Tiểu luận luật kinh tếtiểu luận pháp luật về các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng

35 1 0
Tiểu luận luật kinh tếtiểu luận pháp luật về các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại có thể là không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thương

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA KINH TẾ

MÔN HỌC: LUẬT KINH TẾ

TIỂU LUẬN

PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tiểu luận có thể được xem là một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ Do vậy để hoàn thành một đề tài tiểu luận là một việc không dễ dàng đối với sinh viên chúng em.

Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Tuyết Nga, người đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu, cảm ơn Cô đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình trong suốt thời gian viết bài tiểu luận này, tạo cho chúng em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận, phân tích giải quyết vấn đề.Thành công luôn đi kèm với nỗ lực, trong vòng nhiều tuần, nghiên cứu đề tài “Pháp luật về các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng” chúng em cũng đã gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Cô chúng em đã vượt qua Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn thành bài tiểu luận này nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Chúng em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị đã tận tình chỉ bảo chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, tạo điều kiện cho chúng em hiểu thêm về những kiến thức thực tế.

Một lần nữa, nhóm chúng em xin cảm ơn Cô vì đã giảng dạy và trang bị kiến thức cần thiết để phục vụ cho môn học cũng như làm hành trang cho cuộc sống của chúng em sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện.

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

1.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm hợp đồng 9

1.3.1 Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận 10

1.3.2 Xảy ra sự kiện bất khả kháng 10

1.3.3 Hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia 11

1.3.4 Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 13

2.1 Thực trạng chung thực thi về việc thực thi các quy định về chế tài vi phạm 13

2.2 Các vụ việc cụ thể liên quan đến biện pháp chế tài vi phạm 19

2.3 Kiến nghị, đề xuất giải pháp 26

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài.

Hợp đồng có vai trò đặc biệt trong đời sống hằng ngày và cả trong hoạt động kinh doanh thương mại Có một điều khó tránh khỏi là với xu thế phát triển ngày càng phổ biến và đa dạng của Hợp đồng, nhiều quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng lại chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa triệt để đã gây ra không ít khó khăn cho cơ quan xét xử Hàng năm, có hàng chục nghìn vụ án tranh chấp về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự được tòa án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết nhưng lại gặp phải sự thiếu đồng bộ và chưa thống nhất trong các quy định pháp luật dân sự hiện hành khiến nhiều vụ án phải xét xử nhiều lần hoặc tính thuyết phục của bản án chưa cao.

Chính vì lẽ đó mà xây dựng chế tài cho hợp đồng là một việc vô cùng quan trọng bởi lẽ hệ thống pháp luật hợp đồng tốt sẽ tạo ra một trật tự trong lưu thông dân sự và hoạt động thương mại.Trước đòi hỏi của công dân và xã hội, các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Từ đó nhóm chúng em chọn đề tài:“Pháp luật về các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng” mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu.

Bài tiểu luận này được tạo ra nhằm mục đích giúp cho mọi người có cái nhìn chuẩn mực chế tài vi phạm Cụ thể trong việc định hướng cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp có lối đi đúng đắn và không vi phạm hợp đồng Cùng với đó là nêu lên những giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng vi phạm hợp đồng.

Phân tích làm rõ các chế tài vi phạm hợp đồng Phân tích một số khái niệm, đặc điểm của chế tài vi phạm từ đó liên hệ được nhiều vấn đề còn những bất cập, khó khăn nào còn gặp phải và tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp để khắc phục.

3 Phương pháp nghiên cứu.

Nắm vững những nội dung cơ bản về các chế tài vi phạm hợp đồng vừa là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống pháp luật, vừa là điều kiện vận dụng nó một

Trang 6

cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đặt ra.

Tiểu luận vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu, văn bản, chú giải học Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích, tổng hợp.

Trang 7

1Chế tài chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng Đối với những chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc xử sự chung Đã được nêu rõ trong phần giả định của quy phạm pháp luật và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể sẽ phải gánh chịu nếu không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

Chế tài thương mại là chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, xác định những hậu quả pháp lý bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng Hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại có thể là không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thương mại hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam tại khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này".

Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng Hành vi vi phạm hợp đồng là xử sự của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng Trong thực tiễn để xác định việc có hay không một hành vi vi phạm hợp đồng thương mại phải chứng minh được hai vấn đề Đó là, quan hệ hợp đồng hợp pháp giữa các bên và có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Ý nghĩa của chế tài: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, đồng thời bảo vệ bên vi phạm Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng, đồng thời nâng cao ý thức đối với vấn đề thi hành hợp đồng Và bảo vệ sự trật tự và ổn định của giao lưu dân sự và thúc đẩy sự phát triển của thương mại.

1Lò Chum, Chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại.

Trang 8

b, Điều kiện áp dụng.

Chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được đặt ra nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận Đây là điểm khác biệt của loại chế tài này so với các loại chế tài khác như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

Ngoài điều kiện phải được xác lập trong thỏa thuận, để có thể áp dụng trên thực tế chế tài này thì bên yêu cầu áp dụng cần chứng minh được các yếu tố sau: Có hành vi vi phạm hợp đồng; Thiệt hại thực tế; Hành vi vi phạm HĐ là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại 1.2 Các chế tài do vi phạm hợp đồng.

2Căn cứ vào điều 292 Luật Thương mại 2005: các loại chế tài trong thương mại bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Hủy bỏ hợp đồng.

1.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.

Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ nêu trên thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

2Th.s Đinh Thùy Dung, Các loại chế tài thương mại theo Điều 292 Luật Thương mại.

Trang 9

Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và quy định pháp luật.

Ví dụ: Trong quá trình thực hiện hợp đồng chúng ta không thể tránh được những sai sót như giao hàng thiếu, giao hàng chậm, vi phạm các điều khoản về chất lượng cũng như số lượng hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật của công việc, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng…Trong những trường hợp này bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, đủ số lượng, chất lượng hoàng hoá, cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng; bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm giao đủ hàng hoặc giao hàng khác thay thế.

1.2.2 Phạt vi phạm hợp đồng.

Là hình thức trách nhiệm vật chất được áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng khi các bên thỏa thuận rõ ràng, theo đó bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt theo quy định trong hợp đồng.

Mục đích: chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phnng ngừa vi phạm hợp đồng.

Trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm như sau: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận, xảy ra sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Đặc điểm:

Thứ nhất, được áp dụng khi các bên có thỏa thuận phạt, bởi vì phạt vi phạm không còn là một hình thức trách nhiệm như các quy định trước kia, nên phải tôn trọng ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Thứ hai, điều khoản về phạt vi phạm là điều khoản không bắt buộc trong hợp đồng mà tùy sự lựa chọn của các bên, xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự định đoạt.

Trang 10

Thứ ba, chỉ cần một bên vi phạm hợp đồng là chế tài vi pham có thể áp dụng Thứ tư, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp kết quả giám định sai.

Ví dụ: Công ty A bán cho công ty B 500 chiếc xe gắn máy Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng là “bên vi phạm sẽ bị phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” Sau đó công ty A giao xe cho công ty B, và có 50 chiếc xe bị hư hỏng phần yên xe Như vậy, trị giá 50 chiếc yên xe bị hư hỏng chính là “phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” 1.2.3 Bồi thường thiệt hại.

Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, ngoài ra bên vi phạm còn phải bồi thường tổn thất tinh thần cho bên bị vi phạm Thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.

Đặc điểm:

Bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra, và có đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Không đem lại cho người bị thiệt hại sự hưởng lợi bất chính đáng.

Không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận về nó trong hợp đồng hay không Có thể áp dụng cùng với tất cả các chế tài khác miễn là có thiệt hại phát sinh từ việc hợp đồng bị vi phạm.

Ví dụ: A là tài xế xe tải A đem xe tải đến tiệm của B để kiểm tra định kỳ và hẹn lấy xe sau 2 ngày Nhưng B sơ suất làm mất xe của A Cả hai đã đi tìm nhưng không thấy và B phải bồi thường do vi phạm hợp đồng B có trách nhiệm phải bồi thường cho A như sau: Thứ nhất, bồi thường toàn bộ thiệt hại: A phải được bồi thường số tiền tương đương với chiếc xe mà B làm mất.

Thứ hai, bồi thường phần lợi ích đáng lẽ A được hưởng: B phải bồi thường tiền thù lao mà nếu không mất xe, A sẽ kiếm được cho đến khi A tìm được xe hoặc A có xe mới.

Trang 11

Thứ ba, bồi thường những chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại do lợi ích mang lại: B phải bồi thường chi phí A dùng để tìm kiếm chiếc xe bị mất.

Thứ tư, bồi thường thiệt hại về tinh thần Trong trường hợp của A, thiệt hại về tinh thần có thể không đề cập đến.

Thứ năm, A và B có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường Nếu việc thỏa thuận thành công, xem như việc bồi thường hoàn thành Ngược lại, nếu hai bên không thể thống nhất mức bồi thường, A khởi kiện B tại tòa án, vậy mức chi phí mà A bỏ ra để thuê luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chi phí tham gia quá trình tố tụng, thực hiện các thủ tục khởi kiện có được tính vào hay không.

1.2.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

Là việc bên bị vi phạm tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Đặc điểm:

Hiệu lực của hợp đồng vẫn còn, các bên vẫn bị ràng buộc bởi hợp đồng Các nghĩa vụ chỉ tạm thời không được thực hiện trong một khoảng thời hạn xác định được đưa ra bởi người tạm ngừng, hoặc bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình.

Và bên bị vi phạm có thể áp dụng tạm ngừng thực hiện và bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm.

Ví dụ: Tạm ngừng thanh toán tiền, tạm ngừng việc giao hàng, nhận hàng, tạm ngừng quảng cáo…đến khi bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc khắc phục hậu quả do vi phạm hợp đồng thì bên có quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng.

1.2.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Căn cứ pháp lý của chế tài này nằm tại Điều 310 Luật Thương mại 2005, đình chỉ thực hiện hợp đồng là chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí.

Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi mà xảy ra trường hợp mà các bên thỏa thuận là điều kiện đình chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Bản chất của đình chỉ là việc chấm dứt quan hệ hợp đồng tại thời điểm một bên

Trang 12

đưa ra quyết định đình chỉ hợp đồng Các bên ngừng hẳn không bên nào còn phải thực hiện nghĩa vụ của mình nữa và hợp đồng giữa các bên kết thúc.

Có những đặc điểm sau đây:

Hợp đồng bị đình chỉ thì hiệu lực của nó chấm dứt từ khi một bên quyết định đình chỉ hợp đồng và thông báo cho bên kia về việc đình chỉ hợp đồng.

Chấm dứt hợp đồng bằng việc đình chỉ hợp đồng không đưa các bên quay trở lại tình trạng ban đầu khi thiết lập hợp đồng, phần hợp đồng đã được thực hiện trước đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

Khi quyết định chấm dứt hợp đồng thì bên đình chỉ phải thông báo cho bên kia biết về việc hợp đồng bị đình chỉ, nếu không thông báo mà tự động chấm dứt sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Ba loại chế tài là hủy bỏ, tạm ngừng và đình chỉ hợp đồng có nhiều điểm chung dễ nhầm lẫn nhưng hậu quả pháp lý của từng chế tài là hoàn toàn khác nhau.

1.2.6 Hủy bỏ hợp đồng.

Là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng không còn hiệu lực từ thời điểm giao kết Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần cnn lại trong hợp đồng vẫn cnn hiệu lực.

Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng, khi đó thì hợp đồng được coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

Trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm, hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong những trường hợp sau:

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần:

Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có

Trang 13

quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.

Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.

Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng:

Trừ trường hợp hủy bỏ hợp đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần nêu trên, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

1.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm hợp đồng.

3Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; Xảy ra sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Về bản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ 3Luật sư Đặng Hồng Dương, Các trường hợp miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại.

Trang 14

yếu tố lỗi của bên vi phạm Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại mà không lựa chọn thì bị coi là có lỗi và ngược lại, nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình Mặt khác, theo khoản 2 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm” Ngoài ra, khi xảy ra tình trạng miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và hậu quả có thể sảy ra Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

1.3.1 Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận.

Các bên có thể thỏa thuận trước trong hợp đồng về các trường hợp về bên vi phạm được miễn trách nhiệm Các trường hợp đó có thể không được pháp luật quy định mà hoàn toàn theo sự thỏa thuận giữa các bên Chính vì thế, yếu tố tự nguyện khi giao kết hợp đồng là rất quan trọng, vì nếu chứng minh được là điều khoản được miễn hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe dọa thì điều khoản miễn trách nhiệm sẽ bị vô hiệu.

1.3.2 Xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng Điều này có nghĩa là hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn tới việc vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.

Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ nghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng Xét theo mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, trong đó luật thương mại là luật riêng trong lĩnh vực thương mại, còn Bộ luật dân sự là luật chung, có thể dẫn chiếu quy định của Bộ luật Dân sự về sự kiện bất khả kháng để áp dụng trong lĩnh vực thương mại Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một

Trang 15

cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tất nhiên, việc chứng minh có tồn tại sự kiện bất khả kháng thuộc về nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng, nhưng việc bên đó được hay không được miễn trừ lại phụ thuộc vào bên bị vi phạm hoặc cơ quan chức năng có chấp nhận nó là sự kiện bất khả kháng hay không.

1.3.3 Hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia.

Lỗi được coi là một trong những yếu tố để xác định trách nhiệm dân sự Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên vi phạm Tuy nhiên, sự vi phạm của 1 bên có nguyên nhân từ lỗi của phía bên kia, ví dụ: bên vi phạm đã làm theo những chỉ dẫn không rõ ràng của bên bị vi phạm dẫn đến thiệt hại Trong trường hợp này, bên vi phạm đã loại trừ lỗi cấu thành nên hành vi vi phạm, bên vi phạm sẽ chịu những rủi ro về thiệt hại này.

Tuy nhiên, khi áp dụng căn cứ này việc vi phạm hợp đồng của một bên chỉ được coi là căn cứ miễn trách nhiệm cho bên kia (cũng có hành vi vi phạm) khi việc vi phạm này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm Căn cứ để không thì chưa đầy đủ Cần xác định lỗi của bên kia trong trường hợp này phải là nguyên nhân trực tiếp và là tiền đề của việc không thực hiện nghĩa vụ.

1.3.4 Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng Rõ ràng các bên không lường trước được những vi phạm và thiệt hại khi có một quyết định của Nhà nước xen vào.

Ví dụ: Ngày 06/12/2018, Công ty An Nhiên (Bên A) ký hợp đồng mua bán của công ty khai khác và mua bán khoáng sản Thiên Phú (Bên B) 05 tấn quặng Hai bên thỏa thuận ngày 05/1/2019 sẽ giao hàng Tuy nhiên, ngày 01/01/2019 Thủ tướng Chính phủ có quyết

Trang 16

định khai thác và mua bán quặng trong cả nước Do đó, đến ngày 05/01/2019 bên B không thể giao hàng được cho bên A Có thể thấy hợp đồng không thực hiện là do có quyết định của người có thẩm quyền nên hai bên không thể thực hiện được Nên bên A không thể buộc bên B tiếp tục.

Tuy nhiên, đối với trường hợp này pháp luật nên có hướng dẫn cụ thể về quyết định nào của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định này được đưa ra với mục đích gì thì sẽ trở thành căn cứ cho việc nhiễm trách nhiệm? Hay tất cả quyết định của mọi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đều được coi là trường hợp miễn trách nhiệm? Việc quy định rõ ràng về vấn đề này sẽ nâng cao hơn trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi ban hành quyết định, đồng thời minh bạch hóa các quy định của pháp luật giúp các bên an tâm hơn khi tham gia vào quan hệ hợp đồng.

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG.

2.1 Thực trạng chung thực thi về việc thực thi các quy định về chế tài vi phạm 4Luật Thương mại, được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 (viết tắt LTM) Ngày 23/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài Tiếp đến ngày 20/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 20/02/2014, thay thế cho Nghị định 12/2006/NĐ-CP LTM ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO, nó có vai trò là sứ mệnh lịch sử đưa Việt Nam vào WTO Sau 10 năm thực hiện mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những bất cập cần được giải quyết, sửa đổi.

Theo quy định của pháp luật, khi hợp đồng được giao kết một cách hợp pháp thì phải được các bên tham gia ký kết thực hiện cam kết, tuy nhiên, việc vi phạm các cam kết trong hợp đồng trên thực tế xảy ra không phải ít Vì vậy, phạt vi phạm hợp đồng được xem như là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên, vừa mang tính trừng phạt vừa mang tính đền bù Song không phải trường hợp nào phạt vi phạm hợp đồng cũng phát huy tác dụng, nguyên nhân do một số quy định của pháp luật về chế tài phạt vi phạm còn những vướng mắc khi áp dụng.

Thứ nhất, Điều 300 LTM quy định:“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.” Nghiên cứu nội dung quy định này, có thể rút ra một số nhận xét sau: Phạt vi phạm chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng Điều này có nghĩa phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng, nên một bên không thể yêu cầu bên kia chịu phạt vi phạm nếu như trong nội dung hợp đồng được ký kết không 4Th.S Lê Văn Sua, Quy định về chế tài trong luật Thương mại 2005-một số vướng mắc và kiến nghị.

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:41

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan