1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - LUẬT SO SÁNH - đề tài - HỆ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP& CÁC NGHỀ LUẬT

35 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Tòa Án Hành Chính Pháp & Các Nghề Luật
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Mai Hạnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hcm
Chuyên ngành Luật So Sánh
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 572,98 KB

Cấu trúc

  • I. TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP (4)
    • 1. Sự ra đời và tiến triển của cơ quan xét xử hành chính (4)
    • 2. Hệ thống tòa án Hành chính (7)
      • 2.1 Tòa Hành chính Sơ thẩm (8)
      • 2.2 Tòa phúc thẩm Hành chính (10)
      • 2.3 Tòa xung đột (12)
      • 2.4 Hội đồng Nhà nước (17)
  • II. NGHỀ LUẬT (20)
    • 1. Thẩm phán và công tố viên (20)
      • 1.1 Đặc điểm (20)
      • 1.2 Điều kiện để trở thành thẩm phán (20)
      • 1.3 Việc bổ nhiệm thẩm phán (21)
      • 1.4 Các quy định chung về kỷ luật (22)
    • 2. Luật sư (23)
    • 3. Thừa phát lại (24)
      • 3.1 Khái quát về Thừa phát lại tại Pháp (24)
      • 3.2 Về mặt tổ chức (26)
      • 3.3 Về mặt hoạt động (26)
    • 4. Công chứng viên (27)
      • 4.1 Chức năng (27)
      • 4.2 Điều kiện để trở thành công chứng viên và nguyên tắc hành nghề (29)
      • 4.3 Quản lý nhà nước đối với công chứng viên (30)

Nội dung

Thông qua đề tài này, ngoài việc muốn giới thiệu đến cô và các bạn sơ nét về Tòa án Hành chính của Pháp dưới góc độ nền tảng, nhóm cũng trình bày một số nội dung cơ bản liên quan đến các

TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP

Sự ra đời và tiến triển của cơ quan xét xử hành chính

Có những cơ quan xét xử chế định về mặt hành chính (như: Tòa án về vấn đề trợ cấp, Tòa án về tiền tệ), tuy nhiên những tòa án này không cấu tạo một chế độ thực sự có tính chất tư pháp Mặt khác, vua có thể nắm giữ mọi vụ việc thì điều này làm cho không thể có hai hệ thống tư pháp khác nhau

Chế độ cách mạng cấm các Tòa án tư pháp can thiệp vào những vụ việc hành chính:

- Những người cách mạng thù địch với những người đức đầu của tòa án tư pháp vì Nghị Viện cuối chế độ cũ phản đối những mưu toan cải cách Những người cách mạng muốn đập tan quyền lực của các quan tòa tư pháp

- Những người cách mạng có một khái niệm đặc biệt về chế độ phân quyền, được hiểu như một sự chia rẽ cơ quan Công quyền Mỗi công quyền có thấm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình, có thẩm quyền đối với toàn bộ các văn bản thuộc lĩnh vực quyền hạn của mình Như vậy, quyền hành pháp sẽ có thẩm quyền về tất cả những gì liên quan đến văn bản hành chính, đến việc soan thảo, việc thi hành, việc xét đoán những văn bản đó

- Đạo luật những ngày 16-24/8/1790, điều 13 quy định rằng: “Những chức năng tư pháp phải riêng biệt và luôn luôn tách khỏi những chức năng hành chính” Nhưng luật không nói về những vụ tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào trong chức năng hành chính Trên thực tế, cơ quan Hành chính tự xét đoán mình: vì Vua và những Bộ Trưởng, những Tỉnh trưởng đều thi hành quyền tư pháp Như vậy có sự lẫn lộn quyền hệ cấp với quyền tư pháp

1.3 Thời kỳ chính thể chấp chính và đế chế

Sự thiết lập bên trong bộ máy Hành chính những cơ quan chuyên môn xét xử:

- Thiết lập Hội đồng cấp tỉnh do đạo luật ngày 28 năm thứ VIII Thẩm quyền chặt chẽ trong quyền hạn, ít mở rộng và thiếu tính độc lập

- Thiết lập Tòa Kiểm Toán năm 1807

- Hiến Pháp ngày 22 năm thứ VIII về Hội đồng Nhà nước, có vai trò 2 mặt:

1 Nguồn: trang 210 sách Luật hành chính của GS Gustave Peiser - Trườnng ĐH khoa học xã hội Grenoble, dịch và hiệu đính: Phòng quan hệ quốc tế - HV hành chính QG;1994

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 5

+ Tư vấn pháp lý cho Chính phủ trong việc chuẩn lại các đạo luật, các sắc lệnh và các Bộ Luật

+ Tiến hành những công cụ Tài Phán bằng cách tập trung những đơn khiếu nại của công dân và cũng bằng cách cung cấp ý kiến cho Quốc Trưởng về những vấn đề đó Một sắc lệnh năm 1806 thiết lập bên cạnh Hồi Đồng Nhà nước một ban Tài Phán chuyên việc xem xét các đơn từ về tài phán Đấy là những đảm bảo đầu tiên đối với một trình tự tố tụng không thiên vị Nhưng về mặt luật pháp thì Hội đồng Nhà nước không ra quyết định mà là Quốc Trưởng, đây là chế độ pháp lý bị kìm hãm Trong thự hành Quốc trưởng luôun luôn theo ý kiến của Hội đồng Nhà nước

1.4 Thời kỳ Phục hưng và Chế độ Quân chủ hồi tháng bảy

- Việc Hội đồng Nhà nước bị giảm quyền lực không được hai chính thể đó đánh giá cao Hội đồng Nhà nước ngày càng quy hợp vào chức năng thẩm phán hành chính

- Những cải thiện quan trọng về thủ tục tố tụng, nhất là sau 1830, Ủy ban Tài phán được tăng cường và những viên chức bị loại khỏi Quốc Hội chế định việc tài chính

1.5 Chính thể Đệ Nhị Cộng Hòa và Đệ Nhị Đế Chế

- Đệ nhị Cộng hòa xác nhận tính chất xét xử xác nhận tính chất xét xử của Hội đồng Nhà nước và còn trao cho nó việc xét xử theo ủy quyền

- Nhưng Đệ nhị Đế chế thì bãi bõ những khoản quy định đó và Hội đồng Nhà nước lại nhận vị trí mà nó đã giữ dưới chính thể chấp chính và Đệ nhất Đế chế

1.6 Quyền tài phán hành chính từ năm 1872

- Đạo luật 24/05/1872 trao hẳn quyền xét xử do ủy quyền cho Hội đồng Nhà nước Cơ quan này không đề đạt những giải pháp lên Quốc trưởng nữa, vì bản thân nó là một thẩm phán hành chính có quyền đề ra những quyết định phải thi hành “Nhân danh dân tộc Pháp”

- Trong một thời gian nào đó, người ta khẳng định rằng các Bộ trưởng cần được coi trọng như dưới chính thể Phục hưng, giống những thẩm phán vì luật phổ thông quy định trong lĩnh vực hành chính, còn Hội đồng Nhà nước chỉ là một thẩm phán phúc thấm Sau khi bãi bỏ lý thuyết đó do những nghị định Ville de Cannes (1882) và Cadot (13/12/1889, trang 1148), Hội đồng Nhà nước xác nhận có thẩm quyền xét xử trực tiếp vụ việc tài phán

- Bên trong Tòa án Hành chính, việc phân biệt giữa nhà chức trách cai trị với thẩm phán tạo thành một đường lối hành chính chung hơn là một nguyên tắc tuyệt đối Cả bên trong Hội đồng Nhà nước, việc phân tách giữa nhà chức trách cai trị với thẩm phán cũng không tuyệt đối, mà thực ra nó biến đổi một cách mềm dẻo

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 6

- Cuối cùng xuất hiên những khó khăn không liên quan trực tiếp đến nguyên tắc hai chế độ xét xử đã được phân chia:

+ Nhiều khó khăn trong việc quy định thẩm quyền của Tòa án Hành chính và Tòa án Tư pháp Nói cách khác,việc vận dụng những nguyên tắc mà chúng ta đã rút ra đó rất tế nhị + Những khó khăn bê trong Tòa án Hành chính là: Hội đồng Nhà nước đã nhận quá nhiều đơn khiếu nại Do đó những cải cách khác nhau đã làm tăng thêm thẩm quyền của Hội đồng cấp Tỉnh (1926, 1934, 1938) Những cải cách bộ phận này vẫn chưa đủ Năm 1953, các Hội đồng cấp Tỉnh đã biến đổi thành Tòa án Hành chính và đã trở thành những thẩm phán luật phổ thông mặt tài phán hành chính, còn Hội đồng Nhà nước trở thành thẩm phán phúc thẩm chỉ giữ lại một thẩm quyền theo quyền hạn đối với cấp sơ thẩm và cả cấp chung thẩm

+ Mặc dù đã qua các cuộc cải cách, Hội đồng Nhà nước và những tòa án hành chính vẫn tiếp tực nhận được quá nhiều đơn khiếu tố Theo thống kê năm 1994, Hội đồng Nhà nước xét xử khoảng 7500 vụ một năm, vào năm 1997 toàn bộ hệ thống tài phán hành chính đã giải quyết 120.000 vụ kiện

Hệ thống tòa án Hành chính

Việc coi Nhà nước là một pháp nhân dẫn đến kết luận: Nhà nước có trách nhiệm pháp lý đối với những hoạt động của mình thông qua các cơ quan có thẩm quyền và các công chức Nhà nước tham gia vào các hoạt động tư pháp với tư cách là một pháp nhân, nghĩa là Nhà nước cũng có thể bị kiện Loại tranh chấp giữa Nhà nước và công dân sẽ được giải quyết tại một toà án riêng – Toà án hành chính Từ năm 1953, các tòa án hành chính đã trở thành cơ quan xét xử luật công của tài phán hành chính Nhưng chính Luật ngày 31 tháng 12 năm 1987 là đạo luật xác định tổ chức của tài phán hành chính Pháp

3 Nguồn: trang 191 sách của Răngxoa Galúđiên Ghiniús- Bàn về hành chính Pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 8

Toà án hành chính ở Pháp bao gồm: Toà án hành chính sơ thẩm, Toà án hành chính phúc thẩm và Hội đồng Nhà nước (Conseil d’Etat) - Toà án hành chính tối cao Tổng hợp lại, cấu trức của tài phán hành chính Pháp có thể được mô tả như sau:

- Ba mươi sáu tòa án hành chính liên tỉnh phân bổ trên nước Pháp cũng như các vùng lãnh thổ hải ngoại trước đây Các tòa này là cấp xét xử sơ thẩm và luật phổ thông các tranh chấp giữa các cá nhân, tập thể và các pháp nhân công quyền Hiện nay tăng lên

42 tòa án hành chính liên tỉnh

- Khi mới thành lập chỉ có sáu tòa hành chính phúc thẩm (Bordeau, Lyon, Marseille, Nancy, Nantes, Paris) Các cấp xét xử này được thiết lập theo luật 31 tháng 12 năm 1987 về nguyên tắc là các cấp xét xử phúc thẩm với các phán quyết của các tòa án hành chính sơ thẩm Hiện nay cũng đã tăng tên 8 tòa hành chính phúc thẩm

- Hội đồng Nhà nước, với tư cách tòa án hành chính tối cao, là tòa phá án có các thẩm quyền đặc biệt của các thẩm phán phúc thẩm và của các thẩm phán sơ thẩm và chung thẩm

Về mặt tổ chức, được phân chia thành 3 cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và phá án

2.1 Tòa Hành chính Sơ thẩm (Tribunal Administratif) 4

Các tòa án hành chính sơ thẩm được thành lập từ năm 1953 thay thế cho các “Hội đồng tỉnh trưởng” vốn là một dạng tòa án được thành lập vào năm 1800 trong mỗi tỉnh với năng lực hạn chế

Khác với nhánh tòa tư pháp, nhánh tòa hành chính không có sự phân định rõ ràng về cấp xét xử Hội đồng nhà nước vừa có chức năng xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử phá án (Xem xét lại áp dụng pháp luật)

- Tòa án hành chính sơ thẩm là tòa án có thẩm quyền chung trong lĩnh vực hành chính, xét xử sơ thẩm mọi vụ việc hành chính trừ một số trường hợp ngoại lệ vụ việc được giao cho tòa án khác theo quy định của Pháp luật

- Thẩm quyền của tòa án hành chính được xác định theo nguyên tắc lãnh thổ nghĩa là tòa hành chính có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi có trụ sở của cơ quan hành chính đã ban hành quyết định hành chính bị khiếu kiện hợp đồng hành chính có tranh chấp

4 Trang 165, giáo trình Luật so sánh do TS Nguyễn Quốc Hoàn chủ biên

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 9

Bên cạnh chức năng xét xử, tòa hành chính sơ thẩm còn có chức năng cố vấn cho người đứng đầu bộ máy hành chính của các tỉnh nằm trong phạm vi lãnh thổ của mình

- Mỗi phiên xét xử của tòa hành chính sơ thẩm được thực hiện bằng hội đồng bao gồm một số lẻ các thẩm phán hành chính, thông thường là ba thẩm phán

- Phán quyết của tòa án hành chính sơ thẩm có thể gửi lên tòa hành chính Phúc thẩm có thẩm quyền hoặc Hội đồng Nhà nước

Ngoài ra, nước Cộng hòa Pháp có các tòa án hành chính chuyên biệt cũng có chức năng xét xử sơ thẩm sau đây:

- Tòa kiểm toán (Tribunal de Compte) thành lập năm 1807

- Tòa kỷ luật, ngân sách và tài chính thành lập năm 1948

- Ủy ban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ y tế và xã hội thành lập năm

- Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tị nạn thành lập năm 1988

Sở dĩ các tòa án hành chính này gọi là các tòa án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt là vì mỗi tòa án này chỉ có phạm vi thẩm quyền nhất định, mang tính đạt thù của vụ việc Một số thiết chế nói trên được tổ chức theo hai cấp xét xử Ví dụ, Tòa kiểm toán Trung Ương có quyền xét xử phúc thẩm quyết định của các Tòa kiểm toán vùng Tất cả các thiết chế này đều chịu sự kiểm tra của Tham Chính viện thông qua cơ chế kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, chính vì vậy các tòa án này được xếp vào ngạch hành chính

Các quy tắc tố tụng áp dụng cho tòa án hành chính thẩm quyền chung cũng áp dụng cho các tòa án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt trừ trường hợp văn bản thành lập tòa án hành chính chuyên biệt có quy định khác Nguyên tắc tranh tụng với sự đòi hỏi các bên được thông báo về các tài liệu, lý lẽ và yêu cầu của bên kia được áp dụng cho tất cả cá tòa án chuyên biệt cũng như các tòa án có thẩm quyền chung

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 10

SƠ ĐỒ TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP

2.2 Tòa phúc thẩm Hành chính 5

Trách nhiệm nặng nề của Hội đồng Nhà nước, đặc biệt với tư cách là thẩm phán xử phúc thẩm những quyết định của những tòa án hành chính đã đưa chính phủ và nghị viện tới việc thiết lập Tòa án hành chính phúc thẩm

Kể từ năm 1987, tòa án phúc thẩm hành chính đã trở thành những phiên tòa phúc thẩm theo luật phổ thông đối với các quyết định của các tòa án hành chính sơ thẩm, Có 8 tòa án hành chính phúc thẩm: Bordeaux, Douai, Lyon, Marseille, Nancy, Nantes, Paris hoặc Versailles

NGHỀ LUẬT

Thẩm phán và công tố viên

Theo Luật tổ chức Toà án Pháp, thành phần các công tố viên giống thành phần của các thẩm phán xét xử Thẩm phán được hiểu là cả thẩm phán xét xử và thẩm phán công tố (hay còn gọi là Công tố viên) Tất cả các thẩm phán trong suốt sự nghiệp công tác của mình đều có thể được bổ nhiệm vào các vị trí xét xử hoặc công tố

Thẩm phán không được kiêm nhiệm thực hiện các công việc của công chức công quyền và tất cả các hoạt động nghề nghiệp khác Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm phán không được kiêm nhiệm với việc thực hiện một nhiệm kỳ ở Nghị viện, Nghị viện châu Âu hay Hội đồng kinh tế và xã hội Các thẩm phán và cựu thẩm phán không được hành nghề luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, thư ký toà thương mại, nhân viên hành chính tư pháp hay làm các việc có liên quan đến nghề này trong phạm vi quản hạt toà án nơi thẩm phán đã làm việc từ 5 năm trở xuống Sự tham gia của thẩm phán vào các công việc của các cơ quan hay các cơ quan ngoài ngành tư pháp phải có ý kiến của Bộ trưởng Bộ

Sự độc lập của các thẩm phán được quy định rõ trong Luật hình sự và các luật chuyên biệt Các thẩm phán được bảo vệ trước tất cả các sự đe doạ, tấn công trong khi thi hành công vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chức trách, nhịêm vụ được giao

Nhà nước phải trực tiếp đền bù thiệt hại do thẩm phán gây ra Thẩm phán ngạch tư pháp chỉ phải chịu trách nhiệm về các lỗi lầm cá nhân Trách nhiệm của thẩm phán phạm lỗi cá nhân gắn với việc công của toà thì Nhà nước có thể phải bồi thường Việc bồi thường này được thực hiện tại một Toà dân sự của Toà phá án

1.2 Điều kiện để trở thành thẩm phán:

 Có đầy đủ quyền công dân và đạo đức tốt;

 Được chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

 Đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về sức khoẻ;

 Phải tốt nghiệp Trường đào tạo thẩm phán Quốc gia (Ecole nationale de la

11 Nguồn: Luật tổ chức Tòa án Pháp (Website Thông tin pháp luật dân sự, mục TTDS nước ngoài)

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 21 magistrature)

Các học viên vượt qua được một trong 3 kỳ thi sát hạch đầu vào hoặc được tuyển dụng theo chức danh sẽ được Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định bổ nhiệm là thẩm phán tập sự và được hưởng lương

3 hình thức thi tuyển được tổ chức để tuyển chọn các học viên tư pháp là:

- Kỳ thi thứ nhất dành cho các ứng cử viên có bằng đại học ít nhất là tương đương 4 năm học, bằng này phải được Nhà nước công nhận hoặc do một quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu cấp, được Bộ Tư pháp coi là tương đương sau khi có ý kiến của Uỷ ban có thẩm quyền theo các điều kiện được quy định, hoặc bằng đại học do một Học viện khoa học chính trị cấp;

- Kỳ thi thứ hai, cùng trình độ, dành cho công chức ở cấp I, II, III và IV Nhà nước ở trung ương và các chính quyền địa phương, cho các quân nhân và các nhân viên Nhà nước, cơ quan công quyền chứng minh đã làm việc được 4 năm kể đến ngày 1/1 của năm tổ chức thi

- Kỳ thi thứ ba, cùng trình độ, dành cho những người đã có 8 năm kinh nghiệm nghề nghiệp Đó có thể là những người từng là đại biểu hội đồng dân cử địa phương, thành viên một hiệp hội hoặc người đã làm việc trong các ngành nghề khác Thời gian của các hoạt động này chỉ được tính khi họ thực hiện công việc không phải với tư cách là thẩm phán, công chức, quân nhân hay viên chức Nhà nước Một khoá dự bị được mở cho những người có đủ các điều kiện và phải vượt qua được các bài thi lựa chọn

Bổ nhiệm trực tiếp làm thẩm phán tập sự theo chức danh dành cho những người đã có bằng thạc sĩ luật, có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 4 năm trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế hoặc xã hội Cũng tương tự như vậy, những người có bằng tiến sĩ luật, bằng đào tạo chuyên sâu, những người tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu về luật ở đại học trong 3 năm sau khi có bằng thạc sĩ luật và có bằng đại học chuyên sâu về một chuyên ngành luật cũng có thể được trực tiếp bổ nhiệm là thẩm phán tập sự

Số lượng các thẩm phán tập sự được bổ nhiệm của điều khoản này không vượt quá một phần năm số lượng thẩm phán đã vượt qua kỳ thi sát hạch

1.3 Việc bổ nhiệm thẩm phán:

Việc bổ nhiệm thẩm phán do Tổng thống Cộng hòa Pháp ra quyết định dựa trên nghị định của Hội đồng tối cao về thẩm phán Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm về kỷ luật xét xử của các thẩm phán

Theo thứ bậc xếp hạng và theo danh sách được đề xuất, thẩm phán tập sự cần thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp vị trí mà họ mong muốn được bổ nhiệm Thẩm phán tập sự

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 22 nào không tự đề xuất sự lựa chọn sẽ được bố trí bổ nhiệm vào một vị trí nhất định và nếu họ không chấp nhận đề xuất này, bị coi đã từ nhiệm

Dựa trên những sự lựa chọn này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ lấy ý kiến của Ban có thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán tối cao Trong trường hợp có ý kiến không ủng hộ việc đề cử một thẩm phán tập sự vào vị trí xét xử, một đề xuất bổ nhiệm mới sẽ được đưa ra sau khi đã tham khảo thẩm phán tập sự đó và tuân thủ ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao Trong trường hợp ý kiến không ủng hộ việc bổ nhiệm một thẩm phán thực tập vào vị trí công tố, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể bỏ qua hay đưa ra một đề xuất mới sau khi đã tham khảo ý kiến của thẩm phán đó và phải tuân thủ ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao Nếu thẩm phán tập sự từ chối đề xuất mới, coi như đã từ nhiệm

Tất cả các thẩm phán, vào thời điểm được bổ nhiệm chức vụ thẩm phán lần đầu, và trước khi nhận nhiệm vụ, đều phải tuyên thệ: “Tôi xin thề sẽ hoàn thành tốt, trung thành và làm trọn chức trách được giao, đảm bảo giữ bí mật nghị án và xét xử trung thực và giữ gìn phẩm chất của người thẩm phán.” Trong mọi trường hợp, thẩm phán không được bỏ qua lời tuyên thệ này Thẩm phán đã được bổ nhiệm sẽ tuyên thệ lại khi được tái bổ nhiệm Những thẩm phán đã hành nghề ít nhất 25 năm, có năng lực và có khả năng đảm nhận được các chức năng tư pháp tại Toà phá án thì có thể được bổ nhiệm là Thẩm phán cao cấp hoặc Công tố viên cao cấp phụ trách những công việc đặc biệt bên cạnh Toà phá án

1.4 Các quy định chung về kỷ luật:

Luật sư

Pháp là một nước có nền dân chủ lâu đời, một nền kinh tế thị trường phát triển, một nền pháp chế hoàn thiện Số luật sư ở Pháp rất đông, riêng đoàn Luật sư Paris có trên 1, 5 vạn người, Đoàn nhỏ cũng có khoảng vài trăm luật sư Để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, việc đào tạo nghề nghiệp cho luật sư rất được chú trọng và được tổ chức chặt chẽ

Có thể nói, nghề luật sư ở Pháp được đào tạo qua 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Phải có bằng cử nhân Luật

Bạn phải trải qua một khóa học 4 năm trong trường đại học, sau đó thi đậu tốt nghiệp, lúc này các sinh viên sẽ để nhận được bằng "Maitrise en droit" (bằng cử nhân luật) Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hành nghề luật tại Pháp

- Giai đoạn 2: Phải có Chứng chỉ về khả năng hành nghề luật sư

Sau khi có bằng cử nhân luật, các sinh viên sẽ phải tham gia kỳ thi đầu vào tại các Trung tâm đào tạo luật sư Đây là kỳ thi tuyển rất khó, thường tỷ lệ đỗ khoảng 30% Việc miễn thi đầu vào khoá học này dành cho một số đối tượng như người có bằng tiến sĩ luật, các luật gia làm việc trong các hãng luật lớn, các thẩm phán, giảng viên đại học luật và các công chứng viên Trung tâm sẽ đào tạo cả về lý thuyết và thực hành cho học viên trong một khoá học kéo dài 18 tháng Khoá học này được chia làm 3 giai đoạn: 6 tháng đầu các học viên tham gia khoá học tại Trung tâm, 6 tháng tiếp theo các học viên sẽ được gửi đi học tại một trường đại học, 6 tháng cuối các học viên thực tập tại văn phòng luật sư Nội dung chương trình chủ yếu là nghiên cứu điều lệ và đạo đức luật sư, thảo các văn bản, bào chữa trước toà, thực hành các thủ tục tố tụng, quản lý một văn phòng luật sư, học một ngoại ngữ Người tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ khả năng hành nghề luật sư Kết thúc khóa học, các học viên phải trải qua một kỳ thi để có giấy chứng nhận về khả năng hành nghề luật

- Giai đoạn thứ 3: làm luật sư thực tập trong vòng 2 năm Để trở thành một luật sư thực thụ, người đã có chứng chỉ khả năng hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư, tuyên thệ trước Toà án phúc thẩm và phải ghi tên vào danh sách những người tập sự thuộc Trung tâm khu vực đào tạo nghề nghiệp, thời gian tập sự là 2 năm Trong thời gian 6 tháng đầu, luật sư vẫn phải tiếp tục học tập tại Trung tâm đào tạo luật sư sau đó luật sư tập sự tại Văn phòng luật sư hoặc Toà án khoảng 1 năm 6 tháng còn lại, luật sư có thể tập sự tại Văn phòng công chứng, Văn phòng kiểm toán hoặc Ban pháp luật của doanh nghiệp Trong khoảng thời gian này các luật sư tập sự chưa thể làm

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 24 việc độc lập ngay với tư cách luật sư bào chữa tại phiên tòa Họ bắt buộc phải làm việc với tư cách cộng tác viên cho một luật sư khác hoặc làm việc với tư cách luật sư tư vấn Trung tâm khu vực quy định những yêu cầu của luật sư tập sự, những việc phải giao cho học viên và giám sát thực hiện Trung tâm lập danh sách những luật sư hướng dẫn, luật sư được giao nhiệm vụ không được từ chối Các luật sư tập sự bên cạnh một luật sư, một người chuyên nghề nghiệp pháp lý, một chuyên gia kinh tế trong cơ quan pháp chế có từ

3 luật gia trở lên hoặc có thể tập sự ở một cơ quan công quyền Ngoài ra, hàng năm, Trung tâm khu vực đào tạo nghề nghiệp luật sư còn tổ chức bồi dưỡng cho luật sư về các đề tài pháp lý mới hoặc về thực tiễn

- Kết thúc 2 năm tập sự, luật sư tập sự được Trung tâm đào tạo luật sư chứng nhận hoàn tất chương trình tập sự và có thể trở thành luật sư chính thức.

Thừa phát lại

Cộng hòa Pháp có chế định Thừa phát lại hoàn chỉnh và đang hoạt động một cách rất hiệu quả Theo đạo luật năm 1991 tại các Tòa án sơ thẩm có thẩm quyền rộng có các Thẩm phán thi hành án, được Chánh tòa chỉ định và ủy quyền phụ trách thi hành án Thẩm phán thi hành án không tham gia vào quá trình xét xử của tòa án mà có trách nhiệm kiển tra, giám sát tính hợp pháp, hợp lệ của quá trình thi hành án Thẩm phán thi hành án không được xem xét lại quyết định đã có hiệu lực của tòa án, không được làm gián đoạn việc thi hành quyết định đó

3.1 Khái quát về Thừa phát lại tại Pháp Ở Pháp, việc thi hành án được coi là việc tư, chỉ liên quan đến các đương sự với nhau và thông qua Thừa phát lại – tổ chức nghề nghiệp không phải cơ quan nhà nước Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình đó Tuy nhiên, việc thi hành này cần có sự giám sát của nhà nước Đó là sự giám sát của Tòa án, trực tiếp là của Thẩm phán thi hành án Trong quá trình thi hành án, nếu có các vấn đề tranh chấp phát sinh, thì Thẩm phán thi hành án giải quyết

Thừa phát lại không phải là một công chức thuộc cơ quan hành pháp Thừa phát lại hoạt động trong lĩnh vực hành chính tư pháp nhưng hành nghề tự do, độc lập Thừa phát lại là người được nhà nước ủy quyền để thực hiện dịch vụ công Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công đó thì Thừa phát lại hành động với tư cách là nhân viên tư

12 Nguồn: Đề án thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Tp Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2009 , Bộ Tư Pháp & website http://luatminhkhue.vn/bai-viet/cac-nghe-tu-phap-o-cong-hoa-phap.aspx

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 25 pháp, có quyền lực công Trong hoạt động, một mặt, Thừa phát lại là đại diện cho Nhà nước, một mặt họ đại diện cho thân chủ Trong quá trình thi hành án nếu có những sự cố mà thừa phát lại không thể giải quyết vì không thể nhân danh nhà nước thì Thẩm phán thi hành án giải quyết

Thừa phát lại có một số hành vi độc quyền như: Là người duy nhất tống đạt các văn bản, quyết định, bao gồm: giấy triệu tập ra tòa; các văn bản trong quá trình tố tụng; bản án, quyết định của tòa án Trong thủ tục tố tụng của Pháp, bên khởi kiện phải thông qua Thừa phát lại gửi cho bên bị kiện giấy mời ra tòa (assignation), thông báo vụ việc đã được bên khởi kiện, kiện ra tòa Thừa phát lại tống đạt giấy đó cho bên bị kiện Theo pháp luật, không ai có thể bị triệu tập ra tòa nếu chưa nhận giấy triệu tập của tòa án do Thừa phát lại tống đạt Thừa phát lại còn có nghĩa vụ thông báo cho đương sự về các thủ tục tố tụng, ví dụ quyền và nghĩa vụ của họ khi đi kiện Khi bản án đã được tống đạt cho đương sự, Thừa phát lại phải chỉ dẫn cho họ biết các khả năng kháng cáo, khiếu nại Tất cả các hoạt động này đều tuân thủ các quy định pháp luật nếu không sẽ bị cho là không có giá trị pháp lý

Một công việc khác của Thừa phát lại là thi hành các bản án, quyết định của tòa án Viêc chuyển bản án, quyết định đã có hiệu lực cho Thừa phát lại có giá trị như việc giao quyền thi hành án mà không cần giấy ủy quyền riêng (Điều 507 Bộ luật Tố tụng Pháp) Thừa phát lại đưa bản án, quyết định của tòa án rat hi hành Nếu việc thi hành án gặp khó khăn do có hành vi chống đối, Thừa phát lại có thể yêu cầu can thiệp của lực lượng công quyền

Các hoạt động không nằm trong phạm vi hoạt động độc quyền của Thừa phát lại là khá đa dạng: soạn thảo các văn bản tư chứng thư, tư vấn, tham gia tố tụng, tư vấn cho thân chủ; hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đề phòng các trường hợp rủi ro không thanh toán tiền; đóng vai trò là người điều hành bán đấu giá; lập các biên bản xác nhận sự kiện pháp lý như hành vi gây rối trật tự công cộng, khiếm khuyết của công trình xây dựng, hàng giả v…v…

Thừa phát lại không cạnh tranh với luật sư dù phạm vi công việc khá đa dạng bởi chủ thể có thẩm quyền riêng Trong mỗi văn phòng luật sư, có thể có một Thừa phát lại làm cộng tác viên, ngược lại, trong mỗi văn phòng Thừa phát lại có thể có một luật sư làm cộng tác viên

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 26

Thừa phát lại khi thực hiện nhiệm vụ phải tuyên thệ trước Tòa án: “Thi hành nhiệm vụ một cách ngay thẳng và chính trực” Với điều kiện này, cung với những tiêu chuẩn khắt khe khi bổ nhiệm, những tiêu chuẩn hành nghề chặt chẽ nên pháp luật quy định các chứng thư do Thừa phát lại lập có giá trị như công chứng thư được Tòa án tin tưởng và không thể bị phủ nhận bởi bất cứ chứng cứ nào khác Chứng thư do Thừa phát lại lập không có hiệu lực chỉ khi có người kiện Thừa phát lại về tội giả mạo chứng thư này Trong trường hợp này, Tòa án sẽ cho tiến hành điều tra Chỉ khi nào cuộc điều tra kết luận về sự giả mạo thì Thừa phát lại sẽ bị truy tố và chứng thư này vô hiệu Ngược lại, nếu cuộc điều tra cho thấy là không có giả mạo thì chứng thư vẫn có hiệu lực và người kiện sẽ bị truy tố về tội vu khống

3.2 Về mặt tổ chức Đối với người làm Thư ký trưởng, sau hai năm thực tập trong một văn phòng Thừa phát lại, có quốc tịch Pháp, có đạo đức tốt và phải trải qua một kỳ thi kiểm tra chuyên môn sẽ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm làm Thừa phát lại Đối với những người đã từng làm Thẩm phán, luật sư hoặc người có bằng cử nhân luật thì có thể được bổ nhiệm thẳng vào chức vụ Thừa phát lại

Tổ chức Thừa phát lại tại Pháp có một Hội đồng Thừa phát lại Hội đồng này có một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng được bầu ra trong Đại hội Thừa phát lại Hội đồng Thừa phát lại được Bô trưởng Bộ tư pháp chuẩn y bằng Nghị định Việc quản lý Thừa phát lại do Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án thực hiện Viện trưởng Viện Công tố có quyền kiểm tra hoạt động và chất lượng của công việc do Thừa phát lại thực hiện

Quy chế của Thừa phát lại cũng gần giống quy chế của Công chứng viên, vì Thừa phát lại vừa là ủy viên tư pháp, lại vừa là người hành nghề độc lập

Thừa phát lại thực hiện các công việc như: làm các truyền phiếu (trát đòi ra Tòa) ở mọi cấp Tòa án, làm các việc lục tống về Tư pháp hay không thuộc Tư pháp, thi hành các bản án, công văn của các cấp Tòa án, thực hiện công việc nội bộ trong các Tòa án Việc phân bổ hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại ở Pháp gắn liền với việc xác định phạm vi hoạt động theo lãnh thổ Thừa phát lại làm việc trong mỗi đơn vị lãnh thổ cấp quận

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 27

Trong một đơn vị lãnh thổ có thể có nhiều văn phòng Thừa phát lại nên các văn phòng phải cạnh tranh với nhau

Thừa phát lại hành nghề độc lập vì trên thực tế ở Pháp, Thừa phát lại tự tổ chức văn phòng của mình như một doanh nghiệp nhỏ Thừa phát lại tự tổ chức văn phòng của mình như một doanh nghiệp nhỏ Thừa phát lại tự đảm bảo thu chi trong hoạt động của mình Thừa phát lại chịu trách nhiệm về các văn bản mà mình tống đạt Ngoài ra, Thừa phát lại chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với công việc của mình hoặc những sai lầm có thể mắc phải Nếu nhiều Thừa phát lại hành nghề chung thì các Thừa phát lại phải liên đới chịu trách nhiệm Đi liền với quyền hạn tương đối rộng, pháp luật cũng quy định trong trường hợp phạm lỗi, thì Thừa phát lại phải bị xử phạt.Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu Thừa phát lại gây thiệt hai cho đương sự thì phải bồi thường Nếu Thừa phát lại có hành vi không trung thực, vi phạm pháp luật thì có thể bị xử lý về hình sự, hành chính

Công chứng viên

- Nhiệm vụ cơ bản của công chứng viên là chứng thực các hợp đồng Chứng thực là khái niệm chủ chốt trong nghề công chứng

13 Nguồn: Luật tổ chức tòa án Pháp

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 28

Chứng thực là xác nhận sự thoả thuận giữa các bên, là xác minh tính hợp pháp của thoả thuận đó, xác minh các bên giao kết, có đúng những ngơời có mặt chính là đại diện của các bên để ký hợp đồng không, xác minh thẩm quyền, năng lực pháp luật của các bên, kiểm tra xem trong hợp đồng có chứa những điều khoản có nội dung mà pháp luật cấm không, kiểm tra xem việc ký kết hợp đồng có tuân thủ tất cả các trình tự, thủ tục cần thiết không

- Ngoài ra, công chứng viên còn phải ký vào hợp đồng, ghi vào hợp đồng ngày tháng chính xác của việc ký kết, thừa nhận giá trị chứng cứ của hợp đồng, hiệu lực thi hành của hợp đồng Công chứng viên có các đặc quyền trên là do có sự uỷ quyền của Nhà nứơớc, điều đó làm nên sự khác biệt cơ bản giữa văn bản công chứng và văn bản chứng thơực

- Công chứng viên có nghĩa vụ tư vấn một cách công minh cho các bên giao kết hợp đồng, lưu ý họ về phạm vi, các hệ quả, rủi ro mà hợp đồng có thể đặt ra để bảo vệ lợi ích của tất cả các bên trong hợp đồng, dù đó là bên bán hay bên mua Với nghĩa vụ tươ vấn này, công chứng viên không chỉ làm nhiệm vụ cùng ký vào hợp đồng, xác nhận ý chí của các bên trong hợp đồng, mà còn có nhiệm vụ giúp đỡ các bên thể hiện ý chí đó trong hợp đồng, lựa chọn các thể thức ký kết hợp đồng phù hợp tuỳ thuộc vào mục đích của hợp đồng, vào các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng, thông tin cho các bên biết về những hệ quả pháp lý, thuế khoá mà hợp đồng đặt ra (ở những nước phát triển, những hệ quả về thuế rất quan trọng) Như vậy, công chứng viên giữ một vai trò mang tính xã hội vì công chứng viên phải có trách nhiệm quan tâm đến các lợi ích vật chất, kinh tế cũng như tinh thần của khách hàng dù khách hàng là một cá nhân, hộ gia đình hay một doanh nghiệp

- Công chứng viên có nhiệm vụ hoà giải sự bất đồng về quan điểm của các bên trong quá trình soạn thảo hợp đồng, để đảm bảo sự công bằng trong hợp đồng, đảm bảo tôn trọng quyền lợi chính đáng của mỗi bên giao kết Yêu cầu về hợp đồng công bằng là một yêu cầu rất quan trọng của công chứng, do vậy, công chứng viên thực sự giữ vai trò trọng tài và hoà giải các bên Điều này nhằm mục đích tránh xảy ra tranh chấp hợp đồng sau này

- Công chứng viên có nhiệm vụ bảo quản các văn bản Công chứng viên phải cấp bản sao có chứng thực của các văn bản do mình ký Các văn bản do công chứng viên lập là các văn bản công, không thuộc sở hữu của công chứng viên, của các bên mà thuộc về kho lưu trữ của Nhà nước

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 29

- Nhiệm vụ cuối cùng là một đặc thù của công chứng Pháp, đó là nhiệm vụ thu thuế Khi nhận một văn bản, công chứng viên có trách nhiệm tính mức thuế áp dụng đối với hợp đồng, thu tiền từ khách hàng và nộp khoản thu đó cho cơ quan thuế Để làm nhiệm vụ này, công chứng viên phải hiểu biết rất rõ các quy định pháp luật về thuế, buộc phòng công chứng phải có những trách nhiệm quan trọng về kế toán và nhươ vậy, nếu công chứng viên tính toán nhầm lẫn thì phải chịu trách nhiệm thay cho khách hàng trươớc cơ quan thuế

4.2 Điều kiện để trở thành công chứng viên và nguyên tắc hành nghề

- Các điều kiện để hành nghề công chứng viên là phải có quốc tịch Pháp, đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn cần thiết đơợc xác nhận qua một khoá đào tạo nghề nghiệp

- Về trình độ, ứng cử viên phải có bằng tốt nghiệp đại học, nghĩa là ít nhất phải có

4 năm đại học luật Sau đó, phải qua một khoá đào tạo chuyên môn cả về lý thuyết lẫn thực hành, đơược tổ chức tại các trung tâm đào tạo nghề nghiệp hoặc ngay tại những trường đại học được ký hợp đồng đào tạo với công chứng Hiện nay, ở Pháp, có 11 trung tâm đào tạo nghề nghiệp đươợc tổ chức trên toàn bộ lãnh thổ và chịu sự quản lý của Trung tâm đào tạo nghề nghiệp quốc gia Những ngơời lãnh đạo trung tâm này là các thẩm phán, công tố viên cao cấp, các giáo sươ luật, các công chứng viên và chịu trách nhiệm xây dựng chươơng trình đào tạo Quá trình đào tạo được tổ chức trên cơ sở sự phối hợp giữa bên đại học và bên nghề nghiệp, với sự tham gia của các giáo viên cả về lý thuyết lẫn thực hành Sau khoá đào tạo, học viên phải qua một kỳ thi và nếu đỗ thì đươợc cấp bằng về công chứng, kỳ thi này rất khó, ví dụ tại Trường đại học Ly-ông, tỷ lệ học viên thi đỗ là 25/600 ngươời Những người được cấp bằng này trở thành công chứng viên, nhưng khi chưa lập phòng công chứng thì có thể hoạt động với tư cách là trợ lý công chứng viên Với tư cách này, công chứng viên hoạt động nhươ người làm công ăn lương trong một phòng công chứng trước khi quyết định hoạt động như một công chứng viên Tôi phải nói rằng việc học hành rất khó khăn, phải mất đến 7, 8 năm để kết thúc những giai đoạn đầu vì phải học rất nhiều ngành luật, luật tư pháp, luật doanh nghiệp, luật Nhà nước, luật nông nghiệp, luật hành chính ở Pháp, có hai cơ chế : cơ chế thi tuyển trong ngành, dành cho những cộng tác viên có kinh nghiệm lâu năm và thi đỗ tại kỳ kiểm tra kiến thức, và cơ chế thi tuyển ngoài ngành dành cho các giáo viên các trường đại học, các thẩm phán, công tố viên, các luật sự, thừa phát lại, là những người được miễn khoá học chuyên ngành công chứng nhưng với điều kiện phải thực hiện một đợt thực tập nghề nghiệp và nếu cần, phải thi đỗ trong kỳ kiểm tra kiến thức ứng cử viên, sau khi đã

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 30 có bằng về công chứng và đã đáp ứng các điều kiện cần thiết, sẽ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm là công chứng viên hành nghề với tư cách cá nhân hoặc trong khuôn khổ một công ty dân sự nghề nghiệp Một người có thể được bổ nhiệm sau khi có một công chứng viên thực hiện quyền đề xuất bổ nhiệm công chứng viên, bằng việc nộp hồ sơ cho

Bộ Tư pháp, hồ sơ này phải có ý kiến của tổ chức nghề nghiệp Nhưng một người cũng có thể trở thành công chứng viên khi thi đỗ một kỳ thi đặc biệt

- Liên quan đến bổ nhiệm công chứng viên là người làm công ăn lương, công chứng viên là người tuyển dụng lao động và công chứng viên là ngươời làm công ăn lương phải nộp một yêu cầu chung

- Trong mọi trường hợp, khi bắt đầu hoạt động, công chứng viên phải tuyên thệ tại Toà án và phải tuyên thệ lại tại Hội nghị toàn thể công chứng viên, và được Nhà nước ban con dấu

- Cơ cấu tổ chức nghề nghiệp của công chứng viên dựa trên cơ cấu tổ chức tư pháp Có Hội đồng công chứng tỉnh đại diện cho công chứng của tỉnh, Hội đồng công chứng vùng đại diện cho công chứng ở cấp Toà phúc thẩm, và cuối cùng là Hội đồng công chứng tối cao đại diện cho công chứng trên phạm vi toàn quốc Tất cả thành viên của các hội đồng này do các công chứng viên bầu ra và giữ chức năng đại diện của công chứng viên, đảm bảo tôn trọng kỷ luật nghề nghiệp, tổ chức công tác đào tạo, công tác thanh tra trên cơ sở phối hợp với Viện công tố

4.3 Quản lý nhà nước đối với công chứng viên

- Công chứng viên có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, thể hiện ở việc công chứng viên do Bộ trưởng bổ nhiệm, Bộ trưởng ấn định số lượng các phòng công chứng, nơi đặt trụ sở phòng công chứng, quyết định việc thành lập phòng công chứng, việc chuyển nhượng, giải thể, sát nhập phòng công chứng và ở Pháp, các vấn đề này được quyết định trong một chương trình của Uỷ ban phân bổ công chứng viên trực thuộc Bộ Tư pháp, đứng đầu uỷ ban này là một thẩm phán, và có thành phần là các thẩm phán, giáo viên luật, công chứng viên, đại diện của Bộ Tài chính Chương trình này được sửa đổi theo định kỳ và xác định các tiêu chí, kế hoạch phân bổ công chứng viên Vì là người được Nhà nước uỷ quyền thực hiện dịch vụ công nên công chứng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước, chủ yếu là thông qua Bộ trưởng Bộ Tư pháp, hoặc những người được

Bộ trưởng uỷ quyền ở cấp địa phương Việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước được thực hiện không chỉ ở giai đoạn bổ nhiệm công chứng viên, để kiểm tra năng lực và đạo đức của công chứng viên mà còn trong suốt hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên Về nguyên tắc, tất cả các phòng công chứng đều bị thanh tra ít nhất một lần một năm

NHÓM 3 | HÊ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP 31

Ngày đăng: 13/05/2024, 23:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TềA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP - Tiểu luận - LUẬT SO SÁNH - đề tài - HỆ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP& CÁC NGHỀ LUẬT
SƠ ĐỒ TềA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w