1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty tnhh haivina

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty TNHH Haivina
Tác giả Nguyễn Minh Trí
Người hướng dẫn ThS. Vũ Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Sau hơn 20 năm hoạt động, công ty TNHH HAI VINA đã tạo việc làm cho hơn 4000 lao động tại tỉnh Hải Dương và các tỉnh thành lân cận, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

Mã sinh viên: 20D300064

Hà Nội – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, TỪ VIẾT TẮT 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HAI VINA 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4

1.1.1 Thông tin chung 4

1.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty 4

1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường 4

1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 4

1.2.2 Đặc điểm thị trường 6

1.3 Cơ cấu tổ chức 7

1.4 Các nguồn lực của công ty 8

1.4.1 Nguồn lực tài chính 8

1.4.2 Mạng lưới tài sản và điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật 9

1.4.3 Nguồn nhân lực 9

1.5 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu 10

1.6 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập 12

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY 12

2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô/ngành ảnh hưởng đến hoạt động logistics/quản lý chuỗi cung ứng của công ty 12

2.1.1 Môi trường vĩ mô 12

2.1.2 Môi trường ngành 14

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 14

2.3 Thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng của công ty 15

2.3.1 Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty 16

2.3.2 Thực trạng hoạt động logistics của công ty 17

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 19

3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty 19

3.1.1 Điểm tích cực 19

3.1.2 Điểm hạn chế 20

3.1.3 Đề xuất định hướng giải quyết 21

3.2 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, TỪ VIẾT TẮT

Bảng 1 - Ngành nghề kinh doanh của công ty 5

Bảng 2 - Các hoạt động Logistics tại công ty 6

Bảng 3 - Thực trạng nguồn nhân lực công ty TNHH HAIVINA 9

Bảng 4 - Kết quả kinh doanh giai đoạn 2021 – 2023 11

Hình 1 - Cơ cấu tổ chức công ty TNHH HAIVINA 7

Hình 2 - Cơ cấu doanh thu theo thị trường của công ty 15

Hình 3 - Chuỗi cung ứng của công ty TNHH HAIVINA 16

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng

KH-SX Kế hoạch sản xuất

Tiếng Anh

REACH Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals, là

một quy định của Liên minh châu Âu (EU) về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất

nghiệp

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HAI VINA

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Thông tin chung

1.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH HAI VINA là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với chủ đầu tư là tập đoàn Hyun Jin (Hyun Jin Corporation), trụ sở chính tại: Hwagok - Dong, 155, Gukhoe - daero, Gangseo, Seoul, Hàn Quốc Công ty chuyên về sản xuất trang phục thể thao va xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản Công ty hoạt động với hai nhà máy sản xuất tại Hải Dương: nhà máy 1 – Lô 12, KCN Nam Sách, thành phố Hải Dương (hoạt động năm 2003); nhà máy 2 - thôn Lãng Xuyên, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (hoạt động năm 2006) Quy mô sản lượng ước tính đạt 3.000.000 đến 5.000.000 sản phẩm trong một năm Sau hơn 20 năm hoạt động, công ty TNHH HAI VINA đã tạo việc làm cho hơn 4000 lao động tại tỉnh Hải Dương và các tỉnh thành lân cận, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương nói riêng và toàn phía Bắc nói chung

1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường

1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Công Ty TNHH Haivina hiện đang kinh doanh các ngành nghề sau:

Trang 5

Mã Ngành

Bảng 1 - Ngành nghề kinh doanh của công ty

Trong đó, ngành “May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)” là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty Cụ thể, công ty sản xuất, gia công găng tay thể thao, găng tay công nghiệp, quần thể thao, áo các loại và các trang phục thể thao, xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản Đây đồng thời cũng là hoạt động góp phần phát sinh và tác động trực tiếp tới nhu cầu thực hiện các hoạt động logistics trong doanh nghiệp

Quy trình của hoạt động này bao gồm :

- Chuẩn bị nguyên vật liệu: nhập vải, khuy, cúc, khóa zip…, kiểm soát và quản

lí chất lượng của các yếu tố đầu vào kể trên, sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất, vừa tối ưu hóa được nguồn lực của doanh nghiệp

- Thiết kế mẫu mã sản phẩm, tính toán lượng vật liệu cần thiết: Phác thảo mô hình của sản phẩm, lên ý tưởng và quyết định các sắp xếp, may vá các chi tiết của sản phẩm để tạo ra bản thiết kế hoàn chỉnh, phản ánh sát nhất hình thái của sản phẩm khi đưa vào sản xuất Thông qua hoạt động này, quy trình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm sẽ trở nên thông suốt, hiệu quả, tránh lãng phí

- Chuẩn bị bán thành phẩm: Trải vải, cắt vải, chuẩn bị các nguyên vật liệu thô thành các chi tiết riêng để phục vụ cho việc may và hoàn thiện sản phẩm chính

- May sản phẩm: Dựa theo mẫu thiết kế, dây chuyền sản xuất sẽ tiến hành các công đoạn may, ghép các chi tiết, bán thành phẩm đã được chuẩn bị thành các

bộ phận của sản phẩm như tay áo, thân áo, cổ áo… rồi ghép lại thành sản phẩm hoàn chỉnh Mỗi công đoạn sẽ được giao cho một nhóm cụ thể phụ trách

- Hoàn thiện sản phẩm: Sau khi được may hoàn chỉnh, sản phẩm sẽ trải qua một vài bước như: kiểm tra chất lượng, kiểm tra chi tiết sản phẩm, làm sạch, là ủi

Trang 6

sản phẩm Bước này nhằm giúp kịp thời phát hiện lỗi sai, khuyết tật của sản phẩm để kịp thời xử lí, tránh đưa sản phẩm lỗi ra thị trường

- Phân loại, đóng gói và xuất kho sản phẩm: Sản phẩm khi đảm bảo mọi yêu cầu

và điều kiện cần thiết sẽ được đóng gói, phân loại theo kích cỡ, mẫu mã, công dụng… thành từng lô riêng biệt Tiếp đó, các lô sẽ được đóng thùng, kiện và giao cho bên vận chuyển, khách hàng

Khái quát các hoạt động Logistics tại doanh nghiệp:

Hiện nay, công ty có thực hiện một số hoạt động logistics như sau:

trách Mua và nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp, quản lí nguồn nguyên

liệu đầu vào

Hoạch – Sản Xuất

Quản lí dự trữ, phân phối nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành

phẩm

Bộ phận Kho

Nhập Khẩu Chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ cho các lô hàng, thủ tục hải

quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…

Nhập Khẩu Sắp xếp, gom hàng, chuẩn bị cho quá trình giao, vận chuyển hàng

- Thị trường Mỹ: thị trường xuất khẩu có sản lượng lớn nhất cua nước ta Mặc du phải cạnh tranh trực tiếp và khá mạnh mẽ với Trung Quốc, dư địa và cơ hội cho ngành hàng sản phẩm dệt may vào Mỹ vẫn còn rất rộng mở

Trang 7

- Thị trường châu Âu: Với dân số 500 triệu người, hàng năm, thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc rất cao Bên cạnh đó, tồn tại một số thách thức như việc cạnh tranh với các nước hiện có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn vào EU như Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, cùng vớiyêu cầu cao về chất lượng, với các quy định nghiêm ngặt về lao động, môi trường (quy định REACH)

nhiều điểm sáng tích cực khi mà nhu cầu về hàng dệt và may mặc của Nhật Bản vẫn tăng cao, thị phần hàng dệt và may mặc của Việt Nam vẫn mở rộng Tuy nhiên, khả năng xuất khẩu bị chững lại sẽ là một thách thức, do tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ giảm xuống cũng như lạm phát tăng cao, đi kèm với các tác động khách quan khác, đơn cử như yếu tố địa chính trị…

1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 1 - Cơ cấu tổ chức công ty TNHH HAIVINA

Nguồn: Phòng nhân sự

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban:

Trang 8

 Phòng tổng vụ: điều phối, quản lí các công việc của các phòng ban khác trong công ty, tổ chức thực hiện các quy định của ban giám đốc

 Phòng kế toán: chịu trách nhiệm cho các hoạt động, nghiệp vụ hạch toán, tài chính của công ty, theo dõi, giám sát, quản lí tình hình tài chính của công ty

 Phòng nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo và quản lí nhân sự của công ty, giải quyết các giấy tờ, thủ tục về mặt nhân sự; quản lí hệ thống lương, thưởng

và các chính sách phúc lợi của người lao động

 Phòng kinh doanh: quảng bá, phân phối sản phẩm, làm việc với khách hàng và đối tác, kết hợp với các bộ phận khác xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể cho công ty

 Phòng xuất nhập khẩu: quản lí các công việc, thủ tục, giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa như giao nhận, vận chuyển, thông quan, theo dõi lô hàng, chuẩn bị và hoàn thiện các bộ chứng từ

- Các bộ phận:bộ phận đặc thù, găng tay Gia Lộc, găng tay Nam Sách, quần áo Gia Lộc: Trực tiếp thực hiện hoạt động, thiết kế, sản xuất và hoàn thiện sản phẩm từ các nguyên vật liệu thô Sản xuất theo đúng tiến độ, kế hoạch, sản lượng yêu cầu của đơn hàng, đảm bảo thành phẩm đúng mẫu mã, đúng quy chuẩn, chất lượng tốt

- Phòng kế hoạch – sản xuất: lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động sản xuất như: chi phí, số lượng nhân công, máy móc, nguyên vật liệu cần thiết, thời gian dự kiến; đảm bảo tính ổn định của máy móc, thiết bị trong suốt qus trình vận hành; quan sát, đánh giá và điều chỉnh quá trình sản xuất, phát hiện và khắc phục các

sự cố xảy ra

- Phòng quản lí chất lượng: quản lý công tác tiêu chuẩn hóa các quy định và quy trình quản lý chất lượng; tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm

và thúc đẩy tư duy cải tiến chất lượng sản phẩm trong toàn bộ công ty

1.4 Các nguồn lực của công ty

1.4.1 Nguồn lực tài chính

Trang 9

- Tổng vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp: 703.153.877.607 đồng

- Vốn điều lệ của công ty: 315.098.763.867 đồng

- Khả năng huy động vốn: nguồn vốn của công ty đến từ các nguồn sau:

 Đầu tư của công ty mẹ từ Hàn Quốc

 Doanh thu, lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh

 Các khoản vay của doanh nghiệp

1.4.2 Mạng lưới tài sản và điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật

Mạng lưới tài sản của công ty bao gồm các hạng mục sau:

- Máy móc, thiết bị công nghệ, dây chuyền phục vụ cho hoạt động sản xuất: máy in; máy khâu; máy cắt vải; máy là, ép định hình

- Hệ thống kho bãi tại các nhà máy, phục vụ cho việc dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu cũng như hàng hóa

Số lượng % Tổng số

lao động 4624 4643 4553 19 0.4109 -90 -1.9384 Trình độ học vấn

ĐH, CĐ 235 243 236 8 3.404255 -7 -2.88066 Trung cấp 638 642 634 4 0.626959 -8 -1.24611 Lao động

phổ thông 3751 3758 3683 7 0.186617 -75 -1.99574 Giới tính

Nam 932 1193 910 261 28.00429 -283 -23.7217

Nữ 3692 3450 3643 -242 -6.55471 193 5.594203

Độ tuổi

18-25 3588 3630 3557 42 1.170569 -73 -2.01102 25-35 801 785 793 -16 -1.9975 8 1.019108 Trên 35 235 228 203 -7 -2.97872 -25 -10.9649

Bảng 3 - Thực trạng nguồn nhân lực công ty TNHH HAIVINA

Nguồn: Phòng nhân sự

Trang 10

Hiện nay, có khoảng 4600 lao động đang làm việc tại 2 nhà máy và một xưởng sản xuất mới mở vào đầu năm 2020 của công ty TNHH Haivina Trong đó, chủ yếu

là lao động nữ, chiếm khoảng 80% tổng số lao động của công ty Độ tuổi trung bình từ 20-40 tuổi

Người lao động tại công ty đều được tuyển chọn kĩ lưỡng, được đào tạo bài bản và làm việc trong môi trường an toàn, phù hợp Tay nghề cao, kĩ năng đáp ứng được yêu cầu và cường độ làm việc tại công ty Bên cạnh đó, cùng với nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty cũng thường xuyên tuyển dụng và đào tạo nhiều lao động mới, đảm bảo cho sự vận hành ổn định, thống nhất của doanh nghiệp

Thực trạng nguồn nhân lực của công ty được trình bày tại bảng 3 Nhìn chung, giai đoạn từ 2021 – 2022 chứng kiến sự tăng nhẹ về mặt số lượng trong khi giai đoạn 2022 – 2023 cho thấy sự sụt giảm rõ rệt Nguyên nhân chính cho hiện tượng trên có thể kể đến là:

Thứ nhất, tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 kéo theo sự ảm đạm của nền kinh tế trong giai đoạn này, khiến cho số lượng đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp trong tình trạng đủ nhân lực nhưng thiếu việc làm, dẫn tới sự cắt giảm đáng kể trong

bộ máy nhân sự của công ty

Thứ hai, tính chất của ngành may mặc yêu cầu nhân lực cần có sức khỏe tốt,

sự nhanh nhạy, khéo léo, làm việc theo dây chuyền với cường độ cao và tần suất liên tục, dẫn tới thực trạng doanh nghiệp cần liên tục tuyển dụng và đào tạo các nhóm nhân lực trẻ và có xu hướng cắt giảm nhóm nhân lực từ 35 tuổi trở lên 1.5 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu

Một vài kết quả kinh doanh của công ty TNHH HAIVINA được thể hiện qua bảng dưới đây:

Trang 11

Nguồn: Phòng kế toán

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn này có phần

ảm đạm do vừa bước ra từ đại dịch COVID – 19, thị trường ngành dệt may nói riêng

và toàn bộ nền kinh tế nói chung đang đứng trước nguy cơ suy thoái và mất cân bằng cung – cầu Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu cũng chứng kiến sự suy giảm rõ rệt do giá cả tăng mạnh Người tiêu dùng cũng có xu hướng chi tiêu khiêm tốn hơn dẫn tới nhu cầu đối với mặt hàng dệt may ít hơn, kéo theo lượng đơn hàng sụt giảm Cuối cùng, sự cạnh tranh đối với một số đối thủ khác như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan với nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp cùng vị trí địa lý thuận tiện cho hoạt động vận chuyển cũng là nguyên nhân giải thích cho sự đi xuống về mặt doanh thu của công ty

Giai đoạn 2021 – 2022 chứng kiến sự tăng lên đáng kể về mặt doanh thu do sự mở cửa trở lại của nền kinh tế trong thời gian này Tuy nhiên, sự gia tăng về mặt chi phí, đặc biệt là về nguyên vật liệu đầu vào cùng với các chi phí cho việc phục hồi cơ sở vật chất, phòng chống dịch bệnh v.v sau giai đoạn COVID, khiến cho lợi nhuận sụt giảm với tỉ lệ khoảng 8%

Giai đoạn 2022 – 2023, công ty TNHH HAIVINA nói riêng cũng như thị trường dệt may nói chung ghi nhận những khó khăn đáng kể Nửa cuối năm 2022 trở đi, các thị trường chính của công ty như Mỹ, châu Âu rơi vào lạm phát, chi tiêu sụt giảm khiến cho đơn hàng từ các quốc gia thuộc các thị trường trên có sự giảm manh Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng ghi nhận sự sụt giảm trong số lượng người lao động, xu hướng nghỉ việc, nhảy việc diễn ra thường xuyên, khiến cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

có phần gián đoạn Doanh thu và lợi nhuận ở giai đoạn này đều ghi nhận mức độ giảm sút trên 10%, đánh dấu một giai đoạn nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp

Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % Tổng doanh thu 1,147,836,212,375 1,171,386,521,437 1,035,862,019,473 23,550,309,062 2.051713 -135,524,501,964 -11.5696 Tổng chi phí 1,105,664,926,175 1,132,625,096,124 1,001,278,340,449 26,960,169,949 2.438367 -131,346,755,675 -11.5967 Lợi nhuận sau thuế 42,171,286,200 38,761,425,313 34,583,679,024 -3,409,860,887 -8.08574 -4,177,746,289 -10.7781

2022 - 2021 2023 - 2022

So sánh Năm

2021 2022 2023

Bảng 4 - Kết quả kinh doanh giai đoạn 2021 – 2023

Trang 12

1.6 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập

Trong giai đoạn thực tập tổng hợp từ ngày 3/1 đến ngày 26/1/2024, em đã thực tập tại công ty TNHH HAIVINA với vị trí thực tập sinh phòng Xuất nhập khẩu

Tại văn phòng, em được giao các nhiệm vụ như sau:

- Đọc và nghiên cứu các nội dung, kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc

- Cùng với các nhân sự trong văn phòng chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cần thiết, có

sự hướng dẫn của trưởng nhóm

- Trả lời email, tin nhắn, cuộc gọi của đối tác, khách hàng, ghi lại thông tin và báo cáo với nhân viên phụ trách hướng dẫn

- Báo cáo tiến độ công việc cho người quản lí

- Làm một số công việc khác trong văn phòng

Trong suốt thời gian vừa qua, em đã được trải nghiệm môi trường và văn hóa của công ty, được tiếp xúc trực tiếp với công việc, qua đó rèn luyện thêm về mặt tác phong, tinh thần, kỉ luật trong công việc cũng như kinh nghiệm và các kĩ năng, kiến thức cần thiết để tham gia thị trường lao động trong tương lai

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY

2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô/ngành ảnh hưởng đến hoạt động logistics/quản

lý chuỗi cung ứng của công ty

2.1.1 Môi trường vĩ mô

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN