1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận
Tác giả Bùi Vân Anh
Người hướng dẫn Ts. Phạm Văn Kiệm
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,92 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (10)
      • 1.2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài (10)
      • 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước (11)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (13)
      • 1.5.2. Phương pháp điều ra bảng hỏi (13)
      • 1.5.3. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp (13)
    • 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp (14)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (14)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản về cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển (15)
      • 2.1.1. Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics (15)
      • 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ logistics bằng đường biển (16)
      • 2.1.3. Phân loại dịch vụ logistics đường biển (19)
    • 2.2. Nội dung cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển (21)
      • 2.2.1. Các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển (21)
      • 2.2.2. Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển (23)
      • 2.2.3. Thuê ngoài dịch vụ logistics bằng đường biển tại doanh nghiệp (25)
      • 2.2.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển . 26 2.3. Tác động của môi trường đến cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển (26)
      • 2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (29)
      • 2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô (32)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HẢO VẬN (14)
    • 3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận (34)
      • 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty Goodtrans (34)
      • 3.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường (35)
      • 3.1.3. Các nguồn lực của công ty (38)
      • 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022 (40)
    • 3.2. Tác động môi trường đến cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển (41)
      • 3.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (41)
      • 3.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô (46)
    • 3.3. Thực trạng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans (48)
      • 3.3.1. Các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển (48)
      • 3.3.2. Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại Goodtrans (53)
      • 3.3.3. Lựa chọn đối tác thuê ngoài dịch vụ logistics bằng đường biển của (59)
      • 3.3.4. Chất lượng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans (61)
    • 3.4. Đánh giá chung về thực trạng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của (67)
      • 3.4.1. Thành công (67)
      • 3.4.2. Hạn chế (67)
      • 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế (68)
  • CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CUNG ỨNG DỊCH VỤ (14)
    • 4.1.1. Dự báo thay đổi của thị trường dịch vụ logistics bằng đường biên (69)
    • 4.1.2. Phương hướng hoạt động của Goodtrans trong thời gian tới (70)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Goodtrans . 71 1. Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics đường biển một cách toàn diện, đồng bộ ở tất cả các mảng kinh doanh (71)
      • 4.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại phục vụ cho công tác cung ứng dịch vụ logistics đường biển (71)
      • 4.2.3. Chính sách giá cả cạnh tranh (72)
      • 4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (72)
    • 4.3. Đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập (72)
  • KẾT LUẬN (74)

Nội dung

Điều 233 Luật thương mại nói rằng: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Thứ nhất, với tốc độ phát triển không ngừng của kinh tế toàn cầu, cùng với đó là xu thế mở cửa hội nhập của nhiều quốc gia, logistics trở thành một mắt xích quan trọng trong việc kết nối, thúc đẩy và hỗ trợ chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa Dòng vận động hàng hóa trở nên phong phú và phức tạp, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với những bên tham gia vào quá trình cung ứng Đơn cử, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế Để giảm bớt khối lượng trong lưu thông hàng hóa, logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói, không chỉ giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian, tối ưu quy trình, mà còn mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp sử dụng, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế Như vậy, có thể thấy rằng, vai trò to lớn của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế, vì vậy việc đầu tư hoàn thiện trong ngành là cần thiết để đáp ứng kịp thời với nhu cầu hiện tại và tương lai

Thứ hai, cùng với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Việt Nam được đánh giá ngày càng cao về tiềm năng cũng như cơ hội phát triển dịch vụ logistics, điển hình vào năm 2022, Việt Nam vươn lên vị trí Top 10 trong bảng xếp hạng của Agility về Chỉ số logistics các thị trường mới nổi Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về quy mô hoạt động, vốn, nguồn nhân lực… Hầu hết là những tổ chức vừa và nhỏ, mới chỉ tập trung ở các dịch vụ đơn lẻ và cơ bản nên cạnh tranh về giá là chủ yếu, chưa mang lại nhiều giá trị gia tăng cho người thuê dịch vụ logistics

Thứ ba, trong 09 tháng đầu năm 2023, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tại

Việt Nam đạt 564,917 triệu tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), tăng 3% so với cùng kỳ 2022 Mặt khác, nước ta có lợi thế về địa chính trị, nằm trên đường hàng hải quan trọng của thế giới, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển, đồng thời việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, giảm thuế quan mức tối đa sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, sản xuất và đầu tư Qua đó tạo tiền đề cả về hàng hóa và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và logistics, giúp cho ngành dịch vụ logistics bằng đường biển phát triển nhanh chóng

Thứ tư, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, một

Forwarder như công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận đã tận dụng tiềm năng phát triển của ngành và đạt được nhiều thành công lớn trong gần 20 năm qua Đặc biệt, doanh thu từ dịch

10 vụ logistics đường biển chiếm gần 50% kết quả hoạt động kinh doanh, là dịch vụ cung ứng chủ lực của công ty Cho đến hiện tại, lượng khách hàng tin tưởng hợp tác với công ty vẫn tăng lên qua các năm, nhưng không tránh khỏi trường hợp khách hàng ngừng sử dụng để chuyển sang thuê dịch vụ từ các công ty đối thủ Đối mặt trước sự cạnh tranh gay gắt từ Forwarder trong nước và các doanh nghiệp FDI, thì việc hoàn thiện dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans là điều cần thiết để cải thiện chất lượng cung ứng, gia tăng lợi nhuận và củng cố thị phần trên thị trường

Với tất cả lý do trên, sau quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận, em quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “ Hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận ”.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Rohit Bhatnagar - Amrik S Sohal - Robert Millen (1999), “Third party logistics services: A Singapore perspective” Nghiên cứu tập trung vào 03 yếu tố chính quyết định việc sử dụng dịch vụ logistics của bên thứ ba trong tương lai, bao gồm: mức độ sử dụng dịch vụ logistics của bên thứ ba, quy trình ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics theo hợp đồng và tác động của việc sử dụng các dịch vụ logistics theo hợp đồng đối với tổ chức Thông qua việc phân tích dữ liệu liên quan từ 126 công ty có trụ sở tại Singapore, nhóm tác giả chỉ ra hầu hết khách hàng sử dụng các dịch vụ logistics đều hài lòng với nhà cung cấp của họ và tin rằng điều này đã dẫn đến những phát triển tích cực trong tổ chức

Milorad Kilibarda - Milan Andrejić - Vlado Popović (2018), “Research in Logistics service quality: A Systematic literature review”, Faculty of Transport and Traffic Engineering, University of Belgrade, Serbia Nghiên cứu đã hệ thống hóa và phân tích các công trình nghiên cứu, tài liệu học thuật hiện có liên quan đến chất lượng dịch vụ logistics (LSQ) nhằm hình thành một đánh giá có hệ thống về các cách tiếp cận, kích thước và trọng tâm khác nhau của việc đo lường, phân tích và cải thiện chất lượng dịch vụ logistics Dựa trên kết quả thu được, các tác giả kết luận rằng phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất là thang đo SERVQUAL và LSQ, khía cạnh nổi bật là khía cạnh thời gian (tính kịp thời, giao hàng đúng hẹn, thời gian xử lý đơn hàng, thời gian giao hàng …) và nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực này là thực nghiệm từ góc độ khách hàng của LSP dựa trên mô hình SERVQUAL hoặc thang đo LSQ Bài viết cung cấp cơ sở để các nhà nghiên cứu xác định những khoảng trống cho các nghiên cứu trong tương lai, đồng thời đối với doanh nghiệp logistics, đây là một loại sổ tay và hướng dẫn cách đo LSQ thực tế

Emel Aktas và cộng sự (2011), “The use of outsourcing logistics activities: The case of Turkey” Bài viết phân tích dịch vụ logistics từ quan điểm của doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics và doanh nghiệp tự đáp ứng nhu cầu logistics nội bộ (không thuê ngoài) Cuộc khảo sát diễn ra ở 500 doanh nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người được phỏng vấn là

11 các quản lý logistics của các doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cung cấp nguồn thông tin được các doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics sử dụng trong quá trình quyết định lựa chọn nhà cung ứng, loại hình dịch vụ logistics thuê ngoài thường xuyên nhất, tỷ trọng chi phí logistics trong tổng chi phí và các vấn đề gặp phải khi hợp tác thuê ngoài

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Xuân Minh và sinh viên Phan Hồng Trang (2014), “Đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba của các doanh nghiệp Việt Nam”, đề tài nghiên cứu trường Đại học Ngoại thương Hồ Chí Minh” Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp từ các nguồn thông tin thứ cấp và điều tra xã hội học trên 02 nhóm đối tượng: doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba Việt Nam Nghiên cứu trình bày về loại hình dịch vụ logistics bên thứ ba, tìm hiểu thực trạng hoạt động cung ứng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất tới các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba tại Việt Nam các nhóm giải pháp mang tính đồng bộ bao gồm: tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành

Linh Trần (2018), “The factors affecting logistics service quality: Case study at Saigon New Port logistics (SNPL), Vietnam”, tạm dịch “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics: nghiên cứu thực hiện tại Tân Cảng Sài Gòn, Việt Nam” Thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thu thập dữ liệu từ việc khảo sát từ 100 khách hàng của SNPL, nhóm tác giả đánh giá mức độ ảnh hưởng của 04 yếu tố (chất lượng nhân sự, chất lượng thông tin, tính kịp thời và chất lượng đơn hàng) đến chất lượng dịch vụ logistics và đưa ra kiến nghị hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics tại SNPL

Trần Hương Giang (2019), “Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu”, đề tài nghiên cứu Học viện Công nghệ Bưu Chính, Viễn Thông Nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn nhận những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp, từ đó đưa ra định hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam

Nguyễn Thanh Bình - Lê Công Đoàn - Mai Thanh Tùng (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics tại các Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam”, đề tài nghiên cứu của trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh Dựa trên mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự (2000), nhóm tác giả tiến hành khảo sát 197 khách hàng (khách hàng cá nhân, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất và Forwarder sử dụng dịch vụ logistics) Nghiên cứu xác định được 07 biến số tác động đến chất lượng dịch vụ của công ty cung ứng gồm: thời gian giao hàng, độ an toàn

12 của hàng hóa, cơ sở vật chất, chăm sóc khách hàng, sự tin cậy và hình ảnh thương hiệu Trên cơ sở đó, đưa ra phương án cụ thể để các doanh nghiệp hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ khi cung ứng tới khách hàng

Vương Thị Bích Nga (2021), “Kiểm định các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững ngành logistics Việt Nam”, đề tài khoa học trường Đại học Ngoại thương Hồ Chí Minh Tác giả tập trung phân tích 05 nhóm yếu tố tác động đến sự phát triển ngành logistics tại Việt Nam, bao gồm: chính sách luật pháp & thủ tục hành chính, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực & doanh nghiệp logistics, công nghệ và thương mại hàng hóa; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển, định hướng phát triển bền vững ngành logistics

Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics, logistics đường biển với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau ở trong và ngoài nước, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào được thực hiện tại đơn vị mà sinh viên thực tập Có thể khẳng định rằng đề tài khóa luận mà sinh viên lựa chọn thực hiện là “ Hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận ” hoàn toàn không trùng lặp với các tài liệu nghiên cứu trước đó.

Mục tiêu nghiên cứu

• Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ logistics và cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

• Thứ hai, phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty

Cổ phần Quốc tế Hảo Vận trong giai đoạn 2020 - 2022

• Thứ ba, từ kết quả phân tích, đưa ra đánh giá về thành công và hạn chế mà công ty đạt được trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

• Thứ tư, dựa trên dự báo xu hướng của thị trường, phương hướng hoạt động trong tương lai và điều kiện cơ sở thực tế hiện tại của công ty, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận, bằng cách tiếp cận các vấn đề xoay quanh hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans thông qua việc tìm hiểu các bên tham gia vào quy trình cung ứng, phân tích phương thức lựa chọn đối tác thuê ngoài và đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ logistics

• Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

• Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2020 - 2022 và đề xuất giải pháp đến năm 2025 Thời gian thực hiện từ 03/01/2024 - 26/04/2024

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng trong khóa luận chủ yếu là các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận, cụ thể là các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2022 của phòng Kế toán cung cấp và thông tin thuyết minh từ profile, website của công ty … Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ các công trình nghiên cứu, chuyên đề luận văn liên quan đến đề tài khóa luận; tin tức, báo cáo do Bộ, Ban ngành cập nhật trên các kênh thông tin chính thức của Nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực logistics Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn nhằm thu về những thông tin khách quan và mới nhất cho bài khóa luận

• Phương pháp quan sát: sinh viên quan sát thực tế về cách thức vận hành của cơ cấu tổ chức và quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại Goodtrans

• Phương pháp phỏng vấn: sinh viên tổ chức buổi phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận, với sự tham gia của 02 nhân viên phòng Customer Service Nội dung phỏng vấn liên quan đến thực trạng cung ứng dịch vụ hiện tại, định hướng phát triển và những khó khăn Goodtrans đang gặp phải Thông tin thu được sau đó sẽ được sinh viên hệ thống, chọn lọc để lồng ghép vào các phần nội dung của bài khóa luận

1.5.2 Phương pháp điều ra bảng hỏi

• Hình thức: Khách hàng Goodtrans điền thông tin vào bảng hỏi được Goodtrans gửi qua phương thức liên hệ trực tuyến như gmail, zalo

• Thời gian: từ ngày 10/01/2024 đến ngày 18/01/2024

• Đối tượng khảo sát: Khách hàng sử dụng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans

• Kết quả thu được xuất sang dạng biểu đồ để thuận tiện cho quá trình phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

1.5.3 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và số liệu cần thiết, sinh viên tiến hành phân tích cụ thể, chi tiết cho từng nội dung Đồng thời so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm, giữa các loại hình dịch vụ logistics đường biển, giữa các đối tác thuê ngoài dịch vụ … Từ đó thống kê kết quả phân tích và đánh giá một cách khái quát về thực trạng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu và hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, khóa luận được kết cấu thành 04 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Khái quát những nội dung liên quan đến đề tài của khóa luận bao gồm: tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Giải thích lý do lựa chọn và khẳng định tính độc nhất, không trùng lặp của đề tài.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Một số khái niệm cơ bản về cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

2.1.1 Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics

Hoạt động logistics đã tồn tại từ rất lâu từ lúc con người biết đến dự trữ lương thực sau mùa thu hoạch, hay việc vận chuyển tơ lụa từ Trung Quốc đến khắp nơi trên thế giới Tuy nhiên, thuật ngữ “logistics”, trong tiếng Việt từ tương đương gần nhất là “hậu cần”, chỉ xuất hiện và được sử dụng trong vài thế kỷ trước trong các cuộc chiến tranh của đế chế Hy Lạp và La Mã khi các binh sĩ vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như: lương thực, vũ khí, thuốc men … từ căn cứ ra tiền tuyến Cho đến nay, khái niệm logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới

Năm 1988, theo quan điểm của Hội đồng Quản trị logistics Hoa Kỳ (CSCMP) thì:

“Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan, từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”

Năm 1999, theo như những gì đã trình bày trong cuốn giáo trình “Logistics and Supply Chain Management” của Trường Đại học Hàng hải Thế giới thì logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Năm 2001, Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ đưa ra một khái niệm chính xác và toàn diện Theo đó, “Logistics được định nghĩa là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”

Tới năm 2003, tại Việt Nam, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đã định nghĩa trong tài liệu

“Logistics - Những vấn đề cơ bản” như sau: “Logistics là quá trình tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”

Tổng kết một cách dễ hiểu, logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động hay các dịch vụ liên quan đến hậu cần và vận chuyển, bao gồm các công việc liên quan đến vận tải, kho bãi, theo dõi sản xuất, thủ tục phân phối, hải quan, dịch vụ chuẩn bị chứng từ … nhằm kiểm soát dòng lưu chuyển thông tin, lưu chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng

2.1.1.2 Khái niệm về dịch vụ logistics đường biển

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, khái niệm về dịch vụ logistics không ngừng thay đổi và phát triển theo nhiều hướng Khái niệm về dịch vụ logistics được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

Nhóm định nghĩa hẹp cho rằng: dịch vụ logistics chủ yếu dừng lại ở các dịch vụ liên quan đến hàng hóa Tiêu biển nhất là khái niệm logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc” Điều 233 Luật thương mại nói rằng: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Nhóm định nghĩa rộng gắn logistics với 2 giai đoạn cụ thể: quá trình nhập nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa được cung ứng đến tay người tiêu dùng Nhóm định nghĩa rộng phân định rõ ràng vai trò của từng nhà cung cấp các dịch vụ đơn lẻ như: dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận, dịch vụ khai hải quan, dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, dịch vụ phân phối hàng hóa,

Như vậy, xét theo nhóm định nghĩa rộng, có thể hiểu dịch vụ logistics bằng đường biển là một trong những loại hình dịch vụ logistics phổ biến, theo đó các tổ chức kinh doanh dịch vụ này sẽ thực hiện một hoặc nhiều công việc liên quan đến việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển giữa các quốc gia với nhau Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của họ hoặc thuê ngoài từ các bên thứ ba để hoàn thành những công việc theo yêu cầu của khách hàng, bao gồm: thủ tục hải quan, cân hàng và đóng gói, lưu kho, liên hệ hãng vận tải để đặt chỗ, thuê container …

2.1.2 Đặc điểm và vai trò của dịch vụ logistics bằng đường biển

2.1.2.1 Đặc điểm dịch vụ logistics bằng đường biển

Dịch vụ logistics bằng đường biển là một bộ phận của dịch vụ nói chung và dịch vụ logistics nói riêng, nên nó bao gồm tất cả đặc điểm cơ bản sau:

• Thứ nhất, áp dụng đối với loại hàng hóa mang tính thương mại, thường phải vận chuyển ra nước ngoài có thủ tục phức tạp - hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu

• Thứ hai, chủ thể tham gia dịch vụ logistics bao gồm bên cung ứng dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ, theo đó dịch vụ logistics phải được cung ứng bởi thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics Ngoài ra trong quá trình cung ứng dịch vụ, họ cần phải tuân thủ các quy định về pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics, đảm bảo đáp ứng tất cả các điều kiện về trang thiết bị, phương tiện và các công cụ cần thiết; đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho hàng hóa và yêu cầu kỹ thuật hậu cần Phía khách hàng là các đối tượng có hàng hóa cần xuất -

17 nhập khẩu, hoặc cũng có thể là các hãng vận tải, nhà cung cấp dịch vụ logistics khác; không nhất thiết phải là thương nhân, miễn là họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics

• Thứ ba, là bước phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn của các dịch vụ liên quan đến hàng hóa như vận tải, đóng gói bao bì, giao nhận, lưu kho … Dịch vụ logistics rất đa dạng và phức tạp, bởi thương nhân dịch vụ logistics sẽ thực hiện quy trình theo một chuỗi các dịch vụ từ khâu cung ứng hàng hóa, sản xuất và phân phối cho đến tiêu dùng Nếu doanh nghiệp logistics chỉ thực hiện một khâu trong toàn bộ các bước trên thì đó chưa gọi là dịch vụ logistics Vì thế, nó là loại dịch vụ có tính hoàn thiện cao, mang tính thực hiện liên hoàn, gồm nhiều hoạt động đơn lẻ tương tác và hỗ trợ cho nhau nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất Dịch vụ logistics cũng có tính liên kết cao, bởi nó liên quan đến nhiều bên trong và ngoài doanh nghiệp, như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế và khu vực…

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HẢO VẬN

Tổng quan về công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

3.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Goodtrans

Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận (MST: 0105817039), có tên quốc tế là Goodtrans International Joint Stock Company, được thành lập và hoạt động từ năm 2004 với đại diện là ông Nguyễn Ngọc Tú Goodtrans hiện có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội, và văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh

Hình 3.1: Logo công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

Triết lý “Care your cargoes, Share your success”, tạm dịch “Chăm sóc hàng hóa, Chia sẻ thành công", Goodtrans không ngừng hoàn thiện bản thân để có thể mang đến sự hài lòng và thành công cho khách hàng và đối tác

Tầm nhìn: Bằng những nỗ lực hết mình, Goodtrans hướng tới mục tiêu trở thành công ty logistics GLOCAL tại Việt Nam mang đến cho khách hàng những giải pháp logistics đáng tin cậy cả “địa phương” và “toàn cầu”

Giá trị: Có trách nhiệm đối xử với mọi người như khách hàng, cam kết tự cải thiện và đổi mới để đóng góp cho xã hội

Nhiệm vụ: Trở thành đối tác logistics đáng tin cậy Tạo môi trường làm việc thân thiện, phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm và hợp tác Tăng thêm lợi nhuận trên sự phát triển bền vững Hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích chung Đóng góp vào sự phát triển của ngành logistics và tăng cường sự giàu có và phúc lợi

3.1.1.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển

• Năm 2004: Công ty TNHH Dịch vụ hải ngoại Goodtrans được thành lập

• Năm 2006: Văn phòng đại diện Goodtrans Hải Phòng được thành lập

• Năm 2009: Thành lập Văn phòng chi nhánh Goodtrans Hồ Chí Minh

• Năm 2011: Thành lập Văn phòng đại diện Goodtrans Đà Nẵng

• Năm 2012: Công ty TNHH Dịch vụ Nước ngoài Goodtrans được đổi thành tên mới Công ty Cổ phần Quốc tế Goodtrans

• Năm 2012 - nay: Goodtrans tiếp tục cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics với mạng lưới khách hàng, đối tác toàn cầu

3.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường

3.1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Goodtrans là công ty logistics chuyên nghiệp với gần 20 năm kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực vận chuyển và dịch vụ giá trị gia tăng trên toàn thế giới Công ty cung cấp nhiều loại dịch vụ giao nhận và logistics thông qua đội ngũ giàu kinh nghiệm và tận tâm, mạng lưới toàn cầu và văn hóa hướng tới khách hàng Phạm vi dịch vụ của Goodtrans bao gồm:

Dịch vụ vận chuyển đường biển (Sea Freight Service): Với mạng lưới đối tác vận chuyển rộng lớn, các giải pháp vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế mà Goodtrans có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đáng tin cậy, tiết kiệm chi phí và đáp ứng mọi nhu cầu về vận chuyển quốc tế Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, với khả năng giải quyết tất cả yêu cầu và thách thức, tạo ra giá trị then chốt trong việc cung cấp chất lượng dịch vụ tối ưu và hiệu quả Bao gồm: Gom hàng lẻ LCL & vận tải nguyên công container FCL; Giao hàng door-to-door hoặc port-to-port; Giải pháp cho hàng hóa quá khổ, quá tải; Dịch vụ vận chuyển hàng rời; hàng khô, hàng lạnh; Roll-on - roll-off; Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hải

Dịch vụ vận chuyển đường hàng không (Air Freight Service): Goodtrans chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không từ các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đến tất cả các sân bay trên toàn thế giới Bên cạnh đó, thông qua các hợp đồng đã ký kết với các hãng hàng không lớn như: Cambodia Airways (KR), Asiana Airlines (OZ) công ty đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và tiết kiệm trong quá trình vận chuyển bất kể loại hình hàng hóa đến mọi nơi bằng đường hàng không Dịch vụ vận chuyển hàng không cung cấp các dịch vụ tương tự như đối với đường biển

Dịch vụ xử lý hàng hóa (Project Cargo Handling): Đối với những dự án phức tạp liên quan đến hàng hóa quá khổ, quy trình xử lý và vận chuyển được Goodtrans thực hiện nhanh chóng, an toàn và phù hợp với ngân sách của khách hàng Kết quả đều mang lại sự hài lòng nhất định cho khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp, không gò bó mà mang tính sáng tạo của công ty Bao gồm: Phân tích tiến độ dự án và đưa ra kế hoạch thực hiện; Phương pháp nghiên cứu và tính khả thi; Khảo sát đường bao gồm báo cáo tình trạng tuyến đường, hệ thống giao thông; Tính toán ngân sách; Tư vấn các luật và quy định liên quan; Mạng lưới quan hệ rộng khắp với chính quyền địa phương; Giám sát từng giai đoạn vận chuyển và xếp hàng

Dịch vụ Khai báo hải quan (Customs Clearance Services): Với kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn nhiều năm trong lĩnh vực logistics, Goodtrans đưa ra giải pháp hiệu quả giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa dòng tiền và giữ thuế ở mức tối thiểu

Dịch vụ Kho bãi & đóng gói (Warehousing & Packing): Vị trí kho chiến lược kết hợp với thiết kế hiện đại, quy trình và hệ thống tốt nhất đảm bảo các giải pháp tiết kiệm chi phí Bao gồm: Dịch vụ kho bãi; Bọc màng và đóng gói pallet; Ghi nhãn và đóng gói hàng hóa; Xử lý hàng nguy hiểm và hàng kích thước đặc biệt

Dịch vụ vận chuyển đường bộ (Trucking): Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ từ Việt Nam đến các nước lân cận và ngược lại; hoặc vận chuyển đa phương thức, đưa hàng hóa từ cảng/sân bay về kho của khách hàng, Goodtrans cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới, vận tải đường bộ bằng xe tải 24/7, dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng

Ngoài 02 văn phòng đại diện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (đang hoạt động), trước đây Goodtrans trước đây đã từng mở rộng chi nhánh đến các thành phố lớn khác như Đà Nẵng, Hải Phòng Với mục đích tiếp cận gần hơn với nhu cầu vận chuyển của khách hàng tại những tỉnh thành kinh tế phát triển, là đầu mũi kết nối các đầu mối giao thông lớn (sân bay, cảng biển …) Mặc dù Goodtrans cung cấp đa dạng gói dịch vụ vận tải logistics từ Air-Export, Air-Import, FCL-Export, LCL-Import … phù hợp với nhu cầu vận chuyển của khách hàng ở cả nội địa và quốc tế (châu Á, châu Âu và châu Mỹ) Cho đến hiện tại, công ty tập trung cung cấp dịch vụ cho các lô hàng xuất nhập từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản …Và tất cả các lô hàng này chủ yếu được vận chuyển bằng phương thức đường biển Các khách hàng lớn lâu năm của Goodtrans phải kể đến như ECS Electronics, ABB, Mikado, Vinacomin, Hòa Phát, Samsung, Yamaha, Panasonic …; các đối tác vận tải lớn như Huyndai, Evergreen, Maersk, Cosco Shipping, Heung-A

Cơ cấu tổ chức của Goodtrans chia thành 04 bộ phận: Bộ phận Kế toán - Nhân sự, Bộ phận Sale, Bộ phận Operations và Bộ phận Customer Service Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể Giữa các bộ phận và nhân viên có tương tác và làm việc trực tuyến thông qua các công cụ trực tuyến như email … Nhân viên có thể làm việc từ xa, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí di chuyển, đặc biệt phù hợp với bộ phận Operations

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức

• Giám đốc (CEO) có quyền hành, quyền quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động tổ chức của công ty Là người xây dựng chiến lược phát triển, đưa ra mục tiêu - kế hoạch, tổ chức quản lý tất cả hoạt động của công ty

• Bộ phận Kế toán - Nhân sự

Bộ phận Kế toán, quản lý những công việc liên quan đến dòng tiền ra - vào của công ty, cụ thể: Lên kế hoạch thu hồi hoặc có đề xuất giải pháp thu nợ hiệu quả cho từng dự án (theo dõi, đối chiếu, đôn đốc tiến độ thanh toán công nợ) Phối hợp với Cus và Ops để lấy thông tin khách hàng, hãng tàu, nhà cung cấp và các bên liên quan để tiến hành thanh toán, xuất hóa đơn chính xác và kịp thời; trước đó, phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chứng từ Lập hồ sơ, hạch toán theo quy định Nhà nước và điều lệ hoạt động của công ty về các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh: trích lập dự phòng, thuế … Lập kế hoạch tài chính, kết quả kinh doanh theo tháng/quý/năm, và báo cáo công nợ những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Giám đốc, trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra tình hình kinh doanh của công ty được toàn diện và có hệ thống Lập báo cáo tài chính báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cho Hội đồng quản trị theo từng tháng, quý, năm

Tác động môi trường đến cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

3.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

3.2.1.1 Yếu tố kinh tế và xu hướng hội nhập

Số liệu của Tổng cục Thống kê vào ngày 29/12/2023 cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2023 tăng 5,05% so với năm 2022, cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2020 và 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Việt Nam là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng cao hơn trung bình toàn cầu Ngành logistics nói chung và dịch vụ logistics đường biển nói riêng đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu quốc tế Đơn cử trong giai đoạn các tháng cuối năm 2022 cho đến hết quý II/2023 Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự suy yếu của kinh tế thế giới, các đối tác thương mại chính của Việt Nam như Mỹ,

EU, Trung Quốc … giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và sản phẩm xa xỉ khiến khối lượng đơn hàng sụt giảm; cùng lúc sức mua trong nước vẫn yếu do thu nhập giảm sút và tâm lý thận trọng

Hình 3.1 Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu năm 2023

(Nguồn: Báo cáo Logitsics năm 2023)

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2022.Trong

6 tháng đầu năm, xuất khẩu ghi nhận đạt 316,5 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm

2022 Tuy nhiên, mức giảm được thu hẹp và từ tháng 9 thì tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu đã tăng trưởng dương trong các tháng tiếp theo: tháng 9 tăng 2,8%, tháng 10 và tháng

11 cùng tăng 6,3%, tháng 12 ước tính tăng cao 12,7% Kết thúc năm 2023, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu ước đạt 683 tỷ USD, mức giảm chỉ còn 6,6%, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%, nhập khẩu giảm 8,9% Vận tải hàng hóa năm 2023 đạt 2.344 triệu tấn, tăng 15,4% còn luân chuyển hàng hóa đạt 490 tỷ tấn, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, vận chuyển hàng hóa đường thủy 476 triệu tấn (tăng 18,7%) và đường biển 116 triệu tấn (tăng 7,8%)

Xuất - nhập khẩu năm 2023 có sự hỗ trợ rất lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam hợp tác thương mại với nhiều quốc gia hơn và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu Cùng với độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam khi đã ký hơn 16 hiệp định thương mại song phương và đa phương (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới (ASEAN, ACFTA, VKFTA, AFTIGA, VJFTA …), dự sẽ góp phần gia tăng kim ngạch xuất - nhập khẩu và là dư địa để ngành dịch vụ logistics tăng trưởng hơn trong thời gian tới

Do thuế xuất - nhập khẩu là một bộ phận của giá hàng hóa nên các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu chủ yếu giao dịch với các quốc gia đã ký các hiệp định FTA với Việt Nam như Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản … là cơ hội cho họ được hưởng các ưu đãi về thuế xuất - nhập khẩu theo các C/O tương ứng form D, form K Đây chính là lý do thị trường dịch vụ logistics đường biển của Goodtrans diễn ra phần lớn ở các quốc gia, khu vực ấy Không chỉ các Forwarder như Goodtrans, mà toàn bộ ngành dịch vụ logistics sẽ phát triển nhờ các cam kết phân ngành vận tải đường biển trong FTA Goodtrans có thể tiếp cận thị trường xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển với sự ưu đãi về thuế quan, tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, cũng như góp phần tái cơ cấu chuỗi cung ứng khu vực sau khi chấm dứt đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế

Ngoài ra, theo báo cáo Logistics Việt Nam 2023, kết cấu hạ tầng giao thông có bước tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, nhiều công trình giao thông quy mô lớn đã được đưa vào khai thác, kéo theo hạ tầng phục vụ logistics cũng được thúc đẩy Đặc biệt là dịch vụ vận tải, kho bãi ngày càng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu Cụ thể, đầu tư từ khu vực công và tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai châu Á, sau Trung Quốc (6,8% GDP) Goodtrans không sở hữu cơ sở hạ tầng đủ cho hoạt động cung ứng dịch vụ logistics nhưng với sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ logistics đường biển của Việt Nam như hiện nay, chính là cơ sở để Goodtrans có thể thực hiện giao nhận hàng hóa đúng thời gian và tiết kiệm chi phí Đơn cử trong năm

2023, cảng biển Hải Phòng đã được nạo vét nhiều luồng hàng hải quan trọng như luồng kênh Cái Tráp, luồng Rạch Giá (đoạn Lạch Huyện), đảm bảo duy trì độ sâu theo thiết kế để đón các tàu biển trọng tải lớn cập cảng chuyển chở hàng hóa lưu thông, neo đậu an toàn; không tốn thời gian đưa hàng sang tàu trung chuyển

3.2.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật

Sự ổn định chính trị - xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển, mà còn là một trong những yếu tố để các quốc gia đối tác giao dịch thương mại với quốc gia đó Đối với ngành dịch vụ logistics, tình hình xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine đã cắt đứt nhiều tuyến đường biển quan trọng, buộc các đại lý tàu biển phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ, các Forwarder mắc kẹt với cả tấn đơn hàng chưa được thanh toán, bên cạnh đó giá cước thuê tàu tăng vọt từ 157% - 591% cũng gây gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu Các đơn vị kinh doanh dịch vụ logistics đường biển tại Việt Nam như Goodtrans cũng bị ảnh hưởng không nhỏ lên doanh thu và các chỉ số tài chính khác, đơn cử là chi phí đầu vào của các công ty vận tải biển tăng khi giá dầu leo thang Bên cạnh đó, các thị trường dịch vụ logistics của Goodtrans có những quy định khắt khe đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Đơn cử, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng tại Hàn Quốc, MFDS (Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc) đã thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra nhằm xác định tỷ lệ không phù hợp cao hoặc có nguy cơ gây hại Hàn Quốc là một trong những thị trường dịch vụ logistics đường biển hàng đầu của Goodtrans Chính vì vậy khi nhận kế hoạch xuất khẩu sang Hàn Quốc, Goodtrans cẩn thận xác định mặt hàng có thuộc danh sách các mặt hàng thực phẩm phải kiểm tra trên web MFDS (http://www.mfds.go.kr), nhằm chuẩn bị đầy đủ thủ tục khai báo nhập khẩu, tránh mất thời gian và chi phí trong quá trình giao nhận

Về phía Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, tạo ra nguồn hàng cho hoạt động logistics đường biển như áp mức thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu, đổi mới luật Hải quan, luật Hàng hải, luật thuế xuất nhập khẩu, luật thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt …và các văn bản quy phạm pháp luật có tính

44 chất định hướng như quy hoạch, chiến lược phát triển liên quan đến ngành dịch vụ logistics cho các thời kỳ 2020 - tầm nhìn 2030 ngày càng hoàn chỉnh Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanh dịch vụ logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics Đến năm 2005 Luật Thương Mại được Quốc hội thông qua mới có quy định chi tiết về các dịch vụ logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics Đây được đánh giá là bước đột phá mới trong hoạt động logistics, mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp bước vào kinh doanh lĩnh vực quan trọng này, đồng thời có thể tiếp cận gần hơn hoạt động logistics trên thế giới Sau đó, Nghị định 140/NĐ-CP được ban hành với vai trò quy định chi tiết, cụ thể Luật Thương Mại Việt Nam 2005, đảm bảo các hoạt động logistics đường biển ở Việt Nam có một hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng Bản thân Goodtrans cũng luôn theo dõi, cập nhật thông tin mới nhất về quy định quốc tế, chính sách pháp luật quốc gia nhập khẩu nhằm đáp ứng phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật của nước nhập khẩu và yêu cầu của các nhà mua hàng quốc tế, cung ứng đến khách hàng dịch vụ logistics đường biển hoàn chỉnh và tối ưu nhất

Xu hướng toàn cầu, hội nhập quốc tế thúc đẩy các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển giữa các quốc gia, không ngoại trừ Việt Nam Kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… dẫn đến bước phát triển của dịch vụ logistics đường biển toàn cầu Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21, một trong ba xu hướng phát triển chính của logistics toàn cầu là “logistics điện tử”, “logistics 4.0” Sự phát triển của thị trường logistics tạo ra nhiều cơ hội cho Goodtrans, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ứng dụng công nghệ số Hiện nay, Tổng cục Hải quan Việt nam cũng đã chính thức triển khai chức năng cảnh báo chống ùn tắc trên Cổng thông tin một cửa quốc gia Thông tin về lưu lượng phương tiện tại cửa khẩu biên giới được cập nhật theo thời gian thực; công khai trên website https://vnsw.gov.vn/ Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện có thể truy cập bằng máy tính hoặc thiết bị thông minh có kết nối Internet để tra cứu Theo báo cáo logistics Việt Nam 2023, mức độ nhận thức về vai trò của chuyển đổi số của các công ty logistics tại Việt Nam tương đối cao, có đến 79,8% công ty cho rằng chuyển đổi số quan trọng với hoạt động kinh doanh dịch vụ Theo khảo sát của Vietnam Report, khoảng 68% số công ty logistics đã triển khai chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh như: Internet vạn vật kết nối (86%), điện toán đám mây (82%), trí tuệ nhân tạo (45%), dữ liệu lớn và khối chuỗi, Blockchain (42%) Tại Goodtrans, công nghệ được ứng dụng trong tất cả hoạt động của các bộ phận từ Kế toán - Nhân sự, Customer Service, Sales cho đến Operations Đơn cử, phần mềm Fast Pro (Freight Assistance System Technology) được bộ phận Cus sử dụng trong việc quản lý tất cả hồ sơ chứng từ của các dự án (Bill, Manifest, Invoice, Packing List, Debit, Tờ khai hải quan …), quản lý báo giá, quản lý - giám sát tình trạng lô hàng, khai hải quan AFR/AMS …

Theo khảo sát của Vietnam Report cho thấy, khoảng 68% số công ty logistics đã triển khai chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh như: Internet vạn vật kết nối (86%), điện toán đám mây (82%), trí tuệ nhân tạo (45%), dữ liệu lớn và khối chuỗi, Blockchain (42%) Tại Goodtrans, công nghệ được ứng dụng trong tất cả hoạt động của các bộ phận từ Kế toán - Nhân sự, Customer Service, Sales cho đến Operations Đơn cử, phần mềm Fast Pro (Freight Assistance System Technology) được bộ phận Cus sử dụng trong việc quản lý tất cả hồ sơ chứng từ của các dự án (Bill, Manifest, Invoice, Packing List, Debit, Tờ khai hải quan …), quản lý báo giá, quản lý - giám sát tình trạng lô hàng, khai hải quan AFR/AMS

Hình 3.3: Khai báo Hải quan trên phần mềm ECUSS5VANCCS của Goodtrans

(Nguồn: bộ phận Operations Goodtrans)

Hình 3.4: Khai thông tin lô hàng trên phần mềm FASTPRO của Goodtrans

(Nguồn: bộ phận Customer Service Goodtrans)

Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics đường biển, với bờ biển dài khoảng 3.260 km trải dài từ Bắc đến Nam, nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nằm ngay cạnh biển Đông - cầu nối thương mại quốc tế với 29/39 tuyến đường hàng hải Đặc biệt, lưu lượng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng của Goodtrans chiếm hơn 70% tổng lượng hàng xuất nhập khẩu hằng năm Theo đó, hiện thành phố Hải Phòng sở hữu 52/296 bến cảng biển Việt Nam với những cái tên nổi bật như Hải Phòng (khu cảng chính, Hoàng Diệu), Vật Cách, Đình Vũ, Greenport, Chùa Vẽ, Cửa Cấm … Cùng với Cảng Tân Vũ, cảng container quốc tế Tân cảng Hải Phòng (TC-HICT) hiện là cảng nước sâu hiện đại đầu tiên của khu vực miền Bắc nằm trong top 20 cảng nước sâu lớn nhất thế giới, có khả năng đón tàu container tải trọng lớn (sức chở 12.000 TEU, trọng tải 132.900 DWT) để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ khu vực miền Bắc đi thẳng tới Châu Mỹ, Châu u, thay vì phải trung chuyển qua một cảng khác như trước đây Bên cạnh đó, các tuyến đường bộ và đường sắt dọc ven biển nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) cho phép hoạt động chuyển tải hàng hóa nhập khẩu đến mọi miền đất nước được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện Bằng cách tận dụng những lợi thế từ đường bờ biển dài với hệ thống cảng biển đạt công suất tối ưu, kết hợp với sự bùng nổ của nhu cầu giao nhận hàng hóa ở cả hai chiều xuất và nhập khẩu, Goodtrans có đủ điều kiện để phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn cầu

3.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Với sự bùng nổ của doanh nghiệp vận tải, Forwarder cũng như Internet trên toàn cầu, ngành dịch vụ logistics mất đi tính độc quyền Trước đây, Forwarder chỉ hợp tác với một đối tác ở mỗi quốc gia; nhưng ngày nay một doanh nghiệp trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm và mở rộng nhiều đại lý, tận dụng các nguồn lực từ đối tác để cung cấp dịch vụ Điều này vừa là cơ hội cho Goodtrans mở rộng mạng lưới cung ứng, nhưng cũng khiến công ty khó khăn trong việc tạo sự khác biệt cạnh tranh Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tạo ra cơ hội hấp dẫn cho các đơn vị logistics với số lượng công ty mới thành lập tăng cao Thực tế cho thấy, các Forwarder như Goodtrans tại Việt Nam phần lớn ở quy mô vừa và nhỏ, tính chuyên nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được hết thực tiễn phát triển Mặc dù có đến hơn 3000 doanh nghiệp logistics trên cả nước, nhưng 90% đều là các công ty vừa và nhỏ và có vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng Trong đó, gần 80% thị phần logistics tại Việt Nam đang được chiếm bởi các doanh nghiệp nước ngoài như: DHL, Maersk, Kuehne+Nagel, DB Schenker … Một số công ty dịch vụ logistics là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Goodtrans như: công ty Thiên Hồng Logistics, công ty Samurai Global Logistics,

Thực trạng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans

3.3.1 Các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

Ngoài việc duy trì tần số sử dụng dịch vụ giao nhận của khách hàng cũ, khai thác và mở rộng nhu cầu xuất nhập hàng hóa khác của họ, Goodtrans còn thu hút thêm khách hàng mới ở thị trường hiện tại hoặc thị trường mới bằng cách tập trung nghiên cứu về thị trường, về nhu cầu sử dụng cũng như kế hoạch kinh doanh của tập khách hàng Khi giới thiệu các loại hình dịch vụ của công ty với khách hàng, Goodtrans sẽ tư vấn và gửi bảng báo giá để khách hàng dễ dàng so sánh sự khác biệt về giá cả và chất lượng gói dịch vụ của công ty so

49 với các đối thủ cạnh tranh Tất cả đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch từ trước, vì vậy mà quá trình cung ứng dịch vụ tới khách hàng trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn ngay từ những giai đoạn đầu

Là một công ty Forwarder chuyên cung ứng dịch vụ logistics đường biển, nên khách hàng của Goodtrans hầu như bao gồm tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ khác đến từ các ngành khác nhau như vật liệu xây dựng, máy móc và thiết bị, ô tô, điện tử, khoáng sản … Theo mối quan hệ giữa khách hàng sử dụng dịch vụ và Goodtrans, công ty chia làm 3 nhóm khách hàng để chuẩn bị kế hoạch đáp ứng dịch vụ phù hợp cho từng đối tượng:

Tập khách hàng cũ và hiện tại có tần suất sử dụng dịch vụ rất lớn Chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh với các mặt hàng nặng, cồng kềnh và khối lượng lớn như nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị … hoặc thủy hải sản hay linh kiện điện tử Đối với tập khách hàng này, họ là những đơn vị hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Nhu cầu và phạm vi giao nhận của họ rất lớn, không lạ nếu họ thường xuyên sử dụng và nắm rõ quy trình cung ứng dịch vụ logistics đường biển của Goodtrans và nhiều Forwarder khác Các khách hàng lớn và thường xuyên của Goodtrans phải kể đến như: Hoà Phát, Panasonic, Hải sản Hoàng Gia, Econtec, Roto, Daiwa Plastics, Yamaha, Star Seiki, Tân Hồng, Hà Nội Imex, … Để có thể duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác xa hơn trong tương lai, bộ phận Sales thường xuyên gửi các bảng khảo sát về nhu cầu sử dụng dịch vụ, cảm nhận về công tác CSKH và cảm nhận về quá trình cung ứng dịch vụ của công ty Goodtrans sẽ tổng hợp và đánh giá được nguyên nhân khách hàng không mua trọn gói dịch vụ hoặc chỉ mua một vài lần sau đó chuyển sang mua dịch vụ này của đối thủ cạnh tranh Từ đó, công ty tăng cường dịch vụ CSKH, hỗ trợ tư vấn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, kèm theo các chính sách ưu đãi về giá cả khi sử dụng dịch vụ của Goodtrans thường xuyên

Tập khách hàng mới, tiềm năng mà Goodtrans đang hướng đến là các công ty thương mại chuyên về xuất khẩu thủy hải sản, nông sản, thực phẩm và thiết bị dụng cụ thể thao Đối với tập khách hàng này, bộ phận Sales phải chủ động tìm kiếm và khai thác nhu cầu xuất nhập khẩu trên hội nhóm, fanpage của các trang mạng xã hội

Tập khách hàng lẻ , chỉ sử dụng một phần dịch vụ giao nhận Họ chính là các đơn vị kinh doanh dịch vụ logistics đường biển khác, với vị trí là logistics bên thứ ba, thứ tư…như Goodtrans Họ thuê trọn gói hoặc chỉ một phần dịch vụ của Goodtrans để thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng; phần còn lại sẽ tự làm hoặc thuê Forwarder khác thực hiện Vì tập khách hàng này chỉ sử dụng một phần dịch vụ, nên Goodtrans chú trọng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho họ thông qua việc gửi bảng khảo sát như khách hàng cũ và hiện tại Khi các khách lẻ đã quen và hài lòng với dịch vụ của công ty, họ sẽ tiếp tục chọn Goodtrans làm đại lý của mình, thực hiện các hoạt động để xuất nhập hàng hóa đến điểm đích

Bảng 3.5 Một số khách hàng sử dụng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans

Khách hàng thuê trọn gói dịch vụ logistics đường biển

Tập đoàn Hoà Phát, công ty TNHH Panasonic Việt Nam, công ty Hải sản Hoàng Gia, công ty CP Đầu tư và Thiết kế Econtec, công ty TNHH Roto Việt Nam, công ty TNHH Daiwa Plastics Việt Nam, công ty TNHH Star Seiki Việt Nam, công ty Tân Hồng, công ty CP Thương mại Imexco Việt Nam, …

Khách hàng chỉ thuê một phần dịch vụ logistics đường biển (trucking, mở tờ khai, gom hàng …)

Công ty TNHH Tarpia Vina, công ty TNHH Dệt vải Bu Kwang, công ty TNHH Plascom Vina, công ty CP Incheon Intech, công ty TNHH Sản xuất Bando Việt Nam, công ty TNHH Daon Việt Nam …

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp)

3.3.1.2 Đơn vị cung ứng dịch vụ - Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

Công ty Quốc tế Hảo Vận là đơn vị cung ứng dịch vụ logistics đường biển, đóng vai trò trung gian kết nối giữa hãng tàu, đơn vị logistics khác và khách hàng Hầu hết khách hàng quen của Goodtrans đều sử dụng dịch vụ logistics đường biển trọn gói, tức vừa sử dụng dịch vụ vận tải biển vừa sử dụng dịch vụ khai báo Hải quan Số ít khách lẻ, khách mới thì họ chỉ thuê Goodtrans làm dịch vụ Hải quan hoặc chỉ thuê dịch vụ vận tải biển, còn lại họ sẽ tự làm hoặc nhờ một bên khác thay họ hoàn thành các thủ tục chứng từ, các hoạt động đóng hàng, xếp dỡ … Cụ thể hơn với các loại hình dịch vụ logistics đường biển của Goodtrans theo hình thức giao nhận hàng hóa như sau:

• Dịch vụ vận tải hàng hóa xuất khẩu đường biển, hàng nguyên container (ESF)

• Dịch vụ vận tải hàng hóa xuất khẩu đường biển, hàng lẻ (ESL)

• Dịch vụ vận tải hàng hóa nhập khẩu đường biển, hàng nguyên container (ISF)

• Dịch vụ vận tải hàng hóa nhập khẩu đường biển, hàng lẻ (ISL)

• Dịch vụ Hải quan (LOG – Logistics)

Trong đó, dịch vụ ESF chủ yếu với mặt hàng nguyên vật liệu là loại hình tiềm năng, đem lại giá trị lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đơn vị kinh doanh dịch vụ logistics đường biển như Goodtrans sau khi nền kinh tế hồi phục trở lại Có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không đủ kiến thức và điều kiện cơ sở vật chất để vận chuyển hàng hóa sang nước người mua Vì vậy họ tìm đến Goodtrans để thay họ hoàn thành các thủ tục chứng từ thông quan, giao hàng đến tay người nhận, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh không cần thiết Đứng thứ 2 trong cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ là ISF với mặt hàng linh kiện điện tử là thế mạnh Linh kiện điện tử tuy có khối lượng hàng

51 hóa nhỏ nhưng kim ngạch rất cao do tính chất phức tạp của vận chuyển hàng hóa, là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây Bên cạnh đó Goodtrans còn đang làm đại lý nhập khẩu và phân phối lưu giữ hàng hóa điện tử cho nhiều đại lý ở nước ngoài Dịch vụ Hải quan - LOG là loại hình tiêu biểu, được cung ứng cho khách hàng có nhu cầu xuất và nhập khẩu, kể cả hàng lẻ và hàng nguyên container Hai dịch vụ còn lại là ESL, ISL là loại hình được thường được khách mới chọn hoặc khách quen có mặt hàng mới, tính chất đặc thù sử dụng Khách hàng chỉ xuất, nhập khẩu hàng với số lượng ít, giá trị thấp để thăm dò thị trường mới, thăm dò chất lượng dịch vụ logistics đường biển của Goodtrans với mặt hàng, thị trường mới này Nếu cảm thấy dịch vụ logistics đường biển của Goodtrans chất lượng, hàng hóa được vận chuyển an toàn, đúng thời gian thỏa thuận thì khách hàng mới quyết định lựa chọn công ty làm đơn vị thực hiện giao nhận hàng hóa cho mình

Bảng 3.6 Tỷ lệ doanh thu dịch vụ logistics bằng đường biển theo các loại hình dịch vụ của Goodtrans giai đoạn 2021 - 2023 (Đvt: %)

Loại hình dịch vụ Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh tổng hợp của Goodtrans)

Ngoài ra, phân theo địa điểm giao nhận, Goodtrans cung cấp dịch vụ logistics đường biển với hàng nguyên container hàng lẻ tại một số địa điểm chính như giao nhận tại kho của khách hàng (DOOR); tại cảng - kho với hàng nguyên container (CY) và tại cảng - kho tập kết hàng lẻ (CFS):

• Giao nhận hàng tại cảng: hàng nguyên container (CY - CY), hàng lẻ (CFS - CFS)

• Giao nhận hàng tại cảng - kho: Giao nhận hàng từ kho người gửi đến bãi cảng nước người nhận: hàng lẻ (DOOR - CFS); hàng nguyên container (DOOR - CY) và Giao nhận hàng từ bãi cảng nước người gửi đến kho người nhận: Hàng lẻ (CFS – DOOR); hàng nguyên container (CY - DOOR)

• Giao hàng từ kho người gửi đến tận kho người nhận (DOOR - DOOR)

Với hơn 20 năm hoạt động kinh doanh lĩnh vực vận tải logistics, Goodtrans sở hữu mạng lưới hãng tàu và đơn vị dịch vụ logistics lớn nổi tiếng trên toàn khắp thế giới, đặc biệt có phạm vi hoạt động tại toàn châu Á và một số khu vực ở châu Âu Trước đây Goodtrans

52 chỉ hợp tác với các đối tác này với tư cách là đại lý đi thuê dịch vụ cho các khách hàng của công ty Tuy nhiên, để đứng vững trên thị trường vận tải logistics hiện nay, Goodtrans cần hạn chế tỉ lệ đối tác trở thành đối thủ cạnh tranh, bằng cách xem họ như các “khách hàng” Nghĩa là, Goodtrans vừa xem đối tác là nhà cung cấp các dịch vụ cần thiết cho khách hàng của mình; và cũng vừa xem họ là “khách hàng” khi cung cấp các dịch vụ vận tải biển, dịch vụ về Khai báo Hải quan, chứng từ, kho bãi, vận chuyển nội địa cho khách hàng của chính các đối tác đó

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Dự báo thay đổi của thị trường dịch vụ logistics bằng đường biên

Theo báo cáo logistics Việt Nam 2022, tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 được dự báo đạt mức 5,5% song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 Với tổng ngân sách quốc nội (GDP) sau 9 tháng năm 2022 đạt mức 8,83% Đây là cơ hội tốt để thị trường logistics Việt Nam bứt phá

Số liệu thống kê trên cả nước hiện có 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics Trong số đó, hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics quốc tế,

69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, thu hút đầu tư ở nhiều lĩnh vực Đồng thời, có 89% là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia Ngoài ra, sự “lên ngôi” của các xu hướng vận chuyển, logistics và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng

Sự bùng nổ của thương mại điện tử

Theo Báo cáo Thương mại Điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain Company, thương mại điện tử liên tục tăng trưởng hai con số tại thị trường Việt Nam trong những năm qua và đã đạt trên 14 tỷ USD năm 2020 Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử trong giai đoạn 2020 – 2025 là 29% và tới năm 2025 sẽ đạt quy mô

52 tỷ USD Cho thấy tính hình logistics ở Việt Nam trong năm 2022 và một vài năm tới đầy triển vọng, tiềm năng

Thương mại điện tử là ngành gắn với dịch vụ logistics Dịch vụ logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền, … Do vậy, việc thương mại điện tử tăng trưởng tốt tại Việt Nam sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường logistics trong thời gian tới Xu hướng bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với một số ông lớn như Shopee, Lazada, Tiki… đã trở thành cơ hội đầy tiềm năng để các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại trong việc phát triển chuỗi cung ứng Đội tàu biển quốc tế, khả năng cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Đánh giá về tiềm năng phát triển đội tàu biển quốc tế Việt Nam không phải là không có cơ sở khi quy mô đội tàu của Việt Nam hiện vẫn đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 28 trên thế giới Hiện đã có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tàu chuyên dụng trọng tài lớn như tàu dầu thô trọng tải đến 320.000 DWT, nhiều tàu chở hàng rời chuyên dụng trên 100.000 DWT Đây chính là cơ sở để đội tàu trong nước từng bước chuyển đổi theo xu hướng thế giới với tàu trọng tại lớn hơn nhằm tối ưu hóa chi phí vận tải, giam phụ thuộc

70 vào đội tàu của nước ngoài Giai đoạn 2022 - 2025 thực hiện tổng thể các chính sách về đổi mới cơ chế, tài chính, nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên, nhằm phát triển đội tàu biên ven bờ, kết nối vận tại ven biển với một số nước trong khu vực, từng bước thiết lập một số tuyến container trong khu vực nội Á Như vậy, dịch vụ logistics đường biển của Việt Nam ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp kinh doanh logistics cùng với đà tăng trưởng này mà phải nỗ lực đầu tư cả nguồn lực vô hình và hữu hình để trở thành 3PL, $PL cạnh tranh với các Forwarder trên thế giới Ảnh hưởng tích cực của e-Logistics đến ngành Logistics Việt Nam

E-Logistics đã thúc đẩy ngành logistics Việt Nam cải thiện chất lượng dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn Logistics hiện đại trên thế giới hiện nay đã phát triển đến loại hình 4PL (Chuỗi logistics) và 5PL (E-logistics, logistics trên nền thương mại điện tử) Dự báo tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics Việt Nam đạt 15 – 20% mỗi năm đến năm 2025

Hình 4.1 Dự báo quy mô thị trường logistics Việt Nam, 2020-2025

Phương hướng hoạt động của Goodtrans trong thời gian tới

4.1.2.1 Mục tiêu phát triển cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

Trong ngắn hạn, đến năm 2023, mục tiêu của Goodtrans là củng cố hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh Ban Giám đốc Công ty có chính sách kết hợp hài hòa và hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình dịch vụ giao nhận đường biển trên cơ sở lấy dịch vụ vận tải biển làm nòng cốt

Trong dài hạn, để cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty và chuẩn bị cơ sở cho sự phát triển lâu dài và ổn định trong tương lai, công ty xác định tập trung trên các nhiệm vụ sau:

• Về tài chính: Doanh thu tăng trưởng hằng năm trung bình tăng 5%/năm, đến năm

2025 đạt 50 tỷ đồng/năm Trong đó: Vận tải, trung chuyển hàng hóa đường biển:

40-45% doanh thu, Khai thuê Hải quan: 30-35% doanh thu, Đại lý hãng tàu: 20- 25% doanh thu, Cho thuê kho bãi: 5-10% doanh thu

• Đối tác chiến lược: Goodtrans là đối tác chiến lược, lựa chọn hàng đầu của các đại lý trong và ngoài nước, các hãng tàu

• Phát triển tốt hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới khách hàng Cùng với duy trì thị trường hiện có, tìm các biện pháp thích hợp để mở rộng dịch vụ hoạt động, công ty cũng muốn chiếm thêm thị phần ở thị trường tiềm năng như Châu Âu

• Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

4.1.2.2 Phương hướng phát triển cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển

• Duy trì các dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển truyền thống như vận chuyển, kho bãi, đại lý hãng tàu, khai báo Hải quan…

• Xây dựng và thực hiện chiến lược về mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing tới các chủ tàu, các chủ hàng lớn

• Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ và phương tiện vận tải hiện đại đạt tiêu chuẩn để phát triển chuỗi dịch vụ logistics đường biển toàn diện

• Tìm kiếm cơ hội đầu tư liên doanh với các khách hàng lớn, các hãng tàu, các công ty cung cấp dịch vụ logistics lớn trên toàn thế giới

• Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ cung cấp.

Giải pháp hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển Goodtrans 71 1 Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics đường biển một cách toàn diện, đồng bộ ở tất cả các mảng kinh doanh

4.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics đường biển một cách toàn diện, đồng bộ ở tất cả các mảng kinh doanh

Goodtrans cần mở rộng, đa dạng hóa và phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ gom hàng, dịch vụ chia lẻ hàng, dịch vụ giao nhận trọn gói Door to Door, giao hàng chuyển phát nhanh … Đồng nghĩa, nhân viên phải nắm vững các quy định, thông lệ, thị trường, luật pháp, điều ước quốc tế … mục đích tránh sai phạm cho mình và tư vấn kỹ càng cho khách hàng, làm việc hết mình và có thái độ tích cực

4.2.2 Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại phục vụ cho công tác cung ứng dịch vụ logistics đường biển

Goodtrans cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khai báo Hải quan, thủ tục chứng từ, theo dõi đơn hàng giao nhận … Đồng thời, công ty nên tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng phát triển có chiều sâu với hiệu quả cao nhất: nghiên cứu các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, kho vận, đầu tư mua sắm các phương tiện và trang thiết bị hiện

72 đại để nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ cho việc phát triển đồng bộ dịch vụ logistics đường biển Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển nội địa cũng cần được đầu tư không chỉ có ô tô mà còn cần cả xe nâng hàng, móc kéo, xe nâng container, nhằm đảm bảo sự thông suốt trong quá trình giao nhận

4.2.3 Chính sách giá cả cạnh tranh

Dịch vụ logistics đường biển tốt nhất và chi phí thấp nhất cho khách hàng là mục tiêu của Goodtrans Để cung ứng tới khách hàng những gói cước hợp lý vừa ngân sách, công ty cần có chiến lược lưu kho hợp lý, bố trí mạng lưới phân phối hàng hóa thuận tiện và quãng đường vận chuyển gần nhất để giảm bớt chi phí vận chuyển Việc không có hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ giao nhận hàng hóa phát triển hoàn chỉnh thì hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển không thể phát huy hết tính ưu việt của mình Vì vậy, việc cải tiến hệ thống cơ sở vật chất đóng một vai trò quan trọng trong việc hạ chi phí giao nhận hàng hóa

4.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tiếp tục tìm kiếm, tuyển dụng các ứng viên phù hợp, có năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ…để tham gia công tác phát triển thị trường và thực hiện các nghiệp vụ: Sales, Forwarder, điều hành khai thác vận tải, kho bãi…cũng như đảm bảo nguồn nhân lực đối với các laoij hình giao nhận đường biển mới

Xây dựng kế hoạch đào tạo và bổ nhiệm cán bộ trẻ từ nguồn đào tạo của công ty Tăng cường bồi dưỡng, củng cố trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từng nhân viên, đặc biệt đầu tư cho đội ngũ nhân viên kinh doanh làm marketing, thị trường Thường xuyên cử các cán bộ chủ chốt đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng cho các yêu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác của nhân viên

Tiếp tục rà soát, cập nhật, điều chỉnh các quy trình, quy định, quy chế liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhất là với nghiệp vụ cung cấp dịch vụ logistics đường biển

Goodtrans nên giao các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chi tiết từng phòng ban để nâng cao tính chủ động và phát huy khả năng, năng lực và trách nhiệm của các bộ quản lý đứng đầu mỗi đơn vị Đồng thời xây dựng và áp dụng các công cụ, phương pháp quản trị và điều hành doanh nghiệp hiện đại để nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty.

Đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập

Sau khoảng thời gian thực tập ở vị trí nhân viên Chứng từ tại công ty CP Quốc tế Hảo Vận, có một số đề xuất với giảng viên, Bộ môn Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế và Nhà trường liên quan đến chương trình đào tạo - chương trình học và giảng dạy như sau:

Kiến thức nghiệp vụ đối với mội nhân viên Chứng từ cần phải năm chắc các thông tin trên bộ chứng từ, xác định được mặt hàng thuộc chính sách nào, cần phải chuẩn bị những tài liêu và chứng từ gì để hoàn thiện quy trinh xuất nhập khẩu cho một lô hàng Nhận thấy kiến thức trong bài giảng, giáo trình chưa thực sự đầy đủ và cập nhật, Nhà trường nên có thêm những học phần liên quan đến nghiệp vụ logistics để nâng cao kiến thức cho sinh viên, một phần làm cơ sở hành trang vững chắc để khi tham gia thực tế vị trí không bị quá tải và nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu vị trí đề ra

Ngoài ra, Nhà trường nên mở thêm các buổi học ngoại khóa, talkshow, tiết học có sự tham gia của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics Để sinh viên có hội tiếp xúc và trao đổi, nắm rõ những phần mềm, quy trình nghiệp vụ trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics thực tế, hay chỉ đơn gainr nắm rõ được những yêu cầu cho những vị trí logistics sau này Từ đó sinh viên có cơ hội trải nghiệm, hiểu hơn về các quy trình cung ứng dịch vụ logistics, cũng như nắm bắt được mình cần những gì sau khi hoàn thành chương trình học trên trường

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình thuê ngoài dịch vụ logistics bằng đường biển - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình thuê ngoài dịch vụ logistics bằng đường biển (Trang 25)
Hình 3.1: Logo công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Hình 3.1 Logo công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận (Trang 34)
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức (Trang 37)
Bảng 3.1 Số lượng nhân viên từng bộ phận Goodtrans năm 2023 - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.1 Số lượng nhân viên từng bộ phận Goodtrans năm 2023 (Trang 39)
Bảng 3.2 Cơ cấu nhân sự Goodtrans năm 2023 - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.2 Cơ cấu nhân sự Goodtrans năm 2023 (Trang 40)
Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh hoạt động giai đoạn 2021 - 2023 (Đvt: triệu đồng) - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh hoạt động giai đoạn 2021 - 2023 (Đvt: triệu đồng) (Trang 41)
Hình  3.1 Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu năm 2023 - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
nh 3.1 Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu năm 2023 (Trang 42)
Hình 3.4: Khai thông tin lô hàng trên phần mềm FASTPRO của Goodtrans - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Hình 3.4 Khai thông tin lô hàng trên phần mềm FASTPRO của Goodtrans (Trang 45)
Hình 3.3: Khai báo Hải quan trên phần mềm ECUSS5VANCCS của Goodtrans - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Hình 3.3 Khai báo Hải quan trên phần mềm ECUSS5VANCCS của Goodtrans (Trang 45)
Bảng 3.4 Quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans giai đoạn  2021 – 2023 - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.4 Quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 47)
Bảng 3.6 Tỷ lệ doanh thu dịch vụ logistics bằng đường biển theo các loại hình dịch vụ của Goodtrans  giai đoạn 2021 - 2023 (Đvt: %) - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.6 Tỷ lệ doanh thu dịch vụ logistics bằng đường biển theo các loại hình dịch vụ của Goodtrans giai đoạn 2021 - 2023 (Đvt: %) (Trang 51)
Bảng 3.7 Một số đối tác thuê ngoài tại các thị trường cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của  Goodtrans - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.7 Một số đối tác thuê ngoài tại các thị trường cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans (Trang 52)
Hình 3.5: Quy trình cung ứng dịch vụ logitisc bằng đường biển cho hàng hóa xuất khẩu tại Goodtrans - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Hình 3.5 Quy trình cung ứng dịch vụ logitisc bằng đường biển cho hàng hóa xuất khẩu tại Goodtrans (Trang 53)
Hình 3.6: Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển cho hàng hóa nhập khẩu tại  Goodtrans - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Hình 3.6 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển cho hàng hóa nhập khẩu tại Goodtrans (Trang 57)
Bảng 3.8 Số lượng các lô hàng phát sinh rủi ro tỏng quá tình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường  biển của Goodtrans giai đoạn 2021 – 2023 (Đvt: lô) - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.8 Số lượng các lô hàng phát sinh rủi ro tỏng quá tình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans giai đoạn 2021 – 2023 (Đvt: lô) (Trang 61)
Bảng 3.9 Các chi phí hàng nhập khẩu của Goodtrans so với các hãng tàu lớn năm 2023 (Đvt: VNĐ) - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.9 Các chi phí hàng nhập khẩu của Goodtrans so với các hãng tàu lớn năm 2023 (Đvt: VNĐ) (Trang 62)
Bảng 3.10 Cước vận chuyển hàng xuất khẩu container 40 từ Hải Phòng đến Shenzhen, China giai  đoạn 2021 - 2023 (Đvt: USD) - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.10 Cước vận chuyển hàng xuất khẩu container 40 từ Hải Phòng đến Shenzhen, China giai đoạn 2021 - 2023 (Đvt: USD) (Trang 63)
Bảng 3.11 Thời gian trung bình giao nhận xong 01 lô hàng của Goodtrans (Đvt: ngày) - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.11 Thời gian trung bình giao nhận xong 01 lô hàng của Goodtrans (Đvt: ngày) (Trang 64)
Bảng 3.12 Vấn đề phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của  Goodtrans giai đoạn 2021 - 2023 (Đvt: %) - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Bảng 3.12 Vấn đề phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của Goodtrans giai đoạn 2021 - 2023 (Đvt: %) (Trang 65)
Hình 3.7: Đánh giá của khách hàng về trải nghiệm dịch vụ ở các bộ phận nghiệp vụ tại Goodtrans  (Đvt: khách hàng) - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
Hình 3.7 Đánh giá của khách hàng về trải nghiệm dịch vụ ở các bộ phận nghiệp vụ tại Goodtrans (Đvt: khách hàng) (Trang 66)
Hình  4.1 Dự báo quy mô thị trường logistics Việt Nam, 2020-2025 - hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty cổ phần quốc tế hảo vận
nh 4.1 Dự báo quy mô thị trường logistics Việt Nam, 2020-2025 (Trang 70)