1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam

53 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để hoạt động bán lẻ hiệu quả, ngoài các yếu tố liên quan đến sản phẩm và các nỗ lực marketing, tối ưu hóa quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ được coi là vấn đề cấp thiết mà doanh nghiệp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

-o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA BÁN LẺ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SAVOR VIET NAM

Giảng viên hướng dẫn

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

-o0o -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA BÁN LẺ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SAVOR VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận “Hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Công ty TNHH Savor Việt Nam” là sản phẩm nghiên cứu của tác giả qua quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại và thực tập tại Công ty TNHH Savor Việt Nam Để hoàn thiện khóa luận, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp

Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói chung cũng như thầy cô của chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nói riêng Những kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế từ thầy cô chính là tiền đề quý giá để tác giả có thể hoàn thành khóa luận và ứng dụng vào thực tiễn công việc

Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn Ths Phạm Thu Trang – Giảng viên bộ môn Logistics và Chuỗi cung ứng, đã luôn dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Savor Việt Nam và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập cũng như tạo điều kiện cho tác giả tiếp cận với các nguồn tài liệu, ấn phẩm nội bộ để làm dữ liệu cho khóa luận

Tác giả xin cam đoan rằng khóa luận là kết quả nghiên cứu của chính tác giả Mọi tài liệu và tri thức trong bài nghiên cứu này đều được thu thập và sử dụng một khách quan, trung thực Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và vốn kiến thức nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp

từ quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 7

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 9

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

1.5 Phương pháp nghiên cứu 9

1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 10

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA BÁN LẺ TẠI DOANH NGHIỆP 11

2.1 Một số khái niệm cơ bản 11

2.2 Mục tiêu và nguyên tắc 11

2.3 Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ 12

2.3.1 Lập kế hoạch cung ứng hàng hóa bán lẻ 12

2.3.2 Triển khai quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ 16

2.3.3 Đánh giá quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ 18

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại doanh nghiệp 18

2.4.1 Các yếu tố vĩ mô 18

2.4.2 Các yếu tố vi mô 20

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA BÁN LẺ TẠI CÔNG TY TNHH SAVOR VIỆT NAM 22

3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Savor Việt Nam 22

3.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH Savor Việt Nam 22

3.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 23

3.1.3 Cơ cấu tổ chức 23

3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 25

3.2 Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Savor 26

Trang 5

3.2.1 Các yếu tố vĩ mô 26

3.2.2 Các yếu tố vi mô 27

3.3 Thực trạng quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Savor 30

3.3.1 Thực trạng hoạt động lập kế hoạch cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Savor 30

3.3.2 Thực trạng hoạt động triển khai quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại cửa hàng Savor 35

3.4 Đánh giá thực trạng quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Savor 39

4.1.1 Xu hướng phát triển ngành F&B tại Việt Nam 43

4.1.2 Định hướng hoạt động của Công ty TNHH Savor Việt Nam 44

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Savor 45 4.3 Đề xuất của tác giả trong thời gian thực tập 48

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Hai phương pháp bán lẻ hàng hóa 12

Bảng 2.2 Các hình thức bán lẻ trong phương pháp bán hàng tiến bộ 13

Bảng 3.1 Chuỗi 10 cửa hàng bán lẻ và bếp tại Công ty TNHH Savor Việt Nam 22

Bảng 3.2 Cơ cấu nhân sự tại Công ty TNHH Savor Việt Nam tháng 1/2023 24

Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Savor Việt Nam giai đoạn năm 2021 – 2023 25

Bảng 3.4 Minh họa dự báo số lượng bánh sinh nhật cần sản xuất mùa 8/3/2024 tại Savor Cake 34

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Sơ đồ quản trị cung ứng hàng hóa trong bán hàng 12

Hình 2.2 Quy trình bán lẻ lưu động 13

Hình 2.3 Quy trình bán lẻ theo hình thức tự phục vụ 14

Hình 2.4 Quy trình bán hàng theo mẫu 14

Hình 2.5 Quy trình bán lẻ theo đơn đặt hàng 15

Hình 2.6 Quy trình cung ứng hàng hóa chi tiết trong bản lẻ tự phục vụ 16

Hình 2.7 Quy trình cung ứng hàng hóa trong cửa hàng bán lẻ 17

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Savor 23

Hình 3.2 Quy trình cung ứng hàng hóa theo hình thức bán hàng tự chọn tại Savor 31

Hình 3.3 Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ theo đơn đặt hàng tại Savor 32

Hình 3.4 Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Savor 35

Hình 3.5 Minh họa Logistics Entry và Buying Entry tại Savor 37

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn F&B Food & Beverage

ERP Enterprise Resource Planning - phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

BS Business Solution – Giải pháp kinh doanh

FEFO First Expired - First Out (hết hạn trước xuất trước) FIFO First In - First Out (nhập trước xuất trước)

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất, nhà phân phối với người tiêu dùng cuối cùng, là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng Theo Báo cáo kinh tế - xã hội tháng 12 năm 2023 của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2022 Ngành bán lẻ đang dần hồi phục nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được trạng thái như trước đại dịch Đặc biệt trong năm 2023 có sự gia nhập và mở rộng tích cực của các ngành hàng như F&B, vui chơi giải trí và thời trang Để hoạt động bán lẻ hiệu quả, ngoài các yếu tố liên quan đến sản phẩm và các nỗ lực marketing, tối ưu hóa quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ được coi là vấn đề cấp thiết mà doanh nghiệp cần xây dựng để theo kịp xu hướng thị trường và nhu cầu tăng của người tiêu dùng

Công ty TNHH Savor Việt Nam là công ty kinh doanh bán lẻ lĩnh vực F&B cung cấp đồ ăn nhanh và bánh ngọt bắt đầu từ năm 2018 Với sản phẩm chính là các mặt hàng thực phẩm nên quy trình cung ứng hàng hóa tại công ty có yêu cầu khắt khe nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, tính sẵn có và thời gian cung ứng đơn hàng Mặc dù công ty đã có quy trình cung ứng hàng hóa cho chuỗi cửa hàng bán lẻ nhưng vẫn còn gặp một số vấn đề khiến việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng và kinh doanh của công ty chưa hiệu quả Các cửa hàng của công ty dễ gặp tình trạng chưa cân bằng lượng hàng giữ các cơ sở dẫn đến một số cơ sở hết hàng vào giờ cao điểm, chi phí vận chuyển chưa tối ưu và xuất hiện tình trạng cung ứng hàng hóa chậm trễ, không đảm bảo thời gian cung ứng cho khách, hoạt động quản lý các bộ phận chia nhỏ và thiếu tính thống nhất nên quy trình cung ứng hàng hóa chưa chặt chẽ Đây là vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics trong bán lẻ nói chung và hoạt động kinh doanh nói chung của công ty

Nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành trên thị trường và quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ của Công ty TNHH Savor Việt Nam có một số vấn đề cần cải thiện, tác giả quyết định lựa chọn đề tài khóa luận “Hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Công ty TNHH Savor Việt Nam” Nội dung khóa luận cung cấp các thông tin hữu ích về quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại một doanh nghiệp thực tế, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động cung ứng không chỉ tại Savor mà còn giúp các công ty bán lẻ kinh doanh thực phẩm nói chung đạt hiệu quả hơn

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nói chung, hiện đang là ngành nhận được nhiều sự quan tâm trong nước và quốc tế Các bài nghiên cứu về hoạt động Logistics đã xuất hiện ngày càng nhiều nhưng về lĩnh vực hàng hóa bán lẻ vẫn còn hạn chế Một số bài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài:

Trang 10

Olfa Bouzaabia, Allard CR van Riel, Janjaap Semeijn (2013), bài nghiên cứu “Managing in‐store logistics: a fresh perspective on retail service” đã chỉ ra mục tiêu chính của khách hàng bán lẻ là không gian dịch vụ bán lẻ một cách thuận tiện, khả năng tiếp cận của sản phẩm, tính sẵn có và thông tin về đơn hàng Hoạt động logistics bán lẻ tại cửa hàng quyết định phần lớn cách thức và mức độ hài lòng của khách hàng Bên cạnh đó cũng đề cập đến quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ từ khâu tiếp nhận hàng hóa, bảo quản hàng hóa, chuẩn bị hàng và bán hàng

Gerald Reiner, Christoph Teller, Herbert Kotzab (2013), bài nghiên cứu “Analyzing the Efficient Execution of In-Store Logistics Processes in Grocery Retailing - The Case of Dairy Products” đã xem xét các quy trình logistics bán lẻ tại cửa hàng đối với các sản phẩm sữa, từ quầy nhập hàng đến trưng bày các kệ của siêu thị Việc thực hiện hiệu quả hoạt động logistics bán lẻ tại cửa hàng là một thách thức và có vai trò quan trọng để tạo ra doanh thu, lợi nhuận và hình ảnh của các nhà bán lẻ Bài nghiên cứu đã xác định cách cải thiện quy trình logistics bán lẻ bằng cách chỉ ra tác động hiệu suất của các chiến lược và chiến thuật quản lý như việc thiết kế vị trí/bố trí cửa hàng, năng lực quản lý, thời gian đặt hàng và các yếu tố bảo quản hàng hóa trong kho đem lại cải thiện đáng kể hiệu suất dịch vụ cung ứng hàng hóa cho khách hàng; sự sẵn có của hàng hóa kết hợp quản lý tồn kho hiệu quả cũng cho thấy sự cải thiện hiệu suất trong việc giao hàng và đảm bảo chất lượng hàng hóa

An Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2018), trong “Giáo trình Logistics kinh doanh” đã đưa ra lý thuyết và mô hình hóa quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ theo phương pháp và hình thức bán lẻ Các nghiệp vụ trong quy trình cung ứng hàng hóa bao gồm từ khâu tiếp nhận hàng, bảo quản hàng hóa, chuẩn bị và bán hàng

Simone T Peinkofer (2021), bài nghiên cứu “Retail “Save the Sale” tactics: Consumer perceptions of in-store logistics service recovery” đã nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng khi hàng tồn kho tại cửa hàng hết sẽ cung ứng hàng hóa cho khách theo hai phương thức là “mua tại cửa hàng và giao hàng từ cửa hàng khác” và “mua tại cửa hàng và giao hàng từ kho dự trữ” Khi đó, quy trình cung ứng hàng hóa sẽ có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng của khách hàng tốt nhất

Phạm Thị Huyền (2022), luận án tiến sĩ “Phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã bổ sung và hoàn thiện lý thuyết về hoạt động logistics và xây dựng mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại doanh nghiệp bán lẻ siêu thị Đồng thời, tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận về logistics trong bán lẻ, thực trạng hoạt động logistics và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics

Trương Công Minh (2022), khóa luận “Hoàn thiện quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ cho khách hàng tại Công ty cổ phần Beemart” đã hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ Tác giả mô phỏng quy trình cung ứng hàng hóa

Trang 11

phỏng quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty

Nhìn chung, các nghiên cứu liên quan đến các hoạt động logistics trong bán lẻ ở phạm vi lý thuyết hoặc chỉ tập trung vào các mối liên hệ giữa các hoạt động logistics trong cửa hàng và thiết kế không gian cửa hàng Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu tiến hành tập trung vào quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ liên quan đến ngành F&B, cụ thể là đồ ăn nhanh và bánh ngọt, điều này đã tạo khoảng trống nghiên cứu cho tác giả

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Khóa luận được thực hiện nhằm tìm hiểu chi tiết về quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Công ty TNHH Savor Việt Nam Từ đó, đánh giá và đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tiến hành nghiên cứu quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ cho hệ thống chuỗi 10 cửa hàng và 3 bếp tại Công ty TNHH Savor Việt Nam

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Trang 12

Đối với dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu đến từ giáo trình, bài giảng của trường Đại học Thương mại và các trường đại học kinh tế khác, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến cung ứng hàng hóa bán lẻ Nguồn dữ liệu liên quan đến tình hình kinh doanh, các hoạt động cung ứng hàng hóa được cung cấp bởi các phòng ban của Công ty TNHH Savor Việt Nam như phòng mua, bộ phận Kế - Kiểm, bộ phận Hành chính nhân sự, và trích xuất từ hệ thống quản lý nguồn lực (ERP) của công ty

Nguồn dữ liệu sơ cấp của nghiên cứu này được thu thập thông qua phương pháp quan sát thực tế trong suốt quá trình thực tập, làm việc trực tiếp, kết hợp với hỏi ý kiến nhân viên tại công ty Sau đó tiến hành ghi chép và chắt lọc các thông tin phù hợp để đưa vào khóa luận tốt nghiệp

Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp so sánh, phân tích: So sánh kết quả kinh doanh của công ty qua từng năm, đánh giá hiệu quả của quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cung ứng tại Công ty TNHH Savor Việt Nam

Phương pháp tổng hợp thống kê: Tiến hành thống kê và hệ thống hóa các tài liệu đã thu thập được, từ đó rút ra những thông tin hữu ích và đưa ra những kết luận có tính chất chung quy và có thể tổng quát hóa

1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Nội dung khóa luận có cấu trúc gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chương đầu tiên của khóa luận, tác giả xác định tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Từ đó, có sự nhìn nhận và định hướng rõ ràng cho nghiên cứu các phần sau của khóa luận

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại doanh nghiệp Trong chương 2, tác giả tiến hành hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến logistics trong bán lẻ và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics này tại doanh nghiệp

Chương 3: Thực trạng về quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Công ty TNHH Savor Việt Nam Chương 3 của khóa luận, tác giả nghiên cứu, phân tích thực trạng quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Công ty TNHH Savor Việt Nam Qua đó, tác giả đánh giá thành công và hạn chế quy trình cung ứng thực tế tại công ty

Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Công ty TNHH Savor Việt Nam Tại chương 4, tác giả nghiên cứu xu hướng phát triển ngành F&B và định hướng hoạt động sắp tới của Savor để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty

Trang 13

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA BÁN LẺ TẠI DOANH NGHIỆP

2.1 Một số khái niệm cơ bản

Khoản 6 và khoản 7, Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng

An Thị Thanh Nhàn và công sự (2018): “Quá trình cung ứng hàng hóa trong bán lẻ (logistics trực tiếp trong bán lẻ) là tập hợp các thao tác có mối liên hệ chặt chẽ kế tiếp nhau nhằm phân phối hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ khách hàng yêu cầu và mức chi phí thấp nhất có thể.”

ISO 9000:2015 định nghĩa quy trình là cách thức xác định để thực hiện một hoạt động hay quá trình Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ là tập hợp các nghiệp vụ để thực hiện quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ doanh nghiệp đã hoạch định Các nghiệp vụ có tính độc lập tương đối: tiếp nhận hàng vào cửa hàng, bảo quản hàng hóa, chuẩn bị hàng hóa, phục vụ khách hàng

Như vậy, quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ có thể hiểu là tập hợp các nghiệp vụ cụ thể để thực hiện quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ doanh nghiệp đã hoạch định nhằm phân phối hàng hóa cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức sử dụng cho tiêu dùng đáp ứng dịch vụ khách hàng yêu cầu và mức chi phí thấp nhất

2.2 Mục tiêu và nguyên tắc

Mục tiêu của quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ trong doanh nghiệp là cụ thể

hóa quá trình đã hoạch định nhằm đạt được 2 mục tiêu lớn trong logistics:

Thứ nhất là dịch vụ khách hàng Trong logistics, nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa bán lẻ là thời gian đáp ứng đơn hàng, tính sẵn có hàng hóa, sự tin cậy, các hoạt động hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau bán Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ trong doanh nghiệp có sự cải tiến hiệu quả các nghiệp vụ sẽ tối ưu về thời gian cung ứng, giảm tỷ lệ hư hỏng hàng hóa, tăng sự tin cậy, Từ đó, thời gian cung ứng hàng hóa cho khách hàng được rút ngắn, tỷ lệ hàng hư hỏng giảm, tăng sự hài lòng của khách hàng

Thứ hai là mục tiêu chi phí Tổng chi phí của các nghiệp vụ trong quy trình cung ứng hàng hóa giảm giúp quá trình cung ứng hàng hóa hiệu quả đồng thời thỏa mãn khách hàng về mặt giá cả hàng hóa và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tối ưu tổng chi phí bằng cách đổi mới công nghệ, tự động hóa các hoạt động có tính lặp đi lặp lại, tối thiểu hóa các sai lệch

Nguyên tắc của quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ bao gồm:

Thứ nhất là triển khai quá trình cung ứng phải dựa vào các phương pháp bán hàng tối ưu đã định

Trang 14

Thứ hai là đảm bảo ứng dụng tốt các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại trong cung ứng

Thứ ba là đảm bảo hiệu quả kinh tế của các quy trình phục vụ bán hàng, duy trì tốt số lượng và chất lượng hàng hoá

2.3 Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ

Quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại doanh nghiệp bao gồm việc lập kế hoạch cung ứng để xác định quy trình cung ứng, sau đó triển khai quy trình và đánh giá quy trình để có sự thay đổi phù hợp Như vậy, quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ được xác định phụ thuộc vào kế hoạch cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp

Bảng 2.1 Hai phương pháp bán lẻ hàng hóa

Phương pháp bán hàng truyền thống Phương pháp bán hàng tiến bộ Khái niệm Phương pháp bán hàng qua quầy có

sự ngăn cách về không gian trong cửa hàng giữa khách hàng - người bán - hàng hóa và các thiết bị bán hàng hay quầy hàng

Tạo ra không gian mở để gia tăng tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng với hàng hóa, thiết bị và người bán, thu tính tiền tập trung

Đặc điểm Hoạt động mua hàng của khách dựa trên sự phục vụ của người bán hàng

Khách hàng tiếp cận hàng hóa chủ động, từ đó giảm đến mức tối Triển khai quá

trình cung ứng hàng trực tiếp Xây dựng kế

hoạch logistics bán hàng

Kiểm soát quá trình cung ứng

trực tiếp

Hình 2.1 Sơ đồ quản trị cung ứng hàng hóa trong bán hàng

Trang 15

Khách hàng ít tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, khả năng lựa chọn hàng hoá bị hạn chế, người bán và người mua bị ngăn cách bởi các thiết bị trưng bày

đa các thao tác đối với hàng hoá ở nơi bán, đảm bảo cho khách hàng tiếp cận, tìm hiểu và lựa chọn hàng hoá tự do

(Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018)

Phương pháp bán hàng tiến bộ có đa dạng các hình thức bán hàng tiến bộ như tự phục vụ, tự chọn, bán hàng theo mẫu, bán theo đơn đặt hàng; bán lưu động; bán qua mạng,… Mỗi hình thức bán hàng sẽ có quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ khác nhau và được cụ thể qua bảng 2.2

Bảng 2.2 Các hình thức bán lẻ trong phương pháp bán hàng tiến bộ

Bán lẻ cung ứng tới địa điểm của khách hàng

Đặc điểm Bán hàng lưu động, doanh nghiệp dựa và dự đoán nhu cầu để chuẩn bị hàng hóa và đưa hàng tới các địa điểm có sức mua tập trung Khách hàng chọn hàng từ các phương tiện chở hàng tại các địa điểm thuận tiện, trả tiền hàng và công phục vụ

Yêu cầu logistics

Cần chuẩn bị tốt về dịch vụ mặt hàng, phương tiện vận chuyển, dự báo lượng bán chính xác để tận dụng năng lực phương tiện chuyên chở và hiệu quả của lượng hàng dự trữ trong mỗi hành trình bán hàng Cần căn cứ vào các tuyến đường và nhu cầu cụ thể để thiết kế và triển khai tốt nhất các hoạt động phục vụ tại chỗ nhằm gia tăng hiệu quả của hình thức này

Quy trình

Hình thức bán hàng tự chọn

Đặc điểm Hình thức khách hàng tự do tiếp cận và tìm hiểu hàng hoá ở vị trí bày hàng Người bán hướng dẫn, tư vấn, chuẩn bị hàng hóa mà khách hàng đã chọn, thanh toán tiền hàng trực tiếp ở nơi bán (cửa hàng thực phẩm), ở bàn bao gói (cửa hàng công nghệ), hoặc ở nơi thu tiền tập trung trong gian hàng

Vận chuyển và bán hàng theo hành

trình Chuẩn bị và

chất xếp hàng hóa lên phương

tiện vận tải Dự tính số

lượng và cơ cấu hàng

bán

Dự tính hành trình vận chuyển

Hình 2.2 Quy trình bán lẻ lưu động

Trang 16

Hình thức bán hàng tự phục vụ

Đặc điểm Hình thức người mua tự do tiếp cận hàng hoá để ngỏ trên các thiết bị thích hợp trong cửa hàng, tự mình xem xét và lựa chọn hàng hoá mà không cần sự giúp đỡ của người bán, trả tiền mua hàng ở nơi thu tiền tập trung Hình thức tiên tiến giúp phân định chức năng giữa nhân viên phục vụ và khách hàng; khách hàng tự do tiếp xúc hàng hóa, thỏa mái lựa chọn và tăng sự hài lòng cho khách hàng Đồng thời, doanh nghiệp giảm bớt nhân viên cửa hàng, nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí phục vụ khách hàng

Yêu cầu logistics trong bán hàng tự phục vụ

Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ và hàng hoá để khách hàng dễ lựa chọn và thuận tiện khi thanh toán tiền Tăng cường các biện pháp tự động hóa quá trình cung ứng hàng hóa, nâng cao năng suất lao động, công suất thiết bị và diện tích doanh nghiệp, đồng thời, tăng dự trữ trong gian hàng và giảm dự trữ ở phòng bảo quản

Quy trình cung ứng

Hình thức bán hàng theo mẫu

Đặc điểm Hình thức mà khách hàng tự mình hoặc với sự giúp đỡ của người bán chọn hàng theo mẫu được trưng bày ở gian hàng, trả tiền ở quầy tính tiền và nhận hàng theo mẫu đã chọn Hàng có thể được giao đến nơi khách hàng yêu cầu và khách hàng sẽ trả những chi phí vận chuyển phát sinh Yêu cầu

logistics trong bán hàng theo mẫu

Yêu cầu logistics đòi hỏi phải chú trọng tới quy hoạch mặt bằng và không gian phòng bán và phòng chứa hàng hợp lý, chú trọng công tác bao gói, mã hóa rõ ràng tên sản phẩm, giá cả, loại và ký hiệu nhà sản xuất,… Tuỳ theo mẫu hàng mà người bán tư vấn thêm cho khách hàng

Quy trình

Thanh toán tiền cho khách hàng Tiếp và

hướng dẫn khách vào cửa hàng

Tư vấn và giúp khách chọn hàng

Kết thúc lần bán cho khách hàng

Giao hàng và kết thúc lần

bán Thanh

toán tiền mua hàng cho khách hàng Tiếp và

tìm hiểu nhu cầu của khách

Hướng dẫn khách chọn hàng theo mẫu

Chuẩn bị hàng để giao cho

khách hàng

Hình 2.3 Quy trình bán lẻ theo hình thức tự phục vụ

Hình 2.4 Quy trình bán hàng theo mẫu

Trang 17

Bán lẻ theo đơn đặt hàng

Đặc điểm Hình thức cửa hàng nhận đặt hàng theo thông qua Internet, trên các nền tảng thương mại điện tử hoặc ở những điểm tiếp nhận trực tiếp Nhân viên cửa hàng tiến hành chuẩn bị hàng hóa theo đơn và giao hàng hóa cho khách hàng

Yêu cầu logistics

Chú trọng vào khâu tiếp nhận, xử lý đơn hàng, chuẩn bị hàng và giao hàng khẩn trương, chính xác Hình thức này thường áp dụng đối với những hàng hoá đồng nhất về tiêu chuẩn, ít phải lựa chọn

Quy trình cung ứng

(Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018)

b, Xác định tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hóa bán lẻ

Dự báo tổng lượng và cơ cấu hàng hóa bán ra theo kế hoạch rất quan trọng, bởi đó là cơ sở xác định kế hoạch ngân sách bán lẻ để triển khai tốt hoạt động logistics Doanh nghiệp cần dự tính mức bán ra theo mỗi hình thức bán lẻ và theo các kiểu dòng cung ứng Đồng thời, các số liệu cần được tính cụ thể cho từng loại mặt hàng hoặc nhóm hàng cụ thể trong từng thời kỳ Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ảnh hưởng đến quyết định nhập hàng đầu vào và lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp Do đó, tính chính xác và cụ thể của dự báo tổng mức và cơ cấu hàng hóa là rất cần thiết để từ đó có thể xây dựng quy trình cung ứng hiệu quả

c, Thiết kế các quy trình cung ứng bán lẻ

Quy trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng được xây dựng dựa trên cách thức bán hàng và đặc điểm của chuỗi cung ứng Các quy trình logistics bán hàng bắt đầu từ khi hàng hóa được cung ứng đến cửa hàng cho đến khi được bán Từng công đoạn và thao tác phục vụ được cụ thể hóa để dòng vận hành được thông suốt

Tính và thu tiền hàng của

khách Chuẩn bị

hàng theo đơn đặt Tiếp nhận

đơn đặt hàng của

khách

Tập hợp phân loại

đơn đặt hàng

Giao hàng cho khách

Hình 2.5 Quy trình bán lẻ theo đơn đặt hàng

Trang 18

Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2018)

d, Xây dựng phương án cung cấp thiết bị phục vụ bán hàng

Mỗi một hình thức và quy trình cung ứng bán lẻ đòi hỏi các phương án thiết bị tương ứng Doanh nghiệp cần tính toán số lượng, cơ cấu thiết bị hợp lý, đảm bảo đầy đủ và phát huy hết công suất Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng phương án cơ giới hoá quá trình cung ứng trong cửa hàng để quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ được liên tục, thống nhất, phục vụ khách tốt nhất và đảm bảo hợp lý về chi phí

2.3.2 Triển khai quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ

Quy trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng quy định và liên kết nội dung, vị trí, thời gian và trật tự thực hiện xử lý dòng hàng từ khi hàng hoá đến cửa hàng cho đến khi bán cho khách Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ gồm các nghiệp vụ tiếp nhận hàng vào cửa hàng, bảo quản hàng hóa, chuẩn bị hàng hóa, phục vụ khách hàng

Chuẩn bị hàng để bán

Di chuyển hàng hóa vào gian hàng

Chuẩn bị gian hàng chuẩn bị thiết bị và

bày hàng

Chuẩn bị hàng để bán

Di chuyển hàng hóa vào gian hàng

Bán hàng

Làm chứng từ

Hình 2.6 Quy trình cung ứng hàng hóa chi tiết trong bản lẻ tự phục vụ

Trang 19

Dạng (2): Quy trình gồm ba công đoạn, áp dụng đối với những hàng hoá không thể hoặc không cần dự trữ tại cửa hàng như thực phẩm tươi sống

Dạng (3): Quy trình ngắn nhất, gồm hai công đoạn áp dụng đối với những hàng hoá đã được chuẩn bị sẵn sàng để bán tại cửa hàng và trong những điều kiện chỉ cần nhập hàng hàng ngày mà không cần dự trữ

Nghiệp vụ tiếp nhận hàng hóa tại cửa hàng

Tiếp nhận hàng hóa là khâu đầu tiên trong quy trình cung ứng hàng hóa tại cửa hàng bán lẻ, được thực hiện kế tiếp và đồng thời với việc bốc dỡ hàng hoá Tổ chức tiếp nhận hàng hóa phải đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, và duy trì tốt số lượng và chất lượng Nghiệp vụ tiếp nhận hàng bao gồm tiếp nhận về số lượng và chất lượng Nếu phát hiện hàng hoá thừa, thiếu hoặc không đảm bảo chất lượng thì phải lập biên bản để quy trách nhiệm vật chất giữa các bên Sau khi giao nhận hàng hóa, phải tiến hành hạch toán nghiệp vụ nhập hàng để cung cấp thông tin cho kiểm soát quá trình cung ứng Hàng hoá sau khi tiếp nhận có thể được chuyển thẳng ra gian hàng để bán, chuyển sang bộ phận chuẩn bị hàng, hoặc chuyển sang phòng bảo quản để dự trữ bán ra

Bảo quản hàng hóa trong cửa hàng

Tổ chức bảo quản hàng hóa trong cửa hàng bao gồm: phân bố và chất xếp hàng hoá, chăm sóc và giữ gìn hàng hoá Đối với mỗi loại hàng hoá bảo quản trong cửa hàng, cần cố định vị trí của chúng có tính đến kích thước, tần số bán, khối lượng công việc chuẩn bị hàng và điều kiện di chuyển hàng hoá ra gian hàng

Trong các cửa hàng thực phẩm, cần phải bố trí các thiết bị lạnh để duy trì chế độ bảo quản phù hợp cho hàng hoá Việc áp dụng bao bì, thiết bị (mâm hoặc thùng tải) cho phép giảm bớt đáng kể thời hạn bảo quản hàng hóa trong cửa hàng, và do đó giảm được diện tích dùng để dự trữ và bảo quản trong cửa hàng từ 40 - 60% diện tích phòng bảo quản và tương ứng tăng diện tích doanh nghiệp Việc áp dụng giao và bán hàng hoá

Bán hàng Tiếp nhận

hàng

Bảo quản hàng

Chuẩn bị hàng

Hình 2.7 Quy trình cung ứng hàng hóa trong cửa hàng bán lẻ

Trang 20

bằng thùng tải đem lại hiệu quả kinh tế to lớn như giảm chi phí lao động và thời gian của nhân viên cửa hàng, tăng tốc độ chu chuyển hàng hoá, giảm dự trữ hàng hóa trong cửa hàng

Nghiệp vụ chuẩn bị hàng bán

Nghiệp vụ logistics này có thể do bên sản xuất hoặc nhà kho thương mại thực hiện tùy vào loại giá bán buôn đã chọn, hoặc cam kết giữa các bên trong giao dịch Các nghiệp vụ chính: mở bao bì, phân loại, làm sạch, pha lọc, lắp ráp, chỉnh lý, định lượng Những thao tác này thường có vai trò quan trọng trong bán lẻ hàng thực phẩm do đặc điểm tự nhiên và tiêu dùng của mặt hàng Tổ chức chuẩn bị hàng hóa cần có kế hoạch về nơi công tác; phân công lao động hợp lý; sử dụng thiết bị và công cụ chuyên dùng Đồng thời, phân bố thiết bị và vị trí công tác phải đảm bảo cho quá trình bao gói liên tục, giảm bớt khoảng cách di chuyển của hàng hoá, bao bì và vật liệu bao gói Giao hàng và di chuyển hàng hóa trong cửa hàng cần phải cơ giới hoá do hàng hóa có thể thuộc loại lao động nặng, chi phí sức lao động cao

Phục vụ khách hàng (bán hàng) trong cửa hàng

Phục vụ khách hàng trong bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình cung ứng hàng hóa trong cửa hàng, kết thúc quá trình logistics trực tiếp, chuyển giao hàng hóa cho khách hàng Cơ cấu các thao tác của quy trình phụ thuộc vào đặc điểm mặt hàng như hàng đơn giản, hàng phức tạp; đặc trưng nhu cầu như nhu cầu định sẵn, nhu cầu phát sinh khi mua Các kỹ năng bán hàng ở đây là sự phối hợp nhuần nhuyễn của cả hoạt động marketing và logistics nhằm thuyết phục khách hàng mua hàng và phục vụ quá trình bán hàng tốt nhất

2.3.3 Đánh giá quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ

Hiệu quả của quá trình cung ứng hàng hóa trong cửa hàng bán lẻ thể hiện ở các kết quả đầu ra như doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, năng suất bán hàng

Theo An Thị Thanh Nhàn và công sự (2018), để đánh giá tổng hợp hiệu quả của quá trình cung ứng tại cửa hàng bán lẻ có thể sử dụng chỉ tiêu Kv phản ánh mức độ tiến bộ trong phục vụ khách hàng, Kv càng lớn chất lượng phục vụ khách hàng càng cao:

Hi là độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại doanh nghiệp

2.4.1 Các yếu tố vĩ mô

Trang 21

Yếu tố kinh tế

Sự phát triển chung của nền kinh tế sẽ tác động tới tốc độ và sự tăng trưởng của ngành bán lẻ Các vấn đề về lạm phát, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập gây biến động trong nhu cầu của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa của doanh nghiệp Khi thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng tự tin hơn trong việc chi tiêu vào các sản phẩm Điều này có thể tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ để tăng doanh số bán hàng và mở rộng quy mô kinh doanh Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể tìm kiếm các sản phẩm mới, đa dạng hơn và có giá trị cao hơn Doanh nghiệp bán lẻ phải thích nghi và có sự thay đổi trong quy trình cung ứng sao cho phù hợp Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử, mua hàng trực tuyến, siêu thị và cửa hàng tiện lợi rất phát triển cho thấy hình thức bán lẻ góp phần không nhỏ cho nền kinh tế Các doanh nghiệp bán lẻ theo phương thức bán lẻ truyền thống cần có sự đón nhận và thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thị trường Do đó, quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ cần được thiết kế phù hợp với sự thay đổi từng giai đoạn

Yếu tố chính trị - pháp luật

Các chính sách, văn bản, quy định ban hành của Nhà nước thúc đẩy phát triển hoạt động logistics sẽ tác động đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong đó có quy trình cung ứng hàng hóa Các chính sách liên quan đến hạ tầng giao thông, phát triển mạng lưới bán lẻ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ đầu tư cơ sở kinh doanh, hỗ trợ việc chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại, là điều kiện thuận lợi để tối ưu các nguồn lực cho quá trình cung ứng hàng hóa Doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin và tận dụng để xây dựng quy trình cung ứng hàng hóa hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đặt ra về dịch vụ khách hàng và chi phí thấp

Yếu tố văn hóa - xã hội

Văn hóa - xã hội là yếu tố tác động dẫn đến sự thay đổi trong hành vi, phong cách, lối sống và thị hiếu của khách hàng Điều này ảnh hưởng trực tiếp quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ của doanh nghiệp Với xã hội ngày càng phát triển hiện nay, khách hàng có xu hướng mua hàng trực tuyến, rút ngắn thời gian mua hàng, muốn có đa dạng sự lựa chọn và đôi khi bao gồm cả nhu cầu giải trí Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết kế quy trình cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đặc điểm của sản phẩm

Yếu tố công nghệ

Công nghệ ngày càng phát triển, việc nắm bắt và ứng dụng những công nghệ tiên tiến một cách hiệu quả vào hoạt động kinh doanh là yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh Sự ra đời của các công nghệ mới giúp tự động hóa toàn bộ chuỗi cung ứng Với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý nguồn lực, hệ thống phân tích dữ liệu, tự động hóa, đa dạng các hình thức thanh toán, giúp doanh nghiệp tối giản hóa quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ Từ đó, doanh nghiệp rút ngắn thời gian cung ứng

Trang 22

hàng hóa, nâng cao tính chính xác, tăng tỷ lệ sẵn có hàng hóa tại cửa hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn khi nâng cao mức dịch vụ khách hàng và mức chi phí thấp

2.4.2 Các yếu tố vi mô

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là thành viên rất quan trọng trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò là nguồn cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp Các nhà cung cấp quyết định một phần lớn số lượng và chất lượng của hàng hóa cũng như sự thông suốt, liên tục của chuỗi cung ứng Hàng hóa bán lẻ thường bán với số lượng nhỏ nhưng khách hàng yêu cầu cao về tính sẵn có, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh, đảm bảo số lượng và chất lượng Mối quan hệ với nhà cung cấp chặt chẽ thì quy trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng được diễn ra liên tục và kịp thời Từ đó, doanh nghiệp đạt được mục tiêu dịch vụ khách hàng và mức chi phí thấp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần mở rộng quan hệ với nhiều nhà cung cấp để có phương án dự phòng khi có biến động của thị trường liên quan đến nguồn cung như đứt hàng, hàng về chậm, tăng giá,

Khách hàng

Khách hàng là mục tiêu cuối cùng của chuỗi cung ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là triết lý hoạt động của các doanh nghiệp Do đó, tác động của khách hàng đến quy trình cung ứng rất to lớn Tầm quan trọng của khách hàng được thể hiện rõ khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương pháp và hình thức bán lẻ trong phần lập kế hoạch cho quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ phù hợp với nhu cầu khách hàng và đặc điểm mặt hàng cung ứng Khách hàng là yếu tố đầu tiên để doanh nghiệp quyết định cơ cấu hàng hóa cung ứng từng thời điểm thích hợp để xây dựng quy trình cung ứng hàng hóa đáp ứng sức mua của khách hàng và có chiến lược dự trữ hàng hóa hiệu quả

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp cùng kinh doanh những sản phẩm tương tự hoặc giống nhau và có cùng đối tượng khách hàng mục tiêu Các doanh nghiệp cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu về doanh số và thị phần trên thị trường Hàng hóa bán lẻ có tính cạnh tranh rất khốc liệt do không có sự khác biệt quá nhiều về chất lượng sản phẩm, vì vậy các doanh nghiệp hướng tới cạnh tranh về dịch vụ khách hàng Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp Quy trình được cải tiến, ứng dụng công nghệ, hoạt động hiệu quả thì nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá thành, thời gian cung ứng, tính chính xác và các dịch vụ như vận chuyển, tư vấn, liên quan đến sản phẩm đạt mức dịch vụ khách hàng cao Từ đó, doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ

Năng lực của doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp chính là sức mạnh nội tại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng Doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi có đủ các nguồn lực về tài chính, nhân lực và các điều kiện cơ sở vật chất

Trang 23

Về tài chính, doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc giúp việc đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, các trang thiết bị, phương tiện vận tải dễ dàng Từ đó, doanh nghiệp chủ động trong quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ cho khách hàng Để quá trình cung ứng hiệu quả, không chỉ có nguồn vốn dồi dào mà còn phải biết cách sử dụng nguồn vốn một cách tối ưu nhất để mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

Về nhân lực, con người là yếu tố trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp Doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm lâu năm, nhạy bén với thị trường, ứng dụng công nghệ tốt giúp cho các hoạt động cung ứng hàng hóa bán lẻ được diễn ra hiệu quả, tránh các chi phí phát sinh

Về cơ sở vật chất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sở hữu các phương tiện vận tải, nhà kho hay thuê ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ Nếu doanh nghiệp sở hữu phương tiện vận tải, nhà kho giúp tăng kiểm soát và chủ động trong việc cung ứng hàng hóa Ngược lại, khi doanh nghiệp đi thuê sẽ bị phụ thuộc vào bên thứ 3 nhưng các hoạt động thuê ngoài được chuyên môn hóa, tăng tính linh động và có thể tiết kiệm chi phí nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đủ lớn

Trang 24

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA BÁN LẺ TẠI CÔNG TY TNHH SAVOR VIỆT NAM

3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Savor Việt Nam

3.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH Savor Việt Nam

Công ty trách nhiệm hữu hạn Savor Việt Nam được thành lập ngày 30/05/2018 bởi ông Lê Tuấn Hiệp Trụ sở chính của công ty tại số nhà 108, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Công ty hiện tại đang hoạt động với ngành F&B với chuỗi 10 cửa hàng và 3 bếp tại nội thành Hà Nội

Bảng 3.1 Chuỗi 10 cửa hàng bán lẻ và bếp tại Công ty TNHH Savor Việt Nam

2 S6 Savor Nguyễn Chánh 9 S14 Savor Thợ Nhuộm

3 S7 Savor Hồ Tùng Mậu 10 S19 Savor Linh Đàm

5 S11 Savor Phùng Hưng 12 B5 Bếp Trường Chinh

7 S13 Savor Nguyễn Huy Tưởng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hiện tại, công ty sở hữu 2 thương hiệu là Savor Bread và Savor Cake

Năm 2018, công ty thành lập thương hiệu Savor Bread Savor Bread là cửa hàng bán đồ ăn nhanh, với 3 sản phẩm chính là bánh mì – xôi – trà

Năm 2020, công ty phát triển và thành lập thêm thương hiệu Savor Cake Savor Cake sản xuất và kinh doanh bánh sinh nhật, bánh ngọt, bánh trung thu và kẹo Tết

4 giá trị cốt lõi của Savor là Chủ động – Tương trợ - Kiên trì – Cải tiến Savor luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm về ngành F&B tốt nhất và

Trang 25

3.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH Savor Việt Nam hoạt động trong ngành F&B Công ty đã đăng ký kinh doanh các danh mục ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là Chế biến, bảo quản các sản phẩm từ thịt, rau quả, sữa; Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột; Sản xuất các loại bánh từ bột; Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn; Bán buôn thực phẩm; Bán lẻ lương thực, thực phẩm; Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet; Dịch vụ ăn uống khác Công ty hoạt động kinh doanh với 2 thương hiệu: Savor Bread là cửa hàng bán đồ ăn nhanh, với 3 sản phẩm chính là bánh mì – xôi – trà Bánh mì với best seller là bánh mì thịt nướng mật ong, bánh mì bò tiêu kết hợp với sốt tạo hương vị vô cùng đặc biệt Xôi được yêu thích là xôi gà nấm và có thêm xôi tự chọn với nhiều topping đa dạng là điểm khác biệt của món xôi tại Savor Trà có giá thành cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường gồm trà sữa, trà hoa quả và sữa tươi

Savor Cake là thương hiệu cung cấp những chiếc bánh sinh nhật, bánh ngọt sử dụng các loại hoa quả tươi: dâu tây, việt quất, nho Mỹ xanh, xoài Những chiếc bánh được trang trí bắt mắt, hương vị đa dạng, tươi ngon mỗi ngày Savor Cake còn sản xuất bánh trung thu và kẹo Tết handmade đáp ứng nhu cầu khách hàng dịp lễ, Tết

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Bộ phận Hành chính nhân sự - Công ty TNHH Savor Việt Nam)

Bộ phận Công

nghệ thông tin Bộ phận

Hành chính nhân sự

Phòng Mua hàng

2 kho, 3 bếp và 10 cửa hàng Bộ phận

Marketing & Sale

Bộ phận Kế - Kiểm Bộ phận

Cung ứng

Phòng Logistics

Phòng Information Technology

Khối cửa hàng Giám đốc

Khối văn phòng

Phòng Business Solution

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Savor

Trang 26

Cơ cấu tổ chức của Savor được chia làm 2 khối là khối văn phòng và khối cửa hàng Công ty xây dựng cơ cấu tổ chức theo hình thức trực tuyến - chức năng Giám đốc là người có quyền hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo tất cả các công việc của công ty Các nhiệm vụ được phân chia cho các phòng và bộ phận dựa trên chức năng của từng bộ phận

Bảng 3.2 Cơ cấu nhân sự tại Công ty TNHH Savor Việt Nam tháng 1/2023

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 Quy trình bán lẻ lưu động - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 2.2 Quy trình bán lẻ lưu động (Trang 15)
Hình thức bán hàng tự chọn - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình th ức bán hàng tự chọn (Trang 15)
Hình thức bán hàng tự phục vụ - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình th ức bán hàng tự phục vụ (Trang 16)
Hình 2.5 Quy trình bán lẻ theo đơn đặt hàng - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 2.5 Quy trình bán lẻ theo đơn đặt hàng (Trang 17)
Hình 2.6 Quy trình cung ứng hàng hóa chi tiết trong bản lẻ tự phục vụ - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 2.6 Quy trình cung ứng hàng hóa chi tiết trong bản lẻ tự phục vụ (Trang 18)
Hình 2.7 Quy trình cung ứng hàng hóa trong cửa hàng bán lẻ - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 2.7 Quy trình cung ứng hàng hóa trong cửa hàng bán lẻ (Trang 19)
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Savor - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Savor (Trang 25)
Hình 3.2 Quy trình cung ứng hàng hóa theo hình thức bán hàng tự chọn tại Savor - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 3.2 Quy trình cung ứng hàng hóa theo hình thức bán hàng tự chọn tại Savor (Trang 33)
Hình 3.3 Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ theo đơn đặt hàng tại Savor  (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 3.3 Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ theo đơn đặt hàng tại Savor (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (Trang 34)
Hình 3.4 Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Savor - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 3.4 Quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Savor (Trang 37)
Hình 3.5 Minh họa Logistics Entry và Buying Entry tại Savor - hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại công ty tnhh savor việt nam
Hình 3.5 Minh họa Logistics Entry và Buying Entry tại Savor (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w