1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Xuất Khẩu Bột Đá Sang Thị Trường Ấn Độ Của Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh VMPC
Tác giả Trần Thị Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Đạt
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài (10)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu (15)
      • 1.6.2. Phương pháp xử lí dữ liệu (16)
    • 1.7. Kết cấu đề tài (16)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh (17)
      • 2.1.1. Khái niệm cạnh tranh (17)
      • 2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh (18)
      • 2.1.3. Các cấp độ cạnh tranh (20)
    • 2.2. Một số lý thuyết về hoạt động nâng cao cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của (23)
      • 2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp (24)
      • 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp (25)
      • 2.2.3. Các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp 20 2.3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp (28)
    • 2.4. Phân định nội dung nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 3: NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VMPC (35)
    • 3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC (35)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (35)
      • 3.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty giai đoạn 2021- 2023 (36)
    • 3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021-2023 (38)
      • 3.2.1. Khái quát về thị trường Ấn Độ đối với mặt hàng bột đá (38)
      • 3.2.2. Thực trạng xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần (42)
      • 3.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC (45)
      • 3.2.4. Các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC (49)
    • 3.3. Các nhân tố tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC (50)
      • 3.3.1. Sản phẩm thay thế (50)
      • 3.3.2. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu (52)
      • 3.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng (53)
      • 3.3.4. Nhà cung cấp (53)
      • 3.3.5. Khách hàng (54)
    • 3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC (55)
      • 3.4.1. Thành công (55)
      • 3.4.2. Vấn đề tồn tại và nguyên nhân (56)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH (61)
    • 4.1. Triển vọng và bối cảnh (61)
      • 4.2.1. Nâng cao nguồn vốn và khả năng quản lí vốn linh hoạt (62)
      • 4.2.2. Giải pháp về marketing và quảng bá công ty (63)
      • 4.2.3. Đa dạng hóa thị trường, khai thác các khu vực mới (64)
      • 4.2.4. Đầu tư nâng cao và phát triển chất lượng sản phẩm (64)
      • 4.2.5. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực (65)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

Tác giả tập trung vào các nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty TNG sang thị trường EU với sản phẩm là hàng may mặc như: Thị phần xuất khẩu, mặt hàng và chất lượng

NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VMPC

Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC (VMPC JSC) – Nhà xuất khẩu bột đá (Canxi Carbonate) nguyên chất siêu mịn có trụ sở tại Việt Nam Công ty VMPC ra đời với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt xa sự mong đợi của khách hàng và VMPC nhấn mạnh rằng không tin vào khái niệm hoàn hảo mà chỉ tin vào khái niệm “đủ tốt” để giúp khách hàng giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mang lại giá trị tốt nhất cho đồng tiền họ bỏ ra

- Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC là doanh nghiệp chuyên về vật liệu khoáng sản công nghiệp Với hơn 15 năm tồn tại và phát triển, VMPC là nhà cung cấp bột đá (canxi cacbonat) hàng đầu ở Việt Nam VMPC được thành lập vào năm 2007, và trong hai năm đầu kinh doanh, VMPC hoạt động như một công ty xuất khẩu trực tiếp trong lĩnh vật liệu khoáng sản công nghiệp Công ty kinh doanh chủ yếu bột đá xay (GCC) và kinh doanh các sản phẩm khoáng sản khác Kích thước hạt phổ biến GCC của VMPC dao động từ D97 =3 àm đến D97 = 30 àm dễ dàng thay thế cho bột đỏ kết tủa (PCC), dùng làm phụ gia cho Giấy độn/lớp phủ, Nhựa (Hợp chất/Mẻ chính), Sơn, Cao su, Mỹ phẩm… Sản lượng bột trung bình hàng năm là 300.000 tấn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ và thiết bị Hosokawa Alpine hiện đại nhất của Đức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001-2000, cho phép tạo ra sản phẩm có chất lượng cao

Nhà máy chế biến bột đá đầu tiên của VMPC tọa lạc tại khu công nghiệp Yên Bái, tỉnh Yên Bái, cách cảng Hải Phòng khoảng 260 km, thuận tiện cho việc vận chuyển bằng đường bộ, đường sông và đường sắt Mỏ lộ thiên CaCO3 Mông Sơn có trữ lượng 500.000.000 tấn, dễ dàng khai thác, vận chuyển thuận tiện bằng sà lan về nhà máy chế biến

Tầm nhìn của công ty là mong muốn trở thành nhà sản xuất bột đá siêu mịn số một tại Việt Nam và có dấu ấn rộng rãi hơn trên toàn thế giới Công ty coi trọng điều đó, làm việc từng ngày để cống hiến nhiều giá trị hơn cho khách hàng của mình

Công ty hoạt động chủ yếu một số ngành nghề kinh doanh sau: Kinh doanh vật liệu khoáng sản công nghiệp, chủ yếu là bột đá xay (GCC), bột đá kết tủa/nhẹ (PCC) và các vật liệu khác

3.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty giai đoạn

 Các hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty

Bảng 3.1 Thống kê doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh từ 2021-2023 Đơn vị: VNĐ

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Hàng xuất khẩu

Nguồn: Bộ phận Kế toán - Công ty CP KD VMPC

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, doanh thu chủ yếu của công ty VMPC tới từ hoạt động xuất khẩu, chiếm từ 75%-84% trong tổng doanh thu Thị trường nước ngoài luôn là miếng bánh béo bở cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam, tuy nhiên với vị thế của mình và hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đã giúp công ty VMPC có được sự thành công lớn như vậy Hơn nữa nhu cầu của các thị trường nước ngoài luôn cao hơn so với thị trường trong nước Doanh thu từ việc xuất khẩu tăng qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh mẽ vào năm 2023 nhờ vào chiến lược mở rộng thị trường của VMPC Từ đây có thể thấy một dấu hiệu đáng mừng trong tốc độ phát triển của công ty, cũng như vị thế của công ty trên thị trường quốc tế

 Các sản phẩm kinh doanh tiêu biểu của công ty

Bảng 3.2 Doanh thu các sản phẩm chính của công ty Cổ phần Kinh doanh

VMPC giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: VNĐ

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng

Bột đá tráng phủ (HS code:283650)

Bột đá không tráng phủ

Bột đá nhẹ/kết tủa

Nguồn: Bộ phận Kế toán - Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC

VMPC là công ty nổi tiếng về kinh doanh bột đá xay Ba loại bột đá chủ yếu là bột đá tráng phủ, bột đá không tráng phủ, bột đá nhẹ/kết tủa Công ty luôn cam kết với tiêu chuẩn cao về sự bền vững, thân thiện với môi trường Ba loại bột đá này có đặc điểm và tính chất khác nhau, chủ yếu được ứng dụng trong ngành công nghiệp nhựa, sơn, giấy, gốm sứ,… Tuy nhiên nhu cầu về mỗi loại khác nhau Bột đá tráng phủ có doanh thu cao nhất trong suốt giai đoạn 2021-2023, theo sau đó là bột đá không tráng phủ, và cuối cùng là bột đá nhẹ/kết tủa Nguyên nhân do bột đá nhẹ/kết tủa có chất lượng tốt nhưng giá thành lại cao hơn hai loại trên, dó đó, mục tiêu của công ty VMPC là hướng đến thúc đẩy kinh doanh bột đá tráng phủ và không tráng phủ với cam kết kích thước hạt chỉ từ

D97 =3 àm đến D97 = 1,5 àm dễ dàng thay thế cho bột đỏ kết tủa Ngoài ra cỏc sản phẩm khoáng sản khác của công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ từ 9%-10% doanh thu của công ty

Bảng 3.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ đạo Công ty Cổ phần Kinh doanh

Nguồn: Bộ phận Kế toán - Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC

Từ báo cáo về cơ cấu xuất khẩu chủ đạo của công ty VMPC giai đoạn 2021-2023 cho thấy, thị trường đối tác chủ yếu của công ty là Ấn Độ, Trung Quốc Đây cũng là hai thị trường trọng điểm mà VMPC tập trung xuất khẩu trong những năm gần đây Năm

2023, bên cạnh việc gia nhập thị trường mới khó tính là Mỹ và Canada, VMPC vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường trọng điểm trước đó là Ấn Độ, Trung Quốc Tuy nhiên có thể thấy cơ cấu thị trường Ấn Độ đã giảm xuống và đứng thứ hai sau Trung Quốc, chỉ chiếm 28,65% Điều này cho thấy dù công ty chưa có chỗ đứng vững trong ngành, thị phần còn thấp Do đó, để nắm bắt cơ hội thời kỳ hội nhập đang phát triển, công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cần có những chiến lược toàn diện để có những bước tiến vượt trội hơn nữa.

Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021-2023

Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021-2023

3.2.1 Khái quát về thị trường Ấn Độ đối với mặt hàng bột đá

3.2.1.1 Khái quát thị trường Ấn Độ

 Nhu cầu về bột đá

Bột đá hay tên gọi khác là canxi cacbonat trong lịch sử là một trong những chất đốt được ưa chuộng trong ngành công nghiệp giấy Trong những năm gần đây, nó cũng đã trở thành chất đốt ưa thích trong ngành sơn, thay thế nhiều cho cao lanh trong ứng dụng này Vào năm 2023, thị trường bột đá Ấn Độ đã đạt 2,07 tỷ USD và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn dự báo với tốc độ CAGR là 3,60% đến năm 2029 theo GII Global Information Thị trường bột đá ở Ấn Độ đã cho thấy sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do các sản phẩm bột đá của Ấn Độ đang được công nhận và có nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế Ngoài ra, nhu cầu trong nước mạnh mẽ, đặc biệt là từ ngành giấy, xây dựng và nhựa,… đã góp phần mở rộng thị trường nhanh chóng

- Nhu cầu về bột đá trong ngành giấy và bột giấy

Tại thị trường nội địa, Hiệp hội các nhà sản xuất giấy Ấn Độ (IPMA) năm 2022 đã báo cáo tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm khoảng 6-7% trong ngành giấy và bột giấy Sự tăng trưởng bền vững này đã thúc đẩy hơn nữa nhu cầu về bột đá, vì nó đóng vai trò quan trọng trong ngành, thường được thêm vào làm chất độn cho bột giấy hoặc được sử dụng làm chất màu phủ trong quá trình sản xuất giấy Việc bổ sung nó không chỉ giúp tăng cường độ sáng và độ mờ của giấy mà còn góp phần tạo nên độ mịn và khả năng in tổng thể của giấy Bằng cách lấp đầy những khoảng trống và những điểm bất thường trong sợi giấy, bột đá giúp tạo ra bề mặt đồng đều và hoàn hảo hơn, đảm bảo kết quả in tối ưu Mặc dù sự phát triển của Internet đã có tác động đáng kể đến thị trường báo in nhưng nó không làm giảm nhu cầu về giấy trong các ứng dụng thiết yếu khác Ví dụ, trong ngành bao bì, nơi độ bền và chất lượng bảo vệ là tối quan trọng, giấy tiếp tục là vật liệu được ưa chuộng Tương tự, giấy lụa, với độ mềm và khả năng thấm hút, vẫn là thành phần chính trong các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân khác nhau Bất chấp bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển, tính chất linh hoạt và không thể thiếu của giấy vẫn tồn tại, phục vụ nhiều mục đích khác nhau ngoài phương tiện in ấn truyền thống Theo số liệu GII Global Information cung cấp: phân khúc giấy được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn năm 2024 – 2029, và sự mở rộng không ngừng của ngành giấy ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu bột đá, từ đó tạo nên mối quan hệ cộng sinh giữa hai ngành

- Nhu cầu về bột đá trong ngành xây dựng

Không chỉ vậy bột đá cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng Nó phục vụ như một chất độn trong bê tông, tăng cường độ bền, vẻ ngoài và hiệu quả chi phí tổng thể Ngoài ra, nó đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất kính, một vật liệu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng Hơn nữa, bột đá là thành phần quan trọng trong sản xuất xi măng Nó phản ứng với silicon dioxide để tạo ra canxi silicat, đóng vai trò là thành phần chính trong xi măng Hiện nay, ngành xây dựng ở Ấn Độ đang trải qua thời kỳ bùng nổ, được thúc đẩy bởi các yếu tố như đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng và các sáng kiến của chính phủ như 'Nhà ở cho mọi người' và phát triển thành phố thông minh Sự tăng trưởng nhanh chóng này đã dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng tăng, bao gồm cả bột đá Hơn nữa, việc nhấn mạnh vào các biện pháp xây dựng bền vững cũng góp phần vào nhu cầu về bột đá Là vật liệu bền vững, ít tác động và thường có nguồn gốc địa phương, nó có thể đóng góp đáng kể vào hiệu quả môi trường của các dự án xây dựng

- Nhu cầu về bột đá trong ngành nhựa

Canxi cacbonat đã nổi lên như một thành phần không thể thiếu trong ngành nhựa nhờ những lợi ích đa dạng của nó Chủ yếu được sử dụng làm chất độn, nó không chỉ tăng thêm khối lượng cho các sản phẩm nhựa mà còn đóng vai trò là giải pháp tiết kiệm chi phí, góp phần giảm chi phí sản xuất Hơn nữa, nó tăng cường các tính chất vật lý của các mặt hàng nhựa, bao gồm độ cứng, độ bền kéo và khả năng chịu nhiệt Những đặc tính vượt trội này làm cho bột đá trở thành thành phần không thể thay thế trong sản xuất các sản phẩm nhựa khác nhau như ống, màng và tấm PVC Trong bối cảnh Ấn Độ hiện nay, ngành nhựa đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, được thúc đẩy bởi sự mở rộng của các lĩnh vực như bao bì, xây dựng, ô tô và điện tử Nhu cầu tăng vọt trong các ngành công nghiệp đa dạng đã dẫn đến nhu cầu bột đá làm nguyên liệu thô chính ngày càng tăng Hơn nữa, các sáng kiến từ phía Chính phủ Ấn Độ nhằm thúc đẩy việc sử dụng nhựa sinh học và nhận thức ngày càng tăng về các hoạt động bền vững đã thúc đẩy hơn nữa nhu cầu về bột đá Là một khoáng chất tự nhiên, bột đá được nhiều người coi là chất thay thế thân thiện với môi trường hơn so với các chất độn khác, phù hợp với sự thay đổi toàn cầu hướng tới mục tiêu sản xuất bền vững

Tóm lại, các ứng dụng linh hoạt của bột đá xay và bột đá kết tủa đã góp phần vào việc sử dụng rộng rãi chúng trong các lĩnh vực khác nhau trên khắp Ấn Độ Các ngành công nghiệp như giấy, nhựa, xây dựng, chất kết dính, chất bịt kín và sơn đã nhận ra lợi ích của bột đá trong việc nâng cao chất lượng và hiệu suất sản phẩm của họ Vì các lĩnh vực này cũng có sự tăng trưởng và phát triển nên nhu cầu về bột đá tiếp tục tăng, mang lại nhiều cơ hội cho các công ty tham gia thị trường Tuy nhiên có sự khác biệt về nhu cầu giữa PCC và GCC Nhu cầu về PCC bị giới hạn bởi các phân khúc ứng dụng thích hợp và giá của nó Mặc dù PCC nhận thấy cách sử dụng thích hợp trong các ứng dụng như dược phẩm và chăm sóc răng miệng, nhưng vẫn có những chất độn thay thế cũng đáp ứng được nhu cầu của ngành tương ứng Kết quả là GCC chiếm tới 85% lượng bột đá tiêu thụ hiện nay, trong khi PCC chỉ chiếm 15% trong quy mô thị trường gần 3 triệu tấn Thị trường này được phục vụ bởi 4 nhà sản xuất canxi cacbonat quy mô lớn, chiếm khoảng 30% thị trường và thêm 20%–22% nhu cầu được đáp ứng bằng hàng nhập khẩu Phần còn lại của thị trường bị phân mảnh và được phục vụ bởi các nhà sản xuất vừa, quy mô nhỏ và không có tổ chức

3.2.1.2 Tình hình nhập khẩu bột đá của Ấn Độ giai đoạn 2021 - 2023

Theo Trademap.org, tổng giá trị nhập khẩu bột đá theo mã HS Code 283650 giai đoạn 2021 – 2023 như sau:

Hình 3.1 Giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo mã HS Code 283650 Đơn vị: Nghìn USD

Tổng giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ với mã HS 283650 tăng qua các năm

Cụ thể là 140.915,17 nghìn USD năm 2021, 146.675,11 nghìn USD năm 2022 và tính đến năm 2023 con số này đã lên đến 169.915,17 USD Từ số liệu trên có thể thấy được, nhu cầu về bột đá mã HS 283650 đang tăng dần theo từng năm, và với thực trạng trên

2021 2022 2023 thị trường bột đá của Ấn Độ hiện giờ, thì khả năng nhu cầu về mã HS Code này cũng như toàn ngành sẽ còn tiếp tục mạnh vào những năm sắp tới Cụ thể, giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo các quốc gia năm 2021 như sau:

Hình 3.2 Giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo quốc gia năm 2021 Đơn vị: Nghìn USD

Theo dữ liệu từ Trademap.org vào năm 2021, Ấn Độ đã nhập khẩu 140.915,17 nghìn USD bột đá, trở thành nước nhập khẩu bột đá lớn thứ 1 trên thế giới Cùng năm đó, bột đá là sản phẩm được nhập khẩu nhiều thứ 528 tại Ấn Độ Ấn Độ nhập khẩu bột đá chủ yếu từ: Malaysia (54.401,67 nghìn USD), Việt Nam (37.948,18 nghìn USD), Ai Cập (31.416,71 nghìn USD), Jordan (7.259,68 nghìn USD), Hy Lạp (1.771,08 nghìn USD), Nhật Bản (1.607 nghìn USD) Giá trị nhập khẩu bột đá từ Việt Nam chiếm hơn 27% tổng giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ Có thể thấy Việt Nam luôn là đối tác lâu năm và tin cậy của Ấn Độ trong việc nhập khẩu bột đá Và con số này tiếp tục tăng đều qua các năm

3.2.2 Thực trạng xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu bột đá chính của VMPC Hiện nay, công ty đã có được một số lượng đơn hàng xuất khẩu bột đá ổn định với tỷ trọng ngày càng tăng Công ty đang nỗ lực mở rộng thị trường, tiến hành nghiên cứu sản phẩm, xây dựng chiến lược thị trường và định hướng sản phẩm đúng đắn hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Đặc biệt tại thị trường Ấn Độ, công ty đưa ra các chiến lược tối ưu, gia tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu để giữ vững vị

Malaysia Vietnam Ai Cập Jordan Hy Lạp Nhật Bản trí của mình và có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn khác như Aranthangi Chemicals, Calchem Industries, Indo Chemicals, Số liệu từ Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC cho thấy tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng bột đá sang thị trường Ấn Độ trong giai đoạn 2021-2023 như sau:

Hình 3.3 Tổng kim ngạch xuất khẩu bột đá sang thị truờng Ấn Độ của Công ty

Cổ Phần Kinh Doanh VMPC giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2023

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu bột đá ty VMPC sang Ấn Độ giai doạn 2021 – 2023 liên tục tăng từ 15,203 tỷ VNÐ năm 2021 dến 17,124 tỷ VNÐ năm 2022 Con số này đạt đỉnh ở 32,661 tỷ VNĐ vào năm 2023 Có thể thấy giai doạn 2021-2022, công ty bị ảnh hưởng chung bởi tác dộng của trong và sau dịch bệnh Covid – 19 Giá nguyên vật liệu dầu vào tăng cao kéo theo giá thành sản phẩm tăng nên kim ngạch xuất khẩu vẫn có sự tăng nhẹ Khi tình hình dịch bệnh đã chấm dứt, nền kinh tế di vào ổn dịnh, các nhu cầu về bột đá tăng cao, công ty dã nắm bắt kịp thời thời cơ, dẩy mạnh tìm kiếm, hợp tác cùng các dối tác nuớc ngoài Chính vì thế năm 2023 được xem là một năm gặt hái được nhiều thành công của VMPC thị trường Ấn Độ khi kim ngạch xuất khẩu bột đá sang thị truờng này tăng gấp 1,9 lần so với năm 2022 Tuy nhiên giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và chỉ đóng góp phần nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu bột đá của cả nước

 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vào thị truờng Ấn Độ

Bảng: 3.4 Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ của công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021-2023 Đơn vị Tỷ VNĐ

Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng

Bột đá không tráng phủ (HS code:

3 Bột đá nhẹ/kết tủa

100% Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC

Có thể thấy VMPC xuất khẩu chủ yếu mặt hàng chính sang thị trường Ấn Độ là bột đá tráng phủ, bột đá không tráng phủ và bột đá nhẹ/kết tủa Công ty tập trung xuất khẩu ba mặt hàng trên để thúc đẩy doanh số thay vì đa dạng sản phẩm Trong đó bột đá tráng phủ rất được ưu thích tại Ấn Độ, tỷ trọng xuất khẩu bột đá tráng phủ của công ty luôn đạt mức rất cao, chiếm từ 55-60% cơ cấu xuất khẩu của công ty Đứng thứ hai là bột đá không tráng phủ chiếm 30% cơ cấu xuất khẩu của VMPC, và đang có xu hướng tăng lên theo từng năm Ngược lại, sản phẩm bột đá kết tủa/nhẹ lại có xu hướng giảm trong cơ cấu, tính đến năm 2023, chỉ chiếm 5% trong cơ cấu xuất khẩu sang Ấn Độ của công ty Điều này là do sự khác biệt về nhu cầu giữa bột đá kết tủa (PCC) và bột đá xay (GCC) Nhu cầu về PCC bị giới hạn bởi các phân khúc ứng dụng thích hợp và giá của nó Mặc dù PCC nhận thấy cách sử dụng thích hợp trong các ứng dụng như dược phẩm và chăm sóc răng miệng, nhưng vẫn có những chất độn thay thế cũng đáp ứng được nhu cầu của ngành tương ứng Hiện nay, tại thị trường Ấn Độ,GCC chiếm tới 85% lượng bột đá tiêu thụ, trong khi PCC chỉ chiếm 15% trong quy mô thị trường gần 3 triệu tấn

Bên cạnh đó công ty cũng xuất khẩu các sản phẩm khác như Cristobalite, Rutile, Zircon,… với cơ cấu không đáng kể

3.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC

Bảng 3.5 Thị phần xuất khẩu bột đá mã HS Code 283650sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị USD

Kim ngạch xuất khẩu bột đá của

Kim ngạch nhập khẩu bột đá của Ấn Độ

Thị phần xuất khẩu bột đá của VMPC 0.18% 0.20% 0.55%

Nguồn: Phòng xuất khập khẩu Công ty CP KD VMPC Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được thị phần xuất khẩu của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC sang Ấn Độ tăng qua các năm, cụ thể:

Năm 2021, chịu nhiều thiệt sau đại dịch covid -19, kim ngạch xuất khẩu bột đá của toàn ngành ổn định, có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các công ty đứng đầu ngành

Năm 2022, đây là năm mà công ty VMPC có thị phần xuất khẩu bột đá Ấn Độ có chuyển biến tích cực, chiếm 0,2%, cao hơn 0,02% so với năm 2021 Lúc này cả thế giới đang bước vào giai đoạn phục hổi mạnh mẽ nhất sau đại dịch, và Ấn Độ cũng có nhu cầu về bột đá tăng cao, ngoài ra chuỗi cung ứng trên toàn cầu được phục hồi cũng góp phần làm hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường này hiệu quả hơn, chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn

Các nhân tố tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC

đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC

Các sản phẩm thay thế này có thể bao gồm các vật liệu tương đương hoặc có tính năng tương đương với bột đá tự nhiên, nhưng được sản xuất với chi phí thấp hơn hoặc chất lượng cao hơn

Trong ngành công nghiệp giấy , các sản phẩm có thể thay thế bột đá như:

- Kaolin Kaolin là một loại khoáng chất phổ biến được sử dụng như một chất làm trắng và tăng cường độ bóng cho giấy Nó cung cấp độ trắng và độ mịn tương tự như bột đá Ưu điểm độ trắng cao, thích hợp sản xuất giấy tính chất làm đầy cũng tốt hơn bột đá Tuy nhiên Kaolin lại có giá thành cao hơn bột đá Thị trường Kaolin cũng phát triển ở Ấn Độ Vì nơi đây có nguồn cung dồi dào bột kaolin với các mỏ lớn tập trung chủ yếu tại các bang như Rajasthan và Gujarat Ngành công nghiệp giấy sử dụng bột kaolin không chỉ để cải thiện chất lượng bề mặt mà còn để giảm chi phí sản xuất

- Talc (phức hợp magnesium silicate) Talc cũng có thể được sử dụng phổ biến như một chất làm trắng và tăng cường độ bóng cho giấy Nó thường được sử dụng như một phụ gia để cải thiện tính đàn hồi và bề mặt của giấy Ưu điểm của Talc là cảm giác mềm mại, độ bám dính tốt hơn bột đá nhưng chi phí lại cao hơn so với bột đá Ngoài ra Talc còn có quy cơ gây hại sức khoẻ khi hít phải đặc biệt là các vấn đề liên quan đến amiăng trong một số loại talc tự nhiên

Các chất thay thế này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau để đạt được các tính chất mong muốn cho sản phẩm giấy cuối cùng Trong khi bột kaolin và talc vẫn giữ vai trò quan trọng trong các ứng dụng cụ thể, sự phát triển của bột đá trong ngành công nghiệp giấy ở Ấn Độ có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ hơn do chi phí thấp và hiệu quả cao

Trong ngành công nghiệp xây dựng , các sản phẩm có thể thay thế bột đá như:

- Bột thạch cao (Gypsum) rất hiệu quả khi sử dụng làm vật liệu trát tường hoặc sản xuất tấm thạch cao, ngoài ra còn có ưu điểm điều chỉnh thời gian đông kết cho xi măng, giúp kiểm soát quá trình đông cứng Bên cạnh đó lại có nhược điểm là không chịu nước tốt như bột đá và Không phù hợp cho các ứng dụng ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt Ngành công nghiệp xây dựng ở Ấn Độ ngày càng chú trọng đến việc sử dụng các vật liệu có khả năng chịu ẩm tốt và thân thiện với môi trường, đẩy mạnh nhu cầu đối với bột thạch cao Tốc độ phát triển của bột thạch cao ở Ấn Độ được hỗ trợ bởi sự mở rộng của thị trường xây dựng thương mại và dân dụng

- Cát silica: Là thành phần được sử dụng phổ biến của hỗn hợp bê tông, cung cấp độ cứng và độ bền cơ học cao hơn cho bê tông, tuy nhiên chi phí cao hơn so với bột đá, ngoài ra bột silica còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ Với sự bùng nổ của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản ở Ấn Độ, nhu cầu đối với cát silica cũng tăng cao Tuy nhiên, vấn đề khai thác cát silica không bền vững đã dẫn đến các hạn chế và quy định nghiêm ngặt, ảnh hưởng đến tốc độ cung cấp và phát triển của nguồn nguyên liệu này

- Vôi sống: có ưu điểm hơn so với bột đá trong việc cải thiện khả năng chống thấm và độ bền của bê tông, nhưng phản ứng hóa học mạnh, cần thận trọng khi sử dụng và chi phí cao hơn và cần bảo quản cẩn thận để tránh hút ẩm Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xi măng ở Ấn Độ và nhu cầu cao đối với cơ sở hạ tầng, vôi sống đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ Nhu cầu về vôi sống được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và xây dựng đô thị Như vậy có thể thấy, dù trong bất kì ngành công nghiệp nào, thì sản phẩm thay thế của bột đá đều rất đa dạng với chất lượng cao và đa dạng về mẫu mã, thương hiệu, giá cả, cũng như các đặc tính kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, đã tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt hơn

3.3.2 Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Tại Ấn Độ, số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện hữu của VMPC là rất lớn Các đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bột đá này có thể là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu bột đá từ các quốc gia khác, chẳng hạn như, Malaysia, Trung Quốc Đặc biệt Malaysia là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu bột đá sang Ấn Độ nhiều nhất Các công ty đến từ Malaysia đã chiếm lĩnh một thị trường không hề nhỏ tại đây Ngoài ra, thị trường Ấn Độ được phục vụ bởi 4 nhà sản xuất bột đá quy mô lớn, chiếm khoảng 30% thị trường, đó là: Saurashtra Solid Industries Pvt Ltd.: Đây là một trong những nhà sản xuất hàng đầu của bột đá và sản phẩm liên quan ở Ấn Độ Công ty chuyên sản xuất và cung cấp bột đá cao cấp cho các ngành công nghiệp khác nhau như công nghiệp giấy, gốm sứ, nhựa, sơn và các ngành công nghiệp khác Tiếp đến là Gupta Grinding Mills - công ty này cung cấp các sản phẩm bột đá cao cấp như bột đá trắng, bột đá vôi, bột đá dolomite và các loại khác Công ty chủ yếu sản xuất để cung cấp cho các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp hóa chất Tiếp đến là Jai Vardhman Khaniz Pvt Ltd và Gagan Chemical Industries Đây là hai công ty cung cấp một loạt các sản phẩm bột đá như bột đá trắng, bột đá vôi, bột đá dolomite và các sản phẩm liên quan khác cho các ngành công nghiệp khác nhau Những công ty này thường được coi là những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp bột đá ở Ấn Độ, tuy nhiên, cũng có nhiều công ty vừa, quy mô nhỏ và không có tổ chức hoạt động trong ngành này Như vậy, ngoài các đối thủ trong và ngoài nước, VMPC còn phải cạnh tranh với các công ty nội địa của Ấn Độ

Tính chất và chất lượng của sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng khác nhau Các đối thủ cạnh tranh lớn như Saurashtra Solid Industries, Gupta Grinding Mills thì có lợi thế về vốn và công nghệ, chất lượng sản phẩm và độ đa dạng sản phẩm của các doanh nghiệp này cũng cao hơn so với VMPC Còn các công ty vừa và bé tại Ấn Độ có chất lượng sản phẩm trung bình với tính đa dạng chưa cao Đối với các công ty, tập đoàn lớn, chiến lược cạnh tranh của họ thiên về yếu tố khác biệt hoá, với những sản phẩm có thương hiệu và tính chất riêng so với thị trường Còn các công ty sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thì tập trung vào chiến lược chi phí thấp và chiến lược tập trung trọng điểm

3.3.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Thị trường bột đá của Ấn Độ là một trong những thị trường lớn và quan trọng trên thế giới, với nhu cầu lớn từ các ngành công nghiệp xây dựng, xây dựng hạ tầng và sản xuất Do đó, việc có sự cạnh tranh và tham gia của các đối thủ mới là điều có thể dự đoán Đối thủ này có thể là các doanh nghiệp bột đá đang mở rộng hoạt động quốc tế hoặc các nhà sản xuất bột đá từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Brazil, hoặc các quốc gia khác có nguồn tài nguyên đá phong phú Có một số quốc gia trên thế giới được biết đến với nguồn tài nguyên bột đá phong phú có thể kể đến như Trung Quốc Theo số liệu thống kê của WorldBank năm 2023, Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu bột đá lớn nhất trên thế giới Đất nước này có nhiều khu vực khai thác đá granite, marble, và các loại đá khác Bên cạnh đó Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên bột đá lớn với nhiều mỏ đá vôi và mỏ trầm tích chứa calsit trải rộng ở các tiểu bang như Kentucky, Texas, và Florida Nga có nhiều khu vực mỏ calsit, đặc biệt là ở khu vực Ural và Siberia Hay Brazil cũng có nguồn tài nguyên CaCO3 lớn, với các khu vực khai thác đá vôi và calsit ở các bang như Minas Gerais và Bahia Ngoài ra, còn có các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Na Uy, Nam Phi, tài nguyên CaCO3 đáng kể Với nguồn tài nguyên phong phú và giàu có, sẽ có nhiều công ty đến từ các quốc gia này tham gia vào thị trường Ấn Độ - nơi nhập khẩu bột đá lớn nhất thế giới hiện nay

Nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất bột đá là các loại đá tự nhiên, cùng với các hóa chất và phụ gia cần thiết để điều chỉnh và cải thiện tính chất của sản phẩm… Nguyên liệu đầu vào để sản xuất bột đá thường bao gồm các loại đá tự nhiên như granite, marble, limestone (đá vôi), quartzite, basalt, và các loại đá khác Công ty VMPC sẽ nhập các nguyên liệu đầu vào này từ các nhà cung cấp sau đó chế biến thông qua các quy trình như nghiền, nghiền mịn, và sàng lọc để tạo ra bột đá với kích thước hạt nhỏ và đồng nhất Các công nghệ và thiết bị khác nhau có thể được sử dụng trong quá trình này, tùy thuộc vào loại đá và yêu cầu cụ thể của sản phẩm cuối cùng Các nhà cung cấp lớn của VMPC là Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Đồng Nai (DONAUCO): DONAUCO là một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bột đá, bao gồm các loại đá tự nhiên như granite, basalt, và limestone Bên cạnh đó còn Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Bắc Kạn (BKMI): BKMI cung cấp đá vôi (limestone) và các loại đá khác cho các doanh nghiệp sản xuất bột đá và xi măng tại Việt Nam Đây đều là hai công ty lớn và có uy tín cao trên thị trường vật liệu khoáng sản ở Việt Nam Nguồn nguyên liệu đầu vào được khai thác chủ yếu ở Mỏ Đá hoa trắng Tây Bắc Mông Sơn (với trữ lượng khai thác

500 triệu tấn) trên Vùng Hồ Thác Bà (Yên Bái, Việt Nam) Đây là Mỏ đá hoa đặc biệt tinh khiết, được đánh giá là tốt nhất Việt Nam và Đông Nam Á Thành phần hóa học và tính chất cơ lý của sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhiều ngành công nghiệp Không chỉ vậy, BKMI và DONAUCO luôn cung cấp mức giá cả hợp lí và ổn định

Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC đã xây dựng mối quan hệ đối tác thương mại ổn định với các đối tác Ấn Độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng Điều này đã giúp công ty duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu bột đá sang Ấn Độ Khách hàng có tầm quan trọng đối với doanh thu của VMPC tại thị trường Một trong những khách hàng lớn nhất của VMPC là Surfa Coast PVT LTD Theo báo cáo doanh thu năm 2023, doanh thu đến từ khách hang này chiếm gần 30% tổng doanh thu xuất khẩu bột đá sang thị trường Ân Độ của công ty và con số này tang gắp 1,5 lần so với năm 2022 Ngoài ra, các khách hàng khác của VMPC đến ở Tây Ấn Độ, đặc biệt là các bang như Gujarat và Maharashtra, là nơi có cơ sở công nghiệp vững mạnh bao gồm các lĩnh vực như nhựa, giấy, xây dựng và dược phẩm

Công ty cũng đã có cho mình những khách hàng trung thành giúp công ty duy trì doanh thu ổn định và giảm chi phí marketing nhằm thu hút khách hàng mới Sự trung thành của Surfa Coast PVT LTD và các đối tác ở khu vực Tây Ấn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và uy tín ở Tây Ấn Độ, từ đó tạo ra nhu cầu đáng kể về canxi cacbonat, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường ở khu vực này

Khách hàng Ấn Độ thường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm GGC, đặc biệt là độ tinh khiết và độ mịn của bột đá Do đó, VMPC luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Không chỉ vậy, giá cả cũng là yếu tố mà khách hàng quan tâm, do đó công ty cần tối ưu chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý và cạnh tranh trên thị trường.

Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC

Trong hơn 17 năm hoạt động và phát triển, Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC đã duy trì sự ổn định và liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chặt chẽ hợp tác với các bộ phận khác để thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất và xuất khẩu Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19, suy thoái kinh tế và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam và Ấn Độ cũng như ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, nhưng công ty vẫn duy trì được vị thế vững chắc trên thị trường Ấn Độ Khi theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí, công ty đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:

Thứ nhất , đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu luôn ổn định Công ty có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào từ hai công ty lớn là DONAUCO và BKMI, với nguồn cung ứng ổn định và giá cả hợp lí

Thứ hai , chiến lược đẫn đầu về chi phí đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp

Công ty Cổ phần Kinh doanh thành công khi thâm nhập vào thị trường rộng lớn và cạnh tranh gay gắt như Ấn Độ Việc tạo ra sản phẩm có giá thấp hơn so với mức trung bình của thị trường đã trở thành chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị Ấn Độ

Thứ ba , chất lượng sản phẩm liên tục được cải thiện, đồng thời uy tín của doanh nghiệp đã được củng cố trên thị trường toàn cầu Công ty không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm bằng cách tăng cường phát triển các dòng sản phẩm chủ lực là bột đá tráng phủ và bột đá không tráng phủ, đồng thời luôn đưa ra các phương án nhằm tối ưu hóa chi phí Nhờ vào sự cải thiện này, uy tín của Công ty đã được nâng cao, thu hút sự tin tưởng từ nhiều nhà nhập khẩu trên toàn cầu nói chung và Ấn Độ nói riêng Với sự tin tưởng và đánh giá cao từ đối tác, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng, đồng thời góp phần vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận

Thứ tư , doanh thu từ hoạt động xuất khẩu bột đá đã liên tục tăng lên trong những năm gần đây, và tỷ lệ tăng trưởng này được đánh giá là khá cao Sự gia tăng doanh thu đã kéo theo lợi nhuận tăng lên Để duy trì và tiếp tục gia tăng mức tăng trưởng này, công ty cần tiếp tục tập trung vào việc thúc đẩy xuất khẩu bột đá, là nguồn thu chính mang lại doanh thu cho doanh nghiệp

3.4.2 Vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC đang đối mặt với một số vấn đề tồn tại khi theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí như:

Thứ nhất , hạn chế về nguồn lực, đặc biệt là vốn đầu tư Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về bột đá của các khách hàng của VMPC tăng nhanh chóng Đã có những thời điểm nhu cầu về mặt hàng bột đá gia tăng quá nhanh, công ty còn xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa do phải xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế khác Để trở thành dẫn đầu về chi phí, VMPC thường cần đầu tư mạnh vào công nghệ, máy móc hiện đại, và cơ sở hạ tầng để tăng năng suất và hiệu quả Nhưng vốn hạn chế khiến công ty có thể không đủ khả năng để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết này, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá Ngoài ra thiếu vốn, nên công ty cũng gặp khó khanw trong việc mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế theo quy mô Không chỉ vậy, việc quản lý dòng tiền là rất quan trọng trong chiến lược dẫn đầu về chi phí Khi vốn hạn chế, công ty không đủ linh hoạt để đối phó với các biến động của thị trường, như thay đổi trong giá nguyên liệu hoặc nhu cầu thị trường

Thứ hai , khả năng cạnh tranh về giá cả của Công ty trong việc xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ vẫn chưa đạt mức cao Tại thị trường này, xuất hiện các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn về chi phí Đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ Malaysia, Trung Quốc và cả những công ty nội địa đã lâu đời tại Ấn Độ Những quốc gia có lợi thế nguồn lực cũng như có kinh nghiệm thị trường lâu năm cũng có công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiệu quả hơn hoặc quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn Đồng thời, sự tăng lên của số lượng doanh nghiệp cùng ngành cũng làm gia tăng áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường quốc tế, do nhu cầu tiêu thụ bột đá ngày càng tăng từ phía thị trường này

Thứ ba , chiến lược Marketing không hiệu quả Các sản phẩm của VMPC thường chỉ được phân phối thông qua các kênh truyền thống như hội chợ, triển lãm, và không gian bán hàng trực tuyến gần như không được xem xét Các kênh này không nhận được đầu tư đúng mức, và trong một năm, chỉ có một hoặc hai đơn hàng được đặt do thiếu chiến lược marketing cụ thể Chiến lược marketing không hiệu quả khiến thương hiệu của công ty không được nhận biết rộng rãi hoặc không tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng Điều này giảm khả năng thu hút và giữ chân khách hàng, ngay cả khi công ty cung cấp giá cả cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác Ngoài ra, điều này còn làm giảm khả năng bán hàng và mở rộng thị phần của VMPC Marketing không chỉ là công cụ để thu hút khách hàng mà còn giúp giữ chân họ Chiến lược marketing yếu kém có thể khiến khách hàng của VMPC hiện tại cảm thấy không được quan tâm đúng mức và từ đó chuyển sang các thương hiệu khác

Thứ tư, sản phẩm chỉ xuất khẩu sang một khu vực chủ yếu là Tây Ấn Độ- nơi có nhu cầu về bột đá cao nhất tại Ấn Độ - môi trường cạnh tranh khốc liệt Ngoài ra doanh thu xuất khẩu năm 2023 tăng vượt trội nhưng chủ yếu đến từ các đối tác lâu năm

Có thể thấy doanh thu phụ thuộc chủ yếu vào những khách hàng này Khi tập trung vào một khu vực địa lý cụ thể, công ty có thể bỏ lỡ cơ hội để mở rộng thị trường và tăng doanh thu Sự phụ thuộc vào một khu vực Tây Ân có thể làm tăng rủi ro kinh doanh nếu khu vực đó gặp khó khăn về kinh tế hoặc chính trị Ngoài ra điều này khiến công ty bị hạn chế trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường lớn hơn Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng định giá và lợi thế cạnh tranh của công ty nếu các đối thủ cung cấp sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn hoặc chất lượng tốt hơn trong cùng khu vực

Thứ năm , Nhà cung cấp chưa đa dạng, phụ thuộc vào hai nhà cung cấp chính

Phụ thuộc vào một số lượng hạn chế nhà cung cấp khiến VMPC tăng nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng nếu một hoặc một số ít nhà cung cấp gặp vấn đề về sản xuất hoặc giao hàng Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng của công ty trong việc duy trì hoạt động sản xuất liên tục và hiệu quả Không chỉ vậy khi chỉ dựa vào một vài nhà cung cấp, công ty có thể mất đi lợi thế trong việc thương lượng giá cả tốt hơn hoặc điều kiện thuận lợi hơn do thiếu sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp Từ đó có thể dẫn đến chi phí cao hơn so với mong đợi, làm suy yếu vị thế dẫn đầu về chi phí của công ty Phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp cũng tăng rủi ro tài chính và vận hành nếu những nhà cung cấp này gặp vấn đề về tài chính hoặc vận hành

Do tình trạng kinh tế suy thoái trên toàn cầu và nên kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành kinh tế nói chung và ngành khoáng sản nói riêng Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, các nhà đầu tư và người cho vay trở nên ngại rủi ro hơn, dẫn đến các điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn Các ngân hàng có thể tăng tiêu chí cho vay, khiến doanh nghiệp khó có đủ điều kiện vay vốn hơn Tương tự, các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư khác có thể ưu tiên sự ổn định hơn là tăng trưởng, ưu tiên các công ty có dòng tiền mạnh và mức nợ thấp hơn các dự án khởi nghiệp hoặc mở rộng (Theo Diễn đàn Đông Á năm 2023) Lãi suất cao hơn đối với những người đi vay có rủi ro cao hơn Nếu các doanh nghiệp bị coi là rủi ro do tình hình kinh tế, họ có thể phải đối mặt với lãi suất cao hơn đối với các khoản vay mới, nếu họ có thể đảm bảo được chúng Điều này làm tăng chi phí vay, giảm lượng vốn mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tăng trưởng hoặc hoạt động Điều này làm giảm nguồn vốn có sẵn cho các doanh nghiệp nói chung và VMPC nói riêng

Quá trình hội nhập kinh tế diễn ra trên toàn cầu đã đặt đưa công ty vào sân chơi lớn hơn và mức độ cạnh tranh cũng gay gắt hơn với sự xuất hiện của nhiều đối thủ đến từ các doanh nghiệp trên toàn thế giới Khi các rào cản thương mại được giảm bớt, nhiều công ty nước ngoài có thể thâm nhập thị trường Ấn Độ Điều này đặc biệt rõ ràng trong các ngành công nghiệp như bột đá vôi, nơi nhập khẩu từ các nước có nguồn tài nguyên đá vôi phong phú như Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã tăng lên Các quốc gia này cung cấp đá vôi với giá cạnh tranh, thách thức các nhà sản xuất địa phương và các nhà sản xuất quốc tế khác Với nhiều người chơi hơn trên thị trường, áp lực về giá cả ngày càng tăng Các công ty từ các quốc gia có chi phí sản xuất thấp hơn có thể cung cấp bột đá vôi với giá thấp hơn, điều này có thể dẫn đến cuộc chiến về giá Đồng thời, môi trường kinh tế và chính trị thế giới trong những năm gần đây cũng đang trải qua những biến động, và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như VMPC cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của những thay đổi này Hơn nữa, trong thế giới hiện nay, có nhiều đối thủ đến từ các quốc gia có sức mạnh về công nghệ cạnh tranh

Nguồn vốn của Công ty vẫn còn hạn chế, chủ yếu được đầu tư vào nguyên liệu đầu vào, dây chuyền sản xuất và công nghệ, cũng như vào hoạt động nghiên cứu sản phẩm.Công ty cổ phần VMPC chưa niêm yết với vốn thấp nên khả năng huy động them vốn thấp Và công ty lựa chọn chủ yếu là phát triển dựa trên lợi nhuận tích lũy và nguồn vốn tự có thay vì tìm vốn ngoài nhằ mục đich tránh rủi ro tài chính và áp lực từ các nhà đầu tư bên ngoài Ngoài ra, năng lực quản lý tài chính kém hiệu quả, bao gồm quản lý dòng tiền kém, lập ngân sách không đầy đủ và sử dụng nguồn lực không hiệu quả, gây khó khăn cho các công ty trong việc duy trì tính thanh khoản và đảm bảo nguồn vốn bổ sung

Nguồn vốn hạn chế kéo theo chi phí cho các hoạt động marketing và xúc tiến thương mại vẫn còn hạn chế, gây ra rào cản lớn cho VMPC trong quá trình hội nhập kinh tế hiện đại Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc có sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ là rất quan trọng Nếu công ty không sử dụng hiệu quả các công cụ tiếp thị kỹ thuật số như SEO, mạng xã hội và tiếp thị nội dung, công ty có thể không tiếp cận được một phần đáng kể khách hàng tiềm năng Ngân sách tiếp thị hạn chế có thể hạn chế phạm vi tiếp cận và tần suất của các chiến dịch tiếp thị, làm giảm hiệu quả của chúng Phòng marketing chưa tập trung đủ vào việc khai thác các kênh bán hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số Hơn nữa, chưa có kế hoạch marketing cụ thể và không có sự tập trung vào các phân khúc cụ thể Công ty cũng chưa có chiến lược rõ ràng để thúc đẩy website và fanpage Công ty không có một chiến lược tiếp thị rõ ràng hoặc không đủ hiệu quả để tiếp cận và thu hút khách hàng trong thị trường Ấn Độ Việc thiếu chiến lược tiếp thị có thể dẫn đến việc không thúc đẩy đủ sự nhận biết thương hiệu và sản phẩm Không chỉ vậy, việc không hiểu rõ về văn hóa và ngôn ngữ của thị trường Ấn Độ dẫn đến hoạt động Marketing không phù hợp và không hiệu quả Bên cạnh đó công ty chưa tập trung vào mối quan hệ giữa người với người, doanh nghiệp và khách hàng Vì ở Ân Độ mối quan hệ và kết nối cá nhân rất quan trọng Đội ngũ hậu cần trẻ hoặc ít kinh nghiệm thiếu các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng Điều này dẫn đến sự thiếu hiệu quả như lập kế hoạch tuyến đường kém, tải hàng hóa không đủ hoặc quản lý hàng tồn kho không hiệu quả, tất cả đều làm tăng chi phí hoạt động Không chỉ vậy vhân viên ít kinh nghiệm có thể dễ mắc lỗi hơn trong quản lý đơn hàng, kiểm soát hàng tồn kho và chứng từ vận chuyển Những sai sót này có thể dẫn đến sự chậm trễ, trả lại hàng tốn kém và sự không hài lòng của khách hàng, gián tiếp làm tăng cơ sở chi phí và giảm khả năng cạnh tranh về giá Hơn nữa một đội ngũ thiếu kinh nghiệm có thể không thành thạo trong việc phản ứng nhanh với những thay đổi trong điều kiện thị trường hoặc sự gián đoạn của chuỗi cung ứng Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội tiết kiệm chi phí hoặc chậm thích ứng với các quy trình và công nghệ hiệu quả hơn

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH

Triển vọng và bối cảnh

Hiện tại, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu về nhu cầu thị trường về bột đá trong ngành giấy, trong đó Trung Quốc là nước tiêu dùng hàng đầu Nhu cầu ngày càng tăng về bao bì giấy và các sản phẩm khăn giấy dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Theo Hiệp hội các nhà sản xuất giấy Ấn Độ (IPMA), ngành công nghiệp giấy Ấn Độ chiếm khoảng 4% sản lượng giấy của thế giới Doanh thu ước tính của ngành là 70.000 INR crore (~ 8.474,56 triệu USD) (quy mô thị trường trong nước là 80.000 INR crore (~ 9.685,21 triệu USD)) và đóng góp của ngành vào ngân sách khoảng 5.000 INR crore (~ 605,33 triệu USD)

Theo báo cáo độc quyền của Marketandmarkets được đăng lại trên Bloomberg mới đây, khu vực châu Á Thái Bình Dương đang chứng kiến nhu cầu cao về nhựa sử dụng trong các ngành nghiệp bao bì, ô tô, xây dựng, điện & điện tử… Việc sử dụng nhựa giúp giảm chi phí trong ngành đóng gói và xây dựng, giảm trọng lượng cho các bộ phận ô tô và làm chất cách điện trong các sản phẩm điện tử kéo theo nhu cầu sử dụng bột đá trong khu vực

Không chỉ vậy ngoài việc được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp giấy, nhựa, sơn, chất kết dính & keo , bột đá được các nhà nghiên cứu đang tiếp tục khám phá ra những ứng dụng mới Hạt nano canxi cacbonat hiện đang được nghiên cứu trong y học, dược phẩm nhằm điều trị ung thư Đặc biệt, các vật liệu dựa trên bột đá có đặc tính phân hủy sinh học Phát triển sản phẩm phân hủy sinh học đang trở thành xu hướng toàn cầu do vậy tiềm năng cho thị trường tiêu thụ bột đá là rất lớn Ấn Độ hiện nay là quốc gia đông dân nhất thế giới Theo IMF (bản cập nhật tháng

1 về Triển vọng kinh tế thế giới), tăng trưởng GDP của Ấn Độ được dự đoán ở mức 6,1% vào năm 2024, nhờ vào đầu tư trong nước Đầu tiên và quan trọng nhất, yếu tố then chốt giúp Ấn Độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là nguồn cung và cầu khổng lồ từ cơ sở dân số đông đảo Các bên cung và cầu hoạt động theo cả hai hướng để hỗ trợ sự ổn định kinh tế của Ấn Độ Đây là một thị trường đầy cơ hội và nhu cầu về bột đá và tiếp tục tăng nhanh trong tương lai

Hiện nay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ được coi là tích cực và đa chiều Cả hai quốc gia đã thiết lập một mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2007, và từ đó, quan hệ này đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa Dưới đây là một số điểm nổi bật về quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia này:

Kinh tế và Thương mại: Thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây Cả hai bên cam kết tăng cường hơn nữa việc thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư Cả hai quốc gia đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), điều này tạo ra cơ hội cho việc tăng cường thương mại giữa hai quốc gia

Hiệp định thương mại: Cả hai quốc gia là thành viên của Hiệp định Thương mại

Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), một thỏa thuận thương mại quan trọng giữa ASEAN và Ấn Độ Hiệp định này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên

4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC

4.2.1 Nâng cao nguồn vốn và khả năng quản lí vốn linh hoạt

Việc nâng cao nguồn vốn cho các công ty cổ phần như VMPC là rất quan trọng để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty có thể tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu mới cho các nhà đầu tư Việc này có thể được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hoặc phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu Ngoài ra công ty có thể tận dụng các khoản vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác Việc lựa chọn vay vốn cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo công ty có khả năng trả nợ Tìm kiếm và hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược cũng rất cần thiết và quan trọng Nhà đầu tư chiến lược không chỉ cung cấp vốn mà còn có thể mang lại kiến thức, công nghệ và mở rộng mạng lưới thị trường cho công ty Ngoài ra Crowdfunding cũng là một phương pháp huy động vốn đang ngày càng phổ biến, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ công chúng

Bên cạnh đó công ty cần có một hệ thống quản lý dòng tiền chặt chẽ, bao gồm việc dự báo, theo dõi, và phân tích dòng tiền đầu vào và đầu ra Việc này giúp doanh nghiệp duy trì khả năng thanh khoản, kiểm soát được các khoản chi tiêu không cần thiết, và tối ưu hóa lợi nhuận từ vốn đầu tư Các phần mềm phổ biến hiện nay như như QuickBooks, Xero, hoặc FreshBooks để quản lý dòng tiền Những phần mềm này cung cấp các công cụ để theo dõi thu nhập và chi phí, quản lý hóa đơn và các khoản phải thu, phải trả, cũng như tạo báo cáo tài chính chi tiết Ngoài ra công ty cần xây dựng và thực hiện các chính sách để phòng ngừa và quản lý rủi ro tài chính, như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, và rủi ro thanh khoản Sử dụng các công cụ phái sinh tài chính để bảo hiểm rủi ro khi cần thiết

4.2.2 Giải pháp về marketing và quảng bá công ty Để đạt được mục tiêu trên, công ty chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu mở rộng thị trường đồng thời chú trọng hơn nữa công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm trên thị trường Ấn Độ Ngoài ra, để tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác quốc tế nói riêng, trong việc xúc tiến bán hàng, công ty định hướng bán chiết khấu, nghĩa là khách hàng đặt đơn hàng lớn sẽ được hưởng một tỷ lệ giảm giá từ 3-5% giá trị mua để xây dựng hệ thống khách hàng ổn định, đảm bảo tối thiểu có từ 4 – 5 khách hàng chiến lược, đổi mới công tác quản trị, rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, tinh giảm tỷ lệ gián tiếp Ngoài ra cần khai thác triệt dể sự hỗ trợ của Chính phủ, tăng cuờng quan hệ và nắm bắt thông tin thị truờng thông qua mạng luới các thương vụ Việt Nam tại nuớc ngoài, gia tăng quảng bá qua mạng kinh doanh dể thiết lập các mối quan hệ thuong mại và triển khai các hệ thống kênh phân phối trực tiếp

Công ty nên sử dụng chiến lược marketing đa kênh Do đặc thù của thị trường Ấn Độ với sự phân hóa cao về địa lý và kinh tế, việc tích hợp các kênh này là rất quan trọng

Sử dụng các kênh trực tuyến như mạng xã hội, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), và PPC (quảng cáo trả tiền theo click) để tiếp cận khách hàng Ấn Độ Các nền tảng như LinkedIn có thể đặc biệt hữu ích để kết nối với các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành công nghiệp mục tiêu Đề xuất nâng cấp hình ảnh và thông tin sản phẩm thường xuyên là điều cần thiết cho Công ty Đặc biệt, việc bổ sung các phương thức tiếp thị mới bên cạnh các kênh truyền thống như hội chợ, triển lãm và tạp chí sẽ giúp tăng cường quảng bá sản phẩm Hơn nữa, việc khắc phục các sự cố kỹ thuật trên website, như mất kết nối, và cập nhật thông tin sản phẩm cũng như thông tin về công ty thường xuyên sẽ giữ được ấn tượng tích cực đối với khách hàng

Ngoài ra công ty có thể tùy chỉnh sản phẩm và chiến dịch marketing để phù hợp với sở thích và ngôn ngữ địa phương Ấn Độ có hơn 20 ngôn ngữ chính thức và nhiều phương ngữ, do đó việc này rất quan trọng để tiếp cận đúng và hiệu quả với khách hàng

4.2.3 Đa dạng hóa thị trường, khai thác các khu vực mới

Ngoài Tây Ấn thì cũng có rất nhiều khu vực có nhu cầu về bột đá rất cao như Mumbai và vùng lân cận Mumbai là trung tâm tài chính và kinh tế của Ấn Độ, với sự phát triển đô thị và công nghiệp đa dạng Việc xây dựng và phát triển hạ tầng ở Mumbai và các vùng lân cận luôn cần đến nguồn cung cấp bột đá Hay Chennai là một trong những thành phố lớn nhất ở miền Nam Ấn Độ và có một nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ Việc xây dựng và phát triển hạ tầng ở Chennai đều đặn, do đó nhu cầu về bột đá ở đây cũng rất lớn Công ty có thể xem xét mở rộng xuất khẩu sang những khu vực này

Bên cạnh đó, trong việc khai thác thị trường mới, sự phụ thuộc vào chính phủ, như cục xúc tiến thương mại hoặc các thông tin từ các phòng trực thuộc Bộ Thương mại và tính chính xác của những thông tin này, là điều quan trọng Tuy nhiên, công ty cũng cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thị trường thông qua hợp tác với các doanh nghiệp có kinh nghiệm, và liên tục cập nhật về xu hướng tiêu dùng của thị trường nước ngoài Để thực hiện mục tiêu xuất khẩu dài hạn, công ty cần phải xây dựng và triển khai các biện pháp xúc tiến thương mại quốc tế Đối với việc này, công ty cần sử dụng các phương tiện như thông tin, quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm, và khảo sát thị trường Điều này giúp đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, phân phối và tiêu thụ, dựa trên nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng Ngoài ra, công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế Điều này giúp sản phẩm của công ty nhanh chóng được tiếp cận và được biết đến trên thị trường quốc tế Cần phải chủ động tìm kiếm khách hàng qua các biện pháp xúc tiến xuất khẩu, bao gồm quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm thương mại quốc tế và mở văn phòng đại diện tại các thị trường tiềm năng

4.2.4 Đầu tư nâng cao và phát triển chất lượng sản phẩm

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Thống kê doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh từ 2021-2023 - giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc
Bảng 3.1. Thống kê doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh từ 2021-2023 (Trang 36)
Bảng 3.2. Doanh thu các sản phẩm chính của công ty Cổ phần Kinh doanh  VMPC giai đoạn 2021-2023 - giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc
Bảng 3.2. Doanh thu các sản phẩm chính của công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021-2023 (Trang 37)
Bảng 3.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ đạo Công ty Cổ phần Kinh doanh  VMPC - giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc
Bảng 3.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ đạo Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC (Trang 38)
Hình 3.1. Giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo mã HS Code 283650 - giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc
Hình 3.1. Giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo mã HS Code 283650 (Trang 41)
Hình 3.2. Giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo quốc gia năm 2021 - giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc
Hình 3.2. Giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo quốc gia năm 2021 (Trang 42)
Hình 3.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu bột đá sang thị truờng Ấn Độ của Công ty  Cổ Phần Kinh Doanh VMPC giai đoạn 2021 – 2023 - giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc
Hình 3.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu bột đá sang thị truờng Ấn Độ của Công ty Cổ Phần Kinh Doanh VMPC giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 43)
Bảng 3.5. Thị phần xuất khẩu bột đá mã HS Code 283650sang thị trường Ấn Độ  của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021 – 2023 - giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc
Bảng 3.5. Thị phần xuất khẩu bột đá mã HS Code 283650sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 45)
Bảng 3.6. Bảng so sánh giá bột đá tráng phủ D97 cùng loại của 3 công ty - giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc
Bảng 3.6. Bảng so sánh giá bột đá tráng phủ D97 cùng loại của 3 công ty (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w