ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI TOÀN CẦU HELLMANN VIỆT NAM .... Các thành phần tham gia và
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với sự thay đổi nhanh chóng của khu vực và thế giới, hai lĩnh vực trọng tâm lớn đã được đặt ra trong nền kinh tế: Tiêu chuẩn và chuỗi cung ứng sản phẩm Ngành hậu cần logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng liên quan dòng chảy hiệu quả của hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng Với sự phát triển của công nghệ số, logistics ngày càng đóng vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng Logistics không chỉ có chi phí đầu tư lớn và tác động mạnh đến giá cả sản phẩm, mà còn có tính chất quyết định chất lượng của thương mại quốc tế khi bất kể khoảng cách xa, gần, mỗi khách hàng đều mong muốn sản phẩm của mình được giao một cách nhanh chóng và hoàn hảo nhất Chính vì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp ngày nay không chỉ cạnh tranh với nhau bằng sản phẩm, bằng giá bán, bằng giá trị gia tăng mà còn bằng sự trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm thông qua dịch vụ khách hàng được xây dựng trên nền tảng của hệ thống logistics.Việc sở hữu một hệ thống logistics phù hợp là một trong những công cụ cạnh tranh hiệu quả, có tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp đó Do đó, để tăng được thị phần, tăng doanh thu và củng cố lòng tin của khách hàng, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động logistics của mình Đây chính là động lực lớn thúc đẩy cho dịch vụ logistics phát triển tại nhiều quốc gia
Với sự gia tăng của hội nhập kinh tế và tính cạnh tranh, dịch vụ logistics có mức ảnh hưởng quan trọng tới sự thành công của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là những quốc gia đang trong quá trình phát triển Logistics có thể được xem là ngành dịch vụ huyết mạch của mỗi quốc gia, quyết định tới lượng lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế, kéo theo đó là sự dịch chuyển của dòng tiền giữa các quốc gia Những bước đi quan trọng trong việc thiết kế hệ thống logistics quốc gia và hoàn thiện hệ thống này góp phần đưa quốc gia đó tiến sâu hơn vào thị trường quốc tế, đưa sản phẩm của quốc gia vào dòng chảy sản phẩm chung của nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, các công tác xây dựng và giữ vững hệ thống logistics quốc gia tại Việt Nam còn gặp nhiều thách thức do nền kinh tế vĩ mô và vi mô nói chung luôn diễn biến sôi động, những rào cản về pháp luật, cạnh tranh luôn tác động mạnh mẽ tới hệ thống logistics, đòi hỏi doanh nghiệp, Nhà nước cần có những bước đi đúng trong việc đưa ra các chiến lược xây dựng ngành dịch vụ logistics phù hợp Đóng góp cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam, không thể không kể tới các công ty cung cấp dịch vụ logistics đang hiện diện tại đây Các công ty này hoạt động như một giải pháp hữu hiệu để tăng tính hiệu quả trong dòng luân chuyển hàng hóa, đồng thời thúc đẩy tính mở, tính hội nhập của nền kinh tế Việt Nam Dịch vụ logistics thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói
2 từ kho đến kho (Door to Door), dịch vụ hỗ trợ sau khi đưa đến kho,….thuận tiện hơn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các hợp đồng thương mại quốc tế
Với lợi thế điều kiện tự nhiên, kết hợp với hệ thống chính sách, pháp luật về logistics ngày càng được hoàn thiện, kết cấu hạ tầng logistics trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy tốt hiệu quả, thị trường dịch vụ logistics bằng đường biển tại Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ Đặc biệt, dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, tính chung 9 tháng đầu năm 2023, sản lượng vận tải đường biển vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022 (tổng sản lượng vận tải đường biển đạt 87,7 triệu tấn, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2022) (Báo cáo Logistics, 2023)
Hiện tại, bối cảnh thị trường logistics của Việt Nam có tính phân hóa cao Việt Nam hiện có sự tham gia của hơn 4000 doanh nghiệp cung cấp logistics trực tiếp và có đến hơn 30.000 công ty liên quan đã tạo ra áp lực cạnh tranh không nhỏ trong ngành (Vietnam Report, 2021) Cùng với đó là sự chiếm lĩnh thị trường vận tải hàng hóa và kho vận của một số doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới như DHL, Kuehne+Nagel, DB Schenker, FedEx Logistics Việc chia sẻ thị phần hay nguy cơ mất khách hàng là điều khó tránh khỏi
Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics với hơn 30 năm hiện diện tại Việt Nam Dịch vụ logistics cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đang chiếm hơn 70% trong cơ cấu dịch vụ cũng như chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty Công ty cung cấp dịch vụ logistics đường biển cũng như các loại hình dịch vụ logistics khác cho hai đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, ngoài ra cũng có cung cấp dịch vụ cho các công ty giao nhận vận chuyển khác Chính vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại công ty, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện để doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững trên thị trường là vô cùng cần thiết
Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) và dựa trên những kiến thức đã được trang bị trên giảng đường, sinh viên xin chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều công bố về các đề tài có liên quan tới dịch vụ logistics ở nhiều cấp độ khác nhau từ giáo trình đã xuất bản, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ đến các công trình nghiên cứu khoa học, các bài đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Dưới đây là một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sinh viên đã lựa chọn và tham khảo:
Các công trình nghiên cứu trong nước
Lý thuyết về quản trị logistics, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam được liệt kê thông qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Luận án Tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (Bùi Duy Linh, 2018) Tác giả đã tiến hành khảo sát 423 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhóm nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam bao gồm: (1) sự phát triển hạ tầng cơ sở logistics; (2) sự phát triển của khung thể chế, pháp lý, điều chỉnh hoạt động logistics; (3) chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics; (4) chi phí logistics; (5) tính hiệu quả của các quy trình, thủ tục, năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics; (6) nhu cầu và tiềm năng phát triển của dịch vụ logistics Nghiên cứu cũng chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống chính sách pháp luật là 2 yếu tố tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh ngành Logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế Nghiên cứu cũng cho thấy, việc giảm chi phí logistics và yếu tố chất lượng dịch vụ logistics có mức độ ảnh hưởng tương đối thấp
An Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2018) tiếp cận logistics như là một bộ phận hỗ trợ trong mạng lưới tài sản của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Theo đó, logistics được xem như một phần đóng góp vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Giáo trình có hệ thống lý luận tương tự với lý luận của GS Hoàng Văn Châu (2014), tuy nhiên có sự đề cập rõ nét hơn ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, nhấn mạnh thêm vai trò của hệ thống logistics quốc gia, logistics trong thương mại điện tử Tuy nhiên, do quan điểm tiếp cận logistics là các hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên nghiên cứu này chưa có sự chuyên sâu về logistics đường biển, dưới quan điểm tiếp cận là một loại hình dịch vụ Đặng Đình Đào và cộng sự (2019) tiếp cận logistics dưới góc độ là một ngành dịch vụ logistics quốc gia, là tiền đề xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa Nghiên có đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về ngành
Nguyễn Thanh Bình và cộng sự (2021) tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics tại các Công ty Cổ Phần Vận tải và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam Các nhân tố ảnh hưởng được xác định dựa trên kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ logistics tại công ty Cổ Phần Vận tải và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam Thông qua hoạt động nghiên cứu, nhóm tác giả đã đánh giá được thang điểm chất lượng dịch vụ của công ty về độ an toàn hàng hóa, thời gian giao hàng, cách thức phục vụ, giá cả, cơ sở vật chất,
Từ đó, đề xuất phương án cụ thể để hoàn thiện chất lượng dịch vụ logistics mà các doanh nghiệp cung ứng Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát đối với 197 doanh nghiệp
Do đó, các nhân tố, phương án đề xuất, định hướng còn mang tính chất khái quát, chưa chú trọng đến thực trạng, đặc điểm của một doanh nghiệp cụ thể
Ngoài ra, một số các nghiên cứu liên quan đến đề tài sinh viên lựa chọn đã được công bố trên kho tài liệu nội sinh của Trường Đại học Thương mại có thể kể đến như
“Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển tại công ty TNHH dịch vụ
4 tàu biển Nhất Trí Hải Phòng” (Phạm Thị Mai, 2022); “Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Express Thành Đạt (Nguyễn Quốc Việt, 2022); “Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics đường biển tuyến châu Á của công ty TNHH Captain Logistics” (Nguyễn Thị Lan Hương, 2022) Đây đều là những tài liệu mang tính tham khảo cao đối với bài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Liên quan tới các doanh nghiệp có hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển, Tsung-Yu Chou (2016) đã thực hiện một nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc kết hợp cùng phân tích rủi ro theo hệ thống, từ đó tìm cách thiết lập một khuôn khổ khả thi để đánh giá và quản lý rủi ro, qua đó thực hiện được mục đích nghiên cứu này gồm: (1) phân tích các loại rủi ro đối với giao nhận vận tải đường biển; (2) xây dựng các hạng mục rủi ro cho quy trình xuất nhập khẩu trong giao nhận vận tải đường biển; (3) xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chí về những rủi ro xuất/nhập khẩu mà các nhà giao nhận vận tải đường biển phải đối mặt; (4) tổng hợp các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả cho ngành giao nhận vận tải đường biển
S Subhashini và S Preetha (2018) trong nghiên cứu “An empirical analysis of service quality factors pertaining to ocean freight forwarding services” đã thiết kế một bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu từ khách hàng, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ngẫu nhiên, sử dụng thang đo Likert cùng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS để phân tích tương quan các số liệu thu thập được Nghiên cứu này cũng đã tập hợp năm khía cạnh của thang đo SERVQUAL và khía cạnh giá trị để đánh giá chi phí, phí vận chuyển, các tiêu chí an toàn và bảo mật, từ đó xem xét và chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố chất lượng và sự hài lòng của khách hàng
Rodrigue, Jean- Paul (2021) trong cuốn sách “The Geography of Transport Systems” đã cung cấp cái nhìn tổng quan về các khía cạnh của giao thông vận tải, tập trung vào mối liên hệ giữa việc di chuyển của hành khách và vận chuyển hàng hóa với địa lý Cuốn sách được chia thành mười chương, mỗi chương bao gồm một khía cạnh khái niệm cụ thể, bao gồm mạng lưới logistics, phương thức vận chuyển, thông tin các cảng biển trên thế giới, vận tải hàng hóa và tác động môi trường về hoạt động vận tải Song song với nội dung lý thuyết, mặc dù tác giả cũng đã đề cập đến một số ví dụ, tình huống thực tế trong nghiên cứu, tuy nhiên, các nội dung thực tế này còn tương đối hạn chế, chỉ dừng lại ở mức giới thiệu
Qua việc phân tích tổng quan nghiên cứu, sinh viên nhận ra rằng hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu tại nước ngoài và Việt Nam phân tích sâu vào quá trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển tại một doanh nghiệp cụ thể Hầu hết các nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận dịch vụ logistics đường biển là tiếp cận dịch vụ dựa trên phạm vi cấp quốc gia (Đặng Đình Đào và cộng sự) hoặc cấp độ ngành (Tsung-Yu Chou) Ở cấp độ vi mô hơn, nhiều nghiên cứu cũng chỉ đưa ra những quan sát khái quát dựa trên nhiều doanh nghiệp (Nguyễn Thanh Bình và cộng sự) Một số công bố trong kho tài liệu nội sinh của Trường Đại học Thương Mại nơi sinh viên theo học đã có một số sinh viên lựa chọn hướng nghiên cứu này, tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, sinh viên nhận thấy những
5 nghiên cứu đó hầu hết được thực hiện tại một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics thành lập tại Việt Nam, quá trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của các công ty tại Việt Nam đa số chưa chuẩn chỉnh và thiếu sự đồng nhất, mang nhiều tính manh mún do quy mô nhỏ lẻ của các doanh nghiệp Do đó, hướng nghiên cứu “Hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)” ngoài kế thừa kết quả nghiên cứu từ những công bố sẵn có, vẫn đảm bảo tính mới, không trùng lặp cho tới hiện tại ở Việt Nam.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Dựa trên thực tế phân tích thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) từ đó đánh giá những ưu nhược điểm và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ logistic bằng đường biển của công ty
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ logistics và chất lượng dịch vụ logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
- Làm rõ thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
- Đánh giá những thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại để hoàn thiện hoạt cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển cho Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam).
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
- Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được khảo sát và thu thập dựa trên các nguồn chính thống về tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) trong 3 năm gần đây và định hướng trong 5 năm tiếp theo
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tiếp cận theo quá trình hoàn thiện các dịch vụ logistics bằng đường biển thông qua việc phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam), đánh giá các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng 4 dịch vụ, phân tích quy trình cung ứng dịch vụ theo các bước, lựa chọn đối tác thuê ngoài và đánh giá chất lượng dịch vụ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Với dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sử dụng dữ liệu đã có sẵn nhằm xác định tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trong 3 năm gần đây Một số nguồn dữ liệu thứ cấp được dùng trong nghiên cứu bao gồm: Tài liệu giáo trình, bài
6 giảng từ một số trường Đại học Kinh tế trong nước như Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương Mại và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các đầu sách khoa học chuyên ngành ngoài nước bao gồm các đầu sách về quá trình cung ứng dịch vụ logistics; các tạp chí chuyên ngành có bài báo mang nội dung liên quan đến dịch vụ logistics đường biển như Tạp chí Vietnam Supply Chain Insight, Tạp chí Bộ Công Thương; Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Hàng hải Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sử dụng dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam), các dữ liệu chính gồm các báo cáo về hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây như báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự, báo cáo thường niên
Với dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu tập trung sử dụng dạng dữ liệu thu thập từ các buổi phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia Nội dung dữ liệu chủ yếu bao gồm các phần cơ bản như kinh nghiệm về hoạt động ứng dịch vụ logistics bằng đường biển trong công ty, các mục tiêu, định hướng dài hạn của công ty và các kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ logistics đường biển trong tương lai
1.5.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả hoạt động, hiệu quả của hoạt động logistics tại các doanh nghiệp đối với doanh thu, lợi nhuận của công ty qua từng năm
- Phương pháp lập bảng biểu thống kê: Sử dụng Excel để thấy được các chỉ tiêu so sánh, sự tăng giảm, biến đổi của các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu.
KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần Lời cảm ơn, Phụ lục và các Danh mục bảng hình, Danh mục thuật ngữ viết tắt, nghiên cứu này được chia thành 4 chương chính:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ứng dịch vụ logistics bằng đường biển
Chương 3: Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1.1 Khái niệm logistics, dịch vụ logistics và dịch vụ logistics bằng đường biển
Hoạt động logistics đã tồn tại rất lâu từ khi con người bắt đầu tổ chức dự trữ, vận chuyển, phân phối hàng hóa Tuy nhiên thuật ngữ “logistics” mới được biết đến và được sử dụng trong vài thế kỷ trước, bắt nguồn từ “logistikos” – một thuật ngữ có nguồn gốc
Hy Lạp Nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, logistics xuất phát từ các cuộc chiến tranh của La
Mã – Hy Lạp khi mà các chiến binh phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm phục vụ cho chiến trường “Logistics” cũng được Napoléon Bonaparte đề cập trong lĩnh vực quân sự là “khả năng duy trì và cung ứng nguồn lực cho các lực lượng quân đội ở chiến trường” Khái niệm này cho thấy vai trò quan trọng của logistics trong chiến lược duy trì nguồn lực cho mọi hoạt động quân sự
Qua thời gian, khi nền kinh tế phát triển, lý thuyết về logistics trong quân đội được ứng dụng nhiều trong kinh tế nhằm tạo ra các lợi thế cạnh tranh bền vững giữa các nền kinh tế trên thế giới Hiện nay, ta có thể thấy rằng logistics phát triển trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và dần trở nên phổ biến, trở thành một ngành dịch vụ chiếm vai trò không thể thiếu trong sự vận động giao thương quốc tế
2.1.1.2 Khái niệm dịch vụ logistics
Tại Việt Nam, khái niệm dịch vụ logistics đã được định nghĩa rõ trong Luật thương mại năm 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
2.1.1.3 Dịch vụ logistics bằng đường biển
Từ các khái niệm và định nghĩa ở trên, ta có thể nhận định dịch vụ logistics bằng đường biển là việc thương nhân tổ chức một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển bằng đường biển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ logistics bằng đường biển
Dịch vụ logistics bằng đường biển là một bộ phận của dịch vụ vậy nên nó bao gồm tất cả những đặc điểm cơ bản của dịch vụ như sau:
- Tính vô hình: Không tồn tại dưới dạng vật chất, vậy nên mỗi khách hàng sẽ có những đánh giá khác nhau giữa trên mức độ nhu cầu của khách hàng
- Tính không thể chia tách: Sản phẩm dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất và phân phối, quá trình cung ứng dịch vụ cũng là tiêu thụ dịch vụ Điều này có nghĩa là các dịch vụ không thể tách rời khỏi nhà cung cấp chúng Ví dụ như một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng biển về kho hàng, khi đó nhà cung cấp đó vừa sản xuất dịch vụ bằng cách sử dụng phương tiện vận tải để vận chuyển đồng thời cũng tiêu thụ dịch vụ đó để vận chuyển hàng hóa đến kho hàng
- Tính không đồng nhất: Dịch vụ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khó kiểm soát Trong hoạt động cung ứng, người cung cấp dịch vụ không thể tạo ra được dịch vụ như nhau trong khoảng thời gian khác nhau Nghĩa là gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn giống nhau
- Tính không thể cất giữ, lưu trữ: Dịch vụ không thể dự trữ, lưu kho được Trong khi nhu cầu về dịch vụ thường dao động rất lớn, có những thời điểm nhu cầu sử dụng dịch vụ cao thì người cung ứng dịch vụ phải có nhiều nguồn lực để đảm bảo phục vụ thời gian cao điểm Ngược lại, khi nhu cầu thấp thì vẫn phải tốn các chi phí cơ bản như trả lương cho nhân viên, thuê địa điểm, tính khấu hao thiết bị và tài sản
Dịch vụ logistics đường biển ngoài những đặc tính chung của dịch vụ, cũng có những đặc tính riêng, cụ thể như sau:
- Năng lực vận chuyển hàng hóa lớn: Trọng tải trung bình của tàu biển hàng rời hiện nay là 15.000-199.000 DWT, đặc biệt có những tàu chở dầu cực lớn với trọng tải lên đến trên 320.000 DWT (Tàu theo tiêu chuẩn ULCCs (Ultra Large Crude Carriers)) Điều này khiến đường biển rất thích hợp với những hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp như vật liệu xây dựng, than đá, cao su hay dầu
- Phù hợp với nhiều loại hàng hóa trong giao thương quốc tế: Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển thường rất đa dạng từ hàng lỏng đến hàng rời, hàng nguyên khối
- Giá thành dịch vụ thấp: Dịch vụ logistics bằng đường biển có mức chi phí thấp hơn so với nhiều dịch vụ khác do trọng tải lớn, khoảng cách vận chuyển trung bình dài, năng suất cao Cùng với đó các tuyến đường biển đa phần là các tuyến giao thông tự nhiên, không yêu cầu nhiều về vốn đầu tư, nguyên liệu hay yếu tố lao động để xây dựng, duy trì và phát triển nên cước phí của dịch vụ logistics đường biển cũng rẻ hơn so với các loại hình vận chuyển khác như đường bộ hay đường khàng không
Ngoài những ưu điểm, dịch vụ logistics bằng đường biển cũng có những điểm hạn chế khi phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, điều kiện hàng hải; quá trình tàu đi trên biển dễ gặp các trường hợp không mong muốn như cháy nổ, xô lệch, rơi container do bão, biển động Bên cạnh đó, tốc độ cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển còn khá chậm, với tàu chở container khoảng 20-26 hải lý/giờ, tương đương 37-48 km/giờ, khá thấp so với các hình thức vận chuyển khác như máy bay (800-1000 km/giờ) Tính linh hoạt của vận chuyển đường biển không cao, mức độ tiếp cận thấp, thường phải phối hợp với đường bộ để chuyển tiếp hàng hóa tới điểm giao hàng xác định Quy trình tổ chức chuyên chờ đường biển cũng còn khá phức tạp và nhiều thủ tục, giấy tờ
Tuy nhiên, trong vận chuyển thương mại quốc tế thì đây là phương tiện thống trị, đặc biệt là khi hệ thống cảng trên thế giới khá dày đặc và ngày càng được hoàn thiện
2.1.2.2 Vai trò của dịch vụ logistics bằng đường biển Đối với nền kinh tế
PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.2.1 Các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển
Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển có sự tham gia của nhiều thành phần, những thành phần này rất đa dạng và có mối liên kết chặt chẽ với nhau Những thành phần chủ yếu tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển là người gửi hàng và người nhận hàng; đơn vị vận tải; chính phủ và công chúng
Người gửi hàng (shipper) là bên bán hàng hóa và thường là chủ hàng, là người có hàng bán và có nhu cầu vận chuyển hàng hoá đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian xác định (Phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng trong các giao dịch mua bán hàng hóa) Người gửi đảm đương việc tập hợp lô hàng, đảm bảo thời gian cung ứng, không để xảy ra hao hụt và các sự cố, trao đổi thông tin kịp thời và chính xác Mục tiêu của người gửi hàng là vận chuyển phải đáp ứng tốt mức dịch vụ khách hàng yêu cầu và tối thiểu hoá tổng chi phí logistics (gồm chi phí vận chuyển, dự trữ, thông tin, và mạng lưới)
Người nhận hàng (consignee): Thường là khách hàng trong các giao dịch mua bán hàng hóa nhất định Là bên có yêu cầu được chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá mà hai bên đã thỏa thuận và người gửi hàng cũng là người yêu cầu được cung ứng dịch vụ logistics đường biển để
11 thực hiện hoạt động nhận hàng, vận chuyển, làm các thủ tục cần thiết để nhận hàng và đảm bảo hàng về kho đúng thời gian, đảm bảo chất lượng, giảm rủi ro, hỏng hóc hàng Mục tiêu của người nhận hàng là sử dụng dịch vụ sao cho tối thiểu hóa tổng chi phí logistics (bao gồm chi phí vận chuyển, dự trữ, thông tin ) mà vẫn đảm bảo được hàng hóa và thời gian giao hàng
Hình 2.1 Sơ đồ thành phần tham gia quy trình cung ứng dịch vụ logistics cho hàng nhập khẩu bằng đường biển
(Nguồn: Quản trị logistics kinh doanh, tr290)
Người vận tải (carrier): Là các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ vận tải chuyên nghiệp với mục tiêu lợi nhuận, trong trường hợp này, họ là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải là tàu biển, thường là hãng tàu Dưới đây là top 10 hãng tàu lớn nhất thế giới (theo sức chứa) được tổng hợp theo thứ tự từ hãng có số TEUs từ cao đến thấp (Marinemonks.com, 2022)
1 CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐỊA TRUNG HẢI – MSC
Bên cạnh các nhà vận tải còn có các trung gian, chính là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, họ có thể là đại lý của hãng vận tải hoặc không Các doanh nghiệp này đóng vai trò chuyển tiếp các kiện hàng, tạo điều kiện kết nối giữa người gửi, người nhận với các doanh nghiệp vận tải Trong vận chuyển đường biển có hai loại trung gian phổ biến như sau:
- Đại lý tàu biển : Là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm: việc thực hiện các thủ tục tàu biển đến, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển
- Môi giới tàu biển : Hay còn được gọi là “Ship Broker” là một dịch vụ trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải Bên môi giới có thể giúp hãng tàu tìm được khách chở hàng cho lượt về, tránh tình trạng vận chuyển không tải, vì vậy nâng cao được hiệu suất sử dụng phương tiện
Chính phủ: là bên đầu tư và quản lý hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông vận tải và các điểm dừng đỗ phương tiện vận chuyển (như cảng biển) Với mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội quốc gia và hội nhập kinh tế thế giới, chính phủ xây dựng và quy hoạch các chiến lược giao thông dài hạn cùng các chính sách và luật lệ nhằm cân đối tổng thể và hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường Sự can thiệp của chính phủ thể hiện dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp như: luật và các văn bản dưới luật; chính sách khuyến khích hoặc giới hạn quyền sở hữu các phương tiện vận tải; giới hạn hoặc mở rộng thị trường…
Công chúng: Là thành phần hưởng lợi từ các lợi ích của vận chuyển hàng hóa Họ rất quan tâm đến hoạt động vận chuyển, có khả năng tạo nên dư luận xã hội, gây sức ép để nhà nước và chính quyền các cấp ra các quyết định vì mục tiêu an sinh xã hội và phát triển bền vững của địa phương và quốc gia Do các mục tiêu của các thành phần tham dự là khác nhau nên dễ phát sinh mâu thuẫn về lợi ích cục bộ giữa người gửi, người nhận, người vận chuyển, và lợi ích xã hội tổng thể (chính phủ và công chúng) Điều này đòi hỏi chính phủ phải quản lý và dẫn dắt các thành phần này theo một hành lang pháp lý phư hợp nhằm hài hòa lợi ích các bên và mang tới những thành công chung cho cả nền kinh tế
2.2.2 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển
Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải đường biển bao gồm nhiều thành phần tham gia và đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các bên Toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ
13 logistics đường hàng không và sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia được cụ thể hóa trong sơ đồ sau:
Hình 2.2 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển
(Nguồn: Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh, NXB Hà Nội, tr.390)
Với quy trình cung ứng dịch vụ xuất khẩu, nhà xuất khẩu sẽ gửi các thông tin, dữ liệu đến hàng hóa cho doanh nghiệp giao nhận để tiến hành thỏa thuận thông tin về booking với hãng tàu Sau đó, doanh nghiệp giao nhận gửi xác nhận booking cho khách hàng rồi yêu cầu khách hàng cung cấp giao lại hàng và các chứng từ cần thiết để tiến hành làm các thủ tục hải quan Sau khi hàng hóa được thông quan thì bên giao nhận sẽ gửi lại hàng cho hãng tàu vận chuyển, khi hàng đã được xếp lên tàu thì hãng tàu sẽ gửi vận đơn (MBL) cho bên giao nhận, bên giao nhận sẽ xác nhận vận đơn sau đó gửi vận đơn (HBL) cho người xuất khẩu Khi hàng xuất cảng, các bên tham gia quá trình xuất khẩu sẽ gửi các thông tin, chứng từ cho bên nhập khẩu để phục vụ cho quá trình nhập khẩu
Với quy trình cung ứng dịch vụ nhập khẩu, khi mà các thành phần tham gia quá trình nhập khẩu đã nhận được các thông tin cần thiết, đại lý của doanh nghiệp giao nhận sẽ cập nhật tình hình lô hàng cho nhà nhập khẩu, trong quá trình vận chuyển bên doanh nghiệp giao nhận và đại lý hãng tàu sẽ liên tục trao đổi với nhau nhằm nắm rõ thông tin
14 hàng hóa Khi hàng đến cảng đích, hãng tàu sẽ gửi báo hàng cho doanh nghiệp giao nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra và gửi tiếp cho khách hàng Khách hàng xác nhận thông tin nhận hàng và gửi các vận đơn gốc, chứng từ cần thiết cho doanh nghiệp giao nhận để bên giao nhận làm việc với hãng tàu và lấy lệnh giao hàng Bên giao nhận sẽ gửi lệnh giao hàng cho khách, tiến hành làm các thủ tục hải quan và giao hàng đến cho khách
Trên đây là khái quát quy trình chung cho hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển, tùy thuộc vào loại hình dịch vụ cụ thể hay các yêu cầu khác nhau của khách hàng mà quy trình sẽ có những thay đổi khác
2.2.3 Lựa chọn đối tác thuê ngoài
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG
Quá trình hình thành và phát triển
Các thông tin chung về Công ty TNHH Giao nhận vận tải Toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Hình 3.1: Logo Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann
Nguồn: Công ty TNHH Giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Tên công ty: Công ty TNHH Giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Tên giao dịch quốc tế: HELLMANN WORLDWIDE LOGISTICS (VIETNAM) CO., LTD Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Peakview Tower, Số 36 Phố Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Quản lý bởi: Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Loại hình kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ngoài NN Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hoài Lan (Giám đốc)
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) hay Hellmann Worldwide Logistics (Việt Nam) là công ty thành viên thuộc Hellmann Worldwide Logistics APAC (Khu vực châu Á – Thái Bình Dương) Trải qua gần 32 năm hình thành và phát triển, Hellmann Worldwide Logistics (Việt Nam) hiện đang là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế tại Việt Nam với đầy đủ các dịch vụ trọn gói từ kho người bán đến kho khách hàng trên toàn thế giới Với slogan
“Thinking Ahead – Moving Forward”, công ty hướng tới việc cung cấp mức giá tối ưu cùng với chất lượng dịch vụ xuất sắc, mang tính chuyên nghiệp cao tới cho khách hàng thông qua các thỏa thuận với các công ty vận tải toàn cầu
Một số những cột mốc đáng chú ý của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) có thể kể tới như:
● Năm 1993: Hellmann Worldwide Logistics hiện diện tại Việt Nam từ năm 1993 dưới hình thức văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, HWL chuyên cung cấp các dịch vụ và giải pháp cho lĩnh vực logistics như: khai thủ tục hải quan, vận tải nội địa, vận tải quốc tế bằng đường tàu biển và đường hàng không, dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải,…
● Năm 2011: Chính thức thành lập Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) cùng với Hellmann Worldwide Logistics chi nhánh Hà Nội Việc thành lập Công ty TNHH cùng 2 chi nhánh tại 2 trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam đã đánh dấu cột mốc mới trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô, mạng lưới của Hellmann Worldwide Logistics tại Việt Nam
● Năm 2021: Kỉ niệm 10 năm thành lập Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam), khẳng định vị thế là một trong những công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam, thiết lập mối quan hệ hợp tác với những khách hàng lớn ở đa dạng lĩnh vực kinh doanh như Denso, Unicharm, Mondelez, Brother hay gần đây nhất là Vinfast.
Cơ cấu tổ chức
3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty có Cơ cấu tổ chức khá đơn giản, bao gồm: 1 Giám đốc và các trưởng phòng, nhân viên các phòng: Phòng Vận tải hàng không, Phòng Vận tải đường biển, Phòng Vận tải đường bộ, Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính-Kế toán, Trưởng các bộ phận và nhân viên các bộ phận Bộ phận Nhân sự, Bộ phận Kỹ thuật
Là công ty được thành lập trên mô hình công ty TNHH, Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) có cơ cấu tổ chức tuân theo luật Doanh nghiệp
2014, được thể hiện rõ ràng thông qua sơ đồ dưới đây:
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giao nhận vận tải toàn cầu
Nguồn: Công ty TNHH Giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Phòng vận tải hàng không
Phòng vận tải đường biển
Phòng vận tải đường bộ
3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Công ty TNHH Giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam):
Phòng Vận tải hàng không (Air Freight Department) có chức năng: Xác nhận đặt booking; Gửi HAWB/CIPL/Debit note (nếu có) cho khách hàng; Phát hành draft HAWB/MNF và nhận được xác nhận từ khách hàng; Nộp HAWB/MNF/Bkcf/ Form hãng hàng không (nếu có) cho Đội điều hành tại sân bay trước khi hàng đến; Thu thập HAWB/MNF/MAWB và gửi cảnh báo trước; Phát hành giấy báo nợ; Giải quyết các vấn đề trong quá trình xử lý nếu có
Phòng Vận tải đường biển (Sea Freight Department) có chức năng: Liên hệ với chủ hàng và đại lý nước ngoài để nhận và bảo vệ booking trước; Kiểm tra lịch trình và tình trạng sẵn có của tàu; Yêu cầu đặt chỗ với hãng vận chuyển; Xác nhận đặt chỗ từ hãng vận chuyển; Theo dõi tình trạng lô hàng của cả LCL/FCL để đảm bảo khách hàng được thông báo kịp thời nếu có thay đổi; Xác nhận và kiểm tra tình trạng sẵn có của giá bán; Đảm bảo thanh toán chính xác và không có sai sót; Lập Manifest, gửi A/N cho khách hàng, theo dõi việc vận chuyển và giao hàng cho khách hàng Sau đó lập D/N và gửi hóa đơn cho khách hàng
Phòng Vận tải đường bộ (Rail and Road Department) là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng: Kiểm tra chứng từ và các loại hình thông quan xuất nhập khẩu; Liên hệ để giao nhận để thực hiện thông quan xuất nhập khẩu và kiểm soát thời gian chờ hàng hóa; Điều phối xe vận chuyển hàng hóa; Theo dõi các mặt hàng trong suốt hành trình vận chuyển
Phòng Kinh doanh (Sales) có chức năng: Tìm kiếm, đẩy mạnh, phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty; Phát triển số lượng khách hàng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và hợp tác giữa khách hàng và công ty, từ đó góp phần tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty
Phòng Kế toán - Tài chính có nhiệm vụ: Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty; Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của Pháp luật; Lập báo cáo hợp nhất từ các phòng ban; Xây dựng hệ thống lập ngân sách tài chính và dự báo tài chính cho Công ty trong từng giai đoạn phát triển
Bộ phận Nhân sự có chức năng: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty về cơ cấu tổ chức, bộ máy, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực của Công ty; Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, theo dõi khen thưởng và kỷ luật; Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch, thống kê số lượng và chất lượng lao động; Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách lao động cho người lao động
Bộ phận Kỹ thuật giúp hỗ trợ bảo hành, sửa chữa, lắp đặt máy móc cho nhân viên công ty; hỗ trợ cài đặt phần mềm phục vụ cho công việc và hỗ trợ nhân viên công ty trong việc sử dụng các phần mềm, hệ thống thống thông tin quản lý của công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận Vận tải toàn cầu
Là công ty giao nhận vận tải quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam, báo cáo tài chính của Hellmann (Việt Nam) được tính theo đơn vị tiền tệ là EUR Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2021, 2022, 2023 được đánh giá tương đối khả quan, được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh chủ yếu trong 3 năm 2021, 2022, 2023 của Hellmann
Nguồn: Phòng kế toán Hellmann (Việt Nam)
Nếu như trong hai năm 2020 - 2021 do ảnh hưởng dịch COVID-19, giá cước vận tải hàng hóa quốc tế leo thang thì từ giữa tháng 7 năm 2022, cước vận tải biển đã “đổi chiều”, tình trạng khó đặt tàu và khan hiếm container rỗng đã giảm, không căng thẳng như trước Tuy nhiên, sau đại dịch, nền kinh tế thế giới đã xuất hiện các dấu hiệu của suy thoái kinh tế Bước sang quý II/2022, tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn khi cuộc chiến Nga
- Ukraine bùng nổ và kéo dài, để lại nhiều hệ lụy Nổi bật là cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, tỷ lệ lạm phát tăng cao Dưới tác động kép của nhiều sự kiện, triển vọng kinh tế liên tục bị điều chỉnh giảm Sự sụt giảm đã xuất hiện trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ Lượng hàng xuất nhập khẩu từ các khách hàng của Hellmann chứng kiến một sự sụt giảm nhẹ, kéo theo doanh thu của Hellmann có giảm nhẹ ở mức 6% Đối mặt với rất nhiều khó khăn như lạm phát cao, khủng hoảng năng lượng, chính sách tiền tệ thắt chặt, Hellmann đã tối thiểu hóa các chi phí, kết hợp với giá xăng dầu cũng hạ nhiệt, kèm theo những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với dịch vụ vận tải, cước vận tải đã giảm, từ đó vẫn đạt mức lợi nhuận trước thuế là 806,54 nghìn EURO vào năm 2022 Qua năm 2023, trước bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, sức tiêu dùng suy giảm ảnh hưởng lớn đến thị trường vận tải biển quốc tế, trong đó có Việt Nam, tuy doanh thu và lợi nhuận chưa có sự bứt phá, Hellmann vẫn duy trì phong độ ổn định, ký kết được hợp đồng với nhiều doanh nghiệp sản xuất và thương mại trong và ngoài nước, nổi bật là thương vụ với hai doanh
24 nghiệp sản xuất lớn là JINKO Solar và VINFAST, từ đó đạt mức lợi nhuận trước thuế tương đối cao (935,23 nghìn EUR), tăng 16% so với năm 2022
Báo cáo tài chính của Hellmann Logistics Worldwide (Việt Nam) cho thấy công ty là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính khá tốt, chiến lược điều hành doanh nghiệp của ban lãnh đạo đang đi đúng hướng Công ty hướng tới mục tiêu đạt mức lợi nhuận sau thuế vượt 1 triệu EURO vào năm 2024 Để làm rõ hơn những đóng góp của từng loại hình dịch vụ tới doanh thu của Hellmann, dưới đây là bảng tổng hợp lại kết quả kinh doanh theo từng loại hình dịch vụ của công ty:
Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh theo từng loại hình dịch vụ trong 3 năm 2021, 2022, 2023 của Hellmann (Việt Nam)
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Vận tải đường biển 3,694.2 64.3 3,490.2 64.9 4,412.2 66.05 Vận tải hàng không 1,832.8 31.9 1,673.3 31.1 2,000.7 29.95 Vận tải đường bộ và đường sắt 47.1 0.8 42.5 0.8 50.1 0.75
Nguồn: Phòng kế toán Hellmann (Việt Nam)
Từ bảng số liệu trên, có thể nhận xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam) diễn ra như sau:
Năm 2021, tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn nhiều khó khăn do diễn phức tạp của đại dịch Covid 19 Nhưng trong giai đoạn 2021 do nhu cầu về nhu yếu phẩm thời kỳ này tăng cao kéo theo cầu dịch vụ vận tải quốc tế cũng tăng vọt nhưng nguồn cung lại không đáp ứng được hoàn toàn, hàng loạt hàng hóa bị tắc nghẽn tại cảng biển và sân bay, dẫn đến tình trạnh thiếu hụt container nghiệm trọng và đẩy giá cước tăng lên rất cao Đồng thời, nhờ vào sự gia tăng trong nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và xuất khẩu thành phẩm của các doanh nghiệp tại Việt Nam khi các doanh nghiệp này bắt đầu phục hồi sản xuất sau khi đi qua đỉnh của dịch bệnh, doanh thu của Hellmann trong mảng giao nhận đường biển và đường hàng không đã ghi nhận mức doanh thu tương đối ấn tượng
Vào năm 2022, doanh thu của Hellmann chứng kiến một sự sụt giảm khá đáng kể so với năm 2021, từ 5.745,33 nghìn EURO vào năm 2021 xuống còn 5,376.93 vào năm
2022 do lượng hàng hóa của các khách hàng sử dụng dịch vụ của Hellmann sụt giảm kết hợp cùng các yếu tố gây nên suy thoái kinh tế Đồng thời, một số khách hàng cũ không
25 tiếp tục gia hạn hợp đồng với Hellmann nên thời gian này công ty đang trong giai đoạn đẩy mạnh tìm kiếm những khách hàng mới
Sang đến năm 2023, công ty có sự trở lại mạnh mẽ với mức doanh thu tăng lên 6,680.21 nghìn EUR Do thành công lớn trong giai đoạn trước của ngành logistics, cùng với những chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu của nhà nước hậu đại dịch, nên số lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành tăng mạnh, gây ra sự cạnh tranh khốc liệt Ngoài ra, tình trạng thiếu container đã được cải thiện, giá cước vận tải giảm mạnh, và ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô như lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine Tuy nhiên, Hellmann vẫn có những chính sách giảm chi phí đầu ra, cùng với đó là việc kí kết thêm nhiều hợp đồng mới nên lợi nhuận của công ty vẫn duy trì mức tăng trưởng dương
Trong các loại hình dịch vụ Hellmann (Việt Nam) cung cấp, dịch vụ vận tải đường biển là loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất, tiếp đó là dịch vụ vận tải theo đường hàng không, khẳng định thế mạnh của Hellmann Worldwide Logistics (Việt Nam) ở hai mảng dịch vụ này Ngoài ra, các dịch vụ khác cũng duy trì sự ổn định và không có sự thay đổi quá nhiều trong cơ cấu doanh thu từ các loại hình dịch vụ của công ty.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI TOÀN CẦU HELLMANN (VIỆT NAM)
3.2.1.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên Đây là yếu tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đặc biệt quan tâm Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km² Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² với đường bờ biển dài 3.260 km Ven biển có nhiều cảng nước sâu, gồm 2 cảng đặc biệt, 11 cảng loại 1, 7 cảng loại 2, 14 cảng loại 3, hệ thống cảng biển đa dạng trải đều từ Bắc vào Nam lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế tạo điều kiện cho tàu bè nước ngoài có thể thực hiện chuyển tải hàng hóa
Sự ưu đãi này không những tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển buôn bán với các quốc gia, các khu vực trên thế giới mà còn có thể đưa Việt Nam trở thành nơi trung chuyển và trao đổi hàng hóa trong khu vực Với hai vùng châu thổ (đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ) bằng phẳng, rộng lớn được nối với nhau bởi dải đất Trung bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường sắt và ô tô – một mắt xích không thể thiếu được trong vận tải đa phương thức Hellmann với tư cách là một công ty cung cấp dịch vụ logistics, đã tận dụng được những lợi thế tự nhiên của Việt Nam để cung cấp rất nhiều dịch vụ vận tải phong phú qua đường biển, đường hàng không và đường bộ
Mặt khác, thời tiết được coi là nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến việc nhập khẩu hàng hóa cũng như quá trình vận chuyển hàng hóa trên biển bởi thời tiết tuy có thể dự báo trước nhưng lại rất khó lường Khi thời tiết không thuận lợi, tàu chuyển hàng cần phải thay đổi lịch trình, trì hoãn thời gian dài cho đến khi thích hợp mới ra khơi chính vì điều này đã khiến hàng hóa chuyển đi chậm trễ nhiều hơn
26 so với dự kiến Đó là chưa kể những lúc, nhiều chuyến hàng bị thiệt hại do trên đường di chuyển khi gặp bão, sóng lớn, sấm sét đe dọa lẫn người và hàng hóa
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, theo số liệu thống kê nhiều năm, trung bình mỗi năm có khoảng 11-13 cơn bão trên Biển Đông và 3-4 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam Dù vậy, chưa có báo cáo chính thức nào chỉ ra những cơn bão này gây gián đoạn hoạt động của vận tải biển và cảng biển một cách nghiêm trọng, đe dọa đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sự việc Cảng Busan (Hàn Quốc) phải đóng cửa trong suốt 91 ngày bởi ảnh hưởng của cơn bão Maemi năm
2003 hay cơn bão Lekima ở Trung Quốc gây tổng thiệt hại lên đến 65 triệu USD cho cảng Đại Liên và khiến cảng Ôn Châu phải đóng cửa trong suốt 45 ngày năm 2019
3.2.1.2 Các yếu tố về chính trị, pháp luật
Hiện nay, hệ thống chính trị - pháp luật liên quan đến dịch vụ logistics được Nhà nước rất quan tâm và ngày càng hoàn thiện, kèm theo đó là sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics đường biển phát triển Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến các vấn đề về dịch vụ logistics được xây dựng minh bạch, chặt chẽ như Luật thương mại 2005 và nghị định số 163/2017/NĐ-
CP quy định chi tiết về các dịch vụ logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, trách nhiệm của các bên tham gia, chế tài xử lý khi có bên vi phạm hợp đồng đã ký kết,…Việc quy định rõ ràng như vậy giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho Hellmann khi thực hiện hoạt động kinh doanh cũng như giúp Hellmann tránh vi phạm pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển
Luật số 107/2016/QH13 về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là căn cứ giúp Hellmann xác định được đối tượng chịu thuế, tính thuế, áp dụng chính sách miễn thuế, giảm thuế đối với các loại hàng hóa được quy định trong quá trình Hellmann cung ứng dịch vụ logistics đường biển
Nghị định 128/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan giúp Hellmann xác định được các hành vi vi phạm, mức độ và hình thức xử phạt để từ đó nghiêm túc chấp hành, cẩn thận trong các khâu của hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường biển
Ngoài ra, khi nhắc đến những nỗ lực của chính phủ trong nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics nước ta, không thể không nhắc đến quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định 1579/QĐ-TTG phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 749/QĐ- TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 cũng xác định logistics là 1 trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động vận tải nói riêng, thể chế chính trị cũng như chính sách về pháp luật là một trong các nhân tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Với một nền kinh tế có sự biến động lớn và ảnh hưởng lẫn nhau, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Hellmann không chỉ phải nắm chắc chắc thể chế chính sách pháp luật trong nước mà còn phải am hiểu luật pháp quốc tế liên quan đến logistic nói chung và lĩnh vực vận tải nói riêng Mọi tổ chức, doanh nghiệp khi có hoạt động kinh doanh ở quốc gia nào thì đều phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng luật pháp, quy định của quốc gia đó Đặc biệt ngành logistics có rất nhiều những quy định về hàng hóa, thủ tục hải quan, thông quan, các loại thuế, phí…mà các doanh nghiệp logistics cần phải nắm được Chính vì vậy, Hellmann luôn thường xuyên cập nhật những quy định mới để tránh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, cũng như luôn nghiêm túc chấp hành các quy định và luật pháp tại Việt Nam
Dù vậy, khi tàu hàng di chuyển trong phạm vi của mỗi quốc gia, chính nền chính trị hiện thời, các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động vận tải biển của đất nước đó, ít nhiều gây tác động với chuyến hàng Một ví dụ tiêu biểu gần đây chính là, cuộc xung đột ở Biển Đỏ đã gây tác động xấu đối với ngành vận tải biển thế giới cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, trực tiếp nhất là với khu vực châu Âu và Bắc Mỹ Thông tin thêm về tác động của diễn biến này tới hoạt động xuất nhập khẩu, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho hay từ tháng 1-2024 cước vận chuyển container bằng tàu biển đi Mỹ, Canada tăng mạnh so với tháng 12-2023 Theo Cục Hàng hải Việt Nam, giá cước vận chuyển từ Việt Nam đến Bờ Đông nước Mỹ đã tăng vọt từ 2.600 đô la Mỹ/container vào tháng 12/2023 lên 4.100-4.500 đô la Mỹ/container vào tháng 1/2024 (tăng 58-73%) Giá cước sang châu Âu cũng ghi nhận mức tăng mạnh, chẳng hạn cước đi Hamburg (Đức) tăng gần gấp ba lần từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024 Bên cạnh đó, nhiều hãng tàu đã phải thay đổi tuyến đường, không đi qua kênh đào Suez mà phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng, làm cho hành trình tàu kéo dài từ 10 - 15 ngày so với trước Không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc xung đột này, Hellmann hiện tại cũng phải đối mặt với việc giá cước tăng ngoài dự liệu, chênh lệch so với giá cước đã chào hàng với khách hàng trước khi sự kiện này xảy ra Hellmann đang rất nỗ lực và cố gắng để giảm thiểu thiệt hại tối thiểu tới chính công ty và khách hàng bằng cách chào lại giá, tiết kiệm tối đa các chi phí trong quá trình làm hàng cũng như sắp xếp lịch tàu hợp lý nhất cho khách hàng để hàng về đúng như thời gian đã cam kết trong hợp đồng
3.2.1.3 Các yếu tố về kinh tế
Về mặt tăng trưởng kinh tế, vào quý III/2023, các tổ chức quốc tế đều chưa có nhận định lạc quan hơn về nền kinh tế Việt Nam, theo đó, ADB dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt 5,8%, điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2023; WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023 IMF cũng nhận định quá trình phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch của Việt Nam đã bị gián đoạn do những yếu tố bất lợi cả trong và ngoài nước, theo đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ chậm lại từ mức 8% trong năm 2022 xuống còn 4,7% trong năm 2023
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 497,66 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 8,2%; nhập khẩu giảm 13,8% Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI TOÀN CẦU
3.3.1 Các thành phần tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics quốc tế bằng đường biển, Công ty TNHH Giao nhận vận tải Toàn cầu Hellmann (Việt Nam) đảm nhận vị trí trung gian với
Cơ cấu tệp khách hàng của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Công ty sản xuất Công ty thương mại Công ty forwarder
35 vai trò kết nối giữa người nhận hàng và người vận tải cũng như giúp người nhận hàng hoàn tất các thủ tục khai báo hải quan
Hình dưới đây phần nào khái quát quá trình các thành viên tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Công ty TNHH giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Hình 3.5 Thành viên tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Công ty TNHH giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
Nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải (Công ty TNHH Giao nhận vận tải Toàn cầu Hellmann (Việt Nam)): Hellmann là doanh nghiệp đứng vai trò là bên thứ ba cung cấp các dịch vụ logistics cho người gửi hàng Doanh nghiệp cung cấp chủ yếu các dịch vụ logistics như dịch vụ khai báo hải quan, vận tải nội địa tùy vào quy mô lô hàng và khách hàng công ty sẽ tiến hành thuê ngoài thêm các dịch vụ logistics khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Người vận chuyển: Chính là các hãng tàu biển, để có thể lấy booking với hãng tàu, công ty sẽ cần liên hệ thêm với một bên khác là các Đại lý (Agent)
Nhà cung cấp dịch vụ có tài sản: Hellmann không sở hữu bất cứ kho hàng hay phương tiện vận tải nào, vì vậy, công ty đang thuê ngoài dịch vụ kho bãi và đơn vị cung cấp vận tải nội địa
Công ty TNHH giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Người gửi hàng Người nhận hàng
Nhà cung cấp dịch vụ có sẵn tài sản
Kho hàng Nhà vận tải nội địa Giao dịch hàng hóa
Người nhận hàng: Khi hàng hóa đến cảng đích, người nhận hàng do khách hàng cung cấp thông tin đến lấy hàng tại kho của đại lý nước ngoài với Hellmann để nhận hàng và mang hàng hóa về cở sở của mình
3.3.2 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Quy trình cung ứng dịch vụ bằng đường biển sẽ được chia thành 2 quy trình là quy trình cung ứng dịch vụ logistics nhập khẩu và quy trình cung ứng dịch vu logistics xuất khẩu
3.3.2.1 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics nhập khẩu bằng đường biển:
Quy trình cung ứng dịch vụ logistics nhập khẩu bằng đường biển được khát quát hóa bằng sơ đồ dưới đây:
Hình 3.6 Minh họa quy trình cung ứng dịch vụ logistics nhập khẩu bằng đường biển
Công ty TNHH giao nhận vận tải toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng:
Hellmann là công ty cung cấp dịch vụ nên việc tìm kiếm khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại của công ty Công ty luôn duy trì mối quan hệ và chăm sóc đối với khách hàng cũ Đồng thời, nhân viên kinh doanh chủ động liên hệ với những khách
Nhận yêu cầu từ khách hàng và liên hệ với hãng tàu
Phòng vận tải đường biển
Khách hàng Đàm phán và kí kết hợp đồng
Tìm kiếm đơn vị kí cung cấp dịch vụ vận chuyển
Hoàn thành vận đơn lô hàng
Lấy lệnh giao hàng E-DO
Nhận hàng nhập khẩu và giao cho khách hàng
Thanh toán và thanh lý hợp đồng
37 hàng đang có nhu cầu để tư vấn cũng như hỗ trợ cho họ trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp
Hellmann tiếp nhận yêu cầu cung ứng dịch vụ logistics từ người nhập khẩu hoặc từ đại lý của forwarder của khách hàng ở nước ngoài Khách hàng của Hellmann có 2 loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại, đây là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty Thông thường các nhân viên kinh doanh của công ty sẽ gọi điện hoặc gửi mail chào hàng đến các khách hàng tiềm năng (các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại) để tìm hiểu xem khách hàng có nhu cầu về tìm kiếm dịch vụ logistics hay không Khi có khách hàng liên hệ, nhân viên kinh doanh tại công ty sẽ tiếp nhận nhu cầu khách hàng sau đó sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về sản phẩm dịch vụ của công ty cho khách hàng lựa chọn và báo giá sơ bộ Đối với khách hàng mới, tùy theo loại hàng hay số lượng container, nhân viên kinh doanh sẽ đàm phán và đưa ra mức giá phù hợp Ngược lại khách hàng sẽ đưa ra các yêu cầu cho việc nhập khẩu lô hàng Sau đó hai bên đã đồng ý với các điều khoản hợp đồng thì bắt đầu tiến hành ký kết “Hợp đồng dịch vụ logistics", đây được xem là hợp đồng ủy thác Đối với khách hàng thường xuyên, thì nhân viên kinh doanh sẽ tiếp nhận nhu cầu khách hàng và tiến hành liên hệ hãng tàu để hỏi giá và lịch trình tàu chạy phù hợp với lô hàng Tiếp đó dựa vào giá mà hãng tàu cung cấp, nhân viên phòng kinh doanh sẽ tính toán chi phí và tiến hành báo giá cho khách hàng dựa trên các hợp đồng đã ký kết trước đó
Nếu giá cước và lịch trình tàu đã được khách hàng chấp thuận thì khách hàng sẽ gửi booking request (yêu cầu đặt chỗ) cho bộ phận kinh doanh Booking request (yêu cầu đặt chỗ) này xác nhận lại thông tin hàng hóa liên quan: Người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng, trọng lượng, loại container, cảng đi, càng đến, ngày tàu chạy
Bước 2: Tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển
Sau khi có được thông tin lô hàng từ khách hàng như: loại hàng, cảng đi, cảng đến, nhân viên Phòng vận tải đường biển sẽ liên hệ với các đối tác đại lý nước ngoài hoặc liên hệ trực tiếp với hãng tàu để hỏi giá cước vận chuyển, thời gian di chuyển và các thông tin liên quan Sau khi có được giá vận chuyển đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhân viên Phòng vận tải đường biển sẽ tiến hành đặt booking cho lô hàng và đợi xác nhận booking từ hãng tàu Khi hãng tàu nhận chỗ cho lô hàng sẽ gửi đến “Chứng nhận đặt chỗ” Ở bước này thường phát sinh các rủi ro, như là không đặt được tàu cho lô hàng do tàu đã đầy dẫn đến làm chậm trễ thời gian nhận hàng của khách, đặt được tàu cho lô hàng tuy nhiên bên shipper (người xuất khẩu) không chuẩn bị kịp hàng 24 để xuất lên tàu dẫn đến phải hủy đặt chỗ và phát sinh ra các chi phí Cancel booking (phí hủy booking), phí Demurrage (Phí lưu container tại bãi của cảng), phí Storage (phí lưu container tại cảng) Vào mùa cao điểm bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hay khi có biến động xảy ra tại các vùng biển trên thế giới cũng khó đặt tàu cho khách hàng bởi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thời gian này rất nhiều, các cảng bị ứ đọng hàng hóa dẫn đến tình trạng tắc nghẽn
Về các hãng tàu, Hellmann đã tạo dựng được các mối quan hệ với các hãng tàu, một số hàng tàu lớn như: ONE, YangMing, Hapag Lloyd Chính vì thế, công ty biết rõ
38 về các thế mạnh và thông tin về từng hàng tàu Điều này giúp giảm hạn chế rủi ro cho khách hàng của Hellmann
Bước 3: Hoàn thành vận đơn lô hàng
Sau khi có booking, nhân viên Phòng vận tải đường biển sẽ trao đổi thông tin về Shipper (Người gửi hàng) và Consignee (Người nhận hàng) cho đại lý của công ty ở nước ngoài để hoàn thành vận đơn đường biển HBL và MBL và các giấy tờ liên quan Trong đó MBL (Master Bill of Lading) là biên lai nhận hàng, bằng chứng về hợp đồng chuyên chở và bằng chứng sở hữu hàng hóa do người chuyên chở (hãng tàu) hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng (Shipper) theo yêu cầu của người gửi hàng, làm bằng chứng đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng HBL (House Bill of Lading) là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa đã ghi trên vận đơn, là vận đơn thứ cấp do công ty giao nhận vận tải phát hành cho Shipper (người gửi hàng thực tế) và Consignee (người nhận hàng thực tế) trong trường hợp Shipper không yêu cầu Bill gốc trực tiếp từ hãng tàu Đại lý sẽ cập nhật tình hình vận chuyển lô hàng cho phòng giao nhận cho đến khi hàng đến cảng dỡ hàng Nhân viên Phòng vận tải đường biển kiểm tra với đại lý thường xuyên để chắc chắn việc vận chuyển lô hàng được tiến hành như dự kiến và thông báo ngay cho khách hàng khi có bất cứ sự thay đổi nào về lịch trình hàng hóa
Lưu ý khi làm bộ chứng từ, cần kiểm tra chéo thông tin giữa các chứng từ như nhau: Thông tin giá cả trong hợp đồng và Invoice, số lượng hàng hóa giữa hợp đồng, Packing List, B/L Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của chứng từ và hàng hóa Hồ sơ chưa hợp lệ nếu: chứng từ không đầy đủ, hoặc thiếu thông tin trên chứng từ, hoặc thông tin trên chứng từ không khớp nhau Hồ sơ hợp lệ nếu: đủ số lượng chứng từ, đủ thông tin cần thiết (để lên tờ khai hải quan), và thông tin trên các chứng từ khớp nhau, thì bộ chứng từ được coi là đầy đủ và hợp lệ
Nhân viên chứng từ sẽ tiến hành khai hải quan điện tử bằng phần mềm khai ECUS cho lô hàng Khi lô hàng đến cảng, hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến (Arrival Notice) và hạn khai báo hải quan Việc khai báo hải quan này sẽ được thực hiện bởi nhân viên Phòng vận tải đường biển của công ty, các thông tin về lô hàng cần phải khai báo bao gồm: số vận đơn, số lượng hàng, chi tiết về lô hàng, ngày tàu chạy, ngày phát hành vận đơn là bao nhiêu
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI TOÀN CẦU HELLMANN (VIỆT NAM)
DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI TOÀN CẦU HELLMANN (VIỆT NAM)
4.1.1 Dự báo thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động và bậc nhất trên thế giới Mặt khác, với hơn 3.260km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển dịch vụ logistics đường biển và các dịch vụ khác liên quan đến logistics đường biển Mặt khác, hội nhập kinh tế toàn cầu cũng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển sâu rộng và mạnh mẽ hơn Những năm gần đây, nhiều hiệp định song phương và đa phương đã được ký kết làm giảm bớt các rào cản thương mại Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: các Hiệp định song phương đã ký với ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản và các Hiệp định EVFTA, TP- CPP và RCEP sẽ phát huy lợi ích tốt đa trong tương lai Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ logistics cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển được đánh giá là một trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng lớn và khả năng bứt phá trong tương lai Tại Việt Nam, thị trường dịch vụ logistics cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn trong tương lai nhờ có các chính sách mở cửa và hội nhập của Chính phủ được ban hành nhằm giúp cho các hoạt động dịch vụ logistics cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển phát triển một cách tối đa, thúc đẩy cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sâu hơn vào thị trường Việt Nam
Tuy nhiên, thực tế cho thấy dịch vụ logistics đường biển của nước ta còn có nhiều thách thức Trước hết, thể chế, chính sách đối với lĩnh vực logistics chưa đồng bộ Khung khổ pháp lý đối với ngành logistics được ban hành nhiều văn bản, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa các cụ thể các chủ trương đó vẫn chưa được thực hiện hoặc còn chồng chéo Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics còn hạn chế, chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất Hoạt động của các doanh nghiệp logistics cũng còn nhiều hạn chế trên các mặt quy mô hoạt động, vốn, nguồn nhân lực…Nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics qua đào tạo bài bản còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi, có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp Đối mặt với những cơ hội và thách thức này, việc xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới dịch vụ logistics đường biển và cơ sở hạ tầng liên quan cho nước ta là một yêu cầu hết sức cấp bách và thiết thực để đưa vận tải biển Việt Nam hội nhập và chiếm vị trí xứng đáng trong mạng lưới dịch vụ logistics đường biển khu vực châu Á và trên thế giới
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã và đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 221/QĐ-TTg ngày
22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ- TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, giảm chi phí logistics đáp ứng được với sự vận hành của nền kinh tế trong giai đoạn mới, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics nói riêng và nền kinh tế nói chung cho cả giai đoạn đến năm 2025 và các năm tiếp theo
Về cơ sở hạ tầng liên quan đến dịch vụ logistics đường biển, căn cứ Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam đã kí Quyết định 13/QĐ-CHHVN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó gồm 4 phần: (1) Quy hoạch phát triển đội tàu, (2) Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, (3) Quy hoạch phát triển công nghiệp tàu thủy, (4) Định hướng quy hoạch phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và logistics Ngày 22/09/2021, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định 1579/QĐ-TTG phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Đây đều là những nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của thị trường logistics Việt Nam theo các xu hướng phát triển của thị trường logistics thế giới
Ngoài ra, xu thế nổi trội của thị trường logistics năm 2023 và trong thời gian tới cả ở trên thế giới và Việt Nam chính là sự dịch chuyển về dịch vụ của các hãng tàu với ngày càng nhiều hãng tàu tham gia cung cấp các dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ Xu thế này xuất phát từ mong muốn đa dạng hóa nguồn thu và mở rộng danh mục đầu tư của các hãng tàu khi đứng trước bối cảnh hiệu quả kinh doanh mảng tàu biển giảm sút nghiêm trọng Đi đầu xu thế này có thể kể đến hãng tàu quốc tế Maersk Lines, với sự đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động của Maersk Logistics hay các hãng tàu trong nước như Vsico, GLS, với các dự án mới về nhà kho và vận tải phân phối đường bộ
Trong năm 2023, doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng bắt đầu tiếp cận sâu hơn với khái niệm logistics xanh hay phát triển bền vững trong xu thế chung của toàn nền kinh tế Việt Nam hướng đến cân bằng phát thải ròng Đã có một số nhà kho xây mới và đưa vào hoạt động trong năm 2023 đạt được chứng chỉ LEED về bảo vệ môi trường của Hội xây dựng Hoa Kỳ Dự kiến đây sẽ là xu thế nổi bật của những năm tiếp theo khi các nước trên thế giới bắt đầu triển khai việc đo tín chỉ các-bon với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình
Xu hướng chuyển đổi số không còn là điều gì mới đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam Tuy nhiên, trong thời gian tới, chuyển đổi số sẽ là xu hướng tất yếu của ngành logistics trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Sự phát triển của thị trường logistics tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics, nhưng cũng đặt ra nhiều thách
54 thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ứng dụng công nghệ số
4.1.2 Định hướng hoạt động của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Toàn cầu Hellmann (Việt Nam)
Mục tiêu chiến lược của công ty trong 5 năm tới là trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics đường biển tại Việt Nam Ngay từ khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Hellmann đã hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố thuận lợi của ngành dịch vụ logistics đường biển Việt Nam sẵn có, nên đã chú trọng đến hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ logistics đường biển Công ty mong muốn và quyết tâm phấn đấu trở thành một địa chỉ tin cậy cho các khách hàng thể hiện bằng sự chuyên nghiệp và uy tín, thực hiện một cách hiệu quả nhất hoạt động cung ứng dịch vụ logistics đường biển để giúp đảm bảo quá trình giao nhận hàng hóa của khách hàng Theo như bà Nguyễn Thị Hoài Lan – giám đốc công ty chia sẻ, ban giám đốc của công ty cũng đã nghiên cứu và dựa vào tình hình hoạt động của công ty, cũng như xu hướng phát triển, sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế để đưa ra định hướng phát triển phù hợp nhất cho công ty Một số định hướng hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển trong 5 năm tới của công ty đang hướng tới bao gồm:
- Thứ nhất, chủ động đánh giá, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển cho hàng hóa xuất nhập khẩu Nhân viên phụ trách cần chủ động thực hiện tốt các khâu trong quy trình từ chuẩn bị bộ chứng từ cho đến lúc hàng được giao về kho Tất cả các bước từ nhận, kiểm tra và chuyển bộ chứng từ, khai báo hải quan, theo dõi tiến độ,…cần thực hiển đúng theo quy trình và có những giải pháp cho những vấn đề thường gặp một cách triệt để, nhanh chóng, đưa ra những hướng giải quyết tối ưu đối với các vấn đề tốn nhiều thời gian và nguồn lực đang còn tồn tại trong quy trình
- Thứ hai, cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với chất lượng cao, giá cả hợp lý nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu từ phía khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Đồng thời mở rộng, tìm kiếm các tệp khách hàng mới thay vì chỉ tập trung vào lượng khách hàng quen thuộc, khách hàng đi hàng thường, hàng lẻ Để thực hiện mục tiêu xa hơn, công ty cần tập trung tìm kiếm các các hàng từ phía nhà máy, khách hàng có tỉ lệ đi hàng thường xuyên, đều đặn để duy trì được mức lợi nhuận Trong 5 năm tới, công ty hướng tới tập trung tiếp cận các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản tại các khu công nghiệp địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang
- Thứ ba, phát triển đội ngũ quản lý, nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn của nguồn nhân lực trong công ty, ban lãnh đạo công ty cùng các trưởng bộ phận cần chủ động quan tâm và đầu tư cho nhân viên qua những buổi đào tạo, hoạt động thực tế để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về luật định, khuyến khích nhân viên đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong quy trình Phấn đấu tới năm 2028, tổng số nhân viên chính thức trên 110 nhân sự, tỉ lệ nhân viên học đúng chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đạt trên 25%
- Thứ tư, công ty hiện chưa có phòng ban marketing, vì vậy chưa có nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh công ty trên các trang thông tin mạng xã hội và diễn đàn Sắp tới, công
55 ty dự định sẽ thành lập phòng ban marketing để chủ động hơn trong việc mang hình ảnh Hellmann tới công chúng, từ đó tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn
- Thứ năm, triển khai và mở rộng dịch vụ kinh doanh Đặc biệt là đưa dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng áp dụng vào hoạt động kinh doanh.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI TOÀN CẦU HELLMANN (VIỆT NAM)
VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI TOÀN CẦU HELLMANN (VIỆT NAM)
4.2.1 Hoàn thiện các khâu trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics
Công ty nên lập kế hoạch, mục tiêu rõ ràng để nâng cao chất lượng dịch vụ trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển, đây cũng là một vấn đề quan trọng mà công ty cần đặt lên hàng đầu Công ty cần xử lý hàng cẩn thận, giao nhận hàng hóa một cách nhanh chóng, an toàn, khi đó khách hàng mới đánh giá cao về chất lượng dịch vụ của công ty, tạo niềm tin và yên tâm giao hàng hóa của mình cho Hellmann xử lý Sự chuyên nghiệp trong từng bước, từng công đoạn trong quy trình xử lý là điều làm nên chất lượng của dịch vụ của Hellmann Để tránh tình trạng sai sót trong khâu xử lý chứng từ, khai báo hải quan, sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng, nhân viên bộ phận chứng từ tiến hành việc khai báo hải quan để làm thủ tục thông quan hàng hóa Để tránh gây ra sai sót trong khâu này công ty cần phải:
- Phân định rõ trách nhiệm, phạm vi công việc đối với từng cán bộ nhân viên Thực tế cho thấy số lượng lô hàng xuất nhập khẩu trung bình mỗi tuần là rất lớn và có rất nhiều các vấn đề liên quan đến chứng từ của nhiều lô hàng xảy ra trong cùng một thời điểm, nếu các vấn đề không được giải quyết nhanh chóng thì sẽ làm ùn tắc, chậm trễ các công đoạn sau và ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến tiến độ chung của quá trình cung ứng dịch vụ Vì vậy, việc phân chia các cán bộ, nhân viên phụ trách riêng từng công đoạn để làm sẽ dễ dàng hơn trong giải quyết vấn đề đó Ví dụ, trong khâu chuẩn bị chứng từ, nên chia khách hàng với các nhân viên phụ trách cụ thể Điều này sẽ giúp liên lạc nhanh chóng hơn khi xảy ra sai xót, gia tăng sự liên kết giữa nhân viên Hellmann với khách hàng Đồng thời sẽ tạo nên sự chuyên sâu và thành thạo hơn trong nghiệp vụ của các nhân viên, bởi công việc luôn là một dây chuyền khép kín, các cán bộ, nhân viên trong bộ phận, phòng sẽ trao đổi ngược với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện Ngoài ra, cần thiết phải xây dựng một trình tự làm việc hợp lý và chia nhỏ công việc, xác định rõ trách nhiệm mà mỗi cán bộ, nhân viên sẽ đảm nhận trong quy trình đó như một cán bộ nhân viên sẽ chuyên sâu về công tác nhận các chứng từ từ khách hàng và chuyển chứng từ sang cho nhà thầu logistics làm thủ tục hải quan, một cán bộ phụ trách giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện và kiểm soát tiến độ lô hàng cho đến khi hàng hóa được giao về kho Như vậy sẽ tạo nên sự chuyên sâu và thành thạo hơn trong nghiệp vụ của các nhân viên, bởi công việc luôn là một dây chuyền khép kín, các cán bộ, nhân viên trong bộ phận, phòng sẽ trao đổi ngược với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện
- Chủ động theo dõi, cập nhật các luật định để đáp ứng đủ các điều kiện, quy định được ban hành Phân công nhân sự có năng lực, kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về các luật định chịu trách nhiệm theo dõi những thay đổi liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa từ phía các cơ quan chức năng, theo dõi các luật định liên quan đến loại hàng hóa mà công ty đang nhận xuất nhập khẩu, cập nhật thông tin từ cấp trên và cơ quan hữu quan để kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh các thông tin phù hợp các chứng từ liên quan
4.2.2 Hoàn thiện chất lượng đội ngũ nhân lực
Con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động Do đó, công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ là giải pháp cần thiết Công ty có thể sử dụng các biện pháp sau:
Về trình độ nghiệp vụ, nhân viên cần chủ động học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, đặt trách nhiệm của bản thân đối với công việc Công ty cũng nên nghiên cứu, sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, đúng trình độ, đúng chuyên môn, năng lực sở trường, và tạo cơ hội cho nhân viên đóng góp ý kiến Đó là cách hiệu quả để khai thác được năng lực của nhân viên và cho họ thể hiện khả năng của mình Điều này cũng sẽ giúp kích thích sự cố gắng và cống hiến của nhân viên công việc của họ nói riêng và hiệu quả hoạt động của cả doanh nghiệp nói chung
Về môi trường làm việc, cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, nhiệt tình cho các nhân viên làm việc, thường xuyên trò chuyện, trao đổi cùng nhân viên, khuyến khích nhân viên chủ động đề xuất những giải pháp khắc phục các vấn đề đang còn tồn tại
Về các quy định và quyền lợi, mục tiêu chính là gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với công ty, phát động các chính sách khen thưởng như: tăng lương, thưởng theo doanh thu, tăng các trợ cấp cho người lao động… để làm động lực thi đua cho mỗi nhân viên; luôn quan tâm, chăm sóc đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty Đây cũng là một trong những yếu tố “giữ chân” người lao động, hạn chế được tình trạng nhân viên nghỉ việc sau một thời gian làm việc ở công ty
Bên cạnh đó, công ty cần tạo điều kiện tuyển thêm thực tập sinh thực tập tại phòng vận tải đường biển để tạo nguồn, bồi dưỡng những nhân viên xuất sắc tương lai cho công ty
4.2.3 Phát triển quy mô doanh nghiệp
Hiện tại Công ty TNHH Giao nhận vận tải Toàn cầu Hellmann (Việt Nam) chỉ có hai chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM Tầm nhìn của Ban lãnh đạo công ty là trong vòng năm năm tới công ty có thể mở rộng hoạt động và có thêm chi nhánh tại Hải Phòng và Đà Nẵng, 2 thành phố có cảng biển vô cùng tiềm năng tại Việt Nam
4.2.4 Nâng cao hoạt động duy trì và tìm kiếm khách hàng
Theo như định hướng hoạt động tương lai của công ty, trong thời gian tới Hellmann vẫn tiếp tục duy trì nguồn khách hàng hiện có Bên cạnh việc duy trì khách hàng cũ, công ty còn tăng cường tìm kiếm thêm số lượng khách hàng mới Quản lý mối quan hệ hợp tác với các đối tác quen thuộc để đảm bảo doanh số của công ty Bên cạnh đó, cần nâng cao uy tín của công ty tại thị trường trong nước và quốc tế Ngoài ra, công ty cũng đang tiếp
57 tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức tham gia vào hoạt động logistics quốc tế Đối với khách hàng mới, công ty nên để mức giá cạnh tranh hơn so với mức giá trên thị trường Đối với lĩnh vực dịch vụ logistics đường biển thì chất lượng dịch vụ là yếu tố hàng đầu để khách hàng sử dụng dịch vụ, tuy nhiên giá cả dịch vụ cũng là một yếu tố quan trọng đối với những khách hàng mới, nó là cái đầu tiên khách hàng nhìn thấy về dịch vụ của công ty Tuy Hellmann đã có danh tiếng nhất định trong ngành, công ty vẫn cần nỗ lực hơn nữa để mang tới dịch vụ tốt nhất với mức giá tốt nhất tới khách hàng Đối với khách hàng cũ, cần thường xuyên gọi điện hỏi thăm khách hàng, gặp mặt trực tiếp để hỏi thăm tình hình nhập khẩu hàng hóa của khách hàng, dự định của khách cho những lô hàng nhập khẩu sắp tới, đồng thời nghe những phản hồi, nhận xét của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty cho những lô hàng trước để biết được khách đang hài lòng và không hài lòng ở dịch vụ công ty những điểm nào, từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho các nhân viên và toàn bộ công ty.
KIẾN NGHỊ VỚI BỘ NGÀNH VÀ TỔ CHỨC LIÊN QUAN KHÁC
4.3.1 Kiến nghị đối với Bộ ngành
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hợp phần giao thông vận tải trong quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics và phù hợp với các trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất Nghiên cứu đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics lớn có khả năng kết nổi thông suốt với các cảng hàng, các tuyển vận tải hàng không nhằm giảm chi phí logistics, gia tăng tính cạnh tranh tổng thể cho doanh nghiệp
- Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải Phát triển sàn giao dịch vận tải hàng hóa gắn với thương mại điện tử, hướng tới phát triển logistics xanh
- Bảo đảm các quy hoạch, kế hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương
- Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm logistics trên cả nước; Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới, nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics đường biển
- Trong tỉnh hình kinh tế khó khăn nói chung như hiện tại, Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dịch vụ logistics đường biển nói riêng thông
58 qua các khoản vay, các gói cứu trợ kinh tế nhằm tăng khả năng đầu tư vào dịch vụ logistics
- Tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, cải cách thủ tục hải quan, giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, chuẩn hóa hồ sơ, triển khai các cam kết tại Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại của WTO
- Cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để các bộ, cơ quan trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ về logistics thuộc phạm vi chi từ ngân sách nhà nước
- Cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành do hiện nay tỷ lệ lô hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành so với tổng số lô hàng nhập khẩu hiện nay vẫn khá lớn Nếu có thể thu hẹp danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành sẽ giúp doanh nghiệp giảm được đáng kể thời gian và chi phí Các cơ quan liên quan cần tiến hành thực chất việc áp dụng hệ thống các quy trình nghiệp vụ nhằm các định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro Nếu thực hiện hiệu quả thì có thể xem xét đến việc các doanh nghiệp có lịch sử chấp hành tốt pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu được áp dụng phương thức đơn giản hơn từ đó giảm thời gian thông quan và giảm chi phí làm thủ tục nhập khẩu
- Thủ tục hành chính còn phức tạp và thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài hơn quy định vậy nên cần đơn giản hóa các khâu quy trình, tăng cường hiệu quả giải quyết hồ sơ thủ tục, tối ưu hạ tầng công nghệ thông tin
4.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam
Việt Nam có lợi thế trở thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế, đây là hướng đi mà cộng đồng doanh nghiệp cần chung tay hành động Do vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cần thể hiện vai trò là một Hiệp hội trung tâm, có tiếng nói đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp logistics
Hiện nay có nhiều tổ chức, hiệp hội liên quan đến logistics ra đời như Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics, các hiệp hội logistics ở cấp địa phương phản ánh sự quan tâm và nhu cầu hợp tác để phát triển dịch vụ logistics VLA cần thể hiện vai trò của mình là một hiệp hội trung tâm, có tiếng nói đại diện cho cộng đồng logistics nói chung Muốn vậy, bản thân VLA cần phải đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động để khắc phục những hạn chế hiện tại, nâng cao vị thế của chính mình