒA ÁN NƯỚC PHÁP

Đặc điểm của hệ thống tòa án Pháp

Hệ thống tòa án nước Pháp được tổ chức theo nguyên tắc nhị nguyên, tức là có sự phân định một cách độc lập giữa 2 nhánh tòa:

- Nhánh tòa thẩm quyền chung (nhánh tòa tư pháp) chuyên giải quyết các vụ việc dânsự và hình sự.

- Nhánh tòa thứ 2 là nhánh tòa hành chính chuyên giải quyết các tranh chấp trong lĩnhvực hành chính.

Nguyên nhân dẫn đến cấu trúc nhị nguyên của hệ thống tòa án Pháp:

- Thứ nhất, trước cách mạng tư sản, các tòa tư pháp trong quá trình giải quyết các tranhchấp trong lĩnh vực hành chính đã làm ảnh hưởng và cản trở đến các hoạt động củacác cơ quan hành chính Điều này được khắc phục sau cách mạng tư sản bằng cách cơquan nhà nước là nghị viện Pháp đã ban hành bộ luật 16-24 tháng 8/1790 và 1 đạo luật nữa vào tháng 8/1795 nghiêm cấm việc thẩm phán khi xét xử làm trở ngại đếncác hoạt động của cơ quan hành chính và hiện tại đạo luật này vẫn còn hiệu lực Nếu vi phạm các thẩm phán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thứ hai xuất phát từ nguyên tắc tam quyền phân lập: nhằm bảo vệ tính độc lập củacác cơ quan hành pháp thì các tòa án tư pháp không được làm trở ngại đến các hoạt động của cơ quan hành pháp.

- Thứ ba, những tòa án có thẩm quyền chung vì không còn chức năng xét xử các tranh chấp hành chính thì cần có 1 hệ thống tòa án hành chính độc lập với nhánh tòa tưpháp giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng cách giao cho hội đồng nhà nước xét xử các tranh chấp đó Về sau, nó cũng hình thành nên các tòa sơ thẩm và phúc thẩm hành chính trực thuộc hội đồng nhà nước.

Có tồn tại hội đồng hiến pháp là cơ quan bảo vệ hiến pháp của nước Pháp, độc lập so với hệ thống tư pháp (khác biệt với Mỹ là trách nhiệm của tòa án tối cao, khác với

Việt nam là quốc hội)

5 Trích từ Phan Hoài Nam (2011) (trang 22-23)

Hệ thống tòa án được phân thành 3 cấp tòa: sơ thẩm, phúc thẩm, phá án Và có 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm Tuy nhiên đối với nhánh tòa hành chính, nguyên tắc này không được tuân thủ tuyệt đối Trong 1 số trường hợp đặc biệt hội đồng nhà nước còn có chức năng xét xử sơ thẩm Tòa phá án không có chức năng xét xử sơ thẩm Tòa án tối cao trong một số trường hợp có thể tạo ra án lệ.

Không có sự phân định giữa tòa dân sự và tòa hình sự một cách độc lập như ở Anh mà trong một tòa sẽ có các tiểu tòa là tiểu tòa dân sự và tiểu tòa hình sự

Chế định bồi thẩm đoàn được áp dụng duy nhất chỉ ở tòa án hình sự đặc biệt.

Tòa dân sự

3.2.1 Tòa dân sự thông thường

3.2.1.1 Tòa dân sự thẩm quyền hẹp (Tribunaux d’ instance –TI) 6 a) Thẩm quyền Ở Pháp, do nhu cầu phân phối công việc, giúp các thẩm phán và các Tòa không bị quá tải vì những vụ án ở cấp sơ thẩm này, hệ thống Tòa án Pháp ở cấp này đã được phân chia một cách chi tiết Trong đó:

- Tòa sơ thẩm thẩm quyền hạn chế: được tổ chức bao gồm một cơ quan chuyên xét xử các vụ án dân sự có mức độ nhỏ, tranh chấp không lớn [thông thường được quy đổi ra lượng tiền tranh chấp tính theo Euro], cơ quan này được gọi là các tribuanl civil Bên cạnh đó, Tòa cũng có chức năng xét xử hình sự những vụ án nhỏ, thông thường là các vi phạm mang tính chất vi cảnh như lái xe vượt tốc độ, cơ quan này được gọi là các tribunal de police.

TI là một Tòa án chuyên trách và nó chỉ có thể xét xử các vụ án trong thẩm quyền của mình đã được luật quy định Phạm vi xét xử của tòa này là những vụ kiện dân sự nhỏ liên quan đến người và tài sản khác hơn đất đai nhà cửa Trị giá tài sản tranh chấp không vượt quá 50.000 Fr Đối với những vụ án nhỏ trị giá khoảng 25.000 Fr, các bên không có quyền kháng cáo khi bị nhận định rằng các chi phí liên quan đã vượt quá giá trị của vụ kiện Các vụ kiện khác các bên có quyền kháng cáo trực tiếp lên tòa án địa phương

Tương tự như thẩm quyền rộng cho các khiếu nại dân sự nhỏ, tòa án cũng nghe các vụ kiện tụng trong các lĩnh vực khác mà luật quy định cho nó Điển hình như các vụ kiện liên quan đến đất đai nói chung không nằm trong thẩm quyền của nó, nó chỉ xét xử các vấn đề có liên quan đến thuê đất và xây dựng trong giới hạn được đề cập ở trên và các tranh chấp nông nghiệp khác.

Ngoài ra Tòa này cũng có quyền lực đặc biệt (không giới hạn) giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành vi bầu cử.

Lưu ý: Nếu vụ việc nằm trong thẩm quyền xét xử của TI, theo nguyên tắc thông thường, tòa án xét xử sẽ là tòa án gần nơi cư trú của bị đơn nhất. b) Tổ chức

Các vụ kiện do 1 thẩm phán xét xử Tòa án có trụ sở, văn phòng và thư ký riêng.

TI có mối liên hệ khắng khít với TGI địa phương Ví dụ như: TGI sẽ cung cấp thẩm phán, cho TI mượn thẩm phán trong 03 năm Chủ tịch của TGI đồng thời là chủ tịch của tất cả các TI trong địa phận của mình Một ủy ban đặc biệt của các nhân viên TI sẽ tư vấn cho Chủ tịch các vấn đề liên quan đến TI (Luật 23/12/1983) TI là các phân tòa của TGI, giải quyết sơ thẩm các vụ kiện nhỏ.

Các bậc tiền bối của tòa án thường yêu cầu các bên cố gắng thương thuyết trước khi trang tụng, mặc dù chức năng này không bắt buộc từ trước năm 1958 Cải cách có thể trong tương lai ngoài một số thẩm quyền nhất định đã được nêu trên, Ti cũng có vai trò trong việc hòa giải các tranh chấp nhỏ.

3.2.1.2 Tòa dân sự thẩm quyền rộng (Tribunaux de grande instance – TGI) 7 a) Thẩm quyền

- Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng: Tòa này cũng có chức năng xét xử cả hình sự và dân sự Cái tên nói lên phạm vi thẩm quyền của nó Thẩm quyền của Tòa này là rất rộng.

Có thể tóm tắt như sau, những vụ án dân sự nào không thuộc thẩm quyền của Tòa sơ

7 Trích từ Nguyễn Quốc Hoàn & ctg (2009) (trang 161) thẩm thẩm quyền hạn chế và các tòa chuyên môn thì sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng Đây là các vụ án có mức độ tranh chấp lớn, hoặc phức tạp, hoặc thuộc các chế định quan trọng trong Bộ luật Napoleon như ly hôn Cơ quan xét xử dân sự của loại Tòa này cũng được gọi là tribunal civil Đối với các vụ án hình sự, Tòa được phép xét xử các vụ án có khung hình phạt cao nhất là 6 năm tù giam, thông thường là các tội nhẹ, không gây nguy hiểm quá lớn cho xã hội Cơ quan này được gọi là Tòa tiểu hình [tribunal correctionel].

TGI là tòa án có thẩm quyền giải quyết chung quy định tại L 311 – 1 và L 311 – 2 của COJ TGI sẽ giải quyết mọi vụ kiện dân sự, ngoại trừ các vụ việc đã được phân phối cho các tòa án chuyên trách, bao gồm cả TI, tòa thương mại và lao động TGI cũng có thẩm quyền chuyên trách, độc quyền trong một số nhỏ các vấn đề về luật gia đình và tài sản.TGI không giải quyết phúc thẩm, kháng cáo nếu có sẽ chuyển lên cho tòa phúc thẩm. Quyết định của tòa án này có thể bị kháng nghị, kháng cáo lên tòa phúc thẩm. b) Tổ chức:

Quy định về tổ chức của TGI tại điều ĐL 22/12/1958.

Lãnh thổ nước Pháp được chia thành nhiều khu vực goi là departments Mỗi department có ít nhất 01 TGI, nhưng số lượng được gia tăng cho những department có nhiều dân cư hơn Có tất cả 175 TGI ở Pháp và 06 ở lãnh thổ nước ngoài.

Mỗi tòa TGI đứng đầu là Chủ tịch.Số lượng thẩm phán tùy thuộc vào sự lớn nhỏ của mỗi tòa.Ở các tòa nhỏ (05 thẩm phán hoặc ít hơn), các thẩm phán không chuyên trách và sẽ xét xử bất cứ vụ kiện nào được phân cho họ Tòa lớn hơn được tổ chức thành các phân tòa chuyên trách, bao gồm phân tòa hình sự và dân sự.Thẩm phán sẽ luân phiên làm ở các phân tòa trong vài năm và vì vậy cũng không coi là chuyên gia.

Số lượng thẩm phán tham gia xét xử thường là không chẵn, phiên tòa nhỏ nhất phải có ít nhất 03 thẩm phán.Điều này cho phép quan điểm đa số chiếm ưu thế hơn trong trường hợp có bất đồng Bản án là của tòa án, không phải của các cá nhân, và không mang tên của các thẩm phán

Một bước xa hơn được quy định trong ĐL 8/2/1995, cho phép TGI thiết lập các các bên hơn Các phân tòa này không đòi hỏi phải chuyên trách mà có thể giải quyết bất cứ vấn đề nào trong thẩm quyền của TGI.

Chủ tịch có chứng năng quản lý và kỷ luật Kể từ ĐL 23/12/1983, Chủ tịch được tư vấn bởi các ủy ban thẩm phán và thư ký của tòa Việc tư vấn này được thiết lập liên quan đến các thành viên khác nhau trong điều hành tòa án, làm cho nó dân chủ và bớt chuyên quyền, độc đoán Đặc biệt thẩm phán được đề nghị và phân chia như thế nào thì Chủ tịch sẽ là người quyết định sau cùng.

3.2.1.3 Tòa phúc thẩm 8 a) Thẩm quyền

Tòa hình sự

3.3.1 Tòa hình sự thông thường

Tòa hình sự thông thường ở Pháp được tổ chức phù hợp với việc phân loại trong bộ luật hình sự Pháp Bộ luật hình sự của Pháp phân chia tội phạm thành 3 loại:

12 Trích từ Nguyễn Quốc Hoàn & ctg (2009) (trang 161)

- Contravenson (tội vi cảnh như lái xe quá tốc độ chưa gây tai nạn, lái xe không có giấy phép lái xe, lái xe sử dụng rượ bia, trộm cắp chó bị bắt quả tang,…)

Mỗi loại tội phạm được xét xử ở mỗi loại tòa án khác nhau.

- Tòa vi cảnh: Được xét xử bởi 1 viên cảnh sát và hình thức phạt tiền tối đa là

1.000 EUR đối với các hành vi phạm luật giao thông, hay các tội hình sự nhẹ.

- Tòa Đại hình: đối với các tội phạm có mức nguy hiểm cao, khung hình phạt trên

6 năm tù, pháp luật hình sự Pháp coi đây là các tội đại hình [felonies] và cần có một cơ chế xét xử riêng biệt Tòa Đại hình Pháp được thành lập để xét xử các loại tội này Vì đây là những tội mà hình phạt rất nghiêm khắc, cho nên pháp luật hình sự Pháp xây dựng nên chế định bồi thẩm đoàn [jury] Bồi thẩm đoàn là một chế định tập hợp những người dân bình thường, tham gia xét xử chung với các thẩm phán chuyên nghiệp Trong khi các thẩm phán chuyên nghiệp sẽ quyết định các vấn đề có tính pháp lý [matter of law], bồi thẩm đoàn sẽ là người trả lời các câu hỏi có tính sự kiện [matter of facts], ví dụ như bị cáo có mặt ở hiện trường lúc xảy ra vụ án hay không, hay hành vi trên có phải là bất khả kháng hay không.

Hình 1.1 Quang cảnh Tòa Đại hình Pháp

Nguồn: Catherine Elliott & Catherine Vernon (2012)

Tòa phúc thẩm: theo pháp luật tố tụng Pháp, Tòa phúc thẩm sẽ nhận phúc thẩm tất cả các bản án bị kháng cáo kháng nghị của tất cả các loại Tòa sơ thẩm, trừ Tòa Đại hình. Trước đây, Tòa phúc thẩm Pháp, để giảm tải các tranh cãi không cần thiết đối với vụ án nhỏ, đã không nhận phúc thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa sơ thẩm thẩm quyền hạn chế Nhưng kể từ sau khi các Bộ luật về Tố tụng Dân sự và Tố tụng Hình sự Pháp được sửa đổi, Tòa phúc thẩm đã nhận phúc thẩm tất cả các vụ án do Tòa sơ thẩm thụ lý Về cơ bản, Tòa phúc thẩm có 4 cơ quan chính: cơ quan Hộ tịch [sociale], chuyên phúc thẩm các quyết định của Tòa lao động [Conseil de Preud'hommes]; cơ quan Thương mại [commerciale] chuyên phúc thẩm các bản án của Tòa thương mại; cơ quan Dân sự [civile] chuyên phúc thẩm các bản án của tribunal civil; cơ quan hình sự [correctionnel] chuyên phúc thẩm các bản án của Tòa tiểu hình và Tòa vi cảnh.

Phúc thẩm Tòa Đại hình: trước năm 2001, các phán quyết của Tòa Đại hình sơ thẩm có tính chất chung thẩm, và không bị kháng cáo Cách duy nhất để thay đổi phán quyết của Tòa Đại hình là thông qua trình tự Phá án, và chỉ có phần áp dụng pháp luật là có thể được sửa đổi, còn phần tình tiết vụ án thì sẽ vẫn được giữ y nguyên Có lẽ điều này xuất phát từ sự đề cao sức mạnh của nhân dân và tính không thể sai của các bồi thẩm đoàn Tuy nhiên, kể từ năm 2001, với sự ra đời của Luật 15 tháng 6, hay còn gọi là Luật suy đoán vô tội, sửa đổi một số điều cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự, chức năng phúc thẩm đối với bản án của Tòa Đại hình đã được thêm vào Trong đó, một bản án của Tòa Đại hình có thể được phúc thẩm, xem xét lại cả những tình tiết trong vụ án, chứ không đơn thuần là xem xét việc áp dụng pháp luật như thủ tục Phá án Cơ quan thực hiện chức năng phúc thẩm này sẽ là một Tòa Đại hình khác, hội đồng xét xử sẽ do Tòa Phá án trực tiếp thành lập, và sẽ bao gồm Đoàn bồi thẩm 12 thành viên [thay vì 9 như cấp sơ thẩm]. Đây được xem là một bước tiến đáng kể trong quá trình bảo vệ quyền của người bị buộc tội của pháp luật Tố tụng hình sự Pháp.

3.3.2 Tòa hình sự đặc biệt 13

- Gồm có Tòa án dành cho các vị thành niên, Tòa án quân sự, tòa án an ninh quốc gia.

13 Trích từ Nguyễn Quốc Hoàn & ctg (2009) (trang 163)

Trong các tòa hình sự của Pháp đều có thẩm phán điều tra (Juge d’instruction), thẩm phán xét xử (Juge) và thẩm phán áp dụng hình phạt (Juge d’Application de peine).

- Cơ cấu tổ chức: bao gồm 1 chánh án và 2 thẩm phán từ tòa phúc thẩm vùng hay tòa dân sự sơ thẩm thẩm quyền chung được biệt phái theo vụ việc mà không có biên chế riêng.

- Thẩm quyền: xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng như tội giết người, khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia với hình phạt tù từ 10 năm cho đến chung thân.

- Thủ tục xét xử: được xét xử bởi 3 thẩm phán và sử dụng chế định bồi thẩm đoàn. Bản án của tòa này chỉ được xem xét lại ở tòa phá án.

3.3.4 Tòa phá án 14 a) Thẩm quyền

Tòa phá án là tòa án tối cao của nước cộng hòa Pháp, Tòa án này được gọi là Tòa phá án vì nó thường hỷ bỏ các bản án của tòa án cấp dưới nhưng không thay thế các bản án đó bằng các bản án đó bằng bản án của mình mà gửi vụ án xuống một tòa án khác cùng cấp với tòa án đã xét xử vụ việc xét xử lại

Tòa phá án chỉ xem xét Tòa cấp dưới khi xét xử có tuân thủ đúng các quy tắc của pháp luật vật chất và tố tụng hay không, áp dụng pháp luật đúng hay sai còn việc xét xử lại Tòa án sẽ không tự mình xem xét Như vậy, nếu bản án có sai sót về mặt thủ tục tố tụng hay áp dụng pháp luật nội dung không đúng thì Tòa phá án sẽ hủy án và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa phúc thẩm khác xét xử lại. b) Tổ chức Đây là tòa án cao nhất của hệ thống dân sự và hình sự Tòa này đứng đầu là 1 thẩm phán được biết đến như “First President” Đây là chức danh cao nhất trong tư pháp. Người này không xét xử các vụ việc, nhưng là thủ trưởng về hành chính của Tòa án và tham gia soạn thảo các phán quyết quan trọng nhất Tòa án bao gồm 5 phân tòa dân sự và

1 tòa hình sự Mỗi phân tòa có riêng 1 chủ tịch Năm 1996, có 85 thẩm phán, 43 trợ lý thẩm phán và hơn 18 thẩm phán làm trợ lý hành chính.

Thông thường một bản án được đưa ra bởi ít nhất 5 thẩm phán cùng 1 phân tòa Để đảm bảo sự công bằng đúng luật, các bản án về các lĩnh vực liên quan đến hơn 1 phân tòa sẽ được nghe bởi hội đồng xét xử liên ngành bao gồm 13 thẩm phán từ ít nhất 3 phân tòa. Quyết định đối với vấn đề như thế sẽ được tuyên bởi First president hoặc bởi phân tòa đã được phân công. c) Cơ chế phúc thẩm

Khi tòa phá án quyết định rằng tòa đồng ý với bản án bị kháng án, nó ra quyết định từ bỏ việc phúc thẩm, không có sự thay đổi nào và phán quyết của tòa phúc thẩm được duy trì Nếu tòa quyết định rằng bản án bị kháng án có lỗi về luật, nó sẽ hủy bỏ bản án đó Tòa phá án không thể xét xử lại vụ việc như tòa phúc thẩm thông thường, nó chuyển vụ việc cho tòa án khác cùng cấp với tòa đã ra quyết định sai đó xét xử lại Tòa án đó sẽ xét xử lại toàn bộ vụ án Các bên sau đó có thể kiện một lần nữa lên tòa phá án Lần này vấn đề sẽ được xét xử bởi một bộ phận đặc biệt của tòa án bao gồm 25 thẩm phán, 4 trong số họ từ 6 phân tòa và đứng đầu là First president Tòa án sẽ ra quyết định sau cung về pháp luật, chống lại cả phần không có kháng án Tòa phá án có thể đồng ý với quyết định của tòa án đã giải quyết lại, tòa án mà đã kết thúc quá trình tố tụng Nếu nó cho rằng tòa xét xử lại đã mắc lỗi về luật, nó sẽ tuyên bố lại về luật Tuy nhiên, cũng như tòa phá án không thể xét xử vụ việc, tòa án khác cùng cấp với tòa gốc giải quyết vụ việc sẽ áp dụng pháp luật giống như quyết định của tòa phá án về chứng cứ và ra bản án phù hợp.

Thủ tục này gây lãng phí về thời gian và tiền bạc Cải cách họp lý nhất là thiết lập một hệ thống lọc chỉ cho phép các vụ kiện quan trọng được tiến hành chuyển tiếp lần thứ nhất cũng bị chống đối Để tiếp cận hỗ trợ việc giảm các vụ án của tòa, được đưa ra thành công trong Đạo luật 15/5/1991 Nó cho phép tòa thấp hơn, trước khi quyết định bản án,được hỏi bộ phận đặc biệt của tòa phá án trên quan điểm Pháp luật, nếu vụ việc này mới,phức tạp và phát sinh thường xuyên (Article L 151-1) Bộ phận đặc biệt bao gồm các thành viên cao cấp của tư pháp, ý kiến của họ được tôn trọng và tuân thủ bởi các tòa án khác.Theo đó, yêu cầu một số thẩm phán, ít nhát là 9, bao gồm First president, và chủ tịch của 6 phân tòa của tòa án và 2 thẩm phán từ mỗi phân tòa liên quan đến điểm luật đặc định đó.

1.Cour de Cassation (Tòa phá án/Tòa án tư pháp tối cao)

2.Cour d’Appel (Tòa phúc thẩm)

(Tòa sơ thẩm dân sự thẩm quyền rộng)-181

6.Tribunal correctionnel (Tòa tiểu hình)-181

3.Cour d’Assies (Tòa đại hình) 8.Tribunal de Commerce

10.Conseil de Prud’hommes (Tòa lao động)-281

9.Tribunal Paritaire dé Baux ruraux

Khi ý kiến được chuyển giao cho tòa án, tòa án không có nghĩa vụ phải tuân thủ và các bên có quyền chuyển vụ việc lần nữa cho tòa phá án sau khi tòa phúc thẩm tuyên án. d) Thủ tục Phá án

CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG

1 Các tranh chấp liên quan đến giao dịch thương mại được giải quyết tại Toà thương mại đều có quyền xin phúc thẩm?

-> Sai Chỉ những giao dịch có giá trị trên 13.000FF mới có quyền xin phúc thẩm lại vụ việc.

2 Thẩm phán toà lao động được ứng cử do bầu cử và có thể là người lao động hoặc người sử dụng lao động?

-> Đúng, mọi công dân và người sử dụng lao động, cư trú trong khu vực của toà lao động, kể cả người không có việc làm, người nước ngoài tuổi từ 16 trở lên có quyền đi bầu thẩm phán.

3 Người phạm tội lái xe mà không có giấy phép lái xe bị xét xử ở tòa hình sự đúng hay sai?

Trả lời: Đúng Tội này là tội vi cảnh thuộc tòa hình sự, được xét xử bởi 1 viên cảnh sát và hình thức phạt tiền tối đa là 1.000 EUR.

4 Tòa phá án Pháp xem xét về tình tiết, thủ tục tố tụng, và áp dụng luật của các bản án bị kháng cáo, kháng nghị.

=> Sai: TPAP chỉ xem xét về thủ tục tố tụng và áp dụng luật của các bản án bị kháng cáo kháng nghị, vì vậy TPAP không xét xử lại mà chuyển HS cho tòa phúc thẩm khác xét xử lại.

5 Tòa Phá án của Pháp không phải là cơ quan xét xử cao nhất đối với cả các phán quyết các Tòa án ở Pháp.

=> Đúng.TPAP là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống xét xử của Pháp nhưng chỉ trong hệ thống dân sự và hình sự VD: Đối với hệ thống hành chính, tham chính viện là cơ quan xét xử cao nhất đối với các phán quyết của Tòa án hành chính.

6 "Những vụ việc tranh chấp thương mại giữa 2 thương nhân ở Pháp được xử tại Toà Thương mại, trường hợp này xảy ra ở Việt Nam thì xử tại Toà án chung, vì saoPháp lại tổ chức hệ thống Toà án chuyên trách, và tại sao Việt Nam không tổ chức được toà án thương mại, hệ thống toà án Việt Nam có gì khác với hệ thống toà án Pháp".

Ngày đăng: 13/05/2024, 23:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức pháp luật Luật thành văn Tiền lệ pháp Luật thành văn Luật thành văn - TIỂU LUẬN- LUẬT HỌC SO SÁNH - Đề tài -   HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC PHÁP
Hình th ức pháp luật Luật thành văn Tiền lệ pháp Luật thành văn Luật thành văn (Trang 7)
Hình 1.1. Quang cảnh Tòa Đại hình Pháp - TIỂU LUẬN- LUẬT HỌC SO SÁNH - Đề tài -   HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC PHÁP
Hình 1.1. Quang cảnh Tòa Đại hình Pháp (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w