Nhìn chung, vốn chỉ phốitoàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM.Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nongnghiệp v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NOI
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
TANG CƯỜNG HUY DONG VON TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NÔNG THÔN VIET NAM
— CHI NHÁNH TỪ LIÊM
NGUYÊN HƯƠNG THƠM
HÀ NỘI - NĂM 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NOI
TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH TỪ LIÊM
NGUYÊN HƯƠNG THƠM
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã Ngành: 8340101
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS HOÀNG ĐÌNH MINH
HÀ NỘI - NĂM 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh Từ Liêm” là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng trong luận văn trung thực Kết quả nghiên cứu được trình bàytrong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng — năm 2019 Tác giả luận văn
Nguyễn Hương Thơm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ là một công trình nghiên cứu đòi hỏi sw nỗ lực của bản thân và
sự giúp đỡ của của Trường Đai học Mở Hà Nội và đặc biệt là giảng viên hướng dẫnluận văn TS, Hoang Đình Minh.
Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Agribank Chỉ nhánh
Từ Liêm và gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong suốt quá trình tác giả làm luận văn
Hà Nội, ngày thang — năm 2019 Tác giả luận văn
Nguyễn Hương Thơm
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC "
DANH MỤC CAC CHU VIET TÁT
DANH MỤC BANG, BIÊU, SƠ ĐÒ
PHAN MỞ DAU
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET CHUNG VE HOAT ĐỘ
CUA NGAN HÀNG THUONG MAIL
iG HUY DONG Vi
1.1 Tong quan về ngân hàng thương mai
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
1.1.2 Vai trò của NHTM trong nên kinh
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM
1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.2.2 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.3 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng thương mạ
1.2.4 Phân loại các nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.3 Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm vốn huy động của ngân hàng thương mạ
1.3.2 Vai trò vốn huy động của ngân hàng thương m:
1.3.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3.4 Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của ngân hàng thương mại 201.4 Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động huy động vốn cúa ngân hàng thương mại 251.4.1 Nhân tố khách quan
1.4.2 Nhân t6 chủ quan oeCHUONG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VON TAI NGAN HANG NONGNGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VIET NAM - CHI NHANH TU LIEM 332.1 Khái quát về Agribank Chi nhánh Từ Liêm
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý
2.1.3 Các sản phẩm dich vụ của Agribank chi nhánh Từ Liém
Trang 62.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chỉ nhánh Từ Liêm giai đoạn
2016 — 2018
2.2 Thực trạng về huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Từ Liêm
2.2.1 Kết quả huy động vốn theo tính chất nguồn huy động và theo kỳ han 2.2.2 Kết quả hoạt động huy động vốn theo các chỉ tiêu đánh gia
3.1 Dinh hướng hoạt động của Agribank Chi nhánh Từ Liêm
3.2 Định hướng hoạt động huy động vốn cho mục tiêu phát triển của AgribankChỉ nhánh Từ Liêm
3.3 Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Từ Liêm
3.3.1 Xây dựng kế hoạch huy động vốn
3.3.2 Da dạng hoá các các hình thức huy động von
3.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng , hạn ch rủi ro
3.3.4 Mở rộng, cải tiến các sản phâm, dịch vụ; nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của
ngân hàng bắt kịp xu thé công nghệ 4.0
3.3.5 Hiện dai hóa công nghệ ngân hàng
3.3.6 Phát huy tối đa yếu tố con người
3.3.7 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truy:
3.4 Một số đề xuất, kiến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Agribank Chỉ nhánh Từ Liêm NHNo&PTNT Chỉ nhánh Từ Liêm Agribank VN Ngân hàng No&PTNT Việt Nam NHNN Ngan hang Nha nước
NHTM Ngan hang thuong mai
TCKT- XH Tổ chức kinh tế - xã hội
KKH Không kỳ hạn
TCTD Tô chức tín dụng
VỊP Quan trọng (khách hàng quan trọng)
Trang 8DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ DO
BANG
Bang 2.1 Tăng trưởng dư nợ của Agribank chi nhánh Từ Liêm (2016 - 2018) 39Bảng 2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn (2016 - 2018)
Bảng 2.3 Kết quả thu phí dịch vụ của Agribank Chỉ nhánh Từ Liêm
Bảng 2.4 Kết quả tài chính của Agribank Chỉ nhánh Từ Liêm
Bảng 2.5 Huy động vốn theo tính chất nguồn huy động tại Agribank Chỉ nhánh Từ
Liêm (2016 - 2018)
Bảng 2.6 Huy động vốn theo ky hạn tại Agribank Chi nhánh Từ Liêm
Bang 2.7 Tăng trưởng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Từ Liêm
Bảng 2.9 Bảng thừa - thiếu vốn Agribank Chỉ nhánh Từ Liêm
Bảng 2.10 Tình hình huy động, sử dụng vốn trung và dài hạn
Bảng 2.11 Tình hình huy động, sử dụng vốn ngắn hạn
Bảng 2.12 Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra
BIEU
Biểu đồ 2.1 Biểu dé tăng trưởng nguồn vốn
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cầu nguồn vốn theo tính chị
Biểu đồ 2.3:
SƠ ĐÒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Từ Liêm
iêu đồ cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Trang 9PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập toàn cầu hoá thì vốn cho pháttriển kinh tế xã hội cảng trở nên quan trọng và cấp bách Đặc biệt đối với Việt Nam, đểduy trì thành quả trong những năm qua nhằm không ngừng tăng trưởng thu nhập quốcdân, đã luôn phải đổi mới, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mở rộng quy môchiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hoá, day mạnh sự phát triểncủa các ngành trong nền kinh té, tránh cho dat nước rơi vào tình trạng tụt hậu so vớicác nước trong khu vực Trong những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước đều quan tâm đến van dé tăng trưởng von
NHTM là một trung gian tài chính, công cụ duy nhất mà các ngân hàng phải có
đó là vốn Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy độngđược, dùng để cho Vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nguồn vốncủa ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn dỗi trong quá trình sảnxuất, phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng đểthực hiện các mục đích khác nhau Hay nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sửdụng vốn tiền tệ cho ngân hang, dé rồi ngân hàng phải trả lại cho họ một khoản thunhập Và như vậy, ngân hang đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dườihình thức tiền tệ, Làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thíchmọi hoạt động kinh tế phát triển đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định đến
sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhìn chung, vốn chỉ phốitoàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM.Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nongnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay, được thành lập26/03/1988, theo nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cùng với ý chí, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử thách, với những đột phá sáng tạo, cách làm mới, Agribank
đã từng bước tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững, việctăng cường huy động vốn là công cụ quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triểnhoạt động kinh doanh Trong những năm qua, Agribank Chi nhánh Từ Liêm vớiphương châm “Mang phồn thịnh đến khách hàng” cũng đã thực hiện các hoạt động
1
Trang 10kinh doanh đa dạng, năng động và có những đón góp nhất định cho sự phát triển củanền kinh tế Sau 30 năm hoạt động, Agribank Chỉ nhánh Từ Liêm đã tập trung đượcnguồn vồn lớn, tạo nguồn lực quan trọng hỗ trợ thị trường tín dụng, cho vay nông nghiệpnông thôn, cho vay vốn ưu đãi dé sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập,cải thiện điều kiện sống Mặc dù vậy, nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Từ Liêm chưa
có được cơ cấu vốn hợp lý, các sản phẩm huy động vốn còn hạn chế, chưa đồng bộ, việcphát triển các dich vụ huy động chưa tận dụng được các lợi thế vốn có của Agribank,chưa tranh thủ được các nguồn vén lãi suất thấp từ tiền gửi của các Tổ chức
Vi những lẽ trên, tôi lựa chọn dé tài tài “Tăng cường huy động vốn tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chỉ nhánh Từ Liêm” để nghiêncứu làm Luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phan day mạnh công tác huy độngnguồn vốn của Agribank Chỉ nhánh Từ Liêm
2 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:
Luận giải những vấn đề cơ bản về nguồn vốn, vai trò của nguồn vốn, cơ chế tạolập nguồn vốn và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tạo vốn của ngân hàng;
nghiên cứu, phân tích thực trạng huy động nguồn vốn, kết quả huy động vốn, chỉ ra
những tồn tại, hạn chế về nguồn vốn hoạt động của Agribank Từ Liêm Qua đó, để xuấtmột số giải pháp, kiến nghị tăng cường nguồn vốn cho hoạt động của Agribank TừLiêm trong thời gian tới.
3 Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của dé tài là thực trạng huy động vốn, kết quả huy độngvốn và các giải pháp huy động vốn của Agribank Từ Liêm
Phạm vi nghiên cứu là:
- Không gian nghiên cứu là Agribank Từ Liêm.
- Thời gian nghiên cứu là trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018
4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
(1) Vai trò của nguồn vốn là gi? Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn là gì?(2) Thực trạng huy động vốn tại tại Agribank Chi nhánh Từ Liêm diễn ra nhưthé nào? Đạt được những kết quả gi?
(3) Những giải pháp nao cho việc tăng cường huy động vốn tại Agribank Chinhánh Từ Liêm trong thời gian tới?
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Trong tiến trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoahọc như: Phương pháp thống kê, phân tích và tong hợp, phương pháp đối chiếu và sosánh, logic thu thập va phân tích dit liệu thu thập được để phân tích sự vận động củahiện tượng, tìm ra nguyên nhân, thực trang của vấn dé dé từ đó đề ra những giải pháp Đồng thời sử dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ
sở lý luận và phương pháp luận.
Thu thập các số liệu thực tế, trực tiếp có liên quan đến phân tích tình hình huyđộng vốn của Agribank Chỉ nhánh Từ Liêm trong 3 năm (2016 - 2018) bao gồm: Bảngcân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh, các văn bản Nhà nước về những quyđịnh của ngân hàng.
Thu thập các thông tin phụ trợ từ các báo cáo, các nghiên cứu nội bộ.
6 Tổng quan nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn
Luận văn thạc sỹ ‘‘Nang cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribankchi nhánh Tuyên Quang”” của Hoàng Thị Thu Thủy (2014), Trường Dai học Kinh tếQuốc Dân Nội dung của luận văn trình bày về định hướng phát triển huy động vốncủa Agribank chỉ nhánh Tuyên Quang trong 4 chương Qua đó, tác giả đã phân tíchthực trang và đánh giá hiệu quả huy động vốn ; dé đưa ra một số giải pháp nâng caohiệu quả huy động vén tại Agribank chỉ nhánh Tuyên Quang
Luận văn thạc sỹ “Phát triển nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP côngthương Việt Nam”, Đỗ Thị Khánh Hạ (2013), Trường Đại học kinh tế thành phố HồChí Minh Nội dung của luận văn trình bầy về vấn đề phát triển nguồn vốn tiền gửi tạingân hang TMCP công thương Việt Nam trong 3 chương cơ bản Chương | tác giảnêu tổng quan về nguồn vốn tiền gửi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại Chương 2 tác giả trình bày về thực trạng huy động nguồn vốn tiền gửi tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chương 3 tác giả đã đưa ra các giải phápphát triển nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Luận văn thạc sỹ “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng
No&PTNT - chỉ nhánh Đà Nẵng”, Hoàng Thị Thúy Hà, Đại học Đà Nẵng Nội dung
của luận văn có bố cục chặt chẽ và được trình bày trong 3 chương, trong đó tác giả nêu
rõ được vấn dé lí luận và thực tiễn về công tác huy động vốn trường hợp cụ thể là tạiNgân hàng No&PTNT - chỉ nhánh Đà Nẵng
3
Trang 12Luận văn thạc sỹ “Day mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kĩ thươngViệt Nam - chi nhánh Đồng Thap”’, Nguyễn Hùng Dũng (2016), Dai học Kinh tếQuốc dân Luận văn trình bầy về day mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP kĩthương Việt Nam - chỉ nhánh Đồng Tháp Nội dung của luận văn được trình bày trong
4 chương Trong đó tác giả đã nêu được cơ sở lí luận và thực tiễn công tác huy độngvốn tại Ngân hàng TMCP Kĩ thương Việt Nam - chỉ nhánh Đồng Tháp
Nhung tại Agribank Chi nhánh Từ Liêm, chưa có công trình nghiên cứu nào về
đề tài “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam — Chi nhánh Từ Liêm”.
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các bảng biểu và tài liệu thamkhảo, Luận văn gồm 03 chương:
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET CHUNG VE HOAT ĐỘNG HUY ĐỘNGVON CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2 THỰC TRANG HUY ĐỘNG NGUON VON TẠI NGAN HÀNGNo&PTNT VN - CHI NHÁNH TỪ LIÊM
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP TANG CƯỜNG HUY ĐỘNG VONTẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN VN - CHINHÁNH TỪ LIÊM
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYET CHUNG VE HOAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VON CUA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế ngân hàngbao gồm nhiều loại phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống,tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất vềqui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng
Ngân hàng thương mai là một tổ chức tin dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ, tin dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này dé cấptín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán Như vậy, ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh dich vụ tài chính.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về ngân hàng:
Peter S.Rose viết trong cuốn “Quản tri ngân hàng thương mại” thì: “Ngân hàngthương mại là loại hình tổ chức tài chính Cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính
đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ hanh toán, thực hiện nhiễuchức năng tài chính nhất so với bat kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nên kinh té”.Theo luật tổ chức tin dụng năm 2010 (Luật sé 47/2010/QH 12) định nghĩa rằng:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tắt cả các hoạt độngngân hang và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật TCTD nhằm mụctiêu lợi nhuận” Trong đó “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thườngxuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng, Cung ứngdịch vụ thanh toán qua tài khoản”
1.1.2 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế
Bat kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển, dang phát triển, thậm chí chưaphát triển thì hoạt động ngân hàng cũng có tác dụng to lớn đến hoạt động của nền kinh tế.Trong nên kinh tế thị trường, vai trò của ngân hàng được thé hiện như sau:
Trang 14Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trongthúc day sự phát triển sản xuất lưu thông hàng hóa.
Thực tế cho thấy để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một khốilượng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác Nhưngđiều khó khăn hơn lợi ích là cần có người đứng ra tập trung tiền nhàn rỗi ở mọi nơi,mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn Thông qua chức năng huy động vốn,cho vay và đầu tư các ngân hàng đã huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế,cho vay dưới các hình thức khác nhau đối với các ngành kinh tế và các thành phầnkinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh qua đó nó thúcđây nền kinh tế phát triển
Với vai trò trung gian thanh toán, ngân hàng đã thực hiện được các dịch vụtrung gian thanh toán cho nền kinh tế do đó đã thức đây nhanh quá trình thực hiện luânchuyển hàng hóa, luân chuyền vn trong xã hội, tiết kiệm chỉ phí thanh toán cho từng
cá nhân trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả cho toàn bộ nên kinh tế Đồng thờingân hàng cũng giám sát các hoạt động kinh tế góp phần tạo ra một môi trường kinhdoanh lành mạnh, tạo ra sự 6n định trong kinh tế - xã hội
Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu,trái phiếu NHTM có thé làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyền giaomệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty
Có thé thay nhờ các hoạt động của hệ thống NHTM va đặc biệt là hoạt động tíndụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc,công nghệ nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sảnphẩm cho xã hội
Thứ hai, NHTM là một công cụ dé Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Với chức năng tạo tiền, NHTM là một trong những chủ thể tham gia vào quátrình cung ứng tiền, tạo ra một khối lượng phương tiện thanh toán rất lớn trong nềnkinh tế NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của thịtrường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả
Dé thực hiện chính sách tiền tệ, NHTW phải sử dụng các công cụ dé điều tiếtlượng tiền lưu thông, nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là
Trang 15mục tiêu ôn định tiền tỆ Phần lớn các công cụ chính sách tiền tệ chỉ được thực thi cóhiệu quả với sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của các NHTM cũng như việc chấphành quy định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao.hiệu quả cho vay và đầu tư.
Thứ ba, NHTM là câu nói giữa nén tài chính quốc gia với nên tài chính quốc tế
Có thể nói sự hội nhập kinh tế quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh
tế to lớn, thúc đây nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững Một trong những điều kiệnquan trọng góp phan thúc day sự hội nhập kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó
là nền tài chính quốc quốc gia Nền tài chính quốc gia là cầu nói với nền tài chính quốc
tế thông qua hoạt động của các NHTM trong các lĩnh vực kinh doanh như: nhận tiềngửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác Đặcbiệt là các hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hôi, quan hệ tín dụng với cácNHNN của NHTM trực tiếp hoặc gián tiếp tác động góp phần thúc day hoạt độngthanh toán xuất nhập khẩu và thông qua đó NHTM đã thực hiện cho vai trò điều tiết tàichính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanhnghiệp.Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tàichính mà xã hội có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được chia làm 2 loại hình khác nhau:
- Hoạt động nghiệp vụ (kinh doanh tiền tệ): Chữ nghiệp vụ có nghĩa là nghềnghiệp, nghề thể hiện bản chất của ngân hàng (nghề buôn tiền, kinh doanh tiền tệ) màthiếu nó thì ngân hàng không còn là ngân hàng nữa Những hoạt động để tìm kiếmnguồn vốn hoặc cung ứng cho khách hàng gọi chung là hoạt động kinh doanh tiền tệgiữa một bên là khách hàng với một bên là ngân hàng Đây là đặc trưng cơ bản của nghiệp vụ ngân hàng.
- Hoạt động dịch vụ: Đây là hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu,giải quyết mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với ngườicung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu
Trang 16Hoạt động của ngân hàng mang tính cạnh tranh cao độ, với mục tiêu tối đa hoálợi nhuận nên các ngân hàng ngày nay đã và đang đưa ra rất nhiều các dịch vụ mớinhằm tối da hoá lợi ích cho các khách hàng Dé thu hút được các khách hàng đến vớimình trong khi có quá nhiều sự lựa chọn như hiện nay là một vấn đề khó khăn đối vớicác ngân hàng thương mại.
Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau
để hình thành nên các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, khi ngân hàng thươngmại đi vào hoạt động ổn định, các nghiệp vụ được xen kẽ lẫn nhau trong suốt quá trìnhhoạt động, tạo thành một chỉnh thể thống nhất
1.1.3.1 Mua bán ngoại tệ
Một trong những nghiệp vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (muabán) ngoại tệ.Một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác
và hưởng phí dịch vụ.Trong thị trường tài chính hiện nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ
do các ngân hàng lớn thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao,đồng thời yêu cầu phải có năng lực chuyên môn cao
1.1.3.2 Nhận tiền gửi
Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọicách dé huy động được tiền Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi(thanh toán và tiết kiệm của khách hàng) ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảoquản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn
Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngânhàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵnsàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạmthời để kinh doanh
Có thể nói, ngân hàng là nơi kinh doanh đồng vốn ngân hàng vừa là nơi cungcấp đồng vốn, vừa là nơi tiêu thụ đồng vốn Ngày nay, các ngân hàng thương mạikhông đơn thuần chỉ là trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn mà cùngvới sự phát triển không ngừng của nền kinh tế các ngân hàng đã thực hiện nhiềunghiệp vụ khác nhau nhằm thu hút được tối đa nguồn tiền gửi
Các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau Thứnhất họ có thể mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để hưởng lợi ích từ các phương tiện
mà ngân hàng có thé cung cấp cho họ Họ có thé được hưởng các dịch vụ thanh toán
§
Trang 17trong tương lai hoặc giúp giải quyết những vấn dé của họ trong quá khứ mà khôngphải trực tiếp tự mình tiến hành các hoạt động đó Thứ hai, khách hàng gửi tiền vàongân hang dé lay lãi suất như các số tiền gửi hay các tài khoản định kỳ.
Các khoản tiền gửi cung cấp một nguồn chủ yếu cho hoạt động kinh doanh củacác ngân hàng thương mại, tuy nhiên nó được chia thành hai phần như sau: tiền gửicủa các doanh nghiệp và tiền gửi của dân cư
Các doanh nghiệp thông qua việc mở tài khoản đê được ngân hàng cung ứngcác dịch vụ về ngân quỹ, thu chỉ tài vụ một cách nhanh chóng và an toàn Nhữngnghiệp vụ này nếu khách hang tự đứng ra đảm trách sẽ mắt rat nhiều công sức và thờigian Về phía ngân hàng, thông qua nghiệp vụ này cũng thu hút được một lượng lớnvốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và một khoản lệ phí nhất định
Đối với khách hàng trong dân cư, việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng,ngoài việc được đáp ứng tất cả các dịch vụ thanh toán khi phát sinh, khách hàng cònđược cung ứng một loạt các dịch vụ đa dạng về tài chính có khả năng sinh lời
Vé phương diện pháp lý, người gửi tiền có quyền lựa chọn các loại hình gửi tiềntheo yêu cầu, được hưởng các dich vụ ngân quỹ do ngân hàng cung ứng hoặc đượchưởng lãi suất, bù lại ngân hàng được tuỳ nghỉ sử dụng số tiền mà khách hàng đã gửiphục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với cam kết hoàn trả vào bat kỳ thờiđiểm nảo mà khách hàng yêu cầu(đối với tiền gửi không kỳ hạn) hoặc vào thời điểmđáo hạn đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn
1.1.3.3 Cho vay
- Cho vay thương mại
Ngay từ thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khẩu thương phiếu mà thực tế làcho vay đối với những người bán(người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng
để lấy tiền trước) Sau đó là bước chuyền tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vaytrực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn dé mua hàng dự trữnhằm mở rộng sản xuất kinh doanh
- Cho vay tiêu dùng
Trong giai đoạn đầu, hầu hết các ngân hàng đều không tích cực cho vay đối với cánhân và hộ gia đình bởi vì họ cho rằng các khoản cho vay này có mức rủi ro vỡ nợ cao
Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộccác ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng
9
Trang 18- Tài trợ cho dự án
Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trởniên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao Mặc dù rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lạilớn Một số ngân hàng còn cho vay đầu tư vào đất
1.1.3.4 Bảo quản vật có giá
Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho kháchhàng trong kho bảo quản ngân hàng giữ vàng và giao cho khách tờ biên nhận (giấychứng nhận do ngân hàng phát hành) Do khả năng chỉ trả bất cứ lúc nào cho giấychứng nhận nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền - dùng dé thanh toán cáckhoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành Lợi ích của việc sử dụngphương tiện thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hànggửi tiền vào ngân hàng để déi lấy giấy chứng nhận của ngân hàng Đó là hình thức đầutiên của giấy bạc ngân hàng Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và kháchhàng phải trả phí bảo quản.
1.1.3.5 Cung cấp các tài khoản giao dich và và thực hiện thanh toản
Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉbảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ Thanh toán quangân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền khôngcần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chỉ trả cho khách (còn đượcgọi là séc), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền
Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác,tiết kiệm chỉ phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho cácdoanh nhân Khi ngân hàng mở chỉ nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm
vi, càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân Điều này đã khuyến khích các doanh nhângửi tiền vào ngân hàng dé nhờ ngân hàng thanh toán hộ
Như vậy, một dich vụ mới, quan trong nhất được phát triển đó là tài khoản tiềngửi giao dịch, cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá vàdịch vụ Việc đưa ra loại lền gửi mới này được xem là một trong những bước di quantrọng nhất trong ngành công nghiệp ngân hàng Cùng với sự phát triển của công nghệthông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C,thanh toán bằng điện, thé
Trang 191.1.3.6 Quản lý ngân quỹ
Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp vànhiều cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều kháchhàng Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân,nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàngđồng ý quản lý việc thu và chỉ cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phầnthặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đếnkhi khách hàng cần tiền mặt đề thanh toán
1.1.3.7 Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thànhtrọng tâm chú ý của các Chính phủ Do nhu cầu chỉ tiêu lớn và thường là cấp báchtrong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vaycủa ngân hàng Trong điều kiện các ngân hàng tư dùng một số đặc quyền trao đổi laycác khoản vay của những ngân hàng lớn Khi ngân hàng trung ương thành lập, Chínhphủ đều tìm cách tham dự, hoặc trực tiếp can thiệp để có được các khoản tín dụng lớn.Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngânhàng Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kếtthực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ.
ác ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượngtiền gửi mà ngân hàng huy động được hoặc
1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
ém nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Vén của ngân hàng thương mai là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy độnghay tạo lập được dùng đê cho vay đầu tư hoặc thực hiện các mục đích kinh doanh kháccủa ngân hàng.
Chúng ta có thể hiểu nguồn vốn của ngân hàng là tất cả những phương tiện tiền
tệ của xã hội mà ngân hàng thu hút động viên quản lý nhằm dé cho vay và thực hiệncác nghiệp vụ khác của ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng đóng một vai trò quantrọng không những đối với bản thân ngân hang mà nó còn đóng một vai trò quan trongđối với nên kinh tế nói chung
Cơ cầu vốn của ngân hàng thương mại:
- Vốn tự có: Vốn tự có có vai trò rất quan trong, nó là cơ sở dé thành lập ngânhàng, nó là nguồn vốn duy nhất dùng để xây dựng mua sắm tài sản cố định Vì vậy nó
11
Trang 20quyết định khả năng hiện đại hóa ngân hàng Vốn tự có của ngân hàng là cơ sở tốithiểu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và an toàn cho người gửi tiềnnói riêng Nó quyết định tới quy mô huy động vốn, sử dụng vốn và khang định vị thécủa ngân hàng trên thị trường.
- Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớp trong tông số nguồnvốn của ngân hàng Đây là tài sản của các chủ sở hữu, ngân hàng được quyền sở hữu
và có trách nhiệm hoàn trả khi huy động Các ngân hàng không được phép huy độngvượt quá 20 lần so với vốn tự có
Các nguồn vốn huy động:
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và ký quỹ
+ Tiền gửi tiết kiệm
+ Vốn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
- Vốn đi vay: Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM tuy nhiênkhi cần ngân hàng thường vay mượn thêm ngân hàng có thể vay NHTW thông quahình thức tái chiết khấu hoặc tái câp vốn Hoặc vay các tổ chức tín dụng khác trên thịtrường liên ngân hàng.
- Vốn khác: Các loại vốn khác được hình thành trong quá trình hoạt động nghiệp
vụ và được sử dụng theo các quy định của ngân hàng Nhà nước.
1.2.2 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng thương mạiBat kỳ một quốc gia nào trên thé giới muốn phát triển kinh tế mạnh đều phải cóvốn Vốn có một tầm quan trọng về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn Mộtdoanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều cần phải có vốn NHTMthực chất cũng là một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh vì lợi ích lợi nhuận, chỉ khácđối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ Vốn là nguồn lực chủ yếu quyết địnhkhả năng, quy mô, hoạt động của một ngân hàng nói chung và quy mô thị trường tíndụng nói riêng Từ đó quyết định đến khả năng cạnh tranh của một ngân hàng trên thịtrường Quy mô càng lớn thì ưu thế trên thị trường càng cao Mặt khác vốn của ngânhàng càng lớn cho phép mở rộng đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo điều kiệncho các ngân hàng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
Nguồn vốn của ngân hàng dồi dào thì ngân hàng có thể thỏa mãn tối đa nhu cầuvốn trên địa bàn mà vẫn đảm bảo khả năng chỉ trả, do đó giữ được uy tín của ngânhàng trên thị trường Nguồn vốn của các NHTM nhiều tạo điều kiện cho NHNN thực
12
Trang 21hiện chính sách tiền tệ, làm cho tiền tệ ồn định giữ vững giá trị đồng tiền Nguồn vốncủa NHTM chủ yếu là vốn huy động, để có được một khối lượng vốn lớn từ nhiềunguồn phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đảm bảo khả năngthanh toán chỉ trả của ngân hàng đòi hỏi các NHTM phải đa dạng hóa các hình thứchuy động vốn và có được một quỹ dự trữ cần thiết.
Vốn có vai trò vô cùng to lớn trong phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tếnhanh thực hiện chính sách khuyến nông xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việclàm Đặc biệt vốn có vai trò quan trọng trong việc chuyển địch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
1.2.3 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng thương mạiBat kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển kinh tế mạnh đều phải cóvốn Vốn có một tầm quan trọng về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn Mộtdoanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều cần phải có vốn NHTMthực chất cũng là một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh vì lợi ích lợi nhuận, chỉ khácđối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ Vốn là nguồn lực chủ yếu quyết địnhkhả năng, quy mô, hoạt động của một ngân hàng nói chung và quy mô thị trường tíndụng nói riêng Từ đó quyết định đến khả năng cạnh tranh của một ngân hàng trên thịtrường Quy mô càng lớn thì ưu thế trên thị trường càng cao Mặt khác vốn của ngânhàng càng lớn cho phép mở rộng đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo điều kiệncho các ngân hàng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
Nguồn vốn của ngân hàng đổi đào thì ngân hàng có thể thỏa mãn tối đa nhu cầuvốn trên địa bàn mà vẫn đảm bảo khả năng chỉ trả, do đó giữ được uy tín của ngânhàng trên thị trường Nguồn vốn của các NHTM nhiều tạo điều kiện cho NHNN thựchiện chính sách tiền tệ, làm cho tiền tệ ồn định giữ vững giá trị đồng tiền Nguồn vốncủa NHTM chủ yếu là vốn huy động, để có được một khối lượng
vốn lớn từ nhiều nguồn phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô hoạt động tín dụng,đảm bảo khả năng thanh toán chỉ trả của ngân hàng đòi hỏi các NHTM phải đa dạnghóa các hình thức huy động vốn và có được một quỹ dự trữ cần thiết
Vốn có vai trò vô cùng to lớn trong phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tếnhanh thực hiện chính sách khuyến nông xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việclàm Đặc biệt vốn có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
13
Trang 221.2.4 Phân loại các nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Von tự có
Vốn tự có của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạolập được thuộc về sở hữu của ngân hàng Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâudài để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏtrong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thànhlập một ngân hàng.
Do tính chất ổn định của nó, ngân hàng có thé sử dụng vào các mục đích khácnhau như trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dung để đầu tư hay góp vốn liêndoanh 1⁄4 vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi ngân hàng gặp rủi ro
Sự tang trưởng của vốn tự có sẽ quyết định năng lực và sự phát triển của ngân hàngthương mại Vốn tự có của ngân hàng được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chứccủa ngân hàng thương mại là: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thươngmại cổ phần hay ngân hang thương mại liên doanh
1.2.4.2 Von huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổchức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,thanh toán, nghiệp vụ kinh đoanh khác và được dùng làm vốn dé kinh doanh.Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ cóquyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng thờihạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút Vốn huy động đóng vaitrò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọi thành phan kinh tếtrong xã hội Do đó, các NHTM luôn quan tâm khai thác để mở rộng tín dụng.Nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, còn phải dự trữmột tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán Vốn huy động gồm có: Vốn tiềngửi và phát hành những giấy tờ có giá
Qua trình bày trên, vốn huy động là nguồn vốn giữ vị trí quan trọng và chủ yếutrong hoạt động kinh doanh của các NHTM, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồnvốn (khoảng 80%) Các NHTM phải tôn trọng về mức vốn huy động theo quy địnhcủa pháp luật.
Trang 231.2.4.3 Vốn di vay
Vốn đi vay: là khoản tiền vay mượn thêm đẻ đáp ứng nhu cầu chỉ trả khi khảnăng huy động vốn bị hạn chế Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoản củacác ngân hàng.
- Vay từ NHTW là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chỉ trảcủa NHTM Hình thức cho vay chủ yêu của NHNN là tái chiết khâu (tái cấp vồn) Cácthương phiếu đã được các NHTM chiết khâu (tái chiết khấu) trả thành tài sản của họ.Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hàngnhà nước Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chấtlượng như thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu củaNHNN trong từng thời kỳ Trong điều kiện chưa có thương phiếu NHNN cho NHTMvay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định Nguồn vốn này chiếm
tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn, chỉ phí cao hay thấp phụthuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW
Khả năng vay mượn còn được phụ thuộc vào trình độ phát triên của thị trường tàichính, tạo khả năng chuyên đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng
1.3 Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm vốn huy động của ngân hàng thương mại
Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng Nó lànhững giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cánhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụkhác và được dùng làm vốn đề kinh doanh
Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngânhàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trảđúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng
có nhu cầu rút vốn (nếu là tiền gửi không kỳ hạn) Vốn huy động đóng vai trò quantrọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi (tiềngửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm); phát hành các công cụ nợ (tínphiếu, trái phiếu); và nguồn vốn đi vay Ngoài ra vốn của ngân hàng còn được hìnhthành thông qua việc làm uỷ thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước hoặccung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ rút tiền tự động từ máy ATM
1S
Trang 24Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhaunhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng.
từ 70% - 80% và nó có tính biến động Nhất là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn vàvốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường.kinh doanh trên địa ban hoạt động Vì vậy Ngân hàng thương mai cần phải đi sâu tìmhiểu, phân tích nguồn hình thành vốn này, dự đoán trước tình hình cung cầu vốn dé cóđối sách phù hợp
1.3.2 Vai trò vẫn huy động của ngân hàng thương mai
Vai trò đầu tiên của vốn huy động đó là nó quyết định đến quy mô của hoạtđộng và quy mô tín dụng của ngân hàng Thông thường nếu so với các ngân hàng lớnthì các ngân hàng nhỏ có khoản mục dau tư và cho vay kém đa dang hơn, phạm vi vàkhối lượng cho vay của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn Trong khi các ngân hàng lớncho vay được ở thị trường trong nước, ngoài nước thì các ngân hàng nhỏ lại bị giới hạntrong phạm vi hẹp, mà chủ yếu trong cộng đồng Mặt khác do khả năng vốn hạn hẹp
nên các ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến động về chínhsách, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và cácthành phan kinh tế
Thứ hai là vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tíncủa các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế Để tồn tại và ngày càng mở rộngquy mô hoạt động, đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín trên thị trường là điều trọng yếu
Uy tín đó trước hết phải được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chỉ trả chokhách hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngânhàng càng lớn, đồng thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn,đồng thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với quy mô lớn, tiếnhành các hoạt động cạnh tranh có quan hệ, đảm bảo uy tín, nâng cao thanh thế củangân hàng trên thị trường.
1.3.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mai
1.3.3.1 Huy động vốn qua tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở chokhách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán
- Đối tượng khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụngđịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
16
Trang 25+ Tiền gửi không ky han là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất
và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn (giao dich) có théhuy động.
+ Hình thức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp Bởi vì, các doanh nghiệpgửi tiền vào ngân hàng mục đích chính không phải để nhận lãi mà để hưởng các dịch
vụ ngân hàng cung cấp: dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chỉ hộ
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thé đáp ứng nhu cầu của những kháchhàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai hoặc không thực sự an tâm về việcgửi tiền mà chỉ mong muốn nhận được một số tiền lãi nào đó với lượng tiền hiệncòn nhàn rỗi
+ Do tính chất không ôn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ
phần tram nhất định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được và ngân hàngmuốn sử dụng thì phải dự tính về sự ôn định tương đối với lượng tiền này Do vậy,quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ trong cácngân hàng.
- Phương pháp tính lãi
+ Tính lãi theo phương pháp tích số:
Tiền lãi = Tổng tích sé tính lãi trong tháng * Lãi suất ngày
Trang 26~ Nguồn tiền có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng dé cho vay với thờihạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn dé cho vay trungđài hạn.
- Người gửi tiền chỉ được rút tiền sau một thời gian nhất định từ một vai thangđến một vài năm Tuy nhiên vì những lý do khác nhau người gửi tiền có thể rút trướchạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi hoặc được hưởng lãi suấtthấp (không kỳ hạn) tùy theo quy định của mỗi ngân hàng Với Agribank là lãi suấtkhông ky hạn (0.2-0.3%/thang tùy theo từng Chi nhánh).
~ Lãi suất của các khoản tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn nhiều lãi suất tiềngửi không kỳ hạn Thông thường thì lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, tức là tiền gửi cànglâu thì lãi suất càng cao và ngược lại
1.3.3.3 Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xácnhận trên số tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tô chức nhận tiền gửi tiếtkiệm Bao gồm:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thé rút theo yêu cầu mà không cần
báo trước vào bat kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
+ Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức gửi tiền nay thì mục tiêu an toàn
và tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lời.
+ Đối với ngân hàng, vì loại tiền này khách hàng muốn rút bắt cứ lúc nào cũng
được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ
để chỉ trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi dé cấp tín dụng Do vậy ngân hàngthường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
+ Là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạngửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
+ Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là vì
lợi tức có được theo định kỳ.
+ Lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn loại tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn Mức lãi suất còn thay đôi tùy theo kỳ hạn (1,2,3,4, 5,6, 7,9,12 thang), tùy
18
Trang 27theo loại tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay Vang) và con tùy theo uy tín, rủi rocủa ngân hàng nhận tiên gửi.
1.3.3.4 Huy động vốn thông qua các giáy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là công cụ nợ do ngân hang phát hành dé huy động vốn trênthị trường.
- Huy động vốn ngắn hạn:
Để huy động vốn ngắn han các t6 chức tin dụng có thé phát hành giấy tờ có giángắn hạn Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm
kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn han, tín phiếu va các giây tờ có giá ngắn hạn khác
- Vay trên thị trường
Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động một cách chủ động trên thị trường tàichính Là trung gian tài chính, phải luôn đáp ứng nhu cầu về vốn, do vậy viện ngânhàng thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi Trong những trường hợp này, ngân hàng
có thể sử dụng nghiệp vụ huy động vốn trên thị trường tài chính: phát hành các giấy tờ
có giá trị như các giấy tờ vay nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Việc chuyển nhượngcác giấy tờ trên từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác phụ thuộc vào thỏa thuận giữangân hàng và khách hàng ngân hàng có thé phát hành kỳ phiếu và phát hành tráiphiếu Trái phiếu là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách hàng đối vớingười chủ ngân hàng với cam kết như thanh toán một số tiền xác định vào một ngàyxác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước Kỳ phiếu ngân hàng là mộtloại giấy nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư,chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng nhưmột dự án, một chương trình kinh doanh.
- Nguồn khác
Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua nguồn
Ủy thác, nguồn Thanh toán và các nguồn khác ngân hàng thương mại thực hiện cácdịch vụ Ủy thác như Ủy thác cho vay, Ủy thác đầu tư, Ủy thác cấp phát, Ủy thác giảingân và thu hộ
Trang 28Các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng Ngoài ra, các hoạtđộng thanh toán không dùng tiền mặt có thé hình thành nguồn trong thanh toán (séctrong quá trình chỉ trả, tiền ký quỹ để mở L/C ) Các khoản nợ khác như thuế chưa n6p, lương chưa trả, cũng góp phan làm tăng nguồn huy động trong công tác huyđộng vốn của ngân hàng thương mại.
1.3.4 Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của ngân hàng thương mại1.3.4.1 Quy mô nguôn vốn huy động
Quy mô là chỉ tiêu phan ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hang Vớiquy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, pháttriển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng caotính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng
Nguồn vốn huy động có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn Các ngân hàng
có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô nhỏ Trongtình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hang , lãi suất thường không có sự khácbiệt nhiêu giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng cóquy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.1.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng nguôn vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng nguồn von huy động thé hiện khả năng mở rộng quy mô vốnhuy động của ngân hang qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng nhưthế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động Điều đó ảnhhưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình Nếu tốc độtăng trưởng ôn định sẽ tạ thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lượcphát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tưvào ngân hàng Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của ngân hang đốivới các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn
Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường đượcđánh giá thông qua:
Tốc độ tăng trưởng VHĐ= (Téng VHD kỳ này-Tổng VHD kỳ trước)/(TổngVHD kỳ trước)*100
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời
kỳ Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mởrộng Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày
20
Trang 29càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy độngvốn của ngân hàng đang được cải thiện Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để sosánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởn vốnbình quân hệ thống.
1.3.4.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tói cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chiphí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chỉ phí đầu ra tức lãi suấtcho vay của ngân hàng Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứngyêu cầu sử dụng,, đê tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận màkhông phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa thông qua việc xác định cơ cầuvốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh
Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nóđáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chỉ phí huy động thấp nhất Có vốn sẽ tạođiều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thé cơ cấu lại nguồn vốn,
mở rộng quy mô hoạt động , chủ g trong hoạch định chiến lược phát triển, nângcao uy tín và sức cạnh tranh Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông quachỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động
Tý trọng từng NVHĐ= (Khối lượng từng NVHĐ)/(Tổng NVHĐ)*100Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lítrong quá trình huy động các loại vốn khác nhau Cơ cấu vốn cần đa dang, cân đốitrong đó cần đảm bao một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn vàdai hạn, giữ nội tệ và ngoại tệ mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệttrong việc huy động và khai thác Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay
đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn
của ngân hàng Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào
kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bênngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường,
để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời
a) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng
Tỷ trọng VHD theo đối tượng= (Khối lượng VHD theo đối tượng)/(TổngNVHD )*100
b) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo ky hạn
Tỷ trọng VHD theo kỳ hạn= (Khối lượng VHD theo kỳ hạn)/(TổngNVHD)*100
21
Trang 30c) Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Tý trọng VHD theo loại tiền= (Khối lượng VHD theo loại tiền)/(Tổng NVHĐ)*1001.3.4.4 Chỉ phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huyđộng vốn Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phan: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động)
và chỉ phí phi lãi
Chỉ trả lãi chiếm phan lớn trong chi phí huy động, ngoài ra là các chi phí phi lãinhư: Chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc diađiểm, cơ sở hạ tầng, a
Khoản chỉ phi chính mà các ngân hang quan tâm là chi phí tra lãi Mức lãi suấthuy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngânhàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm
xuống Ngược lại trong thời kì kinh tế suy giảm, hoạc Chính phủ thực hiện chính sách
thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đây lãi suất huy động củangân hàng lên cao Ngoài ra tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng màngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động vốn trên phương diện chỉ phí thì ngân hàngphải đạt được những tiêu chí sau:
-Thứ nhất: tìm kiếm các nguôn chỉ phí thấp nhất dé đáp ứng nhu cầu cho vay vàđầu tư trong khi vẫn thỏa mãn yêu cầu phù hợp về mặt quy mô, thời hạn và cơ cấu.-Thứ hai: Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải chấp nhận rủi ro cao vìsức ép tăng chỉ phí vốn Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng được tính bằng tổng thu nhậptrừ di tổng chi phí, mà phần lớn ở đây là chi phí trả lãi, do vậy dé tối đa lợi nhuận,ngân hàng phải tối thiểu hóa chỉ phí hoạt động Nguồn ngăn hạn thường có chỉ phíthấp, kém ồn định và ngược lại, nguồn có thời hạn càng dài thì chỉ phí càng cao nhưng
én định hơn Do vậy để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứvào quy định pháp luật hiện hành, căn cứ trả lãi, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sáchhuy động vốn phù hợp Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn, ngân hang sẽ đưa ra mứclãi suất danh nghĩa khác nhau Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều
cé gắng tạo ra ưu thé riêng của minh trong đó có ưu thế về cạnh tranh lãi suấtViệc xác định chi phí huy động vén là việc làm rất hữu ích cho ngân hang dé từ
đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả Các ngân hàng thường xác định chiphí huy động vốn thông qua chỉ tiêu: chi phí trả lãi bình quân và chi phí phi lãi
22
Trang 31Chỉ phí trả lãi bình quân= (Chi phí tra lãi)/(Tổng NVHĐ)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy độngđược Chỉ phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mônguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cáchhiệu quả
Chi phi phi lãi bình quân= (Chi phí phi lãi)/(Tông NVHĐ)
Chi phí huy động vốn được hiểu là giá của vốn huy động khi ngân hàng nhậntiền gửi từ khách hàng Như chúng ta được biết, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng sẽđược ngân hàng chỉ trả lãi theo ngày, theo tháng, theo năm tùy thuộc vào nhu cầukhách hàng gửi bao lâu Các khoản lãi đó chính là chỉ phí của ngân hàng phải bỏ ra đêhuy động vốn Chi phí này thay đồi theo từng thời kỳ, dựa vào độ nội lực của chínhngân hàng đó, tình ình kinh tế và chính sách từ NHNN
Ngoài ra, chỉ phí huy động vốn khác còn bao gồm chỉ phí liên quan đến nghiệp
vụ huy động vốn (như duy trì dịch vụ huy động vốn tại nhà, chỉ phí trang bị, bảodưỡng máy đếm tiền )
1.3.4.5 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ sử dụng nguồn vốn để đưa vào sử dụng của ngânhàng thương mai, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn 1 Nếu tỷ lệ này thấp là một dau hiệu khôngtốt, nó phản ánh rằng ngân hàng thương mại đang trong tình trạng ứ đọng vốn, làmtăng chỉ phí vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Ngược lại, nếu chỉtiêu này quá cao có thể do doanh số cho vay của ngân hàng tăng quá nhanh, điều nàygây rủi ro lớn đối với ngân hàng
Tỷ lệ sử dụng vốn = Tổng dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn huy động*100%Đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong chovay của các ngân hàng thương mại, nó cho ta biết trọng một đồng vốn huy động đượcthì bao nhiêu đồng được sử dụng
1.3.4.6 Rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn
Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suấtgiữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay (huy độngkhách hang), dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hang
23
Trang 32Rui ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất Trong nền kinh tế, lãi suất làyếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế Hơn nữa, nó là công cụ trongviệc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuấthiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Rủi ro lãi suất là những tácđộng do biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng Rủi ro lãi suất bằngnguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng ngoại bảng.
Cơ cau tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi suất của mộtngân hàng Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức độ cân đối giữa tài sản Có vàtài sản Nợ mà điển hinh là khi ngân hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi suấtthay đổi dé đầu tư vào tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất có định ngân hàng sẽ gặp rủi
ro khi lãi suất ngắn hạn tăng, chỉ phí ngân hàng tăng lên khi thu nhập ở tài sản Có dàihạn hơn vẫn giữ nguyên Nếu chênh lệch thu nhập ở tài sản Có không bù đắp chỉ phí
nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn mòn vào vốn.
Ngược lại, khi nhận lại vốn với một thời hạn và lãi suất ấn định, lợi nhuận ngânhàng sẽ giảm khi lãi suất thị trường bị giảm xuống Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thểxảy ra trong những trường hợp sau:
- Lam phát gia tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, chiphí cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng.
~ Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bat lợi cho người cho vay
- Rui ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt trong việccạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãisuất cung, cầu, yếu tố khác của thị trường
Khi ngân hàng có quyết định điều chinh lãi suất theo hướng giảm xuống, trongkhi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả, tức là khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảmtương ứng, nên cũng dẫn đến rủi ro lãi suất
1.3.4.7 Chênh lệch từ lãi thu từ hoạt động cho vay và lãi chỉ cho hoạt động huy động vốn
Về cơ bản, NHTM huy động vốn từ khách hàng với chi phí thấp sau đó sử dụngvốn đó để cho vay với lãi suất cao hơn dé hưởng lợi nhuận Chính vì thế, chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động có lãi Chỉ tiêu này nếu nhỏ hơn hoặc bằng 0thì ngân hàng dang lãng phí vốn huy động được hoặc hoạt động tín dụng gặp van đề vì
24
Trang 33thế dẫn đến tình trạng lãi chỉ cho hoạt động huy động vốn cao hơn lãi thu được từ hoạtđộng cho vay.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại1.4.1 Nhân tố khách quan
1.4.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả huy động vốncủa ngân hàng, tác động trực tiếp vào quy mô và chỉ phí huy động vốn và khả năng sửdụng vốn của ngân hàng Một quốc gia có nên chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện pháttriển cho tất cả các ngành nghề và đối với cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Một nên chính trị ôn định là tiền đề cho kinh quốc gia phát triển và nó tạo nhiều
cơ hội huy động vốn cho ngân hàng Các bộ luật cũng tác động đến hoạt động kinhdoanh của ngân hàng như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật NHNN những luật nàyquy định về ty lệ huy động vốn của ngân hang so với vốn tự có, quy định về việc pháthành kì phiếu, trái phiếu, quy định về mức cho vay của ngân hàng với một khách hàng,một nhúm khách hàng Các bộ luật này được xây dựng hợp lý sẽ giúp các ngân hàng hoạt động kinh doanh thuận lợi và an toàn hơn.
Bén cạnh những bộ luật thì chính sách tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả huy động vốn của NHTM, nó thể hiện ở các khía cạnh:
- Mục tiêu chính sách tiền tệ bao gồm: kiểm soát lạm phát, bình én giá cả, tangtrưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm Tùy thuộc vào việc thực hiện mục tiêu củachính sách tiền tệ mà ảnh hưởng của nó đến hiệu quả huy động vốn là khác nhau.Chang hạn khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao, nhà nước sửdụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát bằng cách tăng tỷ lệ dự trữbắt buộc hoặc yêu cầu các ngân hàng phải mua kì phiếu bắt buộc khi đó các ngânhàng thiếu vốn sẽ phải tăng lãi suất để huy động thêm một lượng vốn lớn Điều nàytác động không tốt tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, nó làm tăng quy môhuy động vốn nhưng đồng thời lại làm tăng chỉ phí huy động lên rất cao, vì nguồnvốn huy động không đem cho vay mà dùng dé tăng dự trữ bắt buộc và mua kỳphiếu Hoặc khi nền kinh tế càng phát triển, khối lượng hàng hóa luân chuyển trong
xã hội ngày càng nhiều, nhà nước khuyến khích nhân dân thanh toán không dùngtiền mặt bằng cách trả lương qua tài khoản cá nhân thì tạo điều kiện tăng quy mô huyđộng vốn đối với ngân hàng
25
Trang 341.4.1.2 Môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế trong thời kỳ hưng thịnh, có tốc độ phát triển nhanh, thu nhậpquốc dân cao thì dân cư và các tổ chức kinh tế sẽ có nguồn tiền gửi dồi dào vào ngânhàng Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế én, nền kinh tế trì tré, tỷ lệ lạmphát cao thì việc huy động vốn của ngân hàng nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn vìngười dân không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mua các tài sản
có tính ổn định cao, còn các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, lượng tiền gửi
vào ngân hàng sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
Vì vậy, môi trường kinh tế là một nhân tố rất quan trọng, cần phải được quantâm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng Mọi sự thay đổi của môi trường kinh tế đềutác động tới hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn
- Tốc độc tăng trưởng: Nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng và nhucầu về tích lũy tăng, điều nay tao điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô huy độngvốn và huy động được nguồn vốn ồn định do mọi chỉ tiêu đã được đáp ứng day đủ.Tạo điều kiện để huy động vốn đạt hiệu quả cao
- Lạm phát: Nếu lạm phát tăng cao dẫn tới sức mua của đồng tiền giảm đi,người dân sẽ muốn mua hàng hóa thay vì gửi tiền tiết kiệm lãi suất Khi đó quy môhuy động có thể không tăng hoặc giảm đi do người dân rút tiền trước hạn Lạm phátgia tăng sẽ làm nguy cơ đây ngân hàng vào rủi ro mắt khả năng thanh khoản nếu lượngtiền rút trước hạn lớn
- Lãi suất huy động vốn: Lãi suất huy động vốn có tác động trực tiếp tới quy môtăng trưởng vốn huy động và chỉ phí huy động vốn Các khách hàng cá nhân thường làđối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, cái mà họ quan tâm khi gửi tiền đó là lãi suất,
do đó chỉ một thay đôi về lãi suất cũng tác động rất lớn tới lượng tiền gửi vào ngânhàng Và lãi suất cũng là nhân tố tác động chính làm tăng chỉ phí huy động vốn, lãi suấttăng thì chỉ phí cũng tăng Lãi suất huy động vốn tác động hai chiều tới hiệu quả huyđộng vốn, nếu lãi suất tăng làm cho độ tăng huy động von lớn hon chỉ phí huy động vonthì việc tăng lãi suất đã đem lại hiệu quả cho hoạt động huy động vốn và ngược lại sẽlàm giảm hiệu quả huy động vốn Vì vậy ngân hàng cần phải rất cân trọng khi ra quyếtđịnh về chính sách lãi suất mà ngân hàng áp dụng
26
Trang 35~ Tỷ giá: Tỷ giá cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốncủa ngân hàng Nếu tỷ giá giảm tức là đồng nội tệ lên giá, người dân sẽ có xu hướngchuyển từ tiết kiệm ngoại tệ sang tiết kiệm nội tệ Khi đó, ngân hàng thuận lợi trongviệc thu hút vốn nội tệ song lại gặp khó khăn trong huy động vốn ngoại tỆ, cơ cấunguồn vốn mắt sẽ làm công tác sử dụng vốn gặp khó khăn từ đó tác động ngược trở lạihoạt động huy động vốn, ngân hàng không thé triệt dé khai thác lợi thé sẵn có mà phảicân nhắc sự hài hòa giữa huy động vốn bằng ngoại tệ và huy động vén bằng nội tệ từ
đó giảm khả năng huy động tối đa của ngân hàng
1.4.1.3 Môi trường văn hóa xã hội
Bao gồm nhiều vấn đề mang tinh lâu dai và chậm thay đổi: Dau tiên phải kểđến là tập quán tiêu dùng Nếu ở những vùng dân cư người ta quen sử dụng số tiềnnhãn rỗi dưới hình thức cất trữ là chính thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặpkhó khăn Chăng hạn, vào thời kì vàng còn có giá trị thì người ta dùng tiền nhàn rỗi đểmua vàng cắt trữ Còn khi dân cư có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo đảm tài sản thì họ gửitiền vào ngân hàng nhiều hơn do đó, cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên.Thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng: Ở những nước phát triển, nhu cầugiao dich qua ngân hàng rất phát triển, hau hết những người dan có thu nhập đều mởtài khoản séc để thanh toán qua ngân hàng cho nên nguồn vốn huy động được sẽ rấtdồi dào Tuy nhiên, ở những nước chậm phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán quangân hang còn hạn ché, nên ít người mở tài khoản tại ngân hàng, điều này sẽ hạn chếkhả năng huy động vốn của ngân hàng Bên cạnh đó, mức thu nhập của người dâncũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền gửi vào ngân hàng.Nhìn chung thu nhập của dân cư càng cao, nhu cầu đầu tư và giao dịch họ tăng lêntương đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản cũng như tiền gửivào ngân hàng cũng sẽ tăng lên.
Tại Việt Nam, người dân có thói quen chỉ tiêu bằng tiền mặt hoặc mua vàng,ngoại tê cất trữ, chính vì thế mà các ngân hàng vẫn chưa huy động được nguồn vốntiềm tang trong dân Hơn nữa địa bộ phận dân cư ở vùng nông thôn còn gặp nhiều khókhăn vật chất, trình độ dân trí cũng thấp nên nhìn chung còn quá xa lạ đối với các sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng, điều này cũng làm cho công tác huy động vốn gặp nhiềukhó khăn.
27
Trang 361.4.1.4 Môi trường khoa học công nghệ
Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnhhưởng tới nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng Đối với NHTM, côngnghệ thông tin đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý, kinh doanh, đảm bảo antoàn và hiệu quả, thông qua việc tập trung hóa tài khoản của khách hàng, kiểm soát tốt
nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh, nâng cao khả
năng cạnh tranh Chính vì vậy, hiện đại hóa ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mụctiêu quan trọng được đặt ra rất sớm dé phục vụ cho chiến lược phát triển của ngânhàng, nhất là quá trình củng cố, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại và phát triển hệ thốngngân hàng.
Trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin, đã xuất hiệnnhiều sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng nhưdịch vụ ngân hàng tại nhà, máy rút tiền ATM, thư tín dụng, hệ thống thanh toán điệntử Với những loại hình sản phẩm dịch vụ mới, tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua ngân
hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao Bên cạnh đó, việc sử dụng vi tính nối mạng trực
tuyến giữa các giao dịch viên hay với kiểm soát viên giúp nâng cao công tác kiểm soáthuy động vốn, các phẩm mềm máy tính hiện đại giúp các giao dịch gửi, rút tiền nhanhchóng, chính xác hơn, giảm thiểu số chứng từ giấy sử dụng Công nghệ mới cho phépngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phânphối như thông qua Internet, Mobile Phone, khách hàng có thể giao dịch với ngânhàng mà không cần trực tiếp đến ngân hàng
Biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại thì ngân hàng có thể tăngtốc độ huy động vốn, giảm chỉ phí huy động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động huyđộng vốn
1.4.1.5 Môi trường quốc té
Mỗi biến động về kinh tế, chính trị, công nghệ trên thế giới đều ảnh hưởng tớihoạt động của ngân hàng trong nước Nếu như có sự sụt giảm lãi suất huy động trên thịtrường quốc tế tắt yếu dẫn tới sự giảm sút lãi suất huy động trong nước làm giảm khảnăng huy động vốn của ngân hàng Cũng như vậy, nếu tình hình chính trị trên thế giớibất ổn do xung đột giữa các nước sẽ kéo theo các cơn khủng hoảng ảnh hưởng trực
28
Trang 37tiếp tới hoạt động động của ngân hàng Ví dụ như hiện nay an nỉnh thế giới đang cónhiều bất ổn dẫn tới tâm lý lo ngại chiến tranh của người dân, để phòng ngừa rủi ro, họtập trung mua và tích trữ vàng khiến giá vàng tăng mạnh, đặc biệt là thị trường vàngViệt Nam đang rất nóng, đã thu hút một lượng vốn trong dân cư và tạo ra khó khăncho huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại.
Cạnh tranh có xu hướng tăng mạnh, càng giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM
và các tô chức tài chính phi ngân hàng Các tô chức tài chính phi ngân hàng ít bị giớihạn với các điều khoản liên quan đến tiền gửi do vậy khách hàng có thẻ thỏa thuận vềquy mô tiền gửi, lãi suất và thời hạn Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đếntiền gửi được mở và được phổ biến nhanh chóng Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chínhphi ngân hàng có thẻ huy động tiền gửi, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kỳhạn (tiết kiệm bưu điện) Điều này làm cho huy động vốn của ngân hàng thương mạitrở nên khó khăn.
1.4.2 Nhân t6 chủ quan
1.4.2.1.Lãi suất cạnh tranh
Bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay Đây là một chính sách quan trọng củaNHTM, nó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi , đồng thời phải đảmbảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng Thông thường, quy mô của tiền gửi vào ngânhàng biến động tỷ lệ thuận đặc biệt thì quy luật này bị phá vỡ Chăng hạn khi lãi suất
huy động giảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ
29
Trang 38trượt giá thì vốn huy động của ngân hàng vẫn có thé tăng lên Như vậy có thé nói lãisuất huy động có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiền gửi vào NHTM, đặc biệt là tiền gửitiết kiệm Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệtrượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổphiếu, trái phiếu, Từ đó dân chúng sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngânhàng hay không? Gửi bao nhiêu và dưới hình thức nào?
Đối với các tổ chức kinh tế - xã hội thì ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất màNHTM huy động mà họ quan tâm nhiều tới công nghệ ngân hàng, thái độ phục vụ củanhân viên ngân hàng Tuy nhiên, lãi suất và tính tiện ích cũng như thanh khoản của tráiphiếu ngân hàng cũng được các tổ chức này đặc biệt quan tâm
1.4.2.2 Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự
Nhìn chung người ta mong muốn tiến hành giao dịch với một ngân hàng có trụ
sở bé thế, có cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ cán bộ nhân viên dé mến, lịch thiệp.Một ngân hàng được trang bị công nghệ hiện đại sẽ rút ngắn được thời gian xử lý côngviệc mà vẫn đảm bảo được tính chính xác cao Một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình
độ chuyên môn được trang bị tốt kiến thức Marketing ngân hàng sẽ làm nên nhữngđiều kỳ điệu, họ sẽ xử lý công việc một cách nhanh chóng, chính xác, khoa học và tạonên sự thân thiện dé mến Tat cả những cái đó làm tăng chất lượng dịch vụ mà ngânhàng cung ứng ra thị trường.
1.4.2.3 Tinh da dạng của các hình thức huy động von
Xu hướng da dang hóa sản phẩm đang trở thành phổ biến trong kinh doanhnhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Người có như cầu có thể chọn cho mình mộtsản phẩm phù hợp Một NHTM phải đưa ra nhiều hình thức huy động để kháchhang lựa chọn điều này giúp ngân hàng có thé thu hút vốn ở mọi tang lớp, mọithành phan xã hội
1.4.2.4 Chính sách kinh doanh của ngân hàng
Các chính sách cơ bản của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác huyđộng vốn Nếu có một chính sách biện pháp đúng đắn ngân hàng có thể dé dàng đạtđược mục tiêu của mình Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn là một mục tiêu
30
Trang 39trung gian mà ngân hàng cần đạt được Hệ thống chính sách như: chính sách sản phẩm
dịch vụ, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách phát triển nguồn nhân lực,
chính sách khuyéch trương giao tiếp có tác động mạnh tới hoạt động huy động vốn.1.4.2.5 Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng
Nếu một ngân hàng đưa ra được các dịch vụ tốt đa dạng sẽ có cơ hội, lợi thếhơn các ngân hàng có dịch vụ giới hạn Khi ngân hàng cung ứng dịch vụ đa dạng sẽtạo được nhiều mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng do đó ngân hàng có thể
dễ dàng tìm thấy cơ hội thu hút vốn hơn Một ngân hàng cung ứng dịch vụ thanhtoán tốt sẽ có nhiều khách hàng mở tài khoản để thực hiện thanh toán hoặc cungứng dịch vụ thông qua hình thức tin dụng thấu chi để tìm kiếm được nguồn vốn lúctài khoản dư có.
1.4.2.6 Địa điểm và mạng lưới hoạt động
Trong khi người kinh doanh đi tới các ngân hàng khác nhau không phục thuộcvào khoảng cách để được cho vay thì người tiêu dùng ít có khuynh hướng đó hơn Yếu
tố địa điểm thường tác động vào tâm lý khách hàng bởi nếu có một ngân hàng nằm ở
vị trí thuận lợi như trung tâm thành phố, thị xã điều kiệm di lại thuận tiện, khu vựcxung quanh an toàn cho việc giao dịch thì sẽ gây cho khách hàng sự chú ý và kháchhàng dễ bị thu hút về phía ngân hàng đó Phần lớn khách hàng thường có rất ít thờigian dé đến ngân hàng do thời gian giao dịch trung với giờ hành chính nên càng gan,càng tiện lợi thì khách hàng càng thích Mạng lưới huy động vốn rộng khắp sẽ cónhiều cơ hội dé thu hút vốn Nó tạo sự tiện lợi, giúp cho khách hang tiết kiệm thời gian
và chỉ phí đê thực hiện một cuộc giao dịch.
1.4.2.7 Uy tín và vị thé của một ngân hàng
Khách hàng thường chọn ngân hàng có uy tín và vị thé trên thị trường dé thực hiệncác cuộc giao dịch, đặc biệt là đối với người ký thác và đầu tư niềm tin đối với một ngânhàng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng Uy tín và vị thế của mộtngân hàng là hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng và nó được tạo thành từ rấtnhiều yếu tố: năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, mức độ thâm niên của ngân hàng,thông tin quảng cáo, chất lượng dịch vụ do đó vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là phảitìm mọi cách đề nâng cao uy tín và vị thê của mình trên thị trường
31
Trang 40Tiểu kết, chương 1 của luận văn đã trình bày về khái niệm ngân hàng thươngmại, khái niệm cũng như những phân loại và đặc điểm về nguồn vốn của ngân hàngthương mại và các hình thức huy động, hệ thống tiêu chí đánh giá huy động vốncủa ngân hàng thương mại Đồng thời chương | cũng tìm hiểu về các yếu tố ảnhhưởng đến công tác huy động vốn Bên cạnh đó, cũng trình bày về kinh nghiệmhoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của ngânhàng Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và ứng dụng vào tìnhhình huy động vốn của Agribank Chỉ nhánh Từ Liêm được phân tích trong chương
2 dé đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Agribank Chi nhánh
Từ Liêm trong thời gian tới.
32