Thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại:...13II.Thực trạng của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức thanh toán L/C...141.. Ngày nay thanh toán quốc tế là một dịch
Tổng quan về tài trợ thương mại quốc tế và phương thức thanh toán L/C
Khái niệm, đặc điểm và hoạt động tài trợ thương mại của phương thức thanh toán L/C
Tài trợ thương mại là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh Tài trợ thương mại giúp các nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể giao dịch kinh doanh thông qua thương mại Tài trợ thương mại là một thuật ngữ bao quát có nghĩa là gồm rất nhiều sản phẩm tài chính mà các ngân hàng và công ty có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch thương mại khả thi Và phương thức thanh toán L/C là một trong những phương thức thanh toán mà các ngân hàng thương mại thường xuyên sử dụng để tài trợ thương mại cho doanh nghiệp khi tham gia xuất nhập khẩu.
Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.
- Tổ chức được quyền phát hành L/C:
Theo Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP): Chỉ có các tổ chức Ngân hàng mới được phép phát hành L/C, còn các tổ chức phi Ngân hàng như Công ty tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Bảo hiểm nếu phát hành L/C thì trái với UCP 500 và những L/C đó không có giá trị hiệu lực.
Theo luật Việt Nam: Chỉ có các tổ chức tín dụng là Ngân hàng mới được quyền phát hành L/C, theo Luật các tổ chức tín dụng – 1997 quy định.
- Hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia và chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế:
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UniformCustoms and Practice or Documentary Credit) - UCP là văn bản chính
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit) - ISBP Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Customs and Practice For Documentary Credit) - UCP
Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank – to - bank Reimbursements Under Documentary Credit) - URR
- L/C là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu(người thụ hưởng L/C), mọi chỉ thị, yêu cầu của nhà nhập khẩu do ngân hàng phát hành đại diện.
- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Các ngân hàng trên cơ sở chứng từ, kiểm tra xuất trình để quyết định xem chứng từ có tạo thành 1 xuất trình phù hợp theo yêu cầu của L/C hay không Khi chứng từ được xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Đây là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C Bộ chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C bao gồm số loại, số lượng và nội dung của chúng.
- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo: Bản chất của phương thức thanh toán L/C chỉ là giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra lại chỉ xem xét trên bề mặt chứng từ, vì vậy mà L/C có thể bị lạm dụng thành công cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ gian lận, lừa đảo.
* Một số loại L/C được sử dụng phổ biến:
- Phân loại theo tính chất hủy ngang:
L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C):
Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.
Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C hủy ngang, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường ghi trong hợp đồng: “Payment by Revocable L/C” Tuy nhiên, điều này thường ít xảy ra, vì quá rủi ro và bất lợi cho người xuất khẩu Ví dụ: Nếu bên bán không thể giao hàng trong khoảng thời gian cần thiết, sau đó người bán sẽ chỉ đơn giản là thay đổi lô hàng đó phù hợp với họ Trong trường hợp này, bên mua bất lực. L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C):
Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia thư tín dụng
L/C này đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu Là loại thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C không hủy ngang, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường ghi trong hợp đồng: “Payment by Irrevocable L/C”.
- Phân loại theo thời hạn thanh toán:
Là loại L/C mà người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc khi xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C. Để thanh toán hình thức trả ngay, người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán Đây là hình thức thanh toán có tính an toàn cao cho người bán vì người bán sẽ nhận tiền ngay khi người mua chưa nhận được hàng hoặc hàng đang trong quá trình vận chuyển đến càng với một số tuyến dài trên 30 ngày
Những hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức thanh toán L/C
- Tài trợ nhập khẩu theo thư tín dụng nhập khẩu trả chậm có thể thanh toán ngay (UPAS L/C):
Là thư tín dụng (L/C) có thời hạn trả chậm nhưng doanh nghiệp bên bán được nhận tiền thanh toán ngay mà không phải chờ đáo hạn hối phiếu trả chậm như L/C trả chậm thông thường Trong khi đó, doanh nghiệp bên mua không phải thanh toán ngay cho ngân hàng (VD: Vietinbank) mà được trả chậm theo L/C do VietinBank thu xếp được với ngân hàng đại lý dùng nguồn vốn quốc tế thanh toán cho đối tác bên bán
Nhờ UPAS L/C, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp thỏa thuận điều kiện thanh toán tốt với bên bán và giúp doanh nghiệp kéo dài thời gian trả chậm lên tới 360 ngày
- Thủ tục hải quan – quản lý hàng hóa trọn gói: Ðối với doanh nghiệp XNK: Ðược tư vấn về dịch vụ vận tải, bảo hiểm, được cung cấp thông tin đáng tin cậy về thị trường, về đối tác và đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương Ðiều này sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân công do không cần bộ phận chuyên trách làm công việc này, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa nắm rõ hết tính phức tạp của thủ tục hải quan, hiểu biết về các sản phẩm bảo hiểm, thị trường bảo hiểm, thủ tục phức tạp trong việc thuê tàu…
Do đó, doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian thực hiện hợp đồng mà có thể tập trung vào sản xuất kinh doanh, lập ra những kế hoạch tìm đối tác và ký kết hợp đồng mới Vừa có thể thực hiện hợp đồng nhanh, hiệu quả và không mất nhiều thời gian
10 Ðây là lợi ích lớn nhất mang lại cho doanh nghiệp. Ðối với ngân hàng thương mại:
Dịch vụ “XNK trọn gói” sẽ làm đa dạng hoá các sản phẩm tài trợ thương mại, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của mình trong nước cũng như trên thương trường quốc tế
Ngoài ra, dịch vụ trọn gói là một sản phẩm tổng thể, liên quan đến nhiều dịch vụ riêng lẻ khác nhau, khách hàng tham gia gói dịch vụ phải cung cấp rất nhiều thông tin chính xác về khách hàng và trên cơ sở nắm rõ thông tin về khách hàng, ngân hàng sẽ thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhiều khách hàng, từ đó thúc đẩy nhiều khách hàng đến với ngân hàng, làm tăng lợi nhuận từ hoạt động XNK.
- Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập khẩu:
Là sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn với tài sản bảo đảm là chính lô hàng nhập khẩu và tài sản khác
Là chương trình hỗ trợ nguồn vốn lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Dành cho các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có thời gian hoạt động trên 02 năm và có kinh nghiệm tối thiểu 01 năm trong hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá dự kiến nhập khẩu.
Loại tiền tài trợ là VND và/hoặc USD, thời hạn tài trợ linh hoạt lên đến 12 tháng, mức tài trợ tùy theo nhu cầu thực tế và có lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn.
Nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trong giao thương quốc tế về khả năng đáp ứng đủ nguồn và tính thanh khoản cao.
- Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, khi có hợp đồng hoặc L/C.
- Là hình thức cấp tín dụng cho đơn vị xuất khẩu nhằm mục đích bổ sung vốn lưu đô •ng thiếu hụt trong quá trình thu mua hàng hóa/nguyên vâ •t liê •u và các chi phí lưu đô •ng khác phục vụ cho viê •c sản xuất, gia công, chế biến, kinh doanh hàng để xuất khẩu
Tài trợ xuất khẩu có tài sản bảo đảm: Tối đa 90% giá trị hợp đồng và không quá 95% chi phí thực hiện phương án.
Tài trợ xuất khẩu có một phần tài sản bảo đảm: Tối đa 85% giá trị L/C xuất và không quá 90% chi phí thực thực hiện dự án. Đối với 1 số ngân hàng như HDBank tài trợ có thể không cần tài sản đảm bảo nếu đáp ứng đủ các tiêu chí mà ngân hàng đưa ra.
Thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng
- Chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ xuất khẩu L/C:
Là viê •c chiết khấu có truy đòi hối phiếu kèm theo bô • chứng từ hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu vốn lưu đô •ng cho các doanh nghiê •p là các đơn vị xuất khẩu.
Thời hạn chiết khấu: linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tài sản đảm bảo tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng, phương thức trả nợ có thể linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đồng tiền chiết khấu có thể VND hoặc ngoại tệ phù hơp với quy định của pháp luật Tỷ lệ chiết khấu tối đa lên đến 98% trị giá bộ chứng từ
Doanh nghiệp được tư vấn cách lập bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ và thời gian xử lý chứng từ nhanh chóng.
- Tài trợ với lãi suất ưu đãi:
Cho vay ưu đãi tài trợ xuất nhập khẩu cung cấp gói vay ưu đãi, lãi suất hấp dẫn, tài trợ kịp thời cho nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro tỷ giá
Các ngân hàng có những chính sách tài trợ ưu đãi các mức lãi suất khác nhau như ngân hàng Agribank dành 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD để thực hiện chương trình “Ưu đãi tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu” với mức lãi suất thấp nhất từ 1,7%/ năm đối với khoản vay USD và 3,5%/năm đối với khoản vay VND, tùy từng kỳ hạn vay.
Doanh nghiệp được tài trợ vốn kịp thời, phục vụ nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thủ tục đơn giản, nhanh chóng
- Chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ L/C nội địa:
Ảnh hưởng của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức thanh toán L/C đến nền kinh tế
3.1 Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một đất nước Nó là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động dịch vụ, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài; tăng cường thu hút kiều hối và nguồn lực tài chính khác Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế
3.2 Thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại:
Hoạt động thanh toán quốc tế tạo ra một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng từ việc thu phí dịch vụ như chuyển tiền, phí thanh toán L/C, phí bảo lãnh, Hiện nay,nguồn thu nhập đó ngày càng tăng về số lượng và chiếm tỉ trọng lớn nguồn thu nhập của ngân hàng thương mại Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ liên quan đến quốc tế Điều đó không chỉ giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động mà còn tạo sự cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường hiện nay Thanh toán quốc tế còn là một mắt xích quan trọng chắp nối các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại.
Thực trạng của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức
Trên thế giới
L/C là phương thức thanh toán phổ biến được các thương nhân lựa chọn trong hoạt động ngoại thương, trong đó khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm hơn 70% số lượng giao dịch L/C trên toàn cầu Đại dịch Covid 19 đã tạo ra những thay đổi lớn trên các thị trường tài chính và hiện nay các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ những phương thức đang sử dụng để tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, bởi vì những phương thức từng được xem là chọn lựa dễ dàng trong thời kỳ vốn trên thị trường dồi dào nay có thể trở nên tốn kém hay thậm chí không khả thi.
Phương thức thanh toán bằng L/C, một hình thức tín dụng nhanh nhất, đơn giản nhất và tương đối an toàn cho nhà xuất khẩu, hiện chiếm đến 90% kim ngạch mua bán hàng hóa 1000-14.000 tỷ đô la Mỹ trên thế giới Nguyên nhân là xu hướng chuyển sang thanh toán theo phương thức ghi sổ (trả chậm) hiện đã bị chững lại do rủi ro từ người mua đang tăng lên.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa yên tâm về rủi ro ở một số nước nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C nên yêu cầu nhà nhập khẩu phải mở L/C được xác nhận của một ngân hàng thứ ba (thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thế giới). Thế nhưng, do hậu quả của khủng hoảng, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cắt giảm mạnh hạn mức xác nhận thư tín dụng.
Bên cạnh đó , cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ số, chìa khóa tháo gỡ các nút thắt trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và giao dịch Thư tín dụng (Letter of credit L/C) nói riêng là công nghệ Blockchain Bởi thực tiễn giao dịch thanh toán bằng L/C đặt ra một số vấn đề: Thứ nhất, L/C là một giao dịch phức hợp gồm nhiều bên tham gia Giao dịch L/C truyền thống theo kiểu “song phương” như hiện nay chưa phải là tối ưu vì rủi ro gian lận có thể xảy ra do sự thiếu minh bạch Thứ hai, bản chất của giao dịch L/C là dựa trên chứng từ Phương thức giao dịch chứng từ bằng giấy (paper document) dường như là “thông lệ” trong các giao dịch L/C đã bộc lộ những nhược điểm về chi phí giấy tờ, thủ tục hành chính, tốc độ giao dịch, chuyển giao chứng từ Bối cảnh đại dịch Covid-19 khi một số quốc gia đóng cửa đường bay
14 là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự bất tiện này Thứ ba, ở góc độ ngân hàng, L/C là một sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng dành cho các khách hàng doanh nghiệp Trong nhiều thập kỷ qua, danh mục sản phẩm thanh toán quốc tế của ngân hàng được xem như “bão hòa” với các phương thức thanh toán quen thuộc như chuyển tiền, nhờ thu và L/C Với sự giới hạn về loại của các phương thức thanh toán quốc tế, ngân hàng chỉ có thể đổi mới sản phẩm bằng cách thay đổi cách thức giao dịch Với những tính năng đột phá, công nghệ Blockchain đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Với những ưu điểm vượt trội, công nghệ Blockchain đã được các ngân hàng trên thế giới khám phá và ứng dụng trong giao dịch L/C Barclays ở Anh là ngân hàng đầu tiên ứng dụng Blockchain trong một giao dịch L/C giữa Hợp tác xã thực phẩm nông nghiệp Ailen Ornua và Công ty Thương mại Seychelles vào tháng 9 năm 2016 trên nền tảng công nghệ của một công ty khởi nghiệp sáng tạo, Wave Tháng 11 năm 2017, Ngân hàng Banco Bilbao Vizcaya Argentaria (BBVA) ở Tây Ban Nha thông báo đã sử dụng công nghệ Blockchain của Wave để thay thế cho các chứng từ thương mại truyền thống (BBVA, 2017) Ngân hàng HSBC cũng thực hiện thành công giao dịch L/C đầu tiên trên nền tảng Blockchain Corda của R3 thông qua công ty Voltron vào tháng 5 năm 2018 Sau đó, một số ngân hàng khác cũng cập nhật và thử nghiệm ứng dụng Blockchain trong giao dịch L/C.
4.1 Quy trình thực hiện thanh toán phương thức L/C như sau:
- Bước 1: Các bên ký kết hợp đồng mua bán.
- Bước 2: Bên mua hàng sẽ làm giấy đề nghị mở LC và tiến hành nô •p vào ngân hàng các loại chứng từ cần thiết Nếu được yêu cầu, bên mua hàng sẽ ký quỹ để ngân hàng có thể phát hành LC cho bên bán hàng.
- Bước 3: Theo giấy đề nghị mở LC, ngân hàng sẽ phát hành LC theo yêu cầu. Sau đó sẽ chuyển LC tới ngân hàng đại lý của mình tại quốc gia xuất khẩu lô hàng.
- Bước 4: Ngân hàng tiến hành thông báo chuyển LC cho đơn vị bán hàng nhằm mục đích đánh giá khả năng thực hiê •n thanh toán LC của mình.
- Bước 5: Bên bán hàng sẽ phải giao hàng theo đúng như các điều khoản trong LC.
- Bước 6: Người bán hàng sẽ lâ •p bô • hồ sơ theo đúng như LC quy định Bên cạnh đó cần kèm theo các văn bản tu chỉnh để trình lên ngân hàng theo đúng thời hạn đã giao ước.
- Bước 7: Ngân hàng đại lý có trách nhiê •m tiếp nhâ •n và kiểm tra tính hợp lê • của bô • hồ sơ chứng từ, sau đó chỉ viê •c chuyển tới ngân hàng thanh toán.
- Bước 8: Ngân hàng phát hành LC sẽ kiểm tra bô • hồ sơ thanh toán LC Trong trường hợp bô • bô • sơ không đáp ứng được quy định của LC thì ngân hàng có quyền từ chối thanh toán và trả bô • hồ sơ về cho bên bán hàng Còn nếu như bô • hồ sơ thoả mãn các điều khoản của LC thì tiến hành thanh toán
- Bước 9: Người xuất khẩu sẽ nhâ •n được số tiền thanh toán cho lô hàng của mình.
- Bước 10: Ngân hàng phát hành LC sẽ trao bô • hồ sơ chứng từ cho bên mua hàng Đồng thời phát lê •nh đòi tiền thanh toán từ bên mua hàng.
Sơ đồ quy trình thanh toán của phương thức L/C 4.2 Nội dung chính của phương thức L/C:
- Thông thường 1 thư tín dụng sẽ có những nô •i dung cơ bản sau:
Số hiê •u và ngày mở LC.
Tên, địa chỉ cùng thông tin liên hê • của đơn vị xuất khẩu, nhâ •p khẩu.
Số tiền cần thanh toán giữa các bên.
Các nô •i dung về vâ •n tải và giao nhâ •n hàng hoá.
Bô • chứng từ như hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, vâ •n đơn, giấy chứng nhâ •n kiểm dịch,
- Mẫu “Yêu cầu phát hành thư tín dụng của Vietcombank”
4.3 Phương thức thanh toán phương thức L/C tại Vietinbank:
- Đối với Bên mua: Được hưởng thời gian tín dụng dài hơn tùy trường hợp cụ thể; Được tăng khả năng mua hàng do được VietinBank đảm bảo khả năng thanh toán theo LC. Được sử dụng dịch vụ LC chất lượng của VietinBank, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của VietinBank để thanh toán tiền hàng với lãi suất cạnh tranh.
18 Được nhận tiền nhanh chóng, cải thiện dòng tiền trong trường hợp Bên Bán được chiết khấu; Được quản lý rủi ro của Bên mua: Giảm rủi ro không thể chi trả của Bên Mua do có LC VietinBank phát hành;
Bên Bán có thể thỏa mãn được yêu cầu của Bên Mua kéo dài thời gian thanh toán
- VietinBank cung cấp dịch vụ để Bên mua và Bên bán thực hiện giao dịch mua – bán hàng hóa trong nước bằng VNĐ:
VietinBank phát hành LC nội địa cho Khách hàng là Bên mua tại Việt Nam, cấp tín dụng cho Bên mua để thanh toán bộ chứng từ xuất trình theo LC. VietinBank thông báo LC, xử lý Bộ chứng từ xuất trình và chiết khấu Bộ chứng từ theo yêu cầu Bên bán, cải thiện dòng tiền cho Bên Bán.
- Khách hàng Bên mua: được cấp giới hạn tín dụng tại VietinBank.
- Khách hàng Bên bán: được cấp giới hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu L/C)
- Giao dịch mua bán trong nước, đồng tiền L/C: VNĐ
- Tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối, Luật phòng chống rửa tiền, các quy định về Tuân thủ của các quốc gia.
*Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank:
Phương thức thanh toán tín dụng L/C là phương thức thanh toán quốc tế ưu việt hơn cả trong các phương thức thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi 1 cách tương đối cho cả người mua và người bán Vì vậy, phương thức thanh toán tín dụng L/C hậu như được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động TTQT tại Vietinbank, nó chiếm khoảng 65%-70% giá trị thanh toán.
Năm Phát hành L/C nhập khẩu Thanh toán L/C nhập khẩu
Số món thực Giá trị
Số món thực Giá trị hiện hiện (1000USD)
Tình hình hoạt động Phát hành và Thanh toán L/C nhập khẩu tại Vietinbank (2017-2020) (Theo báo cáo tổng hợp Vietinbank)
Tại Việt Nam
Tình hình hoạt động Phát hành và Thanh toán L/C xuất khẩu tại Vietinbank
(2017-2020) (Theo báo cáo tổng hợp Vietinbank)
Nhận xét: So với 2017, năm 2018 giá trị phát hành có xu hướng giảm nhẹ (0,05%) nhưng giá trị thanh toán lại tăng 11,28% Năm 2019, cả giá trị phát hành và giá trị thanh toán đều tăng, cụ thể giá trị phát hành tăng 3,96%; và giá trị thanh toán tăng gần 3% Năm 2020, giá trị phát hành và giá trị thanh toán đều đồng loạt bị giảm nguyên nhân đã đề cập ở phần thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu.
Tóm lại, ta thấy giá trị phát hành và giá trị thanh toán L/C xuất khẩu luôn nhỏ hơn
⇒ giá trị phát hành và giá trị thanh toán L/C nhập khẩu, điều này dẫn tới sự mất cân đối trong cán cân thương mại chủ yếu là nhập siêu.
Cơ hội và thách thức về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức thanh toán L/C
Cơ hội
- Cơ hội đối với nước xuất khẩu:
NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng
- Cơ hội đối với nước nhập khẩu:
Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền)
- Cơ hội đối với ngân hàng: Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…).
Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Thách thức
Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
Vì tín dụng thư khi được phát hành ra sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở và ngân hàng phát hành cũng không chịu trách nhiệm kiểm tra về hình thức, nội dung, hiệu lực pháp lý, tính thật giả, chính xác, của bất kì chứng từ nào trong bộ chứng từ người xuất khẩu lập mà chỉ kiểm tra bề ngoài của bộ chứng từ đó có phù hợp với điều khoản của L/C hay không thì sẽ thanh toán cho người xuất khẩu mà không cần quan tâm xem chất lượng hay hàng hóa có được giao đúng, đủ như trong hợp đồng mua bán ngoại thương(hợp đồng cơ sở) không.
- Đối với nhà nhập khẩu:
Người thụ hưởng không giao hàng và chứng từ bị giả mạo
Người thụ hưởng giao hàng nhưng giao thiếu hoặc giao hàng hóa không đúng như chất lượng hàng đã thỏa thuận
Hàng hóa giao đúng thời gian giao hàng nhưng đến trễ
Rủi ro về tỷ giá khi áp dụng giá giao ngay tại thời điểm thanh toán
Rủi ro không thể lấy ký quỹ do ngân hàng phát hành bị phá sản
- Đối với nhà phát hành L/C:
Thứ nhất là rủi ro về tín dụng Tức là ngân hàng có thể ứng trước một khoản tiền nhưng có khả năng sẽ không thu hồi được khoản tiền đó Ví dụ như là đối với ngân hàng phát hành LC khi nhận bộ chứng từ hợp lệ hoàn chỉnh thì phải có nghĩa vụ thanh toán cho người hưởng lợi là các nhà xuất khẩu.
Tuy nhiên trong trường hợp này mà người nhập khẩu không còn khả năng thanh toán, hoặc phá sản thì lúc này ngân hàng phát hành sẽ có thiệt hại gắn liền với rủi ro đến từ tín dụng đó.
Tiếp theo là rủi ro liên quan đến lỗi chứng từ Ví dụ đối với ngân hàng phát hành thì có một số dạng sai sót như sau: Thứ nhất là bộ chứng từ đó chưa hoàn chỉnh nhưng ngân hàng phát hành lại không phát hiện ra và vẫn tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Trường hợp thứ 2 là bộ chứng từ thanh toán LC hoàn chỉnh rồi nhưng ngân hàng phát hành lại cho rằng có lỗi cho nên là không thanh toán cho nhà xuất khẩu như vậy sẽ chịu rủi ro là bị nhà xuất khẩu kiện ngân hàng.
Trường hợp thứ 3 là ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nhưng quá thời hạn quy định và không còn quyền từ chối nữa và tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu Còn rủi ro nữa là liên quan đến tính chất gian lận Ví dụ như nhà xuất khẩu người ta gian lận chứng từ để người ta lấy tiền thanh toán, hoặc nhà xuất khẩu cấu kết với nhà nhập khẩu để có hành vi gian lận đối với ngân hàng.
Vì vậy, khi tiến hành các thủ tục thanh toán LC, có nhiều ngân hàng kiểm tra rất kĩ hồ sơ của người nhập khẩu và người xuất khẩu (người thụ hưởng), đồng thời khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng cũng khác nhau Do đó, không phải đơn mở LC nào của doanh nghiệp cũng được ngân hàng chấp nhận.
Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc,
Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức thanh toán L/C
Định hướng chung của Nhà nước về hoạt động XNK đến năm 2030
Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên đổi mới và sáng tạo, khai thác những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Kinh tế toàn cầu trong những năm tới được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp khó lường với rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, dịch bệnh, chu kỳ khủng hoảng kinh tế, gây ra những hệ luỵ về đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, áp lực lạm phát,… Trong bối cảnh đó, xuất khẩu một trong ba trụ cột của nền kinh tế cần được đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn, đòi hỏi sự cập nhật và hoạch định những định hướng chính sách mới, giải pháp căn cơ mang tính chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhìn lại 10 năm thực thi Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2011-
2020, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước Quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa không ngừng được mở rộng và tăng cao, đóng góp lớn vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đồng thời gia tăng vị thế và nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng chưa bền vững khi cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu còn chậm chuyển dịch, cán cân thương mại song phương với một số thị trường lớn chưa hợp lý; nền kinh tế chưa khai thác hết lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao.
24 Để phát huy được tối đa các thành tựu đã đạt được và tối ưu những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động XNK của Việt Nam, trong giai đoạn mới, Nhà nước đã đề ra chiến lược đặt mục tiêu tổng quát là “Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Có thể thấy, so với Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, mục tiêu Chiến lược không đặt chỉ tiêu con số cụ thể mà xác định mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững và là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Trong định hướng chung đó, nhận thức sâu sắc vai trò của các NHTM trong việc hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT, Đảng và Nhà nước cũng đặt ra định hướng cho sự phát triển của hệ thống NHTM, đó là: tiếp tục hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ, thực hiện cải cách toàn diện nhằm lành mạnh quá và đưa các NHTM Việt Nam tiến tới các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động NH, giữ vững vai trò chủ chốt trong nghiệp vụ trung gian luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phát triển, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở rộng cả về quy mô và hình thức tài trợ TMQT.
6 Một số giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán L/C:
6.1 Nhóm giải pháp trực tiếp:
- Tăng cường huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Sự thường xuyên ổn định và tăng trưởng của các nguồn vốn là động lực cho việc thực hiện thành công các nghiệp vụ khác của NH, trong đó có hoạt động tài trợ TMQT.Nguồn vốn lớn và vững chắc sẽ là nền tảng tốt để NH phát triển hơn nữa các loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng, xét cả về số lượng cũng như chất lượng Để đạt được mục tiêu tăng trưởng vốn, các NHTM cần hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi, tiết kiệm và tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung như nguồn vốn ủy thác, đồng thời phải thực hiện điều chỉnh nguồn vốn theo hướng nâng cao nguồn vốn từ dân cư, duy trì và mở rộng nguồn vốn từ tổ chức kinh tế, tranh thủ nguồn vốn đầu tư và nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm, Bên cạnh đó, NH cũng cần phải chú trọng tăng cường nguồn vốn ngoại tệ (nhất là USD) nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh đối ngoại, trong đó có tài trợ TMQT Để có thể thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng này, các NHTM cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiếp tục sử dụng lãi suất như một công cụ tài chính linh hoạt và hiệu quả nhằm thực thi các chủ trương chiến lược kinh doanh đã đề ra Để thu hút vốn có hiệu quả thì các NH phải có chính sách lãi suất tiền gửi hợp lý bởi lãi suất thường là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi đến gửi tiền NH sẽ căn cứ vào nhu cầu về vốn của nền kinh tế trong từng giai đoạn để đưa ra mức lãi suất huy động phù hợp, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong NH.
Phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ
- Hoàn thiện và đa dạng hóa các hình thức tài trợ theo phương thức L/C
Quy trình TTQT theo phương thức L/C là một quy trình đã được tiêu chuẩn hóa mang tính quốc tế, do đó các bên không thể tự cắt giảm bất cứ một công đoạn nào trong quy trình, nhưng thời gian để thực hiện các bước lại phụ thuộc vào mỗi NH Bởi vậy, các NH nên giảm bớt các thủ tục mở, thanh toán L/C đến mức đơn giản nhất có thể Các đơn xin mở L/C, các chứng từ hàng xuất nên được kiểm tra ngay khi được xuất trình hoặc nhân viên NH nên nhiệt tình góp ý cho khách hàng sửa chữa những sai sót nhỏ trong bộ chứng từ ngay từ đầu để giúp họ tiết kiệm thời gian.
Hoạt động TTQT là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro đối với cả khách hàng và NH, vì vậy để phòng chống rủi ro và đảm bảo an toàn trong công tác tài trợ quốc tế, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp sau:
Tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát việc chấp hành nghiêm chỉnh nghiệp vụ đã ban hành của các NH
Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam Tích cực điều tra, khai thác các thông tin về tình hình tài chính, về khả năng giao hàng và tư các đạo đức của các đối tác nước ngoài trong hợp đồng kinh tế.
Chú ý đến các nghiệp vụ thanh toán bằng L/C
Tổ chức kết hợp chặt chẽ các phòng nghiệp vụ với nhau để giám sát tiến độ của L/C cũng như tính toán, rà soát, lập phương án để tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình TTQT.
- Đa dạng hóa các hình thức tài trợ theo phương thức L/C
Triển khai nghiệp vụ chiết khấu trong chiến lược đa dạng hóa các loại hình tài trợ bằng cách mở rộng áp dụng cả 2 hình thức chiết khấu là chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi để cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng liên doanh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài Thực hiện tốt nghiệp vụ chiết khấu sẽ giúp NH tăng thêm lợi nhuận, thu hút thêm khách hàng, nâng cao uy tín đồng thời khuyến khích các nhà XK Việt Nam lập được bộ chứng từ hoàn hảo, nâng cao trình độ của các doanh nghiệp.
Hiện nay, còn nhiều các nhà XNK Việt Nam chưa có uy tín trên thị trường quốc tế nên ít được các nhà XNK ở nước ngoài tin tưởng và để ý tới Do vậy, các NHTM cần phát huy vai trò của mình bằng cách mở rộng các nghiệp vụ bảo lãnh góp phần tài trợ về uy tín các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong kinh doanh Bên cạnh việc mở rộng các hình thức bảo lãnh, SGD cũng cần phải lưu ý việc thực hiện quy trình bảo lãnh nghiêm ngặt để tránh những rủi ro cho NH. Đa dạng hóa các loại L/C sử dụng:
Sử dụng nhiều loại L/C là một trong những giải pháp tốt nhất để thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức tín dụng chứng từ Các NH có thể dựa vào đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng, tùy từng thương vụ cụ thể để chủ động giới thiệu về tính ưu việt của từng loại L/C, từ đó tư vấn cho họ nên sử dụng lại nào. Đối với khách hàng thường xuyên NK hàng hóa với khối lượng lớn của một đối tác, thì các NH có thể tư vấn cho họ nên sử dụng L/C tuần hoàn, tạo thuận lợi cho nhà
NK trong khâu thanh toán Điều này giúp cho nhà NK không bị đọng vốn, đồng thời tiết kiệm được thời gian và phí mở L/C nhiều lần.
Một thực tế khác là hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa trung gian ở nước ta đang phát triển mạnh Khi các trung gian không tiết lộ người cung cấp hàng hóa cho người mua cuối cùng, họ có thể yêu cầu người mua mở L/C chuyển nhượng hoặc giáp lưng, lúc đó NH sẵn sàng đứng ra thanh toán hoặc mở các loại L/C đặc biệt này khi khách hàng yêu cầu.
6.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ:
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên
Một số giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức
Nhìn chung, bài nghiên cứu đã làm rõ một cách khái quát được một vài phần nào đó về phương thức thanh toán L/C trong hoạt động tài trợ thương mại của Việt Nam hiện nay Ngoài việc Việt Nam đã cố gắng tăng cường các hoạt động ngoại thương và quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế của mình, giúp cho nền kinh tế nước ta đạt được những kết quả đáng khích lệ thì còn phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian thanh toán quốc tế, giúp kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm, nền kinh tế dần được cải thiện và phát triển. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế và nội địa chủ yếu là tín dụng chứng từ (L/C) và cho cả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế giúp cho các hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy vậy, tình hình kinh tế vẫn còn rất nhiều biến động và thách thức dành cho đất nước chúng ta trong thời kỳ đang phát triển và mở cửa giao thương với các nước ngoài, chúng ta cần luôn luôn cảnh giác trước những âm mưu lừa đảo để tránh gây
“tổn thương” cho uy tín các ngân hàng và nền kinh tế nước nhà Song, cần tận dụng triệt để các cơ hội để có thể phát triển và mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) nhằm để hoạt động có hiệu quả hơn, thu hút khách hàng và mở rộng thị trường hơn nữa trong tương lai.