Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự với pháp luật dân sự

234 2 0
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự với pháp luật dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

SỰ TƯƠNG THÍCH VÀ MAU THUAN GIỮA PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VỚI PHÁP LUAT DAN SỰ

Chủ nhiệm đề tài : PGS TS Bùi Thị Huyền

Thư ký : ThS Dang Quang Huy

MA SO: LH — 2016 — 21/ DHL - HN

HA NOI - 2018

Trang 2

Danh sách tham gia thực hiện đề tài TS Bùi Thị Huyền Trường Đại học

Đông tác giả chuyên dé 2 TS Trân Phương Thảo Trường Đại học

NCS Bùi Thị HàHọc viện tư pháp Đồng tác giả chuyên đề 2

NCS Nguyễn Thị Hương TAND tỉnh

Trang 3

Bảng từ viết tắt Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đôi bô sung năm 2011

Bộ luật dân sự năm 2015

Tòa án nhân dân

Trang 4

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: Báo cáo tong thuật kết quả thực hiện đề tài | Phần thứ hai: Các chuyên đề nghiên cứu 59 Chuyên đề 1: Lý luận về sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luậttố 60

tụng dân sự với pháp luật dân sự

Chuyên đề 2: Sự tương thích và bất cập giữa một số quy định của phần 78 chung của Bộ luật Tó tụng dân sự năm 2015 và pháp luật dân sự

Chuyên đề 3: Sự tương thích và bất cập giữa một số quy định của phần 147

chung thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng

dân sự năm 2015 và pháp luật dân sự

Chuyên đề 4: Những vướng mắc, bat cập khi áp dụng pháp luật tổ tụng 188 dân sự và pháp luật dân sự qua thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự tại

Tòa án

Trang 5

PHAN THỨ NHAT

BAO CAO TONG THUATKET QUA THUC HIEN DE TAI

Trang 6

MỤC LỤC

I Khái quát chung vé dé tài 5s << 5° se sessessessEsseseesersessessesee 3 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2- 2 s+cs+xczxerxered 3 1.2 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2- 2s s+cs2 5

1.3 Kết quả nghiên COU ¿- «6k SkES 1 EE15E111811111111111111111111 1x11 1x a

II Lý luận về sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự vã phái lưật dẦN SE siie:csniirniieniinniigiikLgi0000101425664G11260181361956450654013540594446052068E 6

2.1 Mối quan hệ giữa pháp luật tố tụng dân sự với pháp luật dân sự 6

2.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự trong mối liên hệ với

1980010910805 10

ILL Sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp

luật dân sự - Thực trạng, nguyên nhân và giải quyÉt -s °-s 12 3.1 Sự tương thích giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật dân sự 12

3.1.1 Sự tương thích giữa pháp luật tô tụng dân sự và pháp luật dân sự về các quy định phan chung của Bộ luật Tổ tụng dân sự - s55: 12 3.1.2 Sự tương thích giữa pháp luật tô tụng dân sự và pháp luật dân sự về các quy định phan thủ tục giải quyết vụ án dân sự của Bộ luật Tổ tụng dân 3.2 Thực trạng pháp luật về những vấn đề mâu thuẫn, chưa tương thích giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật dân sự và giải pháp hoàn thiện pháp luật

3.2.1 Thực trạng pháp luật về những vấn dé mâu thuẫn, chưa tương thích giữa các quy định về phan chung của BLTTDS năm 2015 và pháp luật dân

sự - giải pháp hoàn thiện pháp ÏHẬT - c5 E3 E*+3 EEE+keeeeseeeeeeeess 35

3.2.2 Thực trạng pháp luật về những van dé mâu thudn, chưa tương thích

giữa các quy định về phan thủ tục giải quyết vụ án dân sự của BLTTDS năm

2015 và pháp luật dân sự - giải pháp hoàn thiện pháp luật - 31

Trang 7

I Khái quát chung về đề tài

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tính thống nhất trong hệ thống pháp luật là một yêu cầu khách quan! Đối

với pháp luật tố tụng dân sự, tinh thống nhất của hệ thống pháp luật được thé

hiện ở các nội dung sau:

- Thứ nhát, thong nhất giữa BLTTDS với Hiến pháp

- Thứ hai, thông nhất giữa BLTTDS và pháp luật dân sự theo nghĩa rộng (bao

gồm BLDS, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động ) — Tính thông nhất giữa hình thức và nội dung

- Thứ ba, thỗng nhất giữa BLTTDS với các luật khác có liên quan như Luật

Thị hành án dân sự, Luật Trọng tài thương mai

- Thứ tu, thong nhất trong nội tai BLTTDS.

Trong đó, khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án cần áp dụng cả các quy định của pháp luật tô tụng dân sự và pháp luật nội dung Các quy định của pháp luật tố tụng quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, quyền

và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng Còn pháp luật nội dung sẽ quy định về nội dung giải

quyết các vụ việc dân sự Trong cuốn “Thi tuc to fụng”, giáo sư về tố tụng nôi

tiếng của Mỹ đã viết trong luật, tat cả những vấn dé về thủ tục là những van dé nên tang cho nội dung và người lại? Chính vì vậy, sự tương thích của pháp luật

TTDS và pháp luật nội dung sẽ đảm bảo thuận lợi cho Tòa án trong việc giải

quyết vụ án cũng như thuận lợi cho các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Và ngược lại, sự mâu thuẫn, không đồng bộ giữa pháp luật TTDS và pháp luật nội dung sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau giữa các Tòa án, sự

không thống nhất trong đường lối giải quyết vụ án của Tòa án, khó khăn cho

đương sự, luật sư khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/10/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ

trọng tâm công tác tư pháp đã đánh giá: “Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa

hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiễu sơ hở Công tác xây dựng, giải thích, hướng dan và tuyên truyền, pho biến, giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật

1 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa “Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu tính thống nhất

giữa Bộ luật Hình sự trong việc quy định các tội phạm với các luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam”, Hà

Nội 2016; tr 2

7 John Henry Merryman: Truyền thống luật dân sự: Giới thiệu về hệ thống luật Tây Âu và Mỹ - La tinh, kỷ yếu

Trang 8

về lĩnh vực tư pháp còn nhiều mâu thuần, hạn chế ”.

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật BLDS và pháp luật dân sự (theo

nghĩa rộng ) cho thấy, một số các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp

luật dân sự chưa thực sự tương thích với nhau dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau trên thực tế như: Quy định về nơi cư trú của cá nhân, về địa điểm mở thừa kế không tương thích với quy định của BLTTDS về nguyên tắc xác định thâm quyền theo lãnh thổ; Quy định về quyền yêu cầu giải quyết một số loại việc dân sự chưa cu thé dẫn đến khó khăn trong việc xác định quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của đương sự trong TTDS; Quy định về người đại diện trong

pháp luật TTDS và pháp luật dân sự, pháp luật Hôn nhân và gia đình năm, pháp

luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật thương mại nhiều điểm chưa rõ ràng; Quy định

về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu chưa rõ ràng: Quyền của của chủ sở

hữu chưa được bảo vệ triệt dé dẫn đến khó khăn khi giải quyết tranh chấp và thi

hành án dân sự

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua tính thống nhất giữa pháp luật nội dung

và pháp luật tố tụng dân sự chưa thực sự được chú ý trong thực tiễn lập pháp cũng như trong khảo sát, nghiên cứu Đến nay chưa có nội dung nghiên cứu trực tiếp và tổng thé về sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự và

pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam Do vậy, việc nghiên cứu đề

tài “Sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự với pháp luật dân sự” là vấn đề cấp thiết Nghiên cứu nhăm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS là hướng nghiên cứu chung của nhiều công trình dưới các dạng khác nhau Các công trình này có thể đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp

luật TTDS dựa trên cơ sở:

- _ Đánh giá các quy định của pháp luật TTDS qua so sánh với lý luận;

- Đánh giá thực trạng pháp luật TTDS qua phân tích luật thực định và thực

tiễn áp dụng;

- Đánh giá các quy định của pháp luật TTDS qua so sánh với thực tiễn lập

pháp của một số các quốc gia cũng như các nguyên tắc tố tụng của chuan mực quốc tẾ

Đề tài của nhóm tác giả tuy hướng tới việc hoàn thiện pháp luật TTDS nhưng không dựa trên các hướng nghiên cứu nêu trên Đề tài đề xuất việc hoàn thiện

pháp luật TTDS theo hướng nghiên cứu mới Đó là, đánh giá sự tương thích và

mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự với pháp luật dân sự và dựa trên cơ sở

4

Trang 9

đó dé đề xuất hoàn thiện pháp luật TTDS.

1.2 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài trước hết có mục tiêu làm rõ mối quan hệ biện chứng

giữa pháp luật dân sự với pháp luật dân sự, định hướng hoàn thiện pháp luật

TTDS trong mối quan hệ với pháp luật dân sự nhằm đảm bảo sự tương thích

giữa pháp luật TTDS với pháp luật dân sự.

Trên cơ sở đối chiếu với lý luận về tính thống nhất của pháp luật dân sự với

pháp luật dân sự, đánh giá thực tiễn áp dụng tại các Tòa án và tham khảo kinh nghiệm lập pháp của một số nước, dé tài đề xuất các kiến nghị nhằm đảm bao tính thống nhất giữa pháp luật TTDS với pháp luật dân sự Theo đó, đề tài làm

rõ mối quan hệ giữa pháp luật TTDS và pháp luật dân sự, khái quát đặc trưng

của pháp luật TTDS và pháp luật dân sự Từ đó, rút ra cơ sở lý luận, định hướngcho việc hoàn thiện pháp luật TTDS trong những trường hợp pháp luật TTDS

không thống nhất với pháp luật dân sự.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, dé tài tập trung nghiên cứu các quy định

của phần chung BLTTDS, phần thủ tục giải quyết vụ an dân su, Bộ luật Dân sự

năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Thương mại năm 2005,

Luật Dat dai năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2012 và một số văn bản luật khác

có liên quan Tuy nhiên, trong phạm vi dé tài này chúng tôi, chỉ tập trung vào

những vấn đề của pháp luật TTDS mà có mối quan hệ mật thiết với pháp luật dân sự Đối với các quy định chung của luật TTDS, đề tài tập trung nghiên cứu về: Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng, van đề xác định thầm quyền của Tòa án, xác định tư cách của đương sự và người đại diện của đương sự, về biện pháp khẩn cấp tạm thời Đối với các quy định về thủ tục giải quyết vụ án dân sự, đề tài tập trung nghiên cứu về khởi kiện vụ án dân sự, hòa

giải vụ án dân sự, một số căn cứ tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân

sự Bên cạnh đó, dé tài cũng đi sâu nghiên cứu thực tiễn áp dụng BLTTDS về các nội dung nêu trên từ 1/7/2016 đến nay và thực tiễn lập pháp có liên quan của các quốc gia như Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Liên bang Nga.

Với mục đích và đối tượng nghiên cứu nêu trên, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tông hợp, khảo sát thực tiễn.

1.3 Kết quả nghiên cứu

Dé tài đã đạt được các kêt quả nghiên cứu sau:

Trang 10

- Thứ nhất, đề tài làm rõ được mối quan hệ giữa mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật dân sự với pháp luật dân sự, đặc trưng cơ bản của pháp luật định

hướng hoàn thiện pháp luật TTDS trong mối quan hệ với pháp luật dân sự trong trường hợp có mâu thuẫn.

- Thứ hai, đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật TTDS và pháp luật dân

- Thứ ba, đề tài chỉ ra những điểm mâu thuẫn giữa pháp luật TTDS va pháp luật dân sự, luận giải nguyên nhân và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện

pháp luật TTDS đối với các van dé có mâu thuẫn với pháp luật dân sự Kết quả tông hợp nghiên cứu đề tài, bao gồm:

- Những vấn đề lý luận về sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật TTDS

và pháp luật dân sự

- Sự tương thích giữa pháp luật TTDS và pháp luật dân sự.

- Đánh giá về thực trạng pháp luật về sự mâu thuẫn giữa pháp luật TTDS và

pháp luật dân sự, nguyên nhân của thực trạng và các giải pháp hoàn thiện pháp

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn Luật Tố tụng dân sự ở bậc cử nhân và đào tạo sau đại học Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn đề xuất những giải pháp để các cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, TANDTC) có thé tham khảo cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng dân sự nhằm bảo vệ một cách nhanh chóng, có hiệu quả các quyền lợi hợp pháp của nhân dân, đáp ứng những đòi hỏi mà công cuộc cải cách và hội nhập quốc tế đặt ra.

IL Lý luận về sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự

và pháp luật dân sự

2.1 Mối quan hệ giữa pháp luật tô tụng dân sự với pháp luật dân sự

Khi bàn về hệ thống pháp luật trong khoa học pháp lý, các nhà nghiên cứu

thường phân chia pháp luật ra thành pháp luật nội dung (substantive law) va

pháp luật thủ tục (procedural law) Việc phân chia này trên thực tế có ý nghĩa rất lớn trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn Theo quan niệm phổ biến, pháp

luật nội dung được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật chứa đựng những

quy định mà nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đê điêu chỉnh, bảo vệ các quan

Trang 11

hệ xã hội? Pháp luật nội dung quy định, xác định hoặc điều chỉnh quyên, nghĩa

vụ và trách nhiệm trong tất cả các lĩnh vực và tương phản với pháp luật tố tung’.

Trong lĩnh vực dân sự, luật nội dung được hiểu là hệ thông các quy phạm pháp luật chứa đựng những quy định mà nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để

điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của cá

nhân và pháp nhân, điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa cá nhân với cá nhân hoặc

giữa cá nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với pháp nhân, trong đó quy định rõ

quyên, nghĩa vụ của mỗi bên Các quy phạm pháp luật nội dung luôn được coi là nền tảng cơ sở của hệ thống pháp luật bởi nó xác định quy chế pháp lý, quyền,

nghĩa vụ chủ thể, các tiền đề vật chất cũng như điều kiện cần thiết dé thực hiện

được mục đích của pháp luật trong các trường hợp cụ thể của thực tiễn cuộc sống° Các quy phạm pháp luật nội dung (thuộc lĩnh vực dân sự) hiện nay được biết đến phổ biến là các quy phạm thuộc các ngành luật dân sự, ngành luật hôn

nhân gia đình, ngành luật thương mại, ngành luật lao động, ngành luật đất đai,

môi trường

Trong hệ thống pháp luật của các nước theo truyền thống luật dân sự, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “luật dan sự là trung tâm của luật nội dung” © do đó có thể khẳng định vai trò tối quan trọng của Bộ luật Dân sự (viết tắt là

BLDS) trong đời sống kinh tế, xã hội Các quy định của BLDS không chỉ quy

định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, bao quát các quan hệ dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực mà còn liên quan đến các quy định của pháp luật TTDS Chắng hạn, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự có cội nguồn từ nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, đó là “cá nhân, pháp

nhân xác láp, thực hiện, cham dứt quyên, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở

tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận ”” Chính vì vậy, quy phạm pháp luật nội dung thường được coi là cái thứ nhất, cái có trước trong mối tương quan với

pháp luật thủ tục Xét trong mối quan hệ với pháp luật dân sự thì pháp luật TTDS (pháp luật hình thức) bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật quy

định, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ t6 tung của các chu thé trinh dé di dén

3 TS.Mai Văn Thang, Khoa Luật Đại hoc Quốc gia Hà Nội, “Pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục”,

http://maivanthangsl.blogspot.com/2015/06/phap-luat-noi-dung-va-phap-luat-thu-tuc, truy cập ngày 15/9/2017.

4 Professional English in Use, Law, GillianD Brown Sally Rice, Cambridge University Press, page 8.

> TS.Mai Van Thang , Khoa Luật Dai học Quốc gia Hà Nội, “Pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục”,

http://maivanthangsl.blogspot.com/2015/06/phap-luat-noi-dung-va-phap-luat-thu-tuc, truy cập ngày 15/9/2017.6 John Henry Merryman: Truyền thống luật dân sự: Giới thiệu về hệ thống luật Tây Âu và Mỹ - La tinh, kỷ yếuvề Hội thảo về TTDS, Hà Nôi, 1998, tr.1.

Trang 12

xác định hoặc lập lại trật tự đúng về quyền của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự Những quy định này đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong xét xử và

tính nghiêm minh của luật pháp trong cả quá trình tố tụng Hay nói cách khác,

pháp luật tố tụng được hiểu là các quy phạm pháp luật xác định cơ chế, quy trình, thủ tục và hình thức pháp lý nhằm đưa các quy định trong các quy phạm

pháp luật nội dung vào cuộc sống.

Trong lĩnh vực dân sự, khi giải quyết một vụ việc dân sự, Tòa án cần phải

áp dung cả các quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tô tụng Pháp luật

thủ tục và pháp luật nội dung là hai mặt của van dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân khi xác lập, thực hiện và giải quyết tranh chấp

phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự Khi có tranh chấp, yêu cầu dân sự xảy Ta, pháp luật dân sự sẽ là những quy định trên giấy nếu chỉ có những quy định về quyên và nghĩa vụ dân sự của chủ thé mà không có quy trình, cơ chế dé thực thi các quyên, nghĩa vụ ấy Ngược lại, sẽ chang có một hình thức, thủ tục pháp lý

nào có thé được triển khai nêu không có những quy định về nội dung của van dé

cần thực hiện (thực hiện cái gi, ai thực hiện, thực hiện cho ai ) Cần phải nói thêm rằng, những quy định của pháp luật nội dung có thé sẽ rất lý tưởng nhưng nếu không có quy trình, cơ chế pháp lý chặt chẽ của pháp luật thủ tục thì sẽ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, lạm quyên, thiếu nhất quán và đương nhiên, hệ quả tất yếu là sẽ dẫn đến nguy cơ làm mất đi giá trị, ý nghĩa đích thực của pháp luật trong bảo dam, bảo vệ sự công bang và lẽ phải Vì vậy, trong mối tương quan này, sự hoàn thiện của pháp luật thủ tục luôn có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện đại khi xây dựng một xã hội dân chủ, pháp quyền đang được

xác định là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi Nhà nước Trong cuốn “Thủ tục tố

tụng”, giáo sư về tô tụng nồi tiếng của Mỹ đã viết: “trong luật, tat cả những van

dé vé thủ tục là những vấn dé nên tảng cho nội dung và người lại” Chính vi vậy, sự tương thích của pháp luật TTDS và pháp luật nội dung sẽ góp phần đảm bảo thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án cũng như thuận lợi cho các

đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Và ngược lại, sự mâu thuẫn, không

tương thích giữa pháp luật TTDS và pháp luật dân sự sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau giữa các Tòa án, sự không thống nhất trong đường lối giải quyết

8 John Henry Merryman: Truyền thống luật dân sự: Giới thiệu về hệ thống luật Tây Âu và Mỹ - La tinh, kỷ yếuvề Hội thảo về TTDS, Hà Nôi, 1998, tr.1.

Trang 13

vụ án của Tòa án, gây khó khăn cho đương sự, luật sư khi bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp cho đương sự Tuy nhiên, trong những năm qua ở Việt Nam “pháp

luật trong lĩnh vực tr pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiêu sơ hở Công tác xây dựng, giải thích, hướng dan và tuyên truyén, phổ biến, giáo duc pháp luật, trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp còn nhiễu mâu thudn, hạn

Mối quan hệ giữa pháp luật dân sự và pháp luật TTDS là mối quan hệ thống nhất, hữu cơ giữa nội dung và hình thức, trong đó nội dung quyết định hình thức, bất cứ sự thay đổi nào của pháp luật dân sự đều dẫn đến sự thay đôi tương ứng của pháp luật TTDS Do đó, đối với những vấn đề được quy định

khác nhau giữa pháp luật TTDS và pháp luật dân sự, việc hoàn thiện pháp luật

phải xuất phát từ tính chất, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự và các nguyên tắc của luật dân sự là tôn trọng và bảo vệ quyền tự do, tự nguyện, thỏa

thuận của các chủ thé Tuy nhiên, hình thức cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại nội dung, bởi lẽ nếu không có pháp luật TTDS, thì những quy phạm

pháp luật dân sự không thé áp dụng trên thực tế Trong tác phẩm “Những cuộc tranh luận về luật cắm trộm củi rừng”, C Mac viết: “Luật vat chất lại có những hình thức xét xử can thiết, vốn có của nó Việc xét xử và luật pháp liên hệ mật thiết với nhau, cũng như hình dang cây cối gan lién với cây cối, hình dang động vát gắn với thịt và máu cua động vật Cũng mot tinh thân ấy phải cổ vũ cho việc xét xử và pháp luật, bởi vì việc xét xử chỉ là hình thức của cuộc sống của luật pháp và do đó, cũng là biểu hiện của cuộc sống bên trong của nó”!0, Từ luận điểm trên của C Mác, có thé rút ra nhận xét: Việc áp dụng những quy phạm pháp luật dân sự phải được tiến hành theo những trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS quy định Pháp luật dân sự và pháp luật TTDS đều phải thực hiện trên những nguyên tắc nhất định; những quy phạm pháp luật dân sự và quy phạm

pháp luật TTDS phải phù hợp với nhau, không được mâu thuẫn với nhau Bởi

trong khoa học pháp lý, pháp luật TTDS được coi là pháp luật hình thức cua

pháp luật dân sự Như vậy, khi tranh chấp, yêu cầu dân sự xảy ra thì cần phải có

một cơ chế thích hợp với pháp luật dân sự dé giải quyết chúng "Pháp luật về

nội dung sẽ mãi mãi chỉ là lý luận nếu chúng ta không xây dựng một cơ chế to tụng thích hợp dé đưa pháp luật nội dung vào thực tiên"!!.

® Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/10/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp.

'9 C.Mác và Ph.ăng-Ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.227.

Trang 14

Khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa luật nội dung và luật t6 tụng, giáo su

N FRICERO cho răng “Mối liên hệ giữa tố quyền và quyền lợi (quyền chủ quan) là không thé phủ nhận : Quyền lợi (quyền chủ quan) là đối tượng của tố

quyên, và học lý phân loại các tố quyền căn cứ vào đối tượng này : tố quyền động sản có đối tượng là một quyền lợi động sản, tổ quyền bất động san là một quyền lợi bất động sản ; tổ quyền đối nhân dùng cho một quyền lợi đối nhân, tố quyền đối vật dùng cho một quyên lợi đối vật, tố quyền hỗn hợp liên quan tới một quyền lợi đối nhân và một quyền lợi đối vật được sinh ra từ cùng một hành

vi pháp lý » Như vậy, quyền lợi gắn với quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia

đình, thương mại, lao động chính là đôi tượng của quyền khởi kiện và việc xác

định tư cách đương sự trong tô tụng dân sự phải dựa trên tính chất của các quan hệ pháp luật nội dung Dựa trên tính chất của vụ kiện hay quan hệ pháp luật có tranh chấp dé xác định người có quyền khởi kiện và người có thé bị kiện Day

là mối liên hệ căn bản giữa pháp luật nội dung (pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) với pháp luật tố tụng dân sự, trong

đó pháp luật nội dung được coi là nền tảng căn bản và pháp luật tố tụng dân sự là sự thể hiện của nền tảng căn bản ấy trong thực tế!?.

2.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự trong mối liên hệ với

pháp luật dân sự

Trong những năm qua, bên cạnh hệ thống pháp luật nội dung thì hệ thống

pháp luật tố tụng đã được Nhà nước ta quan tâm và không ngừng hoàn thiện Tuy nhiên, đánh giá về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TTDS hiện

hành qua hơn hai năm thực hiện BLTTDS năm 2004, TANDTC cho rằng: Hệ

thống pháp luật của chúng ta đang trong giai đoạn hoàn thiện, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật ban hành còn chậm, thậm chí một số văn bản còn

mâu thuẫn, chồng chéo Nhiều quy định của pháp luật nội dung và pháp luật TTDS mâu thuẫn nhau dẫn đến có những nhận thức và cách giải quyết khác nhau giữa các Tòa án và các Tham phán trong cùng một Tòa an? Khắc phục các hạn chế nêu trên, BLTTDS năm 2015 được ban hành là sự tổng kết có kế

thừa các quy định của BLTTDS năm 2004, BLTTDS năm 2011 Ngoài ra,

HDTPTANDTC đã ban hành các Nghị quyết hướng dan thi hành BLTTDS Các quy định của BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo

12 Trần Anh Tuấn

13 Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tông kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội, tr 77.

10

Trang 15

hành lang pháp lý cho hoạt động xét xử của Tòa án, là phương tiện không thể thiếu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tô chức trong lĩnh vực dân sự Về cơ bản, BLTTDS năm 2015 có nhiều quy định mới,

tiến bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với BLDS năm 2015 và các văn bản

pháp luật dân sự khác, góp phần giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng

XHCN, phù hợp với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

của Đảng và Nhà nước ta Tuy nhiên, vẫn còn tinh trang “ôi số quy định của pháp luật chưa đây đủ, chưa thật sự phù hợp, thậm chí có xung đột nhưng chậm được sửa đổi, bồ sung hoặc hướng dan kip thời”'° , trong đó có sự chưa tương thích giữa pháp luật t6 tụng và pháp luật nội dung dẫn đến cách hiểu và áp dụng

khác nhau.

Như đã phân tích ở trên, khi đề cập đến mối liên hệ giữa pháp luật TTDS

và pháp luật dân sự, cần phải xác định pháp luật nội dung quyết định pháp luật tố tụng nhưng pháp luật tố tụng cũng sẽ có những tác động trở lại đối với pháp

luật nội dung Xác định chính xác mối quan hệ này sẽ là cơ sở dé định hướng

hoàn thiện pháp luật trong trường hợp giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng có sự mâu thuẫn với nhau Dé xác định cơ sở hoàn thiện pháp luật tố tụng

trong mối liên hệ với pháp luật nội dung, theo chúng tôi cần phải xuất phát từ

đặc điểm của pháp luật TTDS Trong mối liên hệ với pháp luật nội dung, pháp

luật TTDS có hai đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật TTDS là ngành luật hình thức dé giải quyết các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự - với đặc trưng cơ bản là tự do tự nguyện, cam kết, thỏa thuận Với đặc trưng này sự thay đôi của pháp luật nội dung sẽ dẫn đến sự thay đổi của pháp luật TTDS bởi pháp luật nội dung

quyết định pháp luật tố tụng Các thay đổi của pháp luật TTDS phải xuất phát từ

sự thay đổi của pháp luật TTDS Những van đề liên quan đến việc giải quyết

quyền và nghĩa vụ dân sự của chủ thể như xác định nội dung nguyên tắc quyền

tự định đoạt của đương sự, công nhận nội dung sự thỏa thuận của các đương sự,

thâm quyền dân sự của tòa án, thành phan và tư cách của các đương sự, xác định

quyền khởi kiện của cá nhân, pháp nhân, quyên khởi kiện, yêu cầu của đương sự và một số căn cứ trả lại đơn khởi kiện, một số căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải

quyét vụ án dân sự liên quan đên giải quyêt nội dung vụ việc thì tiêu chi dé

!4 Tòa án nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của các

Trang 16

hoàn thiện pháp luật trong trường hợp có sự thay đổi hay mâu thuẫn giữa pháp luật t6 tụng và pháp luật nội dung phải xuất phat từ đặc trưng, nguyên tac và nội dung các quy phạm pháp luật dân sự.

Thứ hai, pháp luật TTDS là ngành luật quy định nguyên tắc, trình tự, thủ

tục, giải quyết các vụ việc dân sự Với đặc trưng này, “luật dan sự to tung duoc

xuất hiện như một môn luật khoa chế tài Có sự cưỡng bách của luật to tung, các định lệ về nội dung của dán luật, luật thương mại và luật lao động mới trở nên hữu hiệu, mới có gid trị về thực té”!> Như vay, mặc dù pháp luật dân sự đã quy định quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thé, song các nguyên tắc pháp lý cũng như các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể dù có mạnh mẽ đến mức nào cũng chi là lý thuyết, nếu không có luật t6 tụng đưa các chủ thé quyền lợi đến kết quả thiết thực là được an hưởng'” Với đặc tính là ngành luật quy

định về cách thức, trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự

(theo nghĩa rộng) nên đối với những quy định về các vấn đề liên quan đến xác định thâm quyên theo lãnh thổ, một số căn cứ trả lại đơn khởi kiện, trình tự, thủ

tục giải quyết vụ việc (thủ tục khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, hòa giải, phiên tòa) thì tiêu chí để hoàn thiện pháp luật trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung phải xuất phát từ đặc trưng và nguyên tắc của pháp luật TTDS chứ không phải là pháp luật dân sự.

Ill Sự tương thích và mâu thuẫn giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp

luật dân sự - Thực trạng, nguyên nhân và giải quyết

3.1 Sự tương thích giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật dân sự

3.1.1 Sự tương thích giữa pháp luật t6 tụng dân sự và pháp luật dân sự về các quy định phan chung của Bộ luật TỔ tung dân sự

3.1.1.1 Đối với các nguyên tac cơ bản của luật TỔ tụng dân sự!

- Đối với việc xác định phạm vi giải quyết vụ việc dan sự cua toa an theo

nguyên tac quyên tự định đoạt của duong sự

Điều 5 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đương sự có quyên quyết định

việc khởi kiện, yêu cau Tòa án có thẩm quyên giải quyết vụ việc dan sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, don yêu cầu của duong

15Nguyễn Huy Đầu, Luật Dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, 1969.,

Trang 17

sự và chỉ giải quyết trong phạm vi don khởi kiện, don yêu cầu đó” Quy định này của BLTTDS được dựa trên nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, đó là: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tu do, tu nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện doi với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”'Š Như vậy, khi cá nhân, pháp nhân có quyền tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình thì chủ thé đó cũng có quyền tự do, tự nguyện lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp và do đó họ cũng có quyền tự định đoạt các van đề liên quan đến quyền lợi của mình khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và người thứ ba nên việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền nghĩa vụ của chủ thé không vi phạm điều cấm của luật, không trai dao đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn

trọng Do đó, khi thực hiện quyền tự định đoạt của mình trong TTDS, đương sự

có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cắm của luật và không trải đạo đức xã hội Có thé thấy quy định của BLTTDS năm 2015 đã đảm bảo được sự tương thích với quy định của BLDS năm 2015 và khác phục được sự không thống nhất giữa

BLTTDS năm 2004 và BLDS năm 2005 về van dé này).

- Đối với nguyên tắc Tòa án không được từ choi giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật dé áp dung.

Trên nguyên tắc được quy định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 với nội dung: O nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,

tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Quyền con người,

quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp

cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức

xã hội, sức khỏe của cộng đồng Trên cơ sở đó, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ

bảo vệ công lý, bảo vệ quyên con người, quyên công dân, bảo vệ chê độ xã hội

18 Khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015.

'9 Điều 5 BTTDS năm 2004 quy định “7rong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chamditt, thay đổi các yêu cau của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và daođức xã hội” Song Điều 4 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lậpquyên, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cắm của phápluật, không trái đạo đức xã hội ” Rõ ràng quy định của BLTTDS năm 2004 là không thống nhất với Điều 4 và

Trang 18

chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân Thể chế quy định của Hiến pháp Điều 14 BLDS năm 2015 quy định: “Tòa án, cơ quan có thẩm quyên khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyên dân sự của cá nhân, pháp nhân Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc

dân sự vì ly do chưa có điều luật để áp dung” Đề bảo đảm sự tương thích với quy định của BLDS, Điều 4 BLTTDS năm 2015 quy định: “Toa án không duoc

từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật dé áp dụng Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc

do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định” Có thê thấy các quy định của BLTTDS và BLDS vẻ van dé này là nhất quán với nhau, tạo điều kiện thuận lợi

cho Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật.

3.1.1.2 Đối với quy định về thẩm quyên dân sự của Tòa án?"

i) Đối với vẫn đề xác định thẩm quyên giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án

Có thể thấy, đối tượng mà pháp luật dân sự hướng đến điều chỉnh là cơ sở để pháp luật tố tụng dân sự xây dựng các quy định về thâm quyền dân sự của

Tòa án theo loại việc Dựa vào tính chất của các quan hệ pháp luật dân sự, thầm quyền của Tòa án được xác định rõ với tranh chấp và yêu cầu về bốn nhóm lĩnh vực, bao gồm: dân sự (theo nghĩa hẹp), hôn nhân gia đình, kinh doanh thương

mại và lao động.

Thứ nhất, về lĩnh vực dân sự, Điều 26 BLTTDS 2015 đã bỗ sung thêm nhiều quan hệ mới nhằm bảo đảm sự tương thích với quy định của BLDS năm

2015 và pháp luật chuyên ngành như:

- Tranh chấp về các quyền khác đối với tài sản nhằm tương thích với quy định của Bộ luật dân sự 2005 về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.

- Tranh chấp về giao dịch dân sự Trước đây, BLTTDS 2011 quy định Tòa

án có thâm quyên giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự nên đã bỏ sót các

giao dịch dân sự khác như hành vi pháp lý đơn phương, hứa thưởng và thi cógiải.

- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn

nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cau bôi thường thiệt hai được giải quyết trong vụ án hành chính Việc b6 sung

20 Nguyễn Thị Thu Hà và Vũ Hoàng Anh, Trường Đại học Luật Hà Nội

14

Trang 19

quy định này nhằm phù hợp với Luật Cạnh tranh năm 2004 và Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.7!

- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển

rừng năm 2004.

Ngoài ra, Điều 27 BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm một số yêu cầu dân sự nhằm bảo đảm sự tương thích với BLDS năm 2015 như: yêu cầu tuyên bố hoặc

hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

hành vi (đây là một chủ thé mới được ghi nhận tại Điều 23 BLDS năm 2015)

hoặc yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thô Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người dang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thé Việt

Tứ hai, về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Dé phù hợp với Luật Hôn nhân va gia đình năm 2014, Điều 29 BLTTDS

2015 đã bồ sung thêm một số tranh chấp, yêu cau hôn nhân và gia đình mới, đó

- Tranh chấp về sinh con băng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì

mục đích nhân đạo.

- Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

- Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật

hôn nhân và gia đình.

- Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa

- Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

- Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ.

Thứ ba, về lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Nhằm bảo đảm sự tương thích với Luật thương mại năm 2005, Điều 30

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một số tranh chấp mới thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án như: Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty

nhưng có giao dịch về chuyên nhượng phan vốn góp với công ty, thành viên

21 Phan Thanh Dương, Điểm mới của BLTTDS năm 2015 về thâm quyền dân sự của Tòa an, Kỷ yếu Hội thảo

Trang 20

công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm

hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản tri, giám đốc, tổng giám đốc trong công

ty cô phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyên đôi hình thức tổ chức của công ty Đồng thời, Điều 31 quy định về các yêu cầu về kinh doanh thương mại cũng bổ sung thêm yêu cầu: Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thuộc thấm quyên giải quyết của

Tòa án.

Thứ tu, về lĩnh vực lao động.

Quy định tại Điều 32 BLTTDS 2015 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động và những tranh chấp bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện đến Tòa án là hoàn toàn tương thích với Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012.bBên cạnh đó, Điều 32 và Điều 33 BLTTDS 2015 cũng bổ sung thêm một số tranh chấp, yêu cầu thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án như: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo

quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Tranh chấp về học nghề,

tập nghé, cho thuê lại lao động, quyền công đoàn, chi phí công đoàn, an toàn lao

động, vệ sinh lao động, bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp; Yêu cầu

tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thê vô hiệu Yêu cầu xét tính

hợp pháp của cuộc đình công.

Bên cạnh đó, như đã đề cập đến ở trên, dé cụ thé nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật áp dụng ở các

khoản quét, BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án có thâm quyên giải quyết các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thâm quyền giải quyết của co

quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật Quy định này được hiểu là bản chất của tranh chấp, yêu cầu là tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ quan hệ dân sự

(theo nghĩa rộng), nếu pháp luật không quy định thuộc thâm quyên giải quyết

của các cơ quan, tổ chức khác thì Tòa án phải thụ lý giải quyết, ké cả trong

trường hợp BLTTDS chưa liệt kê loại việc đó thuộc thấm quyên giải quyết của Tòa án hay chưa có điều luật áp dung dé giải quyết Việc liệt kê cụ thé các loại

16

Trang 21

việc thuộc thâm quyền giải quyết vụ án giúp cho Tòa án thuận lợi hơn trong việc

thụ lý giải quyết.

ii) Đối với vấn đề xác định thẩm quyên theo cấp và lãnh thổ.

Căn cứ vào tính chất phức tạp của quan hệ tranh chấp, yêu cầu, Điều 35 đến 38 của BLTTDS đã xây dựng các quy định về thâm quyền theo cấp Hơn nữa, khoản 4 Điều 35 đã bổ sung loại việc thuộc thâm quyền của Tòa án cấp huyện nhằm đảm bảo sự tương thích với Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2014 Song chúng tôi cho rằng, vấn đề xác định thâm quyên là vấn đề của luật TTDS nên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nên bỏ Điều 123.

Việc xác định thâm quyền theo lãnh thé được thực hiện theo quy định tai Điều 39, 40 BLTTDS năm 2015 Theo đó, đối với đối tượng tranh chấp là bất

động sản thì Tòa án nơi có bat động sản có tham quyền giải quyết Đối với vụ án mà đối tượng tranh chấp không phải bất động sản thì việc xác định Tòa án có

thâm quyên giải quyết tranh chấp được xác định theo thứ tự sau: (i) Các đương

Sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của nguyên đơn; (ii) Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án theo khoản 1 Điều 40 BLTTDS; (11) Toa án nơi bi đơn cư trú, làm việc, có trụ sở Quy định này một mặt vừa bảo đảm cho Tòa án có điều kiện tốt nhất giải quyết tranh chấp phù hợp với đặc điểm của từng loại tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho bị đơn tham gia t6 tung, mặt khác tôn trọng quyền tự do, cam kết, thỏa thuận

của đương sự.

3.1.1.3 Đối với việc xác định tư cách của đương sự trong TTDS”.

Đương sự trong TTDS là cá nhân, cơ quan, tô chức tham gia tô tung để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước Thông thường, đương sự trong vụ án dân sự chính là chủ thé của

quan hệ pháp luật nội dung có tranh chấp, là người tham gia tố tụng, có quyên, lợi ích dân sự trong vụ việc Theo Điều 68 BLTTDS năm 2015, chủ thể có

quyền, lợi ích đân sự cần được tòa án bảo vệ là “cơ quan, tô chức, cá nhân ””.

Quy định này về cơ bản là tương thích với BLDS năm 2015 và dựa trên nguyên tắc chủ thể có lợi ích bị ảnh hưởng khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự

nhất định có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, yêu cầu của mình Do đó, thông thường đương sự trong TTDS chính là chủ thể của quan hệ của quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trang 22

i) Đối với việc xác định tư cách của nguyên don

Về cơ bản, Điều 68 BLTTDS năm 2015 đã dựa trên nguyên tắc lợi ích để xác định tư cách nguyên đơn trong trường hợp nguyên đơn chính là chủ thé của quan hệ pháp luật tranh chấp và trong trường hợp họ là người có quyên lợi nhưng không phải là chủ thé của quan hệ pháp luật có tranh chấp Việc xác định người có quyền khởi kiện và xác định tư cách của nguyên đơn, bị đơn cần căn cứ vào các quy định trên của BLDS năm 2015 Quy định này là phù hợp với quy định của pháp luật dân sự về kiện vật quyền và trái quyền.

Đối với các tổ quyền doi nhân, do tính cách đối nhân của nghĩa vu,

người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ, và về nguyên tắc thì ngoài trái chủ ra không một người nào khác có thể có yêu cầu đó đối với người có nghĩa vụ Cơ sở của tố quyền đối nhân chính là quan hệ về

nghĩa vụ, mà trong đó bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình

dẫn tới bên chủ thể có quyền phải cầu viện tới sự can thiệp của công lý để buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành nghĩa vụ của họ Các nghĩa vụ này có thé có

nguồn gốc từ hợp đồng, hoặc do pháp luật quy định như hành vi pháp lý đơn

phương, gây thiệt hại do hành vi trai pháp luật, thực hiện công việc không có uy

quyền : chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ

pháp luật Do vậy, khi chủ thé mang quyền trong các quan hệ về hop dong, bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc các quan hệ khác về nghĩa vụ thực hiện việc khởi kiện thì họ sẽ trở thành nguyên đơn dân sự trong vụ kiện Nguyên tắc xác định nguyên đơn trong TTDS là phù hợp với các quy định tại Điều 125 đến

128 BLDS năm 2015 về tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu,

Đối với các tô quyên đối vật, việc kiện của chủ thé có quyền nhằm chống lại người đang chiếm giữ bất hợp pháp vật dé thực thi quyền của mình đối với vật và có thé được thực hiện bởi chủ sở hữu hay người có quyền chiếm hữu hop

pháp vật trong quan hệ sở hữu, chiếm hữu tài sản hoặc chủ thể có quyền sử dụng đất trong quan hệ sử dụng đất Chủ sở hữu, người có quyền chiếm hữu hợp pháp

tài sản, người có quyền sử dụng đất thực hiện quyền khởi kiện người đang chiếm hữu bat hợp pháp dé đòi lại tài sản hoặc thực hiện quyền chiếm hữu của

mình với tư cách là nguyên đơn dân sự Ngoài ra, chủ sở hữu, người có quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản cũng được coi là nguyên đơn, trong trường hợp họ

khởi kiện yêu câu ngăn chặn hoặc châm dứt hành vi cản trở trai pháp luật việc

18

Trang 23

thực thi quyền của mình đối với tài sản?3 Đối với động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bat động sản thì chủ sở hữu được đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp tai sản đã được đăng ký tại co quan nhà nước có thâm quyền, sau đó được chuyền giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ

ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giaodịch hoặc trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua

ban đấu giá tại tô chức có thắm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau

đó chủ thé này không phải là chủ sở hữu tài sản do ban án, quyết định bị huỷ,

Đối với việc xác định tư cách của nguyên đơn các quan hệ nhân thân: Thông thường chủ thé mang quyền trong quan hệ nhân thân mới có thé

trở thành đương sự với tư cach là nguyén đơn dân sự trong vụ kiện dân sự hay

người có yêu cẩu trong các việc dân sự thuộc loại này (thuật ngữ nguyên don, người có yêu cầu ở đây được sử dụng theo tinh thần của luật thực định) Theo đó, nguyên don trong vụ kiện yêu cau ly hôn là vợ hoặc người chồng ; người yêu cầu trong việc huỷ hôn nhân trái pháp luật, không công nhận quan hệ vợ chồng chỉ thuộc về các bên có quan hệ hôn nhân; người yêu cầu thực thụ với tư cách là đương sự trong việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là người con nuôi đã thành niên hoặc cha, mẹ nuôi; nguyén đơn trong vụ kiện, người yêu cẩu trong việc dân sự về xác định cha, mẹ cho con là người con và ngược lại, nguyén đơn, người yêu cẩu là người cha, người mẹ trong vụ kiện, việc dân sự về xác định con cho cha, mẹ; người con chưa thành niên là đương sự với tu cách øgười yêu cầu trong việc yêu cầu hạn chế quyền của mẹ, cha đối với con chưa thành niên.

Về nguyên tắc chủ thể có quyền lợi trong vụ kiện đã thực hiện việc khởi

kiện hay được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho họ được coi là

nguyên đơn Người khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích của người khác, tuỳ

trường hợp sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật hay

đại diện theo uỷ quyên.

Như đã phân tích ở trên, trong các quan hệ nhân thân chủ thể mang quyền

có thể khởi kiện với tư cách là nguyên đơn trong vụ kiện, hoặc người yêu cầu trong việc dân sự không có tranh chấp, trong khi đó các chủ thê khác không phải

?3 Phó giáo sư Tiến sĩ Dinh Văn Thanh, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb CAND, 2006, tập 1, tr 282 tới tr.288.

Trang 24

là chủ thé của quan hệ nhân thân thì mặc dù được nhà lập pháp thừa nhận có

quyền khởi kiện hay quyền yêu cầu cũng chi có thé tham gia tố tụng với tư cách

là người đại diện theo pháp luật của đương sự mà thôi Như vậy, những cá nhân sau đây sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật của đương sự : Cha, mẹ, người giám hộ của người kết hôn trái pháp luật có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật (Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014); cha, mẹ của người con nuôi chưa thành niên có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi (Điều 26 Luật Nuôi con nuôi năm 2010); mẹ, cha hoặc người giảm hộ có yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành

vi (Điều 102 Luật Hôn nhân va gia đình năm 2014); cha, mẹ, người thân thích

của con chưa thành niên có yêu cầu hạn chế quyền của mẹ, cha đối với con chưa thành niên (Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người

đại diện”.

ii) Đối với việc xác định tư cách của bị don và người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan Bản chất của tố quyền sẽ là cơ sở xác định bị đơn trong vụ kiện Thông

thường trong một vụ án dân sự, ai là người bị kiện sẽ là nguyên đơn Đối với

kiện trái quyển, người có nghĩa vụ trong các quan hệ về hợp đồng, bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc các quan hệ khác về nghĩa vụ và người bị kiện sẽ tham gia t6 tụng với tư cách bi đơn Trái lại, đối với kiện vật quyên thì người đang chiếm hữu bắt hợp pháp dé đòi lại tài sản hoặc khởi kiện người có hành vi cản trở trái pháp luật việc thực thi quyền của mình đối với tài sản và bị kiện sẽ được xác định tư cách bị đơn trong vụ kién.Ngoai ra, người không khởi kiện, không bị kiện nhưng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ việc

đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn là người có quyên và nghĩa vụ liên quan

trong TTDS.

3.1.1.4 Đối với quy định về người đại diện của đương sự trong TTDS”.

Người đại diện của đương sự trong TTDS là người nhân danh và bảo vệ

quyền loi cho đương sự tham gia tố tung tại tòa án có thâm quyên dé thực hiện thay đương sự các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp cho đương sự mà mình nhân danh Người đại diện trong TTDS bao gồm

25 Bùi Thị Hà, Học viện tư pháp

20

Trang 25

người đại diện theo pháp luật và người đại điện theo ủy quyền?° Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của BLDS Người đại diện theo pháp luật theo quy định của BLDS là người đại diện theo pháp luật trong TTDS, trừ trường hợp bị hạn chế quyên đại diện theo quy định của pháp luật Đề tránh việc quy định lặp lại BLDS, BLTTDS không quy định cụ thê về các trường hợp được xác định là người đại diện theo pháp luật trong TTDS, hình thức ủy quyền, các trường hợp hạn chế đại điện mà dẫn chiếu đến các quy định của BLDS Xét về phương diện kỹ thuật lập pháp, cách quy này là hợp lý, khoa học và đảm bảo

sự tương thích giữa hai bộ luật Cụ thể:

- Thứ nhất, BLTTDS bồ sung người đại điện là pháp nhân là phù hợp với

quy định của BLDS năm 2015.

Có thé thấy, các quy định về đại diện của BLDS năm 2005 cơ ban đã đáp ứng được những yêu cầu trong xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự Trước đây,

một số nội dung quan trọng về đại diện vẫn chưa được BLDS năm 2005 quy định cụ thê, rõ ràng như: Đại diện trong trường hợp một cá nhân, pháp nhân có

nhiều người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền; đại diện trong trường hợp một cá nhân, pháp nhân làm đại diện cho nhiều chủ thể khác nhau Khắc phục các hạn chế của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã có một số sửa đồi, bồ sung quy định về đại diện nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ

giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn

chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự, là cơ chế pháp lý thuận lợi, minh bạch cho các cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ tốt hơn các quyền dân sự, hạn chế được các rủi ro pháp lý Khái niệm “đại diện” trong BLDS năm 2015 đã xác định rõ hơn về chủ thé đại diện Nếu như Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 hướng đến người đại diện là “một người” dẫn đến cách hiểu chỉ có cá nhân mới được là người đại diện theo ủy quyền Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015

xác định rõ chủ thể đó là “cá nhân, pháp nhân” và không giới hạn về số lượng Điều này là phù hợp với thực tiễn, góp phần tạo điều kiện cho các chủ thể tham

gia vào quan hệ đại diện dễ dàng hơn, không bị bó buộc chỉ có một chủ thể là người đại diện như trước kia, điều quan trọng là các chủ thé đại diện này xác

lap, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện.

Việc chính thức khăng định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật xuất phát từ thực tiễn hoạt động của pháp nhân (chủ yếu là doanh

Trang 26

nghiệp) và để bảo đảm tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác có liên quan, ví dụ như Luật doanh nghiệp năm 2014 Như vậy quy định tại Điều 85

BLTTDS năm 2015: “Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo

quy định cua BLDS là dam bao sự tương thích với quy định của BLDS nam2015”.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 141 BLDS năm 2015 quy định một cá nhân,

pháp nhân có thé đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng

không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân

sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của

người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Đây là quy định mới mở

rộng kha năng đồng đại diện rất phố biến trong thực tiễn từ trước đến nay và

đảm bao sự tương thích với quy định tại Điều 87 BLTTDS năm 2015.

- Thứ hai, quy định về chỉ định người đại diện tô tụng dân sự về cơ bản là phù hợp với quy định cua BLDS năm 2015.

Điều 136 BLDS năm 2015 quy định Tòa án có thể chỉ định người đại

diện theo pháp luật cho cá nhân trong trường hợp không xác định được cha, mẹ

đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ Quy định tại khoản 3 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015 khắc phục được thực tế không xác định được người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên hay người được giám hộ và góp phan bảo vệ quyên, lợi ích chính đáng của những chủ thê trên Tương thích với quy định của BLDS năm 2015, Điều 88 BLTTDS năm 2015 quy định: Khi tiễn hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là

người chưa thành niên, người mat nang lực hành vi dân sự, người bị hạn chế

năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vimà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc

một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.

- Thư ba, quy định về cham đứt và hậu quả của cham ditt đại diện tổ tụng

dân sự là phù hợp với quy định của BLDS năm 2015.

Điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 là xác định thời hạn đại diện cũng như việc chấm dứt đối với từng trường hợp đại diện theo ủy quyên và đại diện theo pháp luật Dé đảm bao sự tương thích với quy định của BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể về cham dứt dai

diện mà quy định dưới dạng dẫn chiếu: “Người đại điện theo pháp luật, người

22

Trang 27

đại diện theo ủy quyên trong tố tụng dân sự chấm ditt việc đại diện theo quy

định của Bộ luật dân sự” Song, xuất phát từ đặc thù của hoạt động TTDS,

BLTTDS còn quy định cụ thể hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện.

Trường hợp cham dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc ủy quyên cho người khác tham gia t6 tụng dân sự theo thủ tục

do BLTTDS quy định Trường hợp cham dứt đại diện theo ủy quyền thì đương

sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại điện tham gia tố tụng theo thủ tục do BLTTDS quy định.

- Thi tư, quy định về đại điện khởi kiện vụ án ly hôn dé bảo vệ quyền lợi của cho vợ, chông do bị bệnh tâm thân hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận

thức, làm chủ được hành vi cua mình tương thích với quy định cua Luật Hônnhân và gia đình năm 2014.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn xã hội, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thừa nhận quyên của cha, mẹ, người thân thích khác có quyền

yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thê nhận thức, làm chủ được hành vi của mình,

đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh

hưởng nghiêm trọng đến tinh mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Dé đảm bảo sự tương thích với quy định trên, Điều 85 BLTTDS năm 2015 đã quy định về

quyền khởi kiện của cha, mẹ, người thân thích khác trong trường hợp này.

- Thứ năm, quy định của BLTTDS năm 2015 về người đại diện của Tổ

chức đại diện tập thể lao động khởi kiện vì lợi ích của người lao động là tương

thích với quy định cua Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 thì tô chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, là tổ chức

được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của người

lao động trong quan hệ lao động Do đó, dé bao đảm sự tương thích với quy định

của Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 187 BLTTDS năm 2015 quy định tô chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được

người lao động ủy quyên theo quy định của pháp luật; tổ chức xã hội tham gia

Trang 28

bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong

cùng một doanh nghiệp, đơn vi thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tô

chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tô

tụng tại Tòa án.

Đối với vụ việc lao động mà có đương sự có đương sự là người chưa

thành niên, người mất năng lực hành vi dan sự, người bi hạn chế năng lực hành

vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không cóngười đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các

trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của BLTTDS năm 2015 hoặc người

lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng

không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 thì Toa án chỉ định tổ chức đại diện tập thé lao động đại diện cho

người lao động đó

Có thé thấy các quy định này của BLTTDS năm 2015 là phù hợp với tinh than của Bộ luật Lao động năm 2012, bảo vệ tốt nhất quyên và lợi ich hợp pháp của người lao động trong TTDS.

3.1.1.5 Đối với quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời” - Thứ nhất, về quyên yêu cau tòa án áp dụng BPKCTT

Theo quy định tại Điều 111 BLTTDS 20015, trong quá trình tòa án giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân

khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu tòa án

đang giải quyết vụ án đó áp dụng BPKCTT để tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ hoặc bảo toàn tài sản để thi hành án Quy định đương sự có quyền yêu cau tòa án áp dụng BPKCTT để bảo vệ khan cấp

quyền, lợi ích hợp pháp cho họ là một quy định được xây dựng trên cơ sở của

luật dân sự, thống nhất với luật dân sự” Sự tương thích này không chỉ thé hiện

giữa BLTTDS 2015 với BLDS năm 2015 mà còn thê hiện qua một số văn bản

27 TS Trần Phương Thảo

28 Điều 2 BLDS năm 2015 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công

nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Quy định đương sự có quyền yêu cầu tòa ánáp dụng BPKCTT cũng là một quy định của BLTTDS 2015 cụ thể hóa nội dung của Điều 11 Bộ luật dân sự 2015“Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền yêu cầu cơ quan có thẩmquyền bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình ”.

24

Trang 29

pháp luật có liên quan khác như Luật ở hữu trí tuệ năm 2013, Pháp lệnh bắt giữ tau bay, tàu biển, Luật phá sản năm 2014, Luật trọng tài thương mại năm 201072 Sau đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự cũng được BLTTDS 2015 ghi nhận có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp, thống nhất với các quy định về đại điện trong Bộ luật dân sự 2015 Về bản chất, người đại diện của đương sự là nguoi thay mặt đương sự, tham gia tố tụng bằng chính quyền, nghĩa vụ của đương sự Họ là người thay thế

đương sự để thực hiện các quyên, nghĩa vụ tố tụng của đương sự, và như vậy

đương sự có quyên, nghĩa vụ gì thì người đại điện sẽ có quyền và nghĩa vụ đó Ngoài đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện theo quy định của BLTTDS 2015 cũng có quyền yêu cầu tòa án áp dụng

BPKCTT Như vậy việc BLTTDS 2015 quy định đương sự, người đại diện của

đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện theo quy định của pháp luật có

quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT là phù hợp, có sự tương thích với luật

dân sự.

- Thứ hai, về trách nhiệm do áp dụng BPKCTT không đúng

Dựa trên nguyên tắc công băng, bình đăng trong tố tụng dân sự, trách nhiệm do áp dụng BPKCTT không đúng được đặt ra đối với người yêu cầu áp

dụng BPKCTT và trách nhiệm này mà còn đặt ra đối với cả tòa án khi quyết định áp dụng BPKCTT Quy định về trách nhiệm này được xây dựng trong

BLTTDS 2015 có sự tương thích với Điều 3 BLDS năm 2015 về trách nhiệm do không thực hiện đúng nghĩa vụ?? Ngoài ra, quy định của BLTTDS 2015 về trách nhiệm bồi thường do áp dụng BPKCTT không đúng tại khoản 1 Điều 113 còn tương thích Điều 13 BLDS năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng?! Tinh thần trên cũng được thê hiện khá rõ nét trong Luật sở hữu trí tuệ

2° Điều 206 Luật ở hữu trí tuệ năm 2013 cũng ghi nhận người có quyền, lợi ích hợp pháp là “chủ thể quyền sởhữu trí tuệ có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT ”

Pháp lệnh bắt giữ tàu bay, tàu biển cũng ghi nhận các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp có quyền yêu cầu tòaán áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu bay, bắt giữ tàu biển.

Điều 70 Luật phá sản 2014 cũng ghi nhận “Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người cóquyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lýtài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng mộthoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năngthanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động”.

Luật trọng tài thương mại năm 2010, tại Điều 48 cũng có quy định rất uyển chuyển, thận trọng rằng “các bên

tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc tòa án áp dụng BPKCTT”

30 Điều 3 BLDS năm 2015 “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện

không đúng nghĩa vụ dân sự”.

31 Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các

Trang 30

năm 2013 khi khoản 2 Điều 208 quy định “Người yêu cầu tòa án áp dụng

BPKCTT có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện

pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyên sở hit trí tuệ”.

- Thứ ba, về thủ tục thực hiện biện pháp bảo dam cho yêu cau áp dung

Dé bảo đảm cho yêu cầu áp dụng BPKCTT là đúng đắn, bảo vệ công băng, quyên lợi cho người bi áp dụng BPKCTT, Điều 136 BLTTDS 2015 quy định người yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT phải nộp cho tòa án chứng từ bảo

lãnh được bảo dam bang tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tin dụng khác hoặc

của cơ quan, tô chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tốn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT từ phía người có quyền yêu cầu Thực chất quy định về biện pháp bảo đảm này được xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về biện pháp bảo đảm

như Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ như biện pháp bảo lãnh, cầm giữ tài sản, ký quỹ, ký cược, đặt cọc Ngoài ra, Luật sở hữu trí tuệ năm 2013 cũng lựa chọn biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc biện pháp bảo đảm bằng “Chứng từ bảo lãnh của ngân hang hoặc tô

chức tín dụng khác” (khoản 2 Điều 208) để buộc người yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT phải thực hiện Sau đó nếu BPKCTT bị hủy bỏ thì theo quy định tại

khoản 1 Điều 209, người yêu cầu cũng sẽ được tòa an xem xét, trả lại khoản bao đảm trên Nhìn chung các quy định về thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT được quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015 là tương đối thống nhất, tương thích với các quy định của Bộ luật dân sự 2015.

3.1.2 Sự tương thích giữa pháp luật tổ tụng dân sự và pháp luật dân sự về các quy định phan thủ tục giải quyết vụ án dân sự của Bộ luật TỔ tung dân sự

3.1.2.1 Đối với các quy định về khởi kiện vụ án dân sự

- Thứ nhất, quy định về chủ thể có quyên khởi kiện vụ án dân sự về cơ bản

phù hợp với BLDS năm 2015.

Điều 186 BLTTDS năm 2015 quy định: Cơ quan, tô chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa

án có thâm quyền dé yêu cầu bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của minh Quy

định này là thống nhất với quy định tại Điều 11 BLDS năm 2015 về các phương

thức bảo vệ quyền dân sự Theo đó, khi cá nhân, pháp nhân tham gia quan hệ

26

Trang 31

pháp luật dân sự mà cho rằng mình có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc có tranh chấp đều có quyền khởi kiện đến Tòa án để bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì

ly do chưa có điều luật dé áp dung; trong trường hợp nay Tòa án sẽ áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ và lẽ công bang dé giải quyết” Sự nhất quán này của BLDS năm 2015 và BLTTDS năm 2015 là phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

- Thứ hai, quy định về khởi kiện vụ án dân sự phù hợp với quy định của

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo vệ

quyên lợi người tiêu dùng về chủ thể có quyên khởi kiện để bảo vệ quyên và lợi ich của người yếu thé trong xã hội.

Nham bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thé trong các

quan hệ pháp luật dân sự, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích công cộng, lợi ích

của nhà nước, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm quyền khởi kiện của Tổ

chức đại diện tập thé lao động dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thé người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền, Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được

hành vi cua mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vo của

họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tỉnh thần của

ho Ca nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình!. Đặc biệt để phù hợp với Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, BLTTDS năm 2015 quy định Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyên đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vi lợi

ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thứ ba, quy định về hình thức gửi khởi kiện vụ án dân sự phù hợp với quy

định của Luật giao dịch điện tử

BLTTDS năm 2015 đã quy định b6 sung phương thức gửi đơn khởi kiện trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án

32 Nguyên tắc này không chỉ được quy định tại Điều 13,5,6 BLDS năm 2015 mà còn tiếp tục được khẳng định tại

Điều 4 BLTTDS năm 2015.

33 Khoản 2 Điều 187 BLTTDS năm 2015.

Trang 32

(nếu có) Day là một quy định tiến bộ, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội và xu hướng lập pháp tố tụng dân sự trên thé gidi va Luat Giao dich dién tu

năm 2005, nhăm nâng cao quyên tiếp cận công lý của người dân Bên cạnh đó,

Điều 190 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm một số nội dung như số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và địa chỉ do các bên thỏa thuận dé Tòa án liên hệ Quy định này nhằm đảm bảo sự tương thích với phương thức gửi đơn khởi kiện, tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử°Š.

3.1.2.2 Các quy định về hòa giải vụ việc dân sự?5

Về cơ bản, nguyên tắc tiến hành hòa giải của BLTTDS năm 2015 tiếp nối tinh than của BLTTDS năm 2004 sửa đổi b6 sung năm 2011 Theo đó, nguyên tắc tiến hành hòa giải tại Khoản 2 Điều 205 BLTTDS năm 2015 phù hợp với quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 BLDS

năm 2015 Đó là, việc hòa giải của Tòa án phải tuân thủ đó là tôn trọng sự tự

nguyện thỏa thuận của các đương sự và nội dung thỏa thuận không vi phạm điều

cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, bởi lẽ suy cho cùng hòa giải là do

chính các đương sự thỏa thuận và thực hiện.

Về phạm vi hòa giải, Điều 206 BLTTDS năm 2015 quy định cắm hòa giải đối với yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là hoàn toàn hợp lý và tương thích với pháp luật dân sự bởi lẽ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 BLDS năm 2015 Bản chất của pháp luật dân sự khác với những ngành luật khác đó là sự tự do thỏa thuận ý chí của các chủ thé của quan hệ pháp

luật dân sự và pháp luật phải tôn trọng Tuy nhiên sự thỏa thuận này phải trong

khuôn khổ luật định và trong một số trường hợp nhất định, sự tự do thỏa thuận

này có thé bị hạn chế theo quy định của pháp luật Chính vì vậy, quy định tai

Điều 206 BLTTDS năm 2015 là hoàn toàn tương thích với BLDS năm 2015 Đối với những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cắm của luật hoặc trái dao đức xã hội, BLTTDS năm 2015 đã thay đôi cụm từ “ái pháp

luật” thành cum từ “vi phạm điều cẩm của luật” Theo đó, các giao dich dan sự vi phạm điều cắm của pháp luật là những trường hợp không được hòa giải Quy

35 Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP của HĐTPTATC Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụngdân sự số 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứngcứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử

36 Đặng Quang Huy, Trường Đại học Luật Hà Nội

28

Trang 33

định này là tương thích với Điều 117 BLDS năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Điều 207 BLTTDS năm 2015 quy định vụ án mà đương sự là vợ hoặc

chồng trong vụ án ly hôn là người mat năng lực hành vi dân sự thuộc trường hợp những vụ án dân sự không tiễn hành hòa giải được Quy định này là tương thích

với Luật hôn nhân và gia đình, bởi bản chất ly hôn là quyền nhân thân của

đương sự, gan liền với mỗi cá nhân không thể chuyên giao cho người khác Do đó Tòa án sẽ không thê tiến hành hòa giải được đối với vụ án ly hôn mà đương

sự ở trong tình trạng không thé nhận biết, làm chủ được hành vi và thé hiện

được ý chí của mình Chính vì vậy, quy định này hoàn toàn tương thích với pháp

luật hôn nhân và gia đình.

Bên cạnh đó, Điều 207 BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm trường hợp một

trong các đương sự đề nghị không tiễn hành hòa giải thuộc trường hợp những vu

án dân sự không tiến hành hòa giải được Quy định mới này dựa trên cơ sở tôn

trọng quyền tự định đoạt của đương sự, tôn trọng việc cá nhân thực hiện, chấm dứt quyền của mình trên cơ sở hoàn toàn tự do Do vậy, có thé thấy việc BLTTDS năm 2015 quy định nếu một trong các đương sự đề nghị không tiến

hành hòa giải là một trong các trường hợp không hòa giải được là hợp lý với

thực tiễn tố tụng và các quy định của pháp luật nội dung.

Về thủ tục ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Điều

212 BLTTDS năm 2015 quy định, nếu trong vụ án có nhiều đương sự mà các

đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì thỏa

thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thâm phán ra quyết

định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng

mặt Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thỏa thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại

phiên hòa giải đồng ý băng văn bản Quy định này nhằm đảm bảo cho việc thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt phải được sự đồng ý của

đương sự vắng mặt và phù hợp với điều 370 BLDS về chuyên giao nghĩa vụ dân

37 Điều 370 BLDS năm 2015 về chuyển giao nghĩa vụ “1 Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người

thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa

vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ 2 Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người

Trang 34

Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 còn bô sung quy định về việc công nhận

hòa giải thành ngoài Tòa án, thủ tục này là cần thiết, tương thích và hỗ trợ các

phương thức giải quyết tranh chấp khác ngoài Tòa án đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nội dung có liên quan như hòa giải tại UBND cấp xã đối với các tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả liên quan hòa giải tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật sở hữu trí tuệ 2005; hòa giải viên, tổ hòa giải theo Luật hòa giải cơ sở 2013, trọng tài viên giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mại; hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động theo Bộ luật lao động 2012 Việc ghi nhận thủ tục này là giải pháp nhăm khuyến khích giải

quyết tranh chấp dân sự thông quan thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án hỗ trợ thông qua việc công nhận các kết quả hòa giải đó theo Chiến lược cải cách tư pháp của Bộ Chính trị?

3.1.2.3 Đối với các quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Các quy định của BLTTDS năm 2015 về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về cơ bản phù hợp với pháp luật dân sự.

+Thwe nhất, quy định về tạm đình chỉ giải quyết vu án dân sự trong trường hợp đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có cá nhân kế thừa quyên và nghĩa vụ to tụng của cá nhân đó mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế nhằm dam bảo cho người thừa kế được thụ hưởng những quyền và nghĩa vụ do người chết để lại là phù hợp với các quy định của BLDS năm 2015.

Theo nguyên lý của luật dân sự, khi một người chết đi mà các quyên, nghĩa vụ của họ có thé được chuyền giao (thường là quyền, nghĩa vụ về tài sản) thì người thừa kế của người này có quyền được thừa kế những quyên, nghĩa vụ đó Ngược lại, nếu quyền, nghĩa vu của người chết là quyền, nghĩa vụ không thé

chuyên giao (thường là quyên, nghĩa vụ về nhân thân) thì người thừa kế không

có quyền thừa kế những quyền, nghĩa vụ đó?? Với nguyên lý này, đòi hỏi pháp

luật tố tụng dân sự khi xây dựng các quy định về trường hợp đương sự đang

tham gia tố tụng mà chết phải bảo đảm cho người thừa kế được thụ hưởng quyên, nghĩa vụ dân sự do đương sự dé lại.

Thực tế, nếu đương sự chết mà quyên, nghĩa vụ của họ có thể chuyển giao

thì người thừa kế sẽ được kế thừa quyên, nghĩa vụ tố tụng của đương sự dé tham

3# Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị

39 Xem Bùi Đăng Hiếu, Khái niệm và phân loại quyền nhân thân, Tạp chí Luật học số 7/2009, tr 39 và Nguyễn

Ngọc Điện, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, xuất bản tháng 11/2001, tr.76.

30

Trang 35

gia giải quyết vụ án'?, Tuy nhiên, có những trường hợp khi đương sự chết, quyên, nghĩa vụ của họ có thể chuyên giao nhưng lại chưa có người thừa kế để kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng đó Do đó, quy định tại điểm a khoản 1 Điều

214 BLTTDS 2015 hoàn toàn tương thích với quy định của Bộ luật dân sự năm

2015 Mặt khác, xét về mối liên hệ có thé nhận thấy, cơ sở để xây dựng quy định

đình chỉ hoặc tạm đình chỉ khi đương sự chết theo quy định của pháp luật tố

tụng dân sự phải dựa vào việc xác định đặc tính chuyên giao hay không chuyên giao của các quyên, nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật dân sự Bên

cạnh đó, việc xác định một cá nhân có phải là người thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự hay không chính là cơ sở, tiền đề làm phát sinh quyền tô tụng

của người này trong tố tụng dân sự dé họ có thé kế thừa quyền và nghĩa vụ của đương sự đã chết và tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

- Thứ hai, quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã đảm bảo cho các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật được thụ hưởng những quyên và nghĩa vu của đương sự là cơ quan, tô chức, cá nhân hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thé là phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự năm

2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tung của cơ quan đó là trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thâm quyên về việc sáp nhập, chia, tách cơ quan, tô chức đó, nhưng cơ quan, tô chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập những chưa đủ điều kiện dé hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó Trường hợp cơ quan, tô chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tô chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tô chức đó là trường hợp chưa xác định được co quan, t6 chức kế thừa quyên, nghĩa vụ

tố tụng nên tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án'! Trong trường hợp này, để bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của một số cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật, Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ các cơ

quan, tô chức này đủ tư cách được kê thừa quyên và nghĩa vụ tô tụng của cơ

40 Khoản 1 Điều 74 BLTTDS năm 2015 Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của Điều 74, khi đương sự chết, chỉ cónhững quyền, nghĩa vụ về tài sản của đương sự đã chết có thể để lại thừa kế (có thể chuyển giao) thì ngườithừa kế mới có quyền kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dể tham gia tố tụng Thực chất, quy định này đã hạn chếquyền được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người thừa kế trong một số trường hợp Bởi, trên thực tế có

một số quyền, nghĩa vụ về nhân thân của đương sự đã chết vẫn có thể được thừa kế, đơn cử như quyền công

bố tác phẩm được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.

41 Duy Kiên — Một số vấn đề về tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của BLTTDS — Tap chí Tòa án Nhân

Trang 36

quan, tô chức đã sáp nhập, chia, tách và tiếp tục tham gia giải quyết vụ án dân

Mặt khác, khi hết căn cứ tạm đình chi, dé Tòa án xác định ai là người thừa

kế của cơ quan, tô chức đã sap nhập, chia, tach, hợp nhất, giải thể cần phải dựa

vào các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 74 BLTTDS năm

201522 Đây chính là quy định thé hiện tính tương thích giữa pháp luật dân sự và

pháp luật tố tụng dân sự.

Thứ ba, quy định về tạm đình chỉ giải quyết vu án dân sự tương thích với quy định của pháp luật dân sự về yêu cẩu thực hiện thủ tục tiền tố tụng trước khi khởi kiện ra tỏa.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo của người

khởi kiện, Tòa án sẽ tiễn hành thụ ly vụ án dân sự nếu đáp ứng các điều kiện thụ lý Đối với một số trường hợp, pháp luật nội dung quy định trước khi khởi kiện đương sự phải yêu cầu các cơ quan, tô chức khác giải quyết trước (khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, theo đó, trong trường hợp các bên tranh chấp không tự giải quyết được với nhau thì phải gửi đơn đến Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất dé hòa giải, khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012 và khoản 1 Điều

32 BLTTDS 2015 đều quy định tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ

tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ một số tranh chấp không bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở, Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 quy định: Trong thời hạn 15 ngày, ké từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Toà án có thâm quyền dé yêu cầu giải quyết bồi thường ) Hoặc dé giải quyết vụ án,

Tòa án cần có kết quả giải quyết của vụ án khác có liên quan Do đó, với trường hợp sau khi Tòa án thụ lý vụ án “mới phát hiện sự việc mà đương sự yêu cầu

phải do cơ quan, tổ chức khác có thâm quyền giải quyết trước, nhưng đương sự chưa yêu cầu hoặc đã yêu cầu mà chưa có kết quả giải quyết, thì Tòa án sẽ ra

quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hướng dẫn đương sự gửi đơn

yêu câu đên cơ quan, tô chức có thâm quyên giải quyêt đó.

42 TS Bùi Thị Huyền, Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong BLTTDS năm 2015 cần được hướng

dẫn cụ thể hơn, Tạp chí Dân chủ & pháp luật, số 5/2016, tr.37-42.

32

Trang 37

- Thứ tư, quy định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đảm bảo tính tương thích với quy định của Luật pha san năm 2014.

Điều 41 Luật phá sản năm 2014 quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc phá sản, Tòa án phải tạm đình chỉ giải

quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự?3 Dé bảo đảm đúng tinh thần của Điều 41 Luật phá san

năm 2014, tại điểm g khoản 1 Điều 214, BLTTDS 2015 đã bổ sung nội dung này là một trong những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

3.1.2.4 Đối với các quy định về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Các quy định của BLTTDS năm 2015 về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về cơ bản phù hợp với pháp luật dân sự.

- Thứ nhất, quy định về đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp đương sự tham gia tô tụng chết mà quyên và nghĩa vụ của họ không được thừa kế là phù hợp với pháp luật dân sự 2015

Theo quy định của pháp luật dân sự, quyền nhân thân là quyền gắn liền với chủ thé không được chuyên giao Do vậy khi cá nhân đang tham gia vào các vu án phát sinh từ quan hệ nhân thân, quan hệ cấp dưỡng (ly hôn, giải quyết van đề nuôi con) mà xuất hiện sự kiện đương sự chết thì quyền và nghĩa vụ của họ không thé được chuyển giao cho chủ thé khác Sự kiện này làm cho quá trình giải quyết vụ án của Tòa án bị chấm dứt và Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Nói cách khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 là phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ dân sự

của cá nhân quy định tại Chương III BLDS năm 2015.

- Thứ hai, quy định về đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp “Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu

tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt ” phù hợp với Bộ luật dân sự năm

2015 Theo quy định của pháp luật dân sự”, quan hệ pháp luật nội dung được

thiết lập dựa trên ý chí tự nguyện, tinh than hợp tác, bình đăng, cùng có lợi của

các bên nên khi có tranh chấp, yêu cầu xảy ra, quyền tự định đoạt của đương sự

được pháp luật TTDS tôn trọng và bảo vệ Theo đó, khi người khởi kiện “rút

toàn bộ yêu cầu khởi kiện” (hành động) hoặc “nguyên đơn đã được triệu tập lần thứ hai vẫn văng mặt, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì

43 Bùi Thị Huyền (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Nxb Lao động năm 2016, tr.290.

Trang 38

sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan” (không hành động) thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự Quy định này nhằm tao sự linh hoạt cho cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) trong việc giải quyết vu án dân sự, tránh tình trạng tồn đọng án; đồng thời mở rộng tối đa quyền tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết vụ án dân sự.

- Thứ ba, quy định về đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp “Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa

vụ, tai sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó” là phù hợp với Bộ luật dân sự năm2015 và Luật Phá sản năm 2014.

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự nếu một trong các bên đương sự của vụ án doanh nghiệp, hợp tác xã đã có quyết định mở thủ tục phá sản thì các quyền, nghĩa vụ của đương sự sẽ được giải quyết theo thủ tục phá sản Vì vậy, Tòa án đang giải quyết vụ án dân sự đó sẽ đình chỉ giải quyết vụ án ké từ ngày có quyết định phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã của TA có thâm quyền đồng thời TA này phải chuyển hồ sơ vụ án cho TA đang tiễn hành thủ tục phá sản để giải quyết Quy định này phù hợp với Điều 71 của Luật Phá

sản năm 2014

- Thứ tw, Quy định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hop “Duong sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra ban án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết” là phù hợp với Bộ luật Dân

sự năm 2015.

Điều 159 BLTTDS năm 2004 quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự Tuy nhiên, BLDS năm 2005 cũng

có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về thừa kế, tuyên bó

giao dich dân sự vô hiệu, tranh chấp về hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dẫn đến câu hỏi thời hiệu khởi kiện là vấn đề của pháp luật tố tụng hay

pháp luật nội dung Do đó, để đảm bảo sự tương thích với quy định của pháp luật dân sự, BLTTDS năm 2015 không quy định về van dé thời hiệu mà quy định dẫn chiếu đến BLDS năm 2015.

34

Trang 39

3.2 Thực trạng pháp luật về những vấn đề mâu thuẫn, chưa tương thích giữa pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật dân sự và giải pháp hoàn thiện

pháp luật

3.2.1 Thực trạng pháp luật về những vẫn đề mâu thuẫn, chưa tương thích giữa các quy định về phần chung của BLTTDS năm 2015 và pháp luật dân sự

- giải pháp hoàn thiện pháp luật

3.2.1.1 Về một số nguyên tắc cơ bản của Luật Tổ tụng dân sự

- Đối với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự và việc xác định

phạm vi giải quyết vụ việc dan sự của tòa án.

Điều 5 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đương sự có quyên quyết định

việc khởi kiện, yêu cau Tòa án có thẩm quyên giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khỏi kiện, don yêu cau của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi don khởi kiện, don yêu cau đó” Quy định này dẫn đến cách hiểu, đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề gì thì Tòa án giải quyết vấn đề đó, Tòa án không được giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự Tuy nhiên, quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 dẫn đến cách hiểu để đảm bảo quyền được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,

giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì khi

giải quyết ly hôn, bắt buộc Tòa án phải giải quyết van dé nuôi con.

Do đó, để bảo đảm sự thống nhất, theo tác giả, Điều 5 BLTTDS năm 2015 cần được sửa theo hướng “ Tòa án chỉ thu lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cau của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, don yêu cau đó, trừ trường hop khác do pháp luật quy định”.

- Đối với nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý vụ việc dân sự vấn

dé xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa an.

BLTTDS năm 2015 đã xây dựng các quy định về thâm quyên theo loại việc của Tòa án theo hướng một mặt vẫn liệt kê các loại việc thuộc thâm quyền

của Tòa án, song ở các khoản quét, BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án có

thâm quyên giải quyết các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thâm quyên giải quyết của cơ quan, tô chức khác theo quy định của pháp luật Song đối với các loại việc BLTTDS không liệt kê cụ thé nhưng các văn bản pháp luật

nội dung lại quy định cụ thể thuộc thâm quyên thụ lý, giải quyết của Tòa án theo

thủ tục TTDS dẫn đến sự lúng túng của tòa án trong việc xác định thâm quyền

Trang 40

giải quyết đối với các loại việc này Chăng hạn, theo Điều 14 và 53 Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án phải thụ lý giải quyết yêu cầu tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng nhưng do BLTTDS năm 2015 lại không quy

định cụ thé Ngược lai có những loại việc bản chất tranh chấp, yêu cầu đó phát

sinh từ quan hệ dân sự như yêu cầu công nhận tình trạng ly thân nhưng Luật Hôn nhân và gia đình không quy định về chế định ly thân Theo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án vẫn phải thụ lý giải quyết, song

giải quyết như thế nào trong khi chưa có luật quy định và chưa có án lệ về loại VIỆC này.

Do đó, để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, theo chúng tôi cần thống nhất về mặt nhận thức là tất cả các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, nếu không có văn bản pháp luật xác định thuộc thâm quyên giải quyết của cơ quan, tổ chức khác thì Tòa án

phải thụ lý giải quyết Tuy nhiên, đường lối giải quyết trong những trường hợp

nay can được Tòa án tối cao hướng dẫn hoặc giải đáp rõ 3.2.1.2 Về thẩm quyên dân sự của Tòa án

- Việc quy định thẩm quyên giải quyết của Tòa án trong một số văn bản pháp luật nội dung là vượt quá phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự và gây chong lấn với pháp luật tô tụng dân sự trong việc xác định thẩm quyên giải quyết của Tòa án.

Chăng hạn, sự chồng lắn, trùng lặp về thâm quyền giải quyết của Tòa án giữa quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật tố tụng dân sự đối với việc hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về

quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con

nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo

Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Rõ ràng quy định này không

phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình và chồng lan sang phạm vi điều chỉnh của BLTTDS, trùng lặp với khoản 4 Điều 35 BLTTDS

Do đó, trên nguyên tắc định hướng hoàn thiện pháp luật đã đề cập ở Mục 2.2, theo chúng tôi cần rà soát các văn bản pháp luật dân sự để loại bỏ các quy

định “Jan sân” sang phạm vi điều chỉnh của pháp luật TTDS Việc làm này sẽ

36

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan