Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình cải cách tư pháp cụm từ “ Tranh tụng” và “ tinh thần tranh tụng “ khi giải quyết vụ án được đề cập thường xuyên trong các văn bản của Nhà nước
KHÁI NIỆM , ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Khái niệm hoà giải
Tố tụng dân sự có thể được hiểu dưới hai góc độ : Dưới góc độ pháp lý là một nghành luật tố tụng cụ thể còn dưới góc độ hoạt động tố tụng là những hoạt động do các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự thực hiện
Tố tụng dân sự là hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh khi giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động tại Tòa án Mục đích của tố tụng dân sự là đảm bảo quá trình giải quyết và thi hành án nhanh chóng, chính xác, đồng thời thiết lập các chế tài bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và công dân.
Xuất phát từ hai cách tiếp cận đối với tố tụng dân sự, hòa giải trong tố tụng dân sự có thể được nhìn nhận dưới hai góc độ: Thứ nhất, theo góc độ hoạt động tố tụng, hòa giải là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành.
(2)dưới góc độ pháp luật : Hoà giải là một chế định pháp lý. Để tìm hiểu khái niệm hoà giải trong tố tụng dân sự dưới hai góc độ này , trước tiên ta cần tìm hiểu khái niệm thuật ngữ “ hoà giải “.
Theo từ điển tiếng Việt thì hoà giải là “ thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả “ Khái niệm này đề cập đến hành động và mục đích của hoà giải nhưng chưa nêu được các yếu tố như bản chất, nội dung và chủ thể của hoà giải
Trong từ điển pháp lý của Rothenberg, hoà giải (reconciliation)là
“hành vi thoả hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp , mỗi bên nhượng bộ một ít “ Còn từ điển luật học của Black cho rằng , hoà giải là “ sự can thiệp;sự làm trung gian hoà giải ;hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục dàn xếp hoặc tranh chấp giữa họ. Định nghĩa của Rothenberg đã nêu được bản chất của hoà giải nhưng chưa nêu được hành vi , vai trò trung gian của bên thứ ba trong hoà giải Điều này đã được khắc phục trong từ điển học luật của Black
Cả ba khái niệm nêu trên cho thấy hoà giải có ba yếu tố Thứ nhất là phải có tranh chấp giữa hai bên Thứ hai là có sự thống nhất ý chí giữa các bên để giải quyết tranh chấp thông qua việc mỗi bên nhượng bộ một ít Thứ ba là trong quá trình hoà giải phải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập để cho ý kiến tư vấn đồng thời công nhận thủ tục hoà giải thành giữa các bên trong tranh chấp Nếu không có sự tham gia của bên thứ ba thì quá trình không gọi là hoà giải mà là thương lượng giữa các bên Trong tố tụng dân sự bên thứ ba này chính là Thẩm phán-đại diện cho Toà án
Trong khoa học pháp lý cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hoà giải Có quan điểm cho rằng “ hoà giải là quá trình giải quyết những tranh chấp , bất đồng giữa các bên Trong quá trình hoà giải cần đến bên thứ ba với vai trò trung lập , làm trung gian giúp các bên tranh chấp giải quyết được những bất đồng và đạt được một thoả thuận phù hợp với qui định của pháp luật , đạo đức xã hội và tự nguyện thực hiện những thoả thuận đó
“.Theo quan điểm này hoà giải có mục đích giải quyết thành công tranh chấp Tuy nhiên , không phải tất cả các trường hợp hoà giải đều thành công Khi đó , dù mâu thuẫn chưa được giải quyết hoàn toàn nhưng các bên tranh chấp cũng có cơ hội hiểu rõ hơn nội dung tranh chấp , bày tỏ ý chí của mình với đối phương và cũng được nghe ý kiến của đối phương về vụ tranh chấp Từ đó , hai bên có thể phần nào tìm được tiếng nói chung và làm giảm mức độ mâu thuẫn.
Có quan điểm cho rằng :”hoà giải là một biện pháp giải quyết các tranh chấp , theo đó với sự giúp đỡ của bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian , các bên tranh chấp tự nguyện thoả thuận giải quyết tranh chấp phù hợp với qui định pháp luật , truyền thống đạo đức xã hội”.
Khái niệm này được nhiều người thừa nhận hơn cả , bởi đã thể hiện được bản chất , đặc điểm của hoà giải và vai trò của bên trung gian của bên trung gian thứ ba trong hoà giải :Hoà giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp;chủ thể trung tâm của hoà giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp; sự thoả thuận về giải quyết tranh chấp do chính các bên tranh chấp quyết định.
Hoà giải là phương pháp giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng giữa các bên, có sự tham gia của bên trung gian độc lập Vai trò của bên trung gian là hỗ trợ các bên tìm kiếm giải pháp thích hợp, chấm dứt xung đột và tranh chấp.
Hoạt động tố tụng dân sự là hoạt động của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng tiến hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Theo điều 1 BLTTDS thì quá trình tố tụng dân sự bao gồm việc khởi kiện , hoà giải , xét xử sơ thẩm , phúc thẩm , giám đốc thẩm , tái thẩm và thi hành bản án , quyết định của Toà án Như vậy , dưới góc độ hoạt động tố tụng , hoà giải cũng là một dạng hoạt động do pháp luật qui định do Toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và hướng dẫn động viên các đương sự tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc đang có tranh chấp
Dưới góc độ pháp luật , hoà giải được coi là chế định pháp luật , bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điểu chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoà giải các vụ án dân sự Theo chế định này , hoà giải là một nguyên tắc , thủ tục giải quyết các vụ án dân sự do Toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án phù hợp với qui định pháp luật và đạo đức xã hội Các vấn đề liên quan đến hoà giải được pháp luật tố tụng dân sự qui định bao gồm : Nguyên tắc hoà giải , chủ thể hoà giải , phạm vi hoà giải và thủ tục tiến hành hoà giải.
2.2 THẨM QUYỀN , THỦ TỤC HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
2.2.1 Thẩm quyền hòa giải theo vụ việc.
Trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự để đi đến thống nhất về hướng giải quyết Nguyên tắc này được quy định tại Điều 11 Luật Dân sự năm 2015 và Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Vi phạm nguyên tắc này gây hậu quả là bản án, quyết định của tòa án sẽ phải giải quyết lại theo quy định pháp luật vì vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự theo quy định tại Điều 7 Bộ luật Dân sự và Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự Tuy nhiên, nguyên tắc tự định đoạt của đương sự phải đảm bảo lợi ích của các bên liên quan và tuân thủ luật pháp, đạo đức xã hội Vì vậy, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định những vụ án dân sự phải tiến hành hòa giải và cả những vụ án không được hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN TÂY
Khái quát về Toà án nhân dân huyện Sơn Tây , tình Quảng Ngãi
Ngày 06 tháng 8 năm 1994 , Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 83/NĐ-CPchia huyện Sơn Hà thành hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây và từ đó toà án nhân dân huyện Sơn Tây được thành lập và hoạt động đến ngày nay
Sau khi tái lập, huyện Sơn Tây có 41.893 ha diện tích tự nhiên và 13.315 người với 4 xã: Sơn Tân, Sơn Mùa, Sơn Dung và Sơn Tinh Huyện lỵ của huyện đặt tại xã Sơn Dung
Ngày 23 tháng 6 năm 1999 , Chính phủ ban hành Nghị định số 39/1999/NĐ-
CP Theo đó, chia xã Sơn Mùa thành hai xã Sơn Mùa và Sơn Bua; chia xã Sơn Tinh thành hai xã Sơn Tinh và Sơn Lập.
Năm 2005 huyện lỵ của huyện được dời từ xã Sơn Dung về xã Sơn Mùa Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 10/NĐ-CP Theo đó, chia xã Sơn Dung thành hai xã Sơn Dung và Sơn Long; chia xã Sơn Mùa thành hai xã Sơn Mùa và Sơn Liên; chia xã Sơn Tân thành hai xã Sơn Tân và Sơn Màu. Huyện Sơn Tây có 9 xã trực thuộc như hiện nay.
Toà án nhân dân huyện Sơn Tây ; Địa điểm trụ sở chính : Thôn Huy Măng , Xã Sơn Dung , Huyện Sơn Tây , Tình Quảng Ngãi
Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, TAND huyện Sơn Tây đã gặt hái nhiều thành tích đáng kể trong công tác chuyên môn và thi đua, khen thưởng Tập thể luôn giữ vững danh hiệu cao quý "Tập thể lao động xuất sắc" và "Cờ thi đua TAND" hằng năm, ghi nhận sự cống hiến miệt mài và hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3.1.2 Hệ thống cơ cấu tổ chức TAND huyện Sơn Tây
Toà án nhân dân huyện Sơn Tây có 4 cán bộ , công chức , người lao động trong đó có 2 nam , 2 nữ , 2 thư ký toà án , 2 hợp đồng bảo vệ , tạp vụ , lãnh đạo có 1 chánh án
- Chánh án : Lâm Thị Ánh Tuyết (Thẩm phán trung cấp)
- Thư ký toà án : Đinh Văn Bim
3.1.3 Chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn của Toà án nhân dân huyện Sơn Tây , tỉnh Quảng Ngãi
Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thầm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện như sau :
1 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này; c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này; c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này; d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3 Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4 Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Giới thiệu về vị trí và khái quát công việc thực tập
3.2.1.Giới thiệu về vị trí thực tập :
Theo sự phân công của Chánh án TAND huyện Sơn Tây (Thẩm phán: Lâm Thị Ánh Tuyết), em đã được thư ký Đinh Văn Bim hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập.
3.2.2.Khái quát các công việc thực tập :
Trong quá trình thực tập tại TAND huyện Sơn Tây , em đã được hướng dẫn, quan sát và thực hành một số nghiệp vụ của thư ký tòa án như:
- Học cách photo và hỗ trợ thư ký in sao tài liệu và hồ sơ vụ án, vụ việc;
- Được hướng dẫn cách tiếp đương sự, nhận đơn khởi kiện và hồ sơ vụ án vụ việc do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án;
Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án đã thụ lý và giải quyết, phân tích những giấy tờ, tài liệu chứng cứ, chứng minh liên quan có trong một hồ sơ Sau đó, đánh bút lục và liệt kê cụ thể các giấy tờ, tài liệu đính kèm nhằm phục vụ mục đích lưu trữ hồ sơ một cách đầy đủ và chặt chẽ.
- Nghe các phiên tòa xét xử để hiểu được qui trình tiến hành một phiên tòa;
- Học cách soạn thảo các văn bản tố tụng; cách lấy số thông báo, số thụ lý và số giải quyết;
- Tống đạt công văn, tài liệu và giấy tờ cho đương sự, Viện kiểm sát, Công an, Chi cục thi hành án và các cơ quan liên quan khác.
- Đi niêm yết tại địa phương;
- Đi xem xét thẩm định tại chỗ cùng với hội đồng xem xét gồm: Thẩm phán; thư ký; đại diện của Ủy ban nhân dân phường, xã; địa chính phường xã, đại diện phòng tài nguyên môi trường và công an tại địa phương nơi diễn ra việc xem xét thẩm định tại chỗ;
- Nghiên cứu và theo dõi các hồ sơ chưa thụ lý hoặc chưa giải quyết để biết qui trình xử lý đơn và tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết;
- Tham gia phiên họp kiểm tra kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;
Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết hoà giải vụ án dân sự tại Toà án nhân dân Huyện Sơn Tây
Toà án nhân dân Huyện Sơn Tây
* Vụ kiện của bà Nguyễn Thị Thùy D với Nguyễn Thị Mỹ L thụ lý số
247/2017/TLST-DS ngày 25/12/2017 về “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản” và đã giải quyết theo Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 13/2018/QĐST-DS ngày 12/02/2018: a Tóm tắt vụ án:
Bà Nguyễn Thị Thùy D (viết tắt là bà D) và bà Nguyễn Thị Mỹ L
(viết tắt là bà L) có quan hệ quen biết trong thời gian từ ngày 08/12/2015 đến ngày 25/6/2016, bà D có cho bà L vay tiền nhiều lần, tổng cô ›ng
273.000.000 đồng (hai trăm bảy mươi ba triê ›u đồng), mục đích để bà L làm thủ tục cấp giấy chứng nhâ ›n quyền sử dụng đất Sau khi vay, bà L không trả nợ cho bà đúng hạn mă ›c dù bà đã nhiều lần yêu cầu bà L trả nợ Tính đến nay, bà L còn nợ bà D số tiền nợ gốc 270.500.000 đồng Bà D yêu cầu bà L phải có nghĩa vụ trả số tiền nêu trên cho bà, bà không yêu cầu trả lãi. b Tiến hành giải quyết vụ án: Đầu tiên, sau khi nguyên đơn đã nộp Biên lai thu tiền nộp tạm ứng án phí Tòa án sẽ ra Thông báo về việc thụ lý vụ án gửi cho nguyên đơn là bà D và bị đơn là bà L Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo thụ lý bà L có quyền nộp văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu khởi kiện của bà D hoặc yêu cầu phản tố (nếu có) Nhưng hết thời hạn nêu trên, bà L không có ý kiến gì cũng như yêu cầu phản tố đối với yêu cầu khởi kiện của bà L.
Ngày 19/01/2018, Tòa án nhân dân đã mời bà D và bà L đến Tòa để làm việc về nội dung vụ án và đối chất với nhau Và trong bản tự khai của bà L thì bà thừa nhận có vay số tiền trên như bà D trình bày Ngày 02/02/2018, Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải sau khi đã thông báo cho các đương sự được biết.
Thành phần tham gia phiên họp gồm: Thẩm phán Lâm Thị Ánh Tuyết; Thư ký Đinh Văn Bim ; nguyên đơn là bà D và bị đơn là bà L Thẩm phán và thư ký sẽ tiến hành các hoạt động bắt buộc của phiên tòa như kiểm tra sự có mặt và vắng mặt của nguyên đơn và bị đơn, phổ biến qui định của pháp luật Sau đó Thẩm phán tiến hành chủ trì phiên họp Phiên họp này diễn ra 02 hoạt động: Kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ; Hòa giải Do đó thư ký sẽ tiến hành ghi các văn bản sau: Biên bản phiên họp; Biên bản hòa giải Trong vụ án này, do các bên tham gia vụ án đã được Thẩm giải thích, hướng dẫn qui định của pháp luật và cũng có mong muốn hòa giải nên trong phiên họp hòa giải các bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau các vấn đề sau:
1 Bà Phạm Thị My L có nghĩa vụ trả cho bà Nguyễn Thị Thùy D số tiền nợ gốc 270.500.000 đồng (hai trăm bảy mươi triê ›u, năm trăm ngàn đồng).
2 Bà Phạm Thị My L chịu 6.825.500 đồng (sáu triê ›u, tám trăm mươi hai lăm ngàn, năm trăm đồng) án phí dân sự sơ thẩm.
3 Hoàn trả cho Nguyễn Thị Thùy D tiền tạm ứng án phí 6.825.000 đồng (sáu triê ›u, tám trăm hai mươi lăm ngàn đồng), theo biên lai thu số AA/2016/0001915 ngày 22/12/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Thư ký tiến hành ghi Biên bản hòa giải thành Trên cơ sở đó, Thẩm phán ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 13/2018/QĐST-DS ngày 12/02/2018. c Phân tích và kết luận:
Vụ án về “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản” giữa bà Nguyễn Thị Thùy D và bà Nguyễn Thị My L nêu trên ít có tính chất phức tạp Thứ nhất là do các bên đều thừa nhận là có tồn tại Hợp đồng vay tài sản Thứ hai, các tài liệu chứng cứ rõ ràng Thứ ba, các bên đều có mong muốn thỏa thuận hòa giải với nhau Do đó, khi tiến hành phiên hòa giải được thẩm phán phổ biến về qui định cũng như hướng dẫn giải thích cặn kẽ thì các đương sự đã thỏa thuận và thống nhất được với nhau Qua đó có thể thấy để tiến hành hòa giải thành giữa các đương sự thì phải có sự hợp tác và tác động qua lại giữa đương sự và Tòa án Nguyên đơn và bị đơn cũng như người có quyền lợi liên quan phải có mặt đầy đủ tại phiên họp hòa giải Thẩm phán phải nhiệt tình, hướng dẫn và giải thích cặn kẽ cho đương sự hiểu về qui định pháp luật để đưa ra cách giải quyết có lợi cho cả hai bên.
* Vụ án hôn nhân gia đình giữa chị Trxn Thị Mỹ H và anh Phạm Tuấn K thụ lý số 205/2019/TLST-HNGĐ ngày 30/5/2019 về việc “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con”: a Tóm tắt vụ án:
Chị D và anh Phạm Tuấn K tìm hiểu, yêu thương, tự nguyện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Sơn Dung vào ngày 29/01/2015; vợ chồng sống hạnh phúc đến khoảng 04 năm thì xảy ra mâu thuẫn thường xuyên cải vả nhau,anh K đánh đâ ›p chị T.Đến nay, tình trạng mâu thuẫn đã trầm trọng nên chị H yêu cầu được ly hôn anh K.Vợ chồng có 01 (mô ›t) con chung là
Phạm Tùy Phong, sinh ngày 19/10/2015, hiê ›n con đang sống với chị H Khi ly hôn, chị H yêu cầu được nuôi con và yêu cầu anh Khanh cấp dưỡng nuôi con 3 triệu đồng mỗi tháng b Tiến hành giải quyết vụ án:
Sau khi chị H nộp Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tòa án ra thông báo thụ lý gửi cho nguyên đơn và bị đơn được biết Vào ngày 27/06/2019,
Qua quá trình làm việc tại tòa án, cả anh K và chị H đều thống nhất về việc thuận tình ly hôn Dựa trên biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải không thành, Thẩm phán đã đưa ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn Điều này cho thấy cả hai bên đã đồng ý chấm dứt hôn nhân và không có khả năng hòa giải.
Vụ án ly hôn và tranh chấp nuôi con giữa chị H và anh K tiến hành hòa giải thành là chị H, anh K không muốn đoàn tụ Như vậy, để tiến hành hòa giải thành một vụ án dân sự không chỉ cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của thẩm phán mà còn cần có sự hợp tác của các đương sự trong vụ án.
Kết quả công tác hòa giải tại TAND huyện Sơn Tây trong 3 năm 2015, 2016, 2017
Trong năm 2015, Tòa án nhân dân huyện Sơn Tây tiếp nhận 126 vụ án dân sự, giải quyết xong 82 vụ Điều đáng chú ý là có đến 38 vụ được hòa giải thành công Tỷ lệ các vụ án hòa giải thành này đạt tới 46,57% trong tổng số các vụ án dân sự đã được thụ lý và giải quyết.
- Năm 2016, TAND huyện Sơn Tây thụ lý 154 vụ án dân sự, giải quyết 93 vụ; trong đó số vụ án hòa giải thành của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 và chiếm tỉ lệ 47,29% trong số các vụ án thụ lý và giải quyết.
Trong năm 2017, Tòa án nhân dân huyện Sơn Tây đạt tỷ lệ hòa giải thành công các vụ án dân sự trên 40% Cụ thể, đơn vị đã thụ lý 157 vụ án, giải quyết 52 vụ, trong đó có 106 vụ hòa giải thành, chiếm tỷ lệ 41,24% so với tổng số vụ giải quyết Tỷ lệ này đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của tòa án trong công tác giải quyết tranh chấp, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết án và giảm thiểu tình trạng kéo dài, nhiêu khê trong khiếu kiện của người dân.
Những ưu điểm
- Tỉ lệ các vụ án hòa giải thành tại TAND huyện Sơn Tây khá cao chiếm trên 40% trong các vụ án thụ lý và giải quyết trong năm Tỉ lệ các vụ án dân sự hòa giải thành trong năm 2015 là 46,57%; năm 2016 là 47,29% và năm 2017 là 41,24%.
- Các cán bộ ở Tòa luôn nhiệt tình và tích cực trong công tác hòa giải Trước khi tiến hành hòa giải với các đương sự thì Thẩm phán luôn phổ biến và hướng dẫn cặn kẽ các qui định pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự cho đương sự hiểu và nắm rõ.
- Tiến hành hòa giải các vụ án dân sự theo đúng trình tự và qui định của pháp luật Thẩm phán và thư ký tiến hành thực hiện các bước theo đúng qui trình tố tụng để tổ chức hòa giải giữa các đương sự.
- Tích cực chỉ đạo và đề ra phương hướng để nâng cao hiệu suất của công tác hòa giải Trong các cuộc họp, Chánh án luôn chỉ đạo và khuyến khích các thẩm phán tích cực nâng cao công tác hòa giải để giải quyết vụ án nhanh chóng và đạt hiệu quả xét xử.
Những hạn chế
- Một số cán bộ tòa án chưa đáp ứng được về kỹ năng chuyên môn về công tác hòa giải và chưa nắm rõ về nội dung vụ án Điều đó dẫn đến việc giải thích và hướng dẫn các qui định pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án cho các đương sự không được rõ ràng, chi tiết; ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng của phiên họp hòa giải.
- Một số đương sự còn chưa hiểu rõ về qui định pháp luật và vai trò của việc hòa giải Do đó, đương sự không tham gia phiên họp hòa giải nên không thể tiến hành phiên họp hòa giải.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ 23 SVTH : NGUYỄN THANH QUANG LỚP LUẬT LTKT2
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoà giải vụ án dân sự
4.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
– Cần đưa quy định về việc tôn trọng và bảo đảm quyền và lợi dịch hợp pháp của các đương sự, lợi ích của các chủ thể khác và lợi sinh của Nhà nước.
Ngoài ra cần phải quy định về sự tích cực, kiên trì của Thẩm phán khi tiến hành hoà giải VADS
*Phạm vi những vụ án dân sự không được hoà giải cần phải phù hợp với quy định tại Điều 197 BLTTDS 2015
*Để thuận tiện hơn cho việc hoà giải VADS cần ban hành văn bản hướng dẫn sao dụng các quy định trong một số trường hợp
+ Trường hợp vụ án có nhiều đương sự nhưng khi Toà án triệu tập tham gia hoà giải thì một hoặc một số đương sự vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng.
+ Đối với trường hợp các đương sự có thoả thuận sau khi Toà án đã lập biên bản giải thành.
4.2.2 Kiến nghị về thực hiện pháp luật
– Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị để nâng cao năng lực trách nhiệm của Thẩm phán.
Thẩm phán là người chịu trách nhiệm chủ trì phiên hoà giải, nên năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán tiến hành hoà giải là một vấn đề hết sức quan trọng Một thẩm phán hoà giải vụ án dân sự phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo Đức nghề nghiệp cũng như tinh thần trách nhiệm, phải đủ tâm, đủ tầm, ngoài nắm vững các quy định của pháp luật thì còn phải nắm vững chính sách của Nhà nước Do đó, cần phải thường xuyên đào tạo , bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị cho Thẩm phán – Tăng cường công tác quản lý của lãnh đạo Toà án đối với công tác giải quyết vụ án dân sự Công tác quản lý của lãnh đạo Toà án đối với công tác giải quyết vụ án dân sự là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án dân sự Vì vậy, để nâng cao hiệu quạt hoà giải vụ án dân sự thì lãnh đạo Toà án phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với công tác giải quyết vụ án dân sự, trong đó có công tác hào giải vụ án dân sự
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của đương sự.
Qua thực tế có nhiều vụ án nếu đương sự hiểu biết pháp luật thì có thể đã tự thương lượng hoặc thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Toà án không phải đưa ra xét xử Do đó, việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao sự hiểu biết của đương sự là hết sức cần thiết, nên kiến nghị nhà nước, các cấp các ngành cũng như TANDTC (tăng cường xét xử các vụ án lưu động) cần đặc biệt chú ý và quan tâm hơn nữa.
Tòa án đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước với chức năng thực hiện quyền xét xử, nhất là trong những giai đoạn đầu thành lập Ngành tòa án nhân dân, trong đó có Tòa án nhân dân huyện Sơn Tây, đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, không ngừng hoàn thiện nhiệm vụ, đạt nhiều thành tựu trong xét xử và hòa giải Hòa giải là thủ tục tố tụng quan trọng giúp rút ngắn thời gian giải quyết vụ án dân sự, trong đó Tòa án đóng vai trò trung gian giữa các đương sự Để nâng cao hiệu quả hòa giải, cần nghiên cứu và đánh giá thực trạng, khắc phục hạn chế Tuy nhiên, hòa giải vụ án dân sự gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự tương tác và hỗ trợ từ các bên, tuân thủ đúng quy trình tố tụng và đảm bảo vai trò trung lập, bảo vệ quyền lợi của đương sự Sự hợp tác và mong muốn hòa giải của các đương sự cũng là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong công tác hòa giải.
Trong suốt 02 tháng thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Sơn Tây , em đã được thực hành các nghiệp vụ của một thư ký tòa án như: cách xử lý đơn, soạn các văn bản tố tụng, tống đạt, xem xét thẩm định tại chỗ, lưu hồ sơ và thống kê ……Đồng thời em cũng được tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài báo cáo “Hòa giải vụ án dân sự” một cách trực tiếp và sát với thực tiễn Qua đó, em có thể nắm rõ được các qui trình làm việc của thư ký tòa án nói chung và qui trình tiến hành hòa giải vụ án dân sự nói riêng Đây là cơ hội để em có thể tiếp cận và cọ xát với thực tế nhằm có thêm kinh nghiệm phục vụ cho công việc tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Hòa giải và chuẩn bị xét xử, Phương Nam (http://conglyxahoi.net.vn/trao-doi-nghiep-vu/bo-luat-to-tung-dan-su-2015-hoa-giai- va-chuan-bi-xet-xu-1241.html)
3 Bổ sung 02 trường hợp vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, Kỳ Sơn.(http://kiemsat.vn/bo-sung-02-truong-hop-vu-an-dan-su-khong-tien-hanh-hoa- giai-duoc-46462.html )
4 Chỉ thị số 04/2017/CT-CA Về việc tăng cường công tác hòa giải tại tòa án nhân dân ngày 03 tháng 10 năm 2017.
5 Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội.
6 Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Đại Học Luật Thành phố
8 Hòa giải một đằng quyết định một nẻo, Nam Việt
(https://baomoi.com/hoa-giai-mot-dang-quyet-dinh-mot-neo/c/5627367.epi )
9 Hòa giải thành vẫn không xong, Chân Ái
(http://www.baohaugiang.com.vn/phap-luat/hoa-giai-thanh-van-khong-xong54631 html).
10 Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một vài ý kiến để hoàn thiện, Minh Nhất. (http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/732).
11 Hòa giải trong tố tụng dân sự, Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2012.
12 Lịch sử hình thành ngành tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
(http://quangngai.toaan.gov.vn/portal/page/portal/taquangngai/35183192).
13 Luận văn Thạc sĩ “Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Lê Thị Bích.
14 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
15 Một vụ án vi phạm tố tụng dân sự vẫn có hiệu lực pháp luât, Minh Yến (https://laodong.vn/phap-luat/mot-vu-an-vi-pham-to-tung-dan-su-van-co-hieu-luc- phap-luat-33969.bld.)
16 Một vụ việc dân sự hòa giải 20 lần mà chưa ngả mũ, Hà Sơn Bình (https://baomoi.com/mot-vu-viec-dan-su-20-lan-hoa-giai-van-chua-nga-ngu-thanh- pho-ho-chi-minh/c/5075851.epi)
17 Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành một số biểu mẫu trong TTDS
18 Từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.
19 Những vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được theo Bộ luật Tố tụng Dân sự, Nguyễn Tiến Lễ
(http://vkscantho.vn/vkscantho/index.php/news/Trao-doi-nghiep-vu/Nhung-vu-an-dan- su-khong-duoc-hoa-giai-va-khong-tien-hanh-hoa-giai-duoc-theo-Bo-luat-To-tung- Dan-su-1871/)
20 Quy định của Hiến pháp về Tòa án nhân dân, PGS, TS Trần Văn Độ (http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tuyentruyenhienphap/item/22864002-quy-dinh- cua-hien-phap-ve-toa-an-nhan-dan.html)
21 Quy định về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luật Tố tụng dấn sự 2015 và những nội dung cần nắm rõ, TS Bùi Thị Huyền - Đại học Luật Hà Nội
(http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?Item ID37).
24 TAND các cấp chú trọng công tác hòa giải trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trần Quang Huy.(http://congly.vn/hoat-dong-toa-an/nghiep-vu/tand-cac-cap- chu-trong-cong-tac-hoa-giai-trong-giai-quyet-cac-tranh-chap-tai-toa-an-107944.html)
25 TANDTC: Nghiêm cấm việc lợi dụng hòa giải để tiêu cực trong giải quyết vụ án dân sự”, Anh Nga (http://kiemsat.vn/tandtc-nghiem-cam-viec-loi-dung- hoa-giai-de-tieu-cuc-trong-giai-quyet-vu-an-dan-su-46658.html)