1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Yêu cầu phản tố theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yêu cầu phản tố theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Tác giả Bùi Thị Tú
Người hướng dẫn PGS. TS Bùi Thị Huyền
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 21,62 MB

Nội dung

tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai mình bạch, tôn trọng và> 66 bao vệ con người”, “hoàn thiện thủ tục TTDS”, ‘tao điều kiện cho người dântiếp cận công lý”, “khuyến khích v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI THỊ TÚ

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÙI THỊ TÚ

Chuyên ngành: Luật Dan sự và Tố tung dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học PGS TS Bùi Thị Huyền

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng toi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn sốc rõ

ràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận Văn

nay.

NGUOI CAM DOAN

Bùi Thị Tú

Trang 4

Trang phụ bìa

LOI CAM ĐOAN 25c 2cc St 122121121121121111111211211 211 11111 re i

DANH MỤC CAC CHU CAI VIET TẮTT - 2s s+E+E+E+EzEvEezxerezrerez iv

MO ĐẦU - 5c 5222221 221221221 717121211 211211 2111111111111 211 1 1e |

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ YÊU CAU PHAN TO

TRONG TO TUNG DAN SU )ieecsssessssssesssesssssecsusesecsusesecssessesssecsessseesessseesessess 81.1 Khái niệm về yêu cầu phản t6 c.ccecccccecccssesssesessessessessessessesssessessessesseeseeses 8

1.2 Đặc điểm của yêu cầu phản t6 - 2-2-5 + +E22E22EE2EE+Exerxerxerseee 13 1.3 Y nghĩa của yêu cầu phản tỐ 2-2 s++s+EE+£E£EE2EE2EE2EEeEkerkerkerree 18 1.4 Cơ sở khoa học của việc quy định yêu cầu phản tố trong bộ luật tố tụngCAN SU GG TH HT ng ng TH ng 20

1.4.1 Học thuyết trình tự công bằng (Due Process$) - -c sa 20

1.4.2 Học Thuyết “van dé đã được phán quyết” (Res Judicata) 23

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THUC TIEN THUC HIEN

PHÁP LUẬT VE YÊU CAU PHAN TO TRONG TO TUNG DÂN SỰ VIET

0 o 262.1 Thực trạng pháp luật về yêu cầu phản tố trong tố tụng dân sự Việt Nam26 2.1.1 Chủ thé của yêu cầu phản tỐ - 2-2 2 ++£E+E£2EE+EE2EE+Exerxerxerree 26 2.1.2 Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tỐ - 2-2-2 2 s+x+£E+E++EzzEsrxee 28 2.1.3.Các trường hợp của yêu cầu phản tỐ 2-2252 22£2+£z+£++rxsrxersez 31

2.1.4 Thay đồi bố sung yêu cầu phản tỐ 2-2 2 + +£x£xz+xzzzzzxee 352.1.5 Điều kiện va thủ tục yêu cầu phản tỐ -¿ 22 s+s+zxezxecse¿ 362.1.6 Hậu quả pháp lý của việc chấp nhận yêu cầu phản tố - 412.2.Thực tiễn thực hiện pháp luật về yêu cầu phản tố trong tố tụng dân sự 42

2.2.1 Tổng quan về việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về yêu cầu phản tỐ 2 2 2+EE+EE+EE£EEEEEEEEE2EE2EEEEEeEErrkerree 42

il

Trang 5

2.2.2 Những vướng mắc, bắt cập trong việc áp dụng các quy định của luật tốtụng dân sự Việt Nam liên quan đến yêu cầu phản tố trong thực tiễn 482.2.2 Nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc bắt cập liên quan đến yêu cầu

phản tố trong bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam . + 55c sssceeses 60

KET LUẬN CHƯNG 2 -¿- -kSSk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkrkrrkerrrkee 66

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, YÊU CAU VÀ KIÊN NGHỊ VỀ YÊU CAU

PHAN TO TRONG TO TUNG DÂN SỰ VIỆT NAM - 673.1 Dinh hướng, yêu cầu về việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về yêu cầu

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật va đảm bảo thực thi pháp luật về yêu cầu phản tỐ - 2-2 2£ +E£+E£+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrree 72 3.2.1 Kiến nghị về hoàn thiện quy định pháp luật về yêu cầu phản tố 72

3.2.2 Kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật về yêu cầu phản tố 75KET LUẬN CHUONG 3 - -% SSk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkTErrkrkrrkee 78

45088070) 4+- 79

DANH MỤC THAM KHẢO - 2 St keEk+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEkrkererkererkeri 80

1H

Trang 6

DANH MỤC CAC CHỮ CAI VIET TAT

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

HĐTPTATC Hội đông Thâm phán Tòa án nhân dân Tôi cao

Nghị quyết Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy

04/2017/NQ- định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS nămHĐTP 2015 về việc trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi

kiện lại vụ án.

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân Tôi cao

TTDS Tố tụng dân sự

UBND Ủy ban nhân dân

VKSND Viện kiêm sát nhân dân

iv

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, bộ máy cơ quan tiến hành tố

tụng; pháp luật tố tụng dé góp phan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ các giá trị của quyền con người là những nhiệm

vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới Thực hiện chủ trươngcủa Đảng về cải cách tư pháp nói chung và hoạt động xét xử, giải quyết các

vụ án nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần đây mạnhgóp phần làm phát triển kinh tế và xây dựng một nhà nước pháp quyền củadân, do dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm các quyền tự

do dân chủ của công dân.

Trong các quyền con người được Hiến pháp ghi nhận thì quyền công dân có ý nghĩa rất quan trọng Theo đó, công dân được phép xử sự theo một cách nhất định hoặc được yêu cầu người khác thực hiện những hành vi nhất

định dé thoả mãn lợi ich của mình Quyền năng này được bao đảm bang sự

cưỡng chế của Nhà nước Trong các vụ án dân sự mọi đương sự đều được trao

quyền dé đưa ra yêu cầu Ngoài chủ thé bắt đầu một vụ kiện dân sự là nguyênđơn, bị đơn hay kê cả những người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan cũng cóquyền đưa ra những yêu cầu của mình Một trong số đó khi nói đến yêu cầuphản tố trong luật tố tụng dân sự nhận được sự quan tâm cấp thiết Trên thực

tiễn một số tòa án cũng cho thấy việc xác định yêu cầu phản tố cũng gặp không

ít khó khăn và nhiều vụ án không được giải quyết triệt để dẫn đến không thê

thực thi hết quyền năng và vai trò của pháp luật về van đề này.

Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị có quy định về

chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó chỉ ra một số nhiệm vụtrong tâm của chiến lược cải cách tư pháp là “hoàn thiện các thủ tục tổ tung

Trang 8

tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai mình bạch, tôn trọng và

> 66

bao vệ con người”, “hoàn thiện thủ tục TTDS”, ‘tao điều kiện cho người dântiếp cận công lý”, “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông quathương lượng, hòa giải” và “Nhà nước can phải bảo đảm điều kiện vật chat

cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù cua từng cơ quan tu pháp và khanăng của đất nước”.Trên tinh thần đó thì việc sửa đổi bỗ sung và cho ra đời

BLTTDS năm 2015 là một thành công lớn và song song với đó vấn đề về yêu

cầu phản tố cũng đã được thay đổi một số văn ban hướng dẫn về việc áp dụng

luật liên quan đến vấn dé này cũng bị hết hiệu lực, thêm vào đó trong quátrình giải quyêt liên quan đến yêu cầu phản tố các nhà làm luật đã đưa ranhững quan điểm trái chiều, cách xử lý không thống nhất trong một số quyếtđịnh, bản án từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các đương sự

Tại thời điểm hiện nay, TANDTC đang trong quá trình đóng góp ý

kiến về “Cai cách tu pháp của Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” thì việc nghiên cứu pháp luật về yêu cầu phản tố một cách toàn diện là vô cùng cấp thiết Xuất pháp từ thực té này, tác giả đã lựa chọn

đề tài “Yêu cầu phản té theo pháp luật T 6 tụng dan sự Việt Nam” làm dé tài

luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa cácquy định của pháp luật hiện hành về van đề yêu cầu phản tổ nhăm bảo vệ

quyền và lợi ích của con người một cách tốt nhất.

2 Tình hình nghiên cứuVan đề thực hiện pháp luật về yêu cầu phản tô trong TTDS của các tòa

án đang được nha nước và các cơ quan tổ chức quan tâm Nên trong thời gian qua đã có rất nhiều các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu Trước hết phải

kề đến các nghiên cứu ở Đại học Luật chuyên ngành, Viện Nghiên cứu và tạp

chí chuyên ngành pháp luật Trong đó, có các đề tài nghiên cứu về vấn đềthực hiện pháp luật về phản tố trong TTDS của các Tòa án như sau:

Trang 9

- Tác giả Dương Tan Thanh với bài viết “Yêu cầu phản to: Vẫn cònquan điểm khác nhau trong thực tiễn xét xử” đã đưa ra các vẫn đề liên quan

đến như: Những bat cập về yêu cầu phản tố trong luật và những quan điểm

trái chiều về vấn đề này [13]

- Tác giả Chu Long Kiếm với bài luận văn thạc sĩ “Phản tổ của bị đơn

trong tổ tụng dán sự và thực tiễn tại các toà án nhân dân tỉnh Lang Son” đã đưa ra các van đề liên quan đến như: Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu phản tốcủa bi đơn [12].

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu cấp cơ sở: “Cơ chế bảođảm quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS đáp ứng tiễn trình cải cách

tư pháp ở Việt Nam” do TS Nguyễn Triều Dương làm chủ nhiệm đề tài thựchiện năm 2015 Đề tài này đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc

hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyên tự định đoạt của đương sự trong pháp luật

TTDS Trong công trình nghiên cứu tác giả tập trung phân tích, làm rõ những

van đề lý luận cơ bản về cơ chế đảm bảo quyền đương sự trong TTDS, trong

đó gắn với vấn đề nghiên cứu yêu cầu phản tố của bị đơn Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện cơ chế bảo đảm quyền tự định

đoạt của đương sự trong một quy trình tố tụng bao gồm cả vụ án dân sự vàviệc dân sự Tuy nhiên, đề tài được tiến hành trước khi ban hành BLTTDSnăm 2015 nên một số phân tích về quy định của pháp luật yêu cầu phản tố của

bị đơn không còn phù hợp và một số kiến nghị về được sửa đôi, bổ sung trong

BLTTDS.

- Các công trình nghiên cứu bậc Tiến sĩ có: “Bảo đảm quyên bảo vệ

của đương sự trong TTDS Việt Nam” năm 2006, do tac giả Nguyễn Công

Bình thực hiện; “Đương sự trong vụ án dân sự - Một số van dé ly luận vathực tiễn” năm 2010, do tác giả Nguyễn Triều Dương thực hiện Có thé

nói, các luận án tiên sĩ này nghiên cứu một cách khái quát các quyên của

Trang 10

đương sự và việc bảo đảm thực hiện các quyền của đương sự chứ không đivào cụ thé làm sáng tỏ yêu cầu phản tổ của bị đơn theo qui định của phápluật TTDS năm 2005 [19].

Bên cạnh đó, có các giáo trình, sách chuyên khảo về luật TTDS của cáctrường Dai hoc và Học viện như giáo trình Luật TTDS của Khoa Luật,Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản năm 1995; Giáo trình Luật TTDS

Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Tư pháp xuất ban năm 2009; Giáo trình Luật TTDS của Học viện tư pháp do Nha xuất bản

Công an nhân dân xuất bản năm 2007; Giáo trình Luật TTDS Việt Nam củaViện Đại học Mở Hà Nội do nhà xuất bản Tư pháp năm 2013 Bình luậnkhoa học một số van đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng của

Lê Thu Hà, nhà xuất bản tư pháp năm 2006; Trình tự thủ tục giải quyết các vụ

việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình của tácgiả Hà Mai Hiên, nhà xuất bản công an nhân dân năm 2008; Bình luận khoahọc BLTTDS năm 2015 của tác giả Bùi Thị Huyền, nhà xuất bản lao động

năm 2016; Bình luận BLTTDS, Luật trọng tai thương mại và thực tiễn xét xử

của Tưởng Duy Lượng, nhà xuất bản Tư pháp năm 2016; Các giáo trình, sách

chuyên khảo này trình bay một cách đơn giản các nội dung của nguyên tắcliên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS chưa cónhiều điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về yêu cầu phản tố của bị đơn mới chỉ

dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một vai khía cạnh của pháp luật nói

chung còn hầu như không đi sâu nghiên cứu van đề về yêu cầu phản tố của bị

đơn Vì vậy với dé tài “Yêm cau phản tổ theo phúp luật tổ tụng dân sự Việt Nam” tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc

hoan thiện pháp luật về TTDS tại Việt Nam

3.Phạm vỉ và mục đích nghiên cứu

Yêu cầu phản tố là một phan vô cùng quan trọng trong bộ luật tố tụng

Trang 11

dân sự và trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ được giới hạn trong

bộ luật dan sự 2015, bộ luật tố tụng dân sự 2015, Nghị quyết số HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thâm phán Toà án nhân dantối cao “hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai thủ tục giải

05/2012/NQ-quyết vụ án tại toà án cấp cơ sở của bộ luật dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi bố sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự” va văn bản Giải đáp một số nghiệp vụ số 01/2017/GD — TANDTC ngày 7 tháng 4 năm

2017 của toà án nhân dân tối cao

Trên cơ sở làm rõ những lí luận và thực tiễn về việc đảm bảo yêu cầuphản tô nói chung và trong đó sẽ đi sâu về van đề yêu cầu phản tố của chủ thé

là bị đơn theo quy định của tố tụng dân sự, luận văn đưa ra những vướng mic,

hạn chế và đưa ra được những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc

đảm bảo yêu cầu phản tổ của bị đơn trong tô tụng dân sự Việt Nam Thông qua đó nhằm hoàn thiện các quy định về bộ luật tố tụng dân su

4 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Đề đạt được những mục đích đã đề ra khi nghiên cứu dé tai, việcnghiên cứu đề tài cần có những nhiệm vụ cơ bản sau :

Thứ nhất, nghiên cứu về một số lý luận về yêu cầu phản tố của theo tố tụng dân sự Trình bày tổng quát về các khái niệm, các thuộc tính, ý nghĩa cũng như cơ sở quy định trong bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự ViệtNam về nhưng nội dung liên quan đến yêu cầu Phản tố

Thứ ba, nêu và phân tích thực trạng thi hành pháp luật Việt Nam về yêu cầu phản tổ theo tổ tụng dân sự tại các toà án Việt Nam.

Thứ tư, nhận diện những vướng mắc, bất cập trong các quy định củapháp luật Việt Nam về yêu cầu phản tố trong tổ tụng dân sự Việt Nam Trên

cơ sở đó phân tích nguyên nhân của thực trạng trên và đưa ra các giải pháp

khắc phục

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trìnhnghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở Phương pháp luận duy

vật biện chứng và duy vat lịch sử của chủ nghĩa Mac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và đường lỗi quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, đường lối quan

điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính và cải cách tư pháp, xây dựng xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, việc nghiên cứu còn sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu truyền thống và hiện đại như phương pháp phân tích, phươngpháp diễn giải : phương pháp này được sử dụng phổ biến khi phân tích cácquy định của pháp luật về yêu cầu phản tố trong tô tụng dân sự

Phương pháp đánh giá, khảo sát, so sánh : được vận dụng chủ yếu trong

việc đưa ra những đánh giá khách quan về những quy định pháp luật hiện

hành có phù hợp với thực tế hay không Nhằm làm sáng tỏ các van dé thuộc

nội dung của đề tài cần nghiên cứu.

Phương pháp diễn dịch, quy nạp : dựa trên các phương pháp đã nêu

người viết có thé tong kết lại và đưa ra ý kiến, kiến nghị nhăm hoàn thiệncác quy định pháp luật tố tụng về yêu cầu phản tố

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lýluận trong khoa học pháp lý của vấn đề yêu cầu tố tụng trong pháp luật tố

tụng dân sự, cụ thể như sau :

Làm sáng tỏ một số lý luận cơ bản về yêu cầu phản tố trong tô tụng dân

sự, hoàn thiện định nghĩa và ý nghĩa của yêu cầu phản tố cũng như những co

sở của pháp luật tố tụng dân sự quy định

Đánh giá đúng được thực trạng của các quy định pháp luật tố tụng dân

Trang 13

sự Việt Nam về yêu cầu phản tố trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiệnquy định về pháp luật dân sự Việt Nam về yêu cau phản to.

Phát hiện những vướng mắc, bất cấp trong các quy định của pháp luật

về yêu cầu phản tổ trong tố tụng dân sự, thực tiễn thực hiện và tìm ra các giảipháp thiết thực

7 Cơ cầu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thé:

Chương 1: Những van đề lý luận về yêu cầu phản tố trong tố tụng dan

Trang 14

CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE YÊU CAU PHAN TO

TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.1 Khái niệm về yêu cầu phản tố

“Phản tố” được hiểu là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình (tức là kiện ngược trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn), nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì

việc giải quyết yêu cầu của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau “Phản” ởđây được hiểu theo nghĩa rộng có tính đối lập với yêu cầu khởi kiện nhưng sựđối lập không chỉ bao gồm việc loại trừ trực tiếp yêu cầu của nguyên đơn mà

có thể theo hướng bù trừ nghĩa vụ được nêu trong yêu cầu của nguyên đơn Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi

kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới.

Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất thì phản tố là kiện ngược lại.

Một số nhà nghiên cứu về TTDS có quan điểm cho răng khi trở thành

người bị kiện (bị đơn) trong một vụ án dân sự, pháp luật ghi nhận bị đơn cóquyền đưa ra yêu cầu phản tố Tuy nhiên trong thực tế lại xảy ra nhiều trườnghợp do không biết, không tiếp cận được, hoặc có thể đã biết về quy định này

nhưng do chưa hiểu rõ ràng, đầy đủ quy định pháp luật về “phản tố” nên

nhiều bị đơn đã bỏ dẫn đến việc quyên lợi hợp pháp của bi đơn trong vụ việc

đó không được bảo vệ một cách đảm bảo Bởi, trong một vụ án dân sự, nếu không có yêu cầu phản tố thì bị đơn là người có trách nhiệm ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cau độc lập; tuy nhiên nếu bị đơn thực hiện yêu cầu phản tố thì bị đơn còn

là người đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liênquan có yêu cầu độc lập Vì vậy, sau khi thực hiện phản tố thì bị đơn sẽ chủ

Trang 15

động trong việc chứng minh yêu cầu phản tổ của mình dé dao bảo quyên, lợi

ích hợp pháp cho chính mình.

Quy định về “phản tố” được hình thành, phát triển và hoàn thiện qua

các thời kỳ của pháp luật tố tụng dân sự, từ Pháp lệnh số 27-LCT/HDNN8

ngày 07/12/1989 về “Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự” đến Bộ luật Tố

tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004, sửa đổi bố sung năm 2011 và nay là

BLTTDS năm 2015

Pháp lệnh số 27 ngày 07/12/1989 không quy định cụ thê về phản tố, tuy

nhiên với những nội dung được nhắc đến tại Điều 20: “Bị đơn có quyền đềđạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn”; Điều 30: “Các đương

sự chịu án phí theo quy định của pháp luật, tùy theo loại vu án và trên cơ sở

lợi ích, mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật mà tòa án giải quyết trong

vụ án” và Điều 31: “ bị don có yêu cầu đối với nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí ” thì “yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn” được hiểu chính là yêu cầu “phản tố” và chỉ đối với yêu cầu của nguyên don.

Thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ án dân sự trong giai đoạn này khi bị đơn

có yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn thì yêu cầu đó phải được

thể hiện bằng văn bản, phải nộp tạm ứng án phí và khi yêu cầu không đượcchấp nhận thì phải chịu án phí theo quy định Tuy nhiên, do Pháp lệnh khôngquy định về thời điểm đưa ra yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyênđơn nên không có sự thống nhất khi áp dụng

Đến BLTTDS năm 2004, “phản tố” đã được quy định cụ thé, chỉ tiết tại

Điều 176 và Điều 178 về quyền đưa ra yêu cầu phản tố Tuy nhiên, BLTTDS

năm 2004 không quy định về thời hạn cuối cùng bị đơn được quyền đưa ra

yêu cầu phản tố và vẫn giới hạn về đối tượng mà bị đơn được ra yêu cầu phan

tố, cụ thé bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên

đơn “Cùng với việc phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiên của mình đôi với

Trang 16

yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tổ đối với

nguyên đơn”; quyền đưa ra yêu cau phản tô đối với người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan có yêu cầu độc lập không được quy định Phải đến khi sửa đổi,

bổ sung năm 2011 (Luật số 65/2011/QH12) thì yêu cau phản tô của bị đơn đốivới người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mới được quy

định cu thé và thời hạn cuối cùng đưa ra yêu cầu phản té là “trước khi tòa án

ra quyết định đưa vụ án ra xét xử” (Điều 176 BLTTDS 2004 sđ,bs).

Tại BLTTDS năm 2015, quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn

(Điều 200, 202) cơ bản không thay đổi so với quy định tại BLTTDS năm

2004 sửa đổi b6 sung năm 2011, chỉ có điểm khác - điểm mới, đó là quy định

về thời điểm cuối cùng được đưa ra yêu cầu phản tố: "Bị đơn có quyền đưa ra

yêu cầu phản tổ trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếpcận, công khai chứng cứ và hòa giải” Mặc dù, bộ luật này đã liệt kê cáctrường hợp phản tố được chấp nhận tại khoản 2 Điều 200, nhưng vẫn chưa đưa ra được định nghĩa thé nào là phản tố Do đó, đã dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau về yêu cầu phản tố của bị đơn Dé giải thích về yêu cầu phan

tố của bị đơn, trước đây, Điều II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày

12/5/2006 của HĐTPTATC hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứhai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thâm” có hướng dẫn: “Đượccoi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, nếu yêu cầu đó độc lập,không cùng về yêu cầu mà nguyên đơn yêu cầu Toà án giải quyết Trường

hợp bị đơn có yêu cầu cùng về yêu cầu của nguyên đơn (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn), thì đây là ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn” Theo hướng dẫn này thì phản tố chỉ là việc bị đơn kiện ngược lại

nguyên đơn Đến Điều 12 Điều 12 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày03/12/2012 của HĐTPTATC hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ

10

Trang 17

hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thâm” của BLTTDS năm

2011, hướng dẫn: “Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên

đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết” Theohướng dan này thì phản tô không chi là việc bị đơn kiện ngược lại nguyên don

mà còn bao gồm cả việc bị đơn kiện ngược lại người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Trong pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam, khi nguyên đơn khởi kiện bị

đơn và đơn khởi kiện được Tòa án thụ lý, thì Tòa án có trách nhiệm thông báo

việc thụ lý vụ án cho bị đơn và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan

Thông thường khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của nguyên đơn, có ba

xu hướng xảy ra đối với bị đơn: (1) Chap nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầukhởi kiện của nguyên đơn; (2) Bác bỏ hay phản đối yêu cầu khởi kiện của

nguyên đơn; (3) Kiện ngược lại nguyên đơn Trong trong trường hợp nhậnđược thông báo thụ lý vụ án của Tòa án về việc khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thé đưa ra yêu cầu độc lập chống lại

cả nguyên đơn và bị đơn Trong trường hop này, bị đơn có thé kiện ngược lạingười có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Như vậy, có thé thấy yêu cầu phản tốcủa bị đơn chính là việc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan về một yêu cầu có liên quan đến vụ án mà nguyên đơn

đã kiện bị đơn Về bản chất, yêu cầu phản tố cũng là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này có thể được khởi kiện băng vụ án độc lập, tuy nhiên, việc giải quyết yêu cầu phản tô của bi đơn trong cùng vụ án dân sự đã phát sinh trên cơ

sở đơn khởi kiện của nguyên đơn sẽ làm cho việc giải quyết các tranh chấp

giữa các bên đương sự được nhanh hơn, tiết kiệm chi phí t6 tụng cho ca

đương sự và Tòa án Cân phân biệt yêu câu phản tô với quyên đưa ra ý kiên

11

Trang 18

phản đối của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Theo đó, chỉ

coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với

nguyên đơn, nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn) Tuy nhiên, yêu cầu phản tố không cùng với yêu cầu của nguyên đơn, mà không cùng với quan hệ pháp luật nguyên đơn đã khởi kiện hay không cùng với yêu cầu cụ thé mà nguyên đơn khởi kiện bị đơn, vẫn còn là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau Trong quá

trình giải quyết vụ án, bi đơn có thé đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau, nhưngkhông phải yêu cầu nào cũng được coi là yêu cầu phản tố Qua các phân tích

trên cho thấy, tiêu chí để xác định yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án

chấp nhận thụ lý, giải quyết trong cùng vụ án thì yêu cầu đó phải đảm các cácđiều kiện sau:

(1) Thông thường yêu cau phản tố của bi đơn là dé bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Theo đó, yêu cầu phản tố dé bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp

bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liênquan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêucầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu

của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Hoặc yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phan hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc

chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu

12

Trang 19

phản tổ lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu

cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phan hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.

Hoặc giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu

được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hon Có sự liên quan giữa yêu cầu phản té của bị đơn va

yêu cầu của nguyên đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầuđộc lập là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu đượcgiải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính

xác và nhanh chóng hon[11].

Như vậy, phản tố là việc bị đơn khởi kiện lại nguyên đơn, người có

quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nhằm để bù trừ nghĩa vụ,khấu trừ nghĩa vụ hoặc loại trừ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ với yêu cầu

của nguyên đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

(2) Không chỉ là các yêu cầu không cùng với quan hệ pháp luật mà

nguyên đơn đã khởi kiện mà còn là các yêu cầu thuộc cùng quan hệ pháp luật

mà nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn nhưng khác với yêu cầu cụ thể mà nguyên

đơn đã khởi kiện bị đơn.

Qua đó, có thé giải thích yêu cầu phản tố như sau: Yêu cầu phản tố là

việc bi đơn trong vụ án dân sự, kiện ngược lại nguyên đơn, người có quyền

lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về một yêu cầu khác có liên quan

với yêu cầu mà nguyên đơn đã khởi kiện mình.

1.2 Đặc điểm của yêu cầu phản tố

Một là, phản to phát sinh khi Tòa án khi thụ lý vụ án theo đơn khởi kiện

của nguyên đơn.

13

Trang 20

Nhằm góp phan giảm bớt thời gian, công sức của cơ quan tiến hành tốtụng và người tham gia tô tụng, phản tố được giải quyết trong cùng vụ án maTòa án đã thụ lý theo đơn khởi kiện của nguyên đơn Mục đích của yêu cầuphản tố là dé bù trừ nghĩa vụ, khấu trừ nghĩa vụ hoặc loại trừ một phần hoặc

toàn bộ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Vì lẽ đó, phản tố chỉ được thực hiện khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Việc phản tố của bị đơn được thực hiện sau khi vụ

án đã được Tòa án thụ lý, tức là sau khi bị đơn nhận được thông báo thụ lý vụ

án của Tòa án Tuy nhiên, bị đơn có yêu cầu phản tổ đến thời điểm nao củaquá trình tố tụng là van đề có các ý kiến khác nhau Có quan điểm cho rang,

để bảo đảm quyền bình đắng giữa các đương sự thì khi nào nguyên đơn,

người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không còn quyền thay đôi, bé sung yêu

cau thì bị đơn mới không còn yêu cầu phản tố Bởi trong nhiều trường hợp bị đơn sẽ không phản tố nếu nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

có yêu cầu độc lập không thay đổi, b6 sung yêu cầu Do đó, bị đơn phải có yêu cầu phản tô cho đến trước thời điểm Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét

xử sơ thâm Tuy nhiên, do khi bị đơn thực hiện phản tổ thì thời điểm bắt đầucủa thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm được tinh lại từ ngày bị đơn hoàn thànhxong thủ tục phản tố nên BLTTDS năm 2015 quy định bị đơn có quyền đưa

ra yêu cầu phản tô trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp

cận, công khai chứng cứ và hoà giải Quy định này nhằm tránh việc kéo dài

quá trình tố tụng nhưng lại chưa thực sự bảo đảm quyền bình đăng giữa các

đương sự.

Hai là, phản to là việc bị don thực hiện quyên của mình trong quá

trình giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên don và yêu

cấu độc lập cua người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan.

14

Trang 21

Phản tổ là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, thực chất việc phản tố

của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện, nhưng được xem

xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải

quyết yêu cầu của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn

thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới Như vậy, yêu cầu phản

tố của bị đơn chỉ phát sinh khi nguyên đơn kiện bị đơn và Toà án có thẩm quyên thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, sau đó bị đơn cũng cho

rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và có đơn yêu cầu toà án giảiquyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một

và dân chủ là Toà án không tự đưa các tranh chấp dân sự ra Toà để giải quyết,

việc khởi kiện hay không khởi kiện là do các bên đương sự tự quyết định Chính các bên đương sự vừa là người quyết định việc khởi động tiến trình tố

tụng bằng cách đưa vụ án dân sự ra Toà, đồng thời cũng là người quyết định

các hành vi tố tụng Do vậy, bi đơn có thé đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận một phần hoặc toàn

bộ yêu cầu của nguyên đơn, thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết,

sự kiện mà bên nguyên đơn đưa ra; các bên đương sự có quyền thoả thuận với

nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự một cách tự nguyện, không trái pháp

luật, trái đạo đức xã hội, v.v.

15

Trang 22

Ba là, phản to là việc bị đơn đưa ra yêu cau Tòa án giải quyết một van

dé khác với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có

quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập,

không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu

cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

có yêu cầu độc lập như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên

đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chapnhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan có yêu cầu độc lập.

Bốn là, phản tố là việc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn và người có quyên và nghĩa vụ liên quan Bản chất của phản to là việc bị đơn kiện ngượclại nguyên đơn

Bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có

quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu có liên quan đến yêu cầucủa nguyên đơn, yêu cầu độc lập hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên

đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Việc đưa ra

yêu cầu phản tố được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn Như

vậy, về ban chất đưa ra yêu cầu phản tố cũng giống như việc khởi kiện một vụ

án, vì vậy vai trò của bị đơn lúc này cũng đã khác, không chỉ đơn thuần là

người bị kiện mà còn mang tư cách của nguyên đơn trong vụ án dân sự.

Cần phân biệt ý kiến phản đối, bác bỏ của bị đơn đối với yêu cầu khởi

kiện của nguyên đơn và người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầuđộc lập và phản tô của bị đơn Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là

16

Trang 23

yêu cầu phản tô của bị đơn đối với nguyên đơn nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu

của nguyên đơn hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn) Nhưvậy, trong trường hợp bị đơn gửi văn bản nêu ý kiến tới Tòa án thì trước hết

Tòa án phải xác định xem đó là yêu cầu phản tố của bị đơn hay chỉ là văn bản

ghi ý kiến của bị đơn Trường hợp xác định ý kiến này là yêu cầu phản tố của

bị đơn thì Tòa án phải yêu cầu bị đơn nộp tạm ứng án phí và thụ lý, giải quyết yêu cầu phản tố theo thủ tục như đối với yêu cầu của nguyên đơn Trường

hợp xác định đây là ý kiến của bị đơn thì Tòa án chỉ cần lưu hồ sơ để xem xéttrong quá trình giải quyết vụ án Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa yêucầu phản tô của bị đơn và ý kiến của bị đơn đối với nguyên don trong vụ án

Năm là, yêu cau phản to thé hiện ý chí tự nguyện của chủ thể, được thể

hiện trong hành động và nhận thức, không di ép buộc.

Theo Khoản 1 Điều 5 BLTTDS năm 2015 có quy định: “Đương sự có

quyên quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thâm quyền giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn

yêu cầu đó.” Thì, yêu cầu phản tố là sự tự định đoạt của đương sự, cụ thể là bịđơn Vì thế, yêu cầu phản tố là quyền năng của chủ thế mà không ai có quyềnquyết định hay hạn chế một cách tùy tiện, ké cả nhà nước Tuy nhiên, yêu cầuphản tố của bị đơn vẫn phải nằm trong khuôn khổ cho phép, không vi phạm

pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

Sau là, điều kiện và thủ tục phản tô cũng phải được thực hiện giống như điều kiện và thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.

Bản chất của phản tố là việc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn và

người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nên để bảo đảmtính pháp lý cho việc kiện lại và cơ sở để Tòa án giải quyết thì việc phản tố

17

Trang 24

phải được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn Có nghĩa là bị

đơn phải soạn đơn phản tô bằng gửi tới Tòa án, có thé gửi trực tiếp hoặc qua

đường bưu chính hoặc gửi trực tuyến Đơn phải tố cũng pháp đáp ứng các yêu

cầu về nội dung và hình thức giống như đơn khởi kiện của nguyên đơn Nếu

đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật

thì Tham phán sẽ thông báo cho bị đơn tiền tam ứng án phí cho yêu cầu phan

tố, trừ trường hợp được miễn án phí hoặc miễn nộp tiền tạm ứng án phí Khi

bị đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án chính thức chấp

nhận việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn Nếu nguyên đơn không phảinộp tạm ứng án phí thì ngày Tòa án nhận đơn phản tổ là ngày Tòa án chấpnhận việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn

Yêu cau phản tố cũng được coi là yêu cầu khởi kiện nên cũng phải áp

dụng thời hiệu khởi kiện giống như yêu cầu khởi kiện Bị đơn có quyền đưa

ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn Nhu vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn cũng được hiểu là chính là một yêu cầu khởi kiện, khi có

phát sinh “yêu cầu phản tố” thì bi đơn cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ nhưnguyên đơn Nếu yêu cầu phản tố đã quá thời hiệu khởi kiện thì Toa án sẽ lay

đó làm căn cứ dé không chấp nhận việc phản tố (kiện) của bị don

1.3 Ý nghĩa của yêu cầu phản tố

Thứ nhất, việc bảo vệ quyên lợi của bị đơn được kịp thời hơn.

Yêu cầu phản tô cũng là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này có thé được

khởi kiện bằng vụ án độc lập Nhưng vì yêu cầu này có liên quan đến việc

thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm

cho vụ án giải quyêt chính xác, nhanh chóng hơn nên bị đơn có quyên yêu câu

18

Trang 25

giải quyết trong cùng vụ án Trong trường hợp, nguyên đơn rút yêu cầu khởikiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập thì vụ án van

được tiếp tục Khi đó, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ yêu cầu khởi

kiện, yêu cầu độc lập và ra thông báo thay đôi địa vị tố tụng cho đúng với tư

cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án.

Thứ hai, tòa án giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa các bên đương sự.

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu thì vấn đề bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của các chủ thé khi tham gia các quan hệ trong xã hội ngày càngđược quan tâm Nhà nước với tư cách là một chủ thể đặc biệt có chức năngquản lý xã hội đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật đảm bảo cho các cánhân, tổ chức bảo vệ một cách tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Do đó, cần cơ chế đề cao tòa án giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa các bên

đương sự trong BLTTDS năm 2015 hiện hành, theo đó, bị đơn được đưa ra

yêu cầu phản tố Đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong

việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp

pháp của mình, được quyết định quyên, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Do đó, nếu bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố khi được

thông báo thụ lý vụ án của tòa án và yêu cầu này được giải quyết cùng với vụ

án theo đơn khởi kiện của nguyên đơn sẽ giúp cho tòa án giải quyết dứt điểmtranh chấp giữa các bên đương sự Nếu không bị đơn sẽ phải kiện nguyênđơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan một vụ kiện khác và tranh chấp

giữa các bên đương sự chưa thé được giải quyết dứt điểm.

Thư ba, tiết kiệm chỉ phí to tụng cho các đương sự và tòa dn.

Dé tháo gỡ những vướng mắc hiện nay do pháp luật tố tụng đã quy định đầy đủ về nghĩa vụ của đương sự để hạn chế những khó khăn cho cơ

quan tiến hành tố tung trong việc xử lý những tình huống cu thé làm cho vụ

án bị kéo dai Đồng thời để đủ điều kiện thực hiện việc tranh tụng trong qua

19

Trang 26

trình tranh tụng cần quy định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của đương sự nhưquyên thu thập chứng cứ, được biết những chứng cứ do các đương sự khácgiao nộp hoặc do Tòa án thu thập Do đó, quy định bô sung yêu cầu phản tố

của bị đơn thì yêu cầu phản tố của bị đơn được giải quyết trong cùng vụ án do

nguyên đơn khởi kiện nên sẽ tiết kiệm chi phí tố tụng cho các bên đương sự

cũng như Tòa án Trường hợp yêu cầu phản tô hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác, do đó cả đương sự và Tòa án sẽ mất thêm thời gian và

chi phí tố tụng I 4

1.4 Cơ sở khoa học của việc quy định yêu cầu phản tố trong bộ luật tố

tụng dân sự

1.4.1 Học thuyết trình tự công bằng (Due Process)

Năm 1215, Đại Hiến chương về Tự do 1215 (theo văn bản sốc tiếng

Latin là Magna Carta Libertatum, dịch sang tiếng Anh là Great Charter of the Liberties) ra đời Magna Carta đã trở thành một thuật ngữ quốc tế mà

không nhất thiết phải dịch sang một ngôn ngữ nào đó Magna Carta chứa

đựng một học thuyết nổi tiếng trong chính trị học và luật học - nguyên tắc

trình tự công băng của pháp luật (due process of law) - và thường được gọingắn gọn là trình tự công bằng (due process) Theo nghĩa rộng, hoc thuyết

“due process of law” cũng chính là các giá trị về nhà nước pháp quyên đãđược khang định trong Magna Carta Hay nói cách khác, hai thuật ngữ “rule

of law” và “due process” khá tương đồng] và thậm chí có thể thay thế cho nhau] Sullivan và Massaro đã khăng định những nguyên tắc của nhà nước pháp quyền thể hiện trong học thuyết trật tự công băng như sau[17]:

- Các thủ tục công bằng (fair procedures), đặc biệt là quyền được cảnh

báo và quyền được xét xử;

- Tính vô tư (impartiality) của các cơ quan ra quyết định;

20

Trang 27

- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức và truyền thống:

- Luật pháp không áp dụng hồi tố (not retrospective but prospective);

- Các thủ tục pháp lý mang tính minh bạch và dễ hiểu (transparencyand accessibility);

- Các hành vi của nha nước phải tương xứng (proportionality) với mục đích;

- Tôn trọng tự do cá nhân (individual autonomy and liberty);

- Tôn trọng quyền bình đẳng (equality);

- Tôn trọng sự phân chia quyên lực (separation of powers) và những cơchế khác nhằm giới hạn quyền lực nhà nước

Liên quan đến tố tụng dân sự, các quyền xét xử công băng trong tổ tụngdân sự hoàn toàn không được quy định tại Chương II, von được hiểu là nơi

tập trung quy định các quyền cơ bản Thay vào đó, Điều 103 tại Chương VIII nêu ra một số quyên trong tố tụng dân sự: quyền được xét xử bởi một tòa án

công khai, độc lập, có hội thâm tham gia; quyền được xét xử theo nguyên tắc

tranh tụng, quyền được xét xử phúc thẩm; quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Làm một so sánh, Điều 14 ICCPR quy định: “Mọi người đều bình đăng trướctòa án và các cơ quan tài phán khác Trong việc quyết định về một cáo buộchình sự chống lại một người, hoặc về các quyên và nghĩa vụ trong một vụtranh chấp, mọi người có quyền được tham gia phiên xét xử công bằng và

công khai bởi một toa án du năng lực, độc lập và vô tu do luật quy định”

(phần in nghiêng do chúng tôi nhắn mạnh) Như vậy, ICCPR, cũng như một

số điều ước quốc tế về nhân quyền khác, thê hiện quyền xét xử công bằng trong tố tụng dân sự theo cách rất cô đọng nên cần được giải thích thêm Thực tiễn ở châu Âu cho thấy, Tòa án Nhân quyền Châu Âu, thông qua các vụ kiện,

đã giải thích các quyền cụ thể trong tố tụng dân sự Ở Việt Nam, Bộ luật Tốtụng dân sự đảm nhiệm vai trò cụ thé hóa này Nhưng dù sao, chúng ta vẫn

21

Trang 28

phải công nhận Điều 14 ICCPR đã đưa ra những tiêu chí tối quan trọng mộtcách khái quát nhất để đánh giá sự công băng của tố tụng dân sự, đó là: việcđịnh đoạt quyền và nghĩa vụ của một người phải được thực hiện bởi cơ quangiải quyết tranh chấp có đủ năng lực, độc lập, vô tư và tuân theo các thủ tục

công bằng.

Như vậy, khi đề cập đến các quyền năng của đương sự trong tố tụng dân sự, học thuyết về thủ tục công bằng phát huy được giá trị của nó Hai chủ thé không thé thiếu trong một vụ án dân sự là nguyên don và bị đơn Những

quyền và lợi ich của hai chủ thé này cần thiết được cân đối dé đảm bảo quatrình tố tụng, họ có được những lợi thế như nhau trên cơ sở pháp luật Bàn vềnguyên đơn, đây là chủ thé khởi kiện trong vụ án dân sự Chủ thé này sử dụngquyền năng đưa ra yêu cầu mà pháp luật trao cho dé đề nghị tòa án buộc bị

đơn phải thực hiện các nghĩa vụ đối với minh Tuy nhiên trước khi là một nguyên đơn hay bị đơn, bat kì chủ thé nào có đủ hành vi năng lực pháp luật

trong xã hội cũng đều có quyền khởi kiện một vụ án dân sự Vậy, việc pháp

luật trao cho bị đơn quyền đưa ra yêu cầu ngược lại là việc pháp luật trao thêm cho chủ thé này một lợi thế Khi chủ thé thực hiện quyền khởi kiện với

một mối quan hệ tranh chấp, ngay trong quan hệ đó chủ thé còn lại sẽ mat điquyền khởi kiện Điều này có nghĩa rằng chủ thé còn lại trong quan hệ đang ở

tư thé bi động so với chủ thể khởi kiện Đây là một bat lợi cho họ Vì vậy,theo học thuyết về thủ tục công băng, chủ thể còn lại sẽ được trao một quyền

năng có sức mạnh tương tự quyền khởi kiện của nguyên đơn Trong trường hợp này quyền phản tố được trao cho bị don dé lợi thé trong việc đưa ra yêu cầu của hai chủ thể là như nhau.

Có thể thấy, khi xem xét trong cùng một hoàn cảnh — vụ án dân sự và

trên cùng một bình diện — việc đưa ra yêu cầu, đề nghị, ta thấy được sự cầnthiết của việc trao quyền phản tố cho bị đơn Magna Carta và học thuyết về

22

Trang 29

thủ tục công băng (“due process”) là cơ sở quan trọng để một quốc gia quy

định về quyền phản t6 và những nội dung trong quyền phản tố cho bị đơn

1.4.2 Học Thuyết “van đề đã được phán quyết” (Res Judicata)

Res Judicata là một thuật ngữ tiếng Latin có nghĩa là “vấn đề đã được

phán quyết” hay băng một cách dễ hiểu hơn, Res Judicata là một khái niệm chỉ một vấn đề đã được quyết định xứng đáng băng một phán quyết tư pháp

và không thể bị đưa ra kiện tụng một lần nữa giữa các bén[27].

Nội dung của học thuyết này gồm những van dé lớn sau: (i) điều kiện

tiên quyết áp dung, (ii) co sở và mục đích áp dung, (iii) bản chất và phạm vi

Thứ nhất, về điều kiện tiên quyết áp dung học thuyết nay: (i) Mộtquyết định tư pháp bởi tòa án có thâm quyền, (ii) Phan quyết cuối cùng làràng buộc, (iii) Bat kỳ quyết định nào cũng được đưa ra thích đáng, (iv) Một

phiên tòa công bằng, (v) Quyết định trước đồ là đúng hay sai không liên quan.

Có thé thấy khi có một chủ thé khởi kiện vụ án , van đề về Res Judicata sẽ

được cân nhắc Lúc này thẩm phán can xem xét đến các yếu tố trên dé đưa ra quyết định có giải quyết vụ án đó hay không Cụ thé, chủ thé sẽ không thé

khởi kiện một vụ án mới nếu tranh chấp của chủ thể khởi kiện và một ngườikhác đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực phápluật của Tòa án Thêm vao di trong quá trình tố tụng, Tòa án xét xử tranhchấp đó đã thực hiện đúng quy trình Mặt khác, tính đúng sai của phán quyếtkhông được đề cập đến do bản án đã có hiệu lực và ráng buộc các bên dé thihanh phan quyét

Thứ hai, hoc thuyết Res Judicata được ra đời dựa trên những nguyên tac công lý , sự công bằng, ra đời với mục đích chấm dứt tô tụng kéo dai.

Thứ ba, bản chất của học thuyết gồm hai khái niệm khác nhau: (i) loại

trừ yêu cau và (ii) loại trừ van dé Loại trừ van dé (“collateral estoppel”) được

hiéu là sự việc không thê khởi kiện với nhau một lân nữa trên cơ sở tình tiệt

23

Trang 30

trong vụ án dân sự từ trước Trong khi đó, loại trừ yêu cầu được hiểu là việcđương sự không thé khởi kiện lại một vấn dé đã được giải quyết như mộtphần của vụ kiện trước đó[28]

Học thuyết Res Judicata đã tao ra cơ sở cho việc cham dứt việc tố

tụng kéo dài giữa các bên Trong trường hợp học thuyết này đưa vào thực tiễn

mà bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, nhiều tình huống bị đơn sẽ

không khởi kiện một vụ án khác để bảo vệ quyền lợi cho mình Điều là bởi

yêu cầu của bị đơn đáng ra nên được xem xét chung với yêu cầu của nguyên

đơn trong vụ kiện trước đó Việc khởi kiện vụ án mới của bị đơn về cùng mộtmôi quan hệ pháp luật tranh chấp của nguyên đơn là vi phạm nguyên tắc củahọc thuyết Res Judicata Tóm lại, quyền phản tố được quy định cho bị đơn làcần thiết để đảm bảo một vụ kiện để được giải quyết một lần , tránh kéo dảikiện tung gây mat thời gian và giảm hiệu quả giải quyết tranh chấp tại tòa

24

Trang 31

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Chương | của luận văn đi sau vào phân tích những khái niệm cơ bản

liên quan tới yêu cầu phản tô của bị đơn, bao gồm : đặc điểm của yêu cầu

phản tố, đặc điểm và ý nghĩa của yêu cầu phản tố Theo đó yêu cầu phản tố

của bị đơn được hiểu như sau : Yêu cầu phản tố là việc bị đơn trong vụ án dân

sự kiện ngược lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về một yêu cầu khác có liên quan với yêu cầu mà nguyên đơn đã

kiện mình Việc xây dựng được một khái niệm đầy đủ nhất về yêu cầu phản tốrất quan trọng, là tiền đề vững chắc để xây dựng và hoàn thiện các quy định

pháp luật tại Việt Nam về yêu cầu phản tố Sau đó, tác giả đi tìm hiểu, phân

tích các đặc điểm của yêu cầu phản tố trong pháp luật tố tụng dân sự Việt

Nam làm cơ sở dé xây dựng cho các nội dung liên quan đến quyền yêu và ý

nghĩa của yêu cầu phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự Hơn thế nữa, tác

giả đã tìm được 2 cơ sở khoa học dé làm nền tang cho việc quy định yêu cầu phản tổ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đó là magna carta — due

process va res judicata.

Tom lai, tai chuong | cua dé tài đã hoàn thành nhiệm vu là xây dựng

được một cơ sở lý luận tương đối vững chắc đề từ nền tảng đó tác giả phân

tích được kĩ hơn thực trang và thực tiễn của pháp luật về yêu cầu phản tô dé

tìm ra được những vướng mắc và những thiếu sót trong quy định pháp luật.

25

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT VE YÊU CAU PHAN TO TRONG TO TUNG DAN

SU VIET NAM

2.1 Thực trạng pháp luật về yêu cầu phản tố trong tố tụng dân sự Việt

Nam

2.1.1 Chủ thể của yêu cầu phản tố

Cùng với quá trình thực thi quy định của pháp luật hình thức nhăm đảm

bảo cho quá trình áp dụng trong thực tiễn đảm bảo cho thực hiện quyền vànghĩa vụ của các bên là hoàn toàn cần thiết Theo quy định của BLTTDS năm

2015 đã chỉ rõ chủ thé thực hiện yêu cầu phản tố Theo quy định tại điểm cKhoản 1 Điều 200 BLTTDS, bi đơn được “Đưa ra yêu cầu phản tô đối với

nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu” Theo quy định này thì yêu cầu phản tố

chỉ được thực hiện khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn.Trong trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn tham gia tố tụng

trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Toà án giải quyết như

thế nào Giả sử khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, bị đơn được xácđịnh có yêu cầu phản tố đã uỷ quyền cho người khác theo đúng thủ tục đểtham gia tô tụng tại Toa án và có toàn quyền thay mặt bị đơn quyết định cácvấn đề có liên quan trong vụ án Trong trường hợp này đã có rất nhiều Toà án

chấp nhận yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền nhưng cũng có

những Toà án không chấp nhận vi cho rằng dé thực hiện yêu cầu phản tổ bị

đơn phải là người trực tiếp yêu cầu Người đại điện theo ủy quyền không có quyền yêu cầu phản tố vì họ không phải là bị don mà chỉ là người đại diện

theo uỷ quyền của bị đơn

Vậy nguyên đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền

26

Trang 33

đưa ra yêu cầu phản tố không? Yêu cầu của họ đưa ra thỏa mãn điều kiện nêu trên có được gọi là yêu cầu phản tố không?

Ví dụ: Anh A khởi kiện chia tài sản chung với B., C có yêu cầu độc

lập yêu cầu A và B cùng thanh toán công sức tôn tạo, quản lý tải sản 200

triệu đồng (kỷ phần ngang nhau) Sau đó A và B đều có yêu cầu C phải trả

tiền hàng còn nợ 200 triệu đồng Vậy yêu cầu của A đối với C có phải là yêu

cầu phản tố không? (tình huống đặt ra trong trường hợp yêu cầu của cácđương sự được đưa ra trước thời điểm tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giaonộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải)

Có quan điểm cho rằng yêu cầu của A đối với C không phải là yêu cầu

phản tố Bản chất yêu cầu phản tố là yêu cầu khởi kiện, nó chỉ được gọi làphản tố khi chủ thé đưa ra yêu cầu là bị đơn, nếu chủ thé đưa ra là người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì nó là yêu cầu độc lập Trong trường hợp này

cần xác định yêu cầu của A là yêu cầu “bồ sung yêu cầu khởi kiện” bởi A có quyền bổ sung yêu cầu khởi kiện (Điều 5, Điều 70 BLTTDS năm 2015) va

“Tòa án chấp nhận việc nguyên don thay đổi, b6 sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đối, b6 sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra

việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” (1), xác định như vậybảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về yêu cầu phản tổ qua các thời

kỳ Với người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng cầnxác định như vậy (b6 sung yêu cầu độc lập)

Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ mang tính chất tương đối, tư cách tố tụng của đương sự cần được hiểu một cách linh hoạt Trong một vụ án dân sự, ngoài yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn còn có các yêu cầu khác của bị đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Xác

định ai kiện, kiện ai, kiện trong quan hệ, phạm vi nao sẽ là cơ sở dé xác định

chủ thê có quyên đưa ra yêu câu phản tô Với yêu câu của nguyên đơn thì họ

27

Trang 34

là người kiện còn bị đơn là người bị kiện, còn với yêu cầu của bị đơn đối với

nguyên đơn thì bị đơn là người kiện còn nguyên đơn là người bị kiện (giữanguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng vậy) “Phản tố”

cần được hiểu theo phạm vi rộng, theo đó khi nguyên đơn có yêu cầu đối với

yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc ngược lại, nêu có đầy đủ điều kiện thì cũng cần xác định đó là “yêu cầu phản tố” hay nói cách khác nguyên đơn, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan cũng có quyền đưa ra yêu cầu phản tố Trên thực tế, đã có tòa án xác

định yêu cầu của nguyên đơn là yêu cau phản tố và tiến hành thụ lý giải quyết

theo quy định chung.

2.1.2 Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tổ

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 chưa gọi tên

quyền phản tố của bị đơn nhưng pháp lệnh đã quy định cho bi đơn có quyền

đề đạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn Tuy nhiên, thời điểm để bị đơn đạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn cũng chưa được quy định Đến BLTTDS năm 2004, thuật ngữ “phản tố” lần đầu

tiên chính thức được ghi nhận, song, thời điểm đưa ra yêu cầu phản tô chưađược BLTTDS năm 2004 quy định cu thể

Đề yêu cau phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận thi

yêu cầu này phải được đưa ra kịp thời, đúng thời điểm Do đó, Đến năm 2011, BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bố sung, quy định về phản tố của bị đơn

tiếp tục được hoàn thiện thêm một bước Lần đầu tiên thời điểm phản tố cũng

được quy định Khoản 3 Điều 176 BLTTDS năm 2011 mới chỉ quy định: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án

ra xét xử sơ thâm” Khoản 1 Điều 176 BLTTDS quy định, cùng với việc phải

nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởikiện, bị đơn có quyên yêu câu phản tô đôi với nguyên đơn, người có quyên

28

Trang 35

lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Với các quy định này có thể hiểu,khoảng thời gian mà bi đơn được quyền đưa ra yêu cầu phản tố chỉ trong

khoảng thời gian từ khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án cho đến

trước thời điểm Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử Tuy nhiên,

thời điểm bắt đầu của yêu cầu phản tố đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ

liên quan có yêu cầu độc lập sẽ muộn hơn Bởi vì, về nguyên tắc, yêu cầu độc

lập chỉ được đưa ra sau khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết việc

Tòa án đang giải quyết vụ án và họ được đưa vào tham gia tố tụng trong cùng

vụ án Như vậy, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản té bat kỳ thời điểm nao miễn trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thâm Trong

trường hợp bi đơn phản tổ thì ngày đầu tiên của thời hạn chuẩn bị xét xử sơthâm sẽ được tinh từ ngày thụ lý don phản tố Do vậy, quy định nay trên thựctiễn áp dụng có những bat cập như: Bị đơn lợi dụng quy định này dé kéo daithời gian giải quyết vụ án nên tại phiên hòa giải cuối cùng thâm phán hỏi về

yêu cầu phản tố thì họ trình bày không yêu cầu, nhưng đến khoảng thời gian sau đó, gần đến hạn phải đưa vụ án ra xét xử (đa phần là những vụ án tranh chấp về đất đai) thì bị đơn gửi văn bản trình bày yêu cầu phản tố Lúc này

thời hạn giải quyết vụ án được tính lại và những thủ tục tố tụng cũng quay lạiquỹ đạo ban đầu

Với những bất cập mà thực tiễn khi áp dụng quy định của Bộ luật tố

tụng dân sự trước đó thì Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đưa ra quy định vềthời điểm thực hiện yêu cầu phản tố đó là căn cứ tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật

tố tụng dân sự 2015, thời điểm để bị đơn thực hiện yêu cầu phản tố của mình

là phải trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công

khai chứng cứ và hòa giải.

Khi nói về thời điểm thực hiện yêu cầu phản tố, pháp luật một số quốc

gia và vùng lãnh thé trên thé giới có những quy định về thời điểm bi đơn đưa

ra yêu câu phản tô, cụ thê:

29

Trang 36

Thứ nhất, Luật TTDS Vương quốc Anh quy định: Bị đơn có thê đưa

ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn - (a) mà không có sự cho phép của Tòa

án nếu bị đơn nộp đơn bảo vệ; hoặc là (b) bất cứ lúc nào với sự cho phép của

Tòa án[ 15].

Thứ hai, Luật TTDS Nhật Bản quy định: Bị đơn có thé nộp đơn phan

tố lên Tòa án, nơi mà có yêu cầu chính đang chờ xử lý cho đến khi tranh luận

băng miệng có kết luận, nhưng chỉ khi đối tượng của yêu cầu phản tổ liên

quan đến yêu cầu chính hoặc liên quan đến bải biện hộ[ 15].

Thứ ba, Luật TTDS Liên bang Hoa Kỳ quy định: Trừ khi một thời

điểm khác được quy định bởi Luật này hoặc Quy chế liên bang, thời gian déđưa phản tố phải đáp ứng như sau: (A) Bi đơn phải gửi câu trả lời: (i) trongvòng 21 ngày sau khi được gửi giấy triệu tập và khiếu nại; hoặc là (ii) nếu câu

trả lời kịp thời từ bỏ sự tống đạt theo Quy tắc 4 (đ), trong vòng 60 ngày sau khi yêu cầu từ bỏ được gửi, hoặc trong vòng 90 ngày sau khi được gửi đến bị đơn bên ngoài bat kỳ khu vực tư pháp nào của Hoa Ky[17].

Thứ tư, Luật TTDS Đài Loan quy định: Trước khi kết thúc phần tranh luận, bị đơn có thé đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và những

người liên quan đến yêu cầu phản t6[18]

Nhìn chung các quốc gia đều đưa ra những quan điểm những quy địnhriêng của mình về thời điểm đưa ra yêu cau phản tô cùng với đó tại Việt Namcũng đã đưa ra quy định chung chung nhằm xác định thời điểm đưa ra yêu cầuphản tố trong một khoảng thời gian nhất định Về thời điểm đưa ra yêu cầu đã

bao đảm được quyền tố tung cho bị đơn, đồng thời cũng day nhanh tiễn độ giải quyết của chủ thể tiến hành tổ tụng Bởi nếu không quy định thời điểm có thể sau phiên hòa giải hoặc tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn mới đưa ra yêu cầu

phản tố, lúc này sẽ tăng thêm tính phức tạp cho vụ án cũng như gây cản trở vềmặt thời gian giải quyết

30

Trang 37

2.1.3.Các trường hop của yêu cau phản tổ

Trước đây, khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự

năm 1989 có quy định: “Bị đơn có quyền phản đối yêu cầu của nguyên đơn

và có quyền đề đạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn ” Như

vậy, Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989, mặc dù chưa gọi tên

“phản tố” của bị đơn nhưng pháp lệnh đã quy định cho bị đơn có hai quyền đối với việc kiện của nguyên đơn, đó là quyền phản đối và quyền đề đạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn Quyền đạt yêu cầu có liên quan

đến yêu cầu độc lập của người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầuđộc lập cũng chưa được quy định Tuy nhiên, có thê thấy, bản chất của quyềnđạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn chính là quyền phản tố

của bị đơn đối với nguyên đơn Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc quy định về phản tố của bị đơn trong BLTTDS năm 2004, BLTTDS năm 2011 và

BLTTDS năm 2015 hiện nay.

Giai đoạn từ năm 2005 trở đi, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,

kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã đặt ra những

yêu cầu mới đối với việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã

hội Dé góp phan thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải các quyết tranh chấp ngày 15tháng 6 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI đã

thông qua BLTTDS năm 2004 tại kỳ họp thứ 5 Bộ luật này có hiệu lực từ

ngay 01 tháng 01 năm 2005 - BLTTDS năm 2004 BLTTDS năm 2004 gồm

418 điều được cơ cấu thành chín phần, ba mươi sáu chương, trong đó có quy định cụ thé về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự Theo đó, bên cạnh

quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn

bộ yêu cầu của nguyên đơn; bị đơn còn có quyền “Đưa ra yêu cầu phản tố đối

với nguyên đơn nêu có liên quan đên yêu câu của nguyên đơn hoặc đê nghị

3l

Trang 38

đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu” Như vậy, thuật ngữ “phản tố”

lần đầu tiên chính thức được đề cập trong văn bản pháp luật TTDS có hiệu lựcpháp ly cao của Nhà nước ta Tuy nhiên, phản tổ được quy định trongBLTTDS năm 2004 chỉ là quyền kiện lại nguyên đơn của bị đơn Theo đó,

yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp sau đây: (i) Yêu cầu phản tố dé bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn; (ii) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; (iii) Giữa yêu

cầu phản tố và yêu cầu của nguyên don có sự liên quan với nhau và néu đượcgiải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chínhxác và nhanh hơn (Khoản 2 Điều 176 BLTTDS năm 2004) Điều 11 Nghịquyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTPTATC hướng dẫn thihành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp

sơ thấm” có hướng dẫn cụ thé hơn về phản tố của bị đơn trong TTDS.

Đến BLTTDS năm 2011, quy định về phản tố của bị đơn tiếp tục được

hoàn thiện thêm một bước Các quy định về các trường hợp phản tố được kếthừa các quy định của BLTTDS năm 2004 BLTTDS năm 2011 quy định yêu

cầu phản tổ của bị đơn là yêu cầu kiện ngược lại của bị đơn đối với nguyênđơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Điều 12Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HDTPTANDTCcũng hướng dẫn cụ thé hơn về phản tô của bị đơn[9]

Có thể thấy, các quy định của pháp luật TTDS về các trường hợp phản

tố của bị đơn ngày càng được hoàn thiện hơn Theo quy định của BLTTDS năm 2015, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu của nguyên đơn, trong quá trình giải quyết vu án, bi don có quyền đưa ra yêu cầu phản tô đối với nguyên don,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Phản tố có théđược hiểu là việc bi đơn khởi kiện lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa

32

Trang 39

vụ liên quan có yêu cầu độc lập Dé được Tòa án thụ lý, giải quyết trong cùng

vụ án thì phản tổ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ

liên quan có yêu cầu độc lập phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định quy

định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS năm 2015, theo đó, các trường hợp phản

tố được chấp nhận bao gồm:

Một là, yêu cầu phản tố dé bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn,

nguoi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Phản tố bù trừ

nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan

có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vu

đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ

mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Yêu cầu phản tố dé bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Ví dụ: “A có đơn khởi

kiện yêu cầu B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệuđồng Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiềnsửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay chonguyên đơn là ba triệu đồng Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi

là yêu cầu phản tố đối với nguyên don A” Như vậy nghĩa vụ bu trừ ở đây lànghĩa vụ trả tiền cụ thé số tiền bên B nợ tiền thuê nhà của bên A có thé được

bù trừ với số tiền bên B đã bỏ ra sửa chữa căn nhà.

Hai là, yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phan hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan có yêu cầu độc lập Phản tố loại trừ là trường hợp bị đơn có yêu cầu

phản tô lại đôi với nguyên đơn, quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu câu độc

33

Trang 40

lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phan hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.

Ví dụ: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói

với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng năm triệu đồng Sau đó A

chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong một năm qua là

sáu mươi triệu đồng C có yêu cầu phản tố yêu cầu Toa án công nhận quyền

sở hữu xe ô tô và có tranh chấp Nếu Toà án chấp nhận yêu cầu phản té của C,

thì dẫn đến không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán tiền thuê

xe 6 tô.” Trường hợp này yêu cầu phản tố của C đã loại trừ toàn bộ yêu cầu

khởi kiện của nguyên đơn B.

Ba là, giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu

được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được

chính xác và nhanh hơn Phản tố liên quan là trường hợp hai yêu cầu phản tố

này có môi quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.

Vi dụ: “Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phai tro cap nuôi con P mộttháng ba trăm ngàn đồng Anh N có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định

P không phải là con của anh” Trường hợp nay, yêu cầu của anh N không bùtrừ nghĩa vụ với yêu cầu của chị M cũng không làm triệt tiêu yêu cầu của chị

M Yêu cầu của chị M vẫn chính đáng nếu như P là con anh N, tuy nhiên việc giải quyết yêu cầu này sẽ dẫn tới kết luận cuối cùng về việc giải quyết yêu cầucủa chị M.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về điềukhoản này, nên có thé dựa theo tinh thần Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP

Trên thực tê, các yêu câu của nguyên đơn có thê phức tạp hơn, va việc đưa ra

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Vu án có yêu cầu phản to - Luận văn thạc sĩ luật học: Yêu cầu phản tố theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Bảng 2.1. Vu án có yêu cầu phản to (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w