1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật tố tụng dân sự việt nam đề bài người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự

28 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Người Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Đương Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự
Tác giả Đặng Hải Anh, Lê Thị Oanh, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Thùy Linh, Đỗ Thị Thu Phương, Nguyễn Hoài Ngọc Hoa, Văn Thị Tố Uyên, Trần Nguyễn Anh Quân, Phạm Khánh Mai, Trần Thị Quỳnh Mai
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Các chủ thể tham gia tố tụng dân sự với tư cách người bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự và điều kiện tham gia và trình tự,thủ tục đăng ký trở thành bảo vệ quyền và lợi ích hợp

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

-*** -BÀI THẢO LUẬNMÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

ĐỀ BÀI: NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Lớp: Luật Thương mại Quốc tế Thành viên nhóm: Nhóm 6

Nguyễn Thị Vân Anh LTMQT49A40791

Trang 2

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2023 BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆT NHÓM 06 HỌC PHẦN LTTDS

1 Danh sách nhóm và công việc được phân công:

7 Nguyễn Thị Thùy Linh

8 Nguyễn Thị Thùy Linh

9 Văn Thị Tố Uyên

10 Nguyễn Hoài Ngọc Hoa

11 Nguyễn Thị Tâm

2 Quá trình làm việc của nhóm:

Nhóm 09 đã làm việc và thống nhất với nhau qua 03 buổi trong đó nội dung

là:

Buổi 01: Thảo luận định hướng bài thảo luận, phân công câu hỏi - Tham gia tương đối đầy đủ, nhìn chung thì tương đối tích cực trong thảo luận

nhóm.

Trang 3

Buổi 02: Thảo luận chỉnh sửa bài - Tham gia đầy đủ, có sự tích cực hợp tác

của các thành viên Buổi 03: Thuyết trình thử, chuẩn bị một số việc cho buổi thuyết trình và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của thành viên nhóm - Tham gia đầy

đủ, tinh thần làm việc tốt, chủ động hợp tác./.

NHÓM TRƯỞNG

Đặng Hải Anh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2

1 Khái niệm 2

2 Đặc điểm 2

3 Ý nghĩa và vai trò của việc tham gia tố tụng dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 3

II NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG

SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 4

1 Các chủ thể tham gia tố tụng dân sự với tư cách người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của đương sự và điều kiện tham gia và trình tự, thủ tục đăng ký trở thành bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự 4

1.1 Luật sư 4

Trang 5

1.2 Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý 6

1.3 Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động 6

1.4 Công dân Việt Nam 7

1.5 Điều kiện, trình tự và thủ tục chung cho các chủ thể 8

2 Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự 8

2.1 Quyền tố tụng của người bảo vệ quyền lợi của đương sự 8

2.1.1 Giai đoạn trước khi mở phiên toà 9

2.1.2 Giai đoạn mở phiên toà 10

2.1.3 Giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa 11

2.2 Nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 12 2.2.1 Nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 12

2.2.2 Nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa 12

III THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 13

1 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 13

2 Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật TTDS về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 15

3 Một số kiến nghị 18

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 7

(Theo Khoản 1 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”)

có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư,

đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật

sư thì có thể trở thành luật sư) mà còn đối với cả những người bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự khác Bởi lẽ chỉ khi có sự am hiểu về pháp luậtthì họ mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình mộtcách tốt và thành công nhất

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phải có đủ điều kiện tham giaTTDS theo quy định của pháp luật Các điều kiện này được quy định tại điều 75của Bộ luật ttds 2015 và phải được sự cho phép của Tòa án.(sẽ phân tích kĩ hơn

ở II 2.1)

Được sự cho phép của Tòa án:

Sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phụthuộc vào đương sự Điều này thể hiện ở việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự xuất hiện từ khi đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận.Tuy nhiên, đặc trưng này cũng bị hạn chế trong một số trương hợp như: khi

Trang 8

nhiều đương sự trong cùng một vụ việc có quyền lợi đối lập nhau cùng yêu cầumột người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Tòa án không cho phép, v.v Mục đích tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự.

3 Ý nghĩa và vai trò của việc tham gia tố tụng dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Việc tham gia tố tụng dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự: Người bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự là người đại diện cho các quyền và lợi ích củangười đó trong tố tụng dân sự Giúp đương sự nhận thức đúng quyền và nghĩa

vụ của mình, đặc biệt khi họ không thể tự mình thực hiện các thủ tục pháp lýhoặc không có kiến thức chuyên sâu về pháp luật Một lợi thế của người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là sự am hiểu pháp luật của họ, vì vậy,những chứng cứ họ đưa ra sẽ dễ dàng được chấp nhận, giúp cho quá trình giảiquyết vụ việc được nhanh chóng; bảo vệ được lợi ích của đương sự

Thứ hai, đảm bảo tính công bằng của tố tụng: Người bảo vệ quyền của

đương sự có nhiệm vụ đảm bảo rằng tố tụng diễn ra công bằng và theo quy tắccủa pháp luật Họ đảm bảo rằng đương sự được nghe và có cơ hội để thể hiệnquan điểm, chứng minh các yếu tố của vụ án, và bảo vệ quyền lợi của họ trướctòa án Với sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương

sự, quá trình xét xử vụ án của Tòa án được công minh hơn, làm cho người tiếnhành tố tụng phải khách quan, tôn trọng pháp luật hơn trong quá trình giải quyết

vụ việc dân sự

Thứ ba, hỗ trợ và tư vấn pháp lý: Người bảo vệ quyền của đương sự

thường cung cấp tư vấn pháp lý cho đương sự, giúp họ hiểu rõ về quá trình tốtụng, quyền của họ, và cách bảo vệ quyền lợi Họ cũng tham gia vào việc lựachọn chiến lược phòng vệ và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết

Thứ tư, đại diện trước tòa án và bên đối diện: Người bảo vệ quyền của

đương sự có thể đại diện cho đương sự trong các cuộc đàm phán ngoài tòa và

Trang 9

trước tòa án Họ tham gia vào việc đặt câu hỏi cho các nhân chứng, lập luậntrước tòa, và đảm bảo rằng quyền lợi của đương sự được bảo vệ tốt nhất có thể.

Thứ năm, đảm bảo tuân thủ pháp luật: Người bảo vệ quyền của đương sự

cũng giúp đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia vào tố tụng tuân thủ các quy tắc

và quy định pháp luật Họ có thể đề xuất các biện pháp phòng ngừa vi phạmpháp luật và giúp giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình

Tóm lại, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

là đảm bảo rằng tố tụng diễn ra công bằng, đáp ứng quyền lợi của đương sự vàđảm bảo tuân thủ pháp luật Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích của nhữngngười tham gia vào tố tụng dân sự

II NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1 Các chủ thể tham gia tố tụng dân sự với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và điều kiện tham gia và trình tự, thủ tục đăng ký trở thành bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự

1.1 Luật sư

Theo điểm a khoản 2 Điều 75 Bộ luật TTDS năm 2015, Luật sư là đối tượng đầu tiên được pháp luật chấp nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Luật sư khi tham gia với tư cách là nhà bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những chủ thể tham gia, góp mặt trong các giai đoạn của tố tụng dân sự bằng những hoạt động nghề nghiệp

cụ thể của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án dân sự Tùy theo từng loại tranh chấp, Luật sư tham gia giúp đương sự hòa giải, giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp theo đúng quy định, trình tự của pháp luật.

a Điều kiện

Để trở thành một luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựtheo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, có một số điều kiện:

Trang 10

Luật sư cần đăng ký và nhận được giấy phép hoạt động từ Hiệp hội Luật sưViệt Nam Điều này đảm bảo rằng luật sư tuân thủ các quy định và chuẩn mựcđạo đức nghề nghiệp Luật sư cần tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, baogồm bảo mật thông tin của khách hàng và hành xử đúng mực trong quá trìnhlàm việc.

Luật sư cần xuất trình cho tòa án giấy giới thiệu của văn phòng luật nơi mà

họ là thành viên hay hoặc có hợp đồng làm việc và có thẻ Luật sư

b Trình tự và thủ tục

Căn cứ vào điều 27 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:

“Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi luật

sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng, cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng của luật sư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong trường hợp người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này thì khi liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức, luật sư hướng dẫn xuất trình Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy

tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.”

Theo như quy định trên thì luật sư sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng cấpgiấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng khi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính nếu như xuất trình được cácgiấy tờ sau:

(1) Thẻ luật sư

(2) Giấy yêu cầu luật sư của khách hàng

Trang 11

1.2 Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý

a Điều kiện

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tại Điều 2, Luật TGPL năm 2017 ghinhận: “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho ngườiđược trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này,góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý vàbình đẳng trước pháp luật”

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 24 Luật TGPL năm 2017 thì Cộng tácviên pháp lý là những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cóphẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý

có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý,thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểmsát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự, chuyên viênlàm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước được Giám đốc Trung tâmTGPL nhà nước đề nghị; Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên TGPL.Các trợ giúp viên pháp lý và người thực hiện TGPL được thực hiện TGPL trongcác lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại Các hình thứcTGPL bao gồm: Tham gia tố tụng; tư vấn pháp luật; đại diện ngoài tố tụng theođiều 27 Luật TGPL năm 2017

và thẻ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư”

1.3 Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động

a Điều kiện tham gia

Đại diện của tổ chức tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định theo quy định củapháp luật về lao động và công đoàn

Trang 12

Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động,việc laođộng là người chưa thành niên,người mất di năng lực,hành vi dân sự,người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhận thức làm chủhành vi mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được ngườiđại diện thì Tòa án chỉ định Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động.Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổchức đó cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người laođộng,tập thể người lao động.

b Trình tự và thủ tục

Sau khi tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự, người đề nghị xuất trình các giấy tờ sau đây:

Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổ chức

đó cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động,tập thể lao động.1.4 Công dân Việt Nam

a Điều kiện tham gia

Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tíchhoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử

lí hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Việnkiểm sát và công chức sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an

Đối với công dân Việt Nam tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho đương sự thì phải xuất trình giấy tờ tùy thân (theo khoản 4 điều 75BLTTDS 2015)

b Trình tự và thủ tục:

Sau khi tòa án làm thủ tục đăng kí người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự, người đề nghị xuất trình các giấy tờ sau đây:

Công dân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại điểm d điều 75 BLTTDS

2015 xuất trình giấy tờ yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân

Trang 13

1.5 Điều kiện, trình tự và thủ tục chung cho các chủ thể

a Điều kiện để tham gia chung

Việc tham gia tố tụng vào vụ việc dân sự của người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự không những có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án mà còn có ý nghĩa cả đối vớiviệc giải quyết vụ việc dân sự của toà án Vì vậy, khoản 2 và khoản 3 Điều 75

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định hai điều kiện cơ bản để một ngườitrở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự

Thứ nhất là luật sư, trợ giúp viên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lí,đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động và công dân Việt Nam có năng lựchành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xoá án tích, không thuộctrường hợp đang bị ấp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ,công chức trong các cơ quan toà án, viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩquan trong ngành công an

Thứ hai, trường hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sựtrong cùng một vụ án, thì quyền và lợi ích hợp pháp của những đương sự đượcbảo vệ đó không được đối lập nhau

b Trình tự và thủ tục

Theo khoản 5 Điều 75 BLTTDS được sửa đổi và bổ sung năm 2019, 2020:

“Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm ngườibảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điềunày thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa ánphải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của đương sự vàxác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương

sự Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu

rõ lý do cho người đề nghị.”

2 Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự

2.1 Quyền tố tụng của người bảo vệ quyền lợi của đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia tốtụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào hoặc tham gia tất cả các giai

Trang 14

đoạn trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự”, Vai trò và hoạt động của ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự được thể hiện trong ba giai đoạncủa quá trình tố tụng là: giai đoạn trước khi mở phiên toà, giai đoạn mở phiêntoà, giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa.

2.1.1 Giai đoạn trước khi mở phiên toà

Một là, quyền thu thập chứng cứ trong việc điều tra, thu thập chứng cứ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền được xác minh thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 24 BLTTDS 2015: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng

cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.”

Hai là, quyền tham gia hoà giải

Bộ luật Tố tụng dân sự tại khoản 3 Điều 76 quy định cho người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia phiên hoà giải cùng đương sự, nếukhông tham gia được thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cóthể gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tới phiên hoà giải

Ba là, quyền thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có quyền thay mặt đương sự yêucầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác Đây là mộtquyền phải sinh từ quyền của đương sự, mục đích là bảo vệ quyền lợi của đương

sự một cách chính đúng nhất

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w