1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường eu

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,52 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (13)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2 Tổng quan nghiên cứu đề tài (13)
      • 1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài (0)
      • 1.2.2 Nghiên cứu trong nước (0)
    • 1.3 Đối tượng nghiên cứu (20)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (20)
    • 1.5 Câu hỏi nghiên cứu (20)
    • 1.6 Mục tiêu nghiên cứu (20)
      • 1.6.1 Mục tiêu nghiên cứu chung (20)
      • 1.6.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (20)
    • 1.7 Phương pháp nghiên cứu (21)
    • 1.8 Kết cấu đề tài (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (22)
    • 2.1 Tổng quan về ngành cá ngừ Việt Nam (22)
    • 2.2. Khái niệm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu (24)
      • 2.2.1 Khái niệm (0)
      • 2.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá (0)
    • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ (27)
      • 2.3.1. Các nhân tố thuộc nước xuất khẩu (0)
      • 2.3.2. Các nhân tố thuộc thị trường nhập khẩu (0)
    • 2.4 Phân định nội dung nghiên cứu (32)
    • 2.5 Một số kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu (32)
      • 2.5.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU (0)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ NGỪ SANG THỊ TRƯỜNG EU (36)
    • 3.1 Tổng quan thị trường EU (36)
      • 3.1.1. Quy mô (36)
      • 3.1.2. Đặc điểm thị trường (36)
      • 3.1.3 Hệ thống tiêu thụ (38)
      • 3.1.4 Xu hướng tiêu thụ (39)
      • 3.1.5 Một số quy định của EU đối với hàng thủy sản nhập khẩu (trong đó có mặt hàng Cá ngừ nhập khẩu) (41)
      • 3.1.6 Chính sách nhập khẩu Cá ngừ Việt Nam của EU (45)
    • 3.2. Thực trạng xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU giai đoạn 2019-2023 (48)
    • 3.3 Năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU giai đoạn 2019-2023 (Dựa trên cơ sở lý luận, khớp các tiêu chí vs Csll) (61)
      • 3.3.1 Chất lượng Cá Ngừ (0)
      • 3.3.2 Khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Cá Ngừ (0)
      • 3.3.4 Thị phần xuất khẩu Cá Ngừ (0)
    • 3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU (63)
      • 3.4.1 Các yếu tố trong nước (0)
      • 3.4.2 Các yếu tố thuộc thị trường EU (66)
      • 3.4.3 Các yếu tố quốc tế (68)
      • 3.4.4. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU (68)
    • 3.5 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU (69)
      • 3.5.1 Cơ hội (69)
      • 3.5.2. Thách thức (72)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CÁ NGỪ (75)
    • 4.1 Dự báo xu hướng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU (75)
    • 4.2 Một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu (76)
      • 4.2.1 Đối với Nhà nước (76)
      • 4.2.2 Đối với doanh nghiệp (81)

Nội dung

Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu của đề tài Sau khi tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã được thực hiện nghiên cứu liên quan về x

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Thủy sản là một trong những lĩnh vực then chốt, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam Xuất khẩu thủy sản mang lại nguồn ngoại tế lớn cho đất nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này

Trong số các đối tác thương mại chính của Việt nam, EU nổi lên với tư cách là thị trường lớn thứ hai của thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam Trong đó hiện nay xuất khẩu cá ngừ sang EU đang có mức tăng trưởng ấn tượng do hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA Tuy vậy, cá ngừ Việt Nam vẫn sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn và những quy định, rào cản kỹ thuật vẫn đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn tại thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam Các quốc gia xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt hơn cùng với việc một số thị trường sở tại châu Âu đang có xu hướng đưa ra quy định, tiêu chí khắt khe hơn đối với cá ngừ nhập khẩu vào thị trường này Để duy trì thị phần và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường EU cần phải nhận biết thật đầy đủ để hiểu EU là một thị trường có tính bảo hộ rất cao với hàng rào phi thuế quan (đặc biệt là các rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt với những quy định chặt chẽ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam về nguồn gốc xuất xứ vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thực phẩm tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Do vậy, việc nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ Việt Nam trên thị trường EU là cấp thiết Nhận thức được vấn đề này, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU” làm chủ đề nghiên cứu của mình.

Tổng quan nghiên cứu đề tài

1 Nhóm tác giả Ina Daae Johannessen, Pal Christian Erland (2022) đã nghiên cứu đề tài Norwegian salmon in the European market: An assessment of competitive

2 advantages (Cá hồi Na Uy tại thị trường châu Âu: Đánh giá lợi thế cạnh tranh) Nghiên cứu này với mục đích kiểm tra năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất cá hồi Na Uy trên thị trường Châu Âu, thông qua các chiến lược cạnh tranh dẫn đến lợi thế cạnh tranh Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu với các nhà sản xuất cá hồi người Na Uy và tham gia các hội nghị để hiểu rõ hơn về ngành, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được những phát hiện quan trọng Thông qua cuộc phỏng vấn sâu với một chuyên gia trong ngành, những phát hiện đó đã được xác thực, cùng với dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục thủy sản của nhiều nguồn khác nhau, nhóm nghiên cứu đã phân tích thông qua khung lý thuyết về cạnh tranh của Michael E Porter chiến lược dẫn đến lợi thế cạnh tranh Bài nghiên cứu chỉ ra góc nhìn từ những lựa chọn chiến lược rõ ràng đã tạo ra hoặc sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh Khó đạt được sự dẫn đầu về chi phí vì tất cả đều hoạt động với chi phí sản xuất rất giống nhau Chiến lược khác biệt hóa trước đây thông qua các chứng nhận của bên thứ ba dường như trở nên loãng hơn, vì một số tác nhân trong ngành đạt được các chứng chỉ tương tự Điều đó có nghĩa là họ không còn khác biệt trong lĩnh vực này nữa Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng chỉ ra những phát hiện về những chiến lược không tạo ra lợi thế cạnh tranh

Nhóm tác giả Young-Rok Choi, Young-Choong Kim, Han-Gyun Woo, Bong-Tae Kim (2023) đã nghiên cứu đề tài “Three Essays on The changes in Global Seafood Market and Export Competitive advantage” (Ba tiểu luận về sự thay đổi của thị trường thủy sản toàn cầu và xuất khẩu lợi thế cạnh tranh) Nghiên cứu bao gồm 3 tiểu luận có tựa đề lần lượt là “What drives a country’s fish consumption? Market growth phase and the causal relations among fish consumption, production, and income growth”;

“Emerging issue analysis for the seafood industry based on text mining”; “Determinants of global seafood export’s competitive advantage based on Porter’s diamond model” Ở tiểu luận thứ nhất, tác giả điều tra nguyên nhân chính động lực tăng trưởng tiêu thụ cá ở

96 quốc gia trong 50 năm qua Tác giả sử dụng mô hình DTW, mô hình PVAR để phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng hằng năm về tiêu thụ và đưa ra kết luận rằng các động lực chính cho tăng trưởng tiêu thụ cá khác nhau giữa các giai đoạn tăng

3 trưởng Ở tiểu luận thứ hai, nhóm tác giả sử dụng phân tích từ khóa NEWS API (80.000 nguồn tin tức và blog) để điều tra các vấn đề mới nổi trong ngành thủy sản toàn cầu từ năm 2019 đến năm 2022 Qua đó xem xét mối quan tâm cao về an toàn thực phẩm, cùng tồn tại với môi trường tự nhiên đang thay đổi, chuẩn bị các biện pháp đối phó với xung đột thương mại và nâng cao giá trị dinh dưỡng của hải sản, một chính sách phản ứng được xác định là cần thiết Tiểu luận cuối cùng, tác giả sử dụng mô hình kim cương của Porter, phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản trên thị trường toàn cầu nghiên cứu này phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh xuất khẩu thủy sản trên 5 các nước có cơ cấu xuất khẩu thủy sản tương tự như Hàn Quốc, giai đoạn 2000-2017 Trong đó một số yếu tố quyết định đã được chứng minh là có tác động đến lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản, hiệu quả của hình thức nâng cấp tàu đánh cá có ảnh hưởng lớn hơn đến xuất khẩu thủy sản cạnh tranh hơn là yếu tố công nghệ tiên tiến Ngoài ra, tác giả cho thấy cùng với dòng lao động vào ngành thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua sự tăng trưởng của thị trường tiêu dùng trong nước và cải thiện môi trường của các ngành liên quan cũng rất quan trọng Cuối cùng, một đặc điểm quan trọng của ngành xuất khẩu thủy sản là vai trò của chính phủ là then chốt

Nhóm tác giả Miao Miao, Huang Liu và Jun Chen (2021) đã nghiên cứu đề tài

“Factors affecting fluctuations in China’s aquatic product exports to Japan, the USA, South Korea, Southeast Asia, and the EU” (Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đông Nam Á và EU) Tác giả sử dụng dữ liệu giai đoạn 2000–2018 từ the UN Comtrade Database, nghiên cứu này lần đầu tiên giới thiệu quy mô xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm và phân bổ thị trường của các sản phẩm thủy sản của Trung Quốc Bằng cách sử dụng mô hình thị phần không đổi mở rộng, tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động trong xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) Nhu cầu nhập khẩu được cho là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc Hơn nữa, cơ cấu

4 xuất khẩu và phân phối thị trường thủy sản của Trung Quốc ngày càng trở nên phù hợp với nhu cầu toàn cầu

Nhóm tác giả Suhana, Tridoyo Kusumastanto, Luky Adrianto và Achmad Fahrudin (2016) đã nghiên cứu đề tài “Tuna industries competitiveness in international market Case of Indonesia” (Khả năng cạnh tranh của ngành cá ngừ trên thị trường quốc tế Trường hợp của Indonesia) Nghiên cứu này nhằm phân tích động lực cạnh tranh của mặt hàng cá ngừ của Indonesia trên thị trường quốc tế trong giai đoạn 1998-2014 Tác giả sử dụng phương pháp phân tích Thị phần không đổi (CMS) Kết quả phân tích cho thấy, động lực cạnh tranh của mặt hàng cá ngừ tươi chủ yếu xuất phát từ yếu tố tác động tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ Sự gia tăng xuất khẩu trên thị trường cá ngừ đã dẫn đến việc tăng xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ của Indonesia Động lực cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ đóng hộp và đông lạnh xuất phát từ yếu tố hiệu ứng cạnh tranh Loại cá ngừ cạnh tranh nhất ở Indonesia là cá ngừ vằn đóng hộp kín (Katsuwonus pelamis)

Nhóm tác giả Kulapa Supongpan Kuldilok, PJ Dawsonvà John Lingard (2013) đã nghiên cứu đề tài “The export competitiveness of the tuna industry in Thailand” (Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành cá ngừ ở Thái Lan) Nghiên cứu xem xét khả năng cạnh tranh xuất khẩu của ngành xuất khẩu cá ngừ đóng hộp ở Thái Lan trong giai đoạn 1996-2006 Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận lợi thế so sánh (RCA) và tính toán các chỉ số RCA cho cả các nhà xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu riêng lẻ Nghiên cứu chỉ ra rằng Thái Lan có lợi thế so sánh ở tất cả các thị trường xuất khẩu chính; những con số này vẫn ổn định ở Mỹ, Trung Đông, Nhật Bản và Canada nhưng đã giảm đáng kể ở Úc

Nhóm tác giả Mahida Navghan and Nalini Ranjan Kumar (2017) đã nghiên cứu đề tài “An Empirical Assessment of Indian Seafood Export Performance and Competitiveness” (Đánh giá thực nghiệm về hiệu quả và khả năng cạnh tranh xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ) Nghiên cứu này tập trung vào việc giải thích khả năng cạnh tranh trong thương mại thủy sản của Ấn Độ cũng như tính hiệu quả và lợi thế tương đối của

5 nó tại thị trường Ấn Độ Kết quả của nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng Ấn Độ có lợi thế so sánh trong xuất khẩu cá và các sản phẩm từ cá Nếu có sự quan tâm đúng mức đến thủ tục xuất khẩu và nâng cao chất lượng xuất khẩu thủy sản, Ấn Độ có thể kết hợp sự bất thường này vào khả năng cạnh tranh, khiến nghề cá trở thành ngành đóng góp ngoại tệ lớn Ấn Độ nhập khẩu ít hơn và tăng xuất khẩu, do đó dẫn đến lợi thế thương mại tích cực (RTA) và đang phát triển ổn định Nghiên cứu cho thấy các yếu tố quyết định chính như biến động giá cả trên thị trường quốc tế và tỷ giá hối đoái cần được kết hợp để đạt được tốc độ tăng trưởng dự kiến

Cao Minh Trí, Nguyễn Lưu Ly Na (2018) với nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam” Kết quả nghiên cứu với

200 phiếu khảo sát với các doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy sản và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho thấy có 9 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Trong đó mối quan hệ kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu và chiến lược Marketing là mạnh nhất Kết quả nghiên cứu này đã gợi lên một số hàm ý quản trị mà các đơn vị kinh doanh xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên xem xét nâng cao hiệu quả xuất khẩu Doanh nghiệp cần cải thiện các nhân tố đặc tính doanh nghiệp (DN), đặc điểm môi trường (MT), mối quan hệ kinh doanh (QH), cam kết quốc tế(CK) và chiến lược Marketing (CL)

Nguyễn Thanh Nhàn và Lưu Thanh Đức Hải (2023) với nghiên cứu: “NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TÔM XUẤT KHẨU TỈNH KIÊN GIANG” Kết quả nghiên cứu với 250 phiếu khảo sát với các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu tỉnh Kiên Giang cho thấy có 9 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNXK tôm tỉnh Kiên Giang Trong đó nhân tố Đáp ứng khách hàng là ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đó là Ứng dụng công nghệ, Tầm nhìn chiến lược, Năng lực sản xuất , Nghiên cứu thị trường, Năng lực sản phẩm, Năng lực tài chính, nhân tố Xây dựng thương hiệu, nhân tố ảnh hưởng cuối cùng là Quản lý nhân lực

Lê Thị Việt Nga và cộng sự (2022) với nghiên cứu “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA” Nghiên cứu cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2021 có nhiều biến động, trong đó xét về cơ cấu hàng xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng tôm, cá ngừ tăng trưởng tốt nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm liên tục Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

EU, đánh giá cơ hội, thách thức cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường này Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA

Nguyễn Thị Lệ và cộng sự ( 2019) với nghiên cứu “NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường

Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi “Việt Nam và khu vực Liên minh Châu Âu (EU)” tập trung vào các thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam

Thời gian: Nghiên cứu trong phạm vi từ năm 2019 đến năm 2023

Câu hỏi nghiên cứu

Mặt hàng cá ngừ có năng lực cạnh tranh sang thị trường EU hay không?

Các yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU?

Những giải pháp nào có thể nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU?

Mục tiêu nghiên cứu

1.6.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Dựa vào thực trạng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU và những đặc điểm nổi bật của cá ngừ Việt Nam, đưa ra những đánh giá về năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU Từ đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ

1.6.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Tìm hiểu, nghiên cứu các lý thuyết về năng lực cạnh tranh xuất khẩu và nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ, từ đó biết được chơ chế ảnh hưởng của các nhân tố đó

Nêu lên chính sách nhập khẩu cá ngừ của EU, nhu cầu tiêu thụ và sở thích thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường EU

Phân tích thực trạng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU giai đoạn 2019 - 2023, nêu rõ các lợi thế của mặt hàng cá ngừ Việt Nam về chất lượng, giá cả, từ đó đưa ra các đánh giá về năng lực cạnh tranh xuất khẩu

Xem xét các yếu tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU, đưa ra các giải pháp ứng phó với các yếu tố đó.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập dữ liệu: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập và sử dụng các dữ liệu thứ cấp bằng việc kế thừa các bài báo, bài nghiên cứu khoa học đã được xuất bản trong và ngoài nước để phân tích, phục vụ bài nghiên cứu của nhóm

 Phương pháp xử lý số liệu:

 Phương pháp so sánh: Dựa vào các số liệu thu thập được nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh nhằm thấy được sự chênh lệch về thực trạng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU qua các năm từ 2019 - 2023

 Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các từ khóa chủ chốt trong đề tài cùng các dữ liệu thu thập được sau đó tổng hợp lại để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.

Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu có kết cấu 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Thực trạng xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU

Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về ngành cá ngừ Việt Nam

Cá ngừ tập trung chủ yếu ở miền Trung Việt Nam và trung tâm Biển Đông Sản lượng cá ngừ của Việt Nam ước đạt hơn 600 nghìn tấn; trong đó cá ngừ vằn là loài khai thác chính, chiếm hơn 50% tổng nguồn lợi cá nổi

Sản lượng cá ngừ hàng năm (bao gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn và các loại khác) đạt hơn 200 nghìn tấn Cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có trữ lượng trung bình trên 45 nghìn tấn, với sản lượng khai thác hàng năm từ 17.000 đến 21.000 tấn

Cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to được khai thác trong giai đoạn 6 tháng từ tháng

12 đến tháng 6 năm sau Trong khi cá ngừ vằn có thể được khai thác quanh năm

Sản lượng cá ngừ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ước tính khoảng 27.000 tấn Bình Định là tỉnh khai thác cá ngừ lớn nhất với 9.400 tấn, tiếp theo là Khánh Hòa với 5.000 tấn và Phú Yên với 4.000 tấn

Việt Nam đã tích cực áp dụng các quy tắc quốc tế về tính bền vững, chẳng hạn như IUU của EU hoặc nhãn an toàn cá heo của EII Năm 2018, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đóng góp khoảng 7,4% tổng xuất khẩu thủy sản cả nước

Trong những năm gần đây, cá ngừ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hải sản, và nhóm mặt hàng có giá trị lớn thứ 3 trong tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam Tính từ năm 2017 – 2022, tỷ trọng giá trị XK cá ngừ trong tổng kim ngạch XK thủy sản đã tăng từ 7,1% năm 2017 lên 9,5% năm 2022

Trong 5 năm (2017 – 2021), XK cá ngừ của Việt Nam đã tăng 28% từ 593 triệu USD năm 2017 lên 1 tỷ USD năm 2022 Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong giai đoạn này tăng trưởng trung bình đạt 9%/năm Các loài cá ngừ XK chủ yếu của Việt Nam gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn…

Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang hơn 100 thị trường trên thế giới Trong đó, Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam, chiếm tỷ trọng từ 82-86% tổng kim ngạch XK cá ngừ Việt Nam

Các mã sản phẩm cá ngừ Việt Nam xuất khẩu:

 Cá ngừ tươi/đông lạnh/khô (thuộc mã HS03, trừ mã HS 0304)

 Cá ngừ loin, phile, cắt khúc, miếng đông lạnh (thuộc mã HS 0304)

 Mã HS 03048700: Cá Ngừ Fillet Đông Lạnh

 Mã HS 03048700: Cá Ngừ vây xanh thái bình dương đông lạnh- Frozen Pacific Bluefin tuna (block)- (OToro) Size 4-6 kg/ miếng Nhà sản xuất: Sankyo

 Mã HS 03048700: Cá ngừ đại dương đông lạnh, phi-lê cắt lát lớn (hàng tái nhập thuộc tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 302751011310/B11 ngày 12/09/2019)

 Mã HS 03048700: Cá ngừ loin đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ steak đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ belly đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ (kama) đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ portion đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ (belly) đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ cắt steak đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ mắt to cube đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ vây dài loin đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ vây vàng loin đông lạnh

 Mã HS 03048700: Loin Cá Ngừ vi vàng đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ fillet cắt khúc đông lạnh

 Mã HS 03048700: Thịt cá ngừ (trimmeat) đông lạnh

 Mã HS 03048700: Thịt vụn Cá Ngừ vi vàng đông lạnh

 Mã HS 03048700: Cá Ngừ vi vàng cắt khúc đông lạnh

 Mã HS 03048700: Rẻo Cá Ngừ Vây Vàng Xông TS Đông Lạnh

 Mã HS 03048700: Cá ngừ đại đương đông lạnh, phi-lê cắt khúc

 Mã HS 03048700: Thịt cá ngừ đại dương Ground meat đông lạnh

 Mã HS 03048700: Thịt bụng cá ngừ, size 100-300 (20 kgs/CTN)

 Mã HS 03048700: Cá ngừ cắt khúc đông lạnh Size: 200-400gr/pc

 Mã HS 03048700: Ức cá ngừ đại dương đông lạnh size 400 grs up

 Mã HS 03048700: Đuôi cá ngừ đại dương đông lạnh size 500 grs up

 Mã HS 03048700: Lườn cá ngừ đại dương đông lạnh size 400 grs up

 Mã HS 03048700: Rẻo cá ngừ đại dương đông lạnh, số lượng: 100 thùng

 Mã HS 03048700: Ức cá ngừ đông lạnh Size: 200/300- Packing: 9 kgs/ctn

 Mã HS 03048700: Vụn cá ngừ vây vàng (kama) còn da, còn xương đông lạnh

 Mã HS 03048700: Loin cá ngừ đại dương đông lạnh, size: 2kg+ (20kg/thùng)

 Mã HS 03048700: Lườn cá ngừ đông lạnh CO Size: 300up- Packing: 10 kgs/ctn

 Mã HS 03048700: Đuôi cá ngừ đông lạnh, đóng gói 10kg/thung- Size 500 UP-

 Mã HS 03048700: Cá ngừ saku xông CO đông lạnh đóng gói: 10 lbs/ thùng, 100% NW)

 Mã HS 03048700: Cá ngừ poke cube xông CO đông lạnh đóng gói: 10 lbs/ thùng, 100% NW)

 Mã HS 03048700: Lườn cá ngừ vây vàng còn da, ra xương đông lạnh (size: 500UP grs/pc)

 Mã HS 03048700: Cá ngừ steak xông CO đông lạnh size 4 oz (đóng gói: 10 lbs/ thùng, 100% NW)

 Mã HS 03048700: FROZEN TUNA FLAKES (CÁ NGỪ VỤN ĐÔNG LẠNH)- Packing: IQF/ 400gr VAC, 10% glazing

 Mã HS 03048700: Cá ngừ loin xông CO central cut đông lạnh size 3-5 (đóng gói:

 Cá ngừ chế biến mã HS16

 Cá ngừ chế biến khác (thuộc mã HS16)

 Cá ngừ đóng hộp (thuộc mã HS16)

Khái niệm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên cùng một thị trường so với các sản phẩm cùng chủng loại của các doanh nghiệp

13 khác Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay không là do thị phần sản phẩm đó trên thị trường lớn hay nhỏ Thị phần là yếu tố phản ánh sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, tuy nhiên không thể không nói đến sức mạnh và đặc tính của sản phẩm trên thị trường Khi mua sản phẩm, khách hàng quan tâm đến các yếu tố như giá cả, chất lượng, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ khách hàng Một sản phẩm có tính cạnh tranh cao khi có chất lượng vượt trội so với các hàng hóa cùng loại ở cùng một mặt bằng giá, hoặc có đặc tính vượt trội độc đáo riêng

Trước đây quan niệm cạnh tranh về giá cả của sản phẩm được đặt lên hàng đầu Nhưng trong xu thế hiện nay, chất lượng sản phẩm mới là yếu tố được đưa lên hàng đầu Thương hiệu sản phẩm cũng là một yếu tố chủ chốt nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Ta có thể dễ dàng thấy được sản phẩm của một thương hiệu nổi tiếng bao giờ cũng có sức cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa nổi tiếng

2.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá Để đánh giá hiệu quả của năng lực cạnh tranh chúng ta cần dựa vào một số những tiêu chí sau:

Thị phần là một phần sản lượng tiêu thụ mà một doanh nghiệp nào đó đã chiếm lĩnh được trong một thị trường nhất định Số liệu về tỷ trọng thị trường dùng để đo lường mức độ tập trung hóa của người bán trong một thị trường

Công thức tính thị phần doanh nghiệp:

• Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường

• Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường

Ngoài ra thị phần tương đối còn được xoay quanh 2 công thức:

• Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường

• Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản

14 phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

 Chất lượng của sản phẩm

Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sản phẩm Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường Sản phẩm có chất lượng cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng của doanh nghiệp về sản phẩm của mình

Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trên thế giới Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí Nâng cao chất lượng với chi phí tối thiểu cho phép là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng để thực hiện nó là cả một vấn đề

 Giá cả của sản phẩm

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời Đồng thời, giá cả còn là một công cụ linh hoạt nhất, mềm dẻo nhất trong cạnh tranh

Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua thỏa thuận giữa người bán và người mua Nó đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, khách hàng là thượng đế, họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất Với cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá bán thấp hơn đối với sản phẩm mà họ cần mua

Khi thu nhập của đại bộ phận dân cư đều tăng, khoa học kỹ thuật phát triển thì việc doanh nghiệp định giá thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu, đôi khi còn bị đánh đồng với việc suy giảm chất lượng Vì vậy, định giá thấp, định giá ngang thị trường hay định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh lợi hại là tùy thuộc vào chiến lược marketing của doanh nghiệp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm hay tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường

Chi phí sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp và mối quan hệ của doanh nghiệp và nhà cung ứng Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm theo hướng: Chi phí sản xuất càng cao, giá thành sản phẩm tăng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm giảm nếu như cạnh tranh về giá

Doanh nghiệp với máy móc, thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến cùng nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào với giá thành rẻ dễ dàng tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh lớn về giá do năng suất lao động tăng, ít hao phí và ngược lại

 Marketing Định nghĩa Marketing phổ biến và được áp dụng nhiều nhất chính là định nghĩa của Philip Kotler- cha đẻ ngành Marketing hiện đại Cụ thể định nghĩa của ông như sau:

Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu đề đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp Ban đầu marketing chỉ thịnh hành và áp dụng nhiều cho các doanh nghiệp dạng sản xuất hàng hóa tiêu dùng, sau này thì lĩnh vực này được mở rộng và áp dụng cho cả doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại Ngày nay, Marketing được áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh như chính trị, văn hóa, xã hội, sức khỏe,…chiếm vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ

Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu trị giá hàng trăm triệu USD của Việt Nam và rất được ưa chuộng tại các thị trường chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada… Trong những năm gần đây, cá ngừ được coi là mặt hàng quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Có thể nói, mặt hàng thủy sản xuất khẩu nói chung và mặt hàng cá ngừ xuất khẩu nói riêng đều có những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu như sau:

2.3.1 Các nhân tố thuộc nước xuất khẩu

2.3.1.1 Các điều kiện về yếu tố sản xuất

Các điều kiện về yêu tổ sản xuất là tình trạng của một quốc gia về đầu vào sản xuất như nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, nguồn kiến thức, Điều kiện về yếu tố

16 sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc cạnh tranh ở bất kỳ một ngành công nghiệp hay sản phẩm nào Để tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, các yếu tố đầu vào sẽ góp phần làm tăng hiệu quả, chất lượng, giảm giá thành; Trong cạnh tranh quốc tế, các điều kiện về yếu tố sản xuất được xem là nền tảng của lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp, các ngành có thể tận dụng từ quốc gia của mình để tạo ra các sản phẩm có năng lực cạnh tranh

Các yếu tố đầu vào sản xuất cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu có thể kể đến như: Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản là những tài nguyên sinh vật trong môi trường nước, có giá trị kinh tế được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường, nguồn nhân lực cho ngành thủy sản thể hiện qua số lượng, kỹ năng, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, công nghệ thủy sản như công nghệ trong nuôi trồng, công nghệ đánh bắt, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến

2.3.1.2 Các điều kiện về cầu trong nước Điều kiện cầu trong nước là bản chất của nhu cầu thị trường trong nước về các sản phẩm và dịch vụ của ngành Thị trường trong nước có vai trò rất quan trọng để tạo ra khả năng cạnh tranh toàn cầu Nó cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước một bức tranh rõ ràng hơn về sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, nhờ đó tạo ra nhiều lợi thế trước các đối thủ nước ngoài trong một thị trường toàn cầu

Thị trường cạnh tranh trong nước là môi trường để các doanh nghiệp trong nước cọ xát, từ đó nhận ra được những điểm yếu của chính mình, và để xây dựng các năng lực riêng biệt cần thiết cho quá trình cạnh tranh không chỉ cho thị trường trong nước, đặc biệt là khi vươn ra thị trường thế giới Bên cạnh đó, quy mô của thị trường trong nước cũng là điều kiện để nuôi dưỡng các doanh nghiệp trước khi bước ra thị trường quốc tế

2.3.1.3 Các ngành hỗ trợ và liên quan

Các ngành hỗ trợ và liên quan là sự tồn tại của các ngành cung cấp đầu vào và các ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế Các ngành hỗ trợ và ngành liên quan giúp cho ngành công nghiệp chính tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh

Hơn nữa, mới liên hệ chặt chẽ giữa các ngành sẽ tạo điều kiện đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ để duy trì các lợi thế cạnh tranh bền vững hơn Trong chuỗi giá trị của sản phẩm, sự gắn kết của các công đoạn trong quy trình sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập sự bền vững trong sự phát triển của sản phẩm

Các ngành hỗ trợ và liên quan cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu phải kể đến: Hậu cần nghề cá bao gồm hệ thống thủy lợi, cảng cá, các cơ sản xuất tàu thuyền, ngư cụ, hệ thống kho lạnh, các hiệp hội thủy sản; hệ thống ngân hàng cung cấp tài chính cho ngành thủy sản, các tổ chức đào tạo, nghiên cứu về thủy sản…

2.3.1.4 Chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh trong nước

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh được coi là môi trường để các doanh nghiệp cọ xát, tự hoàn thiện khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường Tình trạng cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp được xem là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Thực tế cho thấy, ở các nước thị trường tự do, các doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với các áp lực cạnh tranh nên việc sản phẩm của họ đứng vững trên thị trường trong nước là nền tảng để sản phẩm đó thành công trên thị trường quốc tế Đối với các nước có thị trường bảo hộ, sản phẩm của các doanh nghiệp đứng vững một phần nhờ vào sự hỗ trợ và bảo vệ của nhà nước, do đó các sản phẩm này thường dễ bị đánh bại hơn khi tham gia cạnh tranh quốc tế

Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản xuất khẩu được đánh giá theo cả chiều ngang và chiều dọc Theo chiều ngang, đó là cấu trúc và cạnh tranh trong khâu khai thác, trong nuôi trồng và chế biến và xuất khẩu thủy sản Theo chiều dọc đó là sự cạnh tranh và liên kết giữa các khâu nuôi trồng đánh bắt với chế biến xuất khẩu

2.3.1.5 Vai trò của Chính phủ

Chính phủ là chủ thể lý tưởng giữ vai trò chất xúc tác và người đòi hỏi, Chính phủ có thể thể khuyến khích các doanh nghiệp năng cao tham vọng của họ và hướng tới một cấp độ khả năng cạnh tranh cao hơn Chính phủ không thể tự tạo ra khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, chỉ có các doanh nghiệp mới làm được Do vậy, vai trò của chính

18 phủ thể hiện thông qua việc kết nối và khuếch đại các nhân tố của năng lực cạnh tranh sản phẩm Chính sách của chính phủ có thể tạo ra một môi trường cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh

Vai trò của chính phủ đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu nói chung và mặt hàng cá ngừ xuất khẩu nói riêng được thể hiện qua các nội dung như: Sự hỗ trợ của chính phủ đối với lĩnh vực thủy sản; đưa ra các quy định đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu và kiểm soát việc thực hiện của các doanh nghiệp, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu như tham gia vào các tổ chức, các cộng đồng kinh tế, ký kết các hiệp định thương mại

Phân định nội dung nghiên cứu

Sau khi xem xét trên phương diện thực tế, để làm rõ vấn đề nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU”, một số lý thuyết sẽ được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm:

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU:

Nghiên cứu tập trung phân tích về các mặt như chất lượng, giá cả, thị phần xuất khẩu để có những đánh giá chính xác nhất về vấn đề Để từ đó là cơ sở lựa chọn những chiến lược cạnh tranh xuất khẩu phù hợp với thực trạng, tình hình

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả Các yếu tố trong nước như điều kiện sản xuất, sự hỗ trợ từ các ban ngành, chiến lược doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cạnh tranh, tạo môi trường cho doanh nghiệp trong nước hình thành, cạnh tranh Bên cạnh đó là các yếu tố thuộc về thị trường EU gồm nhu cầu thị hiếu khách hàng, các rào cản thương mại đề ra để đảm bảo nguồn hàng vào các quốc gia nhập được đảm bảo an toàn vệ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU: Hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng một số biện pháp nhằm xúc tiến, quảng bá và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU nhưng vẫn còn gặp nhiều cản trở Trong bài nghiên cứu, áp dụng các cơ sở lý luận cũng như kết hợp thực tế tình hình xuất khẩu để chỉ ra nguyên nhân hạn chế từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.

Một số kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu

2.5.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp mang tính phối hợp đồng bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU, trong đó đáng chú ý là những biện pháp sau:

Nuôi trồng thủy sản: Áp dụng các phương pháp nuôi trồng và sản xuất hiệu quả để đảm bảo sản phẩm có tính cạnh tranh Chính phủ bảo trợ tiền hành dự án "Nuôi trồng

21 thủy sản sinh thái" theo đó mọi quy trình sản xuất như ươm giống, sản xuất thức ăn, trại nuôi, chế biến, và xuất khẩu đều tuân thủ theo tiêu chuẩn sinh thái toàn cầu Đây là biện pháp nhằm đảm bảo các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm

Về chế biến: Để tăng cường xuất khẩu thủy sản, Ấn Độ đã phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến thủy sản, từ tàu cá đến kho lạnh Mặc dù, sản lượng khai thác hiện nay còn thấp hơn tiềm năng, nhưng Ấn Độ có lợi thế về tôm và là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất sản phẩm này Thiết bị chế biến và bao gói hiện đại luôn sẵn có ở Ấn Độ Công nghệ tiên tiến được áp dụng ở mọi cấp độ nhằm đảm bảo chất lượng

Về phát triển bền vững thủy sản: Để bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, Chính phủ Ấn Độ đã cầm tàu cá hoạt động tại một số khu vực trong vùng kinh tế độc quyền (EEZ- Exclusive Economic Zone) Bên cạnh đó, còn cấm sử dụng một số hình thức khai thác như đánh cá ngừ bằng lưới vây, câu mực, đánh cá nồi bằng lưới giã và bẫy cá Sau chuyến biển, những người khai thác thủy sản phải khai báo tại cơ quan có thẩm quyền của chính phủ về khu vực hoạt động và cỡ thủy sản đánh bắt được Ấn Độ ban hành một số văn bản pháp lý để đảm bảo quản lý chất lượng và đưa ra tiêu chuẩn bắt buộc đối với một số loại thủy sản và sản phẩm thủy sản, quản lý kế hoạch kiểm tra trước khi giao hàng

Thu hút đầu tư: Ấn Độ luôn đón chào đầu tư nước ngoài vào xuất khẩu thủy sản và luôn quan tâm đến việc nền kinh tế hội nhập với thị trường quốc tế tuy vẫn bảo vệ một số lợi ích nhất định Các nhà xuất khẩu Ấn Độ hiện đang nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hợp tác, liên doanh về công nghệ, sản phẩm và thị trường mới Bên cạnh đó, Ấn Độ đang đẩy mạnh cổ phần hoá, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội mới Chính phủ Ấn Độ đang thúc đẩy ngành thủy sản tăng trưởng thông qua các chính sách phát triển nhanh cơ sở hạ tầng, luật cho thuê đất tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, huy động nguồn lực và tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng

2.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU

Thái Lan đã thực hiện nhiều biện pháp mang tính phối hợp đồng bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU, trong đó đáng chú ý là các giải pháp sau:

Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU, chiến lược nổi bật nhất của Thái Lan chính là tập trung phát triển một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn thuộc EU

Về quản lý chất lượng thức ăn cho thủy sản: Khác với Ấn Độ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau từ việc khai thác, nuôi trồng đến chế biển sản phẩm thủy sản, Thái Lan chủ yếu quan tâm tới việc quản lý chất lượng thức ăn cho các loại thủy sản nhằm có được sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế Luật quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi của Thái Lan đã được hình thành từ năm

1982 Theo luật này, việc quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi được tiến hành dựa trên thành phần thức ăn, các thức ăn hỗn hợp dùng cho nuôi thủy sinh vật và các chất bổ sung vào thức ăn Bên cạnh đó, Cục Thủy sản Thái Lan còn ban hành các tiêu chuẩn thức ăn mà hiện đang lưu hành và buôn bán trên thị trường Thái Lan Các cơ quan quản lý chất lượng thức ăn của Thái Lan chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các thức ăn lưu hành trên thị trường Thái Lan là an toàn đối với vật nuôi, an toàn vệ sinh và chất lượng cao, đảm bảo lợi ích cho những người chăn nuôi Theo luật hiện hành ở Thái lan, không được phép sử dụng kháng sinh và các chất phụ gia làm tác nhân thúc đẩy sự tăng trưởng của vật nuôi Cục thủy sản chịu trách nhiệm cấp giấy phép chứng nhận đối với tất cả thức ăn nuôi thủy sản công nghiệp Cục thủy sản thực hiện các chương trình quản lý thanh tra các nhà máy, thường xuyên lấy mẫu thức ăn từ nhà máy và kho hàng để phân tích Ngoài ra cũng kiểm tra cả thức ăn từ các trại nuôi và cũng lấy mẫu phân tích Cục thủy sản cũng quy định rằng các thức ăn nuôi thủy sản chỉ được tiêu thụ trong vòng 3 tháng kể từ ngày sản xuất Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế: Thái Lan là nước đi đầu ở Đông Nam Á về áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như hệ tiêu chuẩn thực tiễn sản xuất tốt và HACCP Các trại nuôi

23 ở Thái Lan cũng có trách nhiệm trong việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nuôi trồng thủy sản Trách nhiệm của các nhà sản xuất thức ăn ở Thái Lan là phải sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thủy sản và thực tiễn nuôi tốt Chứng nhận phù hợp (COC- Certificate of Compliance) là hệ thống sản xuất gần với bảo vệ môi trường Theo hệ thống này, việc cung cấp thức ăn nuôi phải tuân thủ các chỉ dẫn chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền Thực hành nông nghiệp tốt (GAP- Good Agricultural Practices) là hệ thống sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng Theo đó, các nhà máy chế biến phải áp dụng hệ thống phân tích rủi ro và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP- Hazard Analysis and Critical Control Points) như một tiêu chuẩn để xuất khẩu Trước khi xuất khẩu, theo quy định của chính phủ Thái Lan, phòng kiểm nghiệm trung ương phải chịu trách nhiệm kiểm tra dư lượng các chất bằng việc sử dụng các thiết bị phân tích sinh hóa LC-MSMS Năm 2008, EU cấm sử dụng các loại kháng sinh như hiện nay đang dùng Thái Lan đã chuẩn bị trước cho tình huống này và đây là một trong những bài học mà Việt Nam cần quan tâm trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đặc biệt là xuất khẩu cá ngừ

Nâng cao sản lượng thủy sản: Từ năm 2004, Chính phủ Thái Lan đã chủ trương cấp quyền sử dụng mặt nước vùng ven biển trên phạm vi cả nước cho người nuôi trồng thủy hải sản Người nuôi trồng được cung cấp nguồn tài chính thông qua một tổ chức tiếp thị nghề cá và Tổ chức này sẽ đứng ra tổ chức các hoạt động tiếp thị sản phẩm Người nông dân sẽ được tiếp cận với kinh nghiệm và kiến thức nuôi trồng thủy sản đầy đủ cũng như được cung cấp các loại giống tốt đảm bảo cho ra đời những sản phẩm thủy sản chất lượng cao và an toàn

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ NGỪ SANG THỊ TRƯỜNG EU

Tổng quan thị trường EU

Khai thác cá ngừ là thế mạnh của nước ta, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5

Liên minh châu Âu (EU) là một thể chế đa quốc gia hoàn thiện nhất, là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của thế giới, là điển hình cho cơ chế hợp tác khu vực, một hệ thống thể chế xuyên quốc gia và liên chính phủ với thiết chế thị trường chung, đồng tiền chung và các chính sách thương mại chung Hiện nay EU có 27 nước thành viên, với dân số 513,5 triệu người, diện tích 4.422.773 km² (Eurostat, 2020), GDP đạt 15,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu, xếp thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, khiến thị trường EU mở rộng nhất với diện tích và dân số lớn nhất trong số các tổ chức khu vực trên thế giới, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các khối và nước lớn như

Mỹ, Đông Á, đồng thời củng cố vị trí của EU trong WTO, IMF, OECD Trung bình người châu Âu tiêu thụ trung bình 24.35 kg thủy sản/người (Eurostat, 2020) trong 1 năm trong khi đó mức tiêu thụ hải sản bình quân đầu người của thế giới năm 2019 là 20,5 kg (FAO, 2020) Chi tiêu trung bình trên đầu người của dân EU cho cá và hải sản lên tới

115 euro vào năm 2020 EU cũng được xem là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn hai thế giới với giá trị nhập khẩu thủy sản 26,53 triệu euro năm 2019 (Eurostat,2020) Gần một nửa số sản phẩm thủy sản được nhập khẩu từ các nước nội bộ trong khối Tuy nhiên, để bổ sung một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (chủ yếu là các sản phẩm thủy sản nước ấm), EU cũng nhập khẩu thủy sản từ hơn 180 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

EU gồm 25 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong

EU nhưng các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành

25 viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối Eu có đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêu dùng Hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao Người tiêu dùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng

Về tập quán ứng xử: Tập quán về tiêu dùng thủy sản của người dân khối EU đa dạng Thực tế, EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, còn trên thực tế nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những đặc điểm rất khác nhau Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau Mỗi một quốc gia có một nhu cầu và sở thích khác nhau về mặt hàng thủy sản, do đó họ có những thái độ tiếp nhận và nhu cầu sử dụng khác nhau Có thể nói đây là một thị trường thống nhất trong đa dạng Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần có một sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi xâm nhập vào từng khu vực của thị trường EU Các doanh nghiệp cần đánh giá và chia ra các phân khúc thị trường riêng, từ đó có kế hoạch sản xuất và xúc tiến xuất khẩu phù hợp

Về phân khúc tiêu dùng: Thị trường EU về cơ bản cũng giống như một thị trưởng quốc gia, do vậy có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại hàng hóa có chất lượng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng có chất lượng và giá cả đều thấp hơn so với hàng của nhóm 2 Hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tượng

Về chính sách thương mại: EU là một trong những thành viên chủ chốt của WTO vì vậy chế độ quản lý hàng hóa nhập khẩu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU tăng cường sử dụng biện pháp phi thuế quan là các hàng rào kỹ thuật Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 4 tiêu chuẩn của sản phẩm, đó là: Tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động

Về quy định tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm: Hiện nay, EU được coi là thị trưởng có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới Đây là một thị trường yêu cầu rất cao về hàng hàng hóa dịch vụ,đặc biệt là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm chế biến từ hải sản Người dân EU không chấp nhận những sản phẩm có chứa các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh cao, bị nuôi trong môi trường không sạch, nhiễm độc tố Hàng nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các thành viên khác Từ đó, EU sẽ có những biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu riêng đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể

Thị trường thủy sản EU được chia thành ba khu vực chính: Đầu tiên là thị trường Bắc Âu (bao gồm Phần Lan, Iceland, các nước vùng Scandinavia và Hà Lan) Các nước Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản tương đối phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu hải sản (trong đó có tôm, nhất là các loại tôm nước lạnh) Nhập khẩu tôm của các nước này chủ yếu có tính chất bổ sung chủng loại cho nhau giữa các nước trong khu vực Nhập khẩu từ khu vực châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nước này khá thấp vì dân số ít, khách du lịch đến Bắc Âu không đông và người dân không có tập quán ăn nhiều hải sản Người tiêu dùng ở Bắc Âu ưa dùng các

27 loại cá nước lạnh như cá trích, cá thu, cá minh thái, cá tuyết, cá mình dẹt như cá thờn bơn và cá hồi nước ngọt

Thứ hai là thị trường Trung Âu (bao gồm Đức, Áo, Ba Lan, và Cộng hoà Séc) Các nước khu vực Trung Âu ít có truyền thống ăn cá do những nước này có đất liền bao quanh và đường bờ biển ngắn hơn so với diện tích đất liền;

Thứ ba là Nam Âu là cơ hội lớn nhất cho việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang Châu Âu Nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Nam Âu chiếm 58% tổng nhập khẩu của Châu Âu, với ba quốc gia nhập khẩu hàng đầu là Tây Ban Nha, Ý và Pháp Các quốc gia này không chỉ có tỷ lệ tiêu thụ thủy sản cao nhất, mà còn là các quốc gia chế biến thủy sản lớn của châu Âu Nam Âu bao gồm các quốc gia ven biển Địa Trung Hải Nam Âu với bảy nhà nhập khẩu là: Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Malta và Síp Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Nam Âu từ các nước đang phát triển vào năm 2020 là 8,3 tỷ USD, giảm 12% so với năm 2019 (9,4 tỷ USD) - chiếm 82% tổng nhập khẩu của Nam Âu từ các nước ngoài Châu Âu (10,1 tỷ USD), cho thấy phần lớn thủy sản nhập khẩu đến khu vực này đến từ các nước đang phát triển Bốn nhóm sản phẩm chiếm ưu thế trong nhập khẩu của Nam Âu từ các nước đang phát triển là động vật giáp xác như tôm với 2,0 tỷ USD, động vật thân mềm (chủ yếu là mực ống và mực nang) 1,9 tỷ USD, cá chế biến hoặc bảo quản như thăn cá ngừ và cá ngừ đóng hộp là 1,7 tỷ USD, phi lê tươi như phi lê cá tra là 1,0 tỷ USD Năm 2020, tổng giá trị nhập khẩu của tất cả các loại sản phẩm thủy sản đã giảm từ 8 đến 10%, cá biệt trường hợp nhập khẩu động vật thân mềm giảm sâu 19%

Về mặt hàng tiêu thụ ưa thích: Các sản phẩm thủy sản chế biến được tiêu thụ phổ biến ở EU gồm các mặt hàng tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng hộp hay hun khói Thị trường EU chia thành ba khu vực chính: Thị trường Bắc Âu, Trung Âu và Nam Âu Các nước Bắc Âu ưa chuộng các loài nước lạnh (cá trích, cá thu, cá minh thái, cá bơn, cá hồi) Khu vực Trung Âu ít có truyền thống ăn cá do những nước này có đất liền bao quanh và đường bờ biển ngắn hơn so với diện tích đất liền Khu vực Nam Âu ưa thích các mặt hàng tôm nhập khẩu như tôm sú và tôm chân trắng Tiêu thụ tôm bình quân đầu

Thực trạng xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU giai đoạn 2019-2023

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2021), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã tăng mạnh trong 20 năm qua, từ 90 triệu USD năm 1999 lên gần 1,5 tỷ USD năm 2017 (sau đó giảm xuống còn 1,22 tỷ USD năm 2020) Năm 2017, EC cảnh báo thẻ vàng IUU (Luật Chống đánh bắt bất hợp pháp) đối với Việt Nam do không hợp tác và không đủ nỗ lực chống khai thác thủy sản IUU

Năm 2018, năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang EU ghi nhận có sự giảm xuống Sau hơn hai năm Ủy ban Châu Âu quyết định rút "thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này liên tục sụt giảm Việc không còn được hưởng ưu đãi thuế quan theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU đã khiến cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh tại khối thị trường này, thị phần giảm Xuất khẩu cá ngừ sang EU năm 2019 gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu dùng giảm và giá nguyên liệu giảm

Xuất khẩu cá ngừ sang EU năm 2020 có nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, EVFTA đã tạo ra cơ hội cho ngành cá ngừ Việt Nam trong dài hạn

Sang đến năm 2021, xuất khẩu cá ngừ sang EU năm 2021 đạt kết quả tích cực với mức tăng trưởng cao về cả giá trị và lượng EVFTA đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này

Mặc dù sản lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU ngày càng nhiều, nhưng vẫn có các cảnh báo về vi phạm an toàn thực phẩm và thực tế có nhiều sản phẩm bị trả về Năm 2021, trong Công văn số 6353/BCT-AM, ngày 12/10/2021 của Bộ Công Thương đưa ra cảnh báo về dư lượng các chất có hại trong một số nông sản, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU Trong đó, Cơ quan y tế Italy phát hiện

37 chất sulphite không khai báo đối với lô hàng động vật giáp xác và hải sản xuất khẩu của Công ty TNHH chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Châu (K.Chi, 2021)

Xuất khẩu cá ngừ sang EU năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao về giá trị, tuy nhiên lượng xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển EVFTA tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này

Năm 2019 có thể nói là “nốt trầm” của ngành cá ngừ Việt Nam tại thị trường EU Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này qua các tháng trong năm phần lớn đều giảm so với cùng kỳ Và tính cả năm 2019, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này chỉ đạt gần 140 triệu USD, giảm 11,8% so với năm 2018 Ba thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối là Tây Ban Nha, Italy và Hà Lan, trong đó hiện chỉ có Italy tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam Sự sụt giảm xuất khẩu này một phần là do giá cá ngừ trên thị trường thế giới thấp, cộng với tác động của việc Việt Nam nhận “thẻ vàng” cảnh báo của EU vì chưa đủ nỗ lực trong việc chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định Một phần là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào EU bị áp thuế cao, nên khó cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đến từ các nước được hưởng ưu đãi thuế quan như Ecuador, Philippines Năm nay, hầu hết các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam sang EU đều giảm so với cùng kì Hiện chỉ có cá ngừ sống tươi và đông lạnh là sự tăng trưởng so với cùng kì Trong đó, các dòng sản phẩm cá ngừ philê đông lạnh vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang khối thị trường này

Bảng 3.2 : Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các nước thuộc EU

Về cơ cấu mặt hàng cá ngừ, xuất khẩu các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang EU đều thấp, trừ cá ngừ tươi, đông lạnh mã HS03 (không bao gồm thăn/philê cá ngừ mã HS0304) Tại phân khúc thị trường cá ngừ tươi sống và đông lạnh (HS03), Italy là nước NK chính cá ngừ mã HS03 của Việt Nam trong khối, với tỷ trọng chiếm 33%

39 tổng XK cá ngừ chế biến và đóng hộp của Việt Nam sang EU Năm 2019, Italy có xu hướng tăng NK của cá ngừ của Việt Nam Hiện Việt Nam cung cấp 8,3% tổng giá trị nhập khẩu cá ngừ HS03 của Italy Tương tự như Italy, Bỉ và Đức cũng đang tăng NK cá ngừ mã HS03 của Việt Nam Trái lại, Hà Lan - thị trường NK cá ngừ mã HS03 lớn nhất của Việt Nam trong năm 2018 – lại đang giảm NK Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục là nguồn cung cá ngừ mã HS03 lớn nhất cho Hà Lan Còn tại phân khúc cá ngừ chế biến, đóng hộp (mã HS16), Tây Ban Nha - nước NK chính cá ngừ mã HS16 của Việt Nam trong khối đang giảm NK từ Việt Nam Hiện Tây Ban Nha đang NK chủ yếu là các sản phẩm cá ngừ chế biến khác (cá ngừ nguyên liệu để chế biến đồ hộp) Việt Nam hiện đang là nguồn cung lớn thứ 7 cho Tây Ban Nha, chiếm 4% tổng giá trị NK của nước này Tương tự như Tây Ban Nha, Đức cũng đang giảm NK cá ngừ từ Việt Nam Đức hiện đang là nước NK nhiều nhất cá ngừ đóng hộp của Việt Nam Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ mã HS16 lớn thứ 4 cho Đức Trái với xu hướng XK sang Đức và Tây Ban Nha, XK cá ngừ mã HS16 của Việt Nam sang Hà Lan tăng mạnh, tăng 60% so với năm 2018 Hà Lan, nước không có ngành sản xuất cá ngừ nhưng lại là một quốc gia trung chuyển lớn, đang rất hút hàng của Việt Nam Hiện tại NK cá ngừ mã HS16 của Hà Lan cũng đang có xu hướng tăng trưởng, giá trị NK cá ngừ mã HS16 của nước này đang tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018 Cùng với Hà Lan, Hy Lạp, Phần Lan và Bungari cũng đang có sự tăng trưởng tốt so với năm 2018 Nhìn chung, các nước EU đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ các nước đang được hưởng ưu đãi thuế quan như Seychelles, Mauritius, Philippines…, giảm NK từ các nguồn cung đang bị áp thuế cao như Thái Lan, Việt Nam Tuy nhiên, ngày 12/02/2020, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) Sự kiện này sẽ tạo ra lạc quan cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung, cá ngừ nói riêng sau một năm thăng trầm và trong thời điểm dịch viêm phổi cấp do virus Corona (Covid-19) lan rộng Việc EVFTA được thông qua chính là cơ hội cho Việt Nam khi các mức thuế quan áp cho sản phẩm cá ngừ nhập khẩu từ Việt Nam vào EU sẽ được gỡ bỏ ngay lập tức, hoặc cắt giảm dần dần về 0% sau từ 3-7 năm, hoặc miễn thuế theo hạn ngạch, điều này có thể giúp gia tăng XK sang thị trường khác và giảm ảnh hưởng hiện tại từ thị trường Trung Quốc

Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực từ 1/8, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường EU đã tăng đột biến ở mức 2 con số Số liệu thống kê của Hải quan cho thấy, tính riêng nửa đầu tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tăng 11% so với cùng kỳ tháng 7 và tăng 65% so với cùng kỳ năm 2019, đạt gần 6,3 triệu USD Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục là đòn bẩy cho xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này tăng trưởng liên tục trong 3 tháng cuối năm, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019 Nhờ đó, tổng giá trị xuất khẩu sang EU trong cả năm 2020 lên 136 triệu USD, tăng 2,4% so với năm 2019

Biểu đồ 3.1: Giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang EU năm 2020

Nguồn: VASEP Nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam nên xuất khẩu cá ngừ đóng hộp mã HS16 và các sản phẩm thịt cá ngừ đông lạnh mã HS0304 tăng so với cùng kỳ Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp mã HS16 trong năm 2020 tăng 15% so với năm trước đó

Còn xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến khác của Việt Nam mã HS16, đặc biệt là thịt/thăn (loin) cá ngừ hấp đông lạnh, giảm so với năm 2019 Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19 nên nhu cầu nhập khẩu thịt/thăn (loin) cá ngừ hấp đông lạnh giá rẻ của các nhà chế biến EU đã tăng lên, đạt mức cao nhất trong 5 năm qua EU chủ

41 yếu nhập khẩu các sản phẩm này từ các nước ngoài khối Hiện các sản phẩm của Việt Nam vẫn không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc

Bảng 3.3: Giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam từ 1/1 - 30/11/2020

Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy xuất khẩu cá ngừ trong 11 tháng năm 2020 đạt 122,815 triệu USD tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019 Nhìn chung năm 2020 tăng nhẹ so với năm 2019, trong suốt 7 tháng đầu năm 2020 khi chưa có hiệp định EVFTA cùng với dịch bệnh covid - 19 bùng phát dẫn đến xuất khẩu cá ngừ sang EU có phần suy giảm tuy nhiên sau tháng 8/2020 cá ngừ xuất khẩu sang EU đã có sự chuyển biến nhờ hiệp định EVFTA có hiệu lực Mặc dù vậy xuất khẩu tăng so với năm 2019 không đáng kể

Biểu đồ 3.2: Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU giai đoan

Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu cá ngừ từ Viêt Nam sang EU từ 1/1-15/11/2021

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU giai đoạn 2019-2023 (Dựa trên cơ sở lý luận, khớp các tiêu chí vs Csll)

2023 (Dựa trên cơ sở lý luận, khớp các tiêu chí vs Csll)

3.3.1 Chất lượng Cá Ngừ

Hầu hết các sản phẩm thủy sản Việt Nam được bán cho các trung tâm thu mua lớn của EU hay các công ty xuyên quốc gia rồi mới được bán cho các công ty bán lẻ Sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi đến tay người tiêu dùng tại thị trường EU hầu hết được mang nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu hoặc nhà bán lẻ Để xuất khẩu được vào

EU, các sản phẩm thủy sản Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu chất lượng của EU và các nhà nhập khẩu EU là một thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao Vì vậy, EU đã ban hành nhiều quy định về chất lượng cá ngừ nhập khẩu vào EU

Tính đến hết tháng 5/2023, Việt Nam có hơn 31 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá ngừ sang EU Trong đó, FoodTech, Bidifisco và Yueh Chyang Canned Food là 3 doanh nghiệp lớn nhất với tỷ trọng chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang khối thị trường này Các lô hàng cá ngừ nhập khẩu vào EU bắt buộc kèm theo một chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản cấp

Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong những năm qua đã chủ động xây dựng các chứng nhận chất lượng như GLOBAL GAP, HACCP, BRC, IFS, GMP, ISO 9001, ISO

22000, HALAL, ISO/IEC 17025, ASC, BAP, VietGAP

Kiểm soát dư lượng kháng sinh trong cá ngừ khiến các doanh nghiệp gặp khó về các giấy tờ khi thu mua, chế biến, xuất khẩu đặc biệt là với thị trường khó tính như EU Ngày 15/3/2023, VASEP đã có Công văn 22/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản và Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản nêu một số vướng mắc, bất cập trong công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và giấy chứng thư an toàn thực phẩm (H/C) phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hải sản sang EU

3.3.2 Khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Cá Ngừ

Năm 2023, trước những biến động từ thế giới và nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, nhiều thị trường lớn đã giảm nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong khối EU vẫn được coi là thị trường ổn định khi xuất khẩu cá ngừ liên tục ghi nhận tăng trưởng dương trong nhiều tháng

Những ưu đãi về thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tạo sức hút cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam trong những tháng đầu quý Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, hạn ngạch ưu đãi thuế quan đã được sử dụng hết, sản lượng đánh bắt cá ngừ tại các khu vực như Ấn Độ Dương được cải thiện, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cá ngừ Việt Nam bị sụt giảm Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang dần bị lấn át bởi các sản phẩm đến từ các nguồn cung khác như Ecuador, Papua New Guinea hay Seychelles…

Sau khi tăng trưởng trong nửa đầu năm, XK các nhóm sản phẩm thịt/loin cá ngừ của Việt Nam sang EU lại có xu hướng giảm trong nửa cuối năm Tính đến hết tháng 10,

XK nhóm sản phẩm này giảm gần 24% so với cùng kỳ Trong khi XK các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp mã HS16 lại tăng 33% Tuy nhiên, trong 2 tháng trở lại đây XK các sản phẩm cá ngừ chế biến cũng đang có xu hướng giảm

Theo số liệu thống kê của Eurostat, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đang thu hút các nhà NK EU nhờ giá thấp Trong khi đó, các nhà NK EU phần lớn có xu hướng giảm NK cá ngừ đông lạnh, đặc biệt là cá ngừ đông lạnh nguyên con Bên cạnh đó, xu hướng mua nguyên liệu thô giảm là do các nhà sản xuất đã tăng dần nhập khẩu thăn đông lạnh sơ chế trong những năm qua, tiết kiệm chi phí nhân công làm sạch cá Hiện có 46 DN Việt Nam XK cá ngừ sang các nước EU Trong đó, dẫn đầu là FoodTech, Bidifisco và Yueh Chyang Canned Food Dự báo, các hạn ngạch ưu đãi thuế quan được khởi động lại từ đầu năm 2024 sẽ tạo động lực thúc đẩy XK cá ngừ của Việt Nam sang

EU tăng trở lại trong 2 tháng cuối năm nay Bên cạnh đó, việc XK cá ngừ Ecuador sang

EU trở lên khó khăn do hạn hán tại kênh đào Panama cũng sẽ tạo thuận lợi cho cá ngừ Việt Nam trong ngắn hạn

3.3.4 Thị phần xuất khẩu Cá Ngừ

Bảng 3.7: Thị phần kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang một số nước EU

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Đức 14,1 17,6 15,87 16,03 17,03 Ý 15 19,6 21,4 5,03 21,07

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ số liệu của VASEP

Thị phần xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU giai đoạn 2019-2023 có tốc độ tăng trưởng khá không quá ấn tượng Các thị trường nhập khẩu lớn như Tây Ban Nha, Bỉ có sự suy giảm thị phần đáng kể: Tây Ban Nha giảm 14,57%, Bỉ giảm 5,34% Ở thị trường Tây Ban Nha, nguyên nhân của sự sụt giảm được cho là giá cá ngừ nguyên liệu, giá dầu oliu và giá hộp thiếc… tăng cao đã đẩy giá sản phẩm cá ngừ cuối cùng tăng theo Điều này đã làm giảm mức tiêu thụ cá ngừ bình quân theo đầu người tại nước này xuống mức thấp nhất chưa từng thấy là 2,02kg/người

Các thị trường khác như Đức, Ý, Hà Lan gần như duy trì ở mức tăng: Đức tăng 2,93%, Ý tăng 6,07%, Hà Lan tăng 2,03%.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU

3.4.1 Các yếu tố trong nước

3.4.1.1 Các điều kiện về yếu tố sản xuất sản phẩm cá ngừ

 Nguồn lợi cá ngừ của Việt Nam: Cá ngừ Việt Nam với trữ lượng và tiềm năng khai thác lớn hiện là mặt hàng được tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới, giá

52 trị kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước - đứng thứ 3 (chỉ sau tôm và cá tra) Nguồn lợi cá ngừ của Việt Nam hiện rất phong phú Hiện có 9 loài cá ngừ phân bố ở các vùng biển Việt Nam, bao gồm nhóm cá ngừ đại dương và cá ngừ nhỏ ven bờ; trữ lượng ước tính khoảng 600.000 tấn, trong đó, cá ngừ sọc dưa chiếm hơn 50%; Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa là 3 tỉnh khai thác lớn nhất

 Công nghệ: Trình độ công nghệ khai thác cá ngừ: Trong thời gian qua, trình độ công nghệ liên tục được thay đổi Bên cạnh việc cải tiến các nghề lưới kéo trong nước, thì Việt Nam còn cải tiến các nghề đã được du nhập cho phù hợp với điều kiện của mình Sự du nhập và cải tiến các nghề khai thác đã làm thay đổi cơ cấu nghề, cơ cấu sản phẩm và giúp ngư dân tiếp cận các sản phẩm có chất lượng, có giá bán cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Về công nghệ bảo quản sau thu hoạch chủ yếu bảo quản bằng nước đá, vì vậy tổn thất sau thu hoạch chiếm tỷ trọng vẫn còn cao làm giảm hiệu quả đi biển của ngư dân Công nghệ bảo quản sau thu hoạch của chế biến cá ngừ xuất khẩu chủ yếu là công nghệ bao gói sản phẩm trong điều kiện chân không Công nghệ bao gói thay đổi môi trường không khí bên trong bao gói được sử dụng ngày càng nhiều đã tăng khả năng duy trì chất lượng sản phẩm

3.4.1.2 Chiến lược doanh nghiệp và cạnh tranh trong nước

 Trong khai thác cá ngừ: Theo các số liệu thống kê (tại 12 tỉnh từ Quảng Trị - Tiền Giang), số lượng tàu khai thác cá ngừ đại dương có xu hướng tăng dần trong thời gian qua và có sự thay đổi khá lớn về cơ cấu nghề khai thác Số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương giảm mạnh từ 2014, đến nay, chỉ còn một số tàu làm nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên Tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương bốc dỡ qua cảng theo thống kê của các tỉnh từ Quảng Trị đến Tiền Giang năm 2021 đạt 127.068 tấn, tăng khoảng 24.752 tấn so với năm 2020 (tăng khoảng 24,19%)

Giai đoạn vừa qua, các loại tàu thuyền ven bờ có sự gia tăng nhanh và mất kiểm soát làm cho nguồn cá ngừ bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng khai thác quá mức và trái phép xảy ra Chi phí đầu vào cho khai thác không ngừng tăng cao, trong khi giá sản phẩm không tăng hoặc tăng không tương ứng

3.4.1.3 Vai trò của chính phủ

 Hỗ trợ ngành: Ngành thủy sản là một ngành kinh tế nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ Quan điểm phát triển thủy sản của chính phủ Việt Nam là: phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường Với quan điểm phát triển này Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển ngành thủy sản có thể kể đến như: “Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn 2045”

 Kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho thủy sản xuất khẩu sang EU: Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) là bộ phận quan trọng nhất của về kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm Nhiệm vụ trên là rất quan trọng cho xuất khẩu thủy sản vào EU NAFIQAD có trách nhiệm ở cả cấp độ sản xuất và nhà máy Ở cấp độ sản xuất NAFIQAD chịu trách nhiệm về chương trình giám sát dư lượng kháng sinh Ở cấp độ nhà máy NAFIQAD chịu trách nhiệm cấp chứng nhận cho cơ sở chế biến và NAFIQAD cũng có trách nhiệm xác nhận các điều kiện cho nhà máy để tiếp cận thị trường EU Bên cạnh đó, NAFIQAD còn cung cấp hoạt động đào tạo cho nông dân và các nhà chế biến để nâng cao nhận thức của họ về vấn đề an toàn thực phẩm trong ngành thủy sản

 Hội nhập WTO và thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU: Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/01/2007 Việc gia nhập WTO, đã giúp thúc đẩy phát triển thủy sản trong nước: WTO đưa ra các nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho các nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự

54 tham gia sâu rộng hơn của nước này vào hệ thống thương mại WTO Nhờ nguyên tắc này, Việt Nam được hỗ trợ nhiều về mặt kỹ thuật Với công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản mới và tiên tiến của EU, Việt Nam đã giảm thiểu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi thủy sản Nhờ cam kết gia nhập WTO, môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư, các doanh nghiệp thủy sản có điều kiện học hỏi, đầu tư thiết bị máy móc hiện đại Gia nhập WTO, mặt hàng thủy sản nói chung và mặt hàng cá ngừ nói riêng được cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu thủy sản khác trên thị trường EU Không phân biệt đối xử là một trong những nguyên tắc của hệ thống thương mại WTO Nhờ đó mà các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam có được thông tin minh bạch và rõ ràng về các chính sách, nguyên tắc và quy định về cá ngừ xuất khẩu vào EU Những cắt giảm các hàng rào thương mại và đơn giản hóa, chuẩn hóa các thủ tục hải quan trong WTO làm tăng khả năng tiếp cận mặt hàng thủy sản nói chung và mặt hàng cá ngừ nói riêng với các thị trường thuộc EU

3.4.2 Các yếu tố thuộc thị trường EU

Quy định của EU đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu Quy định về thuế nhập khẩu Ngoài các chính sách thuế quan thông thường đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa EU còn có chính sách ưu đãi về thuế trong một số điều kiện Chính sách này được chia thành 3 nhóm các nhà xuất khẩu: Nhóm các nước có Quy chế Tối huệ quốc (MFN)nhóm các nước có Quy chế Thuế quan phổ cập (GSP)áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển ở mức độ thấp, nhóm các nước được thuế ưu đãi đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm ưu đãi theo hiệp định song phương khác như các hiệp định giữa EC với các nước chậm phát triển nhất, giữa EC và ACP Việt Nam thuộc nhóm các nước được hưởng GSP

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: Quy định của EU về vệ sinh thực phẩm tập trung và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách hiệu quả tương xứng và dựa trên đánh giá mối nguy Yếu tố cốt lõi của quy định là tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ người nuôi, nhà chế biến đến người bán lẻ và dịch vụ nhà

55 hàng đều phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo thực phẩm bán trên thị trường EU đáp ứng mọi tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn thực phẩm Các quy định mới đây áp dụng cho mọi khâu trong chuỗi thực phẩm cùng phải tuân thủ phương pháp tiếp cận “từ trại nuôi đến bàn ăn” của EU về an toàn thực phẩm

Quy định về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa của các nước đang và chậm phát triển khi nhập khẩu vào thị trường EU muốn được hưởng GSP phải tuân thủ các quy định về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình "C/O form A” do cơ quan thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp Theo Luật Thực phẩm của EU, vấn đề an toàn thực phẩm cần xử lý chuỗi sản xuất thực phẩm liên tục từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng Các sản phẩm phải truy xuất ngược đến nhà cung cấp và khách hàng, các hệ thống phải hoạt động để đảm bảo cung cấp thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu

Quy định về bao gói, ghi nhãn mác: Đóng gói và dán nhãn sản phẩm là quan trọng khi sản phẩm được bán tại các siêu thị hay các điểm bán lẻ khác, song việc này không quan trọng lắm nếu sản phẩm được dùng ngay trong ngành ăn uống và khách sạn Hầu hết thủy sản từ các nước đang phát triển được dùng trực tiếp trong ngành ăn uống hoặc đóng gói lại chế biến hoặc tái xuất Do vậy, đóng gói và dán nhãn không phải là vấn đề khó giải quyết, chỉ cần có sự hợp tác giữa hai bên

Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu Cá Ngừ sang thị trường EU

Một người Châu Âu tiêu thụ bình quân khoảng 24kg cá ngừ và các loài cá khác (bao gồm cả cá tự nhiên và cá nuôi) trong năm 2019 Mức tiêu thụ thuỷ sản cao nhất này có được bởi NK từ các nước ngoài khối Sản lượng đánh bắt cá ngừ của các nước EU giảm đáng kể so với mức đỉnh vào năm 2014 Báo cáo mới nhất về thị trường EU cho thấy tỷ lệ tự cung tự cấp của khu vực này đã giảm kể từ năm 2014 Tự cung tự cấp được xác định là khả năng của các quốc gia thành viên của khối kinh tế có thể đáp ứng nhu cầu bằng sản xuất của chính họ, và được tính bằng tỷ lệ giữa sản xuất địa phương trên tiêu dùng nội địa Báo cáo cho biết cá ngừ vẫn là loài cá được ưa thích số một của người Châu Âu

Trong năm 2019, khả năng tự cung tự cấp của EU đối với cá và thuỷ sản là 41,2%, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước Khả năng tự cung tự cấp đối với 3 loài tiêu thụ nhiều nhất tại EU là cá ngừ, cá hồi và cá tuyết giảm Trong giai đoạn 2010 – 2019, khả năng tự cung tự cấp của EU đạt mức cao nhất vào năm 2014, do sản lượng cá ngừ vây vàng và cá thu cập cảng cao

Sau năm đó, khả năng tự cung cấp đã giảm, điều này được phản ánh thông qua xu hướng sụt giảm sản lượng đánh bắt của các tàu mang cờ của các nước EU và lượng cập cảng của các nước trong khối, cùng với đó là sự gia tăng NK của các nước EU

Trong năm 2019, nguồn cung các sản phẩm hải sản và thuỷ sản nuôi để là thực phẩm của EU, bao gồm cả sản xuất trong nội khối và NK, tổng cộng đạt 14,53 triệu tấn tính theo trọng lượng sống (LWE) Các sản phẩm đánh bắt tự nhiên để làm thực phẩm chiếm 76% trong số này Con số này thấp hơn 206.402 tấn so với năm 2018 Trong số 23,97 kg thuỷ sản mà trung bình một người Châu Âu tiêu thụ, 18,33kg là các sản phẩm hải sản, phần còn lại là thuỷ sản nuôi

Tỷ lệ tự cung đối với cá ngừ của EU đã giảm từ 33% xuống còn 29% vào năm

2019 Điều này là do lượng cá ngừ vằn được đánh bắt bởi các tàu mang cờ của các nước

EU giảm Tỷ lệ tự cung trong năm 2018 cao là do sản lượng đánh bắt cá ngừ vằn của đội tàu Tây Ban Nha và Pháp tăng và NK giảm Trong năm 2014, các nước thành viên EU

58 ít phụ thuộc vào nguồn cung cá ngừ từ ngoài khối Tuy nhiên, năm 2021, khối thị trường này đã phải tăng hạn ngạch thuế quan tự trị (ATQ), và kết quả là các nhà chế biến cá ngừ Địa Trung Hải phải thu mua nhiều loin cá ngừ hấp đông lạnh từ các nước Châu Á và Mỹ Latinh Hạn ngạch ATQ là một trong những nguyên nhân khiến NK cao hơn và mức tự cung giảm 4% từ năm 2018 đến 2019

Trong những năm qua, EU đã phụ thuộc ngày càng nhiều vào lượng loin cá ngừ hấp đông lạnh theo hạn ngạch ATQ Đặc biệt, Trung Quốc đã và đang tận dụng chương trình thương mại miễn thuế này để mở rộng XK loin cá ngừ hấp đông lạnh sang EU Sự sụt giảm khả năng tự cung tự cấp từ năm 2018 đến năm 2019 có thể thấy qua sự gia tăng nhập khẩu từ mức 148.219 tấn loin cá ngừ năm 2018 đã tăng lên thêm 9,660 tấn vào năm

2019 Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại EU chủ yếu được đáp ứng bởi NK nhưng cũng có một lượng đáng kể từ nguồn đánh bắt trong nước, chủ yếu là các tàu lưới kéo và câu vàng của Pháp và Tây Ban Nha Tuy nhiên, một lượng đáng kể cá ngừ nguyên con cập các cảng nước ngoài gần khu vực đánh bắt và được chế biến trước khi tái xuất sang các nước

EU Trong năm 2019, khối lượng cá ngừ và các loài thuộc họ cá ngừ (như cá kiếm) cập cảng tại EU giảm 7% so với năm 2018, đạt 359.060 tấn Trong số tất cả lượng cá ngừ cập cảng trong năm 2019, cá ngừ vằn chiếm khối lượng và giá trị cao nhất, đạt 178.473 tấn, trị giá 211 triệu EUR So với năm ngoái, điều này tương đương với mức giảm 13% về khối lượng và 15% về giá trị

Trong tổng khối lượng cá ngừ vằn, 97% là từ các đội tàu của Tây Ban Nha (trị giá 203 triệu EUR) nhưng con số này đã thấp hơn 18.750 tấn so với cùng kỳ năm 2018 Giá trung bình cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh mỗi năm đã tăng từ 1.050 EUR/tấn lên 1.180 EUR/tấn trong năm 2019 Giá cá ngừ vây vàng ở mức 2.120 EUR/tấn, tăng 10% so với năm 2018 Các đội tàu lưới vây của Tây Ban Nha đã phàn nàn với các quan chức về việc họ gặp khó khăn khi bán cá ngừ nguyên con cho các nhà chế biến đồ hộp EU, vì các nhà chế biến thích NK loin cá ngừ giá rẻ hơn Họ cho rằng điều này khiến họ buộc phải XK cá ngừ nguyên con

Có thể thấy, nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của EU lớn EU là một trong những thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là

50 tỷ USD/năm, Việt Nam chỉ xếp hạng sau Trung Quốc về lượng thủy sản cung cấp cho EU Chính bởi vậy khi đàm phán Hiệp định EVFTA, đã tạo nên những thuận lợi lớn để thúc đẩy sản phẩm cá ngừ xuất khẩu vào EU EVFTA đem lại cơ hội cho cá ngừ Việt Nam hưởng ưu đãi thuế và cạnh tranh về giá, điều này giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu Trước khi EVFTA đi vào thực thi, Việt Nam đang được hưởng thuế ưu đãi GSP dành cho nhóm các nước đang phát triển (thấp hơn 3,5% so với thuế thông thường), nhưng vẫn là mức tương đối cao Trong khi thuế nhập khẩu trung bình xét theo tỷ trọng thương mại giữa các nhóm sản phẩm của hàng Việt Nam nhập khẩu vào EU là 7% thì riêng mặt hàng thủy sản là 10,8% (VASEP, 2018)

Chính vì mức thuế cao, nên mặt hàng cá ngừ Việt Nam bị giảm tính cạnh tranh về giá khi khách hàng EU có xu hướng chọn sản phẩm từ các nước có mức thuế suất thấp hơn Vì vậy, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, mặt hàng cá ngừ Việt Nam sẽ được giảm thuế theo lộ trình cụ thể sẽ là yếu tố giúp giá cả thủy sản Việt Nam sang EU rẻ hơn và chiếm được nhiều thị phần hơn

Tiếp theo, tăng cường thu hút vốn đầu tư vào nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản Các doanh nghiệp EU có thể tận dụng được các lợi thế phát triển nuôi trồng cá ngừ của Việt Nam đang có sẵn mà không tốn thời gian và chi phí để nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, giảm thiểu được rủi ro và phát sinh trong đầu tư; Khai thác tiềm năng sẵn có của nguồn lợi thủy sản phong phú mà EU không thể nuôi trồng do đặc thù về môi trường sinh trưởng và hạn chế về giới hạn sinh học như cá ngừ Đồng thời, họ có thể tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng đã có sẵn, chế biến thủy sản, trên cơ sở đó chỉ cần nâng cấp lên cho phù hợp với mục đích sử dụng, thay vì phải xây dựng lại từ đầu Các nhà đầu tư

EU còn có thể tận dụng các phụ phẩm dư thừa từ quá trình chế biến thủy sản để làm thành các sản phẩm giá trị gia tăng, như: chế biến dầu Diesel từ mỡ cá tra cá basa, tách chiết omega 3 từ phụ phẩm cá ngừ để làm dầu cá hay sản xuất thức ăn cho cá và tôm từ bột gan mực, từ đó bán ra thị trường nội địa để gia tăng lợi nhuận

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CÁ NGỪ

Dự báo xu hướng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU

Xuất khẩu trong 5 năm qua có sự trồi sụt do biến động nhu cầu, cạnh tranh trên thị trường thế giới và những rào cản lớn như thẻ vàng IUU của EU… Tuy trồi sụt nhưng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng Dự tính trong giai đoạn tới, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trung bình 7%/năm và tới năm 2025 đạt 12 tỷ USD Khối lượng thủy sản xuất khẩu tới năm 2025 sẽ tương đương khoảng 6 triệu tấn Trong đó, 4,7-4,8 triệu tấn sản xuất trong nước, nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu dự kiến khoảng 1,2-1,3 triệu tấn (khoảng 2,4-2,6 tỷ USD)

Trong khi nhiều dự báo cho thấy các mặt hàng thuỷ sản như tôm, cá tra sẽ phục hồi tốt trong những năm tới thì cá ngừ lại vướng nhiều thách thức có thể khiến xuất khẩu chậm phục hồi Cụ thể là Ủy ban châu Âu (EC) duy trì giữ cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam Nếu không tháo gỡ được trong năm 2024 sẽ khiến xuất khẩu sang EU đình trệ vì thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác còn bất cập vì các yếu tố nguồn lực, nhân lực và cơ sở hạ tầng không đáp ứng Những ngành hàng như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển bị ảnh hưởng nhiều nhất Giá cá ngừ nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm nhiệt, nhưng căng thẳng tại Biển Đỏ khiến giá cước vận tải tăng cao sẽ làm cho giá cá ngừ thành phẩm vẫn neo mức cao Trong khi đó, lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy nhưng phục hồi chậm nên nhu cầu nhập khẩu cá ngừ tại nhiều nước chưa có dấu hiệu hồi phục Ngoài ra, cạnh tranh tại các thị trường ngày càng gay gắt và lượng tồn kho của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cao Tất cả các yếu tố này sẽ kìm hãm sự phục hồi xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm Với sự thích nghi, điều chỉnh bối cảnh thị trường, dự đoán các doanh nghiệp thủy sản sẽ giúp doanh số xuất khẩu của ngành hồi phục trở lại mức 9,5 -

10 tỷ USD năm 2024, trong đó mặt hàng cá ngừ dự báo thu về khoảng 3,6 - 3,8 tỷ USD

Một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU:

Chính phủ cần rà soát, củng cố, hoàn thiện một cách căn bản cơ chế thực thi và giám sát thực thi các chủ trương, nghị quyết liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu Xây dựng luật thuế xuất khẩu nhập khẩu phải đảm bảo tính minh bạch, góp phần phát huy nội lực để phát triển sản xuất Các quy định của luật pháp phải phù hợp hơn với thông lệ và cam kết quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là phải phù hợp với các điều khoản trong FTA Việt Nam - EU Các quy định của luật đảm bảo tính thống nhất với luật Hải quan nhằm góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa thủ tục Hải quan Ban hành quy định hướng dẫn tổ chức bộ máy quản lý thủy sản địa phương, xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức đầu mối quản lý thủy sản ở địa phương, gắn với phân cấp quản lý giữa Trung ương, địa phương

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật: Chính phủ ban hành danh mục các chất bị cấm chung cho các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản cần cụ thể, rõ ràng hơn và có tính cập nhật Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, lưu thông và sử dụng các hoá chất, chất kháng sinh thuộc danh mục quản lý Cần rà soát và loại bỏ các văn bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các loại kháng sinh, thuốc tăng trưởng bị cấm trong các quá trình sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, quá trình trị bệnh, đồng thời tổ chức ban hành ngay các tài liệu, giáo trình mới Xây dựng chiến lược của ngành về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, ban hành các tiêu chuẩn về vùng, trang trại sản xuất và nuôi thủy sản sạch, kiểm tra, đánh giá, công nhận vùng, trang trại sản xuất an toàn, sinh thái và có chính sách khuyến khích hỗ trợ Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết và công bố danh mục tên các loại hoá chất và kháng sinh được phép sử dụng thay thế các hoạt chất bị cấm, các loại thức ăn, hoá chất, thuốc thú y được phép sử dụng trong thủy sản và các tổ chức được phép sản xuất và cung ứng

Tiếp tục tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát, đầu tư thiết bị, kiến thức và nhân lực cho các cơ quan kiểm tra địa phương: Chính phủ cần phải điều chỉnh chức năng và kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan kiểm tra từ Trung ương đến địa

65 phương để có một đầu mối thống nhất quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trên phạm vi cả nước Hỗ trợ và hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan kiểm tra địa phương Sau khi có quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát kháng sinh, hoá chất độc hại trong thủy sản cho một cơ quan cụ thể ở địa phương, cần phải đầu tư thiết bị kiểm tra phân tích đi đối với việc đào tạo, kiểm tra, phân tích và cấp đủ kinh phí cho các cơ quan này hoạt động

Cải thiện kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch

Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch lạc hậu là điểm hạn chế lớn nhất đối với ngành cá ngừ Việt Nam Tàu nhỏ, thiếu kho lạnh trên tàu, dẫn đến sự suy giảm nhanh chất lượng cá ngừ Tại hầu hết các bến cá kho lạnh không đủ để duy trì chất lượng của cá ngừ Nhìn chung, chất lượng của cá ngừ giảm trong vòng bảy ngày từ khi bị bắt, trong khi hầu hết các tàu cá nhỏ đi ra biển tối đa là 15 ngày Để lưu trữ cá ngừ các tàu cá cần thiết bị bảo quản lạnh, cá ngừ được đông lạnh ở -40 đến -60 C Một hạn chế nữa là không có quy định quốc gia hoặc tiêu chuẩn chất lượng đối với giết chết và sơ chế ban đầu đối với cá ngừ Để cải thiện kỹ thuật bảo quản của các tàu cá và trên bến cá, cần thiết phải tái cấu trúc và chuyển đổi cơ cấu đội tàu khai thác Chính phủ nên bắt đầu một chương trình tái cơ cấu đội tàu đánh cá và cung cấp đầu tư hoặc trợ cấp để cải thiện cơ sở của họ Tuy nhiên, một chương trình tái cơ cấu như trên sẽ rất tốn kém, cần có một kế hoạch rõ ràng Một phương án khác để cải thiện kỹ thuật bảo quản đó là cần phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty chế biến và ngư dân, nơi các công ty chế biến đầu tư trong việc cải thiện cơ sở vật chất ban đầu, sau đó các ngư dân cung cấp cá ngừ chất lượng cao cho cơ sở chế biến và xuất khẩu Đảm bảo sự truy xuất nguồn gốc

Hầu hết các tàu đánh bắt cá ngừ Việt Nam là nhỏ, khả năng tài chính hạn chế để trang bị các thiết bị tài liệu đo lường sản lượng đánh bắt của họ Vì vậy, nó là khó khăn để theo dõi những sản phẩm thủy sản, những gì là cần thiết cho xuất khẩu sang EU

Một trong những hạn chế rất lớn của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam là vấn đề về truy xuất nguồn gốc và điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của cá ngừ xuất khẩu, đặc biệt là thị trường khó tính như EU Truy xuất nguồn gốc ở cấp độ của các ngư dân và các bến cả cần được cải thiện Để làm được điều này, cần phải đầu tư cho các tàu cá của ngư dân các thiết bị lưu trữ tài liệu và đo lường số lượng đánh bắt Ngoài ra, cần tập huấn cho ngư dân cách lưu trữ các tài liệu về nguồn gốc xuất xứ của các loại cá ngừ khai thác để cung cấp thông tin cần thiết cho các thị trường khó tính

Tăng tính bền vững trong khai thác cá ngừ

Cho đến nay, Việt Nam chưa có kế hoạch quản lý đối với nghề cá ngừ (hiện đang được phát triển bởi VINATUNA) Thực tế là Việt Nam vẫn chưa là thành viên đầy đủ của WCPFC, đây là một hạn chế cho ngành cá ngừ Năm 2008, WWF tiến hành đánh giá độc lập khai thác tiềm năng của thủy sản Việt Nam, bao gồm cá ngừ, để có được giấy chứng nhận MSC Một trong những nguyên tắc quan trọng để có được chứng chỉ này là phải có một hệ thống quản lý tốt và dữ liệu về sản lượng đánh bắt cá ngừ Việc thiếu tính bền vững ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành cá ngừ của Việt Nam

Một kế hoạch quản lý tốt với cá ngừ có thể là một bước quan trọng hướng tới quản lý bền vững của quá trình phân phối cá ngừ Ngoài ra, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với quốc tế trong khai thác cá ngừ để giúp phân ngành cá ngừ phát triển bền vững Hợp tác quốc tế trong việc đưa tàu khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển quốc tế và vùng biển của các nước có hiệp định hợp tác khai thác

Hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá trên thế giới, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á, Ủy ban Nghề cá Trung-Tây Thái Bình Dương để phát triển nghề khai thác cá ngừ Đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu

Việt Nam thiếu dữ liệu khoa học về cá ngừ, đặc biệt là thiếu thông tin về ngư trường và trữ lượng Các dữ liệu khoa học tiên tiến có thể dẫn đến các kế hoạch quản lý hiệu quả hơn cho việc đánh bắt cá ngừ và quản lý trữ lượng Việc đánh giá trữ lượng cá ngừ gần đây nhất của Việt Nam được tiến hành vào năm 2005

Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong điều tra, dự báo ngư trường, khai thác, bảo quản, chế biến cá ngừ Từng bước hiện đại hóa tàu khai thác và dịch vụ thu mua cá ngừ; đẩy mạnh công tác khuyến ngư

Hiện nay, dữ liệu khoa học về ngư trường và kỹ thuật bảo quản của các kho lạnh còn nhiều hạn chế Do vậy để quản lý và phát triển nghề cá ngừ đòi hỏi Chính phủ với đầu mối là Bộ NN và PTNT cần đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu về ngư trường đánh bắt cá ngừ và kỹ thuật bảo quản Để giải quyết nút thắt này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ với các tổ chức quốc tế về phân ngành cá ngữ

Tăng cường hợp tác trong chuỗi giá trị

Thiếu sự hợp tác giữa các ngư dân, người trung gian và công ty chế biến xuất khẩu diễn ra tại một số giai đoạn của chuỗi giá trị Do cạnh tranh giữa các ngư dân đánh bắt cá ngừ nên rất ít thông tin về ngư trường được chia sẻ Ngoài ra, vị trí và sự thống trị của những người trung gian ở một số tỉnh, ngăn cản sự hợp tác giữa ngư dân và nhà chế biến xuất khẩu Số lượng hợp đồng giữa ngư dân và nhà chế biến xuất khẩu còn rất hạn chế

Hoạt động trong lĩnh vực chế biến cá ngừ, cần có sự liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giúp phát triển bền vững chuỗi ngành hàng thông qua liên kết dọc và liên kết ngang trong toàn chuỗi; cần nghiên cứu kỹ việc thiết lập mối quan hệ và hài hòa lợi ích với các tác nhân liên kết chuỗi từ khai thác, hệ thống vệ tinh thu mua cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ và xuất khẩu Để hài hòa lợi ích và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; đây là yếu tố chủ chốt quyết định việc hình thành, duy trì và phát triển liên kết trong mô hình: thu mua - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w