MỤC LỤC
Khóa luận được thực hiện nhằm tìm hiểu chi tiết về quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại Công ty TNHH Savor Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tạo Công ty TNHH Savor Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung.
Đối với dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu đến từ giáo trình, bài giảng của trường Đại học Thương mại và các trường đại học kinh tế khác, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến cung ứng hàng hóa bán lẻ. Phương pháp so sánh, phân tích: So sánh kết quả kinh doanh của công ty qua từng năm, đánh giá hiệu quả của quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình cung ứng tại Công ty TNHH Savor Việt Nam.
Nguồn dữ liệu liên quan đến tình hình kinh doanh, các hoạt động cung ứng hàng hóa được cung cấp bởi các phòng ban của Công ty TNHH Savor Việt Nam như phòng mua, bộ phận Kế - Kiểm, bộ phận Hành chính nhân sự,. Phương pháp tổng hợp thống kê: Tiến hành thống kê và hệ thống hóa các tài liệu đã thu thập được, từ đó rút ra những thông tin hữu ích và đưa ra những kết luận có tính chất chung quy và có thể tổng quát hóa.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình cung ứng bánh sinh nhật của công ty, đòi hỏi quy trình cần ngắn gọn, thời gian chuẩn bị và hoàn thành đơn hàng ngắn nhất có thể đồng thời khắc phục tình trạng bánh hay bị xô lệch trong vận chuyển. Để đạt được mức dịch vụ khách hàng tốt nhất với chi phí thấp nhất, Savor xây dựng quy trình cung ứng hàng hóa đảm bảo các yêu cầu an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ, cỏc cụng đoạn trong quy trỡnh rừ ràng và đơn giản húa. Savor đã xây dựng quy trình cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong thời gian 1 giờ từ khi khách hàng đặt bánh trong bán kính 3 km của 3 bếp tại nội thành đã tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh về thời gian cung ứng.
Đặc tính của Savor Bread là đồ ăn nhanh, yêu cầu của khách hàng cung ứng ngay lập tức và giá trị thành phẩm không cao nên quy trình cung ứng sẽ tập trung vào hệ thống các cửa hàng đang đặt tại Hà Nội kết hợp với các ứng dụng công nghệ, app giao hàng và nền tảng thương mại điện tử. Savor đã điều chỉnh quy trình cung ứng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu mua tăng của khách hàng từ thiết kế không gian, trưng bày hàng hóa, dự trữ hàng hóa, khả năng chuẩn bị hàng và giao hàng đều cần được diễn ra nhanh chóng.
Thông qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng, các nền tảng mạng xã hội, các khảo sát thị trường và những phản hồi trực tiếp từ khách hàng, bộ phận Marketing sẽ tổng hợp, phân tích để xác định thị hiếu của khách hàng, các sản phẩm được yêu thích nhiều và xu hướng của thị trường. Dựa vào dự liệu thu thập được, Marketing dự báo nhu cầu của khách hàng và thông báo đến các bộ phận liên quan như phòng Mua hàng sẽ điều chỉnh lượng đặt hàng tăng/giảm theo nhu cầu của khách và tình hình thị trường, Logistics điều chỉnh tăng lượng hàng hóa cho các cửa hàng và Bếp tăng số sản xuất. Đặc biệt, Savor Cake với những chiếc bánh hình thức bắt mắt được trưng bày trong tủ mát, khách hàng lựa chọn và yêu cầu thêm các dịch vụ đi kèm như hình thức đóng hộp, viết thiệp, giao hàng đến địa chỉ yêu cầu và khách hàng trả các chi phí phát sinh.
Công việc chuẩn bị hàng hóa của nhân viên trong các cửa hàng bao gồm sắp xếp hàng hóa lên kệ, trưng bày bán thành phẩm ra các khay bảo quản trong tủ mát hoặc tủ kính theo đúng điều kiện bảo quản và chuẩn bị hàng cho các đơn đặt hàng thông qua kênh online. Tổng hợp các phản hồi từ các khách hàng trong tháng 3 của bộ phận Marketing, có đến gần 94% khách hàng cảm thấy thoải mái khi thực hiện mua hàng tại cửa hàng và họ chia sẻ họ thích được trải nghiệm lựa chọn các sản phẩm và được nhìn trực tiếp quá trình làm ra như được xem trực tiếp chiếc bánh mì được làm từ những bán thành phẩm mình lựa chọn.
Nhân viên cửa hàng tư vấn cho khách, kiểm tra sự sẵn có của hàng hóa tại cửa hàng và phối hợp với Logistics để điều phối hàng hóa đến cửa hàng nếu thiếu và sắp xếp phương tiện vận chuyển để tối ưu sức chứa của phương tiện và quãng đường vận chuyển. Những dự báo về tổng mức và cơ cấu luân chuyển là cơ sở quan trọng cho xử lý hàng hóa của các phòng, bộ phận liên quan trong quy trình cung ứng hàng hóa và là tiền đề có các kế hoạch cung ứng hàng hóa theo tuần, tháng và quý. Tỷ lệ hao hụt hàng hóa của công ty theo thống kê cho thấy đạt mức thấp nhất chỉ 1%, nghĩa là toàn bộ nguyên liệu đầu vào đều được công ty kiểm soát, sử dụng một cách tối ưu nhất và tạo ra tối đa các thành phẩm đạt chất lượng cao.
Thương hiệu Savor Cake đảm bảo giao hàng 1 giờ từ khi khách hàng đặt hàng với bán kính cách 3 bếp nhỏ hơn 3 km nhờ quy trình được đơn giản hóa giữa các khâu, thông tin trên hệ thống nhanh nhạy giữa các bộ phận, giúp các bếp sản xuất kịp thời. Các hoạt động bán hàng tại chuỗi cửa hàng của công ty cũng nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng, trong khảo sát tháng 3 có đến 94% khách hàng hài lòng, có mong muốn trải nghiệm mua hàng tiếp tại cửa hàng và giới thiệu cho mọi người xung quanh, các cửa hàng trên nền tảng thương mại điện tử được đánh giá 4.7/5.
4 giỏ trị cốt lừi của Savor là Chủ động – Tương trợ - Kiên trì – Cải tiến sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy để nhằm đạt được mục tiêu mang đến cho khách hàng những sản phẩm về ngành F&B tốt nhất và những trải nghiệm hoàn toàn mới về sản phẩm cùng chất lượng dịch vụ cao nhất. Cơ quan ban ngành nhà nước xây dựng các tiêu chí đo lường, kiểm tra theo các chuyên đề để đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy trình và chất lượng sản phẩm luôn được an toàn, đồng thời phát hiện các cơ sở sản xuất hàng không đảm bảo chất lượng và xử lý kịp thời. Việc cụ thể hóa tổng mức và cơ cấu hàng hóa cho từng cơ sở giúp hạn chế việc luân chuyển hàng hóa giữa các cơ sở, từ đó tiết kiệm chi phí phát sinh và công ty không bị mất doanh thu khi khách hàng có nhu cầu mua hàng nhưng cơ sở hết hàng.
Hệ thống camera gắn tại cửa hàng không chỉ đảm bảo an ninh cửa hàng mà thu thập hình ảnh, dữ liệu trực tiếp từ các cửa hàng để tiến hành thu thập, phân tích về nhu cầu mua sắm cũng như xây dựng hệ thống thu thập thụng tin trực tiếp để theo dừi tỡnh hỡnh tiờu thụ hàng húa và nắm bắt được xu hướng biến động thị trường sát nhất. Ngoài ra, có các ứng dụng phân tích dữ liệu Microsoft Power BI - một công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ cho phép công ty trực quan hóa và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ứng dụng cũng tích hợp hoàn hảo với các sản phẩm khác của Microsoft thuận tiện trong quá trình phân tích dữ liệu.
Cụ thể, bộ phận Công nghệ thông tin thiết kế tổng hợp danh sách hàng hóa có khả năng không bán trước hạn sử dụng dựa trên số lượng hàng nhập, hạn sử dụng bộ phận Kho xác nhận trên hệ thống khi nhận hàng và số bán tại các cơ sở. Các thông tin sẽ được tổng hợp vào ngày cuối làm việc trong tuần để phòng Logistics nắm bắt tình hình hàng hóa nhập/xuất và có phương án cải thiện cho hoạt động luân chuyển, kiểm soát chi phí phát sinh và xây dựng kế hoạch điều phối hàng hóa phù hợp giữa các cơ sở có doanh thu khác nhau. Sự biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến thực phẩm nói chung và Savor nói riêng thích nghi, nhanh nhạy chuyển mình để tồn tại và phát triển.
Trong đó tập trung vào các khái niệm liên quan đến quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ; nội dung chính của quá trình cung ứng hàng hóa bán lẻ bao gồm lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát; nội dung quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại cửa hàng từ tiếp nhận hàng hóa, bảo quản hàng hóa, chuẩn bị hàng hóa và bán hàng. Mặc dù còn hạn chế trong nghiên cứu, nội dung khóa luận vẫn cung cấp các thông tin hữu ích về quy trình cung ứng hàng hóa bán lẻ tại một doanh nghiệp bán lẻ thực tế, một số giải pháp có thể giúp hoạt động cung ứng cho công ty bán lẻ kinh doanh thực phẩm nói chung và Savor nói riêng được hoàn thiện hơn.