1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN GIAM TRUONG GIANG

NGUYEN TAC TOA AN KHONG DUOC TU CHOI THU LY VU VIEC

DAN SU KHI CHUA CO DIEU LUAT DE AP DUNG THEO PHAP

LUAT VIET NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự va tố tung dân sựMã số: 8380101.04

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN GIAM TRUONG GIANG

NGUYEN TAC TOA AN KHONG DUOC TU CHOI THU LY VU VIEC

DAN SU KHI CHUA CO DIEU LUAT DE AP DUNG THEO PHAP

LUAT VIET NAM

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳcông trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận vănđảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắtcả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét dé tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

LOL CAM ĐOAN sec 1.

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT ¿ 2v+t222+vtt2EEExvrttrkrtrrrtrtrtrrrrrrrrrrrre(9000 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu -¿- ¿+ + k+E++E++E2E£EeEEerkerkerkerxrreres |

2 Tình hình nghiÊn CỨU - G5 1131991019910 9 11 91 HH kg 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của để tài cct ntct HH1 E xrrkerrkrrveg 74 Tính mới và những đĩng gĩp của đề tài - 2-5 Ss+Sk£Et‡EEEEEeEEEEEeEkerxrrrrei 85 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿- ¿+ +++++++Ex++Ex++zxtzrxerxezrxezrxee 9

0801)6:1589()55i14201ãui 0107 9

7 Kết cấu i0 0 ẢÂÕỠƠ 10

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ NGUYEN TAC TOA ÁN KHƠNG

DUOC TỪ CHOI THU LY VỤ VIỆC DAN SỰ KHI CHUA CĨ DIEU LUAT AP

1.1 KHÁI NIEM, Y NGHĨA CUA NGUYEN TAC TOA ÁN KHONG ĐƯỢC TỪCHOI THU LY VU VIEC DAN SU KHI CHUA CO DIEU LUAT AP DUNG 11

1.1.1 Khái niệm nguyên tac Tồ án khơng được từ chối thu lý vụ việc dân sự khichưa cĩ điều luật áp dụng ¿- ¿5£ Sk9SE+EE£EE2EE2EE2EE71EE1112121121171E 111111 xe 11

1.1.2 Y nghĩa của nguyên tac Tồ án khơng được từ chối thụ ly vụ việc dân sự khi

chưa cĩ điều luật áp dụng ¿- + 2¿+++++2E++EE+2EE2EEEEEEEEESEEEEkrrEkerksrkrrrvres 14

1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC CÚA VIỆC QUY ĐỊNH TỒ ÁN KHƠNG ĐƯỢC TỪ

CHOI THU LY VỤ VIỆC DAN SỰ KHI CHUA CĨ DIEU LUẬT ÁP DUNG 161.2.1 Bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân trong giải quyết vụ việc dân sự tại

TOa ấin - - n1 ng n9 6655550 16

1.2.2 Bảo đảm quyền tiếp cận cơng lý của cơng dân 2 ¿5z 5 s+cs+zszcs2 18

1.2.3 Xuất phát từ thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự -c¿cce+ccsrecces 21

1.3 NOI DUNG CUA NGUYEN TAC TOA AN KHƠNG ĐƯỢC TU CHOI THU

LÝ VU VIỆC DAN SỰ KHI CHUA CO DIEU LUAT AP DỤNG 231.4 QUY ĐỊNH CUA MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI VE NGUYEN TAC

“BAT KHANG THU LY” VA BÀI HỌC KINH NGHIEM CHO VIET NAM 26KET LUẬN CHƯNG 1oueeeccccccscssssssssesscscsesucscsesucscsesrcucacsvsucacavsueacsesusasarsvsusacaveneaeees 32

Trang 5

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIỆT NAM HIEN HANH VENGUYÊN TAC TOA AN KHÔNG ĐƯỢC TU CHOI THU LÝ VỤ VIỆC DAN SỰ

KHI CHUA CÓ DIEU LUAT ÁP DUNG VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN 33

2.1 QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VIỆT NAM VE NGUYEN TAC TOA AN

KHONG ĐƯỢC TU CHOI THU LÝ VU VIỆC DAN SỰ KHI CHUA CO DIEU

LUAT ÁP DUNG uocceccscccccsscsssssessessesucsussvcsesacsscsucsucsucsvesvssessesassussuesucassavsaessessesaeenease 332.1.1 Điều kiện tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều

i58 (Ung 01 33

2.1.2 Nguyên tắc Toà án giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng.352.1.3 Chế tài xử lý áp dung cho thẩm phán vi phạm nguyên tắc tòa án không được từchối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có luật áp dụng . - 422.2 THUC TIEN THUC HIEN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE NGUYÊN TAC TOAAN KHONG ĐƯỢC TU CHOI THU LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHUA CO DIEU

2.2.1 Những kết quả đạt đưỢC - 22s SE‡2E2 E232 1212112112171 2111k, 43

2.2.2 Những hạn chế, vướng MAC - 2 2 2+2 +E+EE+EE+EE£EE+EEZEEZEerEerkerxrrsrree 672.2.3 Nguyên nhân của han chế, vướng MAC - + 2 + ++s+xe£x+rxzrszxez 72KET LUẬN CHƯNG 2 2-2 52S‡EE9EEEEE2E12212712121121121711211 11111 ce.79

CHƯƠNG 3: YÊU CÂU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE

NGUYEN TAC TOA AN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHOI THU LÝ VỤ VIỆC DAN SỰCHUA CÓ DIEU LUAT AP DỤNG -¿- ¿St SE EEEEESEEEESEEEEEEErEeExrkrrkererree 80

3.1 YÊU CÂU CUA HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE NGUYEN TAC NGUYÊN

TAC TOA ÁN KHONG ĐƯỢC TỪ CHOI THU LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ CHUA CÓ3)I90809/290.).900)1Ic111 803.1.1 Phải đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 80

3.1.2 Phải đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay81

3.1.3 Phải đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc dân sự khi chưa cóGiSu Lut Ap MUN 137 aa 4< 823.2 HOAN THIEN PHAP LUAT VE NGUYEN TAC NGUYEN TAC TOA ANKHONG ĐƯỢC TU CHOI THU LY VU VIỆC DAN SU CHUA CO DIEU LUATAP DỰNG ST t1 11 1515111151111111511 1111111111111 1111111111111 1111111 xe 83

3.2.1 Cần quy định lại thứ tự ưu tiên áp dụng các công cụ pháp lí dé giải quyết vụ việcdân sự chưa có điều luật AP QUIN oo 83

Trang 6

3.2.2 Cần sửa đổi những quy định của BLTTDS năm 2015 về giải quyết vụ việc dânsự khi chưa có điều luật 8ì 853.2.3 Cần có văn bản hướng dẫn về các tập quán có thé áp dung trong giải quyết vụ

việc dân sự chưa có điêu luật áp dụng - ¿+ +- +22 1S *serseerrrerrerrrrrre 87

.410009/)89:1019)1c6 11 88450097) 89DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿2-52 t+E+E£EEEE+EEEEEESEEEEEEzEerrezkrreree

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

: Toà án nhân dân

: Toà án nhân dân tối cao : Tố tụng Dân sự

: Vụ việc dân sự

Trang 8

MO DAU1 Tinh cấp thiết của đề tai nghiên cứu

Trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh, tư tưởng về quyền con người luôn được đặt lên hang đầu, kết tinh từ những giá trị nhân văn truyền thong của dân tộc kết hợp với tinh hoa của thế giới, có giá trị nổi bật về lý luận, và thực

tiễn trong mọi hoạt động của Nhà nước ta, trong đó có hoạt động lập Hiến, lập

pháp Đặc biệt, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang nỗ lực xây dựng, hoànthiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân với biểuhiện tập trung là xây dựng chế độ dân chủ, tôn trọng, đề cao quyền con ngườithông qua Hiến pháp và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con ngườitiếp tục được vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, qua đó góp phần xây dựng đất nước với phương châm dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bang, dân chu, văn minh, cùng với đó là bao dam, bảo vệ

và thực thi quyền con người của Nhân dân Việt Nam.

Nhiệm vụ trọng tâm của đôi mới hệ thống chính trị đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách trong đó phải nhắc đến yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch với quyền và lợi

ích hợp pháp chính đáng của người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc

đây đổi mới sáng tạo, đảm bảo yêu cau phát trién nhanh và bền vững trở thành mục tiêu tiếp tục xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam.

Theo Hiến pháp thì các quyền con người, quyền công dân về dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Như vậy ngoài những hạn chế về mặt quyền còn người, quyền công dân theopháp định thì không ai có quyền được xâm phạm, làm ảnh hưởng đến cácquyền đó của con người đồng thời Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Toà

án nhân dân năm 2014 đã quy định Toà án nhân dân (TAND) là cơ quan xét

Trang 9

xử, thực hiện quyền tư pháp cho nên mọi tranh chấp, khiếu kiện, mọi yêu

cầu của cơ quan, tơ chức, cá nhân về dân sự hướng tới việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (theo quy định của

pháp luật) thì Tịa án — cơ quan tai phán duy trì cán cân cơng lý phải cĩ trách

nhiệm giải quyết, khơng được từ chối.

Tuy nhiên cĩ thê thấy rằng, khơng như nhiều khía cạnh khác trong xã hội,

pháp luật là một vấn đề khá nhạy cảm, đặc biệt là pháp luật dân sự với nhiều quan hệ phong phú, da dạng, luơn luơn biến động và cũng mang nhiều tính đặc thù riêng biệt Trong nền kinh tế hội nhập, đổi mới và phát triển, các quan hệdân sự luơn vận động theo dịng chảy của xã hội, do vậy sẽ tồn tại hạn chế vềtầm nhìn dẫn đến việc khơng thể dự liệu trước mọi tình huống pháp lý cĩ thểxảy ra trong đời sống Việc mong muốn pháp luật thành văn (hay luật viết) ra đời để cĩ thể điều chỉnh bao quát hết mọi quan hệ dân sự là điều bất khả thi trong xã hội Giống như bất kỳ một sự tồn tại khách quan nảo, luật thành vănluơn trong trạng thái tĩnh khơng thể nào điều chỉnh hết các quan hệ xã hội luơn ở trạng thái động, mặc dù cố gắng hướng tới sự hoan chỉnh, hồn thiện và bao quát nhưng chưa khơng bao giờ đạt được đến sự hồn hảo tuyệt đối.

Một trong những tiền dé tạo cơ sở pháp lý quan trọng dé người dân bướcđầu được tiếp cận cơng lý tại Tịa án và hạn chế được tình trạng Tịa án trả lạiđơn khởi kiện thiếu căn cứ là việc ghi nhận nguyên tắc tịa án khơng được từ

chối thụ lý Kế thừa sự phát triển của pháp luật TTDS trên thế giới khi quy định và gọi tên nguyên tắc này “bat khang thụ lý” thì lần đầu tiên trong lịch sửlập pháp của Nhà nước ta, quy định Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự (VVDS) vì lý do chưa cĩ luật áp dụng đã được ghi nhận Cụ thể, Khoản 2 Điều 4 Bộ luật TTDS (BLTTDS) năm 2015 quy định: “7ừ án khơng được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa cĩ diéu luật dé áp dụng VVDS chưa cĩ điều luật dé áp dụng là VVDS thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật

Trang 10

dân sự nhưng tại thời điển VVDS đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điêu luật dé áp dung” Nội dung trên cũng được quy định này cũng được thê hiện tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự

2015 (BLDS).

Trong bối cảnh xã hội ngày càng trở mình mạnh mẽ, các quan hệ xã hội đa dang và phong phú khó kiểm soát thì việc đặt ra nguyên tắc giải quyết các quan hệ dân sự khi chưa có luật áp dụng là điều rất quan trọng Có thể xem đây là quy định mới mang tính chất đột phá, vừa thê hiện tư duy lập pháp với nhiều điểm tiến bộ, vừa góp phan bảo vệ một cách kịp thời và triệt dé hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự.

Tuy nhiên việc áp dụng quy định này trên thực tiễn đã phát huy được

những ưu điểm gi, và còn những bat cập tồn tai nào cũng là một van dé dang rất được quan tâm Với những vấn đề nêu trên, học viên quyết định chọn đề tài:

“Nguyên tắc Toà an không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng trong pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam” dé học viên tìmhiểu, nghiên cứu, phân tích dé khang định lại các ưu thế, đồng thời phát hiện ra các hạn chế trong quá trình áp dụng từ đó đề xuất những phương án hoàn thiện pháp luật là cực kỳ cần thiết.

2 Tình hình nghiên cứu

Về vấn đề này trên diễn đàn luật học có một số công trình khoa học

có liên quan như:

- “Quyên tiếp cận công lý trong pháp luật dân sự” là bài viết được đăngtrong Kỷ yếu hội thảo của Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh năm 2017 với bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương với chuyên đề “Quyên khởi kiện tại Toà án là quyên tiếp cận công b>” Với chuyên đề này, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý giải quyết VVDS đến các quy định về quyền khởi kiện của các chủ thê khi khởi kiện.

Trang 11

- “Công lý và quyển tiếp cận công lý — Một số van dé lý luận và thực tiễn” bài viết được đăng trong Kỷ yếu hội thảo của Viện chính sách công và pháp luật năm 2018 với nội dung đề cập đến vai trò của Toà án trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Tác giả Lê Dinh Hoan có luận văn thạc sĩ Luật học " Luật tuc E-dé và sự vận

dung trong quản ly Nhà nước ở tỉnh Đăk-Lắc ".Đây là công trình nghiên cứu về Bộ luật tục của người Ê-đê, đánh giá những giá trị của nó trong điều chỉnh quan hệ xã hội tộc người thiêu số Ê-đê và đưa ra những giải pháp vận dụng luật tục Ê-đê trong

quản lý Nhà nước đối với đối tượng là cộng đồng người Ê-đê ở tinh Dak-Lac.

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Nguyên tắc quyền yêu cau Tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS” của tác giả Bùi Thi Thu Huyền bảo vệ năm 2016 tại Trường Đại học Luật Hà Nội Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu các biéu hiện cụ thé của nguyên tắc Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu phân tích điểm mới của nguyên tắc đó là quy định Tòa án không được từ chối thụ lý giải quyết VVDS vì lý do chưa có điều luật dé áp dụng, cũng như phân tích về quy tắc áp dụng pháp luật khi chưa có điều luật điều chỉnh.

- Luận án tiến sĩ Luật học “Áp dung tập quán trong giải quyết các VVDS của Toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2014 Luận án xây dựng khái niệm tập quán, phân loại tập quán, điều kiện về chủ thê áp dụng tập quán Luận án đã phân tích các VVDS điền hình có áp dụng tập quán dé giải quyết Luận án

phân tích các thành công và hạn chế trong việc áp dụng tập quán đề giải quyết vụ việc tại Toà án nhân dân hiện nay Trên cơ sở luận giải các nguyên nhân của

hạn ché, bat cập trong việc áp dụng tập quán, luận án đưa ra các quan điểm bao đảm áp dụng tập quán và các giải pháp kiến nghị về việc áp dụng tập quán.

Trang 12

- Sách chuyên khảo “Ap dung tập quán giải quyết các tranh chấp

thương mại” của TS Nguyễn Mạnh Thắng do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2016 Nội dung tập trung luận giải những vấn đề lý luậnvề tập quán như khái niệm tập quán, phân loại tập quán, áp dụng tập quán, vai trò của tập quán trong đời sống xã hội và đời sống thương mại, lẽ tất yếu của việc áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại, mối quan hệ giữa tập quán với các loại nguồn khác của pháp luật, nguyên tắc, kỹ thuật

áp dụng tập quán thương mại, môi trường pháp lý, thực tiễn áp dụng và các

chính sách, định hướng và giải pháp liên quan tới áp dụng tập quán Tuy

nhiên, cuốn sách mới chỉ luận giải được một phần rất nhỏ của việc Toà án áp dụng tập quán dé giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại khi pháp

luật chưa có quy định.

- Tài liệu Hội thảo: “Án lệ ở Việt Nam — Thực tiễn áp dụng” do Câu lạc bộ Luật sư thương mại Quốc tế Việt Nam tổ chức vào ngày L7 tháng 03 năm 2017

tại Hà Nội Tại Hội thảo các chuyên gia trình bày thực trang án lệ tại Việt Nam,

công bố và xây dựng án lệ, bình luận các án lệ của Việt Nam Tuy nhiên, Hội thảo chưa giải quyết những van dé lý luận của việc áp dụng án lệ dé giải quyết các VVDS chưa có điều luật áp dụng.

Hội thảo: “Luật tục với thi hành pháp luật” do Tap chí Nghiên cứu Lập

pháp phối hợp với Khoa Luật học, trường Đại học Đà Lạt tiến hành tại trường Đại

học Đà Lạt Tham gia Hội thảo có các nhà nghiên cứu luật học, xã hội học, dân

tộc học, đại biểu Quốc hội, HĐND, đại diện một SỐ CƠ quan tư pháp, cơ quan quản ly nhà nước, một số già làng và sinh viên luật Hội thảo trao đối về kết quả nghiên cứu, khảo sát của Đại học Luật Đà Lạt tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng về quan hệ giữa luật tục với pháp luật, vai trò của luật tục trong quản lý địa phương Trên cơ sở 8 tham luận và nhiều ý kiến thảo luận, Hội thảo đã đưa ra nhiều kết luận quan trọng, trong đó nhắn mạnh: Trong

Trang 13

xét xử, thi hành án, đền bù cần nghiên cứu sâu hơn về luật tục dé có thé có cách

thức thích hợp, vận hành có chọn lọc, hỗ trợ cho việc thi hành pháp luật một cách

hiệu quả - đó cũng chính là việc góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống.

- Tài liệu Hội thảo “Áp đụng tập quán trong xét xử các vụ án dân sự” các

ngày 24, 25 tháng 9 năm 2018 tại Hà Nội được phối hợp thực hiện giữa

TANDTC và Quỹ Hợp tác pháp luật quốc tế Đức IRZ Trong Hội thảo các chuyên gia trình bày về khái niệm tập quán, cách lựa chọn tập quán dé áp dụng giải quyết các VVDS, bình luận các vụ việc đã được Toà án áp dụng tập quán để giải quyết, đưa ra các hạn chế, vướng mắc và đề xuất các giải pháp trong việc áp dụng tập quán để giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dụng Bên cạnh đó, các chuyên gia Đức cũng đưa ra các ví dụ về áp dụng tập quán trong việc giải quyết các VVDS ở Đức.

Bài viết của thâm phán, thạc sĩ Lê Văn Sua (2021), “Ap dung tập quán trong pháp luật dân sự - những vướng mắc, bat cập can hoàn thiện” được đăng trên tạp chí của Nhà Xuất Ban Tư Pháp (nguồn https://nxbtuphap.moj.gov.vn/) Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả bài viết này thông qua việc điểm lại cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tập quán trong lĩnh vực dân sự, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật dân sự

nói riêng trong thời gian tới.

Ngoài ra, có các bài viết trên các tạp chí như: Bài viết của LS Trần Công

Ly Tao (2014), “Pháp luật tương tự trong quan hệ dân sự ” đăng trên tạp chí

Pháp luật dân sự “Tăng cường khả năng tiếp cận công lý cho người dân từ việc

mở rộng thẩm quyên giải quyét VVDS cua Toa an trong BLTTDS” cua TS Lé

Thu Hà đăng trên tạp chí TAND số 4 năm 2015 Bài viết “Quyển tiếp cận cônglý của công dân và nghĩa vụ xét xử của Tòa dn” của TS Ñgô Quốc Chiến đăngtrên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2016 Bài viết “Ap dung lẽ công bằng dé giải quyết tranh chấp dân sự ” của PGS.TS Phùng Trung Tập đăng trên tạp chí Kiểm sát số 11/2017.

Trang 14

Bài viết “Giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng” của Nguyễn Thị Thanh Hương, đăng trên tạp chí Kiểm sát số 7 năm2023 Bài viết phân tích một số khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các vụ việcdân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dung; đồng thời, rút ra một số van đề Kiểm sát viên cần lưu ý trong công tác kiểm sát đối với những vụ việc, tranh chấp phát sinh nhưng chưa có điều luật áp dụng.

Bài viết “Nguyên tắc Toà án giải quyết VVDS chưa có điều luật áp dụng

trong BLTTDS năm 2015” của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà và ThS Vũ Hoang

Anh đăng trên Tạp chí Luật học số 7/2022 Bài viết phân tích, bình luận cácquy định của Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 về nguyên tắc toà án giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng đồng thời chỉ ra các hạn chế, vướng mắc trong quá trình toà án áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, án lệ, các nguyên tắc của luật dân sự và lẽ công bang dé giải quyết các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nguyên tắc này.

Các công trình, bài viết trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề áp dụng pháp luật, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chỉ tiết, đầy đủ và toàn diện về vấn đề này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục dich nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về nguyêntắc Tòa án không được từ chối thụ lý VVDS khi chưa có điều luật đề áp dụng,

thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện nguyên tắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý VVDS khi chưa có điều luật để áp dụng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Với mục tiêu trên, đê tài xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê như sau:

Trang 15

+ Làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về nguyên tắc Tòa án không được từchối thụ ly VVDS khi chưa có điều luật dé áp dụng.

+ Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắcTòa án không được từ chối thụ lý VVDS khi chưa có điều luật dé áp dụng Từ đó, chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.

+ Nghiên cứu đưa ra đề xuất nham góp phần hoàn thiện pháp luật TTDS về nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý VVDS khi chưa có điều luậtđể áp dụng và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này tại các Toà án.

4 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình khoa học nào ở Việt Nam

đi vào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu dưới góc độ lý luận và thực

trạng về vấn đề này Một phần vì đây là quy định mới, thực tiễn áp dụng còn chưa nhiều Luận văn hệ thống được cơ sở lý luận và phân tích thực trạng áp dụng đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật các van đề như:

- Thâm quyền của tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của BLTTDS năm 2015.

- Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật dé áp dụng theo thủ tục chung.

- Các công cụ pháp lý được Toà án áp dụng dé giải quyết VVDS trong trường hợp chưa có điều luật dé áp dụng.

Các kết quả nghiên cứu của dé tài có thé là tài liệu tham khảo cho các tácgiả, các cơ quan, tô chức đào tạo và nghiên cứu, các cơ quan tư pháp như tòaán, viện kiểm sát về trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.

Kết quả nghiên cứu của dé tài cũng là những tài liệu tham khảo hữu ích

cho các sinh viên, học viên cao học, các bên có liên quan trong nghiên cứu đê

Trang 16

tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật dé áp dụng.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận; những quy định

của pháp luật TTDS Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật TTDS về nguyên tắc tòa án không được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa

có điều luật áp dụng tại các Toà án.

- Phạm vì nghiên cứu:

Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp luật về nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý VVDS khi chưa có điều luật

áp dụng tại Việt Nam

Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật vềNguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý VVDS khi chưa có điều luật áp

dụng theo pháp luật Việt Nam 2018 - 2022.

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng nhiều những phương pháp nghiên cứu cơ bản đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, cụ thể:

Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: Những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ nội dung nguyên tắc giải quyết VVDS trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng.

Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này

được học viên vận dụng đề đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, nghiên cứu các quy định của pháp luật của một số quốc gia trên thế giới đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy

định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác

Trang 17

Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dung dé triển khai có hiệu quả các van dé liên quan giải quyết VVDS trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện Cụ thể như trên cởsở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích người viết ding phươngpháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó

- Phương pháp tông kết thực tiễn: Trong quá trình thực hiện luận văn, họcviên đã thu thập, nghiên cứu tông hợp các tài liệu phản ánh thực trạng, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về nguyên tắc giải quyết VVDS trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng, đưa ra kiến nghị hoàn thiện van đề nghiên cứu.

7 Kết cấu luận văn

Chương 1: Những van dé lý luận về nguyên tắc toà án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng.

Chương 2: Quy định của pháp luật việt nam hiện hành về nguyên tắc toà án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng và

thực tiễn thực hiện.

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc toà án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng.

10

Trang 18

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE NGUYÊN TAC

TOÀ ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHÓI THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIÊU LUẬT ÁP DỤNG

1.1 KHÁI NIEM, Ý NGHĨA CUA NGUYEN TAC TOA AN KHONG

ĐƯỢC TU CHOI THU LY VU VIỆC DAN SỰ KHI CHUA CO DIEU

LUAT AP DUNG

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc Toa án không được từ chối thu lý vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng

Một trong những vấn đề cơ bản, cốt lõi của xã hội nhưng đã không được quan tâm, chú ý đúng mức trong suốt thời gian qua, đó là nếu công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ich cla Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm thì đều có quyền khởi kiện yêu cầu TAND có thâm quyền xem xét, giải quyết! Khi một cơ quan, tô chức, cá nhânnhận thấy quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và khởi kiện để yêu cầu Tòaán giải quyết là đó là khi cơ quan, tô chức, cá nhân hiểu và thực hiện quyền được bảo vệ, mặt khác việc thực hiện quyền đó cũng góp phần làm rõ nét đường lỗi của Dang Nhà nước nói chung, vai trò của BLTTDS nói riêng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ich hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việc khởi kiện đó không chỉ là quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà còn là vanđề liên quan đến nhiệm vụ của Tòa án Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đã cho thấy nhiều trường hợp Tòa án từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa có điều luật để giải quyết Thực tiễn đó đã cho thấy vô hình chung công lý, quyền con người,quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô

! Bình luận khoa học Bộ luật Tế tụng dân sự (2017) PGS.TS Trần Anh Tuấn — NXB tư pháp, trang13.

11

Trang 19

chức, cá nhân đã bị xâm phạm Quy định tại Khoản 2 Điều 4 BLTTDS (BLTTDS) 2015 là điều khoản mới và hoàn toàn tương thích với quy định tại khoản 2 Điều 14 BLDS 2015, theo đó quy định: “Téa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường

hop nay, quy định tại Diéu 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng ”

Áp dụng pháp luật trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng trong giảiquyết VVDS là một chế định mới lần đầu tiên được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật TTDS Việt Nam Tại đoạn 2 Khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015 quy định: “VVDS chưa có điêu luật dé áp dụng là VVDS thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm VVDS đó phát sinh và cơ

quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng” Hiểu một cách rõ nghĩa hơn thì “VVDS chưa có điều luật để áp dụng được là VVDS phát sinh từ các quan hệ thuộc phạm vi diéu chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm VVDS đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cau Tòa án giải quyết thì chưa có điều luật quy định về quan hệ đó” Đôi với VVDS chưa có điều luật để áp dụng, theo quy định tại Điều 5, Điều 6 BLDS năm 2015 và Điều 45 BLTTDS năm 2015 sẽ áp dụng tập quán, áp dụng tương

tự pháp luật hoặc áp dụng các nguyên tắc của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công băng để giải quyết.

Như vậy, VVDS chưa có điều luật áp dụng dé được Toa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục TTDS cần đáp ứng các điều kiện sau:

- VVDS phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinhdoanh thương mại và lao động.

- VVDS không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức kháchoặc không được giải quyết ở Toà án theo thủ tục khác

- Tại thời điểm VVDS đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầuTòa án giải quyết thì chưa có điều luật quy định về quan hệ đó.

12

Trang 20

Khi VVDS đáp ứng day đủ các điều kiện này thì Toà án phải có trách nhiệm thụ lý, giải quyết VVDS theo thủ tục TTDS Khi giải quyết VVDS chưa có điều luật dé áp dụng, Toà án áp dụng nhiều quy phạm pháp luật khác nhau Đó là, các quy phạm của pháp luật TTDS quy định về nguyên tắc xác định thâm quyền của Tòa án, thành phan giải quyết và trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết VVDS, nguyên tắc giải quyết VVDS chưa có điều luật áp dụng (áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật hay áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ và lẽ công bằng) thì còn có cả các quy phạm của pháp luật dân sự quy định về khái niệm và điều kiện áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật hay áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ và lẽ công bang trong giải quyết VVDS chưa có điều luật dé áp dụng Bởi vay, khi thụ lý giải quyết VVDS chưa có điều luật áp dụng Tòa án phải căn cứ vào cả các quy phạm pháp luật TTDS và các quy phạm pháp luật dân sự Việc giải quyết VVDS theotrình tự, thủ tục TTDS là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiền hành tố tụng đặt ra yêu cầu tất yếu là tuân thủ pháp luật một

cách khách quan.

Như vậy, có thê hiểu nguyên tắc Toà án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng là định hướng, tư tưởng chỉ đạo có tính bắt buộc chung, thể hiện quan điển có tính định hướng của Nhà nước trong việc thụ lý, giải quyết VVDS khi chưa có điều luật áp dung trong đó xác định một VVDS thoả mãn các điều kiện nhất định do pháp luật quy định thì Toà án phải thụ lý, giải quyết VVDS đó theo thủ tục TTDS, đồng thời Toà án dựa vào các quy định về xác định thẩm quyển của Tòa án; các quy định về trình tự, thi tục thụ lý, giải quyết VVDS và các quy định về áp dụng theo thoả thuận, áp dụng tập quán, áp dụng án lệ, áp dụng tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản

của pháp luật và lẽ công bằng để giải quyết VVDS chưa có điều luật áp dụng.

13

Trang 21

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc Toà án không được từ chối thụ lý vụviệc dân sự khi chưa có điều luật áp dụng

Nguyên tắc Toà án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự khi chưa cóđiều luật áp dụng ra đời được xem là quy định mới có tính đột phá và mang nhiều lại nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất, có thể thấy rằng khi quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức bịxâm phạm, tranh chấp hoặc cần phải được bảo vệ thì phải có cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp, mẫu thuẫn giữa các đương sự Do đó, khi các cá nhân, cơ quan, tô chức mong muốn Toa án giải quyết VVDS và bảo vệ quyền lợi của mình thì Toà án không được từ chối với lý do không có căn cứ pháp lý đề giải

quyết Do vậy nguyên tắc này ra đời được xem là tiến bộ nhằm bảo vệ, tôn trọng các quyền của con người đã được pháp luật và hiến pháp công nhận, là cơ sở dé Tòa án thụ lý, giải quyết các VVDS trong trường hợp chưa có điều

luật áp dụng.

Thứ hai, Tòa án nhân dân là cơ quan được giao nhiệm vụ bảo vệ công lý.

Bên cạnh ý nghĩa bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận công lý của công dân cũng như bảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong cả trường hợp VVDS chưa có điều luật áp dụng thì nguyên tắc đó còn ràng buộc trách nhiệm của Tòa án với tư cách là cơ quan tiến hành tổ tụng, là cơ quan xétxử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp dé bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ich của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân.

Thứ ba, phải khăng định rằng việc quy định nguyên tắc trên đã góp phầnhoàn thiện cơ chế pháp luật trong việc bảo vệ quyền dân sự, bao quát được

gần như tuyệt đối mọi tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động đều có thể được giảiquyết tại Tòa án.

14

Trang 22

Ngoài những quyền dân sự bị hạn chế theo quy định của luật đã được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật thì tất cả các quyền dân sự khác phải được

tôn trọng, bảo vệ Theo quy định của BLDS và các quy định tại luật khác có

liên quan, khi các chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì các chủ thể sẽ tự bảo vệ quyền dân sự hoặc bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thâm quyền được thực hiện, từ đó thé hiện tính hòa giải giữa các bên trong quan hệ dân sự Tuy nhiên tính bắt buộc, áp

dụng chế tài của biện pháp này không cao Do vậy thường xảy ra các trường hợp khi các bên chủ thé không tự bảo vệ hoặc đã áp dụng phương thức tự bảo

vệ nhưng không hiệu quả thì họ sẽ thực hiện việc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thâm quyền sử dụng quyên lực nhà nước dé can thiệp [10, tr26] Và lúc này phương thức bảo vệ quyền dân sự yêu cầu cơ quan, tô chức có thấm quyên giải quyết trở thành phương thức tối ưu được áp dụng phô biến Tuy nhiên, do tác động của hội nhập, đôi mới và phát triển, các quan hệ dân sự luôn vận độngtheo dòng chảy của xã hội, nên dù các nhà làm luật có cố găng tới đâu, làm tốt

đến thế nào, dù pháp luật thành văn có cô gang điều chỉnh theo từng thời điểm đến đâu thì cũng sẽ không thé hoản chỉnh, hoàn thiện và bao quát hết mọi quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống xã hội hàng ngày.

Thứ tư, bên cạnh những ý nghĩa mang tính phổ quát lớn, ta cũng thay đượcrằng, việc ra đời của nguyên tắc toà án giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều

luật áp dụng dé khắc phục phần nào sự thiếu sót của luật thành văn hiện hành, và sẽ là một trong những yếu tô góp phần giải quyết một số hạn chế, vướngmắc trong quá trình toà án áp dụng tập quán, tương tự, án lệ

Có thể thấy, quy định này hướng tới mục tiêu lớn nhất là bất kỳ quan hệ pháp luật dân sự nào phát sinh trên thực tế, bất kỳ tranh chấp dân sự nào giữa các chủ thé đều có căn cứ dé giải quyết hoặc được giải quyết tại cơ quan có thâm quyền Từ đó, tránh trường hợp các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là Tòa án

15

Trang 23

sẽ từ chối thụ lý và giải quyết vụ việc với lý do không có căn cứ pháp lý đề giải quyết trên thực tế.

1.2 CO SO KHOA HỌC CUA VIỆC QUY ĐỊNH TOA ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHÓI THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIÊU

LUẬT ÁP DỤNG

1.2.1 Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ

việc dân sự tại Toà án

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì quyền con người là một phạm trù có nhiều định nghĩa khác nhau và là một vấn đề được quan tâm do còn nhiềutranh cãi Quan điểm thứ nhất xây dựng luận điểm và chứng minh rằng quyềncon người là quyên tự nhiên (natural rights), là bam sinh, và mọi cá nhân đềuđược hưởng quyền đó chỉ bởi vì họ là một con người; không bị phụ thuộc vào các yếu tố khác như xã hội, nhà nước, pháp luật, văn hóa, vì vậy, không một ai, không một chủ thé nào có quyền năng dé tước đoạt đi quyền đó của cá nhân con người Tuy nhiên, đi ngược lại với quan điểm trên thì lập luận lại cho rang quyên con người là quyền pháp lý (legal right), không phải là quyền bam sinh,

tự nhiên mà nó phải được nhà nước xác định thông qua các quy phạm pháp luật

hoặc hình thành từ truyền thống văn hóa nơi con người đó sống và sẽ bị phụthuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố khác của các xã hội Mặcdù có sự khác biệt rõ ràng giữa hai luồng quan điểm, tuy nhiên trên thực tế hiện nay các văn kiện pháp luật của các quốc gia đều thé hiện quyền con người theo quan điểm đó vừa là quyền tự nhiên, vừa là quyền pháp lý Có thé thấy rang, dù quyền con người được hiểu theo quan điểm nào thì việc thực hiện nó vẫn cần có sự can thiệp của pháp luật.

Một trong những định nghĩa về nhân quyền được sử dụng phổ biến hiện nay là định nghĩa được đưa ra bởi Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền

con người (Office of High Commissioner for Human Rights -OHCHR) đưa ra

16

Trang 24

định nghĩa về nhân quyền: “quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal quarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm ton

hai dén nhan pham, những su được phép (entitlements) và tự do cơ ban

(fundamental freedoms) của con người”.

Dé tiếp cận công lý thì việc khởi kiện, yêu cầu toà án được xem là côngcụ pháp lý hữu hiệu Việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong giải quyết VVDS theo pháp luật Việt Nam luôn gắn với trách nhiệm của Tòa án Điều § Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 có ghi "Mọi người đều có quyền được bảo vệ băng các Tòa án quốc gia có thâm quyền với phương tiện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi vi phạm các quyền căn bản đãđược Hiến pháp và pháp luật công nhận".

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Dang Cộng sản ViệtNam đã đề ra mục đích và lộ trình xác định rõ mục tiêu Chiến lược cải cách tưpháp của Việt Nam xác định công lý và bảo vệ công lý là mục tiêu hang dau,

đảm bảo cơ sở chính trị cho hoạt động cải cách tư pháp Theo đó, Văn kiện xác

định: “ bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con Hgười, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích cua Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân ”5

Phải khang định rang những sửa đổi, bổ sung được quy định trong Hiếnpháp năm 2013 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 28/11/2013 đã kế thừa tinh thần về quyền con người của Hiến pháp 1992 và có những phát triển quan trọng về quyền Con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Với sự thay đôi đó, thay vì chỉ gọi là “quyển và nghĩa vụ của công dân” như tat cả

? Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc — OHCHR (2006), Freequently Asked Questionson a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, trang 1.3 Đảng cộng san Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Dai biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòngTrung ương Dang, Hà Nội, trang 114.

17

Trang 25

các bản Hiến pháp như trước đây thì lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyén con người” trở thành tiêu đề của tên Chương Mục đích cuối cùng của Hiến pháp 2013 là nhằm khang định và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công

dân và tất cả mọi người!.

Kế thừa các quy định từ Hiến pháp 2013, BLDS 2015, BLTTDS 2015 đãquy định điểm mới Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS với lý dokhông có điều luật để áp dụng Qua quy định trên, quyền con người, quyền công dân của đương sự được thé hiện nỗi bật, đó là việc quy định quyền yêu

cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp So với BLTTDS năm 2004, Bộ luật

TTDS năm 2015 đã mở rộng quyền công dân tiếp cận Tòa án dé yêu cầu bảo

vệ quyên, lợi ích hợp pháp.

Quyên con người, quyền công dân có thể được hiểu là những quyên lợimà con người có quyền yêu cầu, đòi hỏi được bảo đảm, và sự bảo đảm đó được

thực hiện thông qua các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Mục tiêu hàng đầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, của chiến lược phát triển kinh tế — xã hội của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Xét cho cùng thì công lý có thé được hiểu là việc bảo đảm sự công bằng, bình đăng giữa con người với con người đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, người này không được phép làm phương hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nếu

có sự vi phạm về quyên và lợi ích hợp pháp của người khác thì người đó sẽ phải

chịu trách nhiệm và trả giá cho những phương hại mà mình đã gây ra.

1.2.2 Bảo đảm quyên tiếp cận công lý của công dân

Có thê hiểu công 1ý là một giá trị, là lẽ phải, sự thật, chân lý, công bang,

đạo lý, lợi ích chung của xã hội, pháp luật Toà án là hiện thân của công lý,

* Tạp chí TAND - Mối quan hệ giữa công lý và quyền con người — Ths Hoàng Thị Bích Ngọc.5 Tạp chí Tòa án - Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam - GS.TS Võ Khánh Vinh;

18

Trang 26

của chế độ tư pháp Từ trong lịch sử đến nay khi nói đến công lý, nói đến chế độ tư pháp nghĩa là nói đến Toa án Toà án là biểu #ợng của công lý, của chế độ tư pháp Niềm tin vào công lý là niềm tin vào Toả án Toà án là thiết chế bảo

vệ công ly tức là bảo vệ các giá tri xã hội chung thông qua xét xử và đưa ra

phán quyết về các tranh chấp, xung đột trong xã hội, là cơ quan bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là cơ quan bảo vệ pháp luật, phục hồi các quyền đã bị vi phạm Toà án với tư cách là chủ thể trung tâm của quyền tư pháp có vai trò duy tri và bảo đảm công lý, bảo đảm sự an toàn pháp lý, các quyền con người, các quyền công dân Toà án nhân danh công lý phán quyết về các hành vi vi phạm pháp luật, các tranh chấp, xung đột trong xã hội, buộc các cá nhân, tổ chức chịu sự phán quyết đó thi hành phán quyết đã được đưa ra.

Khi người dân tiếp cận đến Toà án thì điều đó cũng có nghĩa là người dântiếp cận đến công lý, tin tưởng vào công lý, tìm kiếm công lý ở Toà án Do vậy, tiếp cận của người dân đến Toà án tức là người dân tiếp cận đến công lý, cần đến công lý.

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về tiếp cận công lý (access to justice) Phố biến nhất, có thê hiểu là quyền được xét xử công băng bởi tòa án” Đây là cách hiểu mang tính truyền thống được ghi nhận từ lâu trong các văn kiện pháp lý quốc tế Điều 8 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền (UDHR) năm 1948 quy định: “Mọi người đều có quyền được các tòa án quốc gia có thắm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu dé chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ đã được hiến pháp hay pháp luật quy định” Điều 10 của Tuyên ngôn này cũng khắng định: Mọi người đều bình đăng về quyền được xét xử công băng và công khai bởi một toà án độc lập và khách quan để xác

định các quyên và nghĩa vụ của họ, cũng như về bat cứ cáo buộc hình sự nào

5 Vũ Công Giao, Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền, Tạp chí Khoa học Đạihọc Quôc gia Hà Nội, Luật học 25, năm 2009, tr 188.

19

Trang 27

đối với họ” Điều 6 Công ước Châu Âu về Nhân quyền năm 1950 cũng khẳng định: “Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai trong một

khoảng thời gian hợp lý, bởi một tòa án độc lập và vô tư được thành lập theo

luật định”.

Khái niệm "quyền được xét xử công bằng" trong TTDS đã được Tòa án nhân quyền Châu Âu đề cập từ rất sớm, và được giải thích bao gồm một tập hợp các quyền va bảo đảm về mặt tố tụng như: quyền tiếp cận công lý (tiếp cận tòa án) một cách thực tế và hữu hiệu, quyền bảo vệ và có luật sư bảo vệ, quyền tranh tụng, quyền bình dang giữa các đương sự, đặc biệt là trong việc cung cấp chứng cứ và tiếp cận chứng cứ, quyền được xét xử kịp thời trong một thời hạn hợp lý, quyền được xét xử công khai và bằng lời nói” Các nguyên tắc này là nên tang cho việc xây dựng quy định pháp luật TTDS ở các quốc gia, dù là

quốc gia thuộc mô hình tố tụng tranh tụng hay mô hình tố tụng thẩm van và

Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trong hai phương thức được pháp luật quy định dé bảo vệ quyền dân sự khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì phương thức yêu cầu đến các cơ quan, tô chức có thâm quyền được áp dung gần như phô biến bởi thực tiễn đã chứng minh răng hiệu quả nhất của tiếp cận công lý là tìm kiếm sự công bang, khắc phục sự bat công, thiệt hại, tổn thương thông qua các thiết chế quyên lực của nha nước, đặc biệt là thiết chế tư pháp - Tòa án.

Dé công dân có thể tiếp cận công lý khi họ khi lựa chọn phương thức giải quyết ở Tòa án thì trước hết là Tòa án phải dễ tiếp cận, phải bảo đảmcho tất cả các đương sự, những người đang bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp được thấy quyền lợi của mình được xem xét bảo vệ mà không gặp phải khó khăn gì Tòa án có thầm quyền phải có trách nhiệm thụ lý vụ án dé

7 Nguyễn Thị Hương, Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự - Những van dé lý luận và thực tiễn, Luậnán Tiên sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019, trang 156.

20

Trang 28

giải quyết theo quy định của pháp luật, có nghĩa vụ hướng dẫn cho các bên hoặc chuyên đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đến Tòa án có thâm quyền và báo cho người khởi kiện, người yêu cầu nếu VVDS thuộc thâm quyên giải quyết

của Tòa án khác, bảo đảm vụ việc được xét xử một cách nhanh chóng, hợp

lý, tránh kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên và tốn kém vềthời gian, tiền của của cá nhân và Nhà nước Nghị quyết 49-NQ/TW đã khăngđịnh: “Các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm” Do vậy, có thé thấy rằng việc quy định về nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là một trong những nguyên tắc căn bản làm cơ sở dé đảm bảo cho quyên tiếp

cận công lý của công dân.

1.2.3 Xuất phát từ thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự

Khi mà xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phong phú và vượt quá tầm kiểm soát của pháp luật thực tại thì tạo ra một vấn đề nhức nhối đó là tòa án trả lại đơn khởi kiện do chưa có luật điều chỉnh Khi mà phương thức tự bảo vệ không được thực hiện, và đến cả phương thức yêu cầu cơ quan có thẩm quyên bảo vệ nhưng lại bị từ chối thì hệ lụy đó dẫn đến công lý, quyền con người, quyền công dân không được bảo đảm thực hiện Trên thực tế có rất nhiều vụ việc người dân khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết

vụ, việc dân sự như tranh chấp về mộ phan, chăm sóc mồ ma hay kiện đòi các

giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, quyên nhân thân bị Tòa án từ chối vìkhông thuộc thẩm quyền Và nguyên nhân sâu xa của việc từ chối giải quyết những vụ việc như trên của các Tòa án xuất phát từ sự bất cập của pháp luật dân sự quy định về phạm vi điều chỉnh và thâm quyền giải quyết vụ, việc dân sự trong BLTTDS trước đây Việc nêu rõ phạm vi điều chỉnh cũng như thâm

21

Trang 29

quyền điều giải quyết vụ việc của Tòa án vô hình chung trở thành cánh cửa đóng và bó hẹp quyền của cơ quan tư pháp duy nhất có thâm quyền xét xử, giải quyết các tranh chấp Trong khi đó, trái ngược với sự tĩnh của pháp luật thànhvăn của từng thời điểm thì các quan hệ dân sự trong xã hội như một mạch ngầmdang không ngừng thay đôi, đa dạng, phong phú, biến đổi từng ngày.

Vi dụ, việc kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay hộ khẩu trong các quan hệ dân sự thì Tòa án không giải quyết vì theo quy định của

BLDS 2005, giấy tờ nói trên không phải là tài sản bởi vì luật cũng đã liệt kê “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”

Tình trạng tòa án trả lại đơn cho đương sự vì lý do không thuộc thâm quyền trong đó có không thuộc thẩm quyền về vụ việc là rất nhiều dẫn đến việc quyên dân sự, quyên tiếp cận công lý đã được đảm bảo.

Việc từ chối giải quyết những vụ, việc nói trên của Tòa án có thé đúng với quy định của pháp luật lúc đó nhưng không hợp lý và không đúng với tinh thần của học thuyết nhà nước pháp quyền mà Việt Nam tuyên bó, theo đuôi Không phủ hợp với xu thé của nhận loại là giải quyết tranh chấp phải bằng con đường tư pháp, có như vậy mới bảo đảm tính công băng, công khai và minh bạch.

Quy định như trên không những không bảo vệ triệt để các quyền con người, quyền dân sự của cá nhân, tổ chức mà còn tạo ra những bất 6n xã hội Đó là tình trạng người dân khi yêu cầu cơ quan tư pháp giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ nhưng lại bị từ chối giải quyết, và khi không “nhờ” được công quyền thì họ sẽ tự giải quyết tranh chấp theo nhữnghình thức đi ngược với pháp luật, đi ngược với chuẩn mực xã hội Việc tự giải quyết này dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội, làm bat 6n xã hội và xâm phạm đến

tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, và ở đâu có tình trạng người dân

tự giải quyết tranh chấp mà không theo pháp luật, thì ở đó công lý bị chà đạp,

niêm tin vào công quyên bị xói mòn

22

Trang 30

Việc quy định nguyên tac Toa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dan sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng đã góp phần hạn chế của pháp luật trước đây và chấm dứt tình trạng từ chối của Tòa án khi người dân yêu cầu.

Bảo vệ triệt để quyền con người và quyền công dân trong việc thực hiện quyềnkhởi kiện tại co quan công quyền.

Nhà nước pháp quyền được hình thành trước hết với tính cách là một triếtlý, một lý thuyết về việc xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lực (nhà nước) với con người, với xã hội thông qua sự đánh giá vai trò và tính chất của

pháp luật” Đây là thành qua to lớn của xã hội loài người mà Việt Nam đang

tiếp thu, xây dựng đòi hỏi chúng ta phải ban hành một hệ thống pháp luật cụ thé, đầy đủ, rõ ràng, minh bach dé người dân có thé dé dàng tiếp cận, dé hiểu, qua đó biết mình được làm gi, không được làm gi, và công quyền phải đáp ứng những yêu cầu chính đáng của nhân dân.

1.3 NỘI DUNG CUA NGUYÊN TAC TOA ÁN KHONG ĐƯỢC TỪ CHOI THU LY VU VIEC DAN SU KHI CHUA CO DIEU LUAT AP DUNG

Sau khi Toa án thụ lý VVDS khi chưa có điều luật áp dung thì Toà án phải giải quyết VVDS đó Do đó, để Toà án thụ lý, giải quyết VVDS chưa có điều luật áp dụng chính xác và đúng pháp luật thì nguyên tắc này gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, xác định điều kiện VVDS chưa có điều luật áp dụng được Toà

án thụ lý

Đề bảo đảm việc thụ lý, giải quyết nhanh chóng và đúng đắn VVDS chưa có điều luật áp dụng thì Tòa án thụ lý, giải quyết VVDS khi đáp ứng các điềukiện nhất định:

+ VVDS phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh thương mại và lao động.

8 Trang thông tin Nghiên cứu lập pháp - Nhà nước pháp quyền.xã hội chủ nghĩa Việt Nam - những

giá trị, đặc trưng phô biến và tính đặc thù - GS.TSKH Đào Trí Úc.

23

Trang 31

+ VVDS không thuộc thâm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc không thuộc thâm giải quyết của Toà án nhưng theo thủ tục khác như thủ tục tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, thủ tục tuyên bố phá sản.

+ Tại thời điểm VVDS phát sinh và có yêu cầu thì chưa có quy định phápluật giải quyết.

Thứ hai, Toa án lựa chọn công cụ pháp lý dé giải quyết và ra phán quyết đối với VVDS chưa có điều luật áp dụng.

Ngay cả trong những lĩnh vực thuộc về nhà làm luật, cũng có hàng loạt những chi tiết vượt ra ngoài khả năng của họ, vi ly do những chi tiết này quá gây tranh cãi hoặc thay đổi thường xuyên dé có thé đưa vào luật”” Chính luật gia Portalis, một trong bốn tác giả của BLDS Pháp năm 1804 đã đúc kết về những “thiếu sót”, “lỗ héng” của luật thành văn như sau: “Doi hỏi của xãhội rất phong phú, sự trao đổi giữa con người vô cing năng động, lợi ích củacác cá nhân là rất đa dạng và quan hệ giữa con người với nhau là rất phongphú, cho nên nhà làm luật không thé nào làm hết mọi thứ Và rằng “một đạo luật cho dù trọn vẹn đến đâu cũng không thẻ nào giải quyết được hàng nghìn câu hỏi mà người thâm phán bat ngờ phải đối mat” Công lý chỉ có thể được

bao đảm với sự thừa nhận các căn cứ pháp lý khác ngoài luật thành văn như:dựa trên sự thoả thuận của đương sư hay áp dụng tập quán, áp dụng án lệ, áp

dụng tương tự pháp luật và áp dụng các nguyên tắc của pháp luật, lẽ công bang Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên dé áp dụng các công cụ pháp lý này như thé nào còn có nhiều quan điểm khác nhau Nói tóm lại, luật thành văn dù có chặt chẽ, rõ ràng, én định Song cũng ấn chứa những hạn chế cô hữu là cứng nhắc, giáo điều và nhiều khi đi sau thực tiễn cuộc sống Chính những điểm yếu này làm cho văn bản quy phạm pháp luật, dù rất cần thiết vẫn không

2 Portalis, Exposé des motifs du Titre préliminaire, Fenet, Tome IV, tr 43‘0 Portalis, Exposé des motifs du Titre préliminaire, Sdd

24

Trang 32

hoàn toàn đủ dé điều chỉnh các quan hệ xã hội Muốn khắc phục những hạn chế ké trên, cần có nhiều giải pháp mà một trong những giải pháp quan trọng là đa dang hóa nguồn pháp luật.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, thứ tự dé Toà án áp dụng giải quyết VVDSchưa có điều luật áp dụng là 1) sự thoả thuận của các bên; 2) tập quán; 3) tươngtự pháp luật; 4) nguyên tắc của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng

Quan điểm thứ hai cho rằng, thứ tự áp dụng các công cụ pháp lí để giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng như sau: 1) sự thoả thuận cua các bên; 2) tập quán; 3) án lệ; 4) tương tự pháp luật; 5) nguyên tắc của pháp luật dân sự, lẽ công bằng!!.

Theo tác giải thì quan điểm thứ hai hợp lý hơn:

- Cơ sở đầu tiên dé toà án giải quyết VVDS chưa có điều luật áp dụng làsự thoả thuận của các bên khi sự thoả thuận của các đương sự xuất phát từ ýchí tự nguyện, không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xãhội Bởi vì, bản chất của các quan hệ dân sự là tự do ý chí, bình đăng và tự

định đoạt.

- Ưu tiên thứ hai sau thoả thuận của các đương sự là tập quán Bởi lẽ, Việt

Nam có hệ thống tập quán phong phú điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ xã hội như tập quán thương mại, tập quán giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, tập quán giải quyết các vụ việc dân sự Hơn nữa, xét về hiệu quả

của việc áp dụng thì tập quán có mức độ cao hơn so với án lệ, tương tự pháp

luật bởi: 1) tập quán là một phần văn hoá, truyền thống, thói quen của cộng

đồng; 2) tập quán có tính pho bién, gan gũi với các đương sự trong quan hệ dân sự đang giải quyết nên các bên tự nguyện, tự giác thực hiện hơn; 3) tập quán là các quy phạm xã hội trực tiếp điều chỉnh các quan hệ mà toà án đang giải quyết;

!! Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hoàng Anh (2022), Nguyên tắc Toà án giải quyết VVDS chưa có điềuluật áp dụng trong BLTTDS năm 2015, Tạp chí Luật học sô 7/2022, tr 11.

25

Trang 33

4) tập quán xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thé nên thuận lợi cho toà án giải quyết vụ việc dân sw".

- Sau tập quán thì toà án áp dụng án lệ Ở đây, cần phải ưu tiên áp dụng ánlệ trước áp dụng tương tự pháp luật Bởi vì, trong nhiều trường hợp, án lệ đãbao gồm cả việc giải thích, luận giải cho việc áp dụng tương tự pháp luật.

- Sau án lệ, Toà án áp dụng tương tự pháp luật.

- Sau áp dụng tương tự pháp luật thì toà án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, lẽ công bằng.

Thứ ba, ché tài xử lý áp dụng cho thắm phán vi phạm nguyên tắc tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có luật áp dụng.

1.4 QUY ĐỊNH CUA MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI VE

NGUYEN TAC “BAT KHANG THU LY” VÀ BÀI HỌC KINH NGHIEM

CHO VIET NAM

Quyên con người luôn luôn được ghi nhận va đảm bảo bởi luật pháp va các hiệp định, pháp luật quốc tế, những nguyên tắc chung của pháp luật và những nguồn luật quốc tế khác Luật quốc tế về quyền Con người giao cho quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện hành động với mục tiêu khuyến khích và bảo vệ quyền và tự do cơ bản của con người Va để quyền yêu cầu bảo vệ công lý, quyền COn người, quyền công dân được thực hiện thì việc tiếp cận công lý là van dé thực sự được quan tâm Rất nhiều quốc gia quy định quyền tiếp cận công lý của con người Có thê nói, đây là một trong những bảo đảm quan trọng giúp cho con người có thé nương nhờ đến cơ quan có thâm quyên giải quyết khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Bất khăng thụ lý được xem là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, bao gồm hệ thống luật thành văn và luật bất thành văn (hay Châu Âu

'? Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hoàng Anh (2022), Nguyên tắc Toà án giải quyết VVDS chưa có điềuluật áp dụng trong BLTTDS năm 2015, Tạp chí Luật học sô 7/2022, tr 11, 12.

26

Trang 34

Lục địa và Thông luật Nguyên tắc này xuất phát từ châm ngôn “Luật pháp không tự thân quan tâm đến các tiêu tiết” !3 Theo đó, nguyên tắc cơ bản trong hệ thông luật là khi phát sinh một vụ việc mà tòa án không tìm thấy ánlệ hay quy định của pháp luật thành văn thì tòa án đó tự thấy nghĩa vụ phảitìm đến các nguyên tắc của chính sách công cộng, và châm ngôn đó được sửdụng như các hỗ trợ sáng tạo dé thiết lập các án lệ mới trong thâm quyền củatòa án, và là cơ sở pháp lý quan trọng dé người dân bước đầu được tiếp cận công lý tại Tòa án và hạn chế được tình trạng Tòa án trả lại đơn khởi kiện thiếu căn cứ'“ Nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm ghi nhận nguyên tắc đó trong Hiến pháp và các bộ luật của mình.

Điều 4 của Bộ luật Napoléon năm 1804 cũng có cách tiếp cận tương tự khi quy định: “Tham phán nào từ chối xét xử, với lý do luật không quy định,

quy định không rõ ràng hoặc không day đủ, thì có thê bị truy t6 về tội từ chối công lý (xét xử)” Nhằm cụ thể quy định này, Điều 434-7-15 Bộ luật hình sự Pháp ngày 01/03/1994 quy định: Nếu Thâm phán từ chối công lý khi đã được yêu cau và tiếp tục từ chối công lý mặc dù đã được cảnh báo hoặc cấp trên ra lệnh thì bi phạt tiền 7 500 Franc và cam đảm nhiệm các chức vụ công quyền từ 5 đến 20 năm Hình phạt cũng được đề cập đến trong quy định của Bi, theo đó, khi thâm phán từ chối công lý sẽ bị phạt tiền từ 200 euro đến 500 Euro hoặc có

thé cam đảm nhiệm chức vụ hoặc công việc trong lĩnh vực công quyên.

Vấn đề về hình phạt này cũng được quy định trong Luật hình sự củaLuxembourg có quy định: nếu Thâm phán xâm phạm các quyền tự do và cácquyên hiến định khác sẽ bị phạt tù từ 15 ngày đến 1 năm)Š.

!3 Lê Quang Vy, Lương Văn Trung, Lẽ công bằng, công lý và tòa án

- Xem: http://www.thesaigontimes.vn/132061/Le-cong-bang-cong-ly-va-vai-tro-cua-toa-an.html

4 Trang nghiên cứu lập pháp - Nguyên tắc “quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của đương sự” - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, THS Vũ Hoàng Anh.

15 Ngô Quốc Chiến (2016), “Quyền tiếp cận công lý của công dân và nghĩa vụ xét xử của Tòa án”

Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (03), tr 15 - 16

27

Trang 35

Điều 10 BLTTDS của Québec quy định: “Toa án không được từ chối xétxử vì lý do luật không quy định, luật tối nghĩa hay thiếu sót”!5

BLTTDS Liên Bang Nga đã quy định tại Điều 3: "Mọi thỏa thuận từ chối

quyền khởi kiện đều vô hiệu".

Cũng chính với tinh thần vì công lý này mà pháp luật nhiều nước như NhậtBản, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha đã quy định: nếu thâm phán từ chối đưa ra phán quyết với lý do pháp luật không quy định về vấn đề đó, quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, có thể bị kiện vì phủ nhận công lý.

Tham chí, thẩm phán có thê bị truy tô về tội không thực hiện nghĩa vụ xétxử Do vậy, thẩm phán phải thụ lý và đưa ra phán quyết.

Cũng với tinh thần đề cao quyền con người trong việc ghi nhận quyền được tiếp cận công lý, nhưng với cách gọi khác “Từ chối công lý” pháp luật của một số nước cũng đã sớm ghi nhận quyền này vào Hiến pháp và Bộ luật của quốc gia.

Theo J Paulsson, sự từ chối công lý có thể được công nhận trong các trường hợp sau: “tir chối tiếp cận tòa án dé bảo vệ các quyền hợp pháp, từ chốiquyết định, sự chậm trễ vô lương tâm, biểu hiện sự phân biệt đối xử, tham những, hoặc phụ thuộc vào áp lực điều hành ” !Š

Từ chối công lý trong trọng tài quốc tế liên quan đến các hành vi hoặc sự thiếu sót trong co quan tư pháp của một Quốc gia mà một Quốc gia có thé phải

chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế Mặc dù cơ quan tư pháp là một cơ quan độclập về mặt chức năng với cơ quan hành pháp và chính phủ của Nhà nước, nó vẫn là một cơ quan của Nhà nước Kết quả là, Các quốc gia có thể phải chịu

trách nhiệm quôc tê về các hành vi và sự thiêu sót của tòa án của ho”?

'6 http://legisquebec.gouv.qc.ca/en/ShowDoc/cs/C-25.01

7 https://www.wipo int/edocs/lexdocs/laws/en/ru/ru08 len pdf

'8 J Paulsson, Từ chối công lý trong luật quốc tế (2009), P 204.

!9 Mourre và A Vagenheim, Một số bình luận về sự từ chối công lý trong luật quốc tế công và tư sau

Loewen và Saipem M.-A Fernandez-Ballester và D Hình ảnh trình giữ chỗ Arias lozano (eds), Cuénsách về những cuộc tàn sát của Bernard (2010), P 851.

28

Trang 36

Một án lệ của Tòa án liên bang Canada” có tính ràng buộc cao nhất -cho rang, “bat kỳ sự thiếu sót nào đối với lẽ công băng có ảnh hưởng đến tiến trình tố tụng có thé bị xem như là sự chối từ công lý (xét xử).

Như vậy, ở các nước theo truyền thống pháp luật án lệ quy định khi giảiquyết các tranh chấp dân sự, khi mà không có quy định pháp luật hoặc quy địnhcủa pháp luật không rõ rang các thâm phán sẽ áp dụng án lệ hoặc trong trườnghợp không có án lệ thì chính các thâm phán sẽ là người tao ra án lệ Theo đó, ở

các quốc gia trong hệ thống pháp luật Common Law, án lệ cũng được hình thành thông qua con đường xét xử bởi thâm phán, nhưng không chỉ dừng lại ở sự sáng tạo của thâm phán khi giải thích các quy định của pháp luật thành văn mà còn là sự sáng tạo của thâm phán đối với việc giải quyết các vụ việc mà chưa có quy định của cơ quan quyền lực nha nước, các phán quyết đó có thêđược đưa ra bởi các lập luận của thâm phán dựa trên công lý, lẽ công bằng vàlẽ phải nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người dân Những án lệ đó được gọilà “luật làm ra bởi thẩm phán”, là sự ủy quyền của cơ quan quyền lực cho các cơ quan tư pháp trong hoạt động lập pháp Đây là điểm rất quan trọng trong lý luận về án lệ, và với sự thừa nhận việc sáng tạo ra pháp luật của thâm phán thì giá trị của án lệ sẽ được phát huy hơn rất nhiều, đặc biệt là với vai trò là nguồn luật bổ khuyết cho luật thành văn?! Mặc dù án lệ ở các nước theo truyền thống pháp luật án lệ có những điểm khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung, các nước này đều coi án lệ là nguồn luật cơ bản, chủ yếu và có giá trị ràng buộc khi áp dụng.

Ở các nước theo truyền thống pháp luật dân sự cũng quy định về việc Toà án không được từ chối giải quyết VVDS chưa có điều luật áp dụng Trongtrường hợp này, Tòa án có nghĩa vụ tìm mọi phương tiện pháp lý khác dé thực

20 Phán quyết Corpuz Ledda c Canada(Sécurité publique et Protection civile), 2012 CF 811, au

paragraphe - Xem: https://www.canlii.org/fr/ca/cfpi/doc/2012/2012cf8 1 1/2012cf811.pdf

?! Trường Dai học Luật Hà Nội, Án lệ - Lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và một số nước, Kỷ yếu Hội

thảo khoa học quốc tế, Hà Nội, 2017, tr 77.

29

Trang 37

hiện nhiệm vu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, tự do của con người, của công dân Việc đa dạng hóa các loại nguồn pháp luật trong điều kiện này là vô cùng

cấp thiết Trong điều kiện đó, án lệ là một nguồn rất quan trọng, thậm chí việc

vận dụng tương tự pháp luật, các nguyên tắc pháp lý để giải quyết VVDS khichưa có điều luật áp dụng.

Ở Việt nam, trong lịch sử nguyên tắc này cũng được thừa nhận trong nhiềubộ luật trước năm 1945 và ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cụ thể: Điều 5 của BLDS Bắc Kỳ quy định: “Phàm Thâm phán lấy cớ rằng luật không quy định, không rõ hay là không đủ mà thoái thác không xét xử thì có thé bị truy tố về tội danh bat khang thụ lý” Điều 4 Bộ Dân luật giản yếu Nam Ky 1883 quy định: “Tham phán nào từ chối phán xét vi ly do luật không quy định van đề hay

luật tối nghĩa hoặc bat túc sẽ bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý” Mặc dù đã xuất

hiện từ rất sớm trong các quy định của pháp luật Việt Nam nhưng van dé này sau đó bi bỏ ngõ và đã không được chú ý đúng mức trong suốt thời gian qua Cho đến thời điểm hiện tại, khi được cụ thé hoá trong Khoản 2, điều 4,BLTTDS thi một lần nữa, tư tưởng của các nhà lập pháp đã khang định lại nguyên tắc này Như vậy, ngoài nguồn luật thành văn, pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận các nguồn khác: tập quán, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng Đây là quy định có tính “cách mạng”, thể hiện tinh thần hội nhập quốc tế, tiếp thu những chuẩn mực pháp luật tiến bộ của thế giới, và đồngthời cũng là quay trở về với những giá trị đã được nhiều thế hệ đi trước đúc kết(áp dụng án lệ, tập quán đã có từ thời Pháp thuộc và ở miền Nam trước 1975).Việc mở rộng, đa dạng hóa nguồn pháp luật dé tòa án tham chiều là một bước tiễn dai trong việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý của công dân.

Có thê thấy, pháp luật Việt Nam đã kế thừa sự phát triển của pháp luật trên thế giới khi cụ thể quy định Tòa án không được từ chối giải quyết VVDS vì lý do chưa có luật áp dụng Trên cơ sở các quy định của pháp luật các quốc

30

Trang 38

gia trên thế giới có thể thấy Pháp luật Việt Nam có thể lĩnh hội, tiếp thu được nhiều vấn đề để dần hoàn thiện các quy định trong pháp luật dân sự và TTDS

của Việt Nam Việc áp dụng án lệ, tập quán và lẽ công bằng là một vấn đề cònmới ở Việt Nam nên cần có quá trình nghiên cứu, vận dụng tư duy pháp lý vớicác hình thức đúng đắn, phù hợp từ lý luận, quy định vào thực tiễn giải quyếtvà xét xử vụ án, vụ việc nhằm bảo đảm giải quyết thấu tình, đạt lý và thuyết

phục của các bên.

Vấn đề về thủ tục tố tụng cũng cần được xem xét, quan tâm một cách thấu đáo, đảm bảo rút gọn thời gian và hồ sơ tố tụng khi giải quyết các VVDS chưa có điều luật áp dụng dé dam bảo tối đa quyền lợi hợp pháp cho người khởi kiện.

31

Trang 39

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Hệ thống pháp luật thành văn luôn tồn tại những điểm hạn chế nhất định,

bị giới hạn bởi cái gọi là “thành văn”, tức là giới hạn trong câu chữ rõ ràng, bởit - văn bản của cơ quan lập pháp.

các quy định trừu tượng và khái quát của luậ

Nguồn luật thành văn với sự đề cao pháp điển hóa cũng tạo ra sự thiếu hụt củaquy phạm pháp luật trong một số trường hợp, vì nhà làm luật không thể nào dự

liệu được hết mọi tình huống trong cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh xã hội

kinh tế thị trường hiện nay Nếu chỉ dựa vào nguồn luật thành văn, sẽ dẫn tới nhiều trường hợp tòa án từ chối xét xử vì lý do chưa có luật, hoặc luật không rõ ràng Dé đảm bảo công lý của người dân, việc thừa nhận nguyên tắc “Toa án không được từ chối giải quyết VVDS”, “bat khang thụ lý” và sử dụng các loại nguồn pháp luật khác ngoài luật thành văn là một đòi hỏi tất yếu và khách quan Do đó, việc quy định nguyên tắc “Téa án không được từ chối yêu cầu giải quyết VVDS vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” trong BLDS và BLTTDS là một bước tiến hết sức tiễn bộ trong lập pháp và bảo vệ các quyền

cơ bản của công dân tại Việt Nam Quy định này đã thỏa mãn được được cái

Sở di nhiên của một điều luật là (i) không có không được; (ii) không có không xong; (iii) không có không xuôi; (iv) thiếu nó là rối loạn; (v) thiếu nó là xã hội

lâm nguy.

2 Phan Nhật Thanh (Chủ biên), Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức pháp

luật ở Việt Nam, Nxb Đại học Quôc gia TP Hồ Chí Minh, 2017, tr 176

32

Trang 40

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIỆT NAM HIỆN HANH VE NGUYÊN

TÁC TOÀ ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHÓI THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHUA CO DIEU LUAT ÁP DUNG VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN

2.1 QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIET NAM VE NGUYÊN TÁC TOÀ ÁN KHÔNG ĐƯỢC TỪ CHÓI THỤ LÝ VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIÊU LUẬT ÁP DỤNG

2.1.1 Điều kiện tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sựkhi chưa có điều luật áp dụng

Không phải tất cả các trường hợp khi người dân có đơn khởi kiện, yêu cầu giải quyết VVDS là Tòa án đều thụ lý giải quyết Tòa án chỉ có trách nhiệm thụ lý VVDS nếu VVDS đó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau đây:

(i) Quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp

luật dan sự tức là quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình,

kinh doanh thương mại và lao động được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự

do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm;

Phải khang định rằng với nguyên tắc “bat khang thụ lý” thì không phải mọi tranh chấp, yêu cầu dân sự đều bắt buộc Tòa án thụ lý giải quyết mà điều kiện đầu tiên để Tòa án xem xét thụ lý đó là các tranh chấp, các yêu cầu đối với quan hệ

dân sự theo nghĩa rộng (dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và

lao động) được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm; còn các tranh chấp, các yêu cầu khác không phải là dân sự theo nghĩa rộng thì Tòa án không thụ lý giải quyết theo thủ tục TTDS.

(ii) Quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của toa án theo thủ tục TTDS, tức là quan hệ đó không thuộc thâm quyền giải quyết của các cơ quan, tô chức khác hoặc không được giải quyết ở Tòa án theo thủ tục khác như thủ tục tố tụng hành chính, thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tuyên bố phá sản;

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh trình giữ chỗ Arias lozano (eds), Cuốn sách về những cuộc tàn sát - Luận văn thạc sĩ luật học: Nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
nh ảnh trình giữ chỗ Arias lozano (eds), Cuốn sách về những cuộc tàn sát (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w