1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại Công ty TNHH Haivina
Tác giả Nguyễn Minh Trí
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Khắc Huy
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN (9)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu (10)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.4.2 Không gian nghiên cứu (12)
      • 1.4.3 Thời gian nghiên cứu (12)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp (13)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN (13)
    • 2.1 Một số khái niệm cơ bản về hoạt động vận chuyển (13)
      • 2.1.1 Khái niệm vận chuyển (13)
      • 2.1.2 Đặc điểm của hoạt động vận chuyển (14)
      • 2.1.3 Phân loại hoạt động vận chuyển (15)
      • 2.1.4 Vai trò của hoạt động vận chuyển (19)
      • 2.1.5 Các chủ thể tham gia vào hoạt động vận chuyển (20)
    • 2.2 Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động vận chuyển (21)
      • 2.2.1 Xác lập mục tiêu vận chuyển (21)
      • 2.2.2 Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển (22)
      • 2.2.3 Quản lí thuê ngoài hoạt động vận chuyển (24)
      • 2.2.4 Chứng từ trong hoạt động vận chuyển (25)
    • 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị vận chuyển (26)
      • 2.3.1 Các yếu tố bên trong (26)
      • 2.3.2 Các yếu tố bên ngoài (27)
  • CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY TNHH HAIVINA (28)
    • 3.1 Tổng quan về công ty TNHH HAIVINA (28)
      • 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (28)
      • 3.1.2 Cơ cấu tổ chức (29)
      • 3.1.3 Đặc điểm sản phẩm và thị trường (30)
      • 3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh (31)
    • 3.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty TNHH (32)
      • 3.2.1 Yếu tố bên trong (32)
      • 3.2.2 Yếu tố bên ngoài (33)
    • 3.3 Thực trạng hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty TNHH HAIVINA (33)
      • 3.3.1 Thực trạng hoạt động vận chuyển của Công ty (33)
      • 3.3.2 Mục tiêu quản trị vận chuyển (35)
      • 3.3.3 Thuê ngoài hoạt động vận chuyển (36)
      • 3.3.4 Quản lí hoạt động vận chuyển (37)
      • 3.3.5 Chứng từ trong hoạt động vận chuyển (38)
    • 3.4 Đánh giá hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty TNHH HAIVINA (41)
      • 3.4.1 Thành tựu đạt được (41)
      • 3.4.2 Hạn chế (41)
      • 3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế (42)
  • CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY TNHH HAIVINA (43)
    • 4.1 Dự báo về sự thay đổi của môi trường, thị trường và phương hướng của công (43)
      • 4.1.1 Dự báo về sự thay đổi của môi trường, thị trường (43)
      • 4.1.2 Phương hướng của Công ty trong tương lai (44)
    • 4.2 Đề xuất giải pháp (45)
      • 4.2.1 Ứng dụng số hóa trong quy trình quản trị vận chuyển hàng hóa (45)
      • 4.2.2 Cân bằng giữa nguồn lực nội bộ và nguồn lực bên ngoài (46)
      • 4.2.3 Nâng cao tính chuyên môn hóa của các hoạt động logistics trong doanh nghiệp, bao gồm hoạt động vận chuyển (46)
      • 4.2.4 Chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực (47)
    • 4.3 Đề xuất của sinh viên trong quá trình thực tập (48)
      • 4.3.1 Đối với doanh nghiệp (48)
      • 4.3.2 Đối với giảng viên, Bộ môn, Khoa và Nhà trường liên quan đến chương trình đào tạo (49)
  • KẾT LUẬN (50)

Nội dung

Trên cơ sở đó, kết hợp với thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp và tìm hiểu và một số tài liệu có liên quan, sinh viên quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản trị vận ch

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

Tính cấp thiết của đề tài

Có thể coi vận tải là một hoạt động có vai trò chủ chốt, có tác động trực tiếp tới các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Đây là ngành xương sống, tạo ra sự kết nối và giao thoa giữa các vùng kinh tế, tạo sự lưu thông và dòng chảy ổn định cho hàng hóa

Bộ Giao thông vận tải đánh giá tình hình chung của ngành vận tải trong nửa đầu năm 2023 như sau: năng lực vận chuyển, chất lượng dịch vụ vận tải, sản lượng vận tải đều ghi nhận sự tăng trưởng ở các lĩnh vực, qua đó cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, đi lại của toàn xã hội Đáng chú ý, lĩnh vực vận tải hàng hóa tháng 6 ghi nhận mức sản lượng hơn 186 triệu tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022 Lũy kế 6 tháng ước đạt gần 1.109 triệu tấn, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022 Cụ thể, tình hình vận chuyển hàng hóa 6 tháng năm 2023 so với cùng kỳ của từng loại hình như sau: đường thủy tăng mạnh mẽ 30,8%; đường biển tăng 13,3%; còn đường bộ tăng trưởng 12,7% Trái lại, đường sắt lao dốc 26,4%, ngành hàng không sụt giảm nhẹ 2,2% (theo Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê)

Nhìn từ góc độ của ngành hàng may mặc, hoạt động vận tải cũng là một trong những khâu chủ chốt, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại khi mà ngành này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, xu hướng nhận đầu tư từ nước ngoài và nhận hợp đồng gia công từ các khách hàng quốc tế cũng ngày một gia tăng, dẫn tới nhu cầu cũng như yêu cầu của ngành đối với hoạt động vận tải cao hơn và sâu sắc hơn Vai trò của hoạt động vận tải đối với ngành hàng may mặc được thể hiện qua một số khía cạnh như sau: Đầu tiên, vận chuyển có vai trò quan trọng đối với hoạt động duy trì, quản lí nguồn cung nguyên phụ liệu, của ngành may mặc Với thực trạng nguồn cung chủ yếu đến từ các thị trường quốc tế, các công ty may mặc ở nước ta nói riêng thường mua, nhập nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp ở nhiều nơi, vùng khác nhau Do đó, hoạt động vận tải có vai trò trong việc đảm bảo sự đa dạng về nguồn cung và sự luân chuyển liên tục, hiệu quả nguyên vật liệu trong toàn bộ chuỗi giá trị

Bên cạnh đó, vận chuyển là một trong những yếu tố tác động đến vị thế của nước ta trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng dệt may Đây là một trong những ngành hàng thu hút nhiều vốn FDI nhất của Việt Nam, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Không chỉ vậy, phần đông các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam hiện nay đang hoạt động theo mô hình gia công, do đó hoạt động vận chuyển và giao nhận đóng vai trò

10 vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo dòng hàng hóa được lưu thông trong suốt tiến trình của chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị

Công ty TNHH HAIVINA có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và gia công ngành hàng may mặc, là một trong những doanh nghiệp FDI có thâm niên hoạt động lâu nhất tại địa phương Với đặc điểm nguồn cung nguyên vật liệu và tập khách hàng đều ở phạm vi quốc tế, phủ khắp từ Mĩ, châu Âu đến châu Á, các hoạt động Logistics trong đó có vận chuyển hàng hóa vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho sự ổn định trong sản xuất và kinh doanh Hiện tại, Công ty đang thực hiện tốt cả về quản lí cũng như tác nghiệp vận chuyển hàng hóa, song cũng không thể tránh khỏi những biến động và rủi ro luôn tiềm ẩn và thường trực của hoạt động này

Như vậy, vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của hoạt động vận tải, vận chuyển hàng hóa đối với nền kinh tế và xã hội là vô cùng sâu sắc và to lớn Trên cơ sở đó, kết hợp với thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp và tìm hiểu và một số tài liệu có liên quan, sinh viên quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại Công ty TNHH

HAIVINA” là đề tài của khóa luận tốt nghiệp, và mong muốn sẽ có được cái nhìn bao quát, toàn diện về mặt thực tiễn và mang lại những giá trị nhất định đóng góp cho sự hoàn thiện và phát triển của công ty trong tương lai.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Rất nhiều tác giả, nhóm tác giả đã lựa chọn hoạt động quản trị vận chuyển là đề tài cho công trình nghiên cứu, luận án, luận văn v.v của mình Tuy nhiên, trong bối cảnh các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường ngành liên tục vận động, đổi mới và phát triển, tính thời sự và cấp thiết của đề tài không hề suy giảm, thậm chí còn trở nên quan trọng và hấp dẫn hơn, qua đó tạo tiền đề, cơ sở cho việc hoàn thiện và phát triển hoạt động vận chuyển nói chung từ vi mô đến vĩ mô Không chỉ vậy, đây còn là dấu hiện khẳng định tính thực tiễn và khả thi của đề tài này

Hiện nay, chưa có công trình hay ấn phẩm khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về hoạt động vận tải của công ty TNHH HAIVINA – đề tài mà sinh viên lựa chọn Dưới đây là một vài công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài:

- Nguyễn Thị Mỹ Vân, (2017), Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Logistics đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Công trình này được thực hiện nhằm chỉ ra các nhân tố thuộc dịch vụ Logistics tác động tích cực và tiêu cực ra sao tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Trong đó, vận chuyển được đánh giá dựa trên các tiêu chí về chất lượng dịch vụ, nguồn lực, thời gian và chi phí

- Vũ Thị Quỳnh, (2016), Chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty liên doanh TNHH NIPPON EXPRESS Việt Nam tại Hà Nội Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Qua nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty LD TNHH NIPPON EXPRESS Việt Nam Thực trạng chất lượng dịch vụ giao nhận của công ty được đánh giá qua: các đặc điểm kinh tế - kĩ thuật, sự tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ

- Phùng Anh Vũ, (2015), Quản lí dịch vụ Logistics tại Công ty cổ phần Logistics

VINALINK Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Ở luận văn này, tác giả chỉ ra thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics của Công ty VINALINK Mục 3.2.3 và 3.2.4 thuộc chương 3 của luận văn đề cập tới dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường biển và đường hàng không của Công ty

- Aidin Delgoshaei; Hengameh Norozi; Abolfazl Mirzazadeh; Maryam Farhadi Golnaz; Hooshmand Pakdel; Aisa Khoshniat Aram, (2019), A NEW MODEL

FOR LOGISTICS AND TRANSPORTATION OF FASHION GOODS IN THE PRESENCE OF STOCHASTIC MARKET DEMANDS CONSIDERING RESTRICTED RETAILERS CAPACITY EDP Sciences Nghiên cứu của nhóm tác giả dựa trên phân tích và xử lí dữ liệu từ hoạt động kinh doanh các mặt hàng thời trang tại những thị trường khác nhau ở Malaysia Qua bài nghiên cứu, nhóm tác giả mong muốn có thể tạo lập một mô hình giúp xác định cách thức để có thể phân phối hàng hóa với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất trong bối cảnh thị trường trăm người bán vạn người mua của ngành hàng thời trang

- CARANA Corporation, (2005), IMPACT OF TRANSPORT AND LOGISTICS

ON BULGARIA’S TEXTILE AND APPAREL COMPETITIVENESS U.S Agency for International Development Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án TESS (Trade Enhancement Service Sector), với mục đích đưa ra giải pháp nhằm giải quyết sự phức tạp, thiếu hiệu quả và tốn chi phí trong hoạt động vận tải và Logistics của các nhà sản xuất ngành hàng thời trang tại Bulgaria trước sức ép gay gắt đến từ các thị trường khác

Qua đây, có thể thấy các nghiên cứu kể trên đều xoay quanh một chủ đề chung là hoạt động vận tải, vận chuyển hàng hóa trong ngành hàng may mặc, song mỗi công trình lại tiếp cận theo nhiều hướng và hướng đến những đối tượng khác nhau, góp phần làm tăng tính đa dạng, đảm bảo tính mới và độc lập trong lựa chọn đề tài nghiên cứu Vì vậy, trên cơ sở kế thừa kết quả từ các đề tài đi trước, kết hợp với quan sát, nghiên cứu tại thực tế doanh nghiệp, sinh viên thực hiện đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại

Công ty TNHH HAIVINA” với hi vọng có thể mang lại những kết quả, đề xuất có ý nghĩa với sự phát triển của doanh nghiệp

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với mục tiêu đưa ra được những đánh giá khách quan nhất về thực trạng quản trị hoạt động vận tải hàng hóa, qua đó đề xuất được những giải pháp, kiến nghị giúp ích cho việc hoàn thiện hoạt động này tại doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu nêu trên, bài nghiên cứu cần phải thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động quản trị vận chuyển hàng hóa, vai trò của hoạt động vận chuyển hàng hóa đối với Công ty TNHH HAIVINA

- Phân tích thực trạng hoạt động quản trị vận chuyển của Công ty, qua đó đánh giá và chỉ ra những điểm tích cực cũng như hạn chế trong công tác quản trị vận tải tại doanh nghiệp, đồng thời đưa ra một số dự báo trong tương lai

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản trị vận chuyển của công ty TNHH HAIVINA.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Chủ thể: Hoạt động quản trị vận chuyển hàng hóa

- Khách thể: Công ty TNHH HAIVINA

Nghiên cứu hoạt động vận chuyển hàng hóa của Công ty TNHH HAIVINA tới các thị trường mục tiêu như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Công ty trong vòng 3 năm gần nhất (2020-2023), qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho hoạt động quản trị vận chuyển của doanh nghiệp trong giai đoạn 3 năm kế tiếp, khoảng 2024 - 2027.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được sinh viên thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính, chủ đạo là nghiên cứu tại bàn, kết hợp với phỏng vấn doanh nghiệp và quan sát quy trình thực tế tại nơi làm việc

Cách thức thu thập thông tin và số liệu:

Dữ liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn doanh nghiệp và làm khảo sát Đối tượng là nhân sự phòng Xuất-Nhập Khẩu (XNK) và bộ phận Kho, Kế toán – Các bộ phận tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác quản trị vận chuyển hàng hóa của Công ty Sinh viên chuẩn bị biểu mẫu phỏng vấn, gửi tới các nhân sự, nhận thông tin phản hồi và tiến hành

13 xử lí, lọc dữ liệu để rút ra những nội dung cuối cùng và quan trọng nhất nhằm sử dụng cho các phân tích, đánh giá trong bài luận

Dữ liệu thứ cấp: bao gồm các nguồn tài liệu từ Công ty như Website, báo cáo kết quả kinh doanh, các nguồn dữ liệu nội bộ; thông qua Internet, các bài báo, bài nghiên cứu trước đây có liên quan tới đề tài mà sinh viên đang thực hiện

Phương thức xử lí số liệu:

Phương pháp tổng hợp: sinh viên tổng hợp và thống kê số liệu từ các nguồn tham khảo để có sự quan sát trực quan, có hệ thống về thực trạng quản trị vận chuyển của Công ty, qua đó rút ra nhận xét và đánh giá chính xác nhất cho vấn đề

Phương pháp so sánh: sử dụng bảng biểu nhằm tổng hợp và so sánh kết quả hoạt động của Công ty qua từng giai đoạn, từng năm Qua đó chỉ ra được sự biến động và thay đổi, tạo tiền đề cho các phân tích và đánh giá trong bài

Phương pháp phân tích, đánh giá: sau khi đã có sự quan sát số liệu và thực trạng, kết hợp với hệ thống lý thuyết ở chương II, sinh viên tiến hành phân tích về các yếu tố tác động tới hoạt động quản trị vận chuyển của Công ty, nêu ra các khía cạnh, nguyên nhân có tác động tới hoạt động này và đề xuất các phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị vận chuyển hàng hóa tại doanh nghiệp.

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Bao gồm các phần chính như sau:

- Phụ lục: Mục lục; Lời mở đầu; Cam đoan; Danh mục bảng biểu hình vẽ; Danh mục từ viết tắt; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo

- Nội dung chính: gồm 4 chương: o Chương I: Tổng quan về đề tài khóa luận o Chương II: Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị vận chuyển o Chương III: Thực trạng quản trị hoạt động vận chuyển tại công ty TNHH HAIVINA o Chương IV: Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty TNHH HAIVINA.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN

Một số khái niệm cơ bản về hoạt động vận chuyển

PGS TS Nguyễn Hồng Đàm (2003) đưa ra khái niệm vận tải: “Trong nghĩa rộng, vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào của vật phẩm và con người

Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩa hẹp) vận tải chỉ bao gồm những sự di chuyển của vật phẩm và con người khi thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập.”

Theo PGS TS An Thị Thanh Nhàn cùng các cộng sự (2018), khái niệm vận chuyển được định nghĩa như sau: “Vận chuyển hàng hóa, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển hàng hóa trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh”

Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm về hoạt động vận chuyển như sau: Vận chuyển là một hoạt động kinh tế độc lập, có mục đích, thông qua việc sử dụng phương tiện vận tải để di dời hàng hóa tới địa điểm nhất định, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xét trên toàn bộ nền kinh tế, vận chuyển hàng hóa có vai trò đảm bảo sự lưu thông, dịch chuyển của hàng hóa trong và ngoài nước Ngày nay, với sự giao thoa mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới, hoạt động vận chuyển hàng hóa góp phần thu hẹp, giảm thiểu đi những rào cản về mặt thời gian và địa lý Qua đó, các quốc gia có thêm nhiều cơ hội và khả năng tiếp cận tới các thị trường mới, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực phát triển của quốc gia

Xét trong phạm vi doanh nghiệp, ứng với mỗi loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau sẽ quyết định đặc điểm, vai trò và vị trí khác nhau của hoạt động vận chuyển Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics hoặc vận tải, hoạt động vận chuyển là sản phẩm của doanh nghiệp, là giá trị chủ đạo mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và các doanh nghiệp khác không kinh doanh dịch vụ vận tải, vận chuyển đóng vai trò là chức năng bổ trợ cho các hoạt động khác của doanh nghiệp Cụ thể, vận chuyển hàng hóa là yếu tố góp phần tạo nên sự ổn định và thông suốt cho đầu ra của doanh nghiệp, nhấn mạnh vào sự ổn định, chính xác của việc thực hiện đơn hàng và dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp

2.1.2 Đặc điểm của hoạt động vận chuyển

Khác với các hoạt động khác trong doanh nghiệp, hoạt động vận chuyển hàng hóa có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Tính vô hình của hoạt động vận chuyển hàng hóa là việc mà người sử dụng hoặc thực hiện hoạt động này không thể hình dung, phán đoán hay cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan thông thường Đây cũng là một trong những trở ngại đối với các doanh nghiệp cung ứng, sử dụng hay tự thực hiện hoạt động vận chuyển vì việc đo lường, đánh giá trước khi thực hiện là rất khó khăn, thậm chí không khả thi Cơ sở để quan sát và đánh giá hoạt động vận tải là: sự chính xác về thời gian và địa điểm; sự an toàn của hàng hóa trong quá

15 trình vận chuyển; chi phí cho hoạt động vận chuyển; phản hồi của khách hàng hoặc người nhận

- Tính không lưu giữ được:

Là một loại hình sản phẩm dịch vụ, hoạt động vận chuyển không thể lưu kho hay dự trữ Cụ thể, hoạt động vận chuyển chỉ hiện diện khi nhu cầu về nó tồn tại và có kế hoạch, lịch trình để thực hiện Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng đối với hoạt động vận chuyển thường có sự biến động và khác biệt lớn trong từng giai đoạn Vào mùa cao điểm, nhu cầu vận chuyển có thể lên cao đột biến, yêu cầu nguồn lực rất lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Ngược lại, có những thời điểm mà nhu cầu thấp, tần suất thưa thớt và lượng hàng ít Do đó, để tránh lãng phí, các doanh nghiệp thường kết hợp cả việc tự vận hành lẫn thuê ngoài hoạt động vận chuyển hàng hóa để tránh việc mất quá nhiều chi phí cho việc duy trì, tu sửa và bảo dưỡng phương tiện vận tải

Hoạt động vận chuyển không tồn tại độc lập mà gắn liền với hai đối tượng chính là nhu cầu của khách hàng và hàng hóa cần vận chuyển Nếu không có nhu cầu phát sinh thì hoạt động vận chuyển không thể được thực hiện và mục tiêu cuối cùng của hoạt động này chính là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, thể hiện qua việc hàng hóa được giao đúng địa điểm, đúng thời gian quy định, đảm bảo được sự nguyên vẹn của hàng hóa trên suốt hành trình

Hoạt động vận chuyển thường không có sự đồng nhất về mặt chất lượng do sự tác động của các yếu tố khách quan, ngoài tầm kiểm soát như: điều kiện thời tiết, khí hậu; tình hình giao thông, các tuyến đường; các điều kiện, rủi ro về nguồn nhiên liệu… hay các yếu tố chủ quan như: người điều khiển phương tiện; chất lượng phương tiện v.v Do đó, kết quả cuối cùng sau mỗi lượt vận chuyển thường có sự chênh lệch nhất định

2.1.3 Phân loại hoạt động vận chuyển a) Theo phương thức vận chuyển

Vận chuyển đường sắt là loại hình vận chuyển hàng hóa/ hành khách bằng phương tiện di chuyển bằng đường ray Đây là loại hình vận chuyển cơ giới trên bộ có mức độ hiệu quả cao song lại yêu cầu đầu tư lớn về mặt cơ sở hạ tầng như: bến bãi, đường ray, toa tàu, nhà ga… Tuy vậy, các chi phí về mặt nhân công, nhiên liệu lại tương đối thấp Điều này góp phần làm cho chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt ở mức vừa phải

Một điểm mạnh của phương thức vận chuyển bằng đường sắt chính là tính ổn định trong lịch trình và lộ trình Do ít chịu tác động từ phía thời tiết, tải trọng và dung tích của

16 mỗi toa tàu, toa xe lớn, phù hợp cho việc chuyên chở các loại hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh, vận chuyển tuyến đường dài Tuy vậy, phương thức này lại kém linh hoạt, chỉ chạy trên những tuyến được định sẵn, không thể giao hàng tới địa điểm chỉ định Điều này khiến cho tần suất giữa các chuyến không cao khiến cho việc khai thác vận chuyển bằng đường sắt không được tối ưu Do đó, người ta thường sử dụng phương thức này kết hợp với các phương thức khác nhằm tối ưu hơn hoạt động vận chuyển

- Đường thủy: Đây là phương thức vận chuyển lâu đời nhất ở thời điểm hiện tại Vận tải đường thủy sử dụng các loại tàu, thuyền… để chuyên chở hàng hóa và con người trên các tuyến đường sông, ngòi, kênh, rạch… và ở quy mô lớn hơn là các đại dương Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và giao thương toàn cầu, vận tải thủy đang ngày càng được đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết, nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các nền kinh tế hiện đại Ưu điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy có thể kể đến là tải trọng lớn, khả năng tổ chức các tuyến vận tải linh hoạt Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế về mặt tự nhiên do các tuyến đường đều được hình thành sẵn, không tốn chi phí xây dựng trừ các loại cầu, cảng đón tàu hay loại hình đường đặc biệt như các kênh đào Do đó, chi phí bình quân của phương thức vận tải đường thủy là khá thấp Phương thức này phù hợp với các loại hàng hóa cồng kềnh, lâu hỏng, hàng rời, giá trị thấp Nhược điểm của phương thức này là sự phụ thuộc lớn vào thời tiết, tính linh hoạt không cao, khó khai thác

Vận chuyển đường hàng không là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chuyên dụng hoặc sử dụng phần bụng của máy bay hành khách để chở hàng Đây là phương thức vận chuyển hiện đại nhất, tốc độ cao nhất trong số các phương thức ở thời điểm hiện tại

Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động vận chuyển

2.2.1 Xác lập mục tiêu vận chuyển

Giống như các hoạt động khác, vận chuyển hàng hóa cũng cần được tổ chức và xây dựng chiến lược và mục tiêu cụ thể nhằm phù hợp với các mục tiêu khác của doanh nghiệp

Các mục tiêu của hoạt động vận chuyển phải đáp ứng được hai yêu cầu chính là chất lượng dịch vụ cao nhất và mức chi phí tối ưu nhất Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc hoàn thành cả hai mục tiêu nêu trên là bất khả thi, buộc doanh nghiệp phải lựa chọn đánh đổi nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng

Về mặt chi phí: Do vận chuyển là hoạt động nằm thuộc về hệ thống logistics của doanh nghiệp nên những mục tiêu đặt ra cần hướng tới việc giảm chi phí cho toàn bộ hệ thống Mỗi quyết định, phương thức vận chuyển được đề ra đều phải có sự tính toán, xem xét nhằm hòa hợp với những mục tiêu logistics khác, tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, qua đó tối ưu hóa được nguồn lực của doanh nghiệp

Về chất lượng dịch vụ: Hoạt động vận chuyển cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về thời gian, địa điểm giao hàng, tính an toàn cho hàng trong quá trình di chuyển, tóm gọn trong hai mục tiêu chính là thời gian vận chuyển và độ tin cậy

- Thời gian vận chuyển: liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu về nguồn hàng và dự trữ của khách hàng, cần phải giao hàng đúng thời điểm yêu cầu sao cho phù hợp với kế hoạch tiếp nhận của khách hàng Thời gian hay tốc độ vận chuyển thường phụ thuộc nhiều vào tốc độ của phương tiện vận tải Tuy nhiên, phương tiện có tốc độ càng nhanh thì cước phí lại càng cao, do vậy cần có sự cân bằng giữa hai yếu tố này khi thiết lập các mục tiêu vận chuyển

- Độ tin cậy: biểu hiện qua sự an toàn của hàng hóa và sự ổn định của thời gian

Hoạt động vận chuyển hàng hóa thường bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, tình hình giao thông Tuy nhiên, người vận tải cần phải duy trì được sự chính xác trong thực hiện lịch trình vận tải, hạn chế tối đa sai lệch về thời gian như hàng giao quá sớm hoặc quá muộn, ảnh hưởng đến kế hoạch tiếp nhận và sử dụng hàng hóa của khách hàng

2.2.2 Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển

Việc lập kế hoạch, thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển là nhiệm vụ quan trọng để xác định lộ trình di chuyển, thời gian di chuyển và sự ổn định của dòng vận động của hàng hóa Mạng lưới vận tải thường được thiết kế theo những hướng như sau:

- Vận chuyển thẳng đơn giản:

Với phương thức này, hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ phía nhà cung cấp đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu Các tuyến đường được thiết kế trước và giữ cố định trong suốt thời gian thực hiện đơn hàng

Phương án này giúp giảm nhẹ áp lực trong công tác quản lí do bỏ bớt được các khâu trung gian, giảm thiểu thời gian bốc xếp hàng hóa và giảm được chi phí vận chuyển

Hình 2 2 Sơ đồ mô tả phương thức vận chuyển thẳng đơn giản

Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistic kinh doanh – NXB Hà Nội

23 nếu cự li vận chuyển ngắn Do vậy, đây là phương án tối ưu để vận chuyển các lô hàng cồng kềnh, khối lượng cao

- Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng: Ở phương án này, xe tải sẽ thực hiện giao hàng từ một nhà cung cấp tới cho nhiều khách hàng hay gom hàng từ nhiều cung cấp và giao tới một khách hàng Vận chuyển đường vòng cho phép tối ưu hóa diện tích chứa hàng và khả năng vận chuyển của phương tiện nhờ vào việc phối hợp các lô hàng, nâng cao hiệu suất sử dụng phương tiện Phương thức này phù hợp với doanh nghiệp có mật độ khách hàng dày đặc

- Vận chuyển qua trung tâm phân phối:

Hình 2 4 Sơ đồ mô tả vận chuyển qua trung tâm phân phối

Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistic kinh doanh – NXB Hà Nội Hình 2 3 Sơ đồ mô tả vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng

Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistic kinh doanh – NXB Hà Nội

24 Ở phương pháp này, các nhà cung cấp gửi hàng tới một trung tâm phân phối và trung tâm này có vai trò chuyển những lô hàng nêu trên tới tay khách hàng ở địa bàn của mình Trung tâm phân phối đóng vai trò là trung gian thực hiện việc dự trữ và chuyển tải hàng hóa, giúp kết nối những nhà cung cấp và khách hàng ở các vùng khác nhau, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí từ việc vận chuyển khoảng cách xa

- Vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng:

Với phương pháp này, các nhà cung cấp sẽ tập hợp hàng hóa tại trung tâm phân phối Các tuyến đường vòng được doanh nghiệp sử dụng để vận chuyển các lô hàng nhỏ lẻ từ trung tâm phân phối tới các khách hàng khác nhau nhằm tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô đồng thời giảm thiểu số chặng vận tải rỗng

- Vận chuyển đáp ứng nhanh: Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể kết hợp các phương án vận tải khác nhau nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ và giảm thiểu chi phí logistics Tùy từng trường hợp, doanh nghiệp có thể ưu tiên lựa chọn phương án có chi phí tối ưu nhất hay phương án có thời gian vận chuyển ngắn nhất Phương pháp này đòi hỏi trình độ quản lí cao, kinh nghiệm xử lí các trường hợp phức tạp, nắm bắt thông tin nhanh chóng giữa khách hàng và nhà cung cấp

2.2.3 Quản lí thuê ngoài hoạt động vận chuyển Để chọn được nhà vận tải uy tín, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, phân tích và đánh giá kĩ càng dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí như: thời gian, chi phí, khả năng tiếp cận, công suất, tính linh hoạt, bảo đảm an toàn hàng hóa và độ tin cậy Cụ thể:

Chi phí vận chuyển: bao gồm nhiều hạng mục chi phí khác nhau:

Hình 2 5 Sơ đồ mô tả vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng

Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistic kinh doanh – NXB Hà Nội

- Cước vận chuyển: phụ thuộc vào phương thức vận chuyển và khối lượng hàng hóa Được tính bằng đơn vị tấn.km

- Chi phí tại bến: bao gồm phí thuê bến bãi, phí bốc dỡ, chất xếp hàng hóa, phí xử lí thủ tục hải quan

- Phí bảo hiểm: tùy vào giá trị lô hàng và phương tiện giao thông

- Một số chi phí khác như: phí lưu kho, phí đóng gói, phí xăng dầu, cách dịch vụ khác …

Thời gian vận chuyển: tính từ khi chủ hàng giao hàng cho người chuyên chở đến khi hàng tới địa điểm yêu cầu Thời gian vận chuyển được tính toán dựa trên:

- Tốc độ: lộ trình càng dài thì tốc độ càng có ảnh hưởng sâu sắc đến thời gian vận chuyển

- Thời gian chuyển tải: phụ thuộc vào số lượng trung gian trên chặng đường đi và năng lực bốc xếp tại đừng điểm chuyển giao

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị vận chuyển

2.3.1 Các yếu tố bên trong

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong có tác động trực tiếp tới các quyết định, chiến lược của doanh nghiệp dành cho hoạt động quản trị vận chuyển hàng hóa bao gồm:

Nguồn lực: các yếu tố, tài nguyên hoặc khả năng mà doanh nghiệp có sẵn và sử dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh, bao gồm hai dạng nguồn lực chính:

- Nguồn lực hữu hình: là các tài sản và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vận chuyển như: nhà kho, hàng hóa, phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ; nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, công nghệ

- Nguồn lực vô hình: kinh nghiệm, kĩ năng kiến thức và các kĩ năng của các cá nhân trong doanh nghiệp, mối quan hệ với các đối tác như nhà bán lẻ, nhận thức của người khác đối với doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức: quyết định vị trí của hoạt động vận chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp, chỉ rõ bộ phận, nhân sự chịu trách nhiệm vận hành và quản lí hoạt động vận chuyển, phân bổ nguồn lực hợp lí cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh: thể hiện những kế hoạch tổng thể, dài hạn của một doanh nghiệp nhằm chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động kinh doanh qua đó đạt được mục tiêu đặt ra Chiến lược kinh doanh đóng vai trò là khuôn khổ cho các hoạt động, các bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp để phối hợp làm việc cùng nhau, đảm bảo tất cả các quyết định đều hỗ trợ định hướng chung của tổ chức, mà hoạt động vận chuyển cũng nằm trong số đó

Năng lực cốt lõi: là những sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng, khả năng mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường Việc xác định năng lực cốt lõi là nhiệm vụ quan trọng, chứng minh giá trị của doanh nghiệp với khách hàng và công chúng, đồng thời xây dựng danh tiếng, mở rộng thị phần cho doanh nghiệp

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài Đây là những yếu tố có tác động gián tiếp tới hoạt động quản trị vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp Các yếu tố bên ngoài bao gồm:

- Khách hàng: Khách hàng là những tổ chức hoặc cá nhân mua, tiêu dùng hoặc tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm riêng và từ đó hình thành nên các nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cũng phải có phương pháp, cách thức quản trị khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng nhóm

- Nhà cung cấp: Những nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, như cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, cung cấp vốn, các dịch vụ tài chính, cung ứng lao động

- Đối thủ cạnh tranh: bao gồm toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng ngành kinh doanh và cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp hoặc chưa tham gia cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành

- Chính trị - luật pháp: là sự can thiệp và quản lí của chính phủ vào nền kinh tế thông qua hệ thống các bộ luật, các nghị định, quy định, chính sách… Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định như quy định về an toàn giao thông, tiêu chuẩn phương tiện vận tải; quy định về các loại hàng hóa đặc biệt hoặc cấm vận chuyển; quy định về thủ tục, giấy tờ của lô hàng

- Kinh tế: một số chỉ tiêu như mức độ tăng trưởng, biến động giá cả và tiền tệ, độ mở của nền kinh tế sẽ quyết định hiệu suất của doanh nghiệp, từ đó tác động đến nhu cầu và khả năng thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp

- Khoa học – công nghệ: đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả và hiệu suất của hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp Đơn cử như việc ứng dụng tự động hóa vào các khâu xếp dỡ hàng hóa, các tác nghiệp trong kho hàng, ứng dụng AI và trí tuệ nhân tạo trong quản lí và điều phối phương tiện vận tải, quản lí tồn kho, tracking lộ trình của phương tiện.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY TNHH HAIVINA

Tổng quan về công ty TNHH HAIVINA

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH HAIVINA là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với chủ đầu tư là tập đoàn Hyun Jin (Hyun Jin Corporation), trụ sở chính tại: Hwagok - Dong, 155, Gukhoe - daero, Gangseo, Seoul, Hàn Quốc Công ty chuyên về sản xuất trang phục thể thao va xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản Công ty hoạt động với hai nhà máy sản xuất tại Hải Dương: nhà máy 1 – Lô 12, KCN Nam Sách, thành phố Hải Dương (hoạt động năm 2003); nhà máy 2 - thôn Lãng Xuyên, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (hoạt động năm 2006) Quy mô sản lượng ước tính đạt 3.000.000 đến 5.000.000 sản phẩm trong một năm Sau hơn 20 năm hoạt động, công ty TNHH HAI VINA đã tạo việc làm cho hơn 4000 lao động tại tỉnh Hải Dương và các tỉnh thành lân cận, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương nói riêng và toàn phía Bắc nói chung

Hình 3 1 Cơ cấu nhân sự của công ty TNHH HAIVINA

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban:

- Phòng hành chính: bao gồm các phòng ban sau:

 Phòng tổng vụ: điều phối, quản lí các công việc của các phòng ban khác trong công ty, tổ chức thực hiện các quy định của ban giám đốc

 Phòng kế toán: chịu trách nhiệm cho các hoạt động, nghiệp vụ hạch toán, tài chính của công ty, theo dõi, giám sát, quản lí tình hình tài chính của công ty

 Phòng nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo và quản lí nhân sự của công ty, giải quyết các giấy tờ, thủ tục về mặt nhân sự; quản lí hệ thống lương, thưởng và các chính sách phúc lợi của người lao động

 Phòng kinh doanh: quảng bá, phân phối sản phẩm, làm việc với khách hàng và đối tác, kết hợp với các bộ phận khác xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể cho công ty

 Phòng xuất nhập khẩu: quản lí các công việc, thủ tục, giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như giao nhận, vận chuyển, thông quan, theo dõi lô hàng, chuẩn bị và hoàn thiện các bộ chứng từ

- Các bộ phận:bộ phận đặc thù, găng tay Gia Lộc, găng tay Nam Sách, quần áo Gia Lộc: Trực tiếp thực hiện hoạt động, thiết kế, sản xuất và hoàn thiện sản phẩm

30 từ các nguyên vật liệu thô Sản xuất theo đúng tiến độ, kế hoạch, sản lượng yêu cầu của đơn hàng, đảm bảo thành phẩm đúng mẫu mã, đúng quy chuẩn, chất lượng tốt

- Phòng kế hoạch – sản xuất: lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động sản xuất như: chi phí, số lượng nhân công, máy móc, nguyên vật liệu cần thiết, thời gian dự kiến; đảm bảo tính ổn định của máy móc, thiết bị trong suốt qus trình vận hành; quan sát, đánh giá và điều chỉnh quá trình sản xuất, phát hiện và khắc phục các sự cố xảy ra

- Phòng quản lí chất lượng: quản lý công tác tiêu chuẩn hóa các quy định và quy trình quản lý chất lượng; tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm và thúc đẩy tư duy cải tiến chất lượng sản phẩm trong toàn bộ công ty

3.1.3 Đặc điểm sản phẩm và thị trường

Công Ty TNHH Haivina hiện đang kinh doanh các ngành nghề sau:

Nguồn: https://masothue.com/0800283491-cong-ty-tnhh-haivina

Trong đó, ngành “May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)” là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty Cụ thể, công ty sản xuất, gia công găng tay thể thao, găng tay công nghiệp, quần thể thao, áo các loại và các trang phục thể thao, xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản Đây đồng thời cũng là hoạt động góp phần phát sinh và tác động trực tiếp tới nhu cầu thực hiện các hoạt động logistics trong doanh nghiệp

Bảng 3 1 Ngành nghề kinh doanh của công ty

1401 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) (Ngành chính)

4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

4641 Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép

Hình 3 2 Tỉ trọng các thị trường chính của Công ty TNHH HAIVINA

Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản là 3 thị trường chủ yếu của công ty TNHH HAIVINA Đây đồng thời cũng là những thị trường trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam nói chung

Thị trường Mỹ: thị trường xuất khẩu có sản lượng lớn nhất cua nước ta Mặc du phải cạnh tranh trực tiếp và khá mạnh mẽ với Trung Quốc, dư địa và cơ hội cho ngành hàng sản phẩm dệt may vào Mỹ vẫn còn rất rộng mở

Thị trường châu Âu: Với dân số 500 triệu người, hàng năm, thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc rất cao Bên cạnh đó, tồn tại một số thách thức như việc cạnh tranh với các nước hiện có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn vào EU như Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, cùng với yêu cầu cao về chất lượng, với các quy định nghiêm ngặt về lao động, môi trường (quy định REACH)

Thị trường Nhật Bản: xuất khẩu ngành dệt may sang thị trường Nhật Bản có nhiều điểm sáng tích cực khi mà nhu cầu về hàng dệt và may mặc của Nhật Bản vẫn tăng cao, thị phần hàng dệt và may mặc của Việt Nam vẫn mở rộng Tuy nhiên, khả năng xuất khẩu bị chững lại sẽ là một thách thức, do tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ giảm xuống cũng như lạm phát tăng cao, đi kèm với các tác động khách quan khác, đơn cử như yếu tố địa chính trị…

3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh

Một vài kết quả kinh doanh của công ty TNHH HAIVINA được thể hiện qua bảng dưới đây:

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn này có phần ảm đạm do vừa bước ra từ đại dịch COVID – 19, thị trường ngành dệt may nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung đang đứng trước nguy cơ suy thoái và mất cân bằng cung – cầu Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu cũng chứng kiến sự suy giảm rõ rệt do giá cả tăng mạnh Người tiêu dùng cũng có xu hướng chi tiêu khiêm tốn hơn dẫn tới nhu cầu đối với mặt hàng dệt may ít hơn, kéo theo lượng đơn hàng sụt giảm Cuối cùng, sự cạnh tranh đối với một số đối thủ khác như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan với nguồn lao

Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch TỈ lệ % Tổng doanh thu 1,147,836,212,375 1,171,386,521,437 1,035,862,019,473 23,550,309,062 2.05 -135,524,501,964 -11.5696 Tổng chi phí 1,105,664,926,175 1,132,625,096,124 1,001,278,340,449 26,960,169,949 2.44 -131,346,755,675 -11.5967 Lợi nhuận sau thuế 42,171,286,200 38,761,425,313 34,583,679,024 -3,409,860,887 -8.09 -4,177,746,289 -10.7781

Bảng 3 2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty TNHH

Do đặc thù chuyên về sản xuất, Công ty TNHH HAIVINA lựa chọn thuê ngoài hầu hết hoạt động vận chuyển, với các đối tác được lựa chọn và đánh giá một cách kĩ lưỡng Hàng hóa trước khi giao cho bên chuyên chở sẽ được phân loại và đóng gói tại kho hàng của Công ty, toàn bộ thủ tục giấy tờ cần thiết kèm theo lô hàng, phục vụ cho việc vận chuyển hoặc thông quan các lô hàng cũng sẽ được phía Công ty hoàn thiện và chuẩn bị đầy đủ để giao cho bên vận chuyển

Các phương thức vận tải mà doanh nghiệp lựa chọn là vận chuyển đường bộ, vận chuyển bằng đường biển và vận chuyển bằng đường hàng không Việc thuê ngoài hoạt động vận chuyển vừa đem lại lợi ích nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn trong khâu vận hành và quản lí

Mặt hàng của Công ty TNHH HAIVINA thuộc ngành hàng may mặc, do đó có những yêu cầu nhất định trong quy trình bảo quản và vận chuyển như: nhiệt độ, độ ẩm của môi trường phải phù hợp để không làm tổn hại, hư hỏng hoặc biến động về chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển Ví dụ, điều kiện cơ bản để bảo quản cho mặt hàng trang phục thể thao là độ ẩm môi trường từ 40% - 60%, nhiệt độ trong khoảng từ 20 0 C đến 25 0 C

Trong suốt thời gian di chuyển, các thông số này cần phải được duy trì nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa

- Khách hàng: Đối tượng khách hàng chủ đạo của Công ty đến từ các thị trường như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, vốn là những thị trường khó tính và có những quy định, yêu cầu rất gắt gao đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Điều này sẽ tác động trực tiếp tới việc hoàn thiện đơn hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp Để giữ vững vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và hạn chế tối đa một số rủi ro liên quan đến hàng hóa như bị từ chối nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu tới các thị trường nêu trên, Công ty cần thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, chuẩn bị và hoàn thiện các loại giấy tờ và thủ tục cần thiết, qua đó góp phần thúc đẩy hiệu quả của hoạt động vận chuyển hàng hóa

- Đối tác cung ứng dịch vụ vận tải:

Nhà cung ứng dịch vụ vận tải sẽ thay mặt Công ty phụ trách toàn bộ quá trình tác nghiệp vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp Do vậy, lựa chọn đối tác vận tải là một nhiệm vụ quan trọng đối với Công ty Các đối tác cần phải được lựa chọn kĩ lưỡng, thông qua kế hoạch, chiến lược cụ thể và các tiêu chí đánh giá như: chất lượng dịch vụ, năng lực vận chuyển, giá cước, uy tín trên thị trường

- Hạ tầng giao thông vận tải tại địa phương:

Hải Dương với lợi thế là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hệ thống hạ tầng giao thông đầu tư, phát triển mạnh mẽ Hải Dương hiện có tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua tỉnh dài 40 km, 82 km đường gom cao tốc; 7 quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 189 km; 21 đường tỉnh với tổng chiều dài 354 km Điều này góp phần tạo nên lợi thế cho hoạt động vận tải hàng hóa nội tỉnh và liên tỉnh.

Thực trạng hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty TNHH HAIVINA

Nhìn chung, hoạt động vận chuyển của Công ty TNHH HAIVINA cơ bản được tiến hành bao gồm các hình thức như vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho; vận chuyển thành phẩm; vận chuyển các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng với một vài mục đích như: chuyển giao, loại bỏ hoặc tạm nhập để phục vụ một hợp đồng gia công nhất định

Dưới đây là bảng tổng hợp một số nguyên phụ liệu và hàng hóa thành phẩm chính của Công ty, được phân loại theo mã HS:

Nguồn: Tổng hợp từ trademo.com và vietnamtrades.com

Tổng quan về quy mô hoạt động vận chuyển và các thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cao nhất của Công ty thông qua biểu đồ và bảng sau:

Bảng 3 3 Một số chủng loại hàng hóa và nguyên vật liệu chính của Công ty

482110 Các loại nhãn mác bằng giấy hoặc bìa, đã in

600632 Vải dệt kim hoặc móc khác, đã nhuộm

392690 Sản phẩm khác bằng plastic và các sản phẩm bằng các vật liệu khác của các nhóm từ 39.01 đến 39.14, loại khác

600410 Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng hơn 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, không có sợi cao su

590320 Vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, trừ các loại thuộc nhóm 59.02 Với polyurethan

590390 Vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, trừ các loại thuộc nhóm 59.02 Loại khác

621600 Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao Găng tay bảo hộ lao động, găng tay hở ngón và găng tay bao

611030 Áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (cardigans), gilê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc Từ sợi nhân tạo

611693 Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao, dệt kim hoặc móc Từ sợi tổng hợp

Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai Từ sợi tổng hợp

621040 Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07 Quần áo khác dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai

611610 Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao, dệt kim hoặc móc Được ngâm tẩm, tráng hoặc phủ với plastic hoặc cao su:

Hình 3 3 Khái quát quy mô vận chuyển hàng hóa của Công ty trong giai đoạn 2021 – 2023

Giai đoạn sau đại dịch COVID-19 ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong quy mô của hoạt động vận chuyển hàng hóa Lạm phát và suy thoái kinh tế khiến cho hoạt động sản xuất bị chững lại một cách rõ rệt, lượng đơn hàng đi xuống, thiếu hụt về các yếu tố nguồn lực như nhân sự, tài chính… là một trong những nguyên nhân chính giải thích cho sự suy giảm này

Cũng trong giai đoạn này, thị trường Mĩ và các quốc gia châu Âu vẫn luôn là những thị trường trọng điểm, với lượng kim ngạch xuất khẩu vượt trội Đặc biệt, thị trường Mỹ luôn ghi nhận sự sôi động bậc nhất, với mức giá trị xuất khẩu đạt 14.59 triệu USD vào năm 2023

3.3.2 Mục tiêu quản trị vận chuyển

Là doanh nghiệp sản xuất trong ngành hàng may mặc, tần suất và nhu cầu đối với hoạt động vận chuyển của Công ty TNHH HAIVINA sẽ phụ thuộc vào số lượng và tần suất đơn hàng mà doanh nghiệp nhận trong thời gian nhất định Để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng và tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp, Công ty thiết lập và triển khai các mục tiêu đối với hoạt động vận chuyển như sau:

- Mục tiêu về thời gian: Đây là mục tiêu quan trọng không chỉ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn liên quan đến việc thực hiện dịch vụ khách hàng của Công ty Cần đảm bảo thời gian vận chuyển một lô hàng được tiết kiệm ở mức tối đa, thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác nhằm thỏa mãn kịp thời nhu cầu của khách đối với hàng hóa Bên cạnh đó, phải duy trì được sự ổn định về mặt lịch trình và kế hoạch vận chuyển hàng hóa Công ty hiện đang làm việc với nhiều bên vận tải khác nhau nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng dịch vụ vận tải, nâng cao tính chủ động trong việc xử lí và kiểm soát hoạt động vận chuyển hàng hóa, sẵn sàng ứng phó trong những trường hợp rủi ro và cấp bách

- Mục tiêu về chi phí:

Bảng 3 4 Giá trị hàng hóa xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: triệu USD

Thực hiện tốt mục tiêu về chi phí sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp, tránh lãng phí không cần thiết, tạo điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong doanh nghiệp Tuy vậy, do hoat động vận chuyển hàng hóa tại HAIVINA phần lớn được thuê ngoài, nên mục tiêu chi phí vẫn bị tác động bởi các bên đối tác cung cấp dịch vụ thông qua giá cước; chi phí làm hàng tại bến, cảng; phí bảo hiểm Công ty thường xuyên đàm phán với các đối tác để đạt đến mức chi phí phù hợp nhất

- Mục tiêu về độ an toàn của hàng hóa :

Hàng hóa trong suốt quá trình vận tải phải được đảm bảo giữ vững về mặt số lượng và chất lượng Để thực hiện tốt mục tiêu này, cả phía chủ hàng và các bên chuyên chở đều phải cẩn thận, chu đáo và có trách nhiệm từ khâu đóng gói, bao bì cho đến chuyển tải và xếp dỡ hàng hóa Các điều khoản về trách nhiệm đối với hàng hóa đều được quy định rõ trong hợp đồng giữa Công ty và các bên đối tác

3.3.3 Thuê ngoài hoạt động vận chuyển

Công ty hiện đang làm việc với 8 nhà cung cấp dịch vụ vận tải, mối quan hệ ở mức độ ngắn hạn và dài hạn Mỗi nhà cung cấp đều được Công ty theo dõi và đánh giá sát sao, trải qua một vài đơn hàng lẻ trước khi Công ty cân nhắc kí kết hợp đồng trong dài hạn Việc này giúp cho Công ty không bị phụ thuộc hoàn toàn vào một nhà cung cấp duy nhất, tăng tính chủ động trong hoạt động quản lí và linh hoạt trong xử lí các tình huống, nhu cầu phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa

Hầu hết các bên đối tác của công ty đều có địa điểm hoạt động hoặc chi nhánh tại thành phố Hải Dương và các huyện lân cận, bán kính trong khoảng từ 6km đến 15km tính từ kho của nhà máy tại huyện Gia Lộc và huyện Nam Sách Điều này sẽ thuận tiện cho việc các đơn vị lấy hàng hoặc chuyển kho, tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, thuận tiện trong việc lập kế hoạch và thiết lập lộ trình vận chuyển

Các đơn vị vận chuyển kí kết hợp đồng với HAIVINA đều là các đơn vị uy tín, có quy mô và năng lực vận chuyển lớn, đáp ứng tốt các nhu cầu đối với vận chuyển hàng hóa công nghiệp, sản xuất Không chỉ vậy, các đơn vị này cung cấp đa dạng các loại dịch vụ như vận chuyển đa phương thức, hàng hóa siêu trường siêu trọng, hàng rời, hàng đặc biệt; vận chuyển hàng lẻ (LCL) hoặc nguyên container (FCL)

Các đơn vị vận chuyển đều đáp ứng được các điều kiện về bảo quản và dự trữ hàng hóa của Công ty trong suốt quá trình chuyên chở, an toàn cho hàng hóa về mặt số lượng và chất lượng, đảm bảo hàng hóa được giao đến khách hàng trong điều kiện và trạng thái tốt nhất

Về mặt hợp đồng, các điều khoản về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương tiện vận tải, giá cước, quy mô lô hàng, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên được

37 đàm phán, thảo luận kĩ càng trước khi kí kết Trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, các bên đều phải tuân thủ đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng

3.3.4 Quản lí hoạt động vận chuyển

Đánh giá hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty TNHH HAIVINA

Hoạt động quản trị vận chuyển tại Công ty TNHH HAIVINA đạt được những thành công như sau :

- Ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị vận chuyển:

Thứ nhất, hệ thống ERP/MES được Công ty ứng dụng trong việc quản lí xuyên suốt các hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất, nguồn cung, kho hàng cho đến vận chuyển Áp dụng hệ thống điều hành sản xuất MES và hoạch định nguồn lực ERP, các công việc liên quan đến quá trình điều hành, giám sát, thu thập dữ liệu về chu kỳ sản xuất, thông tin trong hoạt động sản xuất của nhà máy được cập nhật theo thời gian thực Qua đây, Công ty có thể nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bao quát, thuận tiện trong việc hoạch định chiến lược cho hoạt động sản xuất, phân bổ nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy sản xuất liên tục, đáp ứng nhanh nhất và kịp thời nhu cầu về hàng hóa Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động vận chuyển khi mà lượng dự trữ và lượng hàng được duy trì ổn định, qua đó đẩy nhanh hoạt động hoàn thiện đơn, kiểm soát số lượng và quy trình đóng hàng, hạn chế thời gian chết vào việc chờ hàng hoặc nợ đơn hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động vận chuyển nói riêng và toàn bộ hệ thống logistics nói chung của toàn Công ty

Hệ thống MES kết nối với các thiết bị để nhận dữ liệu và mở rộng khả năng tiếp cận thông tin của các nhân viên, nâng cao tính chủ động trong xử lí công việc Kết hợp với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP hỗ trợ việc tích hợp và kết nối thông tin ở mọi lĩnh vực trong doanh nghiệp, từ tài chính, xử lý đơn hàng, sản xuất, chuỗi cung ứng, quản lý hàng tồn kho, nguồn nhân lực, quản lý quan hệ khách hàng…, tạo sự nhất quán, giảm thiểu các thao tác nhập liệu thủ công, mang lại cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

- Đa dạng hóa nguồn cung ứng dịch vụ vận tải:

Công ty hợp tác với nhiều bên vận tải khác nhau góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa Các đối tác này hầu hết đều có địa điểm không quá xa so với kho của Công ty, nên thuận tiện cho việc điều phương tiện và lấy hàng, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho hoạt động vận chuyển Mỗi đối tác vận chuyển của công ty lại có những thế mạnh khác nhau, do đó sẽ đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của từng chuyến hàng, từng khách hàng khác nhau

Bên cạnh những mặt tích cực, Công ty cũng cần cải thiện một vài điểm hạn chế sau:

- Hạn chế về nguồn lực:

Nguồn lực nội bộ phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa chưa được Công ty chú trọng đầu tư Về mặt cơ sở vật chất, các thiết bị và kho hàng đã cũ và cơ bản, mức độ cơ giới hóa chưa cao, vẫn phụ thuộc nhiều vào sức người trong quá trình tác nghiệp Điều này sẽ phần nào khiến cho năng suất và hiệu quả công việc bị hạn chế, mặt khác tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với người lao động

Về mặt nhân lực, phần lớn vẫn là lao động phổ thông, thiếu nhiều nhân lực có trình độ và chuyên môn về các hoạt động logistics và quản lí vận tải Các công việc vẫn được giao thêm cho các bộ phận khác kiêm nhiệm, dễ gây ra tình trạng mất cân bằng, năng suất không cao, dễ xảy ra sai sót, bất đồng giữa các khâu

- Hạn chế về tính chuyên môn hóa:

Hiện nay, Công ty chưa hình thành phòng ban hay bộ phận nào quản lí và vận hành các hoạt động logistics một cách độc lập mà thay vào đó là sự kiêm nhiệm của các bộ phận khác trong doanh nghiệp Mặc dù công tác vận hành các hoạt động này vẫn đang diễn ra ổn định, nhưng về dài hạn, khi quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty càng mở rộng, khối lượng cũng tăng lên sẽ dễ khiến cho quy trình làm việc bị quá tải, dễ xảy ra sai lỗi và kém hiệu quả

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế

Có thể giải thích những hạn chế trong hoạt động quản trị vận chuyển của Công ty bằng những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hoạt động vận chuyển hàng hóa vốn không phải là năng lực cốt lõi của Công ty – một doanh nghiệp chuyên về sản xuất, quy mô ở mức vừa và nhỏ Do đó, việc đầu tư và phát triển hoạt động quản trị vận chuyển chưa phải là mục tiêu hàng đầu mà Công ty hướng đến, dẫn đến việc nguồn lực chưa được phân bổ hợp lí và tính chuyên môn hóa còn thấp

Thứ hai, môi trường của Công ty chưa đủ hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn trong lĩnh vực logistics và vận tải Thực tế cho thấy, Công ty tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất và các công việc ở mức độ tác nghiệp đơn giản, nhu cầu nhân lực cho các bậc chiến thuật và chiến lược là không cao Bên cạnh đó, khoảng thời gian sau đại dịch cũng là lúc đơn hàng giảm mạnh, tình hình tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu tuyển dụng bị chững lại, thậm chí phải cắt giảm nhiều nhân sự ở một số bộ phận, khiến cho cơ hội phát triển nguồn nhân lực của Công ty chưa thể thực hiện được

Thứ ba, dựa trên đặc điểm hoạt động sản xuất và thị trường mục tiêu của Công ty, việc sử dụng nguồn lực bên ngoài cho hoạt động vận chuyển có phần tối ưu hơn so với việc đầu tư nguồn lực nội bộ Phần lớn các đơn hàng mà Công ty thực hiện đều là các đơn hàng gia công, hàng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản Do đó, Công ty bắt buộc phải đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động tìm kiếm và hợp tác với các hãng vận tải hàng hóa.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY TNHH HAIVINA

Dự báo về sự thay đổi của môi trường, thị trường và phương hướng của công

4.1.1 Dự báo về sự thay đổi của môi trường, thị trường

Môi trường ngành hàng dệt may vốn đã có tính chất cạnh tranh gay gắt và đào thải liên tục, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành này cũng ngày một gia tăng, đa dạng cả về loại hình và quy mô Áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh trên trường quốc tế như Bangladesh, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ mang đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Đặc biệt, chi phí sản xuất tại Bangladesh thấp hơn đáng kể so với Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta phải có sự chuyển mình theo hướng tích cực và tối ưu hơn, thực hiện cải tiến và hoàn thiện hơn các quy trình sản xuất kinh doanh nhằm bắt kịp yêu cầu của môi trường ngành Bên cạnh đó, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may tại nước ta cũng còn hạn chế, chưa có sự tối ưu về mặt giá cả Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là do doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam phần lớn làm gia công, nguyên phụ liệu đều được cung cấp trực tiếp từ phía khách hàng Nguyên vật liệu được sản xuất nội địa không có khả năng tiêu thụ nên ít được đầu tư và phát triển

Mặt khác, xu hướng thời trang bền vững đang trở nên ngày càng phổ biến, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng Các doanh nghiệp trên thế giới cũng đang tích cực cải thiện mô hình sản xuất kinh doanh của mình theo xu hướng “xanh hóa”, lưu tâm đến những khía cạnh về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc… đã ban hành những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đòi hỏi phải tuân thủ các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững Ở nước ta, chuyển đổi xanh trong ngành hàng dệt may vừa là nhiệm vụ quan trọng, vừa là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Điều này thể hiện qua việc các Hiệp định tự do (FTA) mà Việt Nam kí kết với các quốc gia đều có những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe về mức độ tăng trưởng xanh Trong khi đó, việc thiếu vốn đầu tư, các quy định như chứng chỉ LEED, thẩm định chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu về thiết kế sinh thái là những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, khiến cho công tác chuyển đổi xanh chưa thể được thực hiện hoàn chỉnh

Thị trường ngành hàng may mặc xuất khẩu đầu năm 2024 cũng ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực dù vẫn còn nhiều khó khăn Cụ thể, hai tháng đầu năm ghi nhận ngành hàng dệt may đạt 5,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kì năm 2023 (theo Tổng Cục Thống kê) Tuy vậy, xét trên tổng quan tình hình kinh tế toàn cầu, cùng với sự bất ổn trong vấn đề chính trị, xã hội ở nhiều quốc gia có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tiếp cận sang những thị trường khác của các doanh nghiệp trong ngành Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế chủ động, chuẩn bị sẵn mọi phương án có thể nhằm ứng phó với những biến động của thị trường

4.1.2 Phương hướng của Công ty trong tương lai

Trong giai đoạn sắp tới, Công ty TNHH HAIVINA sẽ tiếp tục phát huy những ưu điểm, thế mạnh đã đạt được, đồng thời rút kinh nghiệm từ các hạn chế còn tồn đọng, qua đó hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp

Về ngắn hạn, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào xây dựng và hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại các nhà máy, xưởng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả vận hành, năng suất lao động và điều kiện làm việc tại doanh nghiệp Cụ thể, Công ty sẽ tiến hành sửa chữa và đầu tư thêm các phương tiện, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất như máy cắt, máy khâu, máy in Bên cạnh đó, Công ty cũng đầu tư thêm một số loại máy móc khác như máy in sonic, máy ép nhiệt và máy cắt laser nhằm chuyên môn hóa ở mức độ cao hơn đối với các quy trình sản xuất, xử lí nguyên vật liệu phức tạp Điều này sẽ góp phần giảm tải việc phụ thuộc vào các công đoạn thủ công kém hiệu quả, hạn chế xảy ra sai sót và lãng phí Như vậy, với sự đầu tư về nguồn lực sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, qua đó góp phần vào quá trình mở rộng quy mô hoạt động của Công ty trong tương lai Đối với mục tiêu dài hạn, Công ty hướng đến phát triển hòa hợp với các chiến lược khác của công ty mẹ - tập đoàn HyunJin Một số mục tiêu chính được đặt ra là: mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm

Hiện nay, thị trường chủ lực của Công ty bao gồm Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản Đây đều là những thị trường quen thuộc và trọng điểm đối với nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, mức kim ngạch đều rất cao Trong giai đoạn sắp tới, Công ty muốn thâm nhập thêm một số thị trường khác như Canada, Úc, Anh… Các quốc gia này đã có những Hiệp định thương mại kí kết đối với Việt Nam và khu vực ASEAN nói chung, do đó việc tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường này sẽ phần nào thuận lợi hơn Hơn hết, việc gia nhập vào các thị trường mới này có thể giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng mới, mang đến cơ hội gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty

Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh vẫn luôn là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ xuyến suốt của tập đoàn HyunJin, được thực hiện thông qua việc thành lập thêm

45 các chi nhánh và nhà máy sản xuất Hiện tại, đã có 4 nhà máy sản xuất của HAIVINA được thành lập tại Việt Nam, trong đó gần nhất là nhà máy tại Hà Tĩnh, đi vào hoạt động từ năm 2020 Tổng sản lượng ước tính của các nhà máy được thể hiện trong bảng sau: Đối với mục tiêu đa dạng chủng loại sản phẩm, Công ty hướng tới việc mở rộng thêm một số dòng sản phẩm khác bên cạnh găng tay và trang phục thể thao Đồng thời, công tác R&D – nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng được chú trọng hơn nhằm cho ra đời những sản phẩm với thiết kế phù hợp, đáp ứng với thị hiếu của khách hàng trong từng thời điểm khác nhau và mức giá hợp lí Các công đoạn trong quá trình sản xuất cũng được chú trọng nhằm nâng cao tính cơ giới hóa và tự động hóa, qua đó tối ưu được cả về năng suất và hiệu quả sản xuất.

Đề xuất giải pháp

Dựa trên phân tích thực tiễn hoạt động quản trị vận chuyển hàng hóa của Công ty, sinh viên xin đề xuất một số giải pháp như sau:

4.2.1 Ứng dụng số hóa trong quy trình quản trị vận chuyển hàng hóa

Quản trị thông minh vừa là xu hướng chung, vừa là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp hiện nay, khi mà môi trường kinh doanh có mức độ số hóa ngày càng cao Các ứng dụng và giải pháp công nghệ thông tin giúp cho quy trình vận hành của doanh nghiệp diễn ra với mức hiệu suất tối ưu và tiết kiệm nguồn lực ở mức tối đa

Một trong những giải pháp nổi bật trong quản lí vận tải hiện nay là hệ thống TMS Đây là ứng dụng có khả năng bao quát toàn bộ các thông tin trong quá trình vận chuyển, từ khi tạo đơn hàng cho tới khi hàng hóa bắt đầu di chuyển TMS còn giúp cho người quản

Bảng 4.1 Tổng sản lượng của các nhà máy HAIVINA theo từng loại sản phẩm

46 lí lập kế hoạch vận tải, thiết kế tuyến đường và lịch trình phù hợp dựa trên các thông tin và nguồn lực có sẵn Không chỉ vậy, TMS còn cho phép theo dõi trạng thái phương tiện thông qua hệ thống định vị GPS, giúp cho hoạt động kiểm soát và xử lí tình huống được chủ động và kịp thời hơn Cuối cùng, TMS cho phép các bên liên quan như chủ hàng, khách hàng, nhà chuyên chở nắm bắt thông tin về lô hàng trong thời gian thực và đồng nhất

Phát triển hệ thống quản trị vận tải TMS tại doanh nghiệp sản xuất như HAIVINA sẽ là một lựa chọn tối ưu và hoàn toàn phù hợp Các thông tin và dữ liệu từ hệ thống sẽ hỗ trợ tối đa các nhà quản trị trong việc phân tích, đánh giá và ra quyết định đối với các vấn đề trong hoạt động vận chuyển một cách kịp thời và phù hợp nhất Bên cạnh đó, tích hợp TMS với hệ thống thông tin hiện có của Công ty là ERP/MES sẽ tạo thành một hệ thống quản lí hoàn chỉnh từ các khâu đầu vào đến các hoạt động đầu ra, giảm thiểu sự rời rạc, thiếu liên kết trong nội bộ doanh nghiệp

4.2.2 Cân bằng giữa nguồn lực nội bộ và nguồn lực bên ngoài

Thuê ngoài hoạt động vận chuyển hiện nay vẫn là một lựa chọn phù hợp đối với Công ty TNHH HAIVINA Tuy nhiêu, ở một mức độ nào đó, việc sử dụng phần lớn nguồn lực ngoài doanh nghiệp có thể chưa thực sự tối ưu Do đó, Công ty nên có sự cân bằng trong việc đầu tư và phân bổ nguồn lực, giảm thiểu sự phụ thuộc quá mức vào các hoạt động outsourcing Đầu tiên, không thể chắc chắn rằng chất lượng dịch vụ của các bên chuyên chở luôn luôn ổn định Việc xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện đơn hàng là điều không thể tránh khỏi Do vậy, để ứng phó với những trường hợp cấp bách, Công ty nên có một đội ngũ vận chuyển dự bị, quy mô ở tầm trung, đủ để có thể đáp ứng được những công việc, phát sinh khó lường trước Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp Khách hàng thường chỉ đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng mà Công ty mang lại cho họ, rất hiếm trường hợp khách hàng có thể thông cảm cho doanh nghiệp đối với những vấn đề về rủi ro của quy trình vận hành

Thứ hai, đối với những đơn hàng quy mô nhỏ, cự li vận chuyển ngắn, yêu cầu vận chuyển gấp gáp thì việc thuê ngoài có thể chiếm nhiều chi phí, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Đặc biệt, trong trường hợp hàng hóa vô cùng quan trọng, có giá trị cao và yêu cầu bảo mật tuyệt đối, nếu xảy ra hỏng hóc hoặc thất lạc có thể gây ra những tổn thất lớn đối với doanh nghiệp thì việc thuê ngoài vận chuyển có nguy cơ rủi ro rất cao Sử dụng nguồn lực nội bộ trong những tình huống này sẽ phù hợp và an toàn hơn

4.2.3 Nâng cao tính chuyên môn hóa của các hoạt động logistics trong doanh nghiệp, bao gồm hoạt động vận chuyển

Tính chuyên môn hóa là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của hoạt động Logistics trong doanh nghiệp Cần phải có sự đầu tư, phân bổ nguồn lực phù hợp, đồng thời có hệ thống và chiến lược quản trị cụ thể, qua đó đảm bảo tính chính xác và hoàn thiện trong tiến hành các công việc và nhiệm vụ liên quan đến hoạt động logistics nói chung và hoạt động vận chuyển hàng hóa nói riêng

Thứ nhất, Công ty cần tổ chức các ban, nhóm nhân sự cụ thể chuyên thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, giám sát và kiểm tra đối với các hoạt động Logistics Đội ngũ nhân sự này sẽ làm việc chuyên trách đối với dòng vận động của hàng hóa trong doanh nghiệp từ khi bắt đầu sản xuất tới khi ra đời thành phẩm cuối cùng và đưa ra thị trường Đồng thời, họ cũng đóng vai trò tư vấn, tham mưu cho Công ty trong việc xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển hoạt động Logistics trong doanh nghiệp Qua đó, hoạt động Logistics trong doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách độc lập, không bị chống chéo với các công việc khác, tránh sai sót, nhầm lẫn và cân bằng khối lượng công việc trong doanh nghiệp

Thứ hai, cần có quy định, hướng dẫn và các tiêu chí cụ thể nhằm theo dõi và đánh giá hiệu quả chất lượng hoạt động Logistics trong doanh nghiệp Đó sẽ là căn cứ thiết lập mục tiêu công việc, xác định rõ công việc và trách nhiệm cho từng bộ phận cụ thể, cách thức thực hiện công việc và những yêu cầu cần đạt được trong công việc Với một hệ thống quản lí chi tiết, minh bạch, quy trình làm việc sẽ được đảm bảo diễn ra liên tục và hiệu quả Đặc biệt, khi có bất cứ trục trặc hay sai sót nào xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, các nhà quản lí có thể dễ dàng theo dõi, kiểm tra lại theo từng giai đoạn, từ đó sẽ xác định được lỗi ở bước nào, trách nhiệm thuộc về ai và cách thức xử lí ra sao

4.2.4 Chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chính là thành tố quan trọng, giữ vai trò nền tảng trong mỗi doanh nghiệp và quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp Do vậy, đây là giải pháp thiết thực nhất đồng thời là nhiệm vụ quan trọng nhất mà Công ty cần thực hiện Phát triển nguồn nhân lực cần dựa trên hai khía cạnh là tuyển dụng và đào tạo nhân lực

Về mặt tuyển dụng, Công ty có thể giao cho phòng nhân sự hoặc kết hợp với các bên dịch vụ tuyển dụng (như headhunter hoặc recruitment agency) để có thể tiếp cận một cách sát nhất tới thị trường lao động, từ đó có cái nhìn bao quát và sự đánh giá toàn diện nhất về thực trạng nguồn nhân lực hiện tại Bên cạnh đó, Công ty cũng cần xây dựng chương trình tuyển dụng, chiến lược tuyển dụng nhằm đáp ứng được thực trạng nguồn nhân lực hiện tại Ưu tiên lựa chọn những ứng viên có chuyên môn, kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực Logistics nói chung và hoạt động quản lí vận tải hàng hóa nói riêng Đồng thời, Công ty cũng cần đưa ra mức đãi ngộ, lương thưởng một cách phù hợp, đủ hấp dẫn để thu hút và giữ chân người lao động và tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện và hòa đồng, cho phép nhân sự phát huy tối đa khả năng của họ

Về mặt đào tạo nhân sự, Công ty nên xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo chi tiết đối với những nhân sự mới và chú trọng bồi dưỡng thường niên đối với các nhân sự hiện tại Đây là hoạt động cần thiết nhằm đảm bả và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại ngày nay, khi mà môi trường kinh doanh biến động không ngừng Chú trọng vào việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo đội ngũ nhân sự có chuyên môn, năng lực tốt, có tính chủ động và linh hoạt để thích ứng với môi trường kinh doanh Trên thực tế, phát triển nguồn nhân lực trong ngành Logistics đang là vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm sâu sắc Hiện nay, các khóa đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho nhân sự các cấp và các chương trình liên kết đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ quốc tế được các trường đại học, cao đẳng và các viện, trung tâm tổ chức thường xuyên, Công ty có thể mời chuyên gia về giảng dạy hoặc cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo này.

Đề xuất của sinh viên trong quá trình thực tập

Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH HAIVINA, sinh viên nhận thấy Công ty đang thiếu một kênh thông tin thật sự hiệu quả và độc lập Công ty chưa thành lập website riêng và vẫn chủ yếu sử dụng nền tảng Facebook như là kênh thông tin và quảng bá chính

Về lâu dài, đây có thể là một bất lợi cho Công ty khi mà website vốn là một công cụ hữu ích, có khả năng lưu trữ và phân bổ thông tin một cách khoa học và bao quát Qua đó, khách hàng không cần liên hệ trực tiếp mà vẫn có thể tìm hiểu được những thông tin cơ bản nhất về Công ty Hơn nữa, website còn giúp mở rộng phạm vi tiếp cận, không bị giới hạn về không gian và thời gian, góp phần gia tăng khả năng thu hút thêm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, website cho phép việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp diễn ra một cách tối ưu Đây là một trong những nhân tố quan trọng đối với việc cung cấp dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, đồng thời là công cụ marketing vô cùng hiệu quả, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 và môi trường kinh doanh có mức độ số hóa cao Điều này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường

Website cũng là một kênh giúp tương tác trực tiếp với khách hàng, đồng thời thu thập ý kiến, phản hồi và kịp thời giải đáp thắc mắc của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có thể hiểu sâu sắc hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, có cơ sở để xem xét và hoàn thiện hơn nữa trong việc mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tối ưu nhất

Do đó, sinh viên đề xuất Công ty TNHH HAIVINA phát triển website doanh nghiệp, đồng thời kết hợp với các nền tảng khác để gia tăng hiệu quả về mặt truyền thông

4.3.2 Đối với giảng viên, Bộ môn, Khoa và Nhà trường liên quan đến chương trình đào tạo

Từ kinh nghiệm trong quá trình thực tập và khoảng thời gian học tập tại trường Đại học Thương Mại, sinh viên xin đề xuất ý kiến của mình về chương trình đào tạo như sau:

Nhìn chung, chương trình đào tạo đã cung cấp đầy đủ kiến thức và bao quát được tổng thể lĩnh vực Logistics, giúp người học có được cái nhìn khách quan nhất về các công việc và vị trí trong ngành Bên cạnh đó, sinh viên đề xuất Bộ môn và Khoa đưa thêm các nội dung, kiến thức mang tính ứng dụng cao, đồng thời tăng cường cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi talkshow, các giờ học, tiết học giải case study để nâng cao tính chủ động trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, cũng đồng thời tạo cơ hội để sinh viên được áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình trên mô tả khái quát các thành viên tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng  hóa nói chung và mối liên hệ giữa các chủ thể này - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Hình tr ên mô tả khái quát các thành viên tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng hóa nói chung và mối liên hệ giữa các chủ thể này (Trang 20)
Hình 2. 2 Sơ đồ mô tả phương thức vận chuyển thẳng đơn giản - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Hình 2. 2 Sơ đồ mô tả phương thức vận chuyển thẳng đơn giản (Trang 22)
Hình 2. 4 Sơ đồ mô tả vận chuyển qua trung tâm phân phối - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Hình 2. 4 Sơ đồ mô tả vận chuyển qua trung tâm phân phối (Trang 23)
Hình 2. 5 Sơ đồ mô tả vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng  Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistic kinh doanh – NXB Hà Nội - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Hình 2. 5 Sơ đồ mô tả vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến đường vòng Nguồn: Giáo trình Quản trị Logistic kinh doanh – NXB Hà Nội (Trang 24)
Hình 3. 1 Cơ cấu nhân sự của công ty TNHH HAIVINA - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Hình 3. 1 Cơ cấu nhân sự của công ty TNHH HAIVINA (Trang 29)
Hình 3. 2 Tỉ trọng các thị trường chính của Công ty TNHH HAIVINA - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Hình 3. 2 Tỉ trọng các thị trường chính của Công ty TNHH HAIVINA (Trang 30)
Hình 3. 3 Khái quát quy mô vận chuyển hàng hóa của Công ty trong giai đoạn 2021 – 2023  Nguồn: trademo.com - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Hình 3. 3 Khái quát quy mô vận chuyển hàng hóa của Công ty trong giai đoạn 2021 – 2023 Nguồn: trademo.com (Trang 34)
Bảng 3. 3 Một số chủng loại hàng hóa và nguyên vật liệu chính của Công ty - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Bảng 3. 3 Một số chủng loại hàng hóa và nguyên vật liệu chính của Công ty (Trang 34)
Bảng 3. 4 Giá trị hàng hóa xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Bảng 3. 4 Giá trị hàng hóa xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 35)
Bảng 4.1 Tổng sản lượng của các nhà máy HAIVINA theo từng loại sản phẩm - hoàn thiện hoạt động quản trị vận chuyển tại công ty tnhh haivina
Bảng 4.1 Tổng sản lượng của các nhà máy HAIVINA theo từng loại sản phẩm (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w