Từnăm 2010 trở lại đây, bên cạnh các thể loại thuế tiêu dùng có mục tiêu hạn chếhành vi gây tổn hại môi trường thông qua việc sử dụng những loại hàng hóanhất định, Luật thuế bảo vệ môi t
Trang 1BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH
Đề 22: Phân tích thực trạng pháp luật thuế bảo vệ môi trường
và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên.
Hà Nội, 2022
TR ƯỜ NG Đ I H Ạ Ọ C LU T Ậ HÀ N I Ộ
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lí luận chung về thuế bảo vệ môi trường 2
1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế bảo vệ môi trường 2
1.2 Mục đích của thuế bảo vệ môi trường 4
1.3 Vai trò của thuế bảo vệ môi trường 5
Đối với nhà nước: 5
Đối với môi trường : 5
2 Thực trạng pháp luật về thuế bảo vệ môi trường 7
2.1 Về ưu điểm của thuế bảo vệ môi trường 7
Đối với môi trường: 7
Đối với xã hội: 8
2.2 Về nhược điểm của Luật thuế bảo vệ môi trường 9
3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 13
3.1 Giải pháp về phía cơ quan thuế 13
3.2 Giải pháp về mặt chính sách 14
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bảo vệ môi trường BVMT
Thuế bảo vệ môi trường TBVMT Luật thuế bảo vệ môi trường LTBVMT
Trang 4MỞ ĐẦU.
Trong quá trình phát triển kinh tế, sản xuất hàng hóa, con người lấy nguyên vật liệu, nhiên liệu các dữ liệu đầu tư vào từ thiên nhiên, môi trường để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người Điều đó tác động rất lớn vào môi trường sống của chúng ta, dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt, suy thoái đa dạng sinh vật học Chính vì vậy, bảo vệ môi trường luôn được xác định là chủ trương, chính sách lớn, nhiêm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong quá trình CNH-HĐH đất nước Thực hiện Hiến pháp năm 1992, Luật Bảo vệ môi trường và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về việc bảo vệ môi trường trong thời
kỳ CNH-HĐH đât nước, ngày 15/11/2010 Quốc hội đã thông qua Luật thuế bảo
vệ môi trường số 57/2010/QH12
1 Lí luận chung về thuế bảo vệ môi trường.
1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế bảo vệ môi trường.
a) Khái niệm.
Bảo vệ môi trường là một phần trong các biện pháp để đảm bảo tính bền vững và phát triển bền vững cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Trước khi Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 2010, thực tế biện pháp đánh thuế nhằm bảo vệ môi trường đã được phản ánh trong các luật thuế tiêu dùng khác như pháp luật thuế nhập khẩu, pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt Từ năm 2010 trở lại đây, bên cạnh các thể loại thuế tiêu dùng có mục tiêu hạn chế hành vi gây tổn hại môi trường thông qua việc sử dụng những loại hàng hóa nhất định, Luật thuế bảo vệ môi trường đã được ban hành và đi vào đời sống.1
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 2 :
1 Luật thuế bảo vệ môi trường số năm 2010
2 Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010.
Trang 5“Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.”
Như vậy ta có thể hiểu thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường Thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường Thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường
b) Đặc điểm thuế bảo vệ môi trường.
Thứ nhất, thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu Giống như một
số loại thuế tiêu dùng khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt Người gánh chịu là người gánh chịu số tiền thuế được xác định trong số tiền thanh toán
Thứ hai, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là hàng hóa có tác động xấu
tới môi trường Chẳng hạn, khi nói đến túi nilon được làm từ màng nhựa polyetilen là nói đến sản phẩm khó có khả năng phân hủy; hoặc các loại thuốc diệt cỏ, diệt mối, nhóm chất gây suy giảm tầng ozon đều làm ảnh hưởng đến môi trường trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc giảm thiểu việc sử dụng các hàng hóa gây tổn hại đến môi trường bằng việc làm tăng giá thanh toán đối với hàng hóa đó, tạo điều kiện để người tiêu dùng chuyển thói quen sang sử dụng hàng hóa thân thiện với môi trường, đây là điều cần thiết
Thứ ba “thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất
hoặc nhập khẩu.”3
Thứ tư, thuế bảo vệ môi trường chia sẻ mục tiêu bảo vệ môi trường thông
qua thuế của một số loại thuế tiêu dùng khác Thay bằng việc thay đổi mức thuế suất hoặc mở rộng diện chịu thuế nhập khẩu, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thậm chí thuế nhập khẩu, việc đánh thuế bảo vệ môi trường không chỉ tạo
3 Khoản 3 Điều 10 Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010.
Trang 6nguồn thu cho ngân sách nhà nước (trong đó có sử dụng cho việc tái tạo môi trường) mà còn chia sẻ mục tiêu cho các loại thuế khác.4
1.2 Mục đích của thuế bảo vệ môi trường.
Mục đích của việc thu thuế bảo vệ môi trường mà nhà nước đặt ra là:
Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát
triển kinh tế đi liền giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với tình hình kinh
tế hiện tại và tương lai
Thứ hai, tăng cường tách nhiệm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn
xã hội.Thuế bảo vệ môi trường sẽ đưa chi phí ngoại ứng vào giá “nội hóa các chi phí ngoại ứng”, nhờ đó chi phí xã hội và chi phí cá nhân của các nhà sản xuất tiến gần nhau hơn Các mức giá trở lên chính xác hơn, do đã bao gồm đầy
đủ các yếu tố cần thiết Từ đó, tạo cơ hội thúc đẩy các hoạt động có hiệu quả hơn đối với các khu vực thị trường, giao thông hoặc năng lượng Nội hóa các chi phí ngoại ứng cũng sẽ dẫn đến phân bổ lại nguồn lực của nền kinh tế theo hướng tạo ra các “mức giá công bằng và hiệu quả hơn” do phân phối lại chi phí
Thứ ba, tăng cường quản lí nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường.
Thứ tư, đưa ra các quy định về thuế bảo vệ môi trường không quá phức
tạp,rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lý Đồng thời, giúp tăng nguồn vốn đầu tư cải tạo môi trường bởi với khung thuế quy định tại Luật, số thu thuế bảo
vệ môi trường thu tăng là nguồn thu đáng kể đầu tư cải tạo môi trường
1.3 Vai trò của thuế bảo vệ môi trường.
Đối với nhà nước:
Thuế bảo vệ môi trường với vai trò được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao; trong quản lý và bảo vệ môi trường Hơn nữa, thuế bảo vệ môi trường có vai trò trong việc có thể làm giảm bớt gánh nặng
4 Trang 353-354 Giáo trình Luật thuế Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội.
Trang 7quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Trước thực trạng về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường luôn bị đặt trong tình trạng quá tải về công việc Nên thay vì việc các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện các quyết định hành chính đã đặt ra cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh, thuế môi trường buộc các đối tượng này
tự nguyện thực hiện những hành vi có lợi cho môi trường.Thì việc đặt ra mức thuế khiến các cá nhân, tổ chức không cần đến sự kiểm tra, giám sát thường xuyên và gắt gao của các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, các
cơ sở này cũng đã tự nguyện tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Khi
đó gánh nặng quản lí của các cơ quan nhà nước đã được giảm thiểu một cách đáng kể.5
Đối với môi trường :
Thuế bảo vệ môi trường làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến thu lợi nhuận, buộc doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức đối với môi trường; góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế; hoặc hạn chế tiêu dùng một số sản phẩm nhất định
Thuế môi trường góp phần làm thay đổi hành vi của các chủ thể kinh doanh
và tiêu dùng theo hướng có lợi cho môi trường hay nói cách khác, thuế môi trường có vai trò và ý nghĩa trong việc định hướng sản xuất và tiêu dùng – sản xuất, nhập khẩu hàng hóa “sạch” Thông qua việc tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của các chủ thể liên quan mà chủ yếu là người gây ô nhiễm, các quy định về thuế môi trường sẽ làm thay đổi hành vi của họ theo hướng có lợi cho môi trường Theo đó, những người gây ô nhiễm hoàn toàn có lí do để giảm lượng chất thải mà họ thải ra chừng nào chi phí cho việc này thấp hơn các chi
5 Vai trò c a thuếế b o v môi tr ủ ả ệ ườ g n https://accgroup.vn/vai-tro-cua-thue-bao-ve-moi-truong/?
fbclid=IwAR0rRyUe3BxzJD50oN8HEzE58ORkxg7rRNkGU-xT9bLQtxsugoF9OQO2F2w (truy c p ậ 3/11/2022)
Trang 8phí về môi trường mà họ phải trả Xét về lâu dài trong nền kinh tế thị trường, những công cụ kinh tế nói chung trong đó có thuế môi trường còn có thể làm nhiều hơn những gì một tiêu chuẩn môi trường đòi hỏi
Thuế môi trường còn tạo ra sự chủ động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh
trong quá trình hoạt động cũng như chủ động ứng phó với các sự cố môi trường
có thể xảy ra Thuế môi trường được sử dụng có vai trò, ý nghĩa đó là sẽ tạo cho các đối tượng này tự giác thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố, làm cho họ chủ động hơn trong việc giảm thiểu những tác động bất lợi cho môi trường khi sự cố xảy ra để đảm bảo lợi ích kinh tế của chính họ Hơn nữa, chính
vì việc thuế môi trường đánh vào những hàng hóa gây hại, có tác động xấu đến môi trường cho nên trên phương diện xã hội, thuế môi trường được sự ủng hộ của xã hội nhiều hơn
Thuế môi trường góp phần khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong
nghiên cứu và ứng dụng những quy định công nghệ phù hợp để giảm thiểu chất thải giúp tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh Vai trò này của thuế môi trường được thể hiện ở chỗ, nó khuyến
khích các chủ nguồn thải nghiên cứu và ứng dụng những quy trình công nghệ phù hợp nhất với khả năng của họ để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh Bởi
lẽ, không phải chủ nguồn thải nào cũng có khả năng dồi dào về tài chính Các
cơ sở công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn
về vấn đề này Vì thế, nếu nhà nước quản lý theo phương cách mệnh lệnh hành chính nghĩa là áp đặt một loại thiết bị công nghệ nhất định mà cơ sở phải đầu tư
để giảm thiểu chất thải thì sẽ có thể vượt quá khả năng tài chính cũng như trình
độ công nghệ của cơ sở đó Như vậy có thể thấy thuế môi trường có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực, có tác dụng khuyến khích người gây ô nhiễm chủ động lưa chọn những biện pháp tối ưu để giảm thiểu ô nhiễm, vừa có lợi cho mình vừa bảo vệ môi trường, kích thích sự phát triển công nghiệp và tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển “sản xuất sạch”
Trang 92 Thực trạng pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
2.1 Về ưu điểm của thuế bảo vệ môi trường
Trong những năm qua, đi liền với sự phát triển kinh tế và đô thị hóa, mức độ
ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng tăng Nước ta đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp, chính sách góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như thay đổi nhận thức của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, trong đó chính sách Thuế bảo vệ môi trường được xác định là một trong những công cụ kinh tế hiệu quả trong thời gian qua Qua nhiều năm, Pháp luật về TBVMT đã đạt được những kết quả, cụ thể:
Đối với môi trường:
Thứ nhất, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội của đất nước Từ khi áp dụng thuế bảo vệ môi trường (năm 2012), tổng số thu từ sắc thuế này liên tục tăng, tăng gấp 6 lần từ hơn 11.000 tỷ đồng năm 2012 lên gần 69.000 tỷ đồng dự thu trong năm 2021 Số thu thuế bảo
vệ môi trường bình quân trong giai đoạn 2012-2021 đạt khoảng 32.600 tỷ đồng/năm đã góp phần làm tăng doanh thu NSNN để thực nhiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nước
Thứ hai, Tăng nguồn vốn đầu tư cải tạo môi trường.
Với khung thuế quy định tại Luật, dự kiến số thu thuế BVMT thu sẽ tăng, tùy thuộc vào quy định mức cụ thể do UBTVQH quyết định trong giới hạn Khung quy định trong Luật Đây là nguồn thu đáng kể, nhằm đầu tư cải tạo môi trường
Luật thuế BVMT là công cụ quan trọng, cùng với hệ thống các công cụ khác: Giáo dục, đầu tư, hành chính,… nhằm thực hiện được các mục tiêu BVMT tại Việt Nam
Đối với xã hội:
Thứ ba, khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi
trường hơn để nâng cao ý thức BVMT của toàn xã hội
Trang 10LTBVMT được xây dựng trên nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải nộp thuế LTBVMT trở thành công cụ hữu hiệu để điều chỉnh, định hướng hành vi sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường khi mà người tiêu dùng muốn mua với gia thấp hơn và nhà sản xuất muốn bán được nhiều sản phẩm, lợi nhuận cao hơn
Từ việc điều chỉnh hành vi tiêu dùng và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, LTBVMT đã góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường (khí cacbon, lưu huỳnh thải ra khi sử dụng xăn, dầu, than, dung dịch HCFC ảnh hưởng tới môi trường không khí và tầng ozon, tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, gây hiệu quả nghiêm trọng đối với con người và thiên nhiên cũng như tổn thất về kinh tế Từ đó, hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắng với BVMT
Thứ tư, Thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ.
Nếu đánh thuế BVMT mà giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình và sản phẩm mới Từ đó ta thấy, thuế BVMT có thể giúp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá sản phẩm tự nhiên Thuế BVMT có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng Đặc biệt, khi các dấu hiệu
về giá được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến trong kế hoạch dài hạn của nền công nghiệp
Thứ nhất, về đối tượng chịu thuế
Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định 8 nhóm sản phẩm hàng hóa hiện nay đang chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế Bảo vệ môi trường Đó là
xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC); túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế
Trang 11sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.6 Tuy nhiên, trên thực
tế, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi
trường nhưng lại chưa được đưa vào diện điều chỉnh của Luật Thuế Bảo vệ môi trường, ví dụ: các chất tẩy rửa trong công nghiệp, thuốc lá, chất thải phóng xạ.
Như các chất thải hóa chất của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được thải ra biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước biển của một số tỉnh miền Trung vào năm 2016,7 Có thể thấy, lần đầu tiên Luật thuế bảo vệ môi trường được áp dụng tại Việt Nam nên những nhà soạn thảo đã lựa chọn những nhóm dễ nhận biết để có biện pháp quản lý rõ ràng, minh bạch Chính vì vậy, trong danh mục đối tượng chịu thuế còn bỏ ngỏ một số những chất gây độc hại đến như: các loại hóa chất (gồm cả axit vô cơ, xút, hóa chất bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ, thủy ngân…); đồ điện tử (phát sinh chất thải điện tử); cao su (săm, lốp, ); polime,… và rất nhiều sản phẩm gây
ô nhiễm môi trường mà trong Luật chưa tính đến, mới chỉ quy định chung
chung tại khoản 9 điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010: “Trường hợp xét
thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời
kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” 8
Việc quy định chung chung vấn đề đối tượng chịu thuế này không chỉ gây khó khăn đối với công tác quản lí thuế và thu thuế môi trường, mà còn dẫn đến việc thiếu quan tâm của người tiêu dùng đối với loại thuế mà họ là người trực tiếp phải chi trả
Thứ hai, Về đối tượng không chịu thuế.
Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ tài chính quy định bao bì đóng gói sẵn hàng hóa (kể cả hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước) không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường Tuy nhiên, nếu thực hiện
6 Điếều 3 Lu t thuếế b o v môi tr ậ ả ệ ườ ng năm 2010.
7 Formosa đ ng đầều các v gầy ô nhiếễm năm 2016 ứ ụ https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm (truy c p 3/11/2022) ậ
8 Thuếế b o v môi tr ả ệ ườ ng và nh ng bầết c p th c tiếễn ữ ậ ự https://www.baokontum.com.vn/xahoi/thue-bao-vemoi-truong-va-nhung-bat-cap-tu-thuc-tien-8529.html (truy c p 3/11/2022) ậ