1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty cổ phần quốc tế hảo vận

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận, được hiểu thêm phần nào về các nghiệp vụ cần thực hiện trong quá trình cung ứng dịch vụ vận tải logistics của một công

Trang 1

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Văn Kiệm Sinh viên thực hiện: Bùi Vân Anh

LHC – Mã SV: K56LQ1 – 20D300003

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS Phạm Văn Kiệm Bùi Vân Anh

Lớp: K56LQ1

Mã sinh viên: 20D300003 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập

CÔNG TY CỔ PHẨN QUỐC TẾ HẢO VẬN

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HẢO VẬN 4

1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận 4

1.1.1 Giới thiệu chung 4

1.1.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển 4

1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường 5

1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 5

1.2.2 Đặc điểm thị trường 6

1.3 Cơ cấu tổ chức 7

1.4 Các nguồn lực của công ty 9

1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022 10

1.6 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập 11

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CP QUỐC TẾ HẢO VẬN 12

2.1 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động logistics & quản lý chuỗi cung ứng của công ty 12

2.1.1 Môi trường vĩ mô 12

2.1.2 Môi trường ngành 14

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Goodtrans 16

2.2 Thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng của công ty 18

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 23

3.1.1 Thành công 23

3.1.2 Hạn chế 23

3.2 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 1.1 Logo của Goodtrans 4

Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu của Goodtrans 19

Hình 2.2 Khai thông tin trên phần mềm FAST của Goodtrans 22

Bảng 1.1 Số lượng nhân viên ở mỗi bộ phận tại Goodtrans (Đơn vị: người) 9

Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự năm 2023 của Goodtrans 10

Bảng 1.3 Kết quả kinh doanh hoạt động giai đoạn 2020 - 2022 của Goodtrans 11

Bảng 2.1 Số lượt giao nhận hàng hóa qua giai đoạn 2020 - 2022 của Goodtrans 16

Bảng 2.2 Danh sách đối tác tiểu biểu của Goodtrans 22

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AN Arrival Notice Thông báo hàng đến CPTPP

Comprehensive and

Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

DO Delivery Order Lệnh giao hàng

Load

Hàng nguyên cont xuất khẩu đường biển

Container Load Hàng lẻ xuất khẩu đường biển

EVFTA European-Vietnam Free

Trade Agreement

Hiệp định thương mại tư do châu Âu – Việt Nam

ISF Import Sea Full Container

Container Load Hàng lẻ nhập khẩu đường biển

RCEP Regional Comprehensive

Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa và quốc tế ngày càng tăng Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với việc tìm kiếm và giải quyết các vấn đề liên quan đến giao nhận hàng hóa Đơn cử quy trình thủ tục xuất nhập khẩu, giấy tờ thủ tục hải quan vận chuyển phức tạp, và tốn nhiều thời gian cũng như chi phí cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp nếu họ không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải logistics Do đó các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sự hỗ trợ của bên thứ 3 có chuyên môn, có kinh nghiệm để đảm nhận và xử lý vận chuyển hàng hóa của họ một cách thuận lợi nhất Từ những nhu cầu đó, những công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải logistics, gọi là Forwarder, được ra đời

Quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận, được hiểu thêm phần nào về các nghiệp vụ cần thực hiện trong quá trình cung ứng dịch vụ vận tải logistics của một công ty Forwarder đến khách hàng Sau đây em xin trình bày nội dung bảo báo cáo thực tập, gồm 03 chương chính:

Chương 1 Tổng quan về công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

Chương 2 Bối cảnh và thực trạng quản lý chuỗi cung ứng của công ty Cổ

phần Quốc tế Hảo Vận

Chương 3 Một số vấn đề cấp thiết và đề xuất hướng đề tài khóa luận tốt

nghiệp

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HẢO VẬN 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

1.1.1 Giới thiệu chung

Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận (MST: 0105817039), có tên quốc tế là Goodtrans International Joint Stock Company, được thành lập và hoạt động từ năm 2004 với đại diện là ông Nguyễn Ngọc Tú Goodtrans hiện có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội, và văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1.11.1.1 Logo của Goodtrans - Nguồn: Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

Triết lý “Care your cargoes, Share your success”, tạm dịch “Chăm sóc hàng hóa, Chia sẻ thành công", Goodtrans không ngừng hoàn thiện bản thân để có thể mang đến sự hài lòng và thành công cho khách hàng và đối tác

Tầm nhìn: Bằng những nỗ lực hết mình, Goodtrans hướng tới mục tiêu trở thành Công ty Logistics GLOCAL tại Việt Nam mang đến cho khách hàng những Giải pháp Logistics đáng tin cậy cả “địa phương” và “toàn cầu”

Giá trị: Có trách nhiệm đối xử với mọi người như khách hàng, cam kết tự cải thiện và đổi mới để đóng góp cho xã hội

Nhiệm vụ: Trở thành đối tác logistics đáng tin cậy Tạo môi trường làm việc thân thiện, phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm và hợp tác Tăng thêm lợi nhuận trên sự phát triển bền vững Hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích chung Đóng góp vào sự phát triển của ngành logistics và tăng cường sự giàu có và phúc lợi

1.1.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển

● Năm 2004: Công ty TNHH Dịch vụ hải ngoại Goodtrans được thành lập ● Năm 2006: Văn phòng đại diện Goodtrans Hải Phòng được thành lập ● Năm 2009: Thành lập Văn phòng chi nhánh Goodtrans Hồ Chí Minh ● Năm 2011: Thành lập Văn phòng đại diện Goodtrans Đà Nẵng

Trang 6

● Năm 2012: Công ty TNHH Dịch vụ Nước ngoài Goodtrans được đổi thành tên mới Công ty Cổ phần Quốc tế Goodtrans

● Năm 2012 - nay: Goodtrans tiếp tục cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics với mạng lưới khách hàng, đối tác toàn cầu

1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường

1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Goodtrans là công ty logistics chuyên nghiệp với gần 20 năm kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực vận chuyển và dịch vụ giá trị gia tăng trên toàn thế giới Công ty cung cấp nhiều loại dịch vụ giao nhận và logistics thông qua đội ngũ giàu kinh nghiệm và tận tâm, mạng lưới toàn cầu và văn hóa hướng tới khách hàng Phạm vi dịch vụ của Goodtrans bao gồm:

Dịch vụ vận chuyển đường biển (Sea Freight Service): Với mạng lưới đối

tác vận chuyển rộng lớn, các giải pháp vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế mà Goodtrans có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đáng tin cậy, tiết kiệm chi phí và đáp ứng mọi nhu cầu về vận chuyển quốc tế Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, với khả năng giải quyết tất cả yêu cầu và thách thức, tạo ra giá trị then chốt trong việc cung cấp chất lượng dịch vụ tối ưu và hiệu quả Bao gồm: Gom hàng lẻ LCL & vận tải nguyên công container FCL; Giao hàng door-to-door hoặc port-to-port; Giải pháp cho hàng hóa quá khổ, quá tải; Dịch vụ vận chuyển hàng rời; hàng khô, hàng lạnh; Roll-on - roll-off; Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hải

Dịch vụ vận chuyển đường hàng không (Air Freight Service): Goodtrans

chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không từ các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đến tất cả các sân bay trên toàn thế giới Bên cạnh đó, thông qua các hợp đồng đã ký kết với các hãng hàng không lớn như: Cambodia Airways (KR), Asiana Airlines (OZ) công ty đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và tiết kiệm trong quá trình vận chuyển bất kể loại hình hàng hóa đến mọi nơi bằng đường hàng không Dịch vụ vận chuyển hàng không cung cấp dịch vụ tương tự như đường biển

Dịch vụ xử lý hàng hóa (Project Cargo Handling): Đối với những dự án

phức tạp liên quan đến hàng hóa quá khổ, quy trình xử lý và vận chuyển được Goodtrans thực hiện nhanh chóng, an toàn và phù hợp với ngân sách của

Trang 7

khách hàng Kết quả đều mang lại sự hài lòng nhất định cho khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp, không gò bó mà mang tính sáng tạo của công ty Bao gồm: Phân tích tiến độ dự án và đưa ra kế hoạch thực hiện; Phương pháp nghiên cứu và tính khả thi; Khảo sát đường bao gồm báo cáo tình trạng tuyến đường, hệ thống giao thông; Tính toán ngân sách; Tư vấn các luật và quy định liên quan; Mạng lưới quan hệ rộng khắp với chính quyền địa phương; Giám sát từng giai đoạn vận chuyển và xếp hàng

Dịch vụ Khai báo hải quan (Customs Clearance Services): Với kiến thức

và kinh nghiệm chuyên môn nhiều năm trong lĩnh vực logistics, Goodtrans đưa ra giải pháp hiệu quả giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa dòng tiền và giữ thuế ở mức tối thiểu

Dịch vụ Kho bãi & đóng gói (Warehousing & Packing): Vị trí kho chiến

lược kết hợp với thiết kế hiện đại, quy trình và hệ thống tốt nhất đảm bảo các giải pháp tiết kiệm chi phí Gồm: Dịch vụ kho bãi; Bọc màng & đóng gói pallet; Ghi nhãn và đóng gói hàng hóa; Xử lý hàng nguy hiểm & hàng kích thước đặc biệt

Dịch vụ vận chuyển đường bộ (Trucking): Đối với hàng hóa vận chuyển

bằng đường bộ từ Việt Nam đến các nước lân cận và ngược lại; hoặc vận chuyển đa phương thức, đưa hàng hóa từ cảng/sân bay về kho của khách hàng, Goodtrans cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới, vận tải đường bộ bằng xe tải 24/7, dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng

1.2.2 Đặc điểm thị trường

Ngoài 02 văn phòng đại diện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (đang hoạt động), trước đây Goodtrans trước đây đã từng mở rộng chi nhánh đến các thành phố lớn khác như Đà Nẵng, Hải Phòng Với mục đích tiếp cận gần hơn với nhu cầu vận chuyển của khách hàng tại những tỉnh thành kinh tế phát triển, là đầu mũi kết nối các đầu mối giao thông lớn (sân bay, cảng biển …) Mặc dù Goodtrans cung cấp đa dạng gói dịch vụ vận tải logistics từ Air-Export, Air-Import, FCL-Export, LCL-Import … phù hợp với nhu cầu vận chuyển của khách hàng ở cả nội địa và quốc tế (châu Á, châu Âu và châu Mỹ) Cho đến hiện tại, công ty tập trung cung cấp dịch vụ cho các lô hàng xuất nhập từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Singapore,

Trang 8

Malaysia, Indonesia, Nhật Bản …Và tất cả các lô hàng này chủ yếu được vận chuyển bằng phương thức đường biển Các khách hàng lớn lâu năm của Goodtrans phải kể đến như ECS Electronics, ABB, Mikado, Vinacomin, Hòa Phát, Samsung, Yamaha, Panasonic …; các đối tác vận tải lớn như Huyndai, Evergreen, Maersk, Cosco Shipping, Heung-A

1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Goodtrans chia thành 04 bộ phận: Bộ phận Kế toán - Nhân sự, Bộ phận Sale, Bộ phận Operations và Bộ phận Customer Service Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể Giữa các bộ phận và nhân viên có tương tác và làm việc trực tuyến thông qua các công cụ trực tuyến như email … Nhân viên có thể làm việc từ xa, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí di chuyển, đặc biệt phù hợp với bộ phận Operations

Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Goodtrans - Nguồn: Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận

● Giám đốc (CEO) có quyền hành, quyền quyết định cao nhất đối với mọi hoạt

động tổ chức của công ty Là người xây dựng chiến lược phát triển, đưa ra mục tiêu - kế hoạch, tổ chức quản lý tất cả hoạt động của công ty

● Bộ phận Kế toán - Nhân sự

Bộ phận Kế toán, quản lý những công việc liên quan đến dòng tiền ra - vào

của công ty, cụ thể: Lên kế hoạch thu hồi hoặc có đề xuất giải pháp thu nợ hiệu quả cho từng dự án (theo dõi, đối chiếu, đôn đốc tiến độ thanh toán công nợ) Phối hợp với Cus và Ops để lấy thông tin khách hàng, hãng tàu, nhà cung cấp và các bên liên quan để tiến hành thanh toán, xuất hóa đơn chính xác và kịp thời; trước đó, phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ chứng từ Lập kế hoạch tài chính, kết quả kinh doanh theo tháng/quý/năm, và báo cáo công nợ những

Trang 9

chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Giám đốc, trên cơ sở đó giúp việc kiểm tra tình hình kinh doanh được toàn diện và có hệ thống

Bộ phận Nhân sự, tiếp nhận những vấn đề, công việc liên quan đến nhân sự

nội bộ của công ty, cụ thể: Giải quyết công tác hành chính quản lý công văn, giấy tờ chủ trương của Giám đốc và chuyển giao xuống cho bộ phận khác Lên kế hoạch, thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ nhân viên; giám sát chấm công, quá trình làm việc hằng ngày làm cơ sở phát lương thưởng

Bộ phận Sale thực hiện các công việc về kinh doanh để chào bán những gói

dịch vụ vận chuyển & logistics của công ty, bao gồm: Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các quốc tế thông qua nền tảng mạng xã hội hoặc từ data khách hàng của công ty Tiến hành tư vấn, báo giá cước Sea/Air và các gói dịch vụ phù hợp cho khách hàng lựa chọn Sau khi ký kết hợp đồng, Sales cập nhật thông tin trao đổi từ 02 phía, đảm bảo không có vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển lô hàng Đối với khách hàng đã từng hợp tác hoặc hợp tác lâu năm, Sales phải thường xuyên liên lạc, chăm sóc khách hàng để giới thiệu những gói dịch vụ ưu đãi hoặc khai thác nhu cầu vận chuyển mới của họ Bên cạnh đó, yêu cầu Sales nắm rõ nghiệp vụ Cus - Ops cơ bản, hỗ trợ quá trình chào bán dịch vụ và đẩy nhanh tiến độ làm việc với các bộ phận khác

● Bộ phận Customer Service (Bộ phận Chứng từ) quản lý toàn bộ hoạt động

tạo lập, lưu trữ, luân chuyển các thông tin, chứng từ liên quan đến các lô hàng (hàng nhập xuất đường biển và đường hàng không), bao gồm: Liên hệ với các hãng tàu/hãng hàng không/công ty vận tải/co-loader … để cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cước tốt nhất cho khách hàng Làm báo giá, thực hiện giao dịch với khách hàng/đại lý/nhà cung cấp và các đối tác nhằm thu thập thông tin, chứng từ để chăm sóc, theo dõi tiến độ các lô hàng, đảm bảo không xảy ra vấn đề trong lịch trình Phối hợp với các bộ phận khác để cập nhật thông tin lô hàng, xử lý kịp thời các phát sinh nếu có

● Bộ phận Operation (Bộ phận Hiện trường) chịu trách nhiệm thực hiện các

công việc liên quan đến chứng từ, thủ tục hải quan cho một lô hàng xuất nhập từ lúc booking cho đến khi chốt hồ sơ, cụ thể: Kiểm tra, cập nhật lịch trình các

Trang 10

hãng tàu/hàng hàng không/công ty vận tải/co-loader theo yêu cầu tới khách hàng Lập tất cả chứng từ (thanh toán, điền AMS/ACI/AFR, gửi cảnh báo trước, thanh toán …) để tạo lập hồ sơ làm thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu Mở tờ khai Hải quan, theo dõi và báo cáo lịch trình hàng hóa, cập nhật dữ liệu hàng ngày vào hệ thống của công ty Thực hiện các công việc hiện trường liên quan đến thủ tục Hải quan, giao nhận hàng hóa và các thủ tục XNK khác

1.4 Các nguồn lực của công ty

Cho đến năm 2024, Goodtrans hợp tác với các đại lý của hơn 30 quốc gia trên thế giới, thực hiện các dịch vụ giao nhận vận tải toàn cầu với 02 văn phòng đại diện ở 02 thành phố lớn tại Việt Nam

● Trụ sở chính ở Hà Nội tại địa chỉ: 23 Trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội;

● Chi nhánh/văn phòng đại diện ở Hồ Chí Minh tại địa chỉ: Tầng 3-11B, Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

1.4.3 Nguồn nhân lực

Tính đến tháng 01/2024, Goodtrans có hơn 20 nhân viên bao gồm nhân viên làm việc tại văn phòng và cộng tác viên tại 02 chi nhánh Hà Nội và Hồ Chí Minh

Bảng 1.41 Số lượng nhân viên ở mỗi bộ phận tại Goodtrans (Đơn vị: người) - Nguồn: Sinh viên tổng hợp

Theo bảng 1.1, có thể nhận thấy nhân sự là nữ giới, ở độ tuổi 30 - 45 chiếm phần lớn (≥ 50%), tập trung chủ yếu ở bộ phận Kế toán và Sale Đây là sự chênh lệch

Trang 11

thường thấy đối với nhân sự khối văn phòng Số ít nam giới thuộc Operations - công việc thường xuyên phải di chuyển nhiều và làm việc dưới cường độ cao Hơn ½ cộng tác viên là sinh viên mới ra trường hoặc có kinh nghiệm trong ngành dưới 01 năm, gồm cả lao động full-time (toàn thời gian) và lao động part-time (bán thời gian) Là công ty gần 20 năm kinh doanh lĩnh vực dịch vụ giao nhận và logistics, nên gần như những nhân sự chủ chốt, giữ chức vụ cao trong cơ cấu tổ chức (ban giám đốc, trưởng bộ phận) đều có kinh nghiệm lao động từ từ 3 - 5 năm và trên 5 năm Đây chính là mấu chốt mang đến thành công và uy tín đối với một công ty Forwarder để có thể giữ vững chỗ đứng trên thị trường vận chuyển quốc tế phát triển như hiện nay

Phân loại theo chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Bảng 1.42 Cơ cấu nhân sự năm 2023 của Goodtrans - Nguồn: Sinh viên tổng hợp

1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022

Doanh thu của Goodtrans tăng 4.549,094 triệu đồng, từ 39.548,394 triệu (năm 2020) lên 44.097,488 triệu(năm 2021) tương đương 11,5%; doanh thu năm 2022 là 49.108,923 triệu, tăng 5.201,435 triệu đồng tương đương 11,36% so với năm 2021 Nguyên nhân doanh thu Goodtrans có sự tăng trưởng đáng kể này là do sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty ở các loại hình, khách hàng và các khu vực đều liên tục tăng

Trang 12

3 Lợi nhuận trước thuế 3.827,665 5.786,068 9.207,777 51,16 59,13

Bảng 1.41.4 Kết quả kinh doanh hoạt động giai đoạn 2020 - 2022 của Goodtrans (Đơn vị: triệu đồng) - Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2020, 2021, 2022 của Goodtrans

Lợi nhuận trước thuế tăng 1.958,403 triệu đồng, từ 3.827,665 triệu (năm 2020) lên 5.786,068 (năm 2021) tương đương 51,16%; lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 9.207,777 triệu, tăng 3.421,709 triệu đồng tương đương 59,13% so với năm 2021 Lợi nhuận năm 2021 tăng ít do Goodtrans phải ứng phó với biến động trong thị trường vận tải logistics nên chi phí tăng đáng kể làm lợi nhuận giảm xuống Tuy nhiên bước sang năm 2022, khi thị trường đã dần ổn định, lợi nhuận trước thuế có dấu hiệu tăng mạnh

Từ đầu năm 2020, Goodtrans thâm nhập nhiều thị trường mới, mở thêm một số tuyến giao nhận mới sang khu vực châu Âu, nên công ty đã dành một khoản đầu tư lớn cho việc tìm hiểu và mở rộng thị trường Hơn nữa cũng trong năm 2020, Goodtrans phải đối phó với nhiều khó khăn trong thị trường vận tải như giá xăng dầu tăng cao, cước vận tải không điều chỉnh kịp với sự tăng giá nguyên liệu Dễ dàng nhận thấy trong bảng abc, chi phí năm 2021 cao hơn hẳn so với năm 2022 Cụ thể, năm 2021 chi phí tăng cao với 38.311,420 triệu tăng 2.590,691 triệu đồng, tương đương 7,25% so với năm 2020 Năm 2022, chi phí là 40.901,146 triệu tăng 2.589,726 triệu đồng tương đương 6,78% so với năm 2021

1.6 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập

Quá trình thực tập tại Goodtrans, sinh viên đảm nhận vị trí Thực tập sinh tại bộ phận Customer Service

• Tuần 1 (02/01 - 05/01): Tìm hiểu vị trí của nhân viên bộ phận Customer Service Ôn tập lại kiến thức về vận đơn, quy trình xuất nhập khẩu

• Tuần 2 (08/01 - 12/01): Được hướng dẫn thao tác cơ bản để mở JobFile trên phần mềm FAST Tìm hiểu Manifest và việc khai báo lên Hải quan một cửa • Tuần 3 (15/01 - 19/01): Tìm hiểu về các loại Local Charge, AN, DO và mã HS

code Được hướng dẫn mở Jobfile và khai Manifest

Trang 13

• Tuần 4 (22/01 - nay): Ôn lại các kiến thức chuyên ngành liên quan Khai báo Hải quan Hỗ trợ các anh chị mở Jobfile, khai Manifest lên Hải quan một cửa

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CP QUỐC TẾ HẢO VẬN 2.1 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động logistics & quản lý chuỗi

cung ứng của công ty

2.1.1 Môi trường vĩ mô

2.1.1.1 Yếu tố kinh tế

Số liệu của Tổng cục Thống kế vào ngày 29/12/2023 cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2023 tăng 5,05% so với năm 2022, cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2020 và 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Ngành logistic Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu quốc tế Cụ thể, giai đoạn các tháng cuối năm 2022 cho đến hết quý II/2023 Nguyên nhân chính do sự suy yếu của kinh tế thế giới, các đối tác thương mại chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc … giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và sản phẩm xa xỉ khiến khối lượng đơn hàng sụt giảm; cùng lúc sức mua trong nước vẫn yếu do thu nhập giảm sút và tâm lý thận trọng Tuy nhiên, cuối năm 2023, kinh tế có dấu hiệu khởi sắc trở lại, ngành vận tải logistics từ đó tăng theo Tính 10 tháng đầu năm 2023, theo số liệu của GSO, vận tải hàng hóa ước đạt 1.888,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 402 tỷ tấn km, tăng 11,4%

Cùng với độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam khi đã ký hơn 16 hiệp định thương mại song phương và đa phương (Free Trade Area - FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP), dự sẽ góp phần gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và là dư địa để ngành logistics tăng trưởng hơn trong thời gian tới Không chỉ các Forwarder như Goodtrans, mà toàn bộ ngành logistic sẽ phát triển nhờ các cam kết phân theo các phân ngành trong FTA (vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt…) Từ đó có thể tiếp cận thị trường xuất khẩu với sự ưu đãi về thuế quan, tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, cũng như góp phần tái cơ cấu chuỗi cung ứng khu vực sau khi chấm dứt đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:04