1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức theo pháp luật dân sự Việt Nam

81 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức theo pháp luật dân sự Việt Nam
Tác giả Nguyen Thi Diep Linh
Người hướng dẫn PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 22,26 MB

Nội dung

Nhiệm vu của việc nghiên cứu đề tài Luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu theo các hướng sau đây: - Tổng quan và phân tích những quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến gi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ DIỆP LINH

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM HÌNH

THỨC THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

HÀ NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ DIỆP LINH

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM HÌNH

THỨC THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã sé : 8380101.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS BÙI ĐĂNG HIẾU

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

lôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính

xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh

toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét dé

tôi có thé bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYEN THỊ DIỆP LINH

Trang 4

MỤC LỤC

LOI CAM DOAN óc: 52ct 222 t2 HH rreg i ÿ(9E7.1001 5 |

1 Tính cấp thiết của dé tài nghiên cứu ¿- 2 z+x+tx+Ex+E+Erkerkerxereee |

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài -. 2-5 52 x22 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu oC nh nen 4

4 Phạm vi nghién CỨU - %1 11%9111E1 E91 19111 1 9v ng nà 5

5 Phương pháp nghién CỨU - - c6 + 131189118911 13 11 11 11 11 ng rry 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - 2-52 2 cx+cs+cssce2 7

7 Kết cấu của luận văn -:- 2 St StSEEEESE9E5E1111E51111211511121125111 11231153 2E 7 CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHAM HÌNH THỨC VÀ HẬU QUA PHAP LÝ CUA GIAO

DỊCH DAN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHAM HÌNH THỨC - - s5: 9

1.1 Khái quát chung về giao dich dân sự ¿2 ©22£+s+z++zxezxezez 9

1.1.1 Khái niệm giao dich dân SW ceccceeccceeseeeesneeeeneeessneeesseeeeseeeesseees 9

1.1.2 Đặc điểm của giao dich dân SU - - scs+ce+xerxerxersres 10

1.1.3 Hình thức của giao dịch dân sự - «+ +<s+sseersseesees 14

1.2 Khái quá chung về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức 19

1.2.1 Khái niệm giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức 19

1.2.2 Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về

01:0 1 20

1.2.3 Ý nghĩa của việc quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quyđịnh về hình thức - - St k‡SE+EEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkEEkrkerkrkrrke 22

1.3 Hậu quả pháp lý của giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức 24

1.4 Lịch sử pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm

hình thức qua các thời kỳ - - «6k vn nh nh ng ngờ 28

1

Trang 5

1.4.1 Quy định về hình thức giao dich dân sự Bộ luật Dân sự năm 1945 28

1.4.2 Quy định về hình thức giao dịch dân sự Bộ luật Dân sự năm 1995 30

1.4.3 Quy định về hình thức giao dich dân sự Bộ luật Dân sự năm 2005 32

KET LUẬN CHƯNG | -¿- St SSE+EEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkererkee 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM HÌNH THỨC THEO QUYĐỊNH CUA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM . -c-ccccei 35

2.1 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự vô

hiệu do vi phạm hình tHỨC - 5 5 S131 E + E+EEEEeEseerseeeereerereree 35

2.1.1 Nội dung pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự vô hiệu do vi

phạm hình thỨC - <5 <1 1+3 1113111139101 9930111 HH rry 35

2.1.2 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức 41

2.1.3 Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bó giao dich dân sự vô hiéu 47

2.2 Thực tiễn áp dụng giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức 48

KẾT LUẬN CHUONG 2 -22¿ 222++EEE 111, 1e 62 CHƯƠNG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM HÌNH

3.1 Những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về giao dịch dân sự

vô hiệu do vi phạm hình the - s6 << 3+ + E + EEEeEEsseseeeereereeeree 63

3.2 Phương hướng, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch dân

sự vô hiệu do vi phạm hình thức -. - c5 5c + £++£++eveeeeseesseesrses 67

KET LUẬN CHUONG 3 - -©kSSk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkSEErkrkerkes 71KET LUAN ueecceccccccsscsscscssssesessecsssecersucersucsnsessrsussesasscasssavsucarsecansecansnsansasaeess 72

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2-22 5£ ©5£+£+2££+£xzzszrxd 73

iii

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, nền kinh tế và xã hội đang trải

qua những biến động mạnh mẽ, tạo ra những thách thức mới và đặt ra những yêu cầu cao về sự linh hoạt và đồng bộ của hệ thống pháp luật Pháp luật

trong thời kỳ này đóng vai trò rất quan trọng và đa chiều trong trong quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước Xuất phát từ từ nhu cầu sản xuất, kinh doanh

cũng như các nhu cầu hàng ngày khác của các chủ thé trong xã hội, giao dich dân sự dần trở thành trụ cột không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây sự tương tác và hợp tác giữa các chủ thể kinh tế và xã hội Giao dịch dân sự được coi như một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động giao lưu dân sự, là nền tảng phổ biến và phố cập nhất trong

việc phát sinh, thay đổi, cham dứt quyên và nghĩa vụ dân sự Đây 1a công cụpháp lý quan trọng hỗ trợ trong việc dịch chuyên tài sản và cung cấp dịch vụ

để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội Tuy

nhiên, với sự phức tạp ngày cảng tăng của các giao dịch và mức độ tham gia

của các bên liên quan, vấn đề về vi phạm hình thức trong giao dịch dân sự trở

nên tram trọng và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ cộng đồng nghiên cứu và những

người làm chính sách pháp luật.

Trong bối cảnh hiện đại, việc tham gia giao dịch dân sự đối mặt với

những thách thức đáng ké khi số lượng và giá trị của tài sản ngày càng gia

tăng và đa dạng Vấn đề vi phạm hình thức trong quá trình thực hiện các giaodịch dân sự tạo ra những hậu quả lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía

cạnh trong xã hội Tác động của nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực cá nhân

mà còn ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xã hội và nhiều đối tượng khác,khiến cho nhiều gia đình phải đối điện với khó khăn Nghiên cứu về nguyên

nhân gây ra tình trạng giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức là một

Trang 7

nhiệm vụ cấp thiết, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất và giảm thiêu rủi

ro nhất Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, khi tự do ký

kết hợp đồng và tự do thỏa thuận đã gây ra những hậu quả khó lường đối với

những người không am hiểu về pháp luật thì việc nghiên cứu về đề tai này trở

nên ngày càng cấp thiết hơn

Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

đã có các quy định cụ thể, chỉ tiết và khá toàn diện liên quan đến việc xác lập,

thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung

và từng loại giao dịch dân sự cụ thể Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng những quy định này trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch dân

sự vô hiệu do vi phạm hình thức trên thực tế ton tại nhiều bat cập Đối với cơ quan nhà nước, do tính chất phức tạp của các giao dịch dân sự, những quy

định không rõ ràng của pháp luật đã gây nhiều khó khăn và lúng túng trongquá trình xét xử, dẫn đến việc nhận định và quyết định không đồng nhất giữacác bản án giải quyết cùng một loại tranh chấp Trên thực tế, có rất nhiều chủthể khi tham gia giao dịch dân sự lợi dụng kẽ hở pháp luật đó dé trốn tránh

thực hiện nghĩa vụ của mình

Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhằm làm sáng tỏ những quy định của

pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức là hoàn toàn cần thiết, nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của lý luận

và thực tiễn Mục tiêu của việc nghiên cứu này là bảo đảm sự công bằng và

bảo đảm lợi ích cho các chủ thê khi tham gia giao dịch dân sự, đồng thời đónggóp vao việc lam cho môi trường kinh doanh trở nên lành mạnh Sự ton tại

của một cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cùng với hệ thống hành lang pháp

lý thông thoáng, không chỉ là yêu cầu chính đáng của cộng đồng dân cư và

các doanh nghiệp mà còn là điều kiện cần dé các cơ quan nhà nước có thầm quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao Dựa trên những lý do

Trang 8

trên, tac giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Giao dich dan sự vô hiệu do vi

phạm hình thức theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho

luận văn thạc sĩ Luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Sự cần thiết và bắt buộc của việc quy định về hình thức cho giao dịchdân sự trong một số lĩnh vực và trường hợp có thé dé dàng nhận thức bởi tính

đặc thù, tác động, và hậu quả pháp lý của từng loại giao dịch Tại Việt Nam,

qua các giai đoạn phát triển từ khi Bộ luật Dân sự năm 1945 đến thời điểm

hiện tai, đặc biệt là Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015, đã thé hiện sự quan

tâm đặc biệt đến vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức Cũng giống như các giao dịch dân sự khác, giao dịch dân sự vô hiệu do

vi phạm quy định về hình thức thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên

cứu, khoa học, các nhà luật gia trên toàn thế giới, bao gồm của Việt Nam Cácnghiên cứu này được tiến hành dưới nhiều góc độ khác nhau và trong nhiềugiai đoạn khác nhau Có nhiều luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ đã đượccông bố và một số giáo trình giảng dạy, bài viết trên tạp chí, sách chuyênkhảo đã nghiên cứu, đưa ra những cái nhìn sâu sắc về những khía cạnh liên

quan đến giao dịch dân sự vô hiệu, trong đó có đề cập đến giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức Trong khả năng có giới hạn, học viên có thể tìm thấy một số công trình nghiên cứu có sự liên quan nhất định đến đề tài như

Sau:

- Các tai liệu dưới dạng sách giáo trình, sách chuyên khảo, : Binh

luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của PGS.TS Nguyễn Văn Cu,

PGS.TS Trần Thị Huệ, Nxb Công an nhân dân năm 2017; Bình luận Nhữngđiểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 của PGS.TS Đỗ Văn Đại, Nxb Hồng

Đức; Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà

Trang 9

Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của

Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2020

- Các nghiên cứu đưới dạng các Luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề

tài như: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật Việt Nam của

tác giả Phạm Thị Thảo năm 2015 tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;

Hop dong vô hiệu qua thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân tinh Dong Thápcủa tác giả Lê Hoàng Vũ ănm 2021 tại Trường Đại học Luật, Đại học Quốc

gia Hà Nội; Giao dich dan sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam của

tác giả Vũ Thị Khánh năm 2014 tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Các nghiên cứu dưới dạng các bai viết trên các Tạp chí khoa học như: Hợp dong vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức - Thực trạng và hướng hoàn thiện của tác giả Trịnh Tuấn Anh đăng trên Tạp chí Toà án nhân

dân điện tử năm 2020; Về hiệu lực của giao dich dân sự không tuân thủ quyđịnh về hình thức theo Bộ luật dân sự năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị ThuHải đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 23/2016; Những vấn dé can lưu ý khi ápdụng Điều 129 Bộ luật Dán sự về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuán thuquy định về hình thức của tác giả Tưởng Duy Lượng đăng trên Tạp chíNghiên cứu lập pháp số 9/2018 (361)

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình, tài liệu cóliên quan, tác giả nhận thấy các công trình này được thực hiện ở các góc độ

khác nhau và thường liên quan đến các giai đoạn trước đó Do đó, việc thực

hiện nghiên cứu với đề tài: "Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức

theo pháp luật dân sự Việt Nam" được xem là không trùng lặp với các công

trình đã công bồ trước đây

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục dich

Trang 10

Mục đích cơ bản nhất của việc nghiên cứu dé tài là tìm hiểu rõ và chi

tiết hơn về khái niệm và những đặc điểm cơ bản của giao dịch dân sự vô hiệu

do vi phạm hình thức Phân tích chi tiết những đặc trưng của loại giao dichnày dé xác định những điểm phù hợp, chưa phủ hợp của chính sách pháp luậthiện hành liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu Nghiên cứu không chỉ tập

trung vào việc phân tích, nghiên cứu còn hướng tới việc đưa ra những đánh

giá của chính sách pháp luật hiện hành Từ đó, có thê đề xuất những giải pháp

cụ thé, nhằm tối ưu hóa cơ chế quản ly và giảm thiêu rủi ro hậu quả pháp lý

khi xảy ra tranh chấp giữa các bên trong giao lưu dân sự Ngoài ra, thông qua

việc đưa ra những quan điểm mới và những giải pháp khắc phục, nghiên cứu này sẽ đóng góp ý kiến xây dựng vào quá trình phát triển kinh tế và thị trường, đồng thời hỗ trợ quản lý Nhà nước trong việc xây dựng các chính

sách linh hoạt và hiệu quả.

3.2 Nhiệm vu của việc nghiên cứu đề tài

Luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu theo các hướng sau đây:

- Tổng quan và phân tích những quy định hiện hành của pháp luật liên

quan đến giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu, đặc biệt tập trung vào

giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức.

- Thực hiện nghiên cứu chi tiết về thực trạng và đánh giá cụ thể tìnhhình thực hiện, áp dụng các quy định pháp luật của các chủ thê tham gia giaodich dân sự, đồng thời tập trung vào quá trình xét xử các vụ án của Tòa án cóliên quan đến giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm cung cấp cơ sở lý luận

và thực tiễn cho quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật về giao dịch dân

sự vô hiệu do vi phạm hình thức.

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ tiếp cận nghiên cứu lý luận và thực

tiễn liên quan đến xét xử các vụ án tại Tòa án nhân dân về giao dịch dân sự vô

hiệu do vi phạm hình thức mà chủ yếu là hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình

thức Nghiên cứu nảy sẽ không chỉ giới hạn ở mức độ lý luận, mà còn chú

trọng vào phân tích chi tiết về quá trình thực tẾ của việc xét xử tại Tòa ánnhân dân trong các trường hợp liên quan đến vi phạm hình thức trong hợp

đồng.

Đặc biệt, tác giả sẽ đưa ra cái nhìn đa chiều va toàn diện về vấn dé này,

không chỉ dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 mà còn liên hệ, đối

chiếu với các quy định tương ứng trong các Bộ luật Dân sự Việt Nam trước

đó Việc so sánh và đối chiếu này sẽ giúp tác giả xác định sự phát triển, sự thay đổi, cũng như những điểm nhắn quan trọng trong quá trình hình thành và

thực hiện các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức quacác giai đoạn khác nhau của hệ thống pháp luật Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của đề tài sẽ chủ yếu dựa trên triết học Mác — Lénin,

nên tảng tư tưởng Hồ Chi Minh về nhà nước và pháp luật, cũng như đường lối

của Đảng Cộng sản Việt Nam nham giải quyết những thách thức và van dé phức tạp liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả sẽ vận dụng những quan

điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời

tích hợp chúng vào các khía cạnh cụ thể của đề tài Sự áp dụng linh hoạt vàsáng tạo của triết học Mác — Lênin sẽ giúp làm sáng tỏ những khía cạnh phứctạp và nâng cao chiều sâu của nghiên cứu

Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu

khoa học cụ thé như so sánh pháp luật, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp,

để làm rõ và chứng minh những khẳng định và giả thuyết đưa ra trong luận

Trang 12

văn Qua việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đề tài sẽ mang đến cái nhìn đa

chiều và toàn diện về vấn đề giao dich dan sự vô hiệu do vi phạm hình thức.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn

thiện hệ thống lý luận về giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức Điềunày thé hiện qua việc trình bày những khía cạnh mới, chi tiết và có hệ thống

về quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến giao dịch dân sự, giao dịch

dân sự vô hiệu và giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức.

Nghiên cứu không chỉ đưa ra những đánh giá chỉ tiết về tính hợp lý, logic, mà còn tập trung vào độ phù hợp của các quy định với thực tiễn Bằng cách này, luận văn mở ra không gian cho những nhận xét sâu sắc về cách mà các quy định này có thé được áp dụng trong bối cảnh thực tế Đặc biệt, tác giả

cũng đưa ra quan điểm đề xuất, hướng sửa đổi và bổ sung nhằm mục tiêuhoàn thiện những quy định pháp luật bất cập đang tồn tại

Dưới góc độ thực tiễn, luận văn không chỉ nhận diện vướng mắc và khókhăn trong việc thực hiện pháp luật, mà còn chứng minh sự cần thiết củanhững kiến nghị được đưa ra Những đề xuất này không chỉ hướng tới việc

nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm

hình thức tại Việt Nam mà còn đóng góp vào quá trình cải thiện và nâng cao ý

thức pháp luật nói chung, làm cho hệ thống pháp luật trở nên linh hoạt và thích ứng với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn được phân thành 3 chương như sau:

Chương ï: Những van dé ly luan vé giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm

hình thức và hậu quả pháp lý của giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức.

Trang 13

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng giao dịch dân sự

vô hiệu do vi phạm hình thức theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Chương 3: Một số kién nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về

giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức.

Trang 14

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIAO DỊCH DAN SỰ VÔ HIỆU DO

VI PHAM HINH THUC VA HAU QUA PHAP LY CUA GIAO DICH

DAN SỰ VÔ HIEU DO VI PHAM HÌNH THỨC

1.1 Khái quát chung về giao dịch dân sự

1.1.1 Khái niệm giao dịch dân sự

Theo nghĩa thông thường “giao dịch” được hiểu là “sự có quan hệ gặp

gỡ, tiếp xúc với nhau” [1, tr 495] Giao dich dân sự được xem là một trong những căn cứ phô biến và quan trọng nhất dé tạo ra, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong việc chuyền đổi tài sản và cung cấp dịch vụ dé đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của tất cả các thành viên trong xã hội [13, tr 282] Có thể khăng định răng,

giao dịch dân sự là một trong những sự kiện pháp lý cơ bản va phổ biến nhất

dé tạo ra các quan hệ pháp luật dân sự Ở góc độ thực tẾ, giao dịch dân sựđóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự

giữa các bên Từ góc độ pháp lý, theo định nghĩa trong Từ điển Luật học

“giao dịch dân sự” được mô tả là “hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng

của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tô hợp tác, nhằm làm phat sinh, thay đôi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” [9].

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có các quy định riêng về giao dịch dân

sự trong pháp luật dân sự Ví dụ, Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp không có

chế định giao dịch dân sự mà tập trung vào việc quy định các vấn đề liên quan

đến hợp đồng và thừa kế Tương tự, Bộ luật Dân sự của Nhật Bản cũng không

có quy định về giao dịch dân sự, song trong lĩnh vực nghiên cứu pháp lý,

khoa học pháp lý đã đưa ra một khái niệm như sau: “Giao dịch dân sự là hành

vi hợp pháp nhằm tạo ra, thay đổi hoặc cham dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”[10, tr 114] Điều 153 trong Bộ luật Dân sự của Liên bang Nga có quy định

Trang 15

rằng “các giao dịch dân sự là hành động của công dân và các tô chức pháp

nhân dé thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” [7].

Tương tự, Điều 133 Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm

2020 cũng đưa ra một định nghĩa tương tự về giao dịch dân sự, đó là: “Hành

vi pháp luật dân sự là hành vi mà chủ thể dân sự thông qua biểu thị ý chí

(tuyên bố ý chí) dé xác lập, thay đổi, cham dứt quan hệ pháp luật dân sự” [8].

Có thê thấy, hầu hết các quốc gia không đưa ra định nghĩa giao dịch dân sự dưới dạng liệt kê các loại giao dịch cụ thể, mà thay vào đó, họ khái quát giao dich dân sự như tat cả các hành vi của các chủ thé tham gia vào quan hệ dân

sự một cách tự nguyện dé đạt được mục đích nhất định và không vi phạm quy

định pháp luật.

Trong pháp luật dân sự của Việt Nam, khái nệm về giao dịch dân sự đã

được xác định thông qua phương pháp liệt kê, như được quy định tại Điều

116 Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo đó, giao dịch dân sự được định nghĩa

rộng rãi, bao gồm cả hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương như sau: “Giao

dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" [4, tr 58] Điều nay đồng nghĩa với việc giao dịch dân sự có thể được phân chia thành hai dạng chính, đó là hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.

Từ những phân tích nêu trên, giao dịch dân sự có thể được hiểu như

sau: Giao dich dân sự là hop đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương lam phát

sinh, thay đổi, cham dứt quyển và nghĩa vụ dân sự Điều này thé hiện tinhchất đa dạng và toàn diện của giao dịch dân sự trong hệ thống pháp luật, baogồm cả các hình thức đồng thuận như hợp đồng và các biện pháp pháp lý đơn

phương mà bên thực hiện có thé thực hiện dé tác động lên quyền và nghĩa vu

dân sự.

1.1.2 Đặc điểm của giao dịch dân sự

10

Trang 16

Giao dịch dân sự là một hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực pháp luật,

mà trong đó các chủ thé thé hiện ý chí của mình dé tạo ra, thay đổi hoặc cham

dứt quyên và nghĩa vụ dân sự Hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng

trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân và tô chức, đồng thời không ngừng diễn ra dé đáp ứng các nhu cầu da dạng của con người Giao dịch dân

sự thường mang những đặc điểm chung nhất định:

Thứ nhất, sự thê hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch là vô cùngquan trọng Khi tham gia vào một giao dịch dân sự, mỗi chủ thể đều hướng

đến những mục tiêu và ý muốn cụ thể và họ thực hiện các hành động pháp lý

dé đạt được những mục tiêu này Việc thé hiện ý chí của các bên thông qua

hành động pháp lý trong giao dịch là yếu tố cốt yếu, và nó được xem như một điều bắt buộc, quyết định để giao dịch có giá trị pháp lý Các chủ thể phải

diễn đạt ý chí của mình một cách rõ ràng thông qua các hành động pháp lý débảo đảm rang họ sẽ đạt được kết quả như mong đợi

Từ thế ky XVIII, nguyên tắc tự do ý chí trong giao dich dân sự đã pháttriển tại Pháp và đã trở thành một nguyên tắc quan trọng trong lĩnh vực phápluật Ban đầu, nguyên tắc này được xem như nguyên tắc tôn trọng ý chí, cho

phép các chủ thê tự do diễn đạt ý chí mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố nào, ké cả pháp luật Tuy nhiên, sau đó, nguyên tắc này đã được hiểu rõ hơn

và được điều chỉnh dé phủ hợp với các quy định pháp luật, bao đảm tính công bang và bình dang cho tất cả các bên tham gia giao dịch Khi không có sự

thoả thuận của các bên tham gia giao dịch thì giao dịch dân sự đã được xác

lập không thể thay đổi Điều này đảm bảo tính vững chắc và ôn định của giaodịch, và các bên tham gia có thể yên tâm rằng giao dịch sẽ được thực hiệntheo ý chí của họ mà không bị can thiệp từ bất kỳ bên thứ ba nào, bao gồm cả

Nhà nước.

11

Trang 17

Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng khi các bên tham gia vào giao dịch,

không có sự cân bang hoàn toàn trên mọi phương diện Sự chênh lệch về tài

chính và quyền lực giữa các bên dẫn đến sự không bình đăng trong quan hệ

giao dịch Đôi khi các bên có tiềm lực mạnh hơn thường chiếm ưu thế và các bên yếu thế hơn thường bị phụ thuộc Do đó, nguyên tắc tôn trọng ý chí trở

thành vấn đề hình thức, điều này làm cho giao dịch không còn mang ý nghĩađối với các chủ thé tham gia trong việc đáp ứng nhu cầu của họ

Mặt khác, trong quá trình tham gia giao dịch để đáp ứng nhu cầu cánhân, đôi khi các chủ thể đã xem nhẹ, coi thường thiệt hại của người khác

cũng như lợi ích công cộng Do đó, sự can thiệp của Nhà nước trở nên cần thiết dé điều chỉnh các giao dich này Quy định pháp luật được xây dựng dé bảo dam răng các chủ thé tham gia vào giao dịch dân sự không bi áp đặt và

đồng thời không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác cũng như lợiích công cộng Vì vậy, việc thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch

phải tuân thủ trong những giới hạn được pháp luật quy định.

Thứ hai, tất cả các bên tham gia vào giao dịch đều phải tham gia tựnguyện Tự nguyện là cơ sở tạo thành nền tảng cho việc hình thành giao dịch

dân sự nhằm biểu thị rõ ý chí chung của các bên Yếu tố này rat quan trong dé giao dịch có thê được thiết lập và được xem xét là hợp lệ Trong bối cảnh giao dịch dân sự, sự tham gia tự nguyện của tất cả các chủ thể là điều bắt buộc, vì

họ tham gia giao dịch với mục đích cụ thé dé đáp ứng nhu cau về tai chính

hoặc tinh thần cá nhân của minh Dé bảo đảm mục tiêu này, các bên tham giagiao dich cần phải có năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp những người

bị hạn chế năng lực hành vi hoặc mất năng lực hành vi, họ chi có thé tham gia

vào một số giao dịch cụ thé hoặc cần có người đại diện Những bên liên quan đến giao dịch cần phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện và tuân thủ quy định

của pháp luật.

12

Trang 18

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi có nhiều bên tham gia cùng một

giao dịch, việc đạt được sự thống nhất về ý chí và mục đích có thể trở nên

phức tap Do đó, các chủ thé tham gia giao dịch cần phải tiến hành thoả thuận

tự nguyện với nhau dé đảm bảo rằng mỗi bên đều đạt được mục tiêu của

mình, đồng thời thừa nhận cam kết cùng nhau thực hiện giao dịch đó Nếu sựcam kết và thỏa thuận không phản ánh đúng với ý chí của tất cả các bên thì

giao dịch dân sự đó sẽ không có giá trị pháp lý Nguyên tắc này là nguyên tắc chung được áp dụng trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên toàn thế

giới Tại Việt Nam, nguyên tắc này được thể hiện rõ trong các văn bản quy

phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Lao động và các văn

bản liên quan.

Thứ ba, luôn có sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ

của các chủ thể tham gia giao dịch Giao dịch dân sự có đặc trưng bởi tính đachiều và phức tạp, liên quan đến sự phát sinh, thay đổi và cham dứt các quyền

và nghĩa vụ của những chủ thé tham gia Những yếu tố này thường phát sinh

từ sự thỏa thuận và hành vi pháp lý giữa các bên liên quan Tuy nhiên, không

phải tất cả mọi thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương đều có thé được

xem như là giao dịch dân sự Đề được coi là giao dịch dân sự, thỏa thuận hoặc hành vi đó phải dẫn tới việc phát sinh, thay đôi hoặc cham dứt quyền và nghĩa

vụ dan sự của các chủ thé theo đúng quy định của pháp luật Do đó, giao dịch dân sự không chỉ đơn thuần là sự tương tác giữa các bên, mà còn đòi hỏi sự

tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan và tác động mộtcách trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của từng chủ thé tham gia

Thứ tw, nội dung của giao dịch dân sự không được vi phạm điều cắmcủa pháp luật và không được trái với nguyên tắc đạo đức xã hội Trong quá

trình tham gia vào giao dịch dân sự, các chủ thể có mục tiêu cụ thể và mong

muốn biến những mục tiêu này thành hiện thực Vì thế, họ được quyền tự do

13

Trang 19

thoả thuận các điều khoản với nhau và các ràng buộc phù hợp với ý chí cánhân của các bên dé có thé đạt được mục tiêu đặt ra Tuy nhiên, những camkết ràng buộc nay không được vi phạm bat kỳ quy định nào trong pháp luật và

cũng phải tuân thủ đạo đức xã hội.

Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện cho việcthực hiện các thỏa thuận, mà còn thiết lập các quy định pháp luật để bảo vệlợi ích chung của xã hội, bao gồm cả lợi ích của các chủ thể tham gia giao

dich Trách nhiệm của các chủ thé là dam bảo rằng những cam kết của ho

không chỉ đáp ứng mục tiêu cá nhân mà còn tuân thủ đầy đủ quy định pháp

luật và tôn trọng các nguyên tắc đạo đức xã hội Thông qua việc này, pháp luật thiết lập quy định để duy trì trật tự và công bằng trong các giao dịch, nhằm bảo vệ tat cả các bên đều được xem xét công bằng và không bị tôn

thương bởi bat kỳ hành vi vi phạm hay lợi dụng nào

Do đó, trong giao dịch dân sự, việc tuân thủ pháp luật và tuân thủ đạo

đức xã hội là vô cùng quan trọng dé bao đảm tính hợp pháp, công bằng và

đáng tin cậy của các giao dịch, cũng như để bảo vệ lợi ích chung của tất cả các chủ thể tham gia.

1.1.3 Hình thức của giao dịch dân sự

Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “hình thức” được mô tả là “cách thể

hiện, tiến hành một hoạt động” [10] Dé giải thích một cách đơn giản, hìnhthức là mặt bên ngoài, cách mà một sự vật hoặc sự việc nào đó được biểu hiện

ra ngoài Hay nói cách khác, hình thức được sử dụng dé truyén dat nội dung,

nếu nội dung không được truyền dat qua một hình thức cụ thé thì nội dung đóchi ton tại dưới dạng ý chí, mong muốn ẩn sâu trong tâm trí con người Vớitính chất như vậy, hình thức có ý nghĩa quan trọng trong thế giới khách quan

Điều cơ bản nhất để có thể hình thành nên một giao dịch dân sự là ý chí của các chủ thể, cần phải biểu thị ý chí từ các bên tham gia giao dịch ra bên

14

Trang 20

ngoài bằng một cách nào đó và phải thống nhất giữa các ý chí của các bên với

nhau Ý chí biểu thị nguyện vọng và mong muốn của các chủ thể tham gia

giao dịch, nhưng không phải lúc nào các bên cũng có khả năng hiểu hết được

ý chí của bên kia Vì thế, để các bên có thê hiểu và chấp thuận ý chí của nhau,

việc biéu đạt ý chí ra bên ngoài là cần thiết Khi các bên đã đạt được thỏathuận về ý chí va biểu đạt sự thống nhất này qua một hình thức cụ thé thì hìnhthức này trở thành một yếu tố quan trọng không thé thiếu của giao dịch

Từ những phân tích nêu trên, theo tác giả, có thé hiểu hình thức của

giao dịch dân sự là cách thức hoặc phương thức mà một giao dịch dân sự

được thực hiện hoặc truyền đạt, biểu hiện ra bên ngoài các nội dung của giao

dịch Nó có vai trò quan trọng trong việc công bố ý chí và trao đổi thông tin giữa các bên liên quan (bao gồm cả những bên không tham gia vào giao dịch).

Thuật ngữ “hình thức” có thé ám chỉ đến các yếu tố như việc sử dụng vănbản, biểu hiện trên giấy tờ hoặc các phương thức khác như đồng ý qua lời nói

hoặc hành động.

và nguyên tắc, việc tự do lựa chọn hình thức của giao dịch dân sự là

quyền của các chủ thé khi tham gia vào giao dịch Tuy nhiên, các bên không

được tự đo lựa chọn một cách hoàn toàn mà vẫn cần phải tuân thủ theo quy

định của pháp luật Hình thức của giao dịch dân sự thường được phân chia

thành 3 loại, đó là: hình thức băng lời nói; hình thức băng văn bản; hình thức

băng hành vi cụ thể.

1.1.3.1 Hình thức bằng lời nói

Hình thức giao dịch dân sự bằng lời nói là một loại hình thức phổ biến

nhất trong việc thiết lập các giao dịch dân sự Giao dịch dân sự thể hiện băng

lời nói là quá trình các bên tham gia giao kết bằng việc sử dụng ngôn ngữ nói

Các bên tham gia giao kết sẽ trao đôi các điều khoản thỏa thuận với nhau băng cách sử dụng lời nói trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện âm thanh

15

Trang 21

trên điện thoại, hệ thống điện đàm hoặc thông điệp điện tử Nó được thựchiện trên cơ sở sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thé tham gia vào giao dich(thường xuất phát từ mối quan hệ quen biết, bạn bè, huyết thống, hàng xóm,

) mà nội dung của giao dịch thường có giá trị nhỏ, chỉ cần hai bên đồng ý

xác lập giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực, thường áp dụng cho giao dịch

được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó Ưu điểm của loại giao dịch dân

sự bằng hình thức lời nói là việc giao kết diễn ra nhanh gọn, đơn giản và ít tốnkém Tuy nhiên, giao dịch dân sự bằng hình thức lời nói cần phải tuân theo quy

định của pháp luật điều chỉnh trong một số trường hợp nhất định Ví dụ: Ông A gặp tai nạn, nguy hiểm tới tính mạng Ông A biết tình trạng của mình, vì vậy đã

lập di chúc miệng để lại tài sản cho vợ con Theo quy định, di chúc miệng của

ông A cần phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định (như cần có

người làm chứng, cần phải ghi chép, ký tên, điểm chỉ ) thì di chúc mới được

coi là hợp pháp.

Tuy vậy, hình thức giao dịch dân sự bằng lời nói thường có hiệu lựcthấp và có hạn chế ở khả năng lưu giữ thông tin Khi xảy ra mẫu thuẫn giữacác bên tham gia giao dịch va vụ án được đưa ra cơ quan Nhà nước dé giải

quyết, ví dụ như ra Tòa án thì việc chứng minh được nội dung mà các bên đã

giao dịch cũng như các quyền và nghĩa vụ đã thoả thuận trở nên khó khăn nếu một bên từ chối thừa nhận Trong thực tế, đã xảy ra nhiều vụ án tranh chấp di sản thừa kế kéo dài do di chúc được lập bằng hình thức lời nói (bang miệng)

khiến cho các bên tham gia tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc

1.1.3.2 Hình thức bằng văn bản

Hình thức giao dịch dân sự băng văn bản, hay còn được gọi là hìnhthức hợp đồng, là một cách xác lập giao dịch dân sự cụ thê thông qua văn bản.Trong văn bản này, nội dung thường thê hiện ý chí, mong muốn của các bên

tham gia vào giao dịch sau khi họ đã đạt được thoả thuận và có hiệu lực ngay

16

Trang 22

sau khi các bên chủ thé tham gia giao dịch ký kết Khác với hình thức giao

dịch bằng lời nói, hình thức này mang tính chất pháp lý rất cao, khả năng lưu

giữ thông tin đầy đủ Nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên,

khi đưa ra pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thì bản hợp đồng giao dịch giữa các bên được sử dụng như một chứng cứ cụ thé dé pháp

luật dựa vào đó mà xem xét và đưa ra phán quyết để giải quyết tranh chấp

Ưu điểm lớn nhất của hình thức giao dịch dân sự bang văn bản là khả

năng ghi nhận và lưu giữ nội dung giao dịch Đây là chứng cứ rất quan trọng,

chứng minh các vấn đề có tranh chấp khi các bên tham gia giao dịch có xảy ra tranh chấp Ngoài ra, khi giao dịch dân sự được xác lập bằng hình thức là văn bản thì ý chí của các bên tham gia giao dịch sẽ được thê hiện đầy đủ, rõ ràng, giảm bớt những trường hợp nhằm lẫn hay không rõ ràng trong việc bay tỏ ý

chí, điều này vượt trội hơn so với giao dịch dân sự xác lập bằng hình thức lờinói Tuy nhiên, trong thực tế nhiều chủ thé vẫn thích sử dụng hình thức giaodịch bằng lời nói và không muốn sử dụng hình thức giao dịch băng văn bản

cho dù nó có nhiều ưu việt hon và có thé ngăn ngừa rủi ro về mặt pháp lý.

Thông thường, khi thực hiện những giao dịch có đối tượng là các loại

tài sản quan trọng, có giá trị lớn và việc dịch chuyên quyền sử dụng, quyền sở hữu của các loại tài san này có thé gây ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích của

cá nhân, tô chức hay của xã hội, các bên tham gia thường chọn hình thức giao dich dân sự bang văn bản dé giao kết.

Các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam thường quy định giao dịch

dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được

coi la giao dịch bang van ban Diéu nay thé hiện sự tiến bộ và thích ứng củapháp luật với sự phát triển của công nghệ trong thời đại số Quy định này

mang lại sự thuận tiện cho các bên tham gia giao dịch Việc sử dụng phương

tiện điện tử giúp giảm bớt khó khăn trong việc gặp trực tiếp và thực hiện giao

17

Trang 23

dịch một cách truyền thống Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện

nay, khi việc giao tiếp trực tuyến trở nên phô biến và mọi người có thé thực

hiện giao dịch từ xa Bằng cach coi phương tiện điện tử là một hình thức cua

văn bản, quy định này giúp công nhận và chấp nhận các giao dịch điện tử như

là một phần của pháp luật Điều này làm tăng tính linh hoạt và hiệu quả của

hệ thống pháp luật, giúp người dân và doanh nghiệp thuận tiện hơn trong giao

lưu dân sự.

1.1.3.3 Hình thức bằng hành vi cụ thể

Giao dịch dân sự thể hiện bằng hình thức thông qua hành vi cụ thể là giao dịch dân sự mà các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận bằng văn bản cũng như thỏa thuận bằng lời nói Giao kết giao dịch dân sự qua hình

thức này được chứng minh thông qua các hành động cụ thể, chăng hạn nhưviệc bên bán tiến hành giao hàng và bên mua tiến hành trả tiền

Ưu điểm của hình thức này nằm ở sự nhanh chóng và tiện lợi Khác vớihai hình thức trước đó, giao dịch dân sự qua hành vi cụ thể không yêu cầu sựhiện diện đầy đủ của tất cả các bên tham gia Ý chí của mỗi bên có thé đượcdiễn đạt rõ ràng, ví dụ như việc một người mua nước uống từ một cây bánhàng tự động Hình thức này đặc biệt phù hợp với những tình huống mà việc

thực hiện giao dịch cần sự đơn giản và linh hoạt hơn, không đòi hỏi quy trình phức tạp của việc thỏa thuận bằng văn bản hay lời nói.

Hình thức giao dịch dân sự băng hành vi cụ thể được sử dụng rộng rãi đối với những giao dịch cơ bản và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt

thường ngày Cũng như những hình thức giao dịch dân sự khác, hình thức này

cũng có những quy luật, đặc thù riêng của nó Hình thức này không tồn tại

trong thời gian dài, nó kết thúc ngay sau khi giao dịch được thực hiện

Nguyên tắc xác lập có tính đặc trưng của hình thức giao dịch băng hành vi cụ thể là đề nghị giao kết chứa đựng toan bộ nội dung của giao dịch Một bên

18

Trang 24

chấp nhận đề nghị đồng nghĩa với việc chấp nhận toàn bộ nội dung của giao

dịch Hình thức này mang đặc trưng của hợp đồng mẫu Sự khác biệt với hợp

đồng mau ở đây là đối với hợp đồng mẫu thì ý chí của các bên phải được thé

hiện trực tiếp dưới dang chữ ký nên hợp đồng mẫu là công thức xác lập hợp đồng còn hình thức giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể là phương tiện ghi

nhận nội dung thỏa thuận hợp đồng

1.2 Khái quá chung về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức1.2.1 Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức

Thuật ngữ "giao dich dân sự vô hiệu" là một khái niệm pho bién trong

khoa hoc pháp lý, tuy nhiên, hiện chưa có một định nghĩa chính thức nao đưa

ra mô tả cụ thể về thuật ngữ này Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu ám chỉ

tới tình trạng khi các hành vi pháp lý không đạt được kết quả pháp lý mà cácbên đang hướng tới Day là một nguyên tắc phổ quát được chấp nhận trong hệthống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới Hiện nay, hầu hết các quốcgia không đưa ra một định nghĩa tong quát cho khái niệm giao dịch dân sự vôhiệu, mà thay vào đó, họ tập trung vào việc xác định các tiêu chí dé đánh giá

xem một giao dịch có vô hiệu hay không.

Vi du, tại Điều 113 của Bộ luật Dân sự và Thương mại của Thái Lan,

quy định rằng một hành vi pháp lý sẽ bị coi là vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ

ràng vi phạm pháp luật hoặc không kha thi để thực hiện, hoặc trái với trật tự

công cộng hoặc đạo đức.

Trong bối cảnh thông thường, thuật ngữ “vô hiệu” mang nghĩa “không

có tác động, không tạo ra kết quả” [9, tr 1083] Dựa trên ý này, có thể suyluận rằng giao dịch dân sự bị vô hiệu là giao dịch không được công nhận theo

quy định của pháp luật và không đủ điều kiện đề tạo ra hiệu lực pháp lý Ngay

cả khi giao dịch đã được thiết lập và các bên có thể đã tiến hành hoặc đang

19

Trang 25

thực hiện các quyền, nghĩa vụ như cam kết, tuy nhiên khi giao dich đó được

xác định là vô hiệu, tất cả cam kết (đang thực hiện hoặc đã thực hiện) không

còn được xem xét và bảo vệ theo pháp luật.

Thông thường, các quốc gia trên khắp thế giới dựa vào những điều

khoản quan trọng của giao dịch dé xác định tính vô hiệu của giao dịch dân sự,

đặt trên cơ sở đặc điểm và bản chất của giao dịch, phản ánh tình hình kinh tế

-xã hội trong từng giai đoạn cụ thể

Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là giao dịch không được pháp luật thừa nhận, bị bác bỏ và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của

các bên tham gia giao dịch ké từ thời điểm xác lập giao dich

Từ đó, có thê rút ra khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy

định về hình thức như sau: Giao địch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức là

một giao dich dân sự bị vô hiệu do vi phạm hình thức, tức giao dịch không

tuân theo quy định về hình thức theo quy định của pháp luật, nó sẽ không

được coi là hợp lệ và không tạo ra bat kỳ quyên và nghĩa vụ pháp lý nào cho

các bên tham gia.

1.2.2 Đặc điểm của giao dịch dân sự vô liệu do vi phạm quy định về hình

thức

Giao dịch dân sự do vi phạm quy định về hình thức có các đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự vô hiệu có các đặc điểm

chính như sau:

Một là, giao dich dân sự vô hiệu là giao dịch luôn vi phạm một trong

các điều kiện của giao dịch dân sự có hiệu lực mà pháp luật đã quy định.

Khi không đáp ứng đủ điều kiện thì giao dịch dân sự sẽ trở nên vô hiệu

Đó là các điều kiện: điều kiện về năng lực chủ thể, điều kiện về mục đích vànội dung, điều kiện về ý chí chủ thé tham gia, điều kiện về hình thức giao

dịch Các điều kiện nay được phân tích dưới góc độ lý luận nhằm làm sáng tỏ

20

Trang 26

tại sao các yếu tố này được xem là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Điều này nhằm đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ trật tự xã hội, bảo đảm sự an

toàn cho các chủ thể khi tham gia giao dịch và không chỉ giới hạn ở việc quy

định về sự tự nguyện trong việc thé hiện ý chí của người tham gia giao dịch.

Tuân thủ về hình thức trong giao dịch cũng rất quan trọng

Hai là, các chủ thê tham gia giao dịch sẽ phải chịu một số hậu quả pháp

lý khi giao dịch dân sự bị vô hiệu.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên tham gia giao dịch sẽ phải thực

hiện việc khôi phục và đảm bảo quay lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhaunhững gi đã nhận Trong quá trình nay, các bên sẽ không thé đạt được mục

đích ban đầu mà họ đã thiết lập trong giao dịch Điều này có thể dẫn đến sự ton thất cả về tinh thần lẫn vật chất của các bên khi giao dịch dân sự vô hiệu.

Tuy nhiên, trong thực tế xét xử tại Toà án nhân dân, cũng có những trườnghợp khi Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nhưng vẫn có một bên được

hưởng lợi trong khi bên còn lại phải chịu thiệt hai do nhiều nguyên nhân khác

nhau.

Ba là, việc quy định giao dịch dân sự vô hiệu thể hiện ý chí của nhà

nước trong việc kiểm soát các giao dịch dân sự nhất định nếu thấy cần thiết vì

lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.

Thông qua việc xác định giao dịch dân sự là vô hiệu, nhà nước có khả

năng can thiệp và kiểm soát hiệu quả các giao dịch mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của Nhà nước hoặc cộng đồng Quy định này không chỉ là

biểu hiện của quyền lực của nha nước ma còn phan ánh mục tiêu của nó trongviệc duy trì trật tự, công bằng trong giao lưu dân sự

Bon là, sự mat hiệu lực ngay từ thời điểm xác định vô hiệu, tác động

ngay lập tức đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

21

Trang 27

Ngay khi xác định một giao dịch là vô hiệu, nó ngay lập tức trở thành

không hợp lệ và không còn tác động pháp lý Điều này nhấn mạnh sự quyết

liệt của biện pháp này trong việc ngăn chặn các hậu quả tiêu cực và bảo vệ

ngay lập tức quyền và lợi ích của các chủ thê tham gia cũng như lợi ích của

cộng đồng và Nhà nước

Xuất phát từ sự không tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về điều kiện hình

thức theo quy định của pháp luật, bên cạnh những đặc điểm chung, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức mang trong mình những đặc điểm riêng,

đó là:

Thứ nhất, hình thức của giao dịch dân sự luôn là hình thức băng văn bản Điều đầu tiên quan trọng là giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức luôn đòi hỏi sự thực hiện bằng văn bản Điều này có

nghĩa là các thỏa thuận và cam kết trong giao dịch phải được biểu thị và ghichép bằng văn bản Sự cố găng thực hiện một giao dịch dân sự mà không tuânthủ hình thức bằng văn bản có thê dẫn đến việc giao dịch đó trở nên vô hiệu

Thứ hai, mức độ thực hiện nghĩa vụ là dấu hiệu quan trọng Việc khôngtuân thủ quy định về hình thức thường xuất hiện qua việc không thực hiện đầy

đủ hoặc đúng cách các nghĩa vụ trong giao dịch, mức độ thực hiện nghĩa vụ là

dấu hiệu nhận biết giao dịch dân sự được xác lập do không tuân thủ quy định

về hình thức đó là vô hiệu hay không.

1.2.3 Ý nghĩa của việc quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức

Quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thứcđặt ra ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tế và hệ thống pháp luật Trongquá trình tham gia các giao dịch dân sự, các bên có thê tự thoả thuận với nhau

về hình thức của giao dịch nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật Những giao dịch mua bán với nhu cầu giản đơn hàng ngày thì có thê lựa chọn

22

Trang 28

việc giao dịch chi thông qua lời nói, cử chỉ Tuy nhiên, khi giao dịch liên quan

đến các loại tài sản có giá trị lớn như bất động sản, động sản cần đăng ký hoặc

các giao dịch đặc biệt như giao dịch bảo đảm, bảo lãnh, di chúc, tặng cho tài

sản lớn việc chỉ sử dụng lời nói hoặc cử chỉ không đảm bảo tính chắc chăn

và minh bạch Vì vậy, để hạn chế những tranh chấp, xung đột này diễn ra

thường xuyên, không có căn cứ xử lý thì pháp luật phải quy định về hình thức bắt buộc đối với một số giao dịch dân sự.

Pháp luật can thiệp về hình thức của giao dịch dân sự là dé quan lý những

giao dịch lớn, đặc biệt, tránh ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước như gây bất ôn trong môi trường kinh doanh, giao kết, trốn thuế Đồng thời, đây cũng là một lời nhắc nhở cho các bên tham gia giao dịch cần phải cần trọng và lưu ý tuân thủ pháp luật Điều này không những đảm bảo cho những người thực hiện giao dịch

được công bằng, lợi ích Nhà nước được đảm bảo mà trong nhiều trường hợpviệc quy định về hình thức hợp đồng, hình thức giao dịch, buộc phải công

chứng, chứng thực giao dịch chính là bảo đảm lợi ích cho người thứ ba ngay

tình Nếu không thì những kẻ xấu có thé lợi dụng dé thu lợi bất chính cho ban

thân họ.

Quy định này thể hiện tính pháp chế của Nhà nước, Nhà nước tham gia

quản lý, kiểm soát sự biến chuyền, giao lưu đối với các giao dịch đặc biệt, có

giá trị lớn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi chủ thé tham gia giao dịch Các bên tham gia giao dịch sẽ thấy an tâm khi có sự xác minh của cơ quan có

thâm quyền, điều này cũng là lý do đây mạnh giao lưu dân sự trong thực tiễn.Khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đưa ra quy định pháp luật thì hầu nhưmỗi quy định đều thể hiện những điểm tích cực và hạn chế Nhà nước canthiệp quản lý nhưng vẫn cân bằng với nguyên tắc thiện chí, tự nguyện giao

kết trong giao lưu dân sự nên đã quy định về các trường hợp ngoại lệ của giao

23

Trang 29

dịch dân sự, khi mà các bên vi phạm về hình thức bắt buộc trong giao dịchdân sự thì các giao dịch đó vẫn có thể có hiệu lực.

Quan trọng hơn, quy định về điều kiện bắt buộc vấn đề hình thức và các

trường hợp ngoại lệ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền công dân, tạo ra một môi trường

giao lưu dân sự tự do hơn, hạn chế sự can thiệp của cơ quan công quyền vào

quan hệ dân sự, các bên thật sự thiện chí sẽ giao dịch nhanh chóng, mang lại

nhiều lợi ích hơn Việc không thiện chí của một trong các bên muốn lợi dụngquy định này để trén tránh trách nhiệm, nghĩa vụ hay thu lợi bất chính cũng sẽ

được hạn chế.

1.3 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức

Theo từ điển Tiếng Việt, “hậu quả” theo nghĩa thông thường là “kết quả không hay về sau” [10, tr 415] Như vậy, hậu quả thường là một kết quả

cụ thể, phát sinh từ một sự kiện hoặc hành động nào đó Điều này đòi hỏi moiquan hệ nhân quả giữa su kiện hoặc hành động va kết quả, nghĩa là sự kiệnhoặc hành động phải là nguyên nhân gây ra kết quả Theo quan điểm triết họcMác - Lênin, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả, theo trình tự thời gian vàkhông gian nhất định Sự kiện hoặc hành động là nguyên nhân gây ra một

chuỗi những tác động cụ thé và tạo ra một kết quả từ nguyên nhân đó.

Tuy nhiên, không phải tất cả kết quả đều được coi là hậu quả theo pháp luật Thường chỉ có những kết quả không mong muốn mới được xem xét là hậu quả Đây là những kết quả gây bất lợi cho cá nhân, tổ chức hoặc toàn

cộng đồng Trong lĩnh vực pháp lý, hậu quả pháp lý xảy ra khi các hành độnghoặc sự kiện (có nguyên nhân do con người gây ra) gây hại cho cá nhân, tổchức hoặc cả xã hội Tuy nhiên, để hậu quả pháp lý phát sinh, nó cần được

các nhà làm luật xác định hoặc dự liệu trước và quy định trong pháp luật Hậu

qua pháp lý có thé thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử và cũng phụ thuộc vào

chế độ xã hội và chính trị tại thời điểm đó

24

Trang 30

Pháp luật trong mọi giai đoạn lịch sử thường mang tính giai cấp sâu

sắc Nó thể hiện các lợi ích của các tầng lớp xã hội và đóng vai trò trong việc

duy trì trật tự xã hội dựa trên ý chí và lợi ích của tang lop thong tri Do đó, có

những trường hop cùng một sự kiện hoặc hành động, nếu diễn ra ở thời điểm

này thì hậu quả có thê không được xem là hậu quả pháp lý, nhưng ở một thờiđiểm khác có thé coi là hậu quả pháp lý Ví dụ, việc chuyển nhượng quyền sửdụng đất xác lập năm 1988 có thé bị tuyên bố vô hiệu và dẫn đến hậu quapháp lý khi vi phạm Luật Dat đai năm 1987 Nhưng sau khi có Luật Dat dai

năm 1993, việc chuyên nhượng quyền sử dung dat có thể tuân thủ điều kiện

do pháp luật quy định và không bị vô hiệu.

Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng, quy định sự kiện và mức độ

vi phạm khác nhau, được các nhà làm luật dự liệu trong các lĩnh vực pháp luật

khác nhau Điều này đưa ra những hậu quả pháp lý khác nhau, bao gồm lĩnhvực luật dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác

Trong lĩnh vực luật hình sự, khi một cá nhân vi phạm các quy định cua

pháp luật, gây thiệt hại đối với lợi ích cá nhân khác, lợi ích của Nhà nước hoặc lợiích của xã hội, hành vi đó có thé bị xem xét là hành vi phạm tội Dé bảo vệ lợi íchchung và xử lý người vi phạm, hệ thống luật hình sự đặt ra các quy định về phạm

tội và hình phạt nhằm làm căn cứ cho Toa án đưa ra phán quyết nhăm trừng trị

những kẻ phạm tội và buộc người phạm tội phải khắc phục hậu quả do họ gây ra,

từ đó khôi phục lại trật tự pháp luật Trong một số trường hợp, mặc dù hành vi vi

phạm gây ra hậu quả cho cá nhân, Nhà nước và xã hội, nhưng không đạt đến mức

độ phạm tội hình sự Trong tình huống này, thay vì bị khởi tố với một tội danh, cá

nhân hoặc tô chức có thé bị co quan nhà nước có thầm quyền xử phat thông qua

quyết định hành chính và họ phải gánh chịu hậu quả đó

Trong lĩnh vực dân sự, hành vi của các chủ thể tham gia vào các giao

dich dân sự cụ thê có thé là nguyên nhân dẫn tới hậu quả pháp lý Hanh vi này có

25

Trang 31

thé là việc vi phạm quyên và nghĩa vụ của các chủ thé, vi phạm các điều kiện của

giao dich làm cho giao dich trở nên vô hiệu Khi một giao dịch dân sự bị coi là

vô hiệu, đương nhiên theo quy định pháp luật, các chủ thê tham gia phải chịu

những hậu quả pháp lý Các hậu quả pháp lý trong lĩnh vực giao dịch dân sự

thường gắn liền với sự bất lợi về tài sản hoặc lợi ích vật chất của một trong cácbên tham gia hoặc cả các bên tham gia, điều này không tuân theo ý chí và mong

muốn của các chủ thể Một hành vi pháp luật có thê chịu hậu quả pháp lý từ một

ngành luật cụ thể, hoặc thậm chí từ nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh Sự

phân biệt giữa các ngành luật này thường không rõ ràng, và do đó, khi các chủ

thé tham gia có hành vi vi phạm pháp luật, họ có thé phải đối mặt với hậu qua pháp lý từ các ngành luật khác nhau Việc này thường gây ra nhiều quan điểm khác nhau về việc hậu quả pháp lý nên do ngành luật nào điều chỉnh.

Hiện nay, trong lĩnh vực khoa học pháp lý, mặc dù khái niệm về hậuquả pháp lý được sử dụng rộng rãi và phổ biến Tuy nhiên, các nhà khoa học

vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về nó Thậm chí, trong quá trình

lập pháp, việc đi vào chi tiết của khái niệm này cũng chỉ hướng đến việc quyđịnh nội dung cụ thé của nó mà thôi

Về nguyên tắc, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nói chung

va giao dich dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức nói riêng, không làm phat

sinh, thay đôi hoặc cham dứt quyền và nghĩa vụ dân sự đối với các bên từ thời điểm mà giao dịch được xác lập, đồng nghĩa với việc các nhà làm luật đã dự

liệu việc xử lý giao dịch dân sự vô hiệu Điều này cũng mang tính cảnh báocho các bên tham gia về việc đề nghị hoặc chấp thuận việc thiết lập giao dịchdân sự Những thỏa thuận và cam kết trong giao dịch dân sự chỉ trở nên có giá

trị về quyền, nghĩa vụ dân sự khi và chỉ khi giao dịch dân sự được các bên xác

lập có hiệu lực pháp luật.

26

Trang 32

Việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đòi hỏi,

yêu cau việc phải khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gi đã

nhận giữa các bên tham gia giao dịch Trong những trường hợp mà các bên

không thể hoàn trả bằng hiện vật do một lý do khách quan nào đó, thì việc

hoàn trả có thê được thực hiện bằng việc trả tiền tương ứng Người gây ra hậuquả pháp lý phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật hoặccác thỏa thuận trước đó, như mức phạt hoặc phạt cọc khi có lỗi và gây thiệthại, phải bù đắp thiệt hại tương xứng với lỗi mà họ gây ra

Tuy vậy, việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu không phải lúc nào cũng hoàn toàn như thế, bởi quy định của pháp luật đôi lúc không rõ ràng hoặc không phủ hợp với tình huống thực tế Thêm vào đó, trình

độ và khả năng của các thẩm phán cũng có thể ảnh hưởng đến cách giải quyết

hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu, thậm chí có thể tạo sự có lợi cho mộtphía Điều này dẫn đến có tình huống mà mặc dù Tòa án đã tuyên bố giao

dịch dân sự vô hiệu, nhưng lại buộc các bên phải thực hiện các thỏa thuận

tương tự như khi giao dịch đó có hiệu lực.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự trở nên vô hiệu là những tác động

pháp lý mà theo quy định của pháp luật xuất hiện khi giao dịch đó bị coi là không có hiệu lực Cách xác định hậu quả pháp lý có thể được quy định từ trước bởi luật pháp về dân sự hoặc có thể được các bên tham gia tự thỏa thuận Trong trường hợp vi phạm, các cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ

quyết định áp dụng biện pháp chế tài, thậm chí khi không có thỏa thuận từ các

bên tham gia giao dịch.

Hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu đồng nghĩa với việckhông tạo ra quyền và nghĩa vụ mới cho các bên từ thời điểm ký kết giao

dịch, và tương tự, các bên sẽ trở lại tình trạng ban đầu Trong trường hợp giao dịch đã được thiết lập nhưng các bên vẫn chưa thực hiện các quyền và nghĩa

27

Trang 33

vụ thỏa thuận, cũng như chưa thực hiện việc chuyên giao tài sản, hậu quả

pháp lý này không được áp dụng Các hậu quả này chỉ xuất hiện khi có sự can

thiệp của các cơ quan nhà nước có thâm quyền hoặc dựa trên quyết định hoặc

bản án có hiệu lực của Tòa án.

1.4 Lịch sử pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm

hình thức qua các thời kỳ

1.4.1 Quy định về hình thức giao dịch dân sự Bộ luật Dân sự năm 1945

Trong giai đoạn từ năm 1945 cho đến khi Bộ luật Dân sự được ban

hành vào năm 1995, Việt Nam đã trải qua nhiều biến động lịch sử, đồng thời pháp luật cũng đã trải qua những điều chỉnh và thay đổi đáng kể Sau thắng lợi vang dội của cách mạng tháng 8, chế độ thực dân - phong kiến bị lật dé,

mở ra thời ky mới cua Việt Nam Dan chu Cộng hòa Việc xóa bo các tàn tích

của chế độ cũ và xây dựng lại hệ thống pháp luật mới để quản lý xã hội trở

thành nhiệm vụ quan trọng Trong giai đoạn này, việc hủy bỏ các quy định

pháp luật của chế độ cũ là cần thiết đề tạo điều kiện cho quá trình xây dựng hệ

thống pháp luật mới, phản ánh tình hình mới của đất nước Trong phiên họpđầu tiên của chính phủ vào ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ:

“Chúng ta cần phải có một hiến pháp dân chủ” nhằm tái thiết và bảo vệ quyền

tự do và dân chủ cho nhân dân [12, tr 8] Nhiệm vụ cấp bách của chính phủ

lúc này là xây dựng hiến pháp — văn bản luật cơ bản của nhà nước, tạo ra cơ

sở nguyên tắc để xây dựng và điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật khác Vào

ngày 09/11/1946, Quốc hội khoá I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên củaViệt Nam, đánh dấu bước quan trọng trong việc củng có độc lập và xác lập

chính quyền mới, cùng với việc tạo ra công cụ để quản lý xã hội trong giai

đoạn mới và từ đó xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật như ngày nay

Căn cứ vào đó, Tòa án Tối cao đã ban hành Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/07/1959 về van đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của dé quốc và phong

28

Trang 34

kiến Trong giai đoạn nay, việc điều chỉnh các quan hệ dân sự được thực hiện

thông qua các văn bản như: Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch

Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà và Chỉ thị số 4/DS ngày

14/10/1963 của Tòa án Tối cao về việc quy định cách giải quyết các giao dịch

hợp pháp và bất hợp pháp Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này, khíacạnh hình thức của giao dịch dân sự không nhận được nhiều sự quan tâm và

đề cập đầy đủ.

Khi nước ta chuyên từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều văn bản đã ra đời, điều chỉnh các mối quan hệ giao dịch dân sự Một số văn bản quan trọng trong giai đoạn này bao gồm: Pháp lệnh số 44-LCT/HĐNN8 ngày 10/9/1990 của Hội đồng nhà nước công bố Pháp lệnh thừa kế; Pháp lệnh số 51-LCT/HDNN8

ngày 06/4/1991 của Hội đồng nhà nước công bố Pháp lệnh về nhà ở; Pháplệnh số 52-LCT/HĐNN§8 ngày 28/4/1991 của Hội đồng nhà nước công bốPháp lệnh về hợp đồng dân sự Trong giai đoạn này, thuật ngữ “khế ước” đãđược thay thế bằng thuật ngữ “hợp đồng dân sự” Theo định nghĩa trong Điều

1 Pháp lệnh số 52 về hợp đồng dân sự thì: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận

giữa các bên về việc xác lập, thay đôi hoặc cham dứt quyền và nghĩa vụ của

các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên

nhằm đáp ứng nhu cau sinh hoạt, tiêu dùng”.

Bên cạnh đó, hình thức của các hợp đồng cũng được điều chỉnh và quyđịnh trong Điều 13 của Pháp lệnh, đó là: Các bên tham gia hợp đồng có quyềnlựa chọn hình thức giao kết hợp đồng, có thể băng miệng (bằng lời nói) hoặcbăng văn bản Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành

văn bản, đăng ký hoặc có chứng thực từ cơ quan công chứng Nhà nước,

29

Trang 35

thường là những loại hợp đồng đặc biệt quan trọng và có giá trị lớn, thì các

bên phải tuân theo quy định đó.

Pháp lệnh số 44 về thừa kế năm 1990 có đưa ra quy định đối với hình

thức của di chúc Điều 14 Pháp lệnh này quy định cần phải có công chứng, chứng thực của cơ quan có thâm quyên đối với di chúc viết tay, đồng thời quy

định khá chi tiết về các van đề liên quan đến việc lập di chúc Có thể nhậnthấy, trong Pháp lệnh này, các nhà làm luật khá chú trọng đối với hình thức

của di chúc.

Tuy nhiên, giai đoạn này, do các quy định về dân sự nói chung hoặc giao dịch dân sự nói riêng được phân tán trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, điều này có thé dẫn đến sự thiếu sót và không đồng bộ trong quá trình

áp dụng pháp luật về dân sự Đồng thời, để thúc đây giao lưu dân sự và phát

triển kinh tế, việc ra đời Bộ luật Dân sự mới là điều cần thiết Chính vì vậy,vào năm 1995, nhà nước Việt Nam đã ban hành Bộ luật Dân sự mới nhằm

loại bỏ những quy định cô hủ, lạc hậu từ chế độ phong kiến và thay thế chúng

băng những quy định mới phù hợp với tình hình thời đại và phát triển của đất

nước.

1.4.2 Quy định về hình thức giao dịch dân sự Bộ luật Dân sự năm 1995

Giao dịch dân sự trong Bộ luật này đã được các nhà lập pháp tập trung

và xây dựng một cách kỹ lưỡng Khái niệm về giao dịch dân sự và hình thức của giao dịch dân sự được xây dựng cụ thé, ti mi và chi tiết hơn theo tung điều luật.

Ở Bộ luật này, hình thức của giao dịch được bô sung thêm, ngoai hìnhthức băng lời nói và bằng văn bản, đã có thêm hình thức bang hành vi cụ thé.Thông qua điều luật này, có thể thấy việc quy định hình thức của giao dịch

dân sự đã rất cụ thé và có sự tiến bộ so với các văn bản pháp luật trong thời

kỳ phong kiến và thuộc địa

30

Trang 36

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 1995 vẫn ton tại một số van đề bat cập.

Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 1995, điều kiện về hình thức giao dịch

phải phù hợp với quy định của pháp luật là một trong bốn điều kiện dé một

giao dịch dân sự có hiệu lực Tuy nhiên, quy định này vấp phải một vấn đề đó

là có những giao dịch pháp luật không quy định hình thức là điều kiện có hiệulực của giao dịch thì sẽ xử lý thế nào Điều 139 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy

định giao dịch dân sự có thé bi vô hiệu nếu pháp luật có quy định hình thức văn bản phải có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền mà các

bên tham gia giao dịch không tuân thủ đúng Tuy nhiên, có những giao dịch

tuy có yêu cầu về hình thức văn bản nhưng nó không phải là điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực thì thế nào, cách quy định như vậy gây ra sự mâu thuận đối với các quy định khác.

Đề khắc phục những van đề tồn tại này, Hội đồng Thâm phán Toà ánnhân dân tối cao đã ban hành hai văn bản hướng dẫn, đó là: Nghị quyết số

01/2003/NQ-HĐTP, ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thâm phán

TANDTC hướng dẫn về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nha ở vàNghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thâm phánTANDTC có phan hướng dẫn về giải quyết tranh chap hợp đồng chuyên

nhượng quyên sử dụng đất Hai văn bản này đã phan nào khắc phục những bat cập, hạn chế của quy định pháp luật về việc giải quyết giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức trong thời kỳ này.

Tóm lại, trong Bộ luật Dân sự năm 1995, việc quy định về hình thứcgiao dịch dân sự vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần được giải quyết Nhưngchúng ta không thê phủ nhận được răng pháp luật của nhà nước ta trong thời

kỳ này đã có sự quan tâm nhất định đến hình thức của giao dịch dân sự Cácnhà lập pháp đã nhận thức được răng quy định về hình thức bắt buộc đối với

những giao dịch có tính quan trọng và tai sản lớn sẽ đóng góp vào việc ôn

31

Trang 37

định trật tự xã hội và cung cấp công cụ pháp lý bảo đảm cho các chủ thê tham

gia giao dịch.

1.4.3 Quy định về hình thức giao dịch dân sự Bộ luật Dân sự năm 2005

Như đã phân tích ở trên, một số quy định về giao dịch dân sự trong Bộ

luật Dân sự năm 1995 không còn phản ánh đúng thực tế và trở nên lạc hậu sovới sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay Trong bối cảnh này, ba loại hợpđồng kinh tế, dân sự và thương mại tồn tại song song, nhưng không đượcphân biệt rõ ràng và không đồng nhất trong việc quản lý các mối quan hệ hợp

đồng Đề khắc phục tình hình, năm 2005 Bộ luật Dân sự và Luật Thuong mại

mới ra đời, nhằm đáp ứng tốt hơn với sự phát triển kinh tế trong giai đoạn

này.

So với quy định về điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực trong

Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 có sự thay đôi khác biệt

Bốn điều kiện ở Bộ luật Dân sự năm 1995 được tách thành hai khoản, một là bao gồm ba điều kiện tương tự Bộ luật Dân sự năm 1995, hai là ghi nhận và

quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịchtrong trường hợp pháp luật có quy định Điều này có nghĩa là nếu một giao

dịch dân sự mà pháp luật không có yêu cầu giao dịch đó phải tuân theo hình thức thì các bên được tự do giao kết bằng bất kỳ hình thức nào họ muốn Ngược lại, nếu pháp luật có quy định thì buộc các bên phải tuân thủ đúng, nếu

không giao dịch sẽ bị vô hiệu.

Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý mà

các bên phải gánh chịu khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn quy định việc Toà án

buộc thực hiện quy định về hình thức trong một thời gian nhất định Tuynhiên, điều luật này chưa thực sự mang lại hiệu quả bởi vì trong thực tế, có rất

nhiều cá nhân hay tổ chức tham gia giao dịch cố ý không tuân thủ việc hoàn thiện thủ tục của giao dịch dân sự mà Toà án quy định trong thời gian nhất

32

Trang 38

định nhằm làm cho giao dịch dân sự hoàn toàn vô hiệu Điều này không bảo

vệ triệt dé và đôi khi gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích chính đáng của

các bên thiện chí.

Trải qua hơn 10 năm thực hiện Bộ luật Dân sự năm 2005, đã xuất hiện

nhiều khó khăn và tranh cãi về mặt khoa học và thực tiễn áp dụng Điều này

đã thúc đây các chuyên gia pháp luật phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng,

điều chỉnh và thêm vào những quy định mới nham thích nghi với tốc độ phát

triển kinh tế xã hội ngày càng nhanh Nhằm bắt kịp xu hướng xã hội, Bộ luậtDân sự năm 2015 đã ra đời, hướng đến việc đáp ứng những yêu cầu trong quá

trình hội nhập quốc tế.

33

Trang 39

KET LUẬN CHƯƠNG 1 Chế định giao dịch dân sự luôn được các nhà làm luật quan tâm và cảng

được chú trọng trong thời kỳ hiện nay, vì đây là phương tiện hữu hiệu dé con

người thỏa mãn nhu cầu vật chat, tinh thần của mình Khi tham gia vào giao dịch dân sự, các bên mong muốn đạt được mục tiêu nhất định, nhưng thực

tiễn không phải lúc nào các giao dịch dân sự đó cũng được công nhận và bảo

vệ bởi pháp luật do vi phạm một trong các điều nào đó được pháp luật quyđịnh trong đó có vi phạm về mặt hình thức nên giao dịch dân sự này trở nên

vô hiệu.

Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định hình thức của giao dịch hầu hết được được quy định trong các văn bản pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam theo các cách khác nhau và có sự

thay đổi qua từng thời kỳ Nhưng nhìn chung, chế định này tại Việt Nam van

chưa được quy định triệt để, đứt khoát, rõ ràng, cần phải cải thiện chuyên sâu

và quy định một cách thực tế hơn nữa thì mới đáp ứng yêu cầu đặt ra trong

bôi cảnh hiện nay.

34

Trang 40

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIEN AP DUNG

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM HÌNH THỨC THEO

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT DAN SỰ VIỆT NAM

2.1 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự vô

hợp ngoại lệ Thứ nhất là, giao dịch dân sự đã được thực hiện băng văn bảnnhưng văn bản không tuân thủ đúng quy định của luật, và ít nhất một bên hoặc

tất cả các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch, khi một bên hoặc tat cả các bên yêu cầu, Tòa án có thé ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Thứ hai là, giao dịch dân sự đã được thực hiện bằng văn bản nhưng vi phạm các quy định bắt buộc về công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và ít nhất một bên hoặc tất cả các bên đã thực hiện ít nhất hai

phần ba nghĩa vụ trong giao dịch, khi một bên hoặc tất cả các bên yêu cầu, Tòa

án có thể ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong tình huống

này, các bên không cần phải tiễn hành thủ tục công chứng hoặc chứng thực

Như vậy, trong cả hai trường hợp ngoại lệ trên, pháp luật đều khôngyêu cầu các bên tham gia thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực Điều luật

này phan anh tinh thần của Bộ luật Dan sự năm 2015, đã coi trọng bản chất,

tôn trọng ý chí và cam kết của các bên, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nói

chung va các nguyên tac tự do trong giao lưu dân sự của Bộ luật Dan sự nói

35

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w