1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao Nộp, Tiếp Cận, Công Khai Chứng Cứ Trong Vụ Án Dân Sự Ở Cấp Sơ Thẩm Theo Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
Tác giả Hoang Ngoc Lieu
Người hướng dẫn TS. Nguyen Bich Thao
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 27,16 MB

Nội dung

Các quy định về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ giúp đương sự có cái nhìn bao quát nhất về các TLCC có trong hồ sơ vụ án dé từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá và lập luận dé c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOANG NGỌC LIEU

GIAO NOP, TIẾP CAN, CONG KHAI CHUNG CU

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn trên đây là công trình nghiên cứu củatôi, dưới sự dẫn dắt và hướng dẫn bởi TS Nguyễn Bích Thảo Các nhận địnhnêu ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thântác giả luận văn Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và tính trung thực của

luận văn.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

HOANG NGOC LIEU

Trang 4

Trang phụ bia

LOT CAM ĐOAN con HH e iMUC LUC 5 li

DANH MỤC CAC CHU VIET TẮTT - 2-52 +keExeEE+E+Eerkerkerxres V

DANH MỤC CAC BANG , - 5-52 Set EEE21121 1111211211111 1xx vi097.100 |

Chương 1.NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE GIAO NOP, TIẾP CAN, CÔNGKHAI CHUNG CU TRONG VU ÁN DÂN SỰ Ở CAP SƠ THAM 8

1 1 Khai niệm chứng cứ trong vụ án dân SU - - 555cc + s++sssesses 8 1.1.1 Khái niệm Chung CỨ - -. - + E311 E31 83911 E£*EESEEESEekkrekeerkrsreerreerre 8

1.1.2 Nguồn của chứng CỨ - 2-22©52+S<+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkerkree 10

1.1.3 Các thuộc tính của CHUNG CỨ - + + + kE*kESseEsrereekrsrreeee II1.2 Giao nộp chứng cứ trong vụ án dan sự ở cấp sơ thâm - 13

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của ø1ao nộp chứng CỨ « «+ «++sc+s 13 1.2.2 Ý nghĩa của giao nộp chứng CỨ - ¿2 2+2+++£++Ex+EEerxezEzrerreee 20

1.2.3 Chủ thé của giao nộp chứng Cứ -222+2+++E++Ex+rEerxezEezrerrxee 201.2.4 Phương thức giao nộp chứng Cứ - +5 + ++ek+eeseeesreereeers 22

1.2.5 Thời hạn giao nộp CHUNG CU -+++s+ss* + +sseErseeererseerereereee 23

1.3 Tiếp cận chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm . 24 1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của tiếp cận chứng cứ -2- 2-52 s s2 s2 24

1.3.2 Ý nghĩa của tiếp cận chứng CỨ 2-22©52+22+E++EE+EEeEEerEerrerrerrxee 261.3.3 Chủ thé tiếp cận chứng CỨ 2 2 2+SE+EE+EEtEEEEEEEEEEEeEEerkerkerree 271.3.4 Phương thức tiếp cận chứng Cứ - - 22 2+++£E+EE+£EezEe+Eezzezrxee 281.3.5 Thời hạn tiếp cận chứng Cứ 2-2-2 ++2E++E+E££E£2EE+EE+EEerEerxerreee 29

1.4 Công khai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thâm - 29 1.4.1 Khái niệm, đặc điểm của công khai chứng cứ -:-s+s¿ 29

ii

Trang 5

1.4.2 Y nghĩa của công khai chứng CỨ 5 + +++ + £++vE+eseeeeeeeeersee 32 1.4.3 Chủ thé công khai chứng Cứ - ¿2-2 s+S£+E+E+EE£EE+EEzErkerkersrree 32

1.4.4 Phương thức công khai chứng CỨ 5 55555 * + £+sv+eeseereesrs 33 1.4.5 Thời hạn công khai chứng CỨ 5 + 3+ **vE+eeseerreererereree 331.5 Mối quan hệ giữa giao nộp chứng cứ, tiếp cận chứng cứ và công khaiCHUNG CỨ - G1 1E 1.1 341.6 Đặc điểm của giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án dân sự

ở cấp sơ thâm -: ¿+ 2+2 12E1EE1EEEEE121121121121111711121.21111 1111 111cc 35Tiểu kết Chương 1 - 2 2 %+SE+SE£EE£EE£EEE2EE2EEEEEEEE27E7E7E2E.1 1e Exee 37

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ VIỆTNAM VE GIAO NOP, TIẾP CAN, CÔNG KHAI CHUNG CU TRONG

VU ÁN DAN SỰ Ở CAP SƠ THAM 0 cccccssscsscsssesssessesssessesssesssessecsseeseeaes 382.1 Các quy định về giao nộp chứng Cứ 2-2 2 2 s+£++£E£E+zEzzszcxee 382.1.1 Chủ thé có quyền và nghĩa vu giao nộp chứng cứ - 38

2.1.2 Phuong thức thực hiện việc giao nộp chứng cứ - -« s«<+ 41 2.1.3 Thời han giao nộp chỨng CU? - - s5 + + +*xE#eEEsseseeeeeeeeseers 43

2.2 Các quy định về tiếp cận chứng Cứ 2-2 2 s+x+£++£EzEz+Ezzszrxee 44

2.2.1 Chủ thé có quyền tiếp cận chứng cứ 2 ¿2 s2 2+£+xezx+zxzzszzz 44 2.2.2 Phương thức thực hiện quyền tiếp cận chứng cứ -: 45 2.2.3 Thời hạn thực hiện quyền tiếp cận chứng cứ - 2s 5z szss 48 2.3 Các quy định về công khai chứng CỨ - 2-2-2 + s+x£+x+xzzszcxee 49

2.3.1 Chủ thê có nghĩa vụ công khai chứng Cứ 2-2-2 5 +52 49

2.3.2 Phương thức thực hiện nghĩa vụ công khai chứng cứ 49 2.3.3 Thời hạn thực hiện nghĩa vụ công khai chứng cứ - ‹ 53

2.4 Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm - 5+ 5+ s5: 54 2.4.1 UU GiGM ee eesceeccsseeeccsssecessneeesssneeesssneecssnneecssnseeessneesssneessnnecsssneeessseess 54

iii

Trang 6

2.4.2 Hạn ChẾ - - tt 1 1EE111E71111111111111111111111111111 111111111 56

Tiểu kết Chương 2 ¿2 2 E+SE+EE£EEeEEEEEE2E121121121171 7171.11.11 xe 66Chương 3 THUC TIEN AP DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE

GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN

DAN SỰ Ở CAP SƠ THÁM VÀ MOT SO KIEN NGHỊ HOÀN THIENPHAP LLUẬTT - 2-5 SE E121 1E EEE1211211 211111111111 11 11111111 1111k 673.1 Thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật về giao nộp, tiếp cận, côngkhai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp thẩm -2- 2 2 5 xxx: 67

3.1.1 Những kết quả dat GU o cecceeeccccsscsescsecsessessessesesessessessessesesseeseeseaees 67 3.1.2 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân 2 2s s2 +: 71 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tung dân sự về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm 85 3.2.1 Co sở dé Tham phán ấn định thời han giao nộp chứng cứ 85

3.2.2 Ly do chính dang của việc chậm giao nộp TLCC 86

3.2.3 Hậu quả pháp lý trong trường hop đương sự chậm giao nộp TLCC 86

3.2.4 Phương thức thực hiện giao nộp chứng CỨ - «- «<< <++ss++ 87

3.2.5 Quyên tiếp cận chứng CU .eceeceecsessessessesssessessessessessessessscssessessessesseeseeees 883.2.6 Nghĩa vụ sao gửi TLCC cho đương Su - 5-55 ++s<++s+sss+ 88

3.2.7 Về thời điểm, địa điểm, số lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng CỨ -2- 22 25£+SE+EE£EEEEECEECEEEEEEEEEEEkerkrrkerkee 90 3.2.8 Về thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,

công khai CHUNG CỨ - - G11 1191 1v TH ng nh 923.2.9 Về trình tự, thủ tục phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công[9890018 1 93Tiểu kết Chương 3 - ¿2 2 2+SE£EE£EEeEEEEEEEE121121127171 7171.11.11 xeU 94

z0 1+1 95

TÀI LIEU THAM KHAO 2: 5£ ©2S£SE£+EE£EESEECEEEeEErrrkrrkerrrrred 97

1V

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự

TTDS: Tố tụng dân sự

VADS: Vụ án dân sự

TLCC: Tài liệu chứng cứ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 3.1 Số liệu tình hình thụ lý và giải quyết án dân sự của hệ thống Tòa án nhân dân từ ngày 1/10/2017 đến ngày 30/9/2022 2 2 + sex: 67 Bảng 3.2 Số liệu tình hình thụ lý và giải quyết án dân sự của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hòa Bình từ ngày 1/10/2017 đến ngày 30/9/2022 67

Vi

Trang 9

MỞ DAU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Đề đảm bảo tinh hợp hiến [34], hợp pháp trong hệ thống pháp luậtquốc gia và tính tương thích với pháp luật quốc tế, ngày 25 tháng 11 năm

2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thi

hành từ ngày 01/7/2016, trong đó đã bé sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng

trong xét xử” thay thé cho nguyên tắc “Bảo đảm quyên tranh luận trong tổ tụng dân sự” của BLTTDS 2004 Đồng thời để thực hiện nguyên tắc này, BLTTDS 2015 cũng đã sửa đối, bổ sung những quy định về việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về giao nộp, tiếp cận, công khaichứng cứ có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho một nền công lý minh bạch,

chuyên nghiệp, hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho các bên đương sự thực

hiện quyền tranh tụng và bảo vệ có hiệu quả quyên, lợi ích hợp pháp của họtrước Tòa án, đảm bảo hiệu quả của hoạt động hòa giải trong TTDS và góp

phần không nhỏ trong việc giải quyết VADS được chính xác và nhanh hơn.

Các quy định về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ giúp đương sự có cái

nhìn bao quát nhất về các TLCC có trong hồ sơ vụ án dé từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá và lập luận dé chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ Đặc biệt, việc bổ sung quy định thời han giao nộp chứng cứ của

đương sự đã nâng cao trách nhiệm của đương sự trong việc thu thập, giao nộp

chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, đồng thời đã loại bỏ trường

hợp đương sự lợi dụng quy định có quyền giao nộp chứng cứ ở bat kỳ giai

đoạn nảo của quá trình tố tụng để kéo dài vụ kiện; Quy định mới về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đã đảm bảo mọi chứng cứ đều được công khai trong quá trình tố tụng (trừ một số chứng

cứ không được công khai theo quy định pháp luật) dé từ đó xác định được yêu

Trang 10

cầu, phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi bồ sung, thay đổi nội dung khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập Qua đó, giúp cho các Thâm phán chủ động trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, giúp đương sự có thể tự thương lượng, thỏa thuận việc giải quyết vụ án, tránh việc các đương sự phải đến Tòa

án nhiều lần, tiết kiệm được chỉ phí tố tụng cho cả Tòa án và đương sự.

Tuy nhiên, thực trạng pháp luật TTDS Việt Nam về hoạt động giao

nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đã phát sinh một số vướng mắc, bất cậphoặc có những cách hiểu và áp dung không thống nhất liên quan đến việc giaonộp, tiếp cận, công khai chứng cứ như về thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn khởi

kiện, đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; thời hạn giao nộp TLCC; thời

điểm tiến hành phiên họp, số lần mở phiên họp, nội dung phiên họp giao nộp,

tiếp cận, công khai chứng cứ; sự phân định nghĩa vụ chứng minh của đương

sự và trách nhiệm hỗ trợ của Tòa án; phương thức giao nộp chứng cứ trong

trường hợp đương sự không nộp trực tiếp tại Tòa án; nghĩa vụ sao gửi chứng

cứ cho các đương sự khác; lý do chính đáng trong trường hợp chậm giao nộpchứng cứ dẫn đến chưa phát huy vai trò của phiên họp kiểm tra việc giaonộp, tiếp cận, công khai chứng cứ hoặc có trường hợp đương sự cé tình giấu

giếm, chậm giao nộp chứng cứ dẫn đến trì hoãn, kéo dài thủ tục tố tụng, ảnh

hưởng đến chất lượng cũng như làm chậm trễ trong giải quyết các VADS

Trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/NQ — TW ngày

09/11/2022 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong gia đoạn mới,trong đó xác định “tranh tụng là đột phá”.

Việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

là yêu cầu hết sức cần thiết, mang ý nghĩa tích cực trong công cuộc cải cách

tư pháp nói chung cũng như trong việc giải quyết VADS nói riêng.

Trang 11

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ Luật học: “Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vu

án dân sự ở cấp sơ thẩm theo pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến một khía cạnhnhư thu thập, cung cấp chứng cứ hoặc thời hạn giao nộp chứng cứ, phiên họpkiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà chưa nghiên cứu mộtcach đầy đủ, toàn diện về các vấn đề lý luận liên quan đến việc giao nộp, tiếpcận, công khai chứng cứ.

Có thê kê đến một số công trình như sau:

Một số Luận văn liên quan như: “Nghia vụ chứng minh của đương sự

trong tô tụng dân sự từ thực tiễn xét xử Tòa án nhân dân quan Tan Bình,Thành pho Ho Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của Trinh Thị Oanh,

bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2017; “Nghĩa vụ thu thập, cung cấp,

giao nộp chứng cứ của đương sự theo Bộ luật Tố tụng dan sự năm 2015”,Luận văn Thạc sĩ Luật học của Lê Thị Thanh Tâm, bảo vệ tại Học viện Khoahọc xã hội năm 2017; “Phiên họp kiém tra việc giao nộp, tiếp cận, công khaichứng cứ và hòa giải tại Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tổtụng dân sự năm 2015”, Luận văn Thạc sĩ Phạm Như Hoàng Hải, bảo vệ tại

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018, các luận văn này đề cập đến một khía cạnh như thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ hoặc đề cập đến

phiên hop giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ “Giao nộp, tiếp cận, công

khai chứng cứ theo pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam hiện nay, từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Phương, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội

năm 2018 đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về

hoạt động giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

Trang 12

Đối với các bài báo đăng tạp chí như “ Thoi điểm cung cấp chứng cứtrong Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015” của Nguyễn Minh Hằng, Bùi Xuân

Trường đăng trên Tạp chí Nghề luật số 2/2016; “Về giao nộp chứng cứ - điểm

mới theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự” của Bùi Thuận Yến đăng trên

Tạp chí Quản lý Nhà nước số 245/2016; “Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

theo quy định của Bộ luật Tố tụng dan sự năm 2015” của Bui Thi Huyền

đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 10/2016; “Về phiên họp kiểm tra việc giao nộp,

tiếp cận, công khai chứng cứ tại cấp sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng dân sự

năm 2015” của Đặng Quang Dũng và Nguyễn Thị Minh đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 14/2016; “Bàn về thời điển mở phiên họp kiểm tra việc

giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”, của Hoàng Thị NguyệtNga và Nguyễn Thị Hồng Mây, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân điện tử

ngày 4/4/2018; “Về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo Bộ luật TỔ tụng dân sự 2015”, của Chu Quang

Duy, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, ngày 19/3/2018 Đây là

những bài viết nghiên cứu, đi sâu về hoạt động giao nộp chứng cứ như về thời diém, thời hạn giao nộp chứng cứ, thời điểm mở phiên hop và phiên họp giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ.

Về sách chuyên khảo: “Cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự

trong to tụng dân sự Việt Nam” cua Nguyễn Thị Thu Hà, NXB Chính trịQuốc gia, năm 2022 Day là cuốn sách dé cập về van dé lý luận về cung cấp,thu thập chứng cứ của đương sự trong TTDS như khái niệm, đặc điểm, ý

nghĩa và cơ sở khoa học của việc quy định cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự; Thực trạng pháp luật Việt Nam về cung cấp và thu thập của đương

sự trong TTDS và thực tiễn thực hiện.

Trang 13

Dựa trên những bài viết, công trình này, tác giả kế thừa và mở rộng hơn

ở góc độ lý luận và thực tiễn dé từ đó có một góc nhìn toàn diện hơn về giaonộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong VADS ở cấp sơ thẩm theo pháp luật

TTDS Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần bé sung, hoàn thiện lyluận về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật TTDS ViệtNam, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam về giao nộp,

tiếp cận, công khai chứng cứ trong VADS nhằm thực hiện tốt hơn nguyên tắc

bảo đảm tranh tụng trong xét xử.

Đề đạt được mục đích nêu trên, đề tài luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu

những nội dung sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng

cứ trong VADS ở cấp sơ thẩm

- Phân tích thực trạng pháp luật TTDS Việt Nam về giao nộp, tiếp cận,

công khai chứng cứ trong VADS ở cấp sơ thẩm.

- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giao nộp, tiếpcận, công khai chứng cứ trong VADS ở cấp sơ thẩm, chỉ ra những hạn chế,bất cập và nguyên nhân

- Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam vềgiao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong VADS ở cấp sơ thâm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong VADS ở cấp sơ thâm, các quy định pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong

VADS ở cấp sơ thâm Và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó

Trang 14

4.2 Về phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: nghiên cứu các van đề liên quan đến giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong quá trình giải quyết VADS theo nghĩa rộng (bao gồm vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động)

ở cấp sơ thấm theo thủ tục thông thường (không bao gồm thủ tục rút gọn),không xem xét các hoạt động giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trongquá trình giải quyết việc dân sự

Về thời gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp

dụng quy định pháp luật TTDS về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

trong thời gian từ 01/10/2016 đến 30/09/2022 (Thời gian được tính theo nămcông tác của ngành Tòa án).

Về không gian: Luận văn nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định

về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong VADS ở cấp sơ thâm trênphạm vi toàn quốc, tuy nhiên các ví dụ minh họa sẽ chủ yếu được lấy từ thực

tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình nơi tác giả đang công tác.

5 Phương pháp nghiên cứuPhương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cở sở phương pháp luận

của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về vấn đề cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp

quyên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được thực hiện xuyên suốt trong

ba chương để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong VADS ở cấp sơ thâm, đánh giá thực trạng và nêu ra một

số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê

được áp dụng vào chương 3 nhằm đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật

Trang 15

TTDS liên quan dén viéc giao nộp, tiép cận, công khai chứng cứ Luan van

còn sử dụng phương pháp so sánh dé đối chiếu các quy định pháp luật TTDS

về thực trạng của việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ so với pháp luật

TTDS của một số nước trên thé giới, dé từ đó chỉ ra những điểm bat cập mà

pháp luật còn vướng mắc

6 Đóng góp khoa học của Luận vănLuận văn đã đưa ra được hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đếngiao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo TTDS Việt Nam hiện hành như

khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, chủ thể, phương thức, thời hạn của việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ, mỗi quan hệ giữa giao nộp chứng cứ, tiếp cận chứng cứ và công khai chứng cứ, đặc điểm của giao nộp, tiếp cận,

công khai chứng cứ trong VADS ở cấp sơ thâm Qua đó, đánh giá được thựctrạng quy định pháp luật TTDS về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứtrong VADS ở cấp sơ thâm và thực tiễn áp dụng các quy định đó, chỉ ra đượcnhững bat cập, hạn chế và nguyên nhân Từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn

thiện pháp luật nhăm đảm bảo tốt hơn nguyên tắc tranh tụng, nâng cao chat

lượng giải quyết các VADS tại Tòa án

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương, cụ thé:

Chương 1: Những van đề lý luận về giao nộp, tiếp cận, công khaichứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thâm

Chương 2: Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thâm.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giao nộp, tiếp

cận, công khai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm và một số kiếnnghị hoàn thiện pháp luật.

Trang 16

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIAO NOP, TIẾP CAN, CÔNG KHAI

CHUNG CU TRONG VỤ AN DAN SỰ Ở CAP SƠ THAM

1 1 Khái niệm chứng cứ trong vụ án dân sự

1.1.1 Khái niệm chứng cứ

Chứng minh là một quá trình khó khăn, phức tạp giúp Tòa án tìm ra và

tái hiện lại những sự kiện thực tế đã xảy ra trong quá khứ để từ đó, Tòa án mới đưa ra phán quyết chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương

sự Vì vậy quá trình chứng minh thực chất chính là quá trình giao nộp, thuthập, bảo quản, đánh gia và sử dụng chứng cứ, mọi giai đoạn của TTDS đềugắn với chứng cứ

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, chứng cứ là “cái được dan ra để dựa vào

đó mà xác định điều gì đó đúng hay sai, thật hay giả” [56, tr.415] Theo cuỗn Hán Việt từ điển thì chứng cứ là “cái thực tích hay hiện trạng có thể bằng cứ vào ma chứng thực được” [2, tr.131] Còn trong cuốn Từ điển Tiếng Việt,

“chứng cứ là cải cụ thể (như lời nói hoặc việc làm, vật chứng, tai liệu, vv )

tỏ rõ điểm gì là có thật" [28, tr.242]

Theo lý luận về nhận thức của chủ nghĩa duy vật, con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan, hoạt động của con người bao giờ

cũng để lại dấu vết trong thế giới khách quan hoặc dưới dạng vật chất hoặc

được phản ánh, ghi nhận trong trí nhớ của con người Do đó về nguyên tắc chung thì trong bat cứ vụ việc gi, con người cũng có thé chứng minh được sự thật khách quan thông qua việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá các tin tức, dấu vết của hành vi đã xảy ra có liên quan đến vụ việc giải quyết Những tin tức,

dau vết đó là chứng cứ

Dưới góc độ khoa học pháp ly, chứng cứ là cái có thật, được thu thậptheo trình tự luật định, dựa vào đó Tòa án xác định có hay không có tình tiết

Trang 17

khách quan làm cơ sở cho yêu cầu của đương sự Đây là khái niệm được các

nhà nghiên cứu xây dựng (có trước khi BLTTDS ban hành) dựa trên cơ sởchủ nghĩa duy vật biện chứng, có tiếp thu những quan điểm khoa học về

chứng cứ của pháp luật TTDS của các nước trên thế giới.

BLTTDS năm 2004 lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về chứng cứ

“Chứng cứ là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan tổ chứckhác giao nộp cho Toa an hoặc do Toa án thu thập được theo trình tự thủ tục

do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ dé xác định yêu cau hay

sự phản doi của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như

những tình tiết khác can thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân Sự”

Đến BLTTDS năm 2015 đã hoàn thiện định nghĩa về chứng cứ trên cơ sở kế

thừa có chọn lọc việc xây dựng khái niệm chứng cứ của một SỐ quốc gia trênthé giới Theo quy định của pháp luật TTDS hiện hành thì “Chứng cứ là

những gì có thật được đương sự và cơ quan tổ chức, cá nhân khác giao nộp,

xuất trình cho Tòa án trong quá trình tổ tụng hoặc do Toa an thu thập đượctheo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy định va được Toa án sử dụng làm căn

cứ đề xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cauhay sự phản đổi của đương sự là có căn cứ và hợp pháp” [32], định nghĩa này

khá tương đồng với quy định trong TTDS của Liên Bang Nga: “Chứng cứ

trong to tụng dân sự là những sự thật khách quan va theo đó ma Toa an có cơ

sở dé Tòa án giải quyết vụ án dân sự" hay BLTTDS Nhật Bản quy định:

“Chung cứ là một tư liệu thông qua đó một tình tiết được Tòa án công nhận

và là một tu liệu, cơ sở thông qua đó Toa án được thuyết phục là một tình tiết nhất định ton tại hay không” [31, tr.10] Như vậy, nói một cách ngắn gọn, chứng cứ trong VADS là những gì có thật, được giao nộp, xuất trình cho Tòa

án hoặc do Toa án thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS quy định

mà Tòa án dùng làm căn cứ khi giải quyết VADS

Trang 18

Theo tác giả, định nghĩa chứng cứ cần phải tường minh hon, cụm từ

“những gì có thật” phải được quy định cụ thể là các tin tức, dấu vết, tình tiết,

sự kiện nhưng được phản ánh khách quan Vì vậy, theo tác giả, chứng cứ của

VADS là các tin tức, dấu vết, tình tiết, sự kiện phản ánh khách quan được

đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp, xuất trình cho Tòa ántrong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự thủ tục do

Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ xác định yêu cầuhay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp

1.1.2 Nguồn của chứng cứ

Nguồn chứng cứ trong TTDS được hiểu là nơi chứa đựng những tin tức,

dấu vết, tình tiết, sự kiện được tồn tại một cách khách quan, có liên quan đến

VADS, được các chủ thé có thâm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do phápluật quy định, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính hợp pháp củachứng cứ đối với mỗi vụ việc cụ thể, nhằm giải quyết VADS được đúng đắn

Chứng cứ và nguồn của chứng cứ là hai mặt không thé tách rời, cụ thé:

chứng cứ bắt buộc phải được rút ra từ một trong những nguồn của chứng cứ

và thu thập băng biện pháp do pháp luật quy định Trong quá trình giải quyết

vụ án, các đương sự phải chứng minh tuân thủ đúng các quy định của phápluật về chứng cứ còn đối với những tin tức, dấu vết, tình tiết, sự kiện khôngđược rút ra từ các nguồn do pháp luật quy định hoặc không được thu thập,

nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì không

được coi là chứng cứ và không được sử dụng khi giải quyết VADS Nếu

không có nguồn chứng cứ thì sẽ không có chứng cứ dé làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện pháp lý cũng như diễn biến của sự việc, dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đưa ra những nhận định không đúng, không chính xác và

không day đủ dé giải quyết vụ án Bat kỳ loại chứng cứ nào cũng nam trongnguồn chứng cứ nhưng điều đó không có nghĩa là mọi nguồn chứng cứ thu

10

Trang 19

thập được sẽ chứa đựng chứng cứ Do vậy, không nên đồng nhất khái niệm

“chứng cứ ” và “nguồn của chứng cứ”.

Nguồn của chứng cứ là nơi rút ra từ các chứng cứ, việc phân biệt được

nguồn chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định độ tin cậy và giá trị

chứng minh của từng loại chứng cứ Nguồn của chứng cứ bao gồm: [32] Tài

liệu đọc được, nghe được, nhìn được; dữ liệu điện tử; vật chứng; lời khai củađương sự, người làm chứng: biên bản định giá, biên bản thẩm định giá, kếtluận giám định; văn bản ghi nhận sự kiện pháp lý, hành vi pháp lý; văn bản

công chứng, chứng thực và các nguồn khác mà pháp luật quy định.

1.1.3 Các thuộc tính của chứng cứ

Chứng cứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết VADS nhưng nó cũng là một phạm trù pháp lý khá phức tạp Tuy vậy, giống như các sự việc

khác con người vẫn có thể nhận thức được thông qua các thuộc tính của nó

Chứng cứ cũng vậy, nó cũng có những thuộc tính dễ nhận diện, đó là ba thuộc

tính cơ bản, bao gồm: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp

Những tin tức, dấu vết chứa đựng trong vật, tài liệu hoặc các phương tiện

phan ánh khác chỉ được sử dụng là chứng cứ nếu chúng thỏa mãn day đủ ba

thuộc tinh này Ba thuộc tinh cơ bản của chứng cứ có mối quan hệ biện chứng

với nhau tạo nên một thê thống nhất của chứng cứ, trong đó tính khách quan

và tính liên quan tạo nên mặt nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp tạo nên mặt hình thức của chứng cứ.

Thứ nhất, Tính khách quan

Chứng cứ phải là “những gì có thật”, những gì ở đây được hiểu là những tin tức, dấu vết, tình tiết, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc hay bị bóp méo theo ý chí

chủ quan của con người Chứng cứ có thê là sản phẩm của ý chí con người khi

mà những tình tiết, sự kiện đó xuất phát từ hành vi của con người nhưng từ

11

Trang 20

khi được xác định là chứng cứ thì nó được tồn tại khách quan và độc lập với ý thức của con người Hay nói cách khác con người không thé tạo ra chứng cứ

mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ Chứng cứ khách quan được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tài liệu đọc

được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử, vật chứng, lời khai của đương

sự, biên bản xem xét, thâm định tại chỗ, kết luận định giá tài sản, kết luậngiám định vv Tính khách quan này đòi hỏi bản thân các nguồn thông tinnày phải có thật, không phụ thuộc vào khả năng của con người có nhận biếtchúng hay không Khi chứng cứ có thuộc tính khách quan, giúp loại bỏ những

tài liệu, vật chứng bi gia mạo, những lời khai gian dối không đúng sự thật của

đương sự, người làm chứng , ví du: A căn cứ vào di chúc dé khởi kiện Bchia di sản của ông C (là bố của A và B), B cho rang di chúc là giả mạo nên

đề nghị Tòa án trưng cầu giám định Kết luận giám định đã xác định di chúckhông phải do ông C ký.

Thứ hai, Tinh liên quan

Chứng cứ có tính liên quan bởi nó chính là căn cứ dé Tòa án giải quyết

VADS Vì vậy giữa chứng cứ và tình tiết các sự việc cần chứng minh phải có

mối liên hệ khách quan cơ bản với nhau Những tin tức, dấu vết dù tồn tại khách quan, có thật nhưng nếu không liên quan đến VADS sẽ không thê giúp

Tòa án xác định có hay không có sự ton tại của các sự kiện cần chứng minh

trong vụ an, do đó không được coi là chứng cứ.

Mối liên hệ này có thé là liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, tức là dựa

vào tin tức đó, phải qua một hoặc nhiều khâu trung gian mới giúp Tòa án đưa

ra nhận định về sự việc cần chứng minh.

Thứ ba, Tính hợp phápChứng cứ phải được rút ra từ một trong những nguồn chứng cứ nhất

định do pháp luật quy định và quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng

12

Trang 21

chứng cứ phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp

luật TTDS.

Tính hợp pháp được xác định nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ, vì thiếu thuộc tính này thì việc thu thập, đánh giá chứng cứ sẽ dễ

dàng bị các chủ thể tố tụng lạm dụng, không đảm bảo được tính đúng đắn,

chính xác khi giải quyết VADS, ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp củađương sự và các chủ thể khác Với thời đại 4.0, khoa học kỹ thuật rất pháttriển nên việc giả mạo chứng cứ sẽ rất dễ dàng, vì thế tính hợp pháp củachứng cứ phải được đề cao, pháp luật tố tụng cần phải quy định chặt chẽ trình

tự, thủ tục thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ.

1.2 Giao nộp chứng cứ trong vu án dân sự ở cấp sơ thắm

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của giao nộp chứng cứ

Dé giải quyết vụ án được đúng đắn và chính xác, Tòa án cần phải dựavào chứng cứ, bởi nếu không dựa vào chứng cứ thì không thể giải quyết vụ

án, phán quyết của Tòa án sẽ dẫn đến sai lầm, không chính xác và quan trọng

là không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Ở các quốc gia theo truyền thống pháp luật án lệ, do áp dụng loại hình

tố tụng tranh tụng nên pháp luật TTDS luôn dé cao vai trò của các đương sự trong việc chứng minh sự việc Vì vậy, khi tham gia tổ tụng thì các đương sự phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ chứng minh bằng việc cung cấp, giao

nộp chứng cứ của vụ án, là cơ sở để Tòa án chấp nhận hay không chấp nhậnmột vấn đề nào đó Ví dụ: Trong một vụ án, khi một bên đã xuất trình đủ

chứng cứ cần thiết để cáo buộc thì bên kia phải đáp trả bằng cách bác bỏ cáo buộc tức là cũng phải xuất trình chứng cứ khác dé phủ nhận chứng cứ mà bên nguyên đơn đưa ra là không có căn cứ Theo Luật của Liên bang về chứng cứ

cua Hoa Ki: “Trong một vụ án dân sự, trừ khi một quy chế liên bang hoặc cácquy tắc này quy định khác, bên chống lại một giả định được chỉ định có trách

13

Trang 22

nhiệm đưa ra chứng cứ dé bác bỏ giả định Những quy tắc này không thay đổi nghĩa vụ chứng mình, vốn vẫn thuộc về bên đã có nó ban đầu” [9, tr.12].

Đối với các nước theo truyền thống pháp luật dân sự, do áp dụng loại

hình tố tụng thẩm vấn nên pháp luật TTDS luôn đề cao vai trò của Tham phán

trong việc chứng minh sự việc Tuy các đương sự cũng có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ song chứng cứ này không mặc nhiên được thừa nhận như các nướctheo truyền thống pháp luật án lệ mà chứng cứ có được chấp nhận hay không

là do Tòa án.

Ở Việt Nam, xuất phát từ nghĩa vụ chứng minh của đương sự mà

đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ để chứng minh cho yêu

cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Tương tự như quy

định ở các nước thuộc truyền thống pháp luật dân sự, các chứng cứ mà đương

sự giao nộp không mặc nhiên được thừa nhận, muốn xác định chứng cứ đó cóđược Tòa án lấy là căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận thì đòi hỏichứng cứ đó phải có ba thuộc tính, gồm: tính khách quan, tính liên quan, tínhhợp pháp.

Vậy khái niệm giao nộp chứng cứ sẽ được hiểu như thế nào? Theo Từ

điển Tiếng Việt thì “Giao nộp là nộp cho cơ quan có trách nhiệm thu giữ, vi

dụ như giao nộp sản phẩm, giao nộp vào ngân sách nhà nước” [28, tr.496].

Như vậy, theo nghĩa chung nhất thì giao nộp chứng cứ là trách nhiệm của các

chủ thé trong việc nộp cho Tòa án chứng cứ của VADS nhằm chứng minhcho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp

Trong khoa học pháp lý về TTDS thì giao nộp chứng cứ được hiểu

dưới các góc độ khác nhau:

Dưới góc độ là một hoạt động to tụng dân sự, thì giao nộp chứng cứ là

hoạt động TTDS của đương sự trong việc nộp lại cho Tòa án chứng cứ (chứa

đựng tin tức, sự kiện, tình tiết, dấu vết) mà đương sự có trong VADS mà Tòa

14

Trang 23

án đang giải quyết theo trình tự, thủ tục, thời hạn mà pháp luật TTDS quy

định dé đương sự chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của minh là có

căn cứ và hợp pháp [9, tr12].

Dưới góc độ là các quy định cua pháp luật TTDS, thì giao nộp chứng

cứ là tong thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành dé điều chỉnhcác quan hệ pháp luật phát sinh trong việc đương sự nộp cho Tòa án tất cảchứng cứ mà họ có của VADS mà Tòa án đang giải quyết theo trình tự, thủtục, thời hạn mà pháp luật TTDS quy định để đương sự chứng minh cho yêu

cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp [9, tr.12].

Theo quan điểm của tác giả, giao nộp chứng cứ là hành vi pháp lý củađương sự có quyền và nghĩa vụ, chủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của

Toa án trong việc nộp TLCC mà đương sự đang lưu giữ, thu thập hoặc yêu

cầu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp theo trình tự, thủ tục quy định củapháp luật TTDS để thực hiện nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêucầu của mình là có căn cứ và hợp pháp

Giống như khái niệm “giao nộp chứng cứ” thì “cung cấp chứng cứ” và

“thu thập chứng cứ” đều là hoạt động TTDS của các chủ thé trong VADS

băng việc đưa ra, tìm kiếm để đưa ra TUCC theo trình tự, thủ tục, thời hạn mà pháp luật TTDS quy định dé đương sự chứng minh cho yêu cau, phản đối yêu

cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Trong đó, hoạt động thu thập, cungcấp, giao nộp chứng cứ là một chuỗi hoạt động chứng minh, chúng có mốiquan hệ mật thiết với nhau, gắn kết với nhau, kết quả của hoạt động này là

tiền đề thực hiện hoạt động kia bởi dé có TLCC giao nộp thì đương sự phải thu thập, cung cấp được chứng cứ Tuy nhiên, không phải cứ thực hiện xong hoạt động này mới thực hiện các hoạt động tiếp theo vì giữa giao nộp, cung

cấp và thu thập chứng cứ ngoài mối quan hệ mật thiết, chúng còn đan xen, hỗtrợ cho nhau vì cùng mục đích là chứng minh cho yêu câu, phản đôi yêu câu

15

Trang 24

là có căn cứ và hợp pháp, thông qua các hoạt động này sẽ giúp bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các đương sự Ví dụ: Khi nộp đơn khởi kiện, đương

sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ, tuy nhiên song song với hoạt

động này đương sự thực hiện việc thu thập dé yêu cầu các cơ quan, tô chức,

cá nhân cung cấp cho mình TLCC liên quan đến vụ án Ngoài ra, thu thập,cung cấp và giao nộp chứng cứ còn có mối quan hệ mật thiết với các hoạtđộng chứng minh khác như hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ vìđương sự thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ, trên cơ sở đó đương sự tiến

hành nghiên cứu, đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra lí lẽ, lập luận dé đảm bảo thực hiện tốt việc tranh tụng cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đối với Tòa án, việc thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ sẽ được Tham phán tiến hành nghiên cứu dé đánh giá chứng cứ có dam bảo các thuộc

tính của nó (tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp) là cơ sở để giảiquyết vụ án được chính xác và đúng pháp luật

Tuy nhiên giữa “giao nộp chứng cứ” với “cung cấp chứng cứ” và “thuthập chứng cứ” cũng có sự khác biệt Theo nghĩa rộng, giao nộp chứng cứ là

hoạt động của đương sự trong việc nộp lại toàn bộ TLCC (TLCC có thể do

đương sự có san hoặc tự đương sự thu thập hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân cung cấp) Cung cấp chứng cứ là hoạt động của các chủ thê (bao gồmđương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khác) trong việc đưa ra những TLCC cầnthiết dùng cho việc giải quyết vụ án Thu thập chứng cứ là hoạt động TTDScủa chủ thé nhằm tìm kiếm, phát hiện, lưu giữ và bao quan chứng cứ bằng các

biện pháp mà pháp luật TTDS quy định dé cung cấp cho Tòa án nhằm chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Theo nghĩa hẹp thì giao nộp chứng cứ chỉ là hoạt động giao nộp TLCCsẵn có cho Tòa án và cung cấp chứng cứ được thực hiện theo yêu cầu tại Điều

106 BLTTDS năm 2015 và thu thập chứng cứ thực hiện theo Điều 97

16

Trang 25

BLTTDS năm 2015 thì có sự khác nhau về chủ thể và thời hạn thực hiện: Đối với hoạt động giao nộp chứng cứ thì chủ thể thực hiện ở đây là đương sự, cơ

quan, tô chức bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của người khác và chủ thể tiếp

nhận duy nhất là Tòa án và thời hạn giao nộp không quá thời hạn chuẩn bị xét

xử (trừ trường hợp chậm giao nộp chứng cứ khi có lý do chính đáng hoặc doTòa án không yêu cau); còn cung cấp chứng cứ thì chủ thé thực hiện là đương

sự, các cơ quan, tô chức, cá nhân đang lưu giữ TLCC người tiếp nhận là Tòa

án, Viện kiểm sát và đương sự và thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận được

yêu cầu; thu thập chứng cứ thì chủ thé thực hiện là đương sự, Tòa án nhưng chủ thê tiếp nhận thì tùy từng biện pháp thu thập chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015 (chủ thé: đương sự; người làm chứng;

cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung cần trưng cầu giám định,thâm định tại chỗ, định giá tài sản, thấm định giá tài sản; nhận ủy thác thu

thập, xác minh tài liệu, ), thời hạn thực hiện không quy định cụ thể mà tùy

thuộc vảo từng biện pháp thu thập chứng cứ.

* Đặc điểm của giao nộp chứng cứ

- Giao nộp chứng cứ vừa là quyên, vừa là nghĩa vụ của đương sự

Mọi tranh chấp phát sinh trong VADS là đo các bên đương sự nên để

bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của mình cũng như thuyết phục Tòa án,đương sự cho răng yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và đúngpháp luật thì đương sự có quyền giao nộp chứng cứ Tuy nhiên, để tránh việcđương sự đùn đây hoặc trốn tránh trách nhiệm chứng minh cho chủ thể khác,giao nộp chứng cứ còn là nghĩa vụ của đương sự Việc xác định nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho đương sự là hoàn toàn phù hợp vì chính đương sự là chủ

thê đưa ra yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu nên đương sự phải giao nộp chứng

cứ dé chứng minh cho yêu cầu của mình, hơn nữa bản thân đương sự là người

trong cuộc nên ho hiêu được mọi vân đê đang xảy ra, năm rõ các tình tiệt, sự

17

Trang 26

kiện trong VADS Vì quyền lợi của mình trong vụ án nên đương sự sẽ chủ động, tự nguyện giao nộp các chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình

và thuyết phục Tòa án chấp nhận yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình

- Giao nộp chứng cứ là một hoạt động chứng mình trong TTDS

Hoạt động chứng minh trong TTDS là một quá trình nhận thức diễn ra

xuyên suốt trong quá trình giải quyết VADS, được bắt đầu khi có thông báothụ lý đơn khởi kiện cho đến khi Tòa án ra phán quyết cuối cùng Khởi đầu làviệc chứng minh của nguyên đơn đối với yêu cầu của mình thông qua đơn

khởi kiện, tiếp đến là hoạt động chứng minh của bị đơn bằng việc có ý kiến

với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có), hoạt động chứng minh

của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, của Viện kiểm sát (nếu có)

và kết thúc khi Tòa án chứng minh bằng phán quyết của mình thông qua một

bản án/quyết định có giá trị bắt buộc phải thi hành Bản chất của chứng minhchính là việc sử dụng chứng cứ Vì vậy, hoạt động chứng minh trong TTDS làmột quá trình bao gồm hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và những người

tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, giao nộp, nghiên cứu, đánh giá

và sử dụng chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình vàđảm bảo phán quyết của Tòa án đúng quy định của pháp luật Hay nói cách

khác, hoạt động chứng minh là hoạt động thông qua việc sử dụng chứng cứ dé

tái hiện lại sự thật khách quan của vụ án Quá trình chứng minh không có gì

khác chính là nghệ thuật sử dụng chứng cứ đúng đắn và đáp ứng các thuộc

tính của chứng cứ (tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp) bao gồm

các giai đoạn khác nhau là cung cấp, thu thập, giao nộp, nghiên cứu, đánh giá,

sử dụng chứng cứ Các giai đoạn này có mối liên hệ mật thiết với nhau, có giai đoạn trước mới có giai đoạn sau và giai đoạn sau sẽ là cơ sở dé đánh giá

tính đúng đắn và triệt để của giai đoạn trước — tức là phải có hoạt động thuthập, cung cấp, giao nộp chứng cứ thì mới phát sinh hoạt động nghiên cứu,

18

Trang 27

đánh giá chứng cứ và kết quả của họat động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ sẽ phát sinh những nhận thức từ VADS và nhận thức này có đúng đắn, khách

quan và toàn diện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc giao nộp chứng cứ

có đầy đủ hay không Nếu đương sự không giao nộp chứng cứ thì không thêđánh giá toàn diện chứng cứ và không thé bảo vệ hiệu quả quyền lợi chođương sự Nếu thu thập, cung cấp, giao nộp đầy đủ nhưng không nghiên cứu,đánh giá toàn diện thì cũng không bảo vệ được quyền của đương sự

- Giao nộp chứng cứ nhằm mục đích thực hiện nghĩa vụ chứng minhcho yêu cau, phản đổi yêu cẩu là có căn cứ và hợp pháp

Đương sự tham gia tố tụng với mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình Vì vậy bản an/quyét định của Tòa án sẽ trực tiếp ảnh hưởng

tdi quyén va lợi ich của ho Đặc biệt, trong VADS chu yếu phát sinh tranhchấp là do quyền và lợi ích bị xâm phạm, có sự mâu thuẫn nên việc xác địnhquyên và nghĩa vụ dân sự có tồn tại hay không thuộc về các bên đương sự Do

đó, đương sự đưa ra yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của người khác với mình

thì có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu, phản

đối yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp Nguyên đơn là người khởi kiện nênnguyên đơn có quyền và nghĩa vụ chứng minh cho việc thực hiện quyền yêucầu của mình, bị đơn nếu không chấp nhận toàn bộ hay một phần yêu cầu củanguyên đơn thì bị đơn phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối

của mình Ngoài ra, bị đơn còn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có

quyên lợi và nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cau độc lập thì bi đơn, người có

quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ dé chứng minh cho yêu cau phản tố, yêu cầu độc lập là có căn cứ và nguyên đơn phải có ý kiến đối với yêu cầu phản té của bị đơn, yêu cầu độc lập của người

có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và chứng minh sự phản đối của mình Tuynhiên, có những trường hợp ngoại lệ không phải giao nộp chứng cứ và chứng

19

Trang 28

minh vì đây là những trường hợp “có sự suy đoán được dữ liệu sẵn trong luật

dé bênh vực một vài đương sự” [9, tr.25], việc quy định trường hợp ngoại lệ

này nhằm mục đích bảo vệ quyên lợi của những người yếu thé trong xã hội, ví

dụ: người khởi kiện là người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của

tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa.

1.2.2 Ý nghĩa của giao nộp chứng cứ

- Đối với các duong sự, việc giao nộp chứng cứ là cơ sở dé chứng minhquyền và lợi ich hợp pháp của mình bị xâm phạm đề từ đó thuyết phục Tòa án

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Bởi trong VADS, quyền và lợi

ích của đương sự chính là đối tượng để Tòa án hướng tới nên việc giao nộp

chứng cứ cho Tòa án chính là để thuyết phục, chứng minh cho yêu cầu của

đương sự là đúng Do đó, nếu đương sự không giao nộp chứng cứ thì đương

sự cũng không thé chứng minh cho quyên và lợi ích mà theo như đương sự làđang bị xâm phạm và như vậy Tòa án cũng không có căn cứ để bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Đối với Tòa án, việc giao nộp chứng cứ là cơ sở dé Tòa án nghiên

cứu, phân tích, đánh giá các tình tiết khách quan được chính xác, tạo điều kiện

để Tòa án giải quyết vụ án được nhanh chóng và đúng quy định pháp luật Bởi đương sự chính là người nắm được mọi vấn đề đang xảy ra, nắm rõ các tình tiết, sự kiện trong VADS nên việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Tòa

án ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình, còn giúp cho Tòa án có đầy

đủ chứng cứ dé phân tích, đánh giá các tình tiết khác Trên cơ sở đó, Tòa án

sẽ đưa ra được những phán quyết chính xác và đúng quy định của pháp luật.

1.2.3 Chủ thể của giao nộp chứng cứ

Các chủ thé tham gia vào quá trình giải quyết VADS ở cấp sơ thâm, có

tư cách tô tụng khác nhau nên quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ cũng rất khác

nhau, trong đó có quyền va nghĩa vụ giao nộp chứng cứ Mục đích giao nộp

20

Trang 29

chứng cứ là để chứng minh các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ án nhằm

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đưa ra yêu cầu hoặc phản đối yêu

cầu Chủ thê giao nộp chứng cứ bao gồm:

- Đương sự - chủ thể có vai trò trung tâm trong hoạt động giao nộp chứng cứ Theo khoa học pháp lý, thì đương sự trong VADS là cơ quan, tổ

chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ

liên quan đến việc giải quyết VADS Tùy từng đặc trưng trong yêu cầu của

đương sự mà việc giao nộp chứng cứ có tính chất riêng như giao nộp chứng

cứ theo yêu cầu của người khởi kiện; giao nộp chứng cứ liên quan đến phản đối yêu cầu, hoặc yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập.

- Cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của người khác: Đây là chủ thể mà theo quy định của pháp luật

được khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc

lĩnh vực mà mình phụ trách.

- Người đại diện của đương sự (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện

theo ủy quyền): Đây là chủ thé thay mặt đương sự giao nộp chứng cứ chứng

minh cho yêu cầu của người được mình đại diện là có căn cứ và hợp pháp

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Ở các quốc

gia theo hệ thống pháp luật án lệ như Anh, Mỹ thì người hỗ trợ cho đương sự

trong việc thu thập chứng cứ dé cung cấp, giao nộp cho Tòa án là Luật sư và

Thâm phán có quyền giám sát quá trình thu thập, cung cấp, giao nộp chứng

cứ Nhưng ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật dân sự thì ngoài sự hỗ trợ

của Luật sư thì Tòa án cũng hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ khi

đương sự có yêu cầu hoặc xét thấy TLCC là cần thiết cho việc giải quyết vụ

án Ở Việt Nam, ngoài Luật sư thì còn có Trợ giúp viên pháp lý đối với đương

sự thuộc đối tượng được trợ giúp hoặc có thể là công dân Việt Nam mà theo quy định pháp luật TTDS là đủ điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của đương sự.

21

Trang 30

1.2.4 Phương thức giao nộp chứng cứ

Phương thức giao nộp chứng cứ được hiểu cách thức và phương pháp

dé thực hiện việc giao nộp chứng cứ cho Tòa án nhằm mục đích chứng minhcho yêu cau, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp

Giao nộp chứng cứ được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, như:

- Giao nộp chứng cứ trực tiếp tại Tòa án: Xuất phát từ vai trò của chứng

cứ trong việc giải quyết VADS, nên các đương sự thường chọn phương thựcnộp trực tiếp tại Tòa án bởi vì khi nộp TLCC tại Tòa án thì Tòa án sẽ lập biênbản giao nhận TLCC theo đó đương sự được giữ 01 bản, nội dung của biên

bản giao nhận được thể hiện tên gọi TLCC mà đương sự giao nộp, TLCC này

là bản gốc, bản sao hay bản photocopy Biên bản này là tài liệu để chứng

minh nghĩa vụ giao nộp chứng cứ của đương sự.

- Giao nộp chứng cứ qua dịch vụ bưu chính: Là trường hợp đương sựkhông đến Tòa trực tiếp mà giao nộp TLCC thông qua tổ chức dịch vụ bưu

chính Tuy nhiên, phương thức giao nộp này sẽ không thể hiện các TLCC

đương sự giao nộp là tai liệu gì, bao nhiêu trang và TLCC nay là ban sao, bảngốc hay bản photocopy Cho nên khi TLCC được nhân viên tổ chức dịch vu

bưu chính chuyên phát đến Tòa, Văn thư của Tòa án sẽ vào số công văn rồi mới chuyên đến cho Thâm phán giải quyết vụ án.

- Giao nộp chứng cứ bằng phương tiện điện tử: Theo đó, đương sựđược lựa chọn giao dịch điện tử với Tòa án bang hình thức gửi va nhận thôngđiệp dữ liệu điện tử với Tòa án Đương sự thực hiện giao dịch điện tử với Tòa

án ké từ ngay nhận được thông báo chấp nhận của Tòa án Điều kiện thực hiện giao dịch điện tử: đương sự có địa chỉ thư điện tử dé gui va nhan thong điệp dữ liệu điện tử đến và di từ Công thông tin điện tử của Tòa án, có chữ ky

điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn hiệu lực do Cơquan có thẩm quyền cấp, công nhận và một số điều kiện khác theo quy định

22

Trang 31

của pháp luật về giao dịch điện tử Đây là phương thức đang được áp dụng pho biến ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đặc biệt là các quốc gia có nên kinh tế phát triển vì phương thức này tiết kiệm thời gian đi lại cho đương

sự Nhưng cũng có hạn chế trong trường hợp cơ sở vật chất chưa đáp ứng các

điều kiện thực hiện giao dịch điện tử

đây trong việc giao nộp chứng cứ của đương sự Pháp luật TTDS Thái Lan

quy định: “Trong thời hạn 7 ngày, kề từ ngày thụ lý, nguyên don có nghĩa vụ chuyển một ban sao đơn khởi kiện cùng trat doi trả lời cua Toa án cho bị don

và bị đơn phải trả lời về những van dé trong đơn khởi kiện của nguyên don trong thời hạn 8 ngày kế từ ngày nhận được trát đòi" [25, tr.33]; Pháp luật TTDS Đan Mạch, Thụy Điền quy định: “Bi đơn có nghĩa vụ xuất trình chứng

cứ trong thoi hạn từ 10 ngày đến 3 tuân lễ, kề từ khi nhận được bản sao đơnkhởi kiện của nguyên đơn Trong thời gian ấn định này, các bên có quyên tìmkiếm, xuất trình các chứng cứ, đưa ra danh sách các nhân chứng Sau khi hếtthoi hạn nêu trên, Toa an chỉ chấp nhận những chứng cứ mới trong trưởng

hợp đương sự đã không thể biết và không buộc phải biết về việc có chứng cứ

do” [16, tr.42].

Pháp luật TTDS Việt Nam trước đây chỉ quy định đương sự có quyền

và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án mà

không quy định cụ thê thời hạn giao nộp chứng cứ là bao nhiêu ngày hay bao

23

Trang 32

nhiêu tháng dan đến các đương sự trốn tránh trách nhiệm cũng như din day nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho nhau Tuy nhiên, để đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế cũng như khắc phục thực trạng của việc giao nộp

chứng cứ theo TTDS trước đây, pháp luật TTDS hiện hành đã quy định thờihạn giao nộp chứng cứ không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử, việc ấnđịnh thời hạn này sẽ do Thâm phán quyết định Đây chính là quy định mangtính đột phá của BLTTDS hiện hành, đảm bao cho đương sự thực hiện tranh tụng tại phiên tòa.

1.3 Tiếp cận chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thấm

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của tiếp cận chứng cứ

Đề đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình, các chủ thể phải được tiếp cậnchứng cứ trong VADS để từ đó có cái nhìn toàn điện bao quát về toàn bộ hồ

sơ vụ án Trên cơ sở đó, có những nhận định, đánh giá chứng cứ, từ đó đưa ranhững lập luận, căn cứ dé chứng minh cho yêu cau, phản đối yêu cầu là đúng

Dù ở quốc gia theo truyền thống pháp luật án lệ hay truyền thống dân

sự thì dé dam bảo quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự và thực hiện

nguyên tắc tranh tụng, các đương sự phải được tiếp cận chứng cứ của phíabên kia, quyền tiếp cận chứng cứ được coi là một trong các quyền thủ tục

công bằng trong TTDS Đối với Hoa Kì, quyền được thông báo - là một yêu

cầu căn bản của thủ tục công bằng trong bất kỳ quy trình tố tụng nào, theo đócác bên liên quan phải được thông báo hợp lí về vụ kiện, từ đó họ mới có cơhội tham gia vào quá trình tố tụng, trình bày các chứng cứ, lí lẽ, lập luận để

bảo vệ mình “Thông báo” phải đầy đủ để người nhận nắm được nội dung vụ kiện và xác định được mình cần làm gì dé ngăn chan lợi ích cua mình bi tước đoạt “Thông báo” phải được thực hiện bằng phương pháp hợp lí nhằm đảm

bao rằng người được thông báo có khả năng chắc chắn sẽ nhận được [31,tr.53] Ở Chau Âu (theo án lệ của Tòa án nhân quyền Châu Âu và Toà án

24

Trang 33

Công lí Liên Minh châu Âu), một nội dung của quyền xét xử công bằng chính

là quyền được hưởng quy trình tố tụng tranh tụng nghĩa là các bên đều có cơ

hội được biết về tat cả TLCC do bên kia giao nộp cho Tòa án Vì thực hiện

đúng quyền này thì mỗi bên đều có cơ hội thực chất trong việc tiếp cận các chứng

cứ được trình bày trước Tòa án, có quyền nêu ý kiến về những tình tiết, sự kiệnkhách quan của vụ án Tòa án phải thông báo cho các bên mọi thông tin năm giữ,bat kê thông tin đó có ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án hay không

Ở Việt Nam, quyền đảm bảo tranh tụng là một trong các quyên thủ tục

công bằng trong TTDS Việt Nam, theo đó các đương sự, người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các đương sự có nghĩa vụ thông báo cho nhau các

TLCC đã giao nộp, dựa trên việc được tiếp cận các TLCC do đương sự khác

giao nộp đề từ đó các bên đương sự có thể trình bày, đối đáp, phát biểu quanđiểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ quyền lợicủa mình hoặc để bác bỏ yêu cầu của người khác Tiếp cận là từ Tiếng Việttương ứng với từ “access” trong tiếng Anh Theo từ điển Tiếng Việt thì “Tiép

cận được hiểu là từng bước bằng những phương pháp nhất định tìm hiểu một

đối tượng nghiên cứu nao do” [28, tr.1251]

Dưới góc độ khoa học pháp lý, tiếp cận chứng cứ là hoạt động TTDStheo đó đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đượcbiết, ghi chép, sao chụp các TLCC do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án

thu thập nhằm dam bảo quyên tranh tụng của họ trong xét xử, từ đó các đương

sự phân tích, đánh giá, sử dung chứng cứ dé chứng minh cho yêu cầu của mình

là có căn cứ hợp pháp Còn Tòa án đánh giá, sử dụng chứng cứ dé xác định sự thật khách quan của vụ án Quyền tiếp cận chứng cứ của đương sự được bắt đầu

từ khi thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc vụ án.

Theo quan điểm của tác giả, tiếp cận chứng cứ là quyền của đương sự,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS, được biết,

25

Trang 34

tìm hiểu và được cung cấp thông tin đầy đủ về TLCC của nhau dé chuẩn bị những quan điểm, lập luận, đánh giá TLCC nhằm chứng minh cho yêu cầu,

phản đối yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp

* Đặc điểm của tiếp cận chứng cứ

- Tiếp cận chứng cứ là quyền của đương sựTrong VADS, nếu như một trong các bên đương sự mà không biết hoặcbiết nhưng không đầy đủ các TLCC của đương sự khác cung cấp thì sẽ không

có sự chuẩn bị tốt cho việc trình bày, đối đáp, lập luận và đánh giá chứng cứ

dẫn đến việc không đảm bảo tranh tụng của đương sự tại phiên tòa Do đó, dé

dam bao quyén tranh tung trong xét xử được thực hiện một cách có hiệu qua,

thì các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự

có nghĩa vụ thông báo cho nhau các TLCC đã giao nộp, dựa trên việc đượctiếp cận các TLCC do đương sự khác giao nộp dé từ đó các bên đương sự cóthé trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ vàpháp luật áp dụng Qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ lợi

ích của Nhà nước, lợi ích của công dân vì vậy tiếp cận chứng cứ là một trong

những quyền của đương sự được pháp luật bảo vệ

- Tiép cận chứng cứ nhằm mục đích thực hiện nghĩa vụ chứng minh

Đề chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ thì đương sự phải chuẩn bị những trình bày, đối đáp, lập luận dé phán bác lại

ý kiến của bên kia, đảm bảo thuyết phục được Tòa án thì các đương sự phải

có cái nhìn bao quát về toàn bộ hồ sơ vụ án, tức là phải được tiếp cận các

TLCC có trong hồ sơ Trên cơ sở đó, đương sự đánh giá những chứng cứ dé chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là đúng.

1.3.2 Ý nghĩa của tiếp cận chứng cứ

Đối với đương sự, việc tiếp cận chứng cứ có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với đương sự bởi các đương sự được tiếp cận TLCC có trong hồ sơ

26

Trang 35

vụ án, được ghi chép, sao chụp TLCC để nghiên cứu, đánh giá TLCC do

đương sự khác giao nộp Khi được tiếp cận TLCC đương sự nam rõ được bản

chất của sự việc, giảm bớt tính bat ngờ, xác định được mâu thuẫn đến từ đâu.

Trên cơ sở này, đương sự sẽ có sự lựa chọn cách thức trình bày, đối đáp cũng

như đưa ra những lập luận dé bảo vệ quyền lợi của mình hoặc dé bác bỏ yêucầu của người khác, giúp các đương sự thực hiện tốt việc tranh tụng trong quátrình giải quyết vụ án

Đối với Tòa án, khi các đương sự đã biết những thông tin TLCC trong

hồ sơ vụ án, họ sẽ có lựa chọn cách thức xử sự hợp lí với các van đề mâu thuẫn giữa các bên, chủ động thỏa thuận, thương lượng với nhau, giúp các

đương sự thực hiện tốt việc tranh tụng Từ đó, phán quyết của Tòa án sẽ được,

khách quan, chính xác, nhanh chóng và không bị mắt nhiều thời gian.

1.3.3 Chủ thể tiếp cận chứng cứ

“Tranh tụng chỉ thực sự được bảo đảm nếu các đương sự biết được day

du yêu cau, chứng cứ và li lẽ chong lại ho” [11, tr58] Như vay, trong quá

trình tranh tụng các đương sự phải biết về các TLCC có trong hồ sơ cho nên

chủ thê trong tiếp cận chứng cứ chính là đương sự, bao gồm: nguyên đơn, bịđơn và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

- Nguyên đơn: được đảm bảo quyền tiếp cận các TLCC do bi đơn,người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan cung cap và cả TLCC do Toa án thu

thập trong quá trình giải quyết vụ án để có những lí lẽ, lập luận chứng minh

cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp

- Bị đơn: được đảm bảo quyên tiếp cận các TLCC do nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cung cấp cũng như TLCC do Tòa án thu thập để chứng minh cho phản đối yêu cầu của mình hoặc yêu cầu phản tố

(nếu có) là có căn cứ và hợp pháp

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: được đảm bảo quyền tiếp

27

Trang 36

cận với TLCC do nguyên don, bị đơn cung cấp hoặc toàn bộ TLCC trong hồ

sơ vụ án để chứng minh cho ý kiến của mình cũng như yêu cầu độc lập (nếu

có) là có căn cứ và hợp pháp.

Ngoài các đương sự, thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chođương sự cũng là chủ thể có quyền tiếp cận chứng cứ với mục đích nghiêncứu hồ sơ vụ án, xem xét chứng cứ có lợi cũng như bắt lợi của đương sự mìnhbảo vệ, trên cơ sở đó thực hiện bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình

1.3.4 Phương thức tiếp cận chứng cứ

Phương thức tiếp cận chứng cứ được hiểu là cách thức và phương pháp dé

chủ thé có quyền biết được toàn bộ TLCC có trong hồ sơ vụ án Trên cơ sở đượctiếp cận TLCC hồ sơ dé có cái nhìn bao quát nhất về sự việc diễn ra nhằm đưa ra

lập luận, lí lẽ để chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu là đúng.

Dù là nước theo truyền thống pháp luật án lệ hay các nước theo truyềnthống pháp luật dân sự thì để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương

sự và thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng thì đương sự phải được tiếp cận toàn

bộ TLCC có trong hồ sơ vụ án đặc biệt là các TLCC do phía bên kia cung

cấp, giao nộp thông qua việc chuyên giao TLCC cho nhau Theo BLTTDS

của Pháp thì các bên có nghĩa vụ chuyền giao tải liệu, giấy tờ Việc trao đổi này phải được thực hiện ngay hoặc do Tham phan ấn định, dé đảm bao sự công bằng BLTTDS Pháp quy định thủ tục hoàn tất hồ sơ vụ kiện với ba chu trình: chu trình ngắn, chu trình trung bình, chu trình đài, chu trình này được

dựa trên sự phức tạp của vụ việc [9, tr.27], khi thấy hồ sơ đầy đủ thì Thâm

phán ra quyết định kết thúc điều tra Theo quy định của BLTTDS Nhật Bản, trong giai đoạn chuẩn bị tranh tung các bên phải gửi cho nhau ban tóm tắt vụ kiện, bao gồm các tình tiết, chứng cứ, căn cứ, lí lẽ dé làm cơ sở chứng minh

cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp [30,tr.35,36].

28

Trang 37

Ở Việt Nam, phương thức tiếp cận chứng cứ được thông qua nghĩa vụ

sao gửi TLCC của đương sự nay cho đương sự khác trong vụ án hoặc Toa án

thực hiện việc thông báo TLCC do minh thu thập tới các đương sự.

1.3.5 Thời hạn tiếp cận chứng cứ

Thời hạn tiếp cận chứng cứ là khoảng thời gian được xác định từ thời

điểm này đến thời điểm khác dé chủ thé có quyền được biết TLCC có trong hồ

sơ nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

Theo BLTTDS Pháp, thì thời hạn tiếp cận chứng cứ phải được thực hiện ngay hoặc được T ham phan 4n dinh thoi han, viéc tiép can duoc thuc hiện khi Thâm phán kết thúc giai đoạn điều tra bởi kể từ thoi điểm nay, Tham phán không chấp nhận một tài liệu hay chứng cứ, trừ các trường hợp ngoại lệ [11, tr.148,149] Theo khoản 6 Điều 132 BTTDS Liên Bang Nga quy định

“Kèm theo đơn khỏi kiện thì phải gửi Giấy xác nhận hoặc tài liệu chứng mình

về việc đã gửi cho người bị kiện, người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan

bản phô tô đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện mà họ không

có ké cả trong trường hợp nộp đơn khởi kiện thông qua phương tiện điện tử”.Theo quy định này, thì khi nộp đơn khởi kiện thì người khởi kiện đã gửi tải

liệu chứng minh cho đương sự khác biết, có nghĩa lúc đó đương sự khác có

quyên tiếp cận Như vậy, thời điểm tiếp cận chứng cứ được thực hiện trướcthụ lý vụ án.

Pháp luật TTDS Việt Nam không quy định cụ thể thời hạn thực hiện

tiếp cận chứng cứ Tuy nhiên, do tiếp cận chứng cứ gan liền với giao nộpchứng cứ cũng như việc thu thập chứng cứ của Tòa án nên tiếp cận chứng cứđược bắt đầu thực hiện từ thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc xét xử vụ án

1.4 Công khai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ tham

1.4.1 Khái niệm, đặc diém của công khai chứng cứ

Quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự có được bảo vệ hay không phụ thuộc vào quá trình xem xét, giải quyết VADS của Tòa án Việc giải

29

Trang 38

quyết vụ án được xoanh quanh chứng cứ và kết thúc bằng việc căn cứ vào các chứng cứ dé giải quyết Vì vậy, trong quá trình xét xử VADS, thì mọi TLCC

phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai

Ở quốc gia theo truyền thống dân sự, quy định trước khi mở phiên tòa sơthấm thì các đương sự phải thực hiện việc đưa ra yêu cầu và chứng cứ dé chứngminh cho yêu cầu của mình Tại phiên tòa sơ thâm không được đưa ra yêu cầumới so với yêu cầu ban đầu và không có quyền cung cấp chứng cứ mới

Ở quốc gia theo truyền thống tranh tụng thì trong quá trình giải quyết

vụ án, sẽ cho đương sự tranh luận về chứng cứ trong một thời gian dai trước khi mở phiên tòa xét xử (có thé một phiên hoặc nhiều phiên), trước phiên tòa

các đương sự phải thống nhất với nhau về những vấn đề còn mâu thuẫn Hệthống pháp luật Hoa Kì quy định thủ tục tiết lộ các tài liệu trước phiên tòa, cónghĩa “mdi bên déu có quyên được biết các thông tin sở hữu của bên kia” [30,tr.36] Dù ở nước theo truyền thống pháp luật án lệ hay nước theo truyềnthống dân sự thì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và thực

hiện nguyên tắc tranh tụng, các đương sự phải được tiếp cận chứng cứ phía

bên kia nhằm đảm bao rang phía bên kia có khả năng chắc chan sẽ nhận được

các thông tin đầy đủ Và khi đương sự được tiếp cận chứng cứ thì cũng là lúc

chứng cứ được công khai.

Ở Việt Nam, đã tiếp thu những ưu điểm của mô hình tranh tụng nhằm

nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho

các bên đương sự thực hiện quyền tranh tụng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của họ trước Tòa án Vì vậy, tat cả TLCC đều được công khai, việc công khai có thé thông qua việc các đương sự chuyên giao TLCC cho nhau, hoặc

do Tòa án thực hiện công bố công khai tại phiên họp, phiên tòa Theo từ điển

Tiếng Việt, “Công khai là không giữ kin, ma dé cho mọi người đều có thểbiét” [28, tr.262]

30

Trang 39

Dưới góc độ khoa học pháp lý, công khai chứng cứ là hoạt động TTDS

của chủ thể có nghĩa vụ thực hiện việc công bố về các TLCC có trong hồ sơ

vụ án nhằm đảm bảo quyền được xét xử công bằng trong việc được quyền hưởng quy trình tố tụng tranh tụng - “?ức là có cơ hội duoc biết và nêu ý kiến

về tat cả TLCC do bên kia giao nộp cho Tòa án, nhằm tác động đến quyét

định cua Toa án ” [31, tr.56].

Theo quan điểm của tác giả, công khai chứng cứ là nghĩa vụ của đương

sự, trách nhiệm của Tòa án trong việc công bố các TLCC của hé sơ vụ án,

nhằm giúp đương sự thực hiện tốt quyền tranh tụng, đảm bảo phán quyết của

Tòa án được chính xác và đúng quy định của pháp luật.

* Đặc điểm của công khai chứng cứ

- Công khai chứng cứ là nghĩa vụ của đương sự và trách nhiệm của

Toa an

Dé bao đảm tranh tung trong xét xử, các đương sự, người bao vệ quyền

va lợi ích hợp pháp của các đương sự có nghĩa vu sao gửi cho nhau các TLCC

đã giao nộp, dựa trên việc được tiếp cận các TLCC do đương sự khác giao

nộp đề từ đó các bên đương sự có thể trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm,

lập luận, đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng hoặc để bác bỏ yêu cầu của

người khác theo quy định của BLTTDS Như vậy, nếu như một trong các bên đương sự mà không biết hoặc biết nhưng không đầy đủ các TLCC của đương

sự khác cung cấp thì sẽ không có sự chuẩn bị tốt cho việc trình bày, đối đáp,

lập luận, đánh giá chứng cứ dẫn đến việc không đảm bảo việc tranh tụng của

đương sự tại phiên tòa Vì vậy, các đương sự phải có nghĩa vụ công khai

TLCC cho nhau.

- Công khai chứng cứ nhằm mục đích thực hiện nghĩa vụ chứng mình

Khi toàn bộ chứng cứ trong hồ sơ vụ án được công khai thì bản thân

các đương sự đã biết được những TLCC nào chứng minh cho yêu cầu, phản

31

Trang 40

đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Trên cơ sở này đương sự

đánh giá, phân tích chứng cứ đề thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình

1.4.2 Ý nghĩa của công khai chứng cứ

Đối với duong sự, việc công khai chứng cứ giúp các đương sự trong vụ

án biết được các TLCC mà các đương sự khác đang có và các TLCC khác có

trong hồ sơ vụ án dé từ đó đương sự thực hiện ghi chép hoặc sao chụp TLCC

dé nghiên cứu, lựa chọn cách xử sự hợp lý đối với những van đề mâu thuẫn

cần giải quyết, nhằm giảm bớt sự bất ngờ cũng như chủ động thỏa thuận,

thương lượng, hòa giải với nhau dé tránh kéo dai thời gian giải quyết vụ án Khi đương sự nắm bắt được các TLCC, trường hợp tranh chấp vẫn xảy ra thì

họ sẽ chuẩn bị dự kiến đề xuất chứng cứ hoặc nghiên cứu, đánh giá làm rõ các

căn cứ pháp li dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp đương sự

thực hiện tốt việc tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Đối với Toa án, Khi công bố các TLCC có trong hồ sơ vụ án, cácđương sự có những quan điểm, lập luận cho yêu cầu, phản đối yêu cầu, khi đó

các đương sự thực hiện tốt việc tranh tụng - là cơ sở dé Tòa án xem xét, quyết định giải quyết vụ án được khách quan, đúng đắn và không bị kéo đài thời gian giải quyết.

1.4.3 Chủ thể công khai chứng cứ

Một trong các quyền thủ tục công bằng trong TTDS ở Việt Nam làquyền được đảm bảo tranh tụng, việc đảm bảo này có ý nghĩa hết sức quantrọng trong việc giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, phát huy tínhchủ động của đương sự cũng như sự công bằng, dân chủ trong hoạt động xét

xử Một trong những nội dung của nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét

xử là trong quá trình giải quyết vụ án, tat cả TLCC phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai Vậy ai sẽ là chủ thé thực hiện hoạt động nay Như nhận định ở trên, thi chủ thé thực hiện việc công khai ở đây chính là

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Số liệu tình hình thụ lý và giải quyết án dân sự của hệ thống Tòa án nhân dân từ ngày 1/10/2017 đến ngày 30/9/2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Bảng 3.1. Số liệu tình hình thụ lý và giải quyết án dân sự của hệ thống Tòa án nhân dân từ ngày 1/10/2017 đến ngày 30/9/2022 (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w