1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo pháp luật Việt Nam

122 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Đỗ Thị Thúy
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Châu
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 29,45 MB

Nội dung

Với nhận thức như trên, học viên lựa chọn đề tai: “Bao vệ quyên tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO THỊ THUY

BAO VE QUYEN TAC GIA DOI VOI TAC PHAM MY

THUAT UNG DUNG THEO PHAP LUAT VIET NAM

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO THỊ THUY

BAO VE QUYEN TAC GIA DOI VOI TAC PHAM MY

THUAT UNG DUNG THEO PHAP LUAT VIET NAM

Chuyén nganh: Luat kinh té

Mã So: 8380101.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LE THI CHAU

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bắt kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn

trong Luận van dam bao tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các

nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Đại học Luật, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Thị Thuý

Trang 4

TAC GIA DOI VỚI TAC PHAM MỸ THUAT UNG DUNG 12

1.1 Khai niệm, đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ

thuat UNg MUNG eee “3 12

1.1.1 Khai niệm quyên tác giả đối với tac phẩm mỹ thuật ứng dung 121.1.2 Đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dung 181.2 Khái niệm, đặc điểm bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm

mỹ thuật ứng dụng - c2 1S tre 19

1.2.1 Khái niệm bảo vệ quyên tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 191.2.2 Đặc điểm bảo vệ quyên tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dung 231.3 Khái niệm, đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với

tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 2 2© 22s s+zxzxzse+ 251.3.1 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tac phâm mỹ

1.4.1 _ Biện pháp tự bảo vệ từ chủ thé quyễn 2- 2 2s xxx: 31

1.4.2 Biện pháp bảo vệ được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có

thâm quyÊNn 2-52 SESE‡EE‡EEEEE2E32E15E15717121171121121111 111 xe 33 1.4.3 Biện pháp bảo vệ từ các tô chức, cá nhân có liên quan 35

TIEU KET CHUONG 60101157 37

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN BẢO VỆ

phẩm mỹ thuật ứng dụng - 2-2 2c ©x2Ec2E£2E2EtEerxrrxerreee

Quy định về chủ thể của quyền tác giả đối với tác phâm mỹ thuật

Quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm

00)N010021815i150901051 5n

Quy định về các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm

mỹ thuật Ứng Ụụng - - + s 1E 1991 91 vn ng rưn

Thực tiễn bảo vệ quyền tac giá đối với tác phẩm mỹ thuật

ứng dụng theo pháp luật Việt Ñam 5-5 <<<<x<<<s2

Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định đối tượng được bảo vệ

quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dung

-Thực tiễn pháp luật về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối vớitác phâm mỹ thuật ứng dụng -2- ¿5+ z+£z+£z+zx+zxerxerxeee

Thực tiễn bảo vệ quyền tác giả đối với tác phâm mỹ thuật ứng

dụng từ phía tác giả, chủ sở hữu quyền tác Thực tiễn bảo vệ quyền tác giả đối với tác phâm mỹ thuật ứng

giả -dụng từ phía Nha nƯỚC - - G2 1E ngư.

Thực tiễn bảo vệ quyền tác giả đối với tác phâm mỹ thuật ứng

dung từ phía các cá nhân, tô chức khác 2-2-2 s52

Đánh giá chung về thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo vệ

quyền tác gia đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Trang 6

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được của pháp luật và thực tiễn áp dung

trong bảo vệ quyên tác giả đối với tác phâm mỹ thuật ứng dung 2.3.2 Bất cập, hạn chế về bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ

thuật ứng theo pháp luật Việt Nam - 75 +S-xc+sseesess

2.3.3 Nguyên nhân của bất cập, hạn chế về bảo vệ quyền tác giả đối

với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 2 2 2 22 ++£s+£x+rxerxeez I))298.-41510900/9)) c7 1015

CHƯƠNG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ NHAM HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

VE BẢO VỆ QUYEN TÁC GIA DOI VỚI TÁC PHAM MỸ

THUAT UNG DỤNG Ở VIỆT NAM -cccccc-+cccereecceeYêu cầu cần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền

tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng

dụng -Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tẾ - 2 2s zs+cszce+¿

Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ quyền tác giả đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả -5-5c 522 E2 2 E211 2121121121111 11x

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyềntác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng -Kiến nghị hoàn thiện một SỐ quy định của pháp luật về bảo vệ

quyên tác giả đối với tác phâm mỹ thuật ứng dụng

-Kiến nghị đối với biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tácphẩm mỹ thuật ứng dụng 2-2 2-52 E+2Ec2E2E2EEtEEerxrrkerkeeeKiến nghị một số giải pháp về bảo vệ quyền tác giả đối với tác

phẩm mỹ thuật ứng dụng trên môi trường số phù hợp với các quy định quốc tẾ ¿2 2+5<+SE+EE+EEEEEEEE2EE2E1E71E717171171121111 E121 xe Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo vệ quyền tác giả

đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam Nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền tác giả tác đối với tác phâm mỹ

thuật Ứng Ụng - -.- - + +11 vn TH nh TH nh ng nghe

Trang 7

3.3.2 Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo vệ quyền tác giả đối

với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng từ phía co quan Nhà nước 98

3.3.3 Nâng cao ý thức của các cơ quan, tô chức, cá nhân khác và tăng

cường hợp tác quôc tê trong bảo vệ quyên tác giả đôi với tác

phẩm mỹ thuật ứng dụng - 2-2-2 ESE2E2E2EE2EEeExerxerrered 100

I))298:415109°00/9))cc 1 103

KET LUẬN CHUNG 22 2 ©S22SE£2EEEEC2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrkee 104 TÀI LIEU THAM KHÁO 2 2 s+SE£EE£EE£EEEEE2EEEEEEEEerkerkerveee 106

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBGD : Cán bộ giảng day ĐKKD : Đăng ký kinh doanh

DUQT : Điều ước quốc tế

KH&CN : Khoa học và Công nghệ MTUD : Mỹ thuật ứng dung

QSH > Quyên sở hữuQTG : Quyền tác giả

SHTT : Sở hữu trí tuệ

TTNT : Trí tuệ nhân tạo

WIPO : Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

Hiệp ước của Tổ chức sở hữu

WTC CA.

Thê giới vê quyên tác giả XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuHiện nay, van nạn sao chép tac phâm mỹ MTUD, vi phạm bản quyền

tác giả còn diễn ra thường xuyên gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng

đến tính nghiêm minh của pháp luật Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa

học công nghệ lần thứ tư, dưới sự hỗ trợ của các ứng dụng khoa học công

nghệ, các hành vi xâm phạm QTG trong lĩnh vực MTƯD ngày càng trở nên

pho biến, làm day lên mối lo ngại của tác giả va chủ sở hữu của tác phẩm

MTUD Do vậy, yêu cầu nâng cao hiệu quả bảo vệ QTG đối với tác phẩm

MTUD ngày càng trở lên cấp thiết hơn Pháp luật SHTT ở nước ta đã từngbước hoàn thiện, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc vi phạm

QTG tác đối với tác phẩm MTUD van gia tăng Tinh trạng vi phạm QTG

không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thê QTG mà còn

gây tác động tiêu cực đến thị trường và uy tín của ngành MTƯD Việt Nam

trên thế giới Việc nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học các quy định

về QTG đối với tác phẩm MTUD để hiểu đúng cũng như phát hiện ra những

điểm bất cập và hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành là thực sự

cần thiết và cấp bách Với nhận thức như trên, học viên lựa chọn đề tai: “Bao

vệ quyên tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo pháp luật Việt

Nam” làm đề tài đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phan

hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành về van dé bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD ở Việt Nam hiện nay.

2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

2.1 Đối twong nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, tư tưởng, lý luận

về bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD, hệ thống pháp luật về bảo vệ QTG

Trang 10

đối với tác pham MTUD và thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ QTG đối vớitác phẩm MTUD.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số van dé lý luận

cơ bản về QTG đối với tác phim MTUD như khái niệm, đặc điểm, quy định

và thực tiễn áp dụng các quy định theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ QTG

đối với tác phẩm MTUD, qua đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị dé tháo gỡ khó khăn, vướng mắc gặp phải trong điều kiện thực tiễn xã hội hiện nay.

Pham vi không gian: Luận văn tập trung phân tích tình hình bảo vệ

QTG đối với tác phẩm MTUD ở Việt Nam

Phạm vì thời gian: Luận văn nghiên cứu tập trung trong khoảng thời

gian ké từ khi Luật SHTT 2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 đến nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu của luận van

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

về bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD; đánh giá các quy định về bảo vệ

QTG đối với tác phẩm MTUD theo pháp luật Việt Nam; chỉ ra thực trạng các

quy định pháp luật về bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD và thực tiễn áp dụng, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận van

Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ QTG đối với tac phâm MTUD.

- Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về bảo vệ QTG đối vớitác phâm MTUD trong các văn bản pháp luật hiện hành, có so sánh với quyđịnh pháp luật về bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD của một số quốc gia

trên thê giới;

Trang 11

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp

luật về bảo vệ QTG đối với tác phim MTUD ở Việt Nam hiện nay nhằm chi

ra những khó khăn, bắt cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật về bảo

vệ QTG đối với tac phim MTUD ở Việt Nam hiện nay

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ QTG đối với tac phim MTUD ở Việt

Nam hiện nay.

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

a Những công trình nghiên cứu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệCuốn sách “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ” của LêXuân Thảo (2005), NXB Tư pháp, Hà Nội Cuốn sách gồm 3 chương, tác giả

đề cập đến phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và hoàn

thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, thực thi về sở hữu trí tuệ (SHTT)

Đặc biệt, tác giả đề xuất một phương án dự thảo Luật SHTT trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm về Luật SHTT ở các nước và hệ

thống pháp luật của Việt Nam

Cuốn sách “Các yếu tổ của quyên sở hữu trí tuệ” của TS Phùng Trung

Tập (2004), NXB Tư Pháp Tác giả đã tập trung phân tích các quy định của

pháp luật Việt Nam, pháp luật một số nước trên thế giới, có sự dẫn chiếu dé

so sánh với các công ước quốc tế, đặc biệt lưu ý những vấn đề mới của SHTTtrong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay Trong nội dung khái quát về quyền SHTT, tác giả cũng đã tổng hợp các quan điểm

về quyền tác giả trong đó có dé cập đến khái niệm tác phẩm mỹ thuật theo pháp luật Nhật Bản, Luật bảo hộ tác pham MTUD được ban hành 1970, thé

kỷ XX, tại Điều 2 của Luật nói trên quy định: “Tác phẩm mỹ thuật là mỹphẩm bao ham tác phâm mỹ thuật và công nghệ (có thể gọi là thủ công mỹ

Trang 12

nghệ) Theo quy định trên thì các tác phâm công nghệ có tính cách gia dụng

mà được sáng tác từng cái một cũng được xem là một tác phẩm mỹ thuật”

Cuốn sách “Những nội dung cơ bản của Luật Sở hữu trí tué” của Vụ

Công tác lập pháp (2006), NXB Tư pháp, Hà Nội Tác giả đưa ra các quan

điểm và nguyên tắc chỉ đạo xây dựng Luật SHTT, một số nội dung cơ bản của

Luật SHTT trong đó tác giả phân tích về QTG và quyền liên quan đến QTG

Cuốn sách “Quyên sở hữu trí tuệ, bảo vệ và chuyển giao” của PGS.TS

Phùng Trung Tập (2021), NXB Công an Nhân dân Tác giả đã phân tích hệ

thống luật từ các Công ước, Điều ước và các Hiệp định quốc tế về sở hữu trítuệ, các trường phái luật học chủ yếu trên thế giới về SHTT: Các chủ thể, cácđối tượng, nội dung, phương thức bảo vệ QTG các tác phẩm văn học, nghệthuật, khoa học và quyên liên quan đến QTG

b Những công trình nghiên cứu liên quan đến quyền tác giả

Cuốn sách “Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyên tác giả ở Việt Nam” của TS Vũ Mạnh Chu (2005), NXB Chính trị quốc gia Tác phẩm được tuyển chọn từ các bài viết, bài phát biểu về quyền tác giả đôi với các loại hình từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình Qua

đó, cho thấy được cái nhìn khái quát về lịch sử hình thành, thực trạng tìnhhình và tương lại của QTG Việt Nam Tác giả đã phân tích những vấn đềchung về quyền tác giả, hoàn thiện và nâng cao năng lực hiệu quả hoạt độngcủa các hệ thống hỗ trợ thực thi quyền tác giả ở Việt Nam, những cơ hội và

thách thức đối với Việt Nam khi trở thành thành viên của các Điều ước quốc

tế về QTG và vấn đề bảo hộ QTG trong quá trình hội nhập quốc tế Tuy

nhiên, nội dung cuốn sách chưa đề cập đến vấn đề bảo vệ QTG đối với tácphẩm MTUD và những quy định chế tài với nó

Cuốn sách “Quyên tác giả trong không gian ảo” của TS Nguyễn ThịHồng Nhung (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2015)

Trang 13

Cuốn sách đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn cụ thể, chuyên sâu và cóphần toản diện hơn về quyền tác giả đưới tác động của kỹ thuật số va internetbao gồm một số nội dung cơ bản như khái quát chung về quyền tác giả vàmạng không gian ảo, khững đặc quyền và ngoại lệ của quyền tác giả trong

thời đại số, các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm, những khía cạnh của tư pháp quốc tế liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả trên internet.

Cuốn sách chuyên khảo “Bảo Hộ Quyên Tác Giả Trong Môi Trường

Kỹ Thuật Số Theo Điều Uóc Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam” của TS Vũ

Thị Phương Lan (2018) Tác giả đã phân tích các quy định pháp luật quốc tế

và Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả nói chung trong môi trường kỹ thuật sốtheo điều ước quốc tế nói riêng; phân tích, làm rõ các thách thức về mặt lýluận và thực tiễn của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số,

nội dung quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thé giới về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, đưa ra một

số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam

Cuốn sách “Quyên tác giả - Đường hội nhập không trải hoa hồng” của

tác giả Nguyễn Vân Nam, NXB Trẻ năm 2017, đã có những bình luận chuyên

sâu về pháp luật QTG quốc tế, trong đó tập trung vào pháp luật Đức Tác giả

đã dành một chương bình luận về các quy định của pháp luật Việt Nam về

QTG như: Quy định về tác phẩm được bảo hộ, tác giả, đồng tác giả, quyền

nhân thân và quyên tài sản của tác giả Tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm vàgóc nhìn cá nhân khi bình luận về các quy định của pháp luật Việt Nam về

các quyền tài sản thuộc QTG, bao gồm quyền: khai thác tác phẩm, sử dụng tác phâm như sao chép, nhân bản, phô biến tác phẩm Quan điểm của tác giả còn được thể hiện qua việc bình luận 23 vụ việc thực tiễn nên nội dung khá

sinh động và có tính thuyết phục

Một số bài viết chuyên ngành nghiên cứu về bảo vệ QTG ở Việt Nam

Trang 14

cụ thê như: Bài viết “Những bắt cập trong quy định của pháp luật sở hữutrí tuệ Việt Nam hiện hành về quyên tác giả, quyên liên quan” của TS.Trần

Văn Hai— Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội va

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả đã phân tích và đưa ra khái

niệm về “tác giả”, “đồng tác giả”, “chủ sở hữu quyền tác giả” và một số bất

cập trong quy định của pháp luật về SHTT Việt Nam hiện hành về QTG và

các quyền liên quan.

Bài viết “Luật sở hữu trí tuệ- bắt cập và hướng hoàn thiện” của Ths.

Nguyễn Trọng Luận - Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP Hồ Chi Minh in

trên tạp chí Tòa Án ngày 3/1/2019 Tại bài viết này, tác giả nêu ra và phân

tích một số điểm còn hạn chế, bat cập trong lĩnh vực QTG; đồng thời đề xuấthướng hoàn thiện Cụ thé gồm các van dé sau: (i) Về khái niệm tác phẩm(Khoản 7 Điều 4); (ii) Về các loại hình tác phẩm được bảo hộ (Khoản 1 Điều14); (iii) Về nguyên tắc cạn quyền trong lĩnh vực quyên tác gia; (iv) Về quyền

nhân thân trong quyên tác giả (Điều 19); (v) Về việc áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời (Khoản 2 Điều 208); (vi) Về giới hạn số tiền trong yêu cầu bồi

thường thiệt hại về tinh thần (Khoản 2 Điều 205)

Trong các cuốn sách và bài viết nêu trên, các tác giả đã nêu khái quátchung về quyền SHTT, QTG, những đặc quyền và ngoại lệ của QTG trongthời đại số, những khía cạnh của tư pháp quốc tế liên quan đến việc bảo hộQTG trên internet Tuy nhiên, đối tượng của các công trình nay là quyềnSHTT nói chung, hau hết chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về

đối tượng QTG đối với tác phim MTUD.

4.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Cuốn sách “Intellectual Property Policies for the Twenty-First

Century: The Japanese Experience in Wealth Creation” tam dịch là “Chính

sách sở hữu trí tuệ cho thế ky 21: Kinh nghiệm làm giàu của người Nhật”

Trang 15

(2005) Nghiên cứu này được hình thành và khởi xướng bởi Ủy ban Tư vấn

Chính sách WIPO trước đây Là thành viên sáng lập của Ủy ban, ông Arai mô

tả sự phát triển của hệ thống băng sáng chế của Nhật Bản và đề xuất các chiến

lược dé cải thiện việc quản lý bằng sáng chế trong tương lai Ong Arai từng là

Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản tại Bộ Thương mại và

Công nghiệp Quốc tế, cựu Ủy viên của Văn phòng Bằng sáng chế Nhật Bản.

Cuốn sách “WIPO Intellectual Property Policy Template for Universities

and Research Institutions” tạm dich là “Cam nang sở hữu tri tuệ cua WIPO cho

các trường đại học va cơ sở nghiên cứu” (2019) do WIPO phát hành;

Bài viết “Copyright Protection for Works of Applied Art” tạm dịch là

“Bao vệ quyền tác giả đối với tac pham nghệ thuật ứng dụng” của tác giả Sun

Liping, Kayla và Bà Li Zhuanhao, Joffy Bài viết phân tích các quy định pháp

luật liên quan về tác phẩm MTUD, các yếu tố và bang chứng về quyền sở

hữu, nhằm bảo vệ pháp luật đối với tác phẩm MTUD ở Trung Quốc thông

qua trường hợp của SOCIETE JAS HENNESSY & CO kiện Quảng Đông

Kalaer Wine Co., Ltd về việc vi phạm bản quyền

Bài viết “Copyright Protection for Works of Applied Art under the Berne Convention” tạm dich là “Bao vệ quyền tac giả đối với tác pham mỹ

thuật ứng dụng theo Công ước Bern” GRUR International, Volume 70, Issue

9, September 2021, Pages 894-898 Bài viết đã phân tích quy định về bảo vệ QTG đối với tác phim MTUD theo Công ước Berne và một số trường hợp

thực tế giải quyết ứng dụng tại Pháp thông qua ví dụ tranh chấp thực tế

Bài viết “Copyright Protection on Works of Applied Art” (2018) của Kelly LEI tam dich là “Bảo vệ quyền tác giả đối với tác pham mỹ thuật ứng dụng” Tác giả đã phân tích các quy định pháp luật liên quan đến bảo hộ

quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, chỉ ra sự khác biệt giữa

bảo vệ bản quyền và bảo vệ bang sáng chế, va từ đó đưa ra một số kiến nghị

dé xuất nhằm bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD tại Trung Quốc

Trang 16

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kế trên đã đưa ra được cái nhìntổng quan, bao quát nhất về quyền SHTT, QTG, quyền liên quan đến QTG,quyền sở hữu công nghiệp với sự phát triển kinh tế và một số kinh nghiệmứng dụng Một số bài viết đã phân tích đánh giá về đối tượng là tác pham

MTUD theo pháp luật các nước hay theo Công ước Bern, đây sẽ là nguồn

tham khảo giúp học viên tìm hiểu tiếp cận thêm để hoàn thiện cơ sở lý luận

trong bài luận văn của mình.

Do vậy, dé tài của học viên sẽ có kế thừa, chọn lọc, phân tích và mở

rộng đánh giá, kết luận khoa học từ những công trình nêu trên đồng thờinghiên cứu thêm, góp phần làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến bảo vệQTG đối với tác phẩm MTUD, thực trạng thực hiện pháp luật trong bảo vệquyền nay thông qua đánh giá cơ sở pháp lý liên quan, cơ chế quản lý của cấp

có thẩm quyền Từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao vai trò thực hiện pháp luật bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD tại Việt Nam trong

bối cảnh hiện nay và những khó khăn, thách thức có thể đặt ra trong tiến trìnhphát triển xã hội toàn cầu

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử,

duy vật biện chứng của chỉ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhànước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư

pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng tiếp thu các tư tưởng pháp lý, tư tưởng về việc bảo vệ quyền SHTT trong đó có bảo vệ QTG đối với tác phim MTUD.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu: Phương pháp này được sử

dụng đề kế thừa thông tin, số liệu về bảo vệ QTG tác phẩm MTUDở Việt Nam.

Trang 17

- Phương pháp phân tích lý luận: nhằm phân tích các quan điểm khác

nhau về bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD để làm rõ thêm Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, ý nghĩa bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD.

- Phương pháp so sánh luật học: nhằm so sánh việc bảo vệ QTG đốivới tác phim MTUD theo pháp luật một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm nâng cao bảo vệ QTG đối với tác phẩm

MTUD ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp phân tích — tong hợp: Phương pháp này được sử dụng

để phân tích và tổng hợp các số liệu chứng minh cho tình hình bảo vệ QTGđối với tác phẩm MTUD Phân tích nguyên nhân của các kết qua đạt đượchay nhũng tồn tại, khó khăn, thách thức trong thực hiện pháp luật Việt Nam

trong bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD Từ đó rút ra những kinh nghiệm

cùng với kinh nghiệm trên thực tiễn để đề xuất định hướng giải pháp thực

hiện pháp luật bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD ở Việt Nam hiện nay Ngoài ra, học viên còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp

thống kê, khảo sát,

Cụ thê đối với luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu

phù hợp cho từng chương trong luận văn như:

Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp

để khái quát các vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đã được công bồ dé tìm ra những nội dung có giá trị, cần

kế thừa và cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận văn

Chương 2: Sử dụng phương pháp đối chiếu, tổng hợp dé đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo vệ QTG đối với tác phim MTUD.

Chương 3: Sử dụng phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic dé đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhăm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ

QTG đối với tác phẩm MTUD ở Việt Nam hiện nay

Trang 18

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Luận văn là công trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứuchuyên sâu về bảo vệ QTG đối với tác phâm MTUD theo quy định của pháp

luật Việt Nam;

Luận văn đã phân tích tổng quan làm rõ thêm một số van dé lý luận về

bảo vệ QTG đối với tác pham MTUD đồng thời bổ sung lý thuyết và cơ sở thực tế trong hoạt động bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD theo pháp luật

ở Việt Nam hiện nay.

Luận văn phân tích, đánh giá các quy định pháp luật và thực trạng thực

hiện pháp luật trong bảo bệ QTG đối với tác phẩm MTUD Phân tích các quyđịnh của một số quốc gia trên thế giới và các Điều ước Quốc tế mà Việt Namtham gia dé từ đó rút ra những bai học kinh nghiệm cho Việt Nam

Luận văn đưa ra những vướng mắc, bat cập trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ QTG đối với tác phim MTUD tại Việt Nam

hiện nay.

Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật

về bảo vệ QTG đối với tác phim MTUD và nâng cao hiệu quả bảo vệ QTG

đối với tác phẩm MTUD ở Việt Nam hiện nay

Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính tham khảo cho các nghiên cứu,công trình khoa học về vấn đề SHTT, bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD,góp phan thúc đây việc thực hiện pháp luật bảo vệ QTG đối với tac phẩm

MTUD ở Việt Nam hiện nay.

7 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phát triển

và hoàn thiện hơn một số vấn đề lý luận về bảo vệ QTG đối với tác phẩm

MTUD, nội dung pháp luật về bảo vệ QTG đối với tac phim MTUD

Y nghĩa thực tiễn: Luận văn có thé sử dụng trong công tác nghiên cứu

10

Trang 19

của các cơ sở dao tạo chuyên nganh luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật,

đồng thời là tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho những người quan tâmđến lĩnh vực này

8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

Trang 20

CHƯƠNG 1MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO VỆ

QUYEN TAC GIA DOI VỚI TÁC PHAM MY THUAT UNG DUNG

1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật

ứng dụng

1.1.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Thuật ngữ “Mỹ thuật ứng dụng” được bắt nguồn từ thuật ngữ “Design”.Thuật ngữ này vào Việt Nam từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX, được tiếp

cận với nền Design của Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô cũ MTƯD là lĩnh vực thuộc phạm vi Nghệ thuật - Kinh tế - Kỹ thuật [30] MTUD là khái niệm

để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được ứng dụng đưa vào cuộc sống.

MTUD không tao ra hình anh, hình tượng, không phản ánh thế giới khách

quan, tự nhiên, con người, xã hội, mà sáng tạo ra tác phẩm vật chất cụ thê, cáiđẹp bao hàm cái thực dụng MTUD vừa dé nhìn ngắm thưởng thức cái đẹpbằng cảm thụ thị giác và là vật thé sử dụng, nên nó thuộc loại hình văn hóanghệ thuật vật thê va phi vật the MTUD có ý nghĩa rất quan trọng trong việcgóp phan vao sự nghiệp phát triển của đất nước và rất cần thiết dé góp phan

trang bị một cách cơ bản, toàn diện cho con người MTUD có vai trò: Thiết

kế kiểu đáng sản phẩm - thúc đây tăng trưởng nền kinh tế hàng hóa - tạo dựng nền văn hóa thâm mỹ và nhận thức xã hội - tạo dựng bản sắc thương hiệu dân tộc MTUD rất thường gặp và quan trọng trong cuộc sông: cách trình bày một

trang báo, kiểu đáng một chiếc áo mới, kiêu dang và cách trang trí mới trên

một đồ vật MTƯD được thê hiện qua tác phẩm “Tác phẩm mỹ thuật là tác

phẩm được thê hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm: Hộihọa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương

đại khác” [12] Hiện nay, sự bùng nỗ của thương mại điện tử, sự cạnh tranh

12

Trang 21

khốc liệt giữa các thương hiệu, tư duy về cái đẹp đã trở lên thực tế hơn đã tạothành đòn bây đưa MTUD trở thành hoạt động thương mại có sức cạnh tranhnổi bật Nó trở thành “nghệ thuật áp dụng sản xuất công nghiệp để cho ranhững tác phẩm mỹ thuật phục vụ đời sống”, đó là “những tắm tranh, phù điêu,

đường điềm, trang trí cho một công trình hoặc ứng dụng cho môt công việc

cụ thé nào đó”[36] dé tạo ra sản phẩm mang tính thâm mỹ Tác phẩm mỹ thuật rất đa dang và phong phú trong đó “Tác phẩm MTUD là tác phẩm được thé hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể

gắn liền với một d6 vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như:Thiết kế đồ họa (hình thức thé hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao

bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí”[12] được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp dé trở thành một sản phẩm tiêu

dùng hoặc thương mại Là một đối tượng của SHTT, tác phẩm MTUD là một

trong những đối tượng được bảo hộ QTG theo quy định của pháp luật SHTT.

Người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm MTUD được gọi là tác giả: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn

bộ tác phẩm ; 2 Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một

phần hoặc toàn bộ tác pham ; 3 Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tưliệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giảhoặc đồng tác giả” [12] Như vậy, MTUD va tác phẩm MTUD thé hiện sựgiao thoa giữa tính nghệ thuật và sự tiện ich ma nó mang đến cho con nguoi.Day là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau ởnhiều phương diện đặc thù Trong đó, MTUD là thuật ngữ dé chỉ các sản

phẩm có tính thẩm mỹ va có công năng áp dụng vào thực tiễn; còn tác phẩm

MTUD là “một tác phẩm nghệ thuật là các đối tượng dé sử dụng vào thực té,

cho dù là được thé hiện dưới dang thủ công my nghệ hay các sản pham đượcsản xuất ở quy mô công nghiệp” [91]

13

Trang 22

Đặc điểm nhận diện của tác phẩm mỹ thuật ứng dụngThứ nhất, tac phim MTUD gắn liền với một vật hữu ích Đây là yếu tốquan trọng dé xác định đây có phải là một tác phẩm MTUD hay không Vậthữu ích được hiểu là một đối tượng có chức năng sử dụng, phục vụ nhu cầu

sinh hoạt của con người Ví dụ là quần áo, đồ nội thất,

Thứ hai, tác phim MTUD phải thé hiện được sự sáng tạo nổi bật của

tác giả Nó là kết quả lao động trí óc của tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật

nhằm tao ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thâm mỹ, hướng tới cái đẹp

của con người.

Thứ ba, tác pham MTUD được thê hiện dưới một hình thức vật chatnhất định: Tác phim MTUD phải được thể hiện bằng hình khối, đường nét,màu sắc, gan liền hoặc thé hiện trên các đồ vật hữu ich Tác phẩm MTUD chủ

yếu được thé hiện qua yếu tô hình ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc, có thé được thé

hiện trên bất kỳ chất liệu, vật liệu nào gắn liền với các sản phẩm

Thứ tu, mục đích của tác phẩm MTUD là tinh ứng dụng MTUD gắn

với thực tế đời song, tac phẩm được sáng tác phục vụ cho nhu cầu của đời

sống Các sản phẩm nếu được coi là MTƯD thường mang lại giá trị kinh tế

cao do nó đáp ứng được cả hai yếu t6 là thâm mỹ và tiện ích Đây đều lànhững yêu cau thị hiéu mà người tiêu dùng hướng đến, đặc biệt là trong thờiđại mà chất lượng cuộc sống được tăng cao thì yêu cầu của người tiêu dùngđối với các sản phâm ngày càng khắt khe hơn

Thứ năm, tính phố biến của tác phim MTUD Bản sao của các tác phẩm MTUD thường được sản xuất với số lượng lớn nhằm đáp ứng cung - cầu của thị trường và của người tiêu dùng Các tac phim MTUD có thé được sản xuất dưới dạng thủ công hoặc công nghiệp.

Thuật ngữ “quyền tác giả” trong tiếng Anh sử dụng từ “copyright” (cónghĩa là quyền sao chép); tiếng Pháp là “droit d'auteur” (có nghĩa là QTG) và

14

Trang 23

tiếng Đức là “Urheberrecht” (có nghĩa là bản quyền) Sở dĩ có cách sử dụngthuật ngữ khác nhau như vậy, vì trên thế giới hiện nay tồn tại những cách tiếpcận khác nhau đối với khái niệm QTG nói chung và QTG đối với tác phẩmMTUD nói riêng cũng như đối với chủ thé được bảo hộ QTG [21, tr.36].

Xuất phát từ Lý thuyết về quyền sở hữu của NXB được khởi xướng ở

Anh vào năm 1556 với tên gọi “owner of copyright”, các nước theo hệ thống

pháp luật Anh - Mỹ (án lệ) sử dụng thuật ngữ “copyright” dé chỉ QTG

“Copyright” theo nghĩa đen là quyền sao chép Lúc đầu, thuật ngữ này dùng

dé chỉ độc quyền sao chép nhân bản tác phẩm, sau đó, nó ngày càng được sửdụng phổ biến ở Anh, Mỹ và những quốc gia sử dụng tiếng Anh theo nghĩarộng hơn dé chỉ QTG (hay được dịch là “bản quyền”) để chỉ các quyền đốivới sản phâm sáng tạo đưới dang tác phẩm [52, tr.37]

Hệ thống pháp luật Anh — Mỹ (án lệ) sử dụng thuật ngữ “bản quyền” dé

chỉ các quyền đối với sản phẩm sáng tạo dưới dang tác phẩm [52, tr.37] và ghi nhận và bảo hộ các quyền kinh tế cho tác giả, chủ sở hữu QTG, ghi nhận sự độc quyền sao chép của chủ sở hữu QTG Với cách tiếp cận này, trước hết nhà làm luật đứng về phía bên đầu tư về kinh tế để bảo vệ các quyền lợi kinh

tế (mà trọng tâm là quyền sao chép tác phẩm) của người sở hữu QTG(copyright owner) đối với tác phẩm hơn là chính tác giả, nhằm bảo đảmquyền khai thác giá trị kinh tế của tác phâm cho người sở hữu bản quyền

Các quốc gia theo hệ thống châu Âu lục địa (luật thành văn) như Pháp, Đức hoặc một số quốc gia châu Âu khác sử dụng thuật ngữ “author’s right” (QTG) dé chi các quyền đối với tác phẩm — sản phẩm sáng tao trí tuệ Hệ thống này coi tác giả là trung tâm của hệ thống bảo hộ và dồn trọng tâm bảo

vệ vào quyền của người sáng tạo tác phâm với việc khang định người sáng tao

có các quyền đối với tác phẩm, đặc biệt là các quyền tinh than (moral rights)

của tác gia được chú trọng và đặc biệt bảo vệ Cách tiêp cận của các nước

15

Trang 24

theo hệ thống này xuất phát từ quan niệm, trí tuệ thuộc về nhân loại nên phápluật chủ yếu ghi nhận các quyên tinh thần (cách gọi khác là quyền nhân thân)của tác giả đối với tác pham và từ quyền nhân thân đó sẽ ghi nhận va bảo hộmột số quyền tài sản cho tác giả [21, tr.37 - 38].

Như vậy, dù theo cách tiếp cận nảo thì các quốc gia trên thế giới đều

thống nhất một điểm chung, đó là QTG là phạm vi các quyền (bao gồm cả

quyền nhân thân và quyền tài sản) của chủ thê (bao gồm tác giả và chủ sở hữu QTG) đối với tác phẩm của họ được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Ở Việt Nam, khái niệm QTG cũng đã được biết đến từ trước năm 1945,QTG được coi trọng và là động lực thúc đây việc tạo ra những tác phẩm cógiá trị phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nướcngày cảng phát triển trên mọi lĩnh vực Trong đó QTG được hiểu là quyền

nhân thân và quyền tài sản đối với một tác phẩm của tác giả mà tác phẩm đó

là kết quả của hoạt động sáng tạo của tác giả Xét dưới góc độ tác phẩm MTUD thì QTG đối với tac phim MTUD cũng được hiểu là quyền nhân thân

và quyền tai sản đối với một tác phẩm MTUD của tác giả mà tác phẩm MTUD đó là kết quả của hoạt động sáng tạo của chính mình, như: quyền sao

chép tác phẩm và quyền phân phối hoặc phổ biến các tác phẩm đến côngchúng bằng bất kỳ phương tiện nào và cũng còn được hiểu là quyền về việccho phép người khác sử dụng các tác phẩm theo những cách thức cụ thé Cónhững trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyên tác giả thì chỉ

có các quyền nhân thân không gắn với tài sản.

Chủ sở hữu của quyền tác giả đối với tác phẩm MTƯD được hiểu chung là chủ thé mà quyền tác giả đối với tác pham MTUD thuộc về người

đó Một số quy định pháp luật về quyền tác giả cho phép chuyền giao toàn bộ

hoặc một phần Quyền tác giả và lúc đó người được chuyền giao sẽ trở thành

chu sở hữu toàn bộ hoặc một phần Quyên tác giả đã được chuyền giao (Công

16

Trang 25

ước BERNE, Điều 14 bis (1); công ước Quyên tác giả Toàn cầu (UCC), ĐiềuV(2); mẫu Tunis, Điều II) [16], [18].

về phương diện học thuật, QTG đối với tác phẩm MTUD được xemxét đến các góc độ sau:

Dưới góc độ khách quan: QTG đối với tác pham MTUD là tổng hợp

các quy phạm pháp luật nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ

sở hữu QTG, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tac phim MTUD QTG là một chế định pháp luật bao gồm các quy

phạm pháp luật xác định và bảo hộ các quyền nhân thân, quyên tai sản của tácgiả, chủ sở hữu tác phẩm MTUD; quy định việc bảo vệ, khôi phục các quyền

đó khi có hành vi xâm phạm Thông qua quy định của pháp luật, nhà nước ghi

nhận và trao cho tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm MTUD các quyền

sử dụng, khai thác tác pham, đồng thời có quyền ngăn cấm các hành vi sử dụng tác phẩm bất hợp pháp, nhằm đảm bảo những quyền lợi hợp lý và chính đáng của các chủ thê nhất định đối với tác phẩm, đặc biệt là trong trường hợp các chủ thé khác trong xã hội sử dụng các đối tượng nay.

Dưới góc độ chủ quan, QTG đối với tác phẩm MTUD là quyền dân sự

cụ thé (quyên tài sản và quyền nhân thân) của chủ thê với tư cách là tác giảhoặc chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm MTUD va quyền khởi kiện haykhông khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm [26] QTG đối với tácpham MTUD là loại quyền tuyệt đối, có hiệu lực với bat kỳ ai Nó cho phép

tác giả có quyền thực thi và bảo vệ lợi ích của mình trước những người khác.

Từ phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm về QTG đối với tác pham

MTUD là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài san của tác giả, chủ sở hữu

QTG được pháp luật quy định đối với tác phâm MTUD do chính tác giả sáng tạo

ra hoặc sở hữu Trong luận văn này, QTG đối với tác phẩm MTƯD được tiếp

cận chủ yếu dưới góc độ chủ quan, không bao gồm quyên liên quan đến QTG.

17

Trang 26

Quyền tac giả đối với tác phẩm MTUD không cần phải đăng ký va

thuộc về tác giả, chủ sở hữu khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một

lần trên một phương tiện lưu trữ Quyền tác giả thông thường chỉ được côngnhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thê chỉ rađược là có tính chất duy nhất Quyền tác giả đối với tác phẩm MTƯD được

quy định khác nhau trong các nước trên thế giới.

1.1.2 Đặc điểm của quyền tác giả doi với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Là một bộ phận của quyền SHTT, QTG đối với tác phẩm MTƯD đượcNhà nước ghi nhận và bao đảm băng pháp luật Nhà nước trao cho chủ thé của

QTG đối với tác pham MTUD những độc quyên trong một khoảng thời gian

và phạm vi nhất định, nhằm bảo đảm cho người nắm giữ quyền có thể thu

được các lợi ích từ việc khai thác, sử dụng tác phâm, đồng thời có quyền ngăn

chặn hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của người khác QTG đối với tácphẩm MTUD mang những đặc điểm thé hiện ở các khía cạnh sau:

(i) Về doi tượng: QTG đối với tác phẩm MTUD là quyền sở hữu đối

với đôi tượng phi vật chất — tác phẩm MTUD Con người chỉ có thé tiếp cận

với tác phẩm MTUD thông qua hình thức xuất hiện của nó trong thế giới vật chất (như qua sóng phát thanh, truyền hình, mạng internet) hoặc dưới hình

thức gan liền với vật thé hóa (cuốn sách, bức tranh, chiếc bản, trang phục ).Pháp luật không bảo hộ QTG đối với tác phẩm MTUD khi tác phẩm mới chỉ

là ý tưởng sáng tạo Dé được bảo hộ, ý tưởng sáng tạo đó phải được thê hiện

ra ngoài bằng một hình thức cụ thé, bang hình khối, đường nét, màu sắc, ký

hiệu hoặc bất kỳ một phương tiện nào khác Các tác phâm MTƯD được bảo

hộ QTG có thé tồn tại dưới nhiều hình thức, thé loại khác nhau.

(ii) Về phạm vi quyền: Mặc dù quyền sở hữu mang bản chat là quyền tai sản, nhưng đối với quyền QTG nói chung và QTG đối với tác phẩm MTUD, bên cạnh việc bảo vệ quyền tai sản của tác giả, chủ sở hữu QTG, pháp luật

cũng ghi nhận cả quyền nhân thân cho chủ thé sáng tạo Tác phẩm MTUD

18

Trang 27

khác với tài sản thông thường, nó là một sáng tạo tinh than thé hiện nhân cách

và kết quả lao động sáng tạo tinh thần của tác giả Vì vậy, trước hết, tác giả có quyền đối với đứa con tinh thần của mình như đặt tên tác phẩm; quyền được

công nhận tên tuổi (quyền về nhân thân) hay ông bố tác phẩm ở đâu, như thénào, cùng với việc được hưởng lợi ích kinh tế khi tác phẩm được khai thác

(iii) Về nội dung quyền: về ban chất QTG đối với tác phẩm MTUD chỉ

tập trung vào độc quyền sử dụng, khai thác tác phẩm MTUD (bao gồm cả

quyên cho phép hoặc quyền ngăn cam người khác sử dụng tác phẩm).

(iv) Về căn cứ xác lập quyển sở hữu: QTG đối với tác phim MTƯD

thuộc nhóm “quyền tuyên nhận” — nghĩa là nhóm quyền phát sinh tự độngcùng với sự ra đời của tác phẩm Điều 5 khoản 2 Công ước Berne quy định:

“Việc hưởng và thực hiện các quyền lợi này không lệ thuộc vào một thể thức,

thủ tục nào hết ”, có nghĩ là QTG đối với tác phâm MTUD phát sinh khi tácphẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phụthuộc vào bất kỳ thủ tục hình thứ nào như đăng ký, hoặc các thủ tụ tương tự

(v) Về giới hạn quyển: QTG đối với tác phẩm MTUD là loại quyền

được bảo hộ có tính “giới hạn” Bảo hộ QTG có mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo, tạo động lực thúc đây phát triển văn hóa, nghệ thuật bang cach dành hoạt gia, chủ sở hữu chủ sở hữu độc quyền sử dung, khai thác tác phẩm

MTUD trong một thời hạn Tuy nhiên, QTG không được cản trở hay gây ảnh

hưởng đến lợi ích công cộng và sự phát triển của xã hội Nguyên tắc cân bằnglợi ích là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong quy định về QTG đối với tác

pham MTUD nhằm dung hòa lợi ích của chủ thể của QTG với lợi ich chung của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé khác.

1.2 Khái niệm, đặc điểm bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ

thuật ứng dụng

1.2.1 Khái niệm bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Về bản chất, quyền tác giả đối tác pham MTUD là quyền độc quyền

19

Trang 28

dành cho người sáng tạo tác phẩm Nó được xác định trong một phạm vi vàthời hạn nhất định Đó là quyền ngăn cam người thứ ba khai thác, sử dụng tácphẩm nếu chưa được cho phép Tác phẩm được bảo vệ là sản phẩm sáng tạophải thỏa mãn ba điều kiện: (i) tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm, (ii) tácphâm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, (iii) tác phẩm phảiđược thể hiện trên một lãnh thé mà ở đó bảo hộ quyên tác giả Vì vậy, quyền

tác giả đối với tác phẩm MTUD là quyền khai thác, sử dụng các tác phẩm do

mình sáng tạo và không ai được xâm phạm đến các quyền của tác giả đối vớitác phẩm MTUD nếu chưa được cho phép

Theo các công ước quốc tế, Công ước Berne đã gộp tác phẩm MTƯDvào phạm vi tác phẩm văn học; hướng dẫn sử dụng của nó rõ ràng bao gồm

đồ nội thất, quần áo, v.v vào phạm vi của các tác phẩm nghệ thuật thực tế;

Công ước bản quyên thé giới quy định rang tác pham MTUD có thé được bảo

hộ như tác phẩm nghệ thuật; Hiệp định GATT về các khía cạnh liên quan đến

thương mại của quyền SHTT tuân theo việc bảo hộ các tác phẩm trong lĩnh vực văn học và khoa học và công nghệ theo công ước bản quyền và bao gồm các quy định về các tác phẩm nghệ thuật thực tiễn Ở Hoa Kỳ, bảo vệ tác

pham MTUD với tu cách là tác phẩm nghệ thuật; ở Pháp, luật tài san trí tuệphân biệt tác phẩm nghệ thuật thành tác phẩm nghệ thuật ứng dụng và tácpham nghệ thuật thuần túy dựa trên việc chúng có chức năng thực tế haykhông; Nhật Bản nhấn mạnh giá trị của đánh giá nghệ thuật; ở Nga, đưa tácphẩm MTUD vào đối tượng được bảo hộ là tác phẩm nghệ thuật và yêu cầu

tác phẩm đó phải có một tầm cao nghệ thuật nhất định Mặc dù có các tiêu

chuẩn lập pháp khác nhau, nhưng hau hết các quốc gia đều có xu hướng bao

vệ các tac phim MTUD bằng luật bản quyền (QTG).

Trong pháp luật quốc tế, có hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến là

“bảo hộ quyền SHTT” — “protection of intellectual property” và “thực thi

20

Trang 29

quyền SHTT” — “enforcement of intellectual property”, trong đó, “protection”

có thé dich là “bảo hộ” hay “bảo vệ” Tuy nhiên, cho đến nay, nội hàm củacác thuật ngữ này còn nhiều cách hiểu khác nhau

Theo Từ điển Anh- Việt, từ “enforcement” có hai nghĩa: (1) Bắt buộc,

cưỡng bách, áp chế, bắt theo; và (ii) Thi hành, thực thi Theo Từ dién tiếng

Việt [37, tr.973-974], “thực thi” nghĩa là thi hành, thực hiện một nhiệm vụ

hay bang hoạt động làm cho nhiệm vụ, quy định cho trở thành sự thật Nhu

vậy, theo cách tiếp cận này, thực thi QTG được hiểu là thực hiện, thi hành các

quyền đã được pháp luật bảo hộ, làm cho các quyền đó trở thành hiện thực

Dưới góc độ pháp lý, dựa theo quy định của Hiệp định về các khía cạnhcủa quyền SHTT (Hiệp định TRIPs), có quan điểm cho rằng, thực thi quyềnSHTT “được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thâm quyên, thông

qua các thủ tục và chế tài luật định để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT, bảo đảm quyền SHTT có hiệu lực trên thực tế” [32, tr.241].

Theo cách tiếp cận này, thực thi quyền SHTT chỉ bao gồm hoạt động của các

cơ quan nhà nước có thâm quyền trong việc ngăn chặn và xử lý hành vi xâm

phạm quyền SHTT, thực thi quyền SHTT là một khía cạnh của hoạt động bảo

hộ quyền SHTT

Nhu vậy, Hiệp định TRIPs tiếp cận thuật ngữ “thực thi” theo nghĩa hẹp:

“Thực thi quyên tác giả” là hoạt động của các cơ quan nha nước có thẩmquyền trong việc ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm QTG”

Tại Chú thích 3 Hiệp định TRIPS, thuật ngữ “bảo hộ quyền SHTT”

được giải thích như sau: “bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả

năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi

các quyền SHTT, cũng như các vẫn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền

SHTT” Theo cách tiếp cận này, bảo hộ quyền SHTT có phạm vi rộng nhất

bao gôm tât cả các hoạt động mà Nhà nước thực hiện nhăm công nhận, bảo vệ

21

Trang 30

và quản lý nhà nước đối với quyền SHTT: Từ xây dựng chính sách, pháp luật

về quyền SHTT; thực hiện việc xác lập, công nhận quyền SHTT; bảo đảmthực hiện, khai thác quyền SHTT trên thực tế và bảo vệ quyền SHTT chốnglại các hành vi xâm phạm Chủ thể thực hiện hành vi bảo hộ quyền SHTT chỉ

là Nhà nước Nội dung bảo hộ quyền SHTT được hiểu là “một chuỗi những hoạt động của Nhà nước từ việc xây dựng pháp luật quy định về điều kiện,

trình tự, thủ tục xác lập, nội dung, giới hạn, duy trì, bảo vệ quyền SHTT đến

việc thiết lập cơ chế thực thi quyền SHTT” [52, tr.384].

Hiểu một cách chung nhất: Bảo hộ QTG là việc Nhà nước ban hành hệthống các quy định nhằm xác lập, công nhận QTG cho các cá nhân, tổ chức;

quản lý, sử dụng, khai thác QTG; thực thi và bảo đảm thực thi các quy định

đó trên thực tiễn nhăm chống lại các hành vi xâm phạm”

Bảo hộ QTG bao gồm việc Nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật

và bảo đảm thi hành các quy định liên quan đến: (¡) Xác lập, công nhận QTG cho các cá nhân, tô chức; (ii) Quản ly, sử dụng, khai thác QTG; (iii) Bảo vệ

QTG chống lại các hành vi xâm phạm Theo cách tiếp cận này, “bảo vệ QTG”

là một nội dung của “bảo hộ QTG”.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ sở hữu cácđối tượng quyền sở hữu trí tuệ dùng các phương thức pháp ly dé bảo vệ quyền

sở hữu trí tuệ, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu

nhà nước có thâm quyền tiến hành các hành vi nhằm xác lập quyền SHTT và

bảo vệ quyền cho chủ thé quyền trong khi đó khái niệm thực thi quyền SHTT

22

Trang 31

lại được hiểu là các hành vi của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệquyền của các chủ thể liên quan đến thực hiện nội dung quyền SHTT và ápdụng các biện pháp bảo vệ quyền SHTT khi có hành vi xâm phạm quyềnSHTT Đối với bảo vệ quyền SHTT nói chung bảo vệ QTG đối với tác phamMTUD nói riêng theo nghĩa rộng thì ngoài việc công nhận quyền cho chủ thé,

dam bảo quyền của chi thé đối với các đối tượng của QTG đối với tác phâm MTUD, Nhà nước còn cho phép hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền của các chủ thể hưởng quyền SHTT nói chung và QTG đối với tác phẩm

MTUD trên thực tế

Như vậy, khái niệm bảo vệ SHTT nói chung, bảo vệ QTG đối với tácphẩm MTUD nói riêng có nội hàm rộng nhất so với hai khái niệm còn lại, baogồm cả nội dung của bảo hộ và thực thi quyền SHTT

Tuy nhiên, bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD trong phạm vi luận văn này được tiếp cận theo nghĩa hẹp, tức là các biện pháp cụ thể được pháp luật cho phép dé bảo vệ QTG đối với tác phim MTUD của các chủ thé quyền.

Từ những phân tích và tiếp thu trên, tác giả đưa ra khái niệm bảo vệ

QTG đối với tác phẩm MTUD như sau: Bảo vệ QTG đối với tác phẩm

MTUD là việc thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệcác quyên cho tác giả và ngăn chặn, xử lý các đối tượng có hành vi sử dụng,khai thác trái phép tác pham Bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD chính là

việc sử dụng các thiết chế cần thiết bảo đảm cho chủ thể được thực hiện các quyền của mình trên thực tế nhăm bảo đảm QTG đối với tác phẩm MTUD là

Trang 32

vật chất (như qua sóng phát thanh, truyền hình, mạng internet) hoặc dướihình thức vật thể hóa (cuốn sách, bức tranh, băng đĩa ) Đối tượng đượcbảo vệ QTG đối với tác phim MTUD tương đối rộng, các tác phẩm MTUDđược bảo vệ bao phủ hầu hết trong các lĩnh vực nghệ thuật như: Hội họa

(tranh sơn mai, sơn dau, lụa, bột màu, mau nước, giấy dó và các chất liệu

khác); Đồ họa (tranh khắc 26, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in

độc ban, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa); Điêu khắc (tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng), nghệ thuật sắp đặt và các hình

thức nghệ thuật đương đại khác (video art; sắp đặt video; sắp đặt ánh sáng:

nghệ thuật trình diễn; ) [12]

Thứ hai, chủ thé áp dụng biện pháp bảo vệ có thé là chủ thê QTG đốivới tac pham MTUD cụ thé là tác giả/đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩmMTUD chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm MTƯD hoặc các cơ quan Nhà

nước, tổ chức cá nhân có liên quan.

Thứ ba, cách thức bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD là áp dụng các

biện pháp khác nhau để xử lý hành vi vi phạm tuỳ theo tính chất, mức độ vi

phạm Một trong các cách thức bảo vệ QTG đối với tac phẩm MTUD cụ thé

như: Quyền tự bảo vệ của chủ thé QTG đối với tác phẩm MTUD, yêu cầu tổchức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi,

cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; sử dụng biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ quyền, sử dụng các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự tùy theo tính

chất mức độ xâm phạm, giám định về QTG đối với tác phẩm MTƯD nhằm góp phan bảo vệ QTG đối với tác phim MTUD

Thứ tr, mục đích của bảo vệ QTG đối với tac phẩm MTUD là nhằm bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của các chủ thể QTG đối với tác phẩm

MTUD; ngăn ngừa, ngăn chặn, cham dứt hành vi xâm phạm quyền của chủthé sở hữu

24

Trang 33

1.3 Khái niệm, đặc điểm hành vi xâm phạm quyên tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

1.3.1 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm

chí còn gửi tham gia cuộc thi đạt giải, sau đó bị báo chí phát hiện lên án, tác giả đó đã bị tịch thu lại giải thưởng và có trường hợp đã bị xử phạt vi phạm

hành chính về hành vi vi phạm quyên tác giả Việc mạo danh tác giả cũng xảy

ra nhiều Dựa trên đặc trưng bút pháp của các tác giả nồi tiếng dé sáng tác tác

phẩm MTUD có cùng phong cách và ký tên tác giả nỗi tiếng đó dé bán được

sản phẩm với giá cao cũng là một hành vi vi phạm quyền tác giả

Theo từ điển Tiếng Việt, “xâm phạm” là một động từ để chỉ hành viđộng đến, đụng chạm đến, giành lấy quyền lợi hợp pháp của người khác [53]

Xâm phạm QTG xảy ra khi bên xâm phạm thực hiện bất kỳ quyền độcquyền nào của người sáng tạo đối với tác pham mà không được phép Điều

này bao gồm tất cả các phương thức phân phối như (bán, phát sóng, biểu diễn, v.v.), phóng tác hoặc sao chép tác phẩm khác Việc xâm phạm có thể xảy ra cho dù bên vi phạm có tìm kiếm lợi ích tiền tệ thông qua việc sử dụng tài liệu được đề cập hay không, mặc dù bắt kỳ lập luận nào chống lại hành vi

xâm phạm bản quyền thường được coi là mạnh mẽ hơn mà không có động

cơ lợi nhuận [87].

25

Trang 34

Có thé hiểu xâm phạm QTG đối với tác phẩm MTUD là hành vi chiếmđoạt, sao chép, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm MTUD, sửachữa, cắt xén hoặc xuyên tac tác phẩm MTUD dưới bat kỳ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giả mà không có sự đồng ý của tác

gia/chu sở hữu.

Việc người thứ ba không phải là chủ sở hữu quyền thực hiện các hành

vi liên quan đến đối tượng QTG đối với tác phẩm MTƯD đang trong thời hạn bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu quyên và không thuộc các trường

hợp pháp luật không cắm sử dụng thì bị coi là xâm phạm QTG đối với tácpham MTUD Hậu quả của hành vi xâm phạm quyền là thu hẹp quyền va gâythiệt hại cho chủ sở hữu quyền

Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol coi xâm phạm quyền SHTT trong có

bao gồm QTG đối với tác phim MTUD là “tội phạm nghiêm trọng” Pham vi các hành vi vi phạm tội rất rộng, chủ yếu là các hành vi liên quan đến hàng

giả và hàng nhái tác phẩm các hành vi vi phạm QTG Theo báo cáo của tổchức này, tội phạm SHTT gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu, làm

thiệt hại hàng ty Euro của các nhà sản xuất và người tiêu dùng mỗi năm [88]

Xâm phạm QTG đối với tác phẩm MTUD không chỉ bị coi là một hành vi vi

phạm pháp luật mà còn hàm chứa một sự đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và

sự an toàn của cộng đồng

1.3.2 Đặc điểm hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ

thuật ứng dụng

Thứ nhất, đối tượng xâm phạm (đối tượng bị xem xét) Đối tượng bị

xem xét là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có

phải là đối tượng xâm phạm hay không Yếu tố xâm phạm trong đối tượng

bi xem xét ở đây được hiểu là yếu tố xuất hiện khi có hành vi xâm phạmQTG đối với tác phẩm MTUD Đối tượng này không phải là chủ thể quyền

26

Trang 35

sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thâmquyền cho phép.

Thứ hai, về đỗi tượng bị xâm phạm QTG đối với tác phẩm MTUD làquyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả/chủ sở hữu đối với các tác phẩm

MTUD của mình Sự khác biệt giữa đối tượng xâm phạm là tác phẩm MTƯD

và các tác phẩm khác là tác phim MTUD còn mang tính nghệ thuật Tác

phẩm MTUD ngoài tính thương mai, tính phô biến còn bao gồm yếu tố nghệ

thuật, mỹ thuật trong đó.

Thứ ba, mục đích của hành vi xâm phạm QTG đối với tác phẩm MTƯD

là mục đích trục lợi Chủ thé vi phạm thực hiện các hành vi xâm phạm QTGđối với tác phâm MTUD xuất phát từ mục đích thương mại, kinh doanh manglại lợi nhuận hoặc mang lại lợi ích cho chủ thê xâm phạm (ví dụ như sao chép

bản vẽ bao bì sản phẩm túi đựng mỹ phẩm dé ban cho người khác).

Thứ tư, các hành vi xâm phạm QTG đối với tác phâm MTUD bao gồm:

- Chiém đoạt quyền tác giả đối với tác pham MTUD Quyền tác giả là quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm

MTUD của mình Do vậy, hành vi chiếm đoạt QTG đối với tác phẩm MTƯD

là hành vi xâm phạm.

- Mạo danh tác giả đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được

nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm MTUD được công bố, sử dụng là mộttrong các quyền nhân thân của QTG đối với tác pham MTUD Việc mạo danh

tác giả là trái với quy định này.

- Công bố, phân phối tác phẩm MTƯD mà không được phép của tác

giả Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm MTUD có quyền công bồ tác pham hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm Khi đó, người

nào công bố, phân phối tac phim MTUD mà không được sự cho phép của tácgiả, chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ bị coi là hành vi xâm phạm phạm QTG

27

Trang 36

- Công bố, phân phối tác phâm MTUD có đồng tác giả mà không đượcphép của đồng tác giả Đồng tác giả là hai hay nhiều người cùng sáng tạo ratác phẩm MTUD Họ có quyền tác giả đối với tác phẩm MTUD như nhau, và

có quyền riêng đối với phần mà họ trực tiếp sáng tạo Vì vậy khi công bố,phân phối tác phẩm MTƯD có đồng tác giả thì phải có sự đồng ý của tất cả

- Sao chép tác phẩm MTƯD mà không được phép của tác giả, chủ sở

hữu QTG Tuy nhiên không phải hành vi sao chép nao cũng là hành vi vi

phạm Việc tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hay sao chép tác phâm dé lưu trữ trong thư viện với mục đích

nghiên cứu không bị coi là hành vi vi phạm QTG Hành vi sao chép tác phâmMTUD nhằm mục đích kinh doanh (vi dụ như sao chép bản vẽ bao bì sảnphẩm túi đựng mỹ phẩm dé bán cho người khác) là hành vi vi phạm

- Làm tác phim MTUD phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ

sở hữu quyền tác giả đối với tác phâm MTUD được dùng dé làm tác phẩmphái sinh Lam tác phẩm phái sinh là một trong các quyền tài sản của tác giả,

chủ sở hữu quyên tác giả Họ được phép độc quyền thực hiện quyền này hoặc

cho phép người khác thực hiện Vì vậy, khi không được sự cho phép của tác

giả, chủ sở hữu quyên tác gia thì hành vi làm tác phẩm phái sinh này là hành

vi xâm phạm QTG đối với tác phẩm MTUD

- Sử dụng tác phẩm MTUD mà không được phép của chủ sở hữu

28

Trang 37

quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác Tuy nhiên có một số trường hợp không phải trả thù lao như sau: Tự sao chépmột bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; Tríchdẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả dé bình luận hoặc minh họa

trong tác phẩm MTUD của mình; Trích dẫn tác phẩm MTUD mà không làm sai ý tác giả dé viết báo, dùng trong ấn pham định kỳ, trong chương trình phat

thanh, truyền hình, phim tài liệu; Trích dẫn tác phẩm MTƯD để giảng dạy

trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương

mại; Sao chép tác phẩm MTUD để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiêncứu; Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm MTƯD được trưng bày tại nơi côngcộng nhằm giới thiệu hình anh của tác phẩm đó

- Cho thuê tác phâm MTDU mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và

quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyên tác giả Tác pham MTUD cũng là đối tượng của hợp đồng thuê Do vậy, khi thuê tác phẩm, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các lợi ích khác cho bên cho

thuê Việc vi phạm nghĩa vụ sẽ là hành vi xâm phạm va bị xử lý theo pháp luật.

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác

pham MTUD đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹthuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả Các hoạt độngliên quan đến phân phối, sao chép tác phẩm đều phải có sự đồng ý của tác giả,chủ sở hữu quyền tác giả

- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm

MTUD của mình.

- Cô ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có

trong tác phẩm MTUD Đây là hành vi xâm phạm thông tin của tác phẩm.Tác phẩm được bảo hộ một cách tuyệt đối về mặt hình thức

29

Trang 38

- Lam, bán tác phâm MTUD mà chữ ký của tác giả bị giả mạo Lúc nàytác phẩm MTUD không còn là tác phẩm của chính tác giả đó nữa Chính việc

giả mạo chữ ký của người khác đã là hành vi vi phạm pháp luật nên làm va

bán tác phẩm MTƯD mà chữ ký của tác giả bị giả mạo là hành vi xâm phạm

quyên tác giả.

- Xuất khâu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm MTƯD mà không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả Bản chất của hành vi này là hành vi

công bó, phân phối tác phim MTUD không được sự cho phép của tác giả

1.4 Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật

ứng dụng

Các biện pháp bảo vệ quyền của chủ thé QTG đối với tác phẩm MTUD

là những biện pháp được áp dụng dé phòng ngừa và xử lý hành vi xâm phạm

QTG đối với tác phẩm MTƯD Trên thực tế, hoạt động bảo vệ QTG đối với tac phim MTUD có thé được tiến hành ở bat kỳ giai đoạn nao, từ giai đoạn

sáng tạo ra tác phẩm, xác lập và khai thác QTG, đến bảo vệ QTG trước các

hành vi xâm phạm Do đó, có những biện pháp bảo vệ QTG mang tính chất

“phòng vệ” (defensive) như: biện pháp công nghệ dé ngăn cấm việc sao chépbat hợp pháp tác phim MTUD; Thông tin quan lý quyền dé xác định tác giả,chủ sở hữu QTG ; hoặc biện pháp có tính “phản kháng”, “tan công”

(offensive) áp dụng khi hành vi xâm phạm QTG đã xảy ra, tuỳ thuộc vào tính

chất, mức độ xâm phạm

Quyền tác giả đối với tác phẩm MTUD về ban chất là loại quyền dân

sự Vì vậy, pháp luật dân sự trao cho chủ thể quyền các biện pháp bảo vệ thể hiện ở chỗ: chủ sở hữu quyền có thể tự mình thực hiện các biện pháp bảo vệ

phù hợp, ngăn cản nhằm chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền sở hữu củamình hoặc thông qua Tòa án, các co quan nhà nước có thâm quyền khác déđòi lại lợi ích của mình khi QTG đang bị người khác chiếm đoạt, sử dụng,

30

Trang 39

khai thác bất hợp pháp Bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD còn thể hiệnbằng việc loại trừ mọi hành vi cản trở tác gia, chủ sở hữu trong việc thực hiệncác quyền năng đối với tác phim MTUD, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Nếu căn cứ vào chủ thê thực hiện, các biện pháp bảo vệ QTG được chiathành: (i) Biện pháp bảo vệ do chính chủ thé quyền tiến hành; (ii) Các biện

pháp bảo vệ được thực hiện bởi các co quan Nhà nước có thâm quyền Tuy theo tính chất và mức độ xâm phạm, các biện pháp bảo vệ QTG do cơ quan Nhà nước thực hiện có thể là biện pháp dân sự, biện pháp hình sự hoặc biện

pháp hành chính (iii) Biện pháp bảo vệ từ cá nhân, tổ chức khác

1.4.1 Biện pháp tự bảo vệ từ chủ thể quyềnViệc bảo vệ QTG đối với tác phẩm MTUD trước tiên phải thuộc vềtrách nhiệm của chủ thé quyền Chủ thể quyền có thé áp dụng các biện phápcông nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm và các biện pháp chống lạihành vi xâm phạm tới quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả

Ban chat của quyền SHTT nói chung và QTG đối với tác phim MTUD

nói riêng là quyền dân sự Vì vậy, cũng giống như tài sản vật chất, việc bảo vệ

QTG đối với tác phim MTUD trước tiên thuộc về trách nhiệm của chủ thể

quyền mà không nên chỉ trông chờ vào việc xử lý của các cơ quan có thâmquyền Luật SHTT của hầu hết các nước đều đề cao nguyên tắc tự bảo vệ

quyền của chủ thé quyền Chu thé quyền có thé áp dụng các biện pháp công

nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm và các biện pháp khác chống lạihành vi xâm phạm Có nghĩa là, trước khi thực hiện quyền yêu cầu cơ quan

nhà nước có thấm quyền hay tòa án xử lý hành vi xâm phạm quyền của mình, tác giả tác phẩm MTUD cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các

hành vi xâm phạm hay thực hiện quyền tự bảo vệ

Theo kinh nghiệm của các chủ thé tham gia vào lĩnh vực SHTT thìngay từ khi nghiên cứu, thiết kế và tạo dung các đối tượng tác phẩm MTUD

31

Trang 40

đã phải tính đến các biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ các đối tượng đó trướckhi đăng ký quyên sở hữu Vì khi đã đăng ký thi theo nguyên tắc là phải công

bố công khai đối tượng đó cho công chúng biết, khi ấy việc sao chép, bắtchước rất dé xảy ra tác giả, chủ sở hữu QTG chưa thực hiện các biện phápcông nghệ chống sao chép

Khi quyén của tác gia, chủ sở hữu QTG bị xâm phạm, ngoài việc áp

dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm đó, các

chủ thé QTG còn có thé yêu cầu các tổ chức hay cá nhân có hành vi xâm

phạm quyền của mình phải cham dứt ngay hành vi xâm phạm Trong trườnghợp người có hành vi vi phạm QTG đối với tác phim MTUD đã sửa chữa, cắtxén hoặc xuyên tac tác phẩm làm cho công chúng hiểu lầm về tác giả gâyphương hại đến danh dự và uy tín của chủ thé quyền Khi đó chủ thé QTG đối

với tác phẩm MTUD có quyền yêu cầu người đó phải xin lỗi, cải chính công

khai nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng yêu cầu bồi

thường thiệt hại nếu có dé bảo vệ quyền nhân thân của mình phù hợp với quy

quyền xử lý sẽ là khác nhau cụ thé như xử lý đến mức độ dân sự, hay hình sự thì thuộc thâm quyền của Toà án, mức độ hành chính thì thuộc thẩm quyền

của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, UBND.

Chủ thể QTG đối với tác phẩm MTUD khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tai

Thương mai dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của minh.

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w