1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên

59 871 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 628,85 KB

Nội dung

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, đồng thời nó cũng đem lại những thách thức lớn về sự cạnh tranh, khả năng thu hút thị trường. Để đứng vững trên thương trường, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý thì các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ các khâu từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, từ khi tìm được nguồn NVL cho đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống người lao động đồng thời mang lại lời nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp phải xây dựng một bộ máy quản lý hiệu quả, ổn định và vững chắc ở tất cả các mặt, các lĩnh vực từ quản lý sản xuất đến tiêu thu sản phẩm cùng với quản lý tài chính, quản lý nhân lực cho đến hoạt động kế toán kiểm toán... Bởi hoạt động quản trị có vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cho nên doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý một cách hợp lý, hiệu quả, thường xuyên kiểm tra giám sát để điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động quản trị, đồng thời phải phối hợp hoạt động giữa các bộ phận nhằm thực hiện các chức năng quản lý để đem lại hiệu quả tốt nhất.Thấy rõ vai trò của hoạt động quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Vũ Hồng Tuấn em, đã thực hiện nguyên cứu đề tài: Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên.Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp:Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:Chương I: Tổng quan về đơn vị thực tập.Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.CHƯƠNG III: Đánh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.

Trang 1

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

VẠN THÀNH HƯNG YÊN

Giảng viên hướng dẫn: VŨ HỒNG TUẤN

Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ MINH THÚY

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển,đồng thời nó cũng đem lại những thách thức lớn về sự cạnh tranh, khả năng thu hút thịtrường Để đứng vững trên thương trường, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng vớisản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý thì các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽcác khâu từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, từ khi tìm đượcnguồn NVL cho đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo sử dụng vốnlưu động có hiệu quả, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn thực hiện nghĩa vụ đối với ngânsách nhà nước, cải thiện đời sống người lao động đồng thời mang lại lời nhuận cho doanhnghiệp Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm,tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp phải xây dựng một bộmáy quản lý hiệu quả, ổn định và vững chắc ở tất cả các mặt, các lĩnh vực từ quản lý sảnxuất đến tiêu thu sản phẩm cùng với quản lý tài chính, quản lý nhân lực cho đến hoạtđộng kế toán kiểm toán Bởi hoạt động quản trị có vai trò rất quan trọng quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp cho nên doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch

tổ chức quản lý một cách hợp lý, hiệu quả, thường xuyên kiểm tra giám sát để điều chỉnh

và hoàn thiện hoạt động quản trị, đồng thời phải phối hợp hoạt động giữa các bộ phậnnhằm thực hiện các chức năng quản lý để đem lại hiệu quả tốt nhất

Thấy rõ vai trò của hoạt động quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp, dưới sự hướng

dẫn nhiệt tình của thầy giáo Vũ Hồng Tuấn em, đã thực hiện nguyên cứu đề tài: Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên.

Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của báo cáo thực tậptốt nghiệp gồm 3 chương:

Trang 3

Chương I: Tổng quan về đơn vị thực tập.

Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp

CHƯƠNG III: Đánh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành HưngYên được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của Công ty đã giúp em hiểu được hoạt độngquản trị kinh doanh, đồng thời giúp em có cơ hội áp dụng những kiến thức mình đã đượclĩnh hội của các thầy, cô giáo trong nhà trường vào quá trình thực tế tại Công ty Từ đó,

em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu bộ máy quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp để hoànthành bài báo cáo thực tập của mình

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty trong quá trình thực tập, giúp em cónhững kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường cũng như hoàn thành quá trình thực tập tạiCông ty

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Vũ Hồng Tuấn–giảng viên khoaquản trị kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, Ngày 28 tháng 6 năm 2013

NHẬN XÉT

Trang 5

CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

MỤC LỤC

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1

1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp. 1

1.1.2 Lịch sử thành lập của doanh nghiệp 1

1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp. 2

1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 3

1.2.1 Mục tiêu và phương châm hoạt động của doanh nghiệp. 3

1.2.2 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của công ty. 4

1.3 Công nghệ sản xuất hàng hóa 6

1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản phẩm của doanh nghiệp 7

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp 8

1.5.1 Sơ đồ phân cấp quản lý của Doanh nghiệp. 8

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý. 8

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 10

2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Marketing 10

2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây 10

2.1.2 Chính sách Marketing 13

2.1.3 Đối thủ cạnh tranh 15

Trang 7

2.2 Tình hình quản lý nhân lực của Công ty 16

2.2.1 Phân tích cơ cấu lao động của doanh nghiệp 16

2.2.2 Chính sách nhân sự của Công ty 17

2.3 Tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định 18

2.3.1 Các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất 18

2.3.2 Tình hình sử dụng, dự trữ và bảo quản NVL 20

2.4 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 24

2.4.1 Phân loại chi phí trong sản xuất kinh doanh của Công ty 24

2.4.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành thực tế tại doanh nghiệp 26

2.4.3 Các loại sổ kế toán 28

2.5 Tình hình tài chính của Công ty 29

2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29

2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán 31

2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính 36

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 42

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của Công ty 42

3.2 Đánh giá những ưu điểm và hạn chế ở từng mặt quản trị của Công ty 43

3.3 Một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác quản lý 47 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Bảng 1.6: Tổng hợp chi phí theo yếu tố trong 2 năm gần đây

Bảng 1.7: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1.8: Bảng cân đối kế toán

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các phân xưởng sản xuất của Công ty

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân cấp quản lý

Hình 1.1: Logo của Công ty

Hình 1.2: Nệm cao suVạn Thành

Hình 1.3: Nệm Mousse Vạn Thành

Hình 1.4: Nệm bông ép Vạn Thành

Hình 1.5: Nệm lò xo Vạn Thành

Trang 9

KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Nội dung Kí hiệu viết tắt

7 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NVLTT

8 Chi phí nhân công trực tiếp CP NCTT

9 Chi phí sản xuất chung CP SXC

10 Tài khoản TK

Trang 10

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

1.1.1 Tên và địa chỉ doanh nghiệp.

Tên công ty:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VẠN THÀNH HƯNG YÊNTên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:

VAN THANH HUNG YEN COMPANY UNITED

Địa chỉ công ty: Km 20, Quốc lộ 5–Xã Giai Phạm–Huyện Yên Mỹ–Tỉnh Hưng Yên

Số điện thoại : 0321.3980787/788–Fax : 0321.3980789

Mã số thuế : 0900226909

Website : www.nemvanthanh.vn

Logo của Công ty:

Hình 1.1: Logo của Công

ty.

1.1.2 Lịch sử thành lập của doanh nghiệp.

Trang 11

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên là công ty con củacông ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành có trụ sở chính ở 90/4 Lũy Bán Bích–phường Tân Thới Hòa–Quận Tân Phú–Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên được thành lập ngày 12-2004 và đi vào hoạt động năm 2005

24-Sau hơn 7 năm hoạt động, Công ty đã có những chuyển đổi lớn trong kinh doanh, sảnphẩm chính của công ty là nệm Mousse, nệm cao su thông hơi, nệm lò xo, nệm bôngép…Tuy nhiên, công ty liên tục sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nhằm đáp ứng nhucầu của khách hàng về sản phẩm

1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp.

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên do Cục thuế Tỉnh HưngYên trực tiếp quản lý Hàng năm, Công ty sản xuất các sản phẩm nệm với quy mô lớnmang lại doanh thu và lợi nhuận cao

Nguồn vốn kinh doanh:

Vốn điều lệ của công ty là 16.800.000.000 đồng, nguồn vốn của công ty được bảo toàn vàtăng dần theo sự phát triển của công ty Ngoài nguồn vốn đã huy động được, Công ty cònxây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các Ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ vốn phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm gần đây:

Doanh thu năm 2010: 22.845.556.635 đồng

Doanh thu năm 2011: 26.945.321.512 đồng

Doanh thu năm 2012: 33.741.154.689 đồng

Lợi nhuận đem lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Lợi nhuận năm 2010: 1.324.542.112 đồng

Trang 12

Lợi nhuận năm 2011: 1.542.215.411 đồng.

Lợi nhuận năm 2012: 1.874.663.325 đồng

Số lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Tuy mới đi vào hoạt động và phát triển, nhưng công ty đã xây dựng được cơ sở hạ tầng và cơ sở làm việc

có quy mô lớn, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị ngày càng được nâng cấp.

Với tổng diện tích mặt bằng là 32.000Error: Reference source not foundm2, do sản phẩm được sản xuất chủ yếu bằng máy móc nên số lượng công nhân không nhiều nhưng yêu cầu phải có trình độ tay nghề cao.

Số cán bộ công nhân làm việc trong công ty là 46 người.

1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.

1.2.1. Mục tiêu và phương châm hoạt động của doanh nghiệp.

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp:

Trang 13

Lấy việc đổi mới thiết bị, công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng và tạo lợi nhuận tối đa là mục tiêu phát triển.

Thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với phương châm:

 Chất lượng sản phẩm là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

 Giao hàng đủ số lượng, đúng thời gian là danh dự và uy tín của doanh nghiệp.

 Giá cả luôn hợp lý thể hiện năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Với mục tiêu và phương châm đó, Công ty sẽ đưa Vạn Thành trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về sản xuất và kinh doanh Nệm Mousse, nệm cao su thông hơi, in bao bì, nệm lò xo…góp phần đẩy mạnh ngành công nghiệp của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.

1.2.2. Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của công ty.

1.2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn chú trọng vào thương mại, nên Công ty cần có những nhà kinh doanh giỏi luôn theo sát thị trường, để biết thị trường thay đổi như thế nào và nhu cầu của khách hàng

ra sao? Vì vậy, sản phẩm của Công ty rất phong phú, đáp ứng nhu cầu thị yếu của khách hàng Hơn nữa, Công ty không ngừng phát huy tiềm lực của nền kinh tế nước ta Trong suốt một chặng đường dài cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới, Công ty đã thay đổi về nhiều mặt nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra Đó là trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất và kinh doanh Nệm, Nệm Mousse, nệm cao su thông hơi, nệm lò xo, nệm bông ép, sản xuất các mặt hàng cao su, mủ latex, in bao bì, may túi xách, Công ty phấn đấu xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường quốc tế.

1.2.2.2 Mặt hàng kinh doanh của công ty.

Trang 14

 2m*1,8m*5cm, 2m*1,6m*10cm và 2m*1,8m*15cm.

Thành phần cấu tạo gồm:

 Sản xuất từ thành phần nguyên liệu 100% cao su thiên nhiên, giúp nệm phân bốđều một cách hợp lý trọng lượng cơ thể mang lại cảm giác dễ chịu ở mọi tư thếnằm và hoàn toàn không chứa cao su tổng hợp

 Nệm có lớp P.U foam tổng hợp tỷ trọng siêu đàn hồi

 Lớp vỏ đệm bằng chất liệu cotton hoặc Gấm Damask sang trọng

 Nệm có cấu trúc bọt hơi với hàng nghìn triệu lỗ thông hơi, cho phép không khí lưuthông tối đa luôn tạo sự thoáng mát không gây hầm nóng Luôn thoáng mát vàomùa hè và ấm áp vào mùa đông

Nệm mousse:

Trang 15

Hình 1.3: Nệm Mousse Vạn Thành.

Chủng loại:

 2m*1,6m*11cm, 2m*1,6m*12cm

 2m*1,8m*14cm, 2m*1,8m*15cm, 1,95m*1,55m*10cm…Thành phần cấu tạo của nệm Mousse:

Trang 16

 Ruột sản phẩm bằng Mousse xốp tổng hợp tỷ trọng cao, đàn hồi tốt, siêu chịu lựctạo khả năng điều phối trọng lượng cơ thể, giữ cho nệm luôn bền và không xẹp lúnqua thời gian.

 Lớp Mousse lót mềm mại được làm bẳng chất liệu mousse cao cấp nhằm nâng đỡ

và ôm theo hình dáng cơ thể tạo cảm giác dễ chịu thoải mái

 Lớp vỏ áo bọc ngoài bằng chất liệu vải gấm cao cấp/cotton ít bám bụi hoặc bằngchất liệu Tricat/ Kate

 Chất liệu: Bông tấm PE ép tạo độ đàn hồi cao, không lún, tối ưu hóa độ nén giúpduy trì độ phẳng và độ đàn hồi trên toàn tấm nệm

 Lớp chần đa tầng PES đàn hồi mang đến cảm giác êm ái thoải mái khi nằm

 Vỏ đệm sử dụng bằng chất liệu cotton, độ bền cao

Nệm lò xo :

Hình 1.5: Nệm lò xo Vạn

Thành.

Chủng loại:

Trang 17

 1,95m*1,55m*22cm, 1,98m*1,40m*22cm, 1,98m*1,58m*22cm, 2m*1,6m*22cm.

Thành phần cấu tạo:

 Khung lò xo liên kết Bonnel

 Lớp sơ dừa thiên nhiên

 Lớp vải nỉ cường lực

 Lớp mousse xốp lót tỷ trọng cao tạo cảm giác thư giãn dễ chịu

 Lớp vải lót không dệt mousse dệt chằn hoa văn

 Lớp vở nệm bằng vải Gấm Damask cao cấp

1.3. Công nghệ sản xuất hàng hóa.

Cùng với việc tính toán hiệu quả kinh doanh, Công ty đã từng bước cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công ty luôn đề cao việc đổi mới công nghệ để không ngưng tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao, giá cả hợp lý và luôn luôn hướng đến nhu cầu của người tiêu dùng tạo nền tảng cho việc phát triển kinh doanh, xây dưng thương hiệu.

Tất cả quá trình sản xuất đều được quản lý nghiêm ngặt tuân theo Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001–2008 và giấy phép số IMP: 138942 đạt Tiêu chuẩn nhập khẩu Hoa Kỳ do Hiệp hội hàng gia dụng của tiểu bang California cấp.

Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Mỹ, Đức, Ý, Nhật…Với quyết tâm liên tục đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới cao cấp, có chất lượng tương đương thậm chí vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến trên thế giới vì vậy đã tạo nên vị thế cạnh tranh ngày càng cao cho sản phẩm của công ty.

1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản phẩm của doanh nghiệp.

Công ty có 4 tổ sản xuất, mỗi tổ là một giai đoạn của quá trình sản xuất tạo ra các bán thành phẩm:

 Tổ cắt: Sản phẩm của tổ này có đặc tính bán thành phẩm được cắt ra theo yêu cầu của khách hàng

 Tổ đổ: Có vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình sản xuất của Công ty, vì sản phẩm của

tổ này quyết định giá thành của sản phẩm.

Trang 18

 Tổ may: Nhận các bán sản phẩm từ các tổ chuyển sang theo kích cỡ có sẵn và tạo thành các thành phẩm.

 Tổ lò xo: Trực tiếp kết hợp các bán thành phẩm từ các tổ để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các phân xưởng sản xuất của Công ty

Các tổ trong phân xưởng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành dây chuyền sản xuấtliên tục từ đó tạo ra thành phẩm

Trong đó NVL được đưa vào tổ cắt và sản phẩm đi ra từ tổ lò xo

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp.

1.5.1 Sơ đồ phân cấp quản lý của Doanh nghiệp.

Trang 19

Sơ đồ 1.2 : sơ đồ phân cấp quản lý

1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý.

 Giám Đốc:

Người đứng đầu và điều hành Công ty, phụ trách chung về mọi mặt, trực tiếp chỉ đạothực hiện nhiệm vụ toàn Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải thiệnđiều kiện lao động cho công nhân

 Phó Giám Đốc:

Là người trợ giúp cho giám đốc, có chức năng chỉ huy điều hành cụ thể các lĩnh vực

do mình nắm giữ và trực tiếp ban hành chỉ thị của Giám đốc đến các phòng ban, chịutrách nhiệm trong công tác quản lý, kĩ thuật, chất lượng công tác hành chính, kiểm tragiám sát thực hiện an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên

 Phòng Tổ chức–Hành chính:

Tổ chức và quản lý công tác hành chính quản trị trong công ty, phục vụ tạo điều kiệnthuận lợi cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thể và cán bộ công nhân viênthực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Cụ thể là bố trí sắp xếp nơi làm việc, quản lý trang thiết bị, mua bán văn phòng phẩm,quản lý sử dụng ôtô con theo lệnh điều động của Giám đốc công ty

Trang 20

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hiện tại và trong tương lai, mục tiêu chính là cầu nốigiữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

 Phòng kĩ thuật sản xuất:

Quản lý kĩ thuật chất lượng sản phẩm, quản lý thiết bị thi công và an toàn lao độngcông ty Hướng dẫn về công tác kĩ thuật chất lượng an toàn bảo hộ lao động, kiểm tra

xử lý các sai phạm,

Trang 21

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI

DOANH NGHIỆP 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Marketing.

2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây.

Để phát triển trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, hoạt động tiêu thụ sản phẩmcủa công ty được tiến hành với nhiều công việc khác nhau, từ việc tìm hiểu nhu cầu thịtrường, tìm nguồn NVL sản xuất, tổ chức và xúc tiến bán hàng, đều được Công ty coitrọng để tăng khả năng tiêu thụ và doanh số bán hàng

Bảng 1.1 : Thống kê tình hình tiêu thụ một số mặt hàng trong năm 2011 và 2012

q 1 Năm 2012

P 0 Năm 2011

P 1 Năm 2012

Cụ thể ta sẽ phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của Công ty trong 2 nămqua

Bảng 1.2 : Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ

Đơn vị tính : Việt Nam Đồng

Trang 22

TT Mặt hàng DT KG

=∑q 0 *P 0 (1)

DT NC Giá trị tuyệt đối

= (2)–(1)

Tỷ lệ %

= (2)/(1)

=∑q 1 *P 1 (2)

 Nhận xét về sự biến động của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ do ảnh hưởng bởi 2 nhân

tố là số lượng q và giá bán đơn vị P:

Về số tuyệt đối ta có:

- ∆Aq =∑q1*P0 – ∑q0*P0

=[(110*5.970.372)+(1536*989.519)+(315*1.962.941)

+(1.185*990.629 )+(222*709.572)]–3.477.391.158

Trang 23

Kết luận: Qua bảng phân tích trên ta thấy, doanh thu tiêu thụ kì nguyên cứu 2012 tăng

1.387.943.733 đồng so với kì gốc, tương ứng với 39,9% do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:

 Số lượng tiêu thụ tăng ∆Aq =648.997.710 đồng làm cho doanh thu tiêu thu năm

Trang 24

Công ty xác định lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm xuất phát từ chuỗi nhận thức

về chất lượng sản phẩm Vì vậy, Công ty liên tục đầu tư đổi mới công nghệ, không ngừngcải tiến mẫu mã sản phẩm cho phong phú đa dạng để chất lượng sản phẩm ngày càngđược nâng cao, cùng với chế độ bảo hành từ một đến 15 năm

2.1.2.2 Chính sách về giá.

Công ty áp dụng chính sách cơ cấu giá thống nhất trên toàn quốc cho từng loại kênh phânphối như đại lý, bán lẻ…không phân biệt địa bàn, giao hàng trực tuyến cho các nhà phânphối là đại lý

Có chế độ giá đặc biệt cho hệ thống khách sạn, kinh doanh dịch vụ,…như giảm giá, chiếtkhấu theo từng lô hàng,…

Đối với giá cho người tiêu dùng công ty định giá tùy theo các đối thủ cạnh tranh, theo uytín và khả năng thanh toán của từng khách hàng

2.1.2.3 Chính sách phân phối.

Gồm các kênh phân phối chính như sau:

 Phân phối qua hệ thống kênh phân phối đại lý trải rộng trên khu vực Miền Bắc.Năm 2012, kênh phân phối nay chiếm 60% doanh số

 Phân phối trực tiếp qua hệ thống cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng của công ty.Năm 2012, kênh phân phối này chiếm khoảng 25% doanh số

 Phân phối qua hệ thống các siêu thị Cụ thể năm 2012, kênh phân phối này chiếmkhoảng 13% doanh số bán ra

 Xuất khẩu sang các nước trong khu vực Năm 2012, kênh này chiếm khoảng 2%doanh số bán ra

2.1.2.4 Chính sách xúc tiến bán hàng.

Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt, Công ty đề ra các chính sách xúc tiếnbán hàng nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy ngườitiêu dùng mua và mua nhiều hơn, cụ thể:

Trang 25

 Các chiến lược quảng cáo giới thiệu về sản phẩm trên các phương tiện truyềnthông.

 Các dịch vụ chăm sóc khách hàng, các dịch vụ hậu mãi tạo niềm tin, uy tín đối vớikhách hàng

 Các hoạt động khuyến mại nhận thưởng hay giảm giá cho các trung gian và ngườitiêu dùng trong các dịp đặc biệt

 Tham dự hội trợ, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm sâu rộng hơn

2.1.3 Đối thủ cạnh tranh.

Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, cùng áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiềuhãng nệm cao su không ngừng tìm cách thâm nhập thị trường Vì vậy đòi hỏi doanhnghiệp phải năng động nắm bắt kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng đáp ứng nhu cầunày tốt nhất và tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong ngành

Công ty là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp đa dạng về chủngloại sản phẩm Chính vì vậy sự cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng và phứctạp, cụ thể:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Từ các thương hiệu nổi tiếng như Nệm Kymdan,

Nệm Liên Á, nệm Everon, Hanvico… đến các nhà sản xuất nhỏ thủ công với giáthành thấp Công ty phải đối mặt với việc cạnh tranh thị trường gay gắt cũng nhưchiếm lĩnh, duy trì và nâng cao thị phần Đồng thời, Công ty luôn tạo niềm tin,thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng

Cạnh tranh với các đối thủ tiềm ẩn: Là những sản phẩm có khả năng thay thế sản

phẩm nệm truyền thống như nệm hơi, giường hơi, nệm nước… điều này sẽ đe dọađến một số nhóm thị phần làm giảm lượng tiêu thụ của công ty cũng như làm ảnhhưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cùng ngành

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các chi nhánh của các tập đoàn hoặc cáccông ty nước ngoài (nhất là Trung Quốc) có thể mở ra hoạt động ở Việt Nam tăngkhả năng cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp cùng ngành của Việt Namtrong đó có Công ty Vạn Thành Hưng Yên

Trang 26

Vì vậy, trong môi trường kinh doanh biến đổi, đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợpmang tính thiết thực và mang lại lợi ích cho sự phát triển của công ty.

2.2 Tình hình quản lý nhân lực của Công ty.

2.2.1 Phân tích cơ cấu lao động của doanh nghiệp.

Tổng số nhân viên, lao động hiện tại của Công ty là 45 người, trong đó lao động trực tiếpsản xuất là 34 người và lao động gián tiếp là 11 người

Tuổi đời nguồn nhân lực của Công ty còn rất trẻ, hơn 80% nhân viên dưới 30 tuổi vớithâm niên trung bình của nhân viên là 3 năm Với đặc điểm như vậy lực lượng lao độngnày đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của Công ty

Trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học chiếm khoảng hơn 24%, còn lại là công nhân

có trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Bảng 1.3: Bảng thống kê nhân sự của Công ty năm 2013

Bộ phận Số

lượng

Giới tính Trình độ học vấn Nam Nữ Đại học Cao đẳng Công nhân

Trang 27

2.2.2 Chính sách nhân sự của Công ty

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Thành Hưng Yên phát triển theo định hướngtập trung vào con người, sản phẩm và hệ thống tổ chức ổn định Trong đó, đóng góp củanhân viên vào bộ máy hoạt động của Công ty là yếu tố quan trọng nhất trong sự thànhcông của Công ty trong việc đối đầu với việc cạnh tranh và phát triển

Với phương châm làm việc: Mọi cán bộ công nhân viên đều có cơ hội bình đẳng, mọi vịtrí trong Công ty luôn luôn mở cho những nhân viên có năng lực và nỗ lực phấn đấu tạođộng lực cho nhân viên phát huy hết khả năng và năng lực của mình đóng góp có hiệuquả cho hoạt động của Công ty

Chế độ tuyển dụng và đào tạo của Công ty:

- Thông qua sự đề bạt từ nội bộ: Với điều kiện nhân viên phải đáp ứng được các yêucầu của công việc, có những kỹ năng và những đóng góp, thành tích tốt trong quátrình làm việc

- Nếu nguồn nội bộ không đáp ứng được, Công ty sẽ tuyển dụng bên ngoài: Công ty

đề ra các chính sách tuyển dụng như có nhân cách thích hợp, có kinh nghiệm và hỗtrợ cho quá trình phát triển lâu dài của Công ty, chính sách đãi ngộ cạnh tranh trênthị trường lao động

- Thường xuyên đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu nhằm nâng cao trình độchuyên môn cho công nhân viên thông qua đào tạo tại chỗ dưới sự kèm cặp,hướng dẫn của cán bộ cấp trên hoặc những người có nhiều kinh nghiệm hơn

Chính sách lương, thưởng và chế độ đãi ngộ của Công ty.

Công ty áp dụng chính sách trả lương cho công nhân theo vị trí đồng thời với những tậpthể, cá nhân đạt thành tích suất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thờitheo những quy định thống nhất, công bằng và công khai

Cơ cấu lương của Công ty được tính như sau:

Trang 28

- Đối với lao động gián tiếp: Gồm các cán bộ quản lý, nhân viên các phòng banđược tiến hành trả lương theo vị trí, tương xứng với cấp bậc.

- Đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất: Công ty trả lương theo sản phẩm,hiệu quả lao động để khuyến khích tăng năng suất lao động

- Bộ phận bán hàng: Trả lương theo doanh số=lương cơ bản+thưởng doanh số.Cùng với chế độ lương Công ty cũng thực hiện chế độ đóng bảo hiểm cho công nhân viêntheo quy định hiện hành của Luật bảo hiểm xã hội

Công ty áp dụng một chính sách đãi ngộ được thiết kế để tuyển dụng, tạo động lực và giữchân các nhân viên có chất lượng cao, làm việc tốt bởi họ là những người đảm bảo sựthành công của Công ty

Bên cạnh những chính sách về lương, phụ cấp lương được hưởng phù hợp với chức tráchcông việc và được áp dụng theo quy chế thì Công ty luôn chú trọng tới việc xây dựng hệthống lương thưởng, phúc lợi và đãi ngộ cho người lao động phù hợp với tùng thời kì,từng giai đoạn phát triển, đảm bảo tính linh hoạt, công bằng tương xứng với mức độ cốnghiến và cạnh tranh trên thị trường lao động nhằm động viên khuyến khích nhân viên nỗlực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí đảm nhận để xây dựng Công ty ngàycàng phát triển và lớn mạnh

Ngoài ra, công nhân viên trong Công ty còn hưởng những chính sách đãi ngộ, phúc lợinhư:

- Được khám sức khỏe định kì hàng năm

- Tặng quà cho cán bộ công nhân viên vào những dịp kỷ niêm , lễ tết như quốc tếlao đông, ngày quốc khánh, hay ngày truyền thống của Công ty… cho cán bộ côngnhân viên đi tham quan du lịch nhằm tăng cường sự đoàn kết, tạo tinh thần làmviệc tốt hơn

2.3 Tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định.

Trang 29

2.3.1 Các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất.

NVL là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, chiếm 70-75% trongtoàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Mặt khác, NVL của Công ty lại được nhập từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoàinước Do vậy, đòi hỏi công tác kế toán vật liệu của Công ty phải tổ chức phân loại đánhgiá NVL phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước

và yêu cầu quản trị doanh nghiệp

Phân loại nguyên vật liệu:

Để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì cần có nhu cầu về NVL khác nhau Chính

vì vậy, Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn NVL nhập từ nước ngoài hoặc mua từnhiều nguồn khác nhau trong nước để phục vụ cho sản xuất sản phẩm

Căn cứ vào công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, Công ty đã phânloại vật liệu thành những loại sau:

Nguyên vật liệu chính :

Đây là đối tượng lao động để cấu thành nên sản phẩm mới, bao gồm:

Cao su, TDI–Toluen Sisocyanate, MC–Methylenechloride, PPG Arcol 5613–Poly, Sợi,Hạt

Nguyên vật liệu phụ:

Là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng NVL phụ có tácdụng hỗ trợ nhất định được sử dụng kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng caotính năng, chất lượng của sản phẩm, được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạtđộng bình thường và phục vụ cho nhu cầu quản lý

Nguyên vật liệu phụ bao gồm:

Silicon Teysotab B810, T9–Niaxstanncus Octuted 19, A33–Tegoa min 33…

Ngày đăng: 08/03/2015, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Số liệu từ phòng kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Vạn Thành Hưng Yên Khác
2. Số liệu của phòng Tổ chức-Hành chính-Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Vạn Thành Hưng Yên Khác
3. Số liệu của phòng Kế toán-Tài chính-Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Vạn Thành Hưng Yên Khác
5. Sách giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp-Tác giả Nguyễn Hải Sản, (2008), NXB Thống kê Khác
6. Giáo trình phân tích kinh doanh, tác giả Nguyễn Văn Công, (2001), NXB ĐH kinh tế quốc dân Khác
7. Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Tài chính, tác giả Nguyễn Văn Công Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Nệm cao su Vạn - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Hình 1.2 Nệm cao su Vạn (Trang 11)
Hình 1.4: Nệm bông ép Vạn - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Hình 1.4 Nệm bông ép Vạn (Trang 13)
1.5.1. Sơ đồ phân cấp quản lý của Doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
1.5.1. Sơ đồ phân cấp quản lý của Doanh nghiệp (Trang 15)
Sơ đồ 1.2 : sơ đồ phân cấp quản lý - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Sơ đồ 1.2 sơ đồ phân cấp quản lý (Trang 15)
Bảng 1.2 : Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Bảng 1.2 Phân tích biến động doanh thu tiêu thụ (Trang 18)
Bảng 1.1 : Thống kê tình hình tiêu thụ một số mặt hàng trong năm 2011 và 2012 - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Bảng 1.1 Thống kê tình hình tiêu thụ một số mặt hàng trong năm 2011 và 2012 (Trang 18)
Bảng 1.3: Bảng thống kê nhân sự của Công ty năm 2013 . - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Bảng 1.3 Bảng thống kê nhân sự của Công ty năm 2013 (Trang 23)
Bảng 1.6: Tổng hợp chi phí theo yếu tố trong 2 năm gần đây - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Bảng 1.6 Tổng hợp chi phí theo yếu tố trong 2 năm gần đây (Trang 31)
Bảng 1.7: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Bảng 1.7 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 34)
Bảng 1.8: Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Phân tích hoạt động quản trị kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại vạn thành hưng yên
Bảng 1.8 Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w