MỤC LỤC
• Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ logistics và cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. • Thứ tư, dựa trên dự báo xu hướng của thị trường, phương hướng hoạt động trong tương lai và điều kiện cơ sở thực tế hiện tại của công ty, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận.
Điều 233 Luật thương mại nói rằng: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”. Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Thực hiện tốt tiêu chí an toàn của dịch vụ logistics đường biển, yêu cầu đơn vị cung ứng cần đánh giá về tính chất, trọng lượng của hàng hóa để lựa chọn hình thức vận chuyển trên biển là chuyển tải qua nhiều cảng, nhiều tàu hay chuyển thẳng từ nơi của người xuất khẩu đến nơi của người nhập khẩu; hỗ trợ tư vấn loại hình bảo hiểm phù hợp để hàng hóa có sự an toàn cao nhất; chuẩn bị kịch bản ứng phó xử lý những tình huống bất ngờ trong quá trình vận chuyển. Mặt khác, tỷ lệ gặp rủi ro khi vận tải hàng hóa bằng đường biển khá cao, điển hình là các rủi ro về thiên tai hay tai nạn bất ngờ gây nên như mắc cạn, tắc nghẽn kênh, cướp biển, thời tiết xấu … Do đó để thuyết phục khách hàng tin tưởng hợp tác, công ty kinh doanh dịch vụ logistics đường biển phải chứng minh được khả năng ứng biến linh hoạt trước những tình huống bất ngờ, đưa ra phương án xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến kế hoạch định trước của khách hàng.
Nguyên nhân đến từ sự mở rộng tự do hóa đơn phương hoặc tham gia đàm phán trong khuôn khổ các diễn đàn hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và khu vực như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định tự do hóa thương mại thế hệ mới (FTA) … đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội cho dịch vụ logistics đường biển được đẩy mạnh. Một quốc gia có nền chính trị ổn định, không có xung đột khủng hoảng và hành lang pháp lý hoàn thiện sẽ tạo điều kiện dòng hàng hóa ổn định, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh dịch vụ thông qua các hình thức như: văn bản dưới luật, chính sách khuyến khích hoặc giới hạn quyền sở hữu, quy định giá cước … Điều này tạo cơ hội cho các công ty tham gia và mở rộng kinh doanh vào ngành dịch vụ logistics đường biển, mặt khác nó cũng thúc đẩy giao lưu buôn bán, từ đó làm tăng sản lượng hàng hóa giao nhận nhưng lại khiến các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics rơi vào môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Đối với ngành dịch vụ logistics, tình hình xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine đã cắt đứt nhiều tuyến đường biển quan trọng, buộc các đại lý tàu biển phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ, các Forwarder mắc kẹt với cả tấn đơn hàng chưa được thanh toán, bên cạnh đó giá cước thuê tàu tăng vọt từ 157% - 591% cũng gây gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu. Bằng cách tận dụng những lợi thế từ đường bờ biển dài với hệ thống cảng biển đạt công suất tối ưu, kết hợp với sự bùng nổ của nhu cầu giao nhận hàng hóa ở cả hai chiều xuất và nhập khẩu, Goodtrans có đủ điều kiện để phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn cầu.
Goodtrans yêu cầu khách hàng cung cấp những chứng từ cần thiết để thực hiện các hoạt động dịch vụ logistics đường biển, bộ hồ sơ bao gồm: Hợp đồng mua bán (Sale Contract), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Giấy phép xuất khẩu (tùy trường hợp), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, Giấy giới thiệu doanh nghiệp, Phiếu đóng gói (Packing List), Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) và các chứng từ liên quan khác. Hồ sơ hải quan gồm: Tờ khai hải quan, Sales contract, Commercial invoice, Packing list, Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy giới thiệu doanh nghiệp, C/O, Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành (tùy trường hợp) và các chứng từ liên quan khác … Nếu mặt hàng xuất khẩu là hàng thực phẩm thì phải đăng ký kiểm dịch, hồ sơ cần thêm giấy phép đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của trung tâm đăng ký kiểm dịch thực vật, mẫu hàng để kiểm dịch (nếu có), B/L (được nộp sau khi tàu chạy để lấy chứng thư).
Giai đoạn 2019-2021, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng tiêu cực trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, khách hàng của Goodtrans thiếu hụt nguồn nguyên liệu để sản xuất và khó tìm đầu ra cho sản phẩm tại vực châu Á và một số khu vực khác, gây ra tình trạng sản xuất dư thừa, không xuất khẩu được. Khi giá cả của các hoạt động đầu vào như chi phí khấu hao về điện thoại, cước điện thoại, máy tính, chi phí internet, tiền lương, thưởng, xăng tăng giá tăng lên; dịch vụ logistics đường biển tăng giá thì nó sẽ kéo theo cả một dây truyền dịch vụ tăng giá.
Goodtrans cần mở rộng, đa dạng hóa và phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ gom hàng, dịch vụ chia lẻ hàng, dịch vụ giao nhận trọn gói Door to Door, giao hàng chuyển phát nhanh … Đồng nghĩa, nhân viên phải nắm vững các quy định, thông lệ, thị trường, luật pháp, điều ước quốc tế … mục đích tránh sai phạm cho mình và tư vấn kỹ càng cho khách hàng, làm việc hết mình và có thái độ tích cực. Goodtrans cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khai báo Hải quan, thủ tục chứng từ, theo dừi đơn hàng giao nhận … Đồng thời, cụng ty nờn tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng phát triển có chiều sâu với hiệu quả cao nhất: nghiên cứu các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, kho vận, đầu tư mua sắm các phương tiện và trang thiết bị hiện.
Do đó việc phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics; trong đó quan trọng hơn là việc phát triển dịch vụ logistics bằng đường biển là yêu cầu thiết yếu, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logitisc nhận thấy được quy mô, cách thức kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của mình, để từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời trong tương lai. Đứng trước tình hình trên, Công ty Cổ phần Quốc tế Hảo Vận (Goodtrans) hiểu rằng, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ logistics cho khách hàng để thu được lợi nhuận thì việc tìm ra các biện pháp hoàn thiện cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển cũng là một yêu cầu thiết yếu, góp phần tăng khả năng cạnh trạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sự hài lòng của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ logistics đó.