1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích thực trạng pháp luật thuế tài nguyên và nêu kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Pháp Luật Thuế Tài Nguyên Và Nêu Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Thu Thuế Tài Nguyên
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tài Chính
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Để tận dụng nguồn tài nguyên và hưởng lợi từ nó, nhiều quốc gia đã thiết lập, áp dụng các chính sách thuế tài nguyên để đảm bảo rằng các công ty, tổ chức khai thác nó phải đóng góp một p

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

MÔN:

LUẬT TÀI CHÍNH

Đề bài 23 Phân tích thực trạng pháp luật thuế tài nguyên và nêu kiến nghị

nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên.

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

I Tổng quan về pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam

1 Khái niệm, đặc điểm thuế tài nguyên Việt Nam

2 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam 4 3 Vai trò của pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam

II Thực trạng pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam

1 Về đối tượng chịu thuế tài nguyên

2 Về người nộp thuế

3 Về căn cứ tính thuế

4 Về chế độ miễn, giảm thuế tài nguyên 11

5 Về quản lý thuế tài nguyên 11

III Kiến nghị nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên tại Việt Nam

1 Hoàn thiện pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam 13

2 Nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế tài nguyên 15

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

2

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

Tài nguyên là một nguồn thu quan trọng đối với các quốc gia trên toàn thế giới Để tận dụng nguồn tài nguyên và hưởng lợi từ nó, nhiều quốc gia đã thiết lập, áp dụng các chính sách thuế tài nguyên để đảm bảo rằng các công

ty, tổ chức khai thác nó phải đóng góp một phần thu nhập của họ cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên, pháp luật thuế tài nguyên vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề cần được cải thiện và đảm bảo hiệu quả của việc thu thuế tài nguyên, dưới đây là một số vấn đề cần phân tích và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc thu thuế tài nguyên

NỘI DUNG

I Tổng quan về pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam

1 Khái niệm, đặc điểm thuế tài nguyên Việt Nam

Thuế tài nguyên (TTN) là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của các tổ chức, cá nhân khai thác TTN mang tính chất là một khoản thu về chuyển nhượng tài nguyên thiên nhiên quốc gia mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên, tương tự như trường hợp cơ sở kinh doanh phải trả tiền mua các loại tài nguyên khác về để sản xuất, kinh doanh

TTN mang những đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, TTN là một khoản thu của ngân sách Nhà nước đối với người

3

Trang 4

khai thác tài nguyên thiên nhiên do Nhà nước quản lý

Thứ hai, TTN thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên

khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên

Thứ ba, TTN được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu

dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền TTN

Thứ tư, TTN áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên

thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế, không phụ thuộc mục đích sử dụng 1

2 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam

Ở Việt Nam, trước năm 1990, nước ta chưa có chế độ thu thống nhất đối với hoạt động khai thác tài nguyên Do đó, về mặt tài chính, Nhà nước không tập trung được hết các nguồn thu về khai thác tài nguyên cho ngân sách nhà nước

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 30/3/1990 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế tài nguyên với mục đích góp phần khuyến khích việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả, hướng dẫn sử dụng tài nguyên theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, đảm bảo cho ngân sách nhà nước có nguồn thu ổn định

để thực hiện các biện pháp bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, góp phần bảo đảm tính công bằng giữa các đơn vị khai thác tài nguyên Sau hơn 8 năm thực hiện, dù Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990 cơ bản đã đạt được các mục tiêu đặt ra, tuy nhiên Pháp lệnh này cũng đã bộc lộ những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Ngày 16/4/1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi để thay thế Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990 Ngày 22/11/2008, Uỷ ban thường vụ

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, NXB.Công an nhân dân, Hà Nội., tr.341

4

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 07/2008/PL-UBTVQH sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên trên

Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã ban hành Luật thuế tài nguyên Trên cơ

sở LTTN đã được ban hành, ngày 14/5/2010 Chính phủ ban hành Nghị định

số 50/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LTTN Cùng với đó, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 hướng dẫn thi hành một số điều LTTN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP cùa Chính phủ Và năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, trong đó có một

số sửa đổi, bổ sung về Thuế tài nguyên và rất nhiều các văn bản dựa trên cơ

sở LTTN được các cơ quan, bộ, ban ngành ban hành

3 Vai trò của pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam

Để bảo đảm cho việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả, tránh việc khai thác, sử dụng bừa bãi, lãng phí, gây ảnh hưởng đến môi trường sống, các quốc gia thường sử dụng nhiều công cụ và biện pháp quản lý khác nhau, trong đó có việc đánh thuế vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên Việc đánh thuế này của nhà nước hướng tới những tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, bảo đảm cho ngân sách nhà nước có nguồn thu để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên

II Thực trạng pháp luật thuế tài nguyên Việt Nam

1 Về đối tượng chịu thuế tài nguyên

Đối tượng chịu TTN bao gồm 09 nhóm tài nguyên trong phạm vi đất2

liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh

tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã

2 Điều 2 Luật thuế tài nguyên 2009 (sửa đổi bổ sung năm 2014)

5

Trang 6

hội chủ nghĩa Việt Nam quy định Nhìn chung, đây là những nguồn tài nguyên có thể phục hồi và không thể phục hồi LTTN không đưa ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên vĩnh viễn (ví dụ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, ) là quy định phù hợp, nhằm khuyến khích việc tận dụng các nguồn tài nguyên này Việc quy định đối tượng chịu TTN là “Tài nguyên khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định” nhằm hướng đến việc điều chỉnh đối tượng chịu thuế phát sinh trong tương lai, thể hiện tính chất dự phòng, hạn chế trường hợp phải sửa đổi LTTN, đảm bảo tính ổn định của pháp luật thuế tài nguyên nói riêng và pháp luật thuế nói chung.4

Tuy nhiên, quy định về đối tượng chịu TTN vẫn còn những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, tên gọi của các loại nước thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế đang chưa thống nhất LTTN quy định tại khoản 5 Điều 5 về sản lượng

tài nguyên tính thuế như sau: “Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng

thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m ) hoặc lít (l) theo hệ 3

thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.” Đối chiếu với

Điều 7 Luật này, có thể thấy biểu khung thuế suất của nhóm tài nguyên “nước

thiên nhiên” bao gồm thuế suất đối với: “nước khoáng thiên nhiên, nước nóng

thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp; nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện; nước thiên nhiên dùng sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này.” Như vậy, các loại nước thiên

nhiên là “nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp” “nước thiên,

nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp”“nước thiên nhiên dùng sản xuất, kinh doanh” hiện chưa được LTTN xác định cách hiểu thống nhất, dẫn tới

vướng mắc trong việc tính toán chính xác sản lượng tài nguyên và thuế suất

3 Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC Hướng dẫn về Thuế tài nguyên

4 Khái quát nội dung pháp luật về thuế tài nguyên, http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi-duong/item/1794-khai-quat-n-i-dung-phap-lu-t-v-thu-tai-nguyen , truy cập ngày 20/03/2023

6

Trang 7

đối với các loại nước thiên nhiên này

Ngoài ra, dù đối tượng chịu thuế được quy định khá chi tiết và bao trùm nhiều loại tài nguyên thiên nhiên nhưng trên thực tế có một số loại tài nguyên

có giá trị kinh tế cao như san hô đỏ, đá bazan dạng cột… lại chưa có quy định thu TTN, điều này đã vô hình mở đường cho việc khai thác các tài nguyên đó một cách dễ dàng, có thể dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng đến số thu ngân sách.5

2 Về người nộp thuế

Người nộp TTN là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu TTN theo Điều 3 LTTN 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh TTN và phải là hành vi khai thác hợp pháp

Quy định về người nộp thuế còn tồn tại những điểm bất cập:

Điểm c Khoản 2 Điều 3 LTTN quy định như sau:

“Điều 3 Người nộp thuế

… c) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.”

Thứ nhất, quy định trên tồn tại kẽ hở tạo ra sự mâu thuẫn giữa LTTN với Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước và Luật Lâm nghiệp Cụ thể, theo những văn bản này, các trường hợp khai thác khoáng sản, lâm sản và tài nguyên nước đều phải được cấp phép hoặc phải tuân thủ những quy định nhất định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trên thực tế thì hầu như chỉ có các

tổ chức mới có đủ khả năng đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép khai thác các tài nguyên này, còn đa số các hoạt động khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ thường do các cá nhân khai thác một cách thủ công ở vùng sâu vùng xa nơi có tài nguyên và không đủ điều kiện được cơ quan nhà nước cấp phép khai thác

5 Phạm Nữ Mai Anh (2017), Chuyên đề 12 Thuế Tài nguyên – Thực trạng và Giải pháp,

https://daotaomof.vn/thue-tai-nguyen-thuc-trang-va-giai-phap/ , truy cập ngày 20/03/2023

7

Trang 8

Thừa nhận người nộp thuế thay cho trường hợp khai thác nhỏ, lẻ như Điểm c Khoản 2 Điều 3 LTTN dẫn đến cách hiểu là LTTN vẫn chấp nhận việc nộp thuế thay của các tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua nguồn tài nguyên được khai thác nhỏ lẻ, trái phép vì LTTN không loại trừ khả năng này Từ đó, hành vi khai thác tài nguyên nhỏ lẻ có thể là trái phép vì không đáp ứng quy định của Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước và Luật Lâm nghiệp nhưng vẫn được hợp thức hóa bởi LTTN trong trường hợp có tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ trái phép Việc này còn gián tiếp tạo cơ hội gia tăng khai thác nhỏ lẻ, khai thác trái phép ở các vùng khó kiểm soát núp sau bóng các tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua.6

Thứ hai, quy định trên tạo ra kẽ hở cho hành vi trốn thuế Thực tế phát sinh vấn đề các tổ chức cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ lẻ không bán cho các đầu mối thu mua mà bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc bán cho đầu mối nhưng không có cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay Các trường hợp này hiện chưa có quy định pháp luật ràng buộc nên Nhà nước không có cơ sở để thu TTN đối với các trường hợp này, dẫn đến thất thoát ngân sách từ việc thu thuế

3 Về căn cứ tính thuế

Căn cứ tính TTN là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất theo theo Điều 4 LTTN 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) Trong đó, sản lượng tài nguyên tính thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 5, giá tính thuế được quy định tại Điều 6 và thuế suất được quy định tại Điều 7 Luật này

a) Về sản lượng tài nguyên tính thuế

Khoản 1 Điều 5 LTTN quy định: “Đối với tài nguyên khai thác xác

định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế

6 Lê Xuân Trường và các cộng sự (2018), Báo cáo nghiên cứu Luật Thuế tài nguyên và công tác quản lý

Thuế tài nguyên từ góc nhìn thúc đẩy minh bạch, quản lý hiệu quả nguồn thu, https://nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2019/09/110919_BaocaoNghiencuuThuetainguyen.pdf , truy cập ngày 20/03/2023

8

Trang 9

khai thác trong kỳ tính thuế” Như vậy, sản lượng tài nguyên tính thuế đối với

tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng được xác định dựa trên sản lượng thực tế khai thác của các cá nhân, tổ chức Tuy nhiên, việc kê khai, khai báo với các cơ quan quản lý Nhà nước về sản lượng thực tế khai thác được thực hiện bởi chủ thể khai thác với cơ chế tự khai, tự nộp Hiện nay pháp luật chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ về vấn đề này, dẫn đến rủi ro cao trong việc kê khai đủ sản lượng khai thác để nộp TTN, phí bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các loại khoáng sản quý, đem lại giá trị cao như đá quý, vàng, Nghĩa là các chủ thể khai thác đã không đảm bảo được các nghĩa vụ đóng góp của mình

Mặt khác, quy định tính thuế, thu TTN theo sản lượng thực tế do chủ thể khai thác tự khai báo như hiện nay chưa khuyến khích tận dụng hết tài nguyên trong khai thác, chế biến Các tổ chức, cá nhân thường chỉ khai thác phần tài nguyên ở những khu vực, vị trí thuận tiện, dễ lấy - điều này đã làm phát sinh vấn đề tài nguyên phân bổ không đồng đều, cạn kiệt tài nguyên ở những khu vực khai thác thuận lợi, dư thừa tài nguyên ở những khu vực khó khăn, không thể khai thác Không những vậy, nhiều doanh nghiệp khi khai thác đã bỏ lại tại nơi khai thác nhiều tài nguyên có giá trị thấp để không phải đóng TTN và phí bảo vệ môi trường, dẫn đến số tài nguyên còn lại có giá trị thấp hơn không được khai thác triệt để, gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên

b) Về giá tính thuế

Giá tính thuế được quy định trong Luật và Thông tư hướng dẫn đang có

sự thiếu thống nhất

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 LTTN, chỉ trong trường hợp trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính TTN mới

bị khống chế không thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định

Tuy nhiên, từ nội dung Khoản 1 Điều 6 Thông tư 152/2015/TT-BTC, giá tính TTN có thể hiểu là là giá bán đơn vị tài nguyên chưa thuế giá trị gia

9

Trang 10

tăng và trong mọi trường hợp không được thấp hơn giá tính TTN do UBND cấp tỉnh quy định

Mặt khác, theo Khoản 5 Điều 4 Nghị định 50/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành LTTN thì thẩm quyền hướng dẫn về giá tính TTN của Bộ Tài chính chỉ là giá tính TTN đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thủy điện, dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và một số trường hợp cụ thể, không phải là tất cả các trường hợp về giá tính TTN

Những phân tích trên cho thấy quy định về giá tính thuế tại Thông tư không thống nhất với LTTN và Nghị định 50/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành LTTN Điều này làm lộ ra bất cập, nếu thực hiện theo Luật sẽ tạo kẽ

hở dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước từ TTN Nếu xác định giá tính thuế theo Thông tư thì chặt chẽ, hạn chế thất thu TTN nhưng không thống nhất với Luật

c) Về thuế suất

Với mức thuế suất thuế tài nguyên từ 3% - 35% tùy theo từng nhóm, loại tài nguyên, khoáng sản không những đã góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường, mà còn góp phần tăng cường quản

lý tài nguyên; khuyến khích bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên

Tuy nhiên, dựa trên Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên được ban hành trong Nghị quyết số: 1084/2015/UBTVQH13, có thể thấy thuế suất hiện tại chưa tạo động lực cân đối lại việc khai thác tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo Nhóm tài nguyên không có khả năng tái tạo (như khoáng sản kim loại, một số loại khoáng sản không kim loại) hiện đang có mức trần khung thuế suất về mặt bằng chung thấp hơn nhóm sản phẩm rừng tự nhiên là tài nguyên có khả năng tái tạo

Thứ hai, một số nguồn tài nguyên hiện đang có mức thuế suất được quy định thấp hơn so với giá trị thực tế của chúng, dẫn đến việc chưa cân đối được việc duy trì và khai thác các tài nguyên này Chẳng hạn, nước thiên nhiên là

10

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w