1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận luật kinh tế bình luận các quy định của luật doanh nghiệp 2020 về công ty hợp danh

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:a Phải có ít nhất hai thanh viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhaukinh doanh dưới một tên chung sau đây gọi là thành viên hợp danh Ngo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊNKHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬNLUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn :Th.s Phan Thúy An

Đăk Lăk, tháng 8 năm 2021Sinh viên thực hiện:

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊNKHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬNLUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn :Th.s Phan Thúy An

Đăk Lăk, tháng 8 năm 2021

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 3

2 Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 9

IV Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh 10

KẾT LUẬN 11

Câu 2: Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng kinh doanhthương mại Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi ký kết hợp đồng kinhdoanh thương mại? 12

Trang 4

2 Đại diện ký kết 14

3 Thời điểm giao kết 15

4 Nội dung hợp đồng kinh doanh – thương mại 15

III CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINHDOANH – THƯƠNG MẠI 16

IV CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNGKINH DOANH THƯƠNG MẠI 17

V CÁC TRƯƠNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG 17

VI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU 18

1 Khái niệm 18

2 Những trường hợp cụ thể nào về hợp đồng kinh doanh thương mại vôhiệu 18

3 Xử lý hợp đồng vô hiệu hóa 19

VII NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý KHI KÝ KẾT HỢPĐỘNG KINH DOANH – THƯƠNG MẠI 19

1 Soạn Dự thảo hợp đồng kinh doanh - thương mại 19

2 Những điều khoản cần cẩn trọng trong soạn thảo, đàm phán, ký kết,thực hiện hợp đồng kinh doanh - thương mại 20

3 Khi ký hợp đồng thương mại, doanh nghiệp cần lưu ý: 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

Câu 1 Bình luận các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về Công ty:

Hợp danh.

MỞ ĐẦU

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện tại Việt Nam và chiếmmột tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu các loại hình doanh nghiệp trong cả nước Tuy nhiên, tạinhiều quốc gia đang phát triển, công ty hợp danh là một mô hình kinh doanh đã xuấthiện từ lâu và có một vị thế không nhỏ trong nền kinh tế Việc có mặt của loại hìnhdoanh nghiệp này đã mở rộng sự lựa chọn hơn nữa cho các nhà kinh doanh, thu hútđược nguồn vốn cả trong và ngoài nước, thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế trong quátrình hội nhập Các Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanhnghiệp 2020 tiếp tục củng cố chặt chẽ hơn những quy định về công ty hợp danh

“1 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất hai thanh viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhaukinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thànhviên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sảncủa mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp.

3 Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”.

Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy pháp luật nước Việt Nam ghi nhận công tyhợp danh bao gòm cả hai loại bao gồm cả hai loại: Hợp danh thông thường và hợpdanh hữu hạn, cả hai loại công ty hợp danh này được ghi nhận nhưng không có sựphân tách mà gộp chung dưới một tên gọi chung duy nhất là “ Công ty hợp danh”Một công ty hợp danh được thành lập nếu ít nhất có hai thành viên và phải cùng nhau

Trang 6

chịu trách nhiệm vô hạn, tức là chủ nợ có thể đòi bất kì thành viên nào toàn bộ số nợcủa công ty và trách nhiệm này của các thành viên là như nhau, nếu giữa họ có sự thỏathuận nào.

Ngoài các thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn, khác với công tyhợp danh, công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên chịu trách nhiệm tài sảnkhác nhau, có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn)còn các thành viên khác chịu trách nhiệm hữu hạn (thành viên góp vốn) Có thể thấy,khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiêp 2020 có nội hàm từ khái niệmcông ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản Việc gộp chung hai loại hình này dựatrên những điểm tương tự về mặt quy chế pháp lí của chúng là điểm riêng của Luậtdoanh nghiệp Việt Nam khi định nghĩa về công ty hợp danh.

2 Đặc điểm

* Về chủ sở hữu: công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là

chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; công ty hợpdanh có thể có thêm thành viên góp vốn của mình

* Về tư cách pháp lý: Theo Khoản 2 Điều 177 quy định công ty hợp danh có

tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Đốichiếu với quy định về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015, tại điểm c Khoản 1Điều 74: “Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằngtài sản đó”, ta thấy việc Luật quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh làcó sự mâu thuẫn, bởi một trong các yếu tố của pháp nhân là: phải có tài sản độc lập vớicá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

Nhưng ở công ty hợp danh thì tài sản của công ty không hoàn toàn độc lập vớitài sản của các thành viên hợp danh do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn mà các thànhviên này phải chịu Theo đó, có quan điểm cho rằng, không có sự tách bạch giữa tàisản của công ty và các thành viên cụ thể là thành viên hợp danh, do đó công ty hợpdanh không thể là pháp nhân Tuy nhiên, nếu không thừa nhận tư cách pháp nhân củacông ty hợp danh thì việc tham gia tố tụng hay giao dịch với bên thứ ba của loại hìnhdoanh nghiệp này sẽ trở nên khó khăn hơn.

*Về chế độ trách nhiệm: Công ty hợp danh có 2 loại thành viên, mỗi một loạihình thành viên gắn với một chế độ trách nhiệm là:

- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn.

- Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức, chịu trách nhiệm giới hạntrong phần góp vốn của mình.

Theo (Điều 179 Luật doanh nghiệp 2020) Thành viên hợp danh phải là cá nhân,chịu trách nhiệm liên đới vô hạn về tài sản đối với công ty Sở dĩ thành viên hợp danh

Trang 7

phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn là vì giữa thành viên hợp danh và công ty khôngcó sự tách bạch về mặt tài sản Chủ nợ có quyền đòi bất cứ thành viên hợp danh nàothanh toán toàn bộ khoản nợ của công ty, và các thành viên hợp danh phải dùng toànbộ tài sản của mình cả tài sản đầu tư kinh doanh lẫn tài sản dân sự để chi trả, chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn (nếu có) chỉ chịu trách nhiệmhữu hạn về các khoản nợ của công ty bằng số vốn đã góp vào công ty Giới hạn tráchnhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh giống giới hạn trách nhiệm củathành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn

* Về vốn: Là tổng giá trị cá phần góp vốn góp do các thành viên đã góp hoặccam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty Trường hợpcó thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn vốn đã cam kết thì số vốn chưa gópđủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty

Về giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh theoLuật doanh nghiệp 2020 cần chú ý giữa số vốn đã góp và số vốn đã cam kết góp vàocông ty Tại điểm C khoản 1 điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Thành viêngóp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của côngty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty” Khoản 3 điều 178 Luật Doanhnghiệp quy định: “Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn sốvốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối vớicông ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏicông ty theo quyết định của Hội đồng thành viên” Đây được coi là điểm mới của LuậtDoanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về trách nhiệm tài sản của thành viên gópvốn tại các điều luật chưa nhất quán với nhau, giữa“số vốn đã cam kết” và “số vốn đãgóp” Đến nay, Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời đã tháo gỡ những vướng mắc, mâuthuẩn giữa các điều luật Việc tháo gỡ những vướng mắc trên , góp phần thuận tiệntrong việc áp dụng pháp luật.

* Về khả năng huy động vốn: Công ty hợp danh không được phát hành chứngkhoán

Theo Khoản 3 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Công ty hợp danhkhông được phát hành bất kì loại chứng khoán nào” Trong công ty hợp danh, yếu tốnhân thân rất được coi trọng Vì vậy, những thay đổi về thành viên cũng rất khó khăn Mặt khác, công ty hợp danh thường có cơ cấu đơn giản, quy mô kinh doanh vừavà nhỏ, lai có lợi thế là dễ vay vốn của ngân hàng Vì vậy, không cần thiết phát hànhcác loại chứng khoán Luật không cho phép công ty hợp danh phát hành cổ phiếu vì

Trang 8

nếu công ty hợp danh cũng phát hành cổ phiếu như công ty cổ phần thì công ty hợpdanh sẽ có thêm nhiều chủ sở hữu, cùng có quyền quản lí công ty.

II Thành viên công ty hợp danh1 Thành viên hợp danh

Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh, thành viên hợp danhphải là cá nhân Trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh đối với nghĩa vụ củacông ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới Theo quy định tại điểm B Khoản 1 Điều 177Luật Doanh nghiệp 2020 “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; ”

Như vậy, trước hết thành viên hợp danh của công ty hợp danh theo pháp luậtViệt Nam chỉ có thể là cá nhân, điều này khác với quy định của nhiều nước khác:thành viên hợp danh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Trong một số các ngành nghềđặc biệt như thiết kế công trình, dịch vụ pháp lí, dược phẩm, khám chữa bệnh, dịch vụthú y, thiết kế công trình, mô giới chứng khoán, kiểm toán … luật của nước ta đòi hỏithành viên hợp danh phải có trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề hoặc bằngcấp, nghiệp vụ nhất định.

* Xác lập tư cách thành viên:- Tham gia thành lập công ty- Thừa kế tư cách thành viên

- Tham gia với tư cách là thành viên mới

- Nhận chuyên nhượng vốn góp từ thành viên hợp danh với điều kiện là đượccác thành viên hợp danh còn lại chấp thuận

Việc tiếp nhận Thành viên mới Theo Điều 186 Luật doanh nghiệp 2020 Thànhviên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết địnhthời hạn khác Và Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợpthành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.

* Kết thúc tư cách thành viên:

Theo Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020, tư cách thành viên hợp danh chấm dứttrong các trường hợp sau đây:

- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty

Việc cho phép các thành viên hợp danh được quyền rút vốn khỏi công ty

Trang 9

đã tạo một cơ chế thông thoáng, linh hoạt cho các thành viên đó có thể tạm ngừng kinhdoanh vì hoàn cảnh cá nhân hoặc chuyển hướng sang các mô hình kinh doanh khác cólợi hơn Nhưng việc rút vốn cũng kéo theo việc thay đổi nhân sự, cơ cấu quản lý vàđiều hành công ty, gây khó khăn cho công ty, bởi thành viên hợp danh nắm vai tròquyết định Bởi vậy Luật Doanh nghiệp cho phép các thành viên hợp danh có quyềnrút vốn khỏi công ty đồng thời có những quy định ràng buộc với hành vi rút vốn củathành viên này: “Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hộiđồng thành viên chấp thuận

Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằngvăn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốnvào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đãđược thông qua” (Khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020) Và đương nhiên khirút vốn khỏi công ty thì đồng nghĩa với việc cá nhân đó không còn tư cách là thànhviên hợp danh của công ty nữa.

- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết

Trường hợp này, người thừa kế của thành viên hợp danh bị chết hoặc bị Tòa ántuyên bố là đã chết được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phầnnợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó Điểm h khoản 1 Điều 181 Luật doanh nghiệp (

2020) quy định: “Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thànhviên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụtài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó Người thừa kế có thể trở thành thànhviên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;” Quy định nêu trên nhằmhạn chế việc người thừa kế không hề có khả năng chuyên môn trở thành thành viênhợp danh, có quyền điều hành hoạt động của công ty.

- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mấtnăng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thành viên hợp danh nắm vai trò hết sức quan trọng trong tất cả mọi công việctừ quản lý nội bộ đến điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đòi hỏi thànhviên viên hợp danh là cá nhân phải có năng lực, do đó việc vắng mặt cũng như việcthành viên hợp danh bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ ảnh hưởng lớnđến sự phát triển của công ty, vậy nên tư cách thành viên của người đso phải chấm dứt.Trong trường hợp này, phần vốn góp của người đó được hoàn trả công bằng và thõađáng (Khoản 4 Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

- Bị khai trừ khỏi công ty

Khi một công ty khai trừ, tức là thành viên hợp danh đó đã làm những việckhông đúng, không đáp ứng yêu cầu và làm ảnh hưởng tiểu cực đến công ty, họ không

Trang 10

xứng đáng làm thành viên của công ty và bị chấm dứt tư cách thành viên Các trườnghợp khai trừ quy định tại (Khoản 3 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020)

* Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

* Quyền của thành viên: Quyền quản lý, quyền tài sản, quyền thông tin, quyền

nhân danh công ty tiến hành kinh doanh…

* Nghĩa vụ của thành viên: Nghĩa vụ góp vốn, nghĩa vụ về tài sản, nghĩa vụtuân thủ điều lệ, nghĩa vụ chấp hành các quyết định của Hội đồng thành viên…

* Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh:

- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh củacông ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danhcòn lại.

- Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiệnkinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phụ vụ lợi ích củatổ chức, cá nhân khác.

- Không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tạicông ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của thành viên hợp danh cònlại.

Thành viên hợp danh có quyền quản lí công ty, tiến hành các hoạt động kinhdoanh nhân danh công ty, đồng thời phải chịu trách nhiệm vô hạn liên đới với cácnghĩa vụ của công ty Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các hoạt độngcủa công ty kể từ khi đăng kí vào danh sách thành viên công ty, bất kể thành viên đócó trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát sinh trách nhiệm ấy hay không, trừ trườnghợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác (khoản 3 Điều 186Luật doanh nghiệp 2020)

Khi đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh (do tự nguyện, hoặc cáctrường hợp do Điều lệ công ty quy định), thì trong thời hạn hai năm, thành viên hợpdanh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với cáckhoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.(khoản 5Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020) Như vậy ta có thể thấy thành viên hợp danh cómột vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty hợp danh Xuất phát từ vai trò đó cùngvới chế độ trách nhiệm vô hạn của loại thành viên này mà luật quy định một số hạnchế đối với quyền của thành viên hợp danh tại Điều 180.

2 Thành viên góp vốn

Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chỉ chịutrách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi só vốn góp của mình Là thànhviên của công ty đối nhân nhưng thành viên góp vốn của công ty hợp danh lại ảnh

Trang 11

hưởng chế độ trách nhiệm như một thành viên của công ty đối vốn Chính điều nàydẫn đến thành viên góp vốn có những đặc điểm cơ bản sau:

* Thứ nhất, thành viên góp vốn được chuyển nhượng phần vốn góp của mình

tại công ty cho người khác mà khong cần sự đồng ý của Hội đồng thành viên.* Thứ hai, thành viên góp vốn được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh ngườikhác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty.

* Thứ ba, thành viên góp vốn được định đoạt phần vốn góp của mình bằngcách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định củapháp luật và Điều lệ của công ty; trường hợp chết hoặc bị Toàn tuyên bố chết thì ngườithừa kế thay thế thành viên đã chết thành thành viên góp vốn của công ty.

* Thứ tư, hạn chế đối với quyền của thành viên góp vốn;- Không tham gia quản lý công ty

- Không hoạt động kinh doanh nhân danh công ty

- Tham gia thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên những vấn đề mangtính hạn chế

Tại điều 177 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định “Thành viên góp vốn làtổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong số vốn đãcam kết vào công ty” Nội dung này đã được sửa đổi so với nội dung được quy địnhtrong Luật doanh nghiệp năm 2014 cụ thể là: “Thành viên góp vốn chỉ chịu tráchnhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.Đây làthay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, bởi lẽnếu thành viên góp vốn trong công ty hợp danh mới chỉ thực hiện việc dự kiến gópvốn qua cam kết mà chưa góp trên thực tế thì khi đó thành viên hợp danh chỉ phải chịutrách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp

Xét dưới góc độ đối tác, khách hàng của công ty hợp danh cũng cần phải lưu ývấn đề vốn thực góp và vốn cam kết góp để tránh trường hợp khi phát sinh nghĩa vụbồi thường thiệt hại mà phạm vi số vốn góp của công ty hợp danh không đủ sẽ ảnhhưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điểm mới trong Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung trường hợp khôngđược góp vốn.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổphần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công tyhợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhànước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Trang 12

- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cánbộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng số36/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vingành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặcchồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thựchiện việc quản lý nhà nước.

- Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định tổ chức, cá nhân có quyền gópvốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước gópvốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của phápluật về cán bộ, công chức.

Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sungnhóm đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp, cụ thể là các đối tượng bị cấmtheo Luật Phòng, chống tham nhũng Qua đó, có thể thấy Luật Doanh nghiệp 2020 đãquy định chặt chẽ hơn các đối tượng có quyền góp vốn trong doanh nghiệp tại ViệtNam, đồng thời để tạo sự nhất quán giữa Luật Doanh nghiệp mới với Bộ luật Dân sự,Luật Phòng chống tham nhũng và Bộ luật Hình sự.

III Cơ cấu tổ chức và quản lý

Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao, mặt khác các thành viênthường có quan hệ mật thiết với nhân thân nên việc quản lí công ty hợp danh chịu rất ítsự rành buộc của pháp luật Quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thànhviên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền quản lí công ty hợp danh Trongcông ty hợp danh, hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty baogồm tất cả các thành viên Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh là chủtịch đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc (nếu điều lệ công ty không có quyđịnh khác).

Trang 13

* Thẩm quyền: Quyết định các vấn đề quan trong của công ty theo quy địnhcủa pháp luật và Điều lệ công ty

* Họp hội đồng thành viên: do Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêucầu của thành viên hợp danh Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổbiên bản của công ty Nếu Điều lệ công ty không quy định thì khi quyết định nhữngvấn đề quan trọng phải được ít nhất 3/4 thành viên hợp danh chấp thuận, một vài vấnđề khác quan trọng hơn thì có thể 2/3 thành viên hợp danh.

Cùng là Hội đồng thành viên tuy nhiên Hội đồng thành viên của công ty hợpdanh xét về bản chất không giống với Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệmhữu hạn Các thành viên thuộc Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạnđều có quyền tham gia thảo luận, biểu quyết mọi vấn đề của công ty Ở công ty hợpdanh các thành viên hợp danh mới có quyền thảo luận quyết định mọi vấn đề thuộcthẩm quyền của Hội đồng thành viên Đối với thành viên góp vốn tuy được tham giavào cơ quan cao nhất công ty nhưng thực chất lại không có quyền quản lý, điều hành.Họ được quyền biểu quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình nhưng láphiếu không được tính.

2 Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) đượcquy định tại khoản 4 điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020

* Quản lý và điều hành công việc knh doanh hàng ngày của công ty với tư cáchlà thành viên hợp danh

* Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên, ký các quyết định hoặc nghịquyết của Hội đồng thành viên.

* Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh, kýcác quyết định về quy chế, nội dung và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty.

* Tổ chức sắp xếp lưu giưc đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từcác tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật.

*Đại diện công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty vớitư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặctranh chấp khác.

Chức danh ở công ty hợp danh cũng khác so với các loại hình doanh nghiệpkhác Nếu ở công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Giám đốc, Tổng giámđốc nắm giữ những vị trí quan trọng, thực hiện công việc kinh doanh với tư cách củachính chức vụ cá nhân của mình, thì ở công ty hợp danh, Giám đốc, Tổng giám đốckhông có quyền cao hơn các thành viên hợp danh khác Giám đốc, Tổng giám đốc chỉlàm nhiệm vụ phân công, phối hợp điều hòa công việc giữa các thành viên hợp danh.

Trang 14

Điều hành công ty theo phân công, phân nhiệm hoặc ủy quyền của Hội đồng thànhviên.

Luật doanh nghiệp 2020 đã cho phép thành viên góp vốn được tham gia vàoHội đồng thành viên nhưng thực chất, việc quản lí, giám sát nội bộ cũng như cơ chếđiều hành của công ty hợp danh về thực chất đều nằm trong tay các thành viên hợpdanh thông qua những quy định về tỷ lệ tối thiểu số thành viên hợp danh biểu quyếtcác vấn đề của công ty hợp danh Thành viên góp vốn chỉ có quyền tham gia thảo luậnvà biểu quyết về một số vấn đề có liên qua trực tiếp đến quyền lợi của mình mà khôngđược trao quyền quản lí, điều hành công ty.

Do vậy, về hình thức thì Hội đồng thành viên là cơ quan quản lí có quyền hạncao nhất của công ty nhưng về thực chất thì chính các thành viên hợp danh mới lànhững người có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có quyền nhân danhcông ty thực hiện các giao dịch thương mại bên ngoài.

IV Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh

Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào được xem một hạn chế rấtlớn trong việc huy động cốn của công ty hợp danh Trên thế giới chỉ quy định công tyhợp danh không được phát hành cổ phiểu (tương tự công ty trách nhiệm hữu hạn) chứkhông quy định công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào Việc cho phép công y hợp danh phát hành trái phiếu không hề tạo nên bất cứ sựxáo trộn nào trong cơ cấu tổ chức hoạt động hay tính chất đóng, hạn chế tiếp nhậnthành viên của loại hình công ty này Bởi lẽ người mua trái phiếu thức chất là cho côngty hợp danh vay một khoán tiền, và họ trở thành chủ nợ của công ty hợp danh chứkhông phải trở thành thành viên của công ty này Vì vậy, phát hành trái phiều khônglàm thay đổi cơ cấu thành viên trong công ty Điều này sẽ giúp công ty hợp danh huyđộng vốn dễ dàng hơn, thu hút nhà đầu tư hơn, thuận lợi hơn trong quá trình kinhdoanh đối với các nhà đầu tư vừa và nhỏ tìm đến mô hình công ty này.

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w