1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso

51 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (9)
      • 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước (9)
      • 1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài (9)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (11)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (12)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu (12)
      • 1.5.2. Phương pháp quan sát thực tế (12)
    • 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp (12)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG HOÁ (12)
    • 2.1. Tổng quan về quản lý kho hàng hoá trong doanh nghiệp (14)
      • 2.1.1. Khái niệm kho hàng hoá (14)
      • 2.1.2. Phân loại kho hàng hoá (14)
      • 2.1.3. Chức năng của kho hàng hoá (17)
    • 2.2. Các hoạt động cơ bản để quản lý kho hàng hoá (17)
      • 2.2.1. Quy hoạch không gian kho hàng hoá (17)
      • 2.2.2. Quản lý trang thiết bị trong kho (19)
      • 2.2.3. Quản lý các nghiệp vụ trong kho hàng hoá (20)
      • 2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý kho hàng (22)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kho hàng hoá (23)
      • 2.3.1. Nguồn lực doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức (23)
      • 2.3.2. Khách hàng (23)
      • 2.3.3. Đối thủ cạnh tranh (23)
      • 2.3.4. Môi trường vĩ mô (24)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHO HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN ISO (25)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (25)
      • 3.1.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (25)
      • 3.1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (26)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức (28)
      • 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh (29)
    • 3.2. Phân tích tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (31)
      • 3.2.1. Nguồn lực doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Giao nhận (31)
      • 3.2.2. Khách hàng của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (32)
      • 3.2.3. Đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (32)
      • 3.2.4. Môi trường vĩ mô (33)
    • 3.3. Thực trạng quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (34)
      • 3.3.1. Thực trạng về quy hoạch không gian kho hàng hoá (34)
      • 3.3.2. Thực trạng về quản lý trang thiết bị trong kho (37)
      • 3.3.3. Thực trạng về quản lý các nghiệp vụ trong kho hàng hoá (38)
      • 3.3.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý kho hàng hoá (41)
    • 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận (41)
      • 3.4.1. Thành công (41)
      • 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (42)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHO HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN ISO (13)
    • 4.1. Dự báo các triển vọng của hoạt động quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO trong thời gian tới (43)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận (43)
      • 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch không gian kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (43)
      • 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị trong kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (44)
      • 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các nghiệp vụ trong kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO (44)
    • 4.3. Một số đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập (45)
  • KẾT LUẬN (46)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (47)
  • PHỤ LỤC (48)

Nội dung

Theo một khảo sơ bộ, các kho hàng của các công ty tại Việt Nam khá đơn giản, sử dụng chủ yếu lao động thủ công, thiết bị hiện đại thường dùng trong các kho hàng là các loại xe nâng hoặc

TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Thứ nhất, quá trình toàn cầu hoá, nền kinh tế mở cửa giữa các quốc gia trên thế giới Quá trình này tạo cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển, Việt Nam là quốc gia điển hình cho quá trình hội nhập này, khi đang tận dụng triệt để thế mạnh về tỷ lệ dân số vàng với chi phí nhân công rẻ, nhưng vẫn còn đang trong quá trình ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế đi kèm với sự phát triển của nền công nghệ 4.0, nền kinh tế đang trên đà hội nhập với thế giới đã tạo ra môi trường kinh doanh phức tạp và đòi hỏi các công ty vận chuyển và giao nhận hàng hóa phải có khả năng quản lý kho hàng hiệu quả

Thứ hai, sự phát triển của thương mại điện tử Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì phương diện thương mại toàn cầu và thương mại điện tử đang ngày càng được chú trọng phát triển, vấn đề nâng cao khả năng và chất lượng phục vụ khách hàng thông qua dịch vụ logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng Trong dịch vụ logistics, hai thành phần cấu thành chủ yếu là dịch vụ vận tải và dịch vụ quản lý kho hàng Trong hai thành phần này, thành phần vận tải thường được quan tâm nhiều hơn Dịch vụ quản lý kho hàng mặc dù cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thực tế nhưng thường lại không được coi trọng đúng mức nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa quốc tế thì phải đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với hoạt động quản lý quản trị logistics nói chung và hoạt động quản lý kho hàng hóa nói riêng

Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường Doanh nghiệp cần tối ưu hóa hoạt động kho hàng để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh Tại các nước phát triển, dịch vụ quản lý kho hàng chính là một thế mạnh lớn mang lại khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Đối với các công ty 3PL, kho hàng chính là dịch vụ mang lại giá trị gia tăng lớn cho các doanh nghiệp Bên cạnh các công ty Logistics bên thứ ba, hoạt động kho đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các công ty phân phối, các công ty bán lẻ và các siêu thị Việc quản lý tốt hệ thống kho hàng sẽ giúp giảm chi phí tác nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

Thứ tư, sử dụng phương pháp thủ công, hệ thống quản lý lạc hậu Hiện nay, tại Việt Nam hoạt động quản lý kho hàng hoá còn chưa có được vai trò xứng đáng, một phần do tốc độ vận chuyển hàng hóa trong nước còn thấp do vấn đề vận tải còn nhiều khó khăn Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thực sự coi trọng hoạt động kho Theo một khảo sơ bộ, các kho hàng của các công ty tại Việt Nam khá đơn giản, sử dụng chủ yếu lao động thủ công, thiết bị hiện đại thường dùng trong các kho hàng là các loại xe nâng hoặc xe “reach truck” Các loại phương tiện vận tải hiện đại hơn như các hệ thống truy hồi tự động (ASRS) hay các hệ thống băng tải rất ít khi được sử dụng Trong khi các phương tiện vận tải này là các thiết bị điển hình sử dụng trong các kho hàng hiện đại có năng lực luân chuyển hàng cao Cũng theo đánh giá sơ bộ, năng lực thiết kế và vận hành kho hiệu quả tại Việt Nam còn rất hạn chế

Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Giao nhận ISO, bản thân sinh viên nhận thấy công tác quản lý kho hàng hóa còn nhiều hạn chế Đặc biệt là cách bố trí, sắp xếp kho còn chưa hợp lý, chưa tối ưu hoá và gây ra nhiều lãng phí không gian, cũng như bị quá tải vào một số đợt cao điểm trong năm Nhận thấy có thể cải thiện được vấn đề, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, cùng với sự giúp đỡ của TS Phạm Văn Kiệm, sinh viên đã quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO”

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

[1] PGS.TS An Thị Thanh Nhàn, TS Nguyễn Thông Thái (2011), Giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh”, NXB Thống kê

Chương 5 của giá trình có đề cập đến các hoạt động quản lý kho hàng và các nghiệp vụ kho, các quyết định cơ bản về quản lý kho, tổ chức lao động và các dòng tác nghiệp trong kho diễn ra như thế nào

[2] Phan Thanh Lâm (2014), “Cẩm nang Quản trị Kho hàng”, NXB Phụ nữ

Cẩm nang quản trị kho hàng được viết trên cơ sở thực tiễn qua quá trình công tác, nghiên cứu, tư vấn đào tạo cho các trường Đại học, các doanh nghiệp… của tác giả Phan Thanh Lâm, phần nào đúc kết được một số vấn đề then chốt trong quản trị kho hàng: 1.Quy hoạch kho – sắp xếp kho hàng sao cho hiệu quả kinh tế?, 2 Làm sao kiểm kê được mỗi ngày trong 10 phút?, 3.Giải pháp nào “đẩy” được hàng tồn kho ?, 4 Quy trình nhập-xuất kho một cách khoa học?, 5 Biện pháp nào để quản trị rủi ro?

[3] Lê Anh Tuấn (2015), “Hướng dẫn thiết kế và quản lý vận hành kho hàng & Trung tâm phân phối”, NXB Khoa học & Kỹ Thuật

Bài nghiên cứu cung cấp một hướng dẫn toàn diện về thiết kế và quản lý vận hành kho hàng và trung tâm phân phối, bao gồm các chủ đề: Phân loại kho hàng và trung tâm phân phối, Yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kho hàng, Quy trình thiết kế kho hàng, Quản lý vận hành kho hàng, Hệ thống quản lý kho (WMS), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành kho hàng

1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài

[1] Kenneth B Ackeman (1997), “Practical Handbook of Warehousing”, Springer Science Business Media

Cuốn sách là một hướng dẫn toàn diện về quản lý kho bãi, bao gồm các chủ đề như: Thiết kế và bố trí kho bãi, Hệ thống lưu trữ và truy xuất hàng hóa, Quản lý hàng tồn kho, Lựa chọn và vận hành thiết bị kho bãi, Xử lý đơn hàng và vận chuyển,

An toàn và bảo mật kho bãi Cuốn sách là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý kho bãi, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành kho bãi hiệu quả

Bài nghiên cứu phân tích vai trò của kho hàng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đưa ra các chiến lược quản lý kho hàng hiệu quả Nội dung chính liên quan đến việc phân tích vai trò của kho hàng một cách toàn diện, đề xuất các chiến lược quản lý kho hàng phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá, ngoài ra cũng cung cấp nhiều ví dụ thực tế và bài học kinh nghiệm Bài nghiên cứu đã cung cấp cho doanh nghiệp kiến thức và chiến lược để quản lý kho hàng hiệu quả trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi nhuận

[3] Alan Rushton (2017), “The handbook of Logistics and Distribution Management”

Các chủ đề chính bao gồm: khái niệm về logistics và phân phối; lập kế hoạch logistics; quyết định mua sắm và tồn kho; nhà kho và nhà chứa đồ; vận tải hàng hóa; thông tin và quản lý chuỗi cung ứng Được minh họa xuyên suốt bằng sơ đồ và hình ảnh, bài viết này là hướng dẫn vô giá dành cho các nhà quản lý phân phối, logistics và chuỗi cung ứng cũng như sinh viên theo học các bằng cấp và trình độ chuyên môn liên quan đến logistics

[4] Gwynne Richards T (2017), “Warehouse Management: A Complete Guide to Improving Efficiency and Minimizing Costs in the Modern Warehouse”

Cuốn sách này cung cấp hướng dẫn đầy đủ về cách thực hành tốt nhất trong hoạt động kho hàng Bao gồm mọi thứ từ những tiến bộ công nghệ mới nhất đến các vấn đề môi trường hiện tại, nó cung cấp một người bạn đồng hành có giá trị cho nhà kho hiện đại Cuốn sách xem xét nhiều khía cạnh của quản lý kho, bao gồm giảm chi phí, năng suất, quản lý con người, quản lý hiệu suất, gia công, tìm nguồn cung ứng và tính toán chi phí kho, vai trò của kho và người quản lý, thiết bị, hệ thống lưu trữ, sức khỏe và an toàn

[5] Maida Napolitano (2017), “Time, Space & Cost Guide to Better Warehouse Design”

Bài viết này cung cấp nhiều thông tin một cách thực tế để lập kế hoạch và hướng dẫn thiết kế kho hàng hiệu quả dựa trên ba yếu tố chính: thời gian, không gian và chi phí, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi nhuận Thời gian - phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian vận hành kho hàng như: bố trí kho, hệ thống lưu trữ, phương tiện vận chuyển, quy trình xử lý đơn hàng Không gian - Tối ưu hóa diện tích kho hàng bằng cách lựa chọn hệ thống kệ phù hợp, bố trí kho khoa học, tận dụng tối đa chiều cao Xem xét các yếu tố như: lưu lượng hàng hóa, nhu cầu lưu trữ, khả năng mở rộng trong tương lai Chi phí - Đánh giá các khoản chi phí liên quan đến thiết kế kho hàng như: xây dựng, trang thiết bị, vận hành, bảo trì

Nhìn chung, các bài nghiên cứu trên đã đề cập tương đối đầy đủ những nội dung liên quan đến hoạt động quản lý kho hàng hoá tại doanh nghiệp, nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động quản lý kho hàng hoá và coi đây là một trong các hoạt động chiến lược trong doanh nghiệp Các nghiên cứu đều đi từ lý luận chung về quản lý kho hàng hoá, sau đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý kho hàng hoá tại doanh nghiệp Tuy nhiên, những nghiên cứu trên vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, cơ sở lý luận đã được nghiên cứu chuyên sâu nhưng chưa được diễn giải vào các đối tượng cụ thể, đặc biệt là hệ thống lý luận về quy trình tác nghiệp trong kho hàng

Thứ hai, một số nghiên cứu viết từ khá lâu nên một số giải pháp đã trở nên cũ và không còn phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động quản lý kho hàng hoá Các nghiên cứu được xem là có liên quan đến hoạt động này ở Việt Nam phần lớn là các công trình nghiên cứu chung quản trị kho hàng hoá hoặc quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO” đảm bảo được tính mới và không trùng lặp với các anh/chị trước đó.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung là nhằm phân tích, đánh giá hoạt động quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp cải thiện hiệu quả quản lý kho hàng hoá, tập trung vào việc tối ưu hoá quy trình, công nghệ và nguồn nhân lực, nhằm giúp doanh nghiệp có những bước tiến hơn trong quản lý không gian, chi phí quản lý kho hàng hoá

• Tìm hiểu cơ sở lý thuyết của công tác quản lý kho hàng hoá cũng như các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình quản lý kho hàng hoá

• Quan sát, tìm hiểu thực trạng quản lý kho hàng hoá của doanh nghiệp và so sánh, đối chiều với những lý thuyết đã đề ra trước đó, để phát hiện được các mặt đã đạt được và các mặt chưa đạt được mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình quản lý kho hàng hoá hiện nay

• Nhận biết, đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất giải pháp quản lý kho hàng hoá hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho hoạt động quản lý kho hàng hoá của doanh nghiệp.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoạt động quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO, trong đó tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của từng hoạt động, nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời quá trình tiếp nhận, lưu kho, xử lý hàng hóa đảm bảo cho quá trình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp trong ba năm trở lại đây (giai đoạn 2021 - 2023) để đưa ra những thực trạng, đồng thời đưa ra các giải pháp cho quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

Nội dung nghiên cứu: Tiếp cận theo các hoạt động cơ bản của quản lý kho hàng hoá tại Công ty Cổ phần Giao nhận ISO, qua đó đánh giá thành công, hạn chế và đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình công ty lúc bấy giờ.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: nguồn cung cấp dữ liệu bên trong là từ dữ liệu nội bộ của công ty và của phòng Ops hiện trường, gồm các thông tin nội bộ và báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2021 - 2023 Các nguồn thông tin này đều đã được tổng hợp và lưu trữ tại các phòng ban của công ty Các nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý kho hàng tại công ty Nguồn cung cấp dữ liệu bên ngoài bao gồm sách và tư liệu quốc tế về logistics, tạp chí chuyên ngành, các lý thuyết về quản trị logistics trong doanh nghiệp nói chung

Dữ liệu sơ cấp: Các nguồn dữ liệu thứ cấp chỉ có thể cung cấp được phần nào thông tin cho vấn đề cần nghiên cứu, do vậy, để có được đầy đủ thông tin và các thông tin xác thực cần phải thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phương pháp quan sát thực tế thông qua quá trình thực tập, tìm hiểu, làm việc trực tiếp tại công ty Sau đó tiến hành ghi chép lại các thông tin cần thiết để phục vụ trong quá trình nghiên cứu, làm khóa luận tốt nghiệp

Phương pháp phân tích dữ liệu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và đánh giá Là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu ban đầu đã thu thập được trong điều tra thống kê, so sánh số liệu qua các năm, đánh giá thành công, hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các thành công và hạn chế đó

1.5.2 Phương pháp quan sát thực tế

Tác giả đã quan sát các hoạt động, quy trình quản lý kho hàng hoá tại Công ty

Cổ phần Giao nhận ISO Từ những quan sát đó, kiểm chứng các lý thuyết về hoạt động quản lý kho hàng hoá tại ISO.

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan của đề tài

Chương 1 đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, cũng như đưa ra được các bài nghiên cứu liên quan cả trong và ngoài nước Ngoài ra cũng xác định được các vấn đề cơ bản như mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp nghiên cứu để triển khai các chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KHO HÀNG HOÁ

Tổng quan về quản lý kho hàng hoá trong doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm kho hàng hoá

Kho hàng là cơ sở logistics, được xây dựng tại địa điểm đạt các điều kiện nhất định, để thực hiện dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hoá nhằm cung ứng cho khách hàng với mức dịch vụ thích hợp và chi phí tối ưu Nói một cách chi tiết thì kho hàng là nơi trực tiếp thực hiện nhiều hoạt động logistics như bảo quản, cung ứng nguyên liệu, dự trữ bán thành phẩm, thành phẩm, chuẩn bị lô hàng theo yêu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Kho hàng là một trong các mắt xích quan trọng trong mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống logistics và chuỗi cung ứng, là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiều nội dung hoạt động logistics của doanh nghiệp Hoạt động kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hoá dự trữ, chuẩn bị lô hàng theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp

Với vị trí như vậy, kho hàng hoá đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính liên tục, hiệu quả của hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng Quản lý kho tốt là yếu tố quan trọng giúp cải thiện hiệu suất logistics và sức cạnh tranh của doanh nghiệp: Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá Nhu cầu tiêu dùng có thể biến thiên theo mùa vụ và có những dao động khó lường Các nguồn cung cũng luôn có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được duy trì liên tục để đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lí, do vậy lượng dự trữ nhất định trong kho giúp doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi bất thường của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro và điều hoà sản xuất

Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối Nhờ có kho nên có thể chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối, nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên đơn vị Hơn nữa kho góp phần vào việc tiết kiệm chi phí lưu thông, thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hoá, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho

Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc đảm bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm

Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược" thông qua việc thu gom, xử lý, tái sử dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa

2.1.2 Phân loại kho hàng hoá

Theo vị trí trong chuỗi cung ứng

Kho thành phẩm Lưu trữ các thành phẩm cuối cùng đã hoàn thành và sẵn sàng giao cho khách hàng Kho này thường đặt ở gần nhà máy lắp ráp dùng để dự trữ hàng trước khi phân phối, chuẩn bị hàng hoá phục vụ cho công tác ra mắt sản phẩm mới, hoặc đáp ứng nhu cầu dự kiến gia tăng của mặt hàng trên thị trường, đặc biệt là giúp đối phó với sản phẩm có tính mùa vụ

Kho bán buôn/bán lẻ Thường được đặt gần địa điểm tập trung đông khách hàng của doanh nghiệp nhằm cung cấp và phản hồi kịp thời với mức chất lượng dịch vụ phù hợp nhất Kho hàng này có chức năng tích hợp và gom hàng cho hoạt động bán buôn/bán lẻ

Trung tâm đáp ứng đơn hàng Phổ biến ở các doanh nghiệp thương mại điện tử, là nơi tập kết và gom các sản phẩm từ nhiều nguồn cung khác nhau và được tiến hàng chia chọn để chuẩn bị gửi đơn hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng Loại kho này có tính linh hoạt và tốc độ cao

Theo đặc điểm sở hữu

Kho riêng Được sở hữu bởi doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh có quyền sở hữu hàng hoá dự trữ và bảo quản tại kho Kho hàng này thích hợp với những doanh nghiệp đầu tư và điều hành, có khả năng về nguồn lực tài chính, đồng thời các loại hình kho khác không đáp ứng yêu cầu dự trữ, bảo quản hàng hoá và cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp (vị trí quá xa, điều kiện thiết kế và thiết bị không quá phù hợp) Lợi ích chủ yếu là có khả năng kiểm soát, có tính linh hoạt nghiệp vụ và có các lợi ích vô hình khác Tuy nhiên, khi sử dụng loại kho này thì chi phí logistics sẽ tăng và tính linh hoạt không đảm bảo khi doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh

Kho công cộng Hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc lập cung cấp một loạt các dịch vụ như dự trữ, bảo quản và vận chuyển trên cơ sở tiền thù lao cố định hoặc biến đổi Các doanh nghiệp không có khả năng mở kho công cộng cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn cho mọi khách hàng, trong đó công ty cho thuê kiểm soát hoạt động kho, đem lại lợi ích linh hoạt về tài chính và kinh tế Loại hình kho công cộng được thiết kế đảm bảo cơ sở vật chất tiêu chuẩn, tập trung vào phát triển năng lực lõi của từng doanh nghiệp đi thuê kho

Kho tự quản Không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ thuê lại và tự quản lý, sắp xếp cúng như sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Kho tự quản thường có hợp đồng thuê dài hạn và nhiều ràng quốc giữa bên cho thuê và bên đi thuê

Kho tổng hợp Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá cao, có thể bảo quản nhiều loại hàng hoá theo các khu kho và nhà kho chuyên môn hoá

Kho chuyên biệt Chuyên bảo quản một nhóm hàng/loại hàng nhất định

Kho hàng hỗn hợp Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá thấp nhất Kho bảo quản nhiều loại hàng hoá trong một khu kho hoặc nhà kho

Theo đặc điểm kiến trúc

Kho kín Là hình thức kho có khả năng tạo môi trường bảo quản kín, chủ động duy trì chế độ bảo quản, ít chịu ảnh hưởng của các thông số môi trường bên ngoài

Kho nửa kín Hình thức kho hàng chỉ có thể che mưa, nắng cho hàng hoá, không có các kết cấu (tường) ngăn cách với môi trường ngoài kho

Kho lộ thiên (bãi chứa hàng) Chỉ là các bãi tập trung dự trữ những hàng hoá ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của khí hậu, thời tiết

Theo khả năng kiểm soát nhiệt độ

Các hoạt động cơ bản để quản lý kho hàng hoá

2.2.1 Quy hoạch không gian kho hàng hoá a Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch không gian kho

Quy hoạch không gian kho là việc phân tích, thiết kế cách sử dụng không gian kho để đảm bảo duy trì tốt nhất về số lượng, chất lượng và điều kiện phối hợp vật lý theo yêu cầu của sản xuất và phân phối

Cho dù là bất kỳ loại hình kho hàng nào thì việc quy hoạch không gian kho ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và hiệu suất của quá trình quản lý kho hàng Quy hoạch không gian kho cần đảm bảo đáp ứng các mục tiêu:

• Tạo hình dáng hữu dụng cho hoạt động sử dụng của doanh nghiệp trong không gian kho hàng

• Giúp bảo vệ hàng hoá tốt nhất tuỳ vào từng loại đặc tính của sản phẩm

• Nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ di chuyển và bảo quản hàng hoá

• Nâng cao năng suất lao động khi thực hiện các nghiệp vụ quản lý hàng hoá khi quy hoạch hợp lý không gian kho hàng

• Tạo điều kiện cơ khí hoá và tự động hoá trong tương lai

Nguyên tắc quy hoạch không gian kho:

• Thứ nhất, sử dụng tốt nhất không gian nhà kho Cần tính toán chính xác tổng dung lượng, sức chứa và chiều cao hữu dụng của kho hàng, đồng thời cũng tính toán đường đi tối ưu cho dòng hàng hoá Nhằm đảm bảo dòng hàng hoá di chuyển đến vị trí quy định, không chồng chéo, giao cắt với nhau Các hoạt động tác nghiệp trong kho được thực hiện theo trình tự ba phần: Tiếp hàng ở một đầu của kho - Dự trữ ở giữa kho - Giao hàng ở đầu kia kho hàng

• Thứ hai, đảm bảo di chuyển liên tục và di chuyển với giới hạn kinh tế Yêu cầu đảm bảo tính vận động liên tục với số lượng lớn, bố trí hợp lý và khoa học tuyến đường, đặt vị trí hợp lý giữa giá, bục để hàng sao cho kho hàng không xảy ra tình trạng tắc nghẽn khi sử dụng Duy trì và thực hiện số lượng lớn hàng hoá cần thiết kế di chuyển theo nhóm, đảm bảo được sự đồng loạt, khu vực để hàng có quy mô phù hợp và thiết bị vận chuyển công suất thích hợp

• Thứ ba, phù hợp với đặc trưng hàng hoá Cần có kiến thức về từng loại hàng hoá, từ đó xây dựng chỉ tiêu bảo quản, dự trữ, sắp xếp trong kho theo đặc điểm từng loại, tuân thủ nguyên tắc sắp xếp hàng hoá có kích thước/trọng tải lớn đặt ở gần lối đi chung, khoảng cách di chuyển cho các tác nghiệp kho là ngắn nhất và gần lối đi chung Với các hàng hoá cồng kềnh hoặc trọng tải thấp thì chiếm diện tích dự trữ lớn, giá nhiều tầng để lưu trữ Hàng hoá ít linh động thì để ở xa lối đi và sắp xếp ở trên cao b Quy trình quy hoạch không gian kho

Hình 2.1 Quy trình quy hoạch không gian kho

(Nguồn: Bài giảng Quản lý kho và trung tâm phân phối Đại học Thương Mại)

Xây dựng mục tiêu cho hoạt động của nhà kho Nhằm cân bằng tối ưu giữa chi phí quản lý vật tư với mức độ sử dụng kho về thể tích bằng cách sử dụng mặt bằng và không gian tối đa, chuẩn bị cách sắp xếp hàng hoá hiệu quả, tính toán chi chí cần thiết (dụng cụ, không gian kho, hàng hoá hư hỏng,…), có phương án cụ thể về chi phí lưu kho, thủ tục mua bán và có cách tổ chức quản lý tốt hàng hoá

Kết nối các yếu tố Nhằm đảm bảo các yếu tố cần thiết trong sử dụng tốt nhất không gian kho hàng Đo được chính xác kho hàng qua bản vẽ, chỉ rõ đặc điểm kỹ thuật (kệ, cửa, docks, ) phạm vi khuôn viên và đất đai Thống kê các mặt hàng hiện có hoặc trong tương lai (loại nào, cỡ nào,…) để định khu vực và giá kệ Bố trí khu vực trống trước kho để tiếp nhận, kiểm tra hoặc đảo kho nếu cần Cần có thông số kỹ thuật về sức chứa của kho (bao nhiêu tấn, thể tích thế nào,…) Nhiệt độ trong kho phù hợp với từng loại hàng hoá (nền nhà, mái nhà tính đến các điều kiện tự nhiên) Xác định khu vực các bộ phận nghiệp vụ nhập – xuất, xác định các vật cản cố định (kệ, giá, chỗ để xe nâng,…) Quy hoạch từng khu vực như diện tích khu vực chính (bảo quản, giao nhận, đóng gói), diện tích khu vực phụ, diện tích hành chính Phân tích lối di chuyển phù hợp hình thái như bốc xếp thủ công, xe nâng tay, cơ giới, băng tải hàng, tự động đều phải có lối đi đủ rộng để cứu hoả, bốc xếp nhanh và lối đi các ngã ba, ngã tư cần

Xây dựng mục tiêu cho hoạt động của nhà kho

Kết nối các yếu tố Phân tích

Bố trí sơ đồ vị trí các diện tích

Thực hiện Hoàn thiện mở rộng Tính toán thời gian giao hàng và các yếu tố khác như hệ thống đặt hàng từ nhà cung cấp, từ kho và trình độ nhân viên,…

Phân tích Đảm bảo nguyên vật liệu hàng hoá vật tư có thể được cất trữ an toàn mà không tổn hại cho một khu vực nhất định Cần xác định được các tiêu chí như: Mỗi tầng kệ chứa sức nặng bao nhiêu? Mặt sàn kho chứa được bao nhiêu pallet? Mỗi pallet có thể tích bao nhiêu và mỗi kiện chồng lên có chịu được sức nặng bao nhiêu? Tỷ lệ lỗi đi trong tổng thể kho hàng

Bố trí sơ đồ vị trí các diện tích Mục tiêu để lập sơ đồ kho, phác thảo ra cách bố trí kho có thể thay thế nhau, tìm ra một cách bố trí kho tốt nhất

Thực hiện Đảm bảo được các phương án bố trí hàng hoá theo mùa/thời vụ để tránh lúng túng, bị động trong xếp hàng Và các điều cần lưu ý là kiểm soát tốt vị trí hàng hoá trong kho; sơ đồ kho để định vị vị trí hàng hoá/vị trí tồn trữ/vị trí vật cản,…; sơ đồ kho thực tế hàng hoá xếp hàng ngày được cập nhật; cập nhật thông tin về mức chứa hàng hoá trong kho để chủ động bố trí

Hoàn thiện Đảm bảo hàng hoá được bố trí ở các phương án/sơ đồ đã quy hoạch

(hàng hoá sắp xếp hiệu quả và phục vụ khách hàng nhanh chóng)

2.2.2 Quản lý trang thiết bị trong kho a Khái niệm và ý nghĩa quản lý trang thiết bị trong kho

Thiết bị kho là các loại phương tiện vật chất – kỹ thuật được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận, bảo quản và phát hàng ở kho Ý nghĩa của thiết bị kho là bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động:

• Đối với quản trị công nghệ kho Thiết bị kho đóng vai trò chủ đạo trong việc tự động hóa các hoạt động kho hàng, giúp nâng cao hiệu quả quản trị kho Tự động hóa giúp giảm thiểu sai sót, tiết kiệm thời gian và nhân lực, nâng cao năng suất và độ chính xác trong quản lý kho Thiết bị kho hỗ trợ theo dõi và quản lý hàng hóa hiệu quả, giúp tối ưu hóa việc sử dụng kho bãi và giảm thiểu chi phí Việc sử dụng thiết bị kho tiên tiến giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics

• Đối với cách mạng khoa học và công nghệ Thiết bị kho là thành phần quan trọng trong cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số Ứng dụng công nghệ vào thiết bị kho giúp tăng cường kết nối giữa các khâu trong chuỗi cung ứng, tạo ra hệ thống logistics thông minh và hiệu quả Sự phát triển của thiết bị kho thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, robot, v.v trong lĩnh vực kho bãi Cải tiến thiết bị kho góp phần nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành logistics b Các loại thiết bị trong kho

Thiết bị kho là các loại phương tiện vật chất - kỹ thuật được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận, bảo quản và phát hàng ở kho Thiết bị kho là bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động đối với quản trị công nghệ kho nói riêng và đối với cách mạng khoa học công nghệ nói chung

Các thiết bị cơ bản trong nhà kho:

Có nhiều loại thiết bị đặc biệt được thiết kế để giảm thiểu chi phí nhân công và/hoặc tăng việc sử dụng không gian trong kho hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kho hàng hoá

2.3.1 Nguồn lực doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức

Trình độ của nhân viên quản lý ảnh hưởng đến chất lượng quản trị kho hàng Người quản lý giỏi là người có nền tảng vững chắc và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực và đặc điểm của tất cả các loại hàng hóa cũng như các hoạt động quy hoạch kho của doanh nghiệp Vì vậy, cần phải lựa chọn đúng người quản lý kho có năng lực chuyên môn phù hợp để đảm bảo hoạt động quản lý kho hàng trong doanh nghiệp có hiệu quả

Nguồn tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích, trang thiết bị trong kho để thực hiện các tác nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi nguồn vốn luôn đầy đủ và sẵn sàng thì hoạt động quản lý kho cũng được đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất

Mục tiêu chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp có hình dung rõ ràng về phương hướng, kế hoạch và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như nhìn rõ những thách thức để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh và tìm ra giải pháp trợ giúp Khi một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiểu được vị thế của mình trên thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị kho hàng của doanh nghiệp

Khách hàng được coi là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cung ứng và hoạt động logistics của doanh nghiệp Việc hiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng là quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt và tối ưu hóa hoạt động kho Hiểu rõ về yêu cầu và nhu cầu của khách hàng giúp bạn thiết kế và vận hành kho phù hợp

Khách hàng có thể yêu cầu giao hàng nhanh chóng, đòi hỏi kiểm tra hàng hóa trước khi xuất kho, hoặc có các yêu cầu đặc biệt khác Nếu khách hàng thay đổi cách họ kinh doanh (ví dụ: chuyển từ bán lẻ sang bán buôn), doanh nghiệp cần điều chỉnh hoạt động kho để đáp ứng nhu cầu mới Khách hàng phản hồi về chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng, và tình trạng hàng hóa Điều này ảnh hưởng đến việc cải thiện quy trình và hiệu suất kho Khi doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng trung thành, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch dựa trên dự báo dài hạn

2.3.3 Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh vừa là trở ngại và cũng là động lực để doanh nghiệp có thể càng phát triển và thích nghi với các sự biến đổi nhanh chóng Họ có thể cạnh tranh về giá cả, đòi hỏi kho phải tối ưu hóa chi phí vận hành, lưu trữ và vận chuyển, cần tìm cách cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ Đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp thời gian giao hàng nhanh hơn hoặc đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách hiệu quả hơn, đảm bảo thời gian giao hàng tối ưu để cạnh tranh Ngoài ra, đối thủ còn có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn, sử dụng các phương thức vận chuyển và lưu trữ hiệu quả hơn để kéo khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của họ

Với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường kinh doanh, khách hàng cũng phải thích nghi nhanh hơn thì đối thủ có thể thích nghi nhanh chóng với thay đổi trong nhu cầu của khách hàng

• Nền kinh tế Là phản ánh, cũng như tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nền kinh tế càng phát triển và đầy triển vọng thì nhu cầu vận chuyển của các đơn vị kinh doanh buôn bán ngày càng tăng cao, dẫn tới hoạt động quản lý kho hàng hoá cũng được quan tâm phát triển nhiều hơn

• Yếu tố thể chế - luật pháp Các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường, và quản lý lao động, luật pháp về thuế và hải quan ảnh hưởng đến việc nhập khẩu, xuất khẩu, và lưu trữ hàng hóa trong kho, luật pháp quy định về bảo quản, vận chuyển, lưu trữ hàng hóa đều ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kho hàng hoá

• Yếu tố khoa học công nghệ Sự tiến bộ trong công nghệ, bao gồm cả sự phát triển của các công nghệ mới và cải tiến công nghệ hiện có, theo kịp xu hướng công nghệ mới có thể cung cấp lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Công nghệ có thể tạo ra cơ hội mới cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ hoặc thay đổi cách thức tương tác với khách hàng.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHO HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN ISO

Tổng quan về Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

3.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

Công ty cổ phần giao nhận ISO Logistics được thành lập ngày 12/12/2006 theo giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, là đơn vị hàng đầu trên thị trường cung cấp dịch vụ chuyển hàng đi Mỹ, Châu Âu và các nước trên thế giới

Gần 20 năm có mặt trên thị trường, ISO Logistics đã nhận được sự tin tưởng và đồng hành của khách hàng, với ISO đó chính là nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và hiệu quả

• Tên công ty: Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

• Tên giao dịch tiếng anh: ISO Logistics Corporation

• Địa chỉ công ty: A13 lô 4, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Hình 3.1: Logo thương hiệu ISO Logistics

(Nguồn: Công ty Cổ phần Giao nhận ISO)

Logo của công ty là sự kết hợp giữa 2 chữ W và W, viết tắt của cụm từ World Wide (nghĩa là toàn thế giới) được thiết kế với tông màu đỏ tươi thể hiện tinh thần nhiệt huyết, cháy bỏng Thông qua logo, ISO muốn truyền đạt với khách hàng rằng

“Đến với ISO, bạn có thể gửi hàng đi toàn thế giới bất cứ lúc nào bạn muốn, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình, tận tâm”

• Slogan: Gửi nhanh – An Tâm – Giá rẻ

Thông quan slogan, ISO mong muốn thể hiện mình là một công ty giao nhận hàng hóa uy tín, chất lượng, mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất Cụ thể, Slogan thể hiện rõ 3 tiêu chí mà công ty hướng đến trong hoạt động kinh doanh của công ty:

Gửi nhanh Thể hiện cam kết của ISO về việc cung cấp dịch vụ vận chuyển đảm bảo hàng hoá của quý khách sẽ đến tay người nhận trong thời gian đã lên lịch, trừ một số yếu tố ảnh hưởng như thiên tai

An tâm Thể hiện sự đảm bảo của ISO về chất lượng dịch vụ, hàng hóa được vận chuyển an toàn, nguyên vẹn đến tay khách hàng ISO có cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa lên tới 100% giá trị hàng hoá trong trường hợp xảy ra mất mát, đổ vỡ trong suốt quá trình vận chuyển

Giá rẻ Thể hiện lợi ích mà ISO mang lại cho khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi sử dụng dịch vụ của ISO ISO cam kết cung cấp mức giá tốt nhất trong khung dịch vụ kỹ lưỡng như hiện nay và chỉ báo giá 1 lần không phát sinh bất cứ chi phí gì trong quá trình vận chuyển

Với xu thế giao thương trên toàn thế giới, Công ty cổ phần giao nhận ISO Logistics đã và đang sẽ nỗ lực là thương hiệu số #1 tại Việt Nam nhận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ Việt Nam đi Mỹ, Châu Âu và toàn thế giới

ISO sẽ là điểm đến an toàn và đáng tin cậy với khách hàng có nhu cầu, trong 10 năm tới với những hoạch định và phát triển theo xu thế, ISO chắc chắn sẽ có những bước phát triển chuyên nghiệp hơn nữa

Chất lượng: ISO luôn luôn dẫn đầu về dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa an toàn và nhanh chóng Đồng hành cùng quý khách hàng trong suốt hành trình từ Việt Nam đến các nước

Tin cậy: Chữ “tín” là điều mà ISO luôn luôn chú trọng trong hoạt động phát triển và nâng tầm thương hiệu, với khách hàng và đối tác ISO chính là điểm tựa niềm tin vững chắc

Thân thiện: Chúng tôi luôn luôn thân thiện, lắng nghe những góp ý từ khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ

Giá thành: Cam kết từ ISO mang tới dịch vụ chuyển phát nhanh, ship hàng hóa an toàn, tiết kiệm với giá thành hợp lý nhất trên thị trường

3.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

ISO Logistics là một công ty giao nhận vận chuyển nội địa và quốc tế Các hoạt động chính của ISO tập trung vào lĩnh vực dịch vụ logistics như: Gửi hàng đi Mỹ, Gửi hàng đi Châu Âu,… với mục đích cố gắng hết mình nhằm nâng cao hiệu nhanh chóng, an toàn và hiệu quả a Hình thức gửi hàng chính

• Dịch vụ gửi hàng Epacket

ISO Logistics là một trong những đơn vị tiên phong trong ngành phát triển và cung cấp dịch vụ Epacket (dịch vụ gom hàng lẻ) đến cho khách hàng tại Việt Nam Epacket (dịch vụ gom hàng lẻ), tức là các đơn hàng nhỏ, lẻ từ nhiều người gửi hàng khác nhau được gom lại trong một lô hàng duy nhất để tối ưu hóa quá trình vận chuyển

Các mặt hàng có thể sử dụng dịch vụ Epacket là hàng thường Hàng thường là những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa đặc biệt và không yêu cầu bất kỳ biện pháp phòng ngừa bổ sung hoặc xử lý đặc biệt nào trong quá trình vận chuyển hàng không Những loại mặt hàng này là hàng bán lẻ và hầu hết hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép thường, thực phẩm khô, đồ gia dụng dạng nhỏ gọn, các mặt hàng thủ công, đồ dệt may, mây tre đan, các loại mặt hàng này thì thường rất dễ vận chuyển ra nước ngoài, không có yêu cầu đặc biệt

Phân tích tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

3.2.1 Nguồn lực doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

Bảng 3.3 Cơ cấu nhân sự tại Công ty ISO năm 2023

Phân loại Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Trình độ đào tạo Đại học 22 100

Theo thâm niên Dưới 1 năm 3 13,64

(Nguồn: Phòng hành chính - kế toán Công ty ISO)

Tính đến hết tháng 1/2024 thì tổng số nhân viên tại ISO là 22 người, tính cả 2 thể thấy được đổ tuổi có sự chênh lệch khá rõ ràng, khi mà phần lớn nhân viên có độ tuổi dao động từ 25 - 35 có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên với tỷ lệ gần 50% Về trình độ đào tạo thì tất cả các nhân viên tại công ty đều có trình độ Đại học, đều được trang bị kiến thức chuyên ngành cần thiết với công việc

ISO có cho riêng mình một bộ phận Ops hiện trường, làm nhiệm vụ liên quan đến kho vận và phụ trách giao nhận hàng hoá Đội ngũ này có trình độ chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm hoạt động trong ngành logistics và được đào tạo bài bản dễ dàng trong việc quản lý kho có kế hoạch, chịu trách nhiệm về công tác quản lý kho hàng hoá Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhân lực trong việc quản lý kho hàng hóa, đặc biệt là vào những thời điểm cao điểm, quá tải công việc cho nhân viên hiện có, giảm hiệu quả công việc, tăng nguy cơ sai sót, khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng

3.2.2 Khách hàng của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

Khách hàng được coi là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cung ứng và hoạt động logistics của doanh nghiệp Hiện tại, phân khúc khách hàng của ISO thường là người bán hàng trên các trang thương mại điện tử Amazon, Ebay, Etsy,…; người sản xuất bán hàng nhỏ lẻ và khách hàng cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam tới các quốc gia khác trên thế giới

Với đa dạng khách hàng như vậy dẫn đến nhu cầu về dịch vụ kho và yêu cầu với kho rất khác nhau như: khách gửi epacket có nhu cầu lưu kho ngắn hạn, còn khách express tuỳ thuộc vào tình hình thì sẽ phải lưu kho dài hạn Một bảng thống kê có thể cũng nói lên một khía cạnh khách của doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.4 Khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty ISO giai đoạn 2021 - 2023

Khách hàng cũ tiếp tục sử dụng dịch vụ

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty ISO)

Có thể nhận ra qua bảng thống kê trên rằng công ty vẫn duy trì khá tốt những khách hàng đã gửi thường xuyên, đây có lẽ là nhờ những thành tựu về hệ thống cũng như chính sách và giá cả hấp dẫn, khả năng quản lý kho phù hợp với yêu cầu khách hàng Mặc dù vậy, áp lực trong công tác quản lý kho khá lớn, đòi hỏi phải liên tục điều chỉnh công tác quản lý để đảm bảo hiệu quả

3.2.3 Đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nhỏ lẻ qua các con đường vận chuyển quốc tế như đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống đến các quốc gia trên thế giới ngày càng được quan tâm rộng rãi và phát triển, do đó ngày càng có nhiều hơn các đơn vị vận chuyển quốc tế có nghiệp vụ chuyên nghiệp Đây chính là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ xuất khẩu hàng hoá nhỏ lẻ bằng đường hàng không như ISO Logistics

ISO logistics có thể coi là doanh nghiệp đi đầu, tiên phong cho dịch vụ gửi hàng epacket tại Việt Nam, nhưng qua thời gian dài, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tương tự ISO, hiện nay các ông lớn có thâm niên lâu năm trong ngành có thể kể đến như: SOTRANS Logistics, In Do Trần, VINALINK,… Hay thậm chí là cả DHL có lịch sử hình thành lâu và có vốn đầu tư lớn Sự xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự như ISO đã đặt ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ cho ISO Nhưng điều đó cũng góp phần thúc đẩy ISO ngày càng phát triển và tạo độ nhận diện trên thị trường, nhưng ISO cũng phải không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, trong đó có dịch vụ kho bãi để giữ vững vị thế

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái do chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 thì hầu hết các nền kinh tế đều không tránh khỏi những tác động tiêu cực Sau đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam dần lấy lại được đà tăng trưởng Tuy con số chưa được như kỳ vọng, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn ở hàng đầu trong nhóm các nước đang phát triển và mới nổi Tổng cục Thống kê kết luận, năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn chịu ảnh hưởng dịch Covid-

19 và bắt đầu phục hồi vào 6 tháng cuối năm

Năm 2023, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Xung đột Nga - U-crai-na tiếp diễn, trong khi xung đột mới bùng phát ở Trung Đông, Biển Đỏ trong các tháng cuối năm Tình trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ, thiên tai ở các quốc gia làm cho sản xuất và tiêu dùng lương thực mất cân đối Thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động Bên cạnh việc gia tăng các quy định về phát triển bền vững ảnh hưởng đến nhập khẩu, nhiều nước cũng gia tăng bảo hộ thương mại

Trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi sau Covid và đang trên đà tăng trưởng, sức mua giảm sút khiến nhu cầu lưu kho hàng hóa cũng giảm theo Ngược lại, khi kinh tế phát triển, số lượng hàng hóa lưu thông sẽ tăng và đòi hỏi quy mô kho phải phục vụ lớn hơn Vì vậy, ISO cần linh hoạt và nhạy bén trong phân tích nền kinh tế thị trường để có thể nắm bắt được các thay đổi của nền kinh tế để đề ra được giải pháp quản lý kho hàng hoá phù hợp

• Yếu tố thể chế - luật pháp Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một khu vực lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào Các quy định về thủ tục hải quan, vận chuyển và quản lý kho hàng có thể khác nhau giữa các quốc gia và văn hoá ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất khẩu hàng nhỏ lẻ tuân thủ và thực hiện các quy định này Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó Do đó, sự xuất hiện của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuất khẩu như một biện pháp cứu cánh và ISO

• Yếu tố khoa học công nghệ

Trong những thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực logistics với vai trò của công nghệ thông tin như là xương sống của toàn bộ chuỗi dịch vụ logistics Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kho hàng hoá của các công ty logistics mà còn góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các công ty cung cấp dịch vụ logistics và được xem như huyết mạch kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi dịch vụ logistics

Tại ISO, phần mềm Cargo Epacket và Excel giúp ISO dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, theo dõi đơn hàng, lưu trữ thông tin khách hàng Bộ phận Ops hiện trường được trang bị hệ thống máy quét mã HS Code, hệ thống cân điện tử tự động cũng giúp hoạt động kiểm soát đơn hàng nhanh chóng, đơn giản, từ đó tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Thực trạng quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

3.3.1 Thực trạng về quy hoạch không gian kho hàng hoá a Mô hình mạng lưới kho của Công ty ISO

Công ty Cổ phần Giao nhận ISO kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế từ Việt Nam đi hơn hơn 200 quốc gia khác trên thế giới, hiện có kho tại Việt Nam,

Mỹ và Anh Quốc Kho tại Việt Nam được xây dựng tại Hoàng Mai, Hà Nội và quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh Còn kho tại Mỹ được đặt tại tiểu bang Pennsylvania và tiểu bang California; tại Vương quốc Anh được đặt tại Collin Yard Dronfield

ISO kinh doanh mô hình vận chuyển hàng hoá quốc tế đi Mỹ, Anh, Úc, Canada,

EU và hơn 200 quốc gia khác, với số lượng kho tại Mỹ và Anh đã đáp ứng được phần nào nhu cầu gửi hàng hoặc trung chuyển hàng đi các nước khác Tuy nhiên, việc không có nhiều kho tại Việt Nam có thể gây khó khăn cho hoạt động logistics trong nước Và việc xây dựng mô hình kho tại Việt Nam của ISO nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá

Bảng 3.5 Diện tích các kho của Công ty ISO

Kho tại Việt Nam Kho tại Mỹ Kho tại Anh

1 Địa chỉ A13 lô 4, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội (đối diện 212A Trần Điền)

2 Vị trí Nội thành Giáp biên giới

Trung tâm Vương quốc Anh

(Nguồn: Phòng Ops của Công ty ISO)

Nhìn chung, hệ thống kho của ISO khá phân tán và có quy mô khác nhau giữa các khu vực để phục vụ hoạt động giao nhận hàng hóa toàn cầu Điều này được thể hiện rõ hơn ở bảng tổng kết thông tin kho của ISO

Kho hàng của công ty được thiết kế căn cứ vào tổng lượng hàng hoá và dự báo nhu cầu thị trường Kho bên Mỹ được đặt ở gần biên giới của tiểu bang Pennsylvania ngay bên cạnh quốc lộ 276, tiểu bang California đi qua quốc lộ 580, gần biển, 2 kho nằm ở 2 phía Đông – Tây nước Mỹ, phù hợp cho quá trình vận chuyển hàng hoá đi các bang khác của Mỹ Kho tại Vương quốc Anh thì được đặt tại Collin Yard Dronfield, nằm trong khu vực của Anh Quốc, gần quốc lộ A61, gần trung tâm của cả Vương quốc Anh, thuận tiện cho việc vận chuyển đơn hàng đến địa chỉ tại các khu vực khác trong Vương quốc Anh

Kho tại Việt Nam được đặt trụ sở tại A13 lô 4, Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội (đối diện 212A Trần Điền), được đưa vào sử dụng năm 2010, trước đây công ty sử dụng 1 kho diện tích 300 m 2 , trong giai đoạn cao điểm, nhu cầu vận chuyển hàng hoá tăng cao thì công ty phải thuê ngoài dịch vụ kho để đáp ứng nhu cầu Vấn đề thuê ngoài này chỉ là giải pháp tạm thời chứ không mang tính dài hạn đối với quá trình hoạt động của công ty, do đó, giám đốc đã quyết định xây dựng một kho riêng, đầu tư trang thiết bị trong kho và tự vận hành nhằm làm giảm chi phí logistics Phương án này sau khi được đưa vào triển khai thì đã mang lại hiệu quả tích cực hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty

Việc xây dựng và quy hoạch không gian kho hàng hoá là bước quan trọng trong việc mở rộng mô hình kinh doanh của ISO Với mô hình kho phù hợp, ISO ngày càng phát triển và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường giao nhận hàng hoá quốc tế Sau nhiều năm hoạt động, ISO đã xây dựng được cho mình 1 kho hàng phù hợp

Hình 3.3 Sơ đồ kho tại Việt Nam của Công ty ISO

(Nguồn: Phòng Ops của Công ty ISO)

Diện tích kho được sử dụng khoảng 300 m 2 chia làm 6 khu vực kho chính:

• Khu vực 1: Khoảng 40 m 2 để làm khu vực nhận hàng từ chủ hàng

• Khu vực 3: Khoảng 65 m 2 để làm khu vực đóng gói kiện lớn và xuất hàng

• Khu vực 4: Khoảng 85 m 2 để làm khu vực dự trữ thường

• Khu vực 5: Khoảng 25 m 2 để làm khu vực dự trữ lạnh

• Khu vực 6: Khoảng 30 m 2 để làm khu vực văn phòng

Nhìn chung, không gian kho của ISO được bố trí hợp lý, tận dụng mọi khoảng không gian cho việc thực hiện các nghiệp vụ trong kho Việc phân chia khu vực rõ ràng, thuận tiện cho nhân viên sắp xếp hàng hoá vào khu vực phù hợp, tiết kiệm thời gian b Loại hình và chức năng kho hàng tại Việt Nam của Công ty ISO

Kho hàng hoá của ISO đặt tại Việt Nam thuộc loại hình kho riêng thuộc quyền sở hữu và sử dụng của công ty, kho chuyên dùng để thu gom hàng lẻ, thông thường thì chủ hàng sẽ vận chuyển hàng hoá đến kho của ISO và nhân viên kho của ISO sẽ tiến hành nhận hàng và thực hiện các nghiệp vụ trong kho hàng Nếu phân loại theo công nghệ kho thì kho hàng của ISO thuộc loại kho cơ giới hoá do ISO đã sử dụng một phần máy móc để thay thế cho con người Hàng hoá trong kho được phân loại và sắp xếp theo tiêu chuẩn riêng cho từng line dịch vụ của ISO

Công ty ISO là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ gửi hàng đi quốc tế sử dụng dịch vụ đường hàng không là chủ yếu Kho hàng của ISO có đầy đủ các chức năng như lưu trữ, bảo quản, chia tách và đóng gói hàng hoá theo quy định ISO nhận vận chuyển hầu hết các loại mặt hàng từ dễ đến khó (trừ hàng cấm theo quy định), vì vậy, kho được thiết kế thành các khu vực riêng biệt dùng để bảo quản với từng loại mặt hàng ngắn/dài ngày, nông sản, thực phẩm đông lạnh c Bố trí dòng hàng hoá trong kho của Công ty ISO

Kho hàng hoá của ISO được thiết kế 2 cửa nhận/phát hàng để phục vụ cho hoạt động nhận/phát hàng của ISO, thiết kế theo hình chữ U, với thiết kế đơn giản khu vực nhận và phân chia hàng hoá cạnh nhau, khu vực đóng gói và phát hàng được thiết kế ngay cửa

Thứ nhất, giúp tăng hiệu quả hoạt động nhận/phát hàng hóa Giúp tận dụng tối đa diện tích kho hàng Dòng hàng hóa di chuyển theo một chiều giúp đơn giản hóa quy trình xuất nhập hàng hóa Việc xuất nhập hàng hóa được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn Giảm thiểu thời gian chờ đợi của các phương tiện vận chuyển hàng hóa

Thứ hai, dễ dàng di chuyển hàng hóa, tăng cường an ninh Việc dòng hàng hoá được di chuyển theo hình chữ U, giúp di chuyển hàng hóa dễ dàng, thuận tiện bằng xe nâng Giúp kiểm soát tốt việc ra vào kho hàng hóa, giảm thiểu nguy cơ mất mát hàng

Thứ ba, giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển hàng hóa Khoảng cách di chuyển hàng hóa được rút ngắn Hàng hóa được di chuyển theo một đường cong, không cần di chuyển qua lại Giảm thiểu thời gian vận chuyển hàng hóa từ khu vực lưu trữ đến khu vực nhận/phát hàng hóa

Thứ tư, tăng khả năng sử dụng diện tích kho Bố trí các khu vực chức năng trong kho hợp lý giúp tận dụng tối đa diện tích kho Giúp bố trí khoa học các khu vực chức năng trong kho như khu vực lưu trữ, khu vực xếp dỡ hàng hóa, khu vực văn phòng

3.3.2 Thực trạng về quản lý trang thiết bị trong kho

Bảng 3.6 Trang thiết bị trong kho của Công ty ISO

STT Loại thiết bị Số lượng

(Nguồn: Phòng Ops của Công ty ISO)

Tại kho của ISO sử dụng:

• Xe tay nâng để đưa hàng hoá lên các tầng cao của kệ đỡ tầng với tải trọng 100kg

• Xe đẩy tay 4 bánh dùng để vận chuyển các sản phẩm có khối lượng lớn trên 20kg một cách dễ dàng và nhanh gọn

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHO HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN ISO

Dự báo các triển vọng của hoạt động quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO trong thời gian tới

Với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ trên thế giới trong lĩnh vực logistics và kho hàng hoá, đồng thời nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ logistics, bao gồm cả dịch vụ quản lý kho hàng hoá theo chiều hướng hiện đại hoá Mọi công ty vận chuyển hàng đều phải chịu áp lực từ đối thủ cạnh tranh, yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để tạo lợi thế kinh doanh riêng và tránh bị loại bỏ khỏi thị trường Điều này đặc biệt đúng khi cùng với sự phát triển của nền kinh tế số và mạng internet, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, ngày càng nhiều các khách hàng kinh doanh cá nhân và tổ chức trên các trang thương mại điện tử etsy, ebay, amazon, hay thậm chí là cả nền tảng tiktok, dẫn đến nhu cầu cao về kho bãi để lưu trữ và phân phối hàng hóa

Việc giữ chân khách hàng là một trong những thách thức lớn nhất khi thị trường cạnh tranh quyết liệt Thúc đẩy các công ty nâng cao hiệu suất quản lý kho thông minh và cung cấp nhanh chóng các dịch vụ lưu kho cho khách hàng Một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà bán hàng đối mặt khi kinh doanh trực tuyến là đỉnh điểm mùa bán hàng, đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh hơn, không thể chờ đợi đến hai ngày Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà cung cấp dựa vào nhiều trung tâm lưu trữ kết nối với nhau để quản lý khách hàng đa dạng Quản lý kho thông minh làm điều này trở nên khả thi

Trong tương lai gần, công ty Cổ phần Giao nhận ISO dần hướng tới việc xây dựng và áp dụng nhà kho tự động hoá để máy móc thay thế dần cho sức người Ngoài ra hiện tại công ty chỉ mới có 2 kho ở Việt Nam đặt tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, nên ISO đang có kế hoạch mở thêm các chi nhánh tại Hải Phòng và Đà Nẵng nhằm thuận tiện hơn cho khách hàng tại các khu vực lân cận gặp khó khăn khi gửi hàng ra Hà Nội và Hồ Chí Minh Trong thời gian này, ISO sẽ càng quan tâm hơn đến công tác quản lý kho hàng hoá để tình trạng mất thời gian khi tìm kiếm, sắp xếp hàng hoá trong kho Cùng với sự gia nhập ngày càng nhiều của các công ty có mô hình kinh doanh với ISO sẽ làm tăng sự cạnh tranh trong ngành, nên yêu cầu ISO phải đạt tiêu chuẩn cao hơn về hiệu quả và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Đề xuất giải pháp quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch không gian kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

Nghiên cứu và áp dụng phương pháp quy hoạch không gian kho hàng theo nguyên lý hiệu quả như phương pháp kho linh hoạt, kho cân bằng, kết hợp với RFID, sử dụng thông tin liên lạc tần số vô tuyến để tự động xác định, theo dõi và quản lý các đối tượng RFID được ứng dụng vào quản lý kho giúp người quản lý có thể kiểm tra chi tiết và chính xác từng vị trí của đối tượng cần quản lý, số lượng thực tế hàng trong kho, tình hình nhập xuất hàng,… Giải pháp giúp tối ưu hoá và nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí

Phân chia khu vực kho theo mức độ lưu chuyển hàng hoá như khu vực hàng phổ biến, khu vực hàng dự trữ, khu vực hàng cao cấp, khu vực hàng đặc biệt

Phân tích tần suất sử dụng của hàng hóa Công ty phải phân tích và xác định loại hàng hóa nào thường xuyên có hoạt động nhập xuất kho hàng, do vậy cần phải sắp xếp các hàng hóa này ở vị trí dễ tiếp cận để tiết kiệm thời gian và hiệu quả quản lý Hàng hóa ít sử dụng có thể được lưu trữ ở khu vực xa hơn hoặc ở tầng cao hơn trong kho

Vạch sẵn các tuyến đi cho xe nâng hàng, xe vận chuyển để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc Sử dụng hệ thống giá kệ di động, chọn loại kệ phù hợp với kích thước và trọng lượng của hàng hóa, cũng như tối ưu hóa không gian lưu trữ, cân nhắc việc sử dụng giá kệ di động hoặc có thể điều chỉnh để linh hoạt thay đổi theo nhu cầu thực tế

Tiến hành lắp đặt hệ thống điều hoà, quạt gió để điều chỉnh nhiệt độ kho phù hợp nhằm bảo quản hàng tốt hơn

4.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị trong kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO

Lập kế hoạch đầu tư, đổi mới trang thiết bị Khảo sát, đánh giá tình trạng các trang thiết bị hiện có để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời Lên lộ trình thay thế trang thiết bị cũ bằng loại mới tiên tiến, hiện đại và phù hợp với xu hướng Dự toán kinh phí đầu tư mua sắm, lắp đặt đồng bộ các trang thiết bị mới Đầu tư đổi mới, nâng cấp các thiết bị trong kho như xe nâng hàng, xe vận chuyển có động cơ điện hiện đại và tiện dụng hơn Trang bị hệ thống máy móc vận chuyển băng tải để giúp công đoạn ra vào hàng được nhanh chóng, tiện lợi Đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng vận hành, bảo trì các trang thiết bị kho cho nhân viên Cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên đạt yêu cầu để đảm bảo an toàn lao động Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng nhân viên tay nghề cao để động viên và giữ chân họ

Xây dựng quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị Ban hành quy định rõ ràng về việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho từng loại trang thiết bị Lập lịch trình bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo tuổi thọ thiết bị Thành lập đội ngũ kỹ thuật viên chuyên bảo trì trang thiết bị hoặc hợp đồng với đơn vị bảo dưỡng bên ngoài Quy định chế độ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc sau giờ làm việc để không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

4.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các nghiệp vụ trong kho hàng hoá của Công ty Cổ phần Giao nhận ISO a Nhận hàng hoá vào kho

Xây dựng quy trình nghiệp vụ nhận hàng khoa học, chuẩn hoá việc tiếp nhận, kiểm hàng, cập nhật dữ liệu chính xác Quy định rõ trình tự các bước tiếp nhận hàng, kiểm tra số lượng, chất lượng Thiết lập biểu mẫu ghi chép, báo cáo thông tin lô hàng nhập kho chuẩn Đào tạo kỹ năng cho nhân viên trong việc phân loại hàng hoá, tạo mã và nhận diện hàng nhằm tránh sai sót Tổ chức đào tạo về kỹ thuật phân loại, bảo quản hàng hóa đúng tiêu chuẩn Hướng dẫn sử dụng thiết bị đọc mã vạch, tem điện tử để nhận diện đầy đủ thông tin Huấn luyện kỹ năng ghi chép, kiểm đếm và báo cáo số liệu nhập kho

Thiết lập khu vực kiểm hàng rõ ràng, vạch sẵn làn đường để xe vận chuyển di chuyển thuận tiện Xây dựng không gian rộng rãi, tách biệt khu lưu trữ/xuất để không gây xáo trộn b Phát hàng ra khỏi kho Ứng dụng phương pháp FIFO trong quản lý kho hàng hoá Áp dụng nguyên tắc

"hàng vào trước, hàng ra trước" trong quản lý xuất kho Sử dụng phần mềm quản lý tồn kho, đánh dấu thời hạn sử dụng để tuân thủ FIFO Quy định thực hiện kiểm kê định kỳ để đối chiếu, điều chỉnh hàng tồn kịp thời

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực quản lý nghiệp vụ xuất kho có tay nghề cao

Tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn về quản lý xuất kho, bố trí đội ngũ nhân viên giỏi Huấn luyện kỹ năng quét mã, dò tìm vị trí hàng trong kho, cách bố trí lên xe hiệu quả Đào tạo cách ghi chép, báo cáo theo quy định, kỹ năng làm việc dưới áp lực Đưa ra quy định về kỷ luật lao động Ban hành các nội quy, quy chế rõ ràng về chế tài xử lý sai phạm trong xuất kho Có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với các trường hợp gây thiệt hại, mất mát Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên trong thực thi nghiệp vụ c Bảo quản hàng hoá trong kho Áp dụng các biện pháp an toàn trong kho Tăng cường kiểm soát ra vào, bảo vệ

24/24 để đảm bảo an ninh kho vận Trang bị tủ chống ẩm, sấy, kho lạnh để bảo quản hàng theo điều kiện đặc thù

Xây dựng định kỳ kiểm kê và quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân nhân viên phụ trách kho Ban hành quy định cụ thể về việc kiểm kê định kỳ hàng tồn kho

Phân công cụ thể trách nhiệm của từng nhân viên phụ trách khu vực lưu trữ Lập báo cáo kiểm kê kho đều đặn để phát hiện, điều chỉnh kịp thời

Trang bị thêm các cơ sở vật chất cần thiết cho một số loại hàng hoá đặc biệt như giấy bọc chống sốc (hàng dễ vỡ), thùng xốp và đá gel (đối với hàng đông lạnh),

Nâng cấp hệ thống điều hòa, thông gió đảm bảo điều kiện lý tưởng cho mỗi loại hàng.

Một số đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập

Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động quản lý kho hàng hoá của Công ty Cổ phần

Giao nhận ISO, có thể nhận thấy rằng hoạt động quản lý kho hàng hoá của ISO còn nhiều bất cập, chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả quản lý kho chưa cao, tình trạng sắp xếp hàng hoá còn thiếu logic, chưa tận dụng được hết không gian trong kho, cũng như quy trình nhận – phát hàng và bảo quản hàng hoá trong kho còn nhiều hạn chế

• Thực hiện khảo sát nhân viên về các khó khăn gặp phải để có giải pháp hỗ trợ họ nâng cao hiệu quả làm việc

• Xem xét chính sách đãi ngộ, khen thưởng để động viên tinh thần cho nhân viên kho gắn bó và nỗ lực hơn nữa

• Tăng cường đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động, sử dụng trang thiết bị đúng cách để phòng tránh tai nạn, rủi ro trong quá trình vận hành.

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Quy trình quy hoạch không gian kho - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Hình 2.1. Quy trình quy hoạch không gian kho (Trang 18)
Hình 3.1: Logo thương hiệu ISO Logistics - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Hình 3.1 Logo thương hiệu ISO Logistics (Trang 25)
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của ISO - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của ISO (Trang 28)
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ISO giai đoạn 2021 - 2023  (Đơn vị: tỷ đồng) - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ISO giai đoạn 2021 - 2023 (Đơn vị: tỷ đồng) (Trang 30)
Bảng 3.2. Tổng chi phí công ty ISO Logistics giai đoạn 2021 - 2023 - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Bảng 3.2. Tổng chi phí công ty ISO Logistics giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 30)
Bảng 3.5. Diện tích các kho của Công ty ISO - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Bảng 3.5. Diện tích các kho của Công ty ISO (Trang 34)
Hình 3.3. Sơ đồ kho tại Việt Nam của Công ty ISO - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Hình 3.3. Sơ đồ kho tại Việt Nam của Công ty ISO (Trang 35)
Bảng 3.6. Trang thiết bị trong kho của Công ty ISO - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Bảng 3.6. Trang thiết bị trong kho của Công ty ISO (Trang 37)
Hình 3.4. Quy trình bảo quản hàng hoá tại kho của Công ty ISO - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Hình 3.4. Quy trình bảo quản hàng hoá tại kho của Công ty ISO (Trang 39)
Hình 3.5. Quy trình phát hàng tại kho của Công ty ISO - giải pháp quản lý kho hàng hóa của công ty cổ phần giao nhận iso
Hình 3.5. Quy trình phát hàng tại kho của Công ty ISO (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w