1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn tài trợ thương mại quốc tế giữa kỳ đề tài phân tích xu hướng hoạt động thương mại quốc tế hiện nay của việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hoặc nó cũng có thể được hiểu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các tổ chức cá nhân trong nước với đối tác nước ngoài.Hiện nay, khái niệm thương mại quốc tế đư

Trang 1

Bộ Giáo dục và Đào tạoTrường Đại học Thăng Long

Đề tài: Phân tích xu hướng hoạt động thương mại quốc tế hiệnnay của Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân NgaNhóm thực hiện: Nhóm Purple

Hà Nội- 2022

Trang 2

Thông tin các thành viên

Trang 3

Mục lục

Lời nói đầu 1

I Tìm hiểu chung về hoạt động thương mại quốc tế 2

1 Thương mại quốc tế là gì? 2

2 Đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế 3

3 Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế 6

II Thực trạng và xu hướng hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam 7

1 Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam 7

3 Xu hướng hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam hiện nay 20

III Những vấn đề còn đặt ra cho hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam và giải pháp cụ thể 21

1 Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam 21

2 Những giải pháp để hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển 23

Kết luận 27

Tài liệu tham khảo 28

Lời nói đầu

Ngày nay, nếu muốn phát triển mọi mặt trong kinh tế thì xu hướng hội nhập quốc tế trở thành điều tất yếu ở mỗi quốc gia Đặc biệt, hoạt động thương mại quốc tế được các nước chú trọng nhiều hơn, trong đó có Việt Nam.

Trang 4

Không phải ngẫu nhiên rằng, Việt Nam lại đưa ra rất nhiều chính sách khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động thương mại quốc tế Bởi lẽ, Chính phủ đã nhìn ra được tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế nước nhà và cơ hội phát triển đi lên, trở thành đất nước giàu mạnh trong tương lai.

Trong những năm vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đang được diễn ra vô cùng tích cực Vậy thực trạng hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam hiện nay như thế nào, xu hướng phát triển của nó ra sao, Việt Nam cần phải làm gì để các hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra sôi nổi hơn trên thị trường? Trong bài tiểu luận hôm nay, nhóm Purple chúng em xin phân tích về xu hướng hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam.

I.Tìm hiểu chung về hoạt động thương mại quốc tế

1 Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế có lẽ là thuật ngữ đã quá phổ biến và nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế, nhất là trong kinh tế quốc tế của các quốc gia trên thế giới với nhau Hoạt động này

Trang 5

được hiểu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia Hoặc nó cũng có thể được hiểu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các tổ chức cá nhân trong nước với đối tác nước ngoài.

Hiện nay, khái niệm thương mại quốc tế được hiểu theo 2 khía cạnh khác nhau Đó là:

1.1 Theo tổ chức WTO

WTO xem xét thương mại quốc tế dựa trên 4 lĩnh vực chủ yếu là:

- Thương mại hàng hóa - Thương mại dịch vụ.

- Thương mại liên quan đến đầu tư.

- Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy thế nhưng trong những năm gần đây, phạm vi nghiên cứu và thực tiễn các chính sách quản lý đối với thương mại quốc tế đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực và chủ thể hơn Điển hình là liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con người như lao động, việc làm, quyền con người, hoặc nó cũng có thể là mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên như môi trường.

1.2 Khái niệm thương mại quốc tế trên phương diện 1 ngành kinh tế

Nếu như xét trên phương diện là một ngành kinh tế, thương mại quốc tế được coi là một quá trình có phạm vi và quy mô quốc tế Nó bắt đầu từ khâu nghiên cứu xác định thị trường cho đến khâu sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng theo đúng một chu trình lặp lại nhưng với quy mô và tốc độ lớn hơn.

Ngoài ra, thương mại quốc tế cũng là một lĩnh vực phân phối được chuyên môn hóa, có tổ chức, có phân công và hợp tác giữa các đối tác của hai hay nhiều quốc gia với nhau với khách thể tác động là hàng hóa, dịch vụ.

Thực chất, hoạt động thương mại quốc tế theo nghĩa rộng được hiểu là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lời, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh Nhưng hoạt động thương mại không chỉ có việc mua bán hàng hóa dịch vụ mà còn có thêm các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trang 6

2 Đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế

Khi nói về đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế, có 5 yếu tố cần quan tâm tới Đó là chủ thể thực hiện, mục đích thực hiện, nội dung của hoạt động thương mại quốc tế, sản phẩm được phép kinh doanh và phạm vi thực hiện.

2.1 Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra giữa các chủ thể của các nước khác nhau, các chủ thể có quốc tịch khác nhau Nguyên nhân là do thương mại quốc tế liên quan đến rất nhiều các vấn đề khác nhau giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thậm chí giữa doanh nghiệp với các quốc gia.

Thông thường, trong thương mại quốc tế sẽ xuất hiện những chủ thể sau:

a Các doanh nghiệp- Chủ thể phổ biến nhất tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp cá nhân hoặc tập thể các nhà kinh doanh Đó có thể là doanh nghiệp lớn, vừa hoặc nhỏ nhưng đều có chung mục tiêu là khai thác tối đa lợi thế của thương mại quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Thông qua việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có cơ hội tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng được quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh Ngoài ra, thương mại quốc tế còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo danh tiếng cho doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.

b Các quốc gia:

Các quốc gia cũng sẽ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế với tư cách là chủ thể đặc biệt nhằm mục đích khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế cho phát triển kinh tế quốc gia Các quốc gia sẽ vừa tham gia vào khai thác thương mại quốc tế vừa tham gia điều chỉnh các hoạt động này.

Hầu hết hiện nay các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng bậc nhất trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của mình c Các tổ chức quốc tế:

Trang 7

Đây là những tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực hoặc các tổ chức chuyên ngành được thành lập để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế nhằm đảm bảo mục tiêu chung trong khoảng thời gian nhất định.

Một vài tổ chức tiêu biểu hiện nay là:

- WTO: Tổ chức thương mại quốc tế.

- ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á, NAFTA: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ.

- ITC: Trung tâm thương mại quốc tế.

2.2 Mục đích thực hiện

Mục đích chính của thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế là tạo ra lợi ích, lợi nhuận và sinh lời Cụ thể là:

- Đối với các doanh nghiệp:

Giúp doanh nghiệp tham gia vào hoạt động trao đổi giao lưu nhân công, khoa học kỹ thuật thông qua hợp tác lao động và chuyển giao công nghệ Điều này làm tăng quá trình phát triển công nghệ cũng như trình độ lao động của nhân công.

- Đối với các quốc gia:

+ Thương mại quốc tế cho phép các quốc gia sử dụng hàng hóa phong phú với số lượng lớn hơn nhiều so với khả năng tự sản xuất hàng hóa và dịch vụ của mỗi nước.

+ Các nước được tham gia sẽ có thể phân phối và phát triển thị trường bán hàng và sản xuất với số lượng lớn hơn, có thể phát triển nhiều mặt hàng phong phú và chất lượng hơn.

+ Thúc đẩy các nước tham gia nỗ lực phát triển hàng hóa và công nghệ nhằm tăng tỷ lệ cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm để tồn tại trên thị trường quốc tế.

- Đối với xã hội:

+ Thương mại quốc tế làm tăng mức sống của người dân, tạo việc làm từ đó giảm bớt gánh nặng xã hội, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp

+ Thương mại quốc tế cũng giúp tăng hiệu suất trong kinh tế, góp phần ổn định an ninh kinh tế

Trang 8

2.3 Nội dung của hoạt động thương mại quốc tế

Khi nói đến thương mại quốc tế, hiện nay hoạt động này đang được chia ra làm 2 loại hình cơ bản Đó chính là thương mại quốc tế hàng hóa và thương mại quốc tế dịch vụ.

a Thương mại quốc tế hàng hóa

Theo nghĩa chung, hàng hóa là sản phẩm do người lao động tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người Hàng hóa cũng được chia ra cụ thể hơn chính là hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình:

- Hàng hóa quốc tế hữu hình bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến hàng hóa có thể nhìn thấy, sờ thấy và cân đo, đong đếm được như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, nông sản,…

- Hàng hóa quốc tế vô hình là những sản phẩm thương mại không thể nhìn thấy, sờ thấy tiêu biểu là các phát minh, sáng chế, độc quyền nhãn hiệu, giải pháp,…

b Thương mại quốc tế về dịch vụ:

Giống với thương mại quốc tế hàng hóa, thương mại quốc tế dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia Hiện nay, GATS đã chia thương mại quốc tế dịch vụ thành 4 phương thức cung cấp khác nhau:

- Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Là phương thức dịch vụ cung cấp từ lãnh thổ của quốc gia này sang quốc gia khác.

- Phương thức tiêu dùng ở nước ngoài: Được hiểu là người tiêu dùng sẽ di chuyển sang một quốc gia khác để sử dụng dịch vụ, tiêu biểu là du lịch.

- Hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: Được hiểu là các nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia này sẽ thiết lập hình thức thương mại để cung cấp dịch vụ trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia khác.

- Hiện diện của thể nhân: Được hiểu là thể nhân cung cấp dịch vụ của quốc gia này sẽ di chuyển tạm thời hay có thời hạn sang quốc gia khác để cung cấp dịch vụ.

2.4 Các sản phẩm được phép kinh doanh

Tính tới thời điểm hiện tại, hoạt động thương mại quốc tế cho phép các chủ thể kinh doanh tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật Cụ thể là:

Trang 9

- Các hàng hóa được phép kinh doanh là mặt hàng vật chất, được sản xuất mà quyền sở hữu có thể được thiết lập quyền sở hữu kinh tế.

- Các sản phẩm dịch vụ được kinh doanh bao gồm vận tải, du lịch, dịch vụ liên lạc, dịch vụ xây dựng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ máy tính và thông tin.

2.5 Phạm vi thực hiện

Phạm vi hoạt động của thương mại quốc tế vô cùng rộng lớn, diễn ra trên khắp thế giới Nó bao gồm những hoạt động chính sau đây:

- Xuất khẩu hàng hóa: là hình thức chuyển nhượng hoặc trao đổi hàng hóa hữu hình đến các quốc gia khác nhau trên thế giới.

- Xuất khẩu dịch vụ: là hình thức chuyển nhượng hàng hóa vô hình tới khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau Điển hình nhất là du lịch và lữ hành, vận chuyển, thông tin liên lạc,…

- Cấp phép và nhượng quyền thương mại: là một thỏa thuận hợp đồng giữa 2 bên tham gia trong đó người cấp phép chuyển quyền truy cập nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, ra nước ngoài để đổi lấy một khoản phí.

- Đầu tư nước ngoài: hiện nay bao gồm 2 hình thức chủ yếu là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của nước đầu tư toàn hộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.

+ Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI là một hình thức đầu tư quốc tế chỉ hoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài nhằm kiếm thêm lợi nhuận Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.

3 Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế

Dưới tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tác động của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, hoạt động thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng đối với nhiều quốc gia.

- Nó đã tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.

Trang 10

- Thương mại quốc tế hiện nay không đơn thuần là buôn bán mà còn cho thấy sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia vào phân công quốc tế Nó được xem là tiền đề, nhân tố quan trọng để phát triển hinh tế trong nước dựa trên cơ sở lựa chọn cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế.

- Thương mại quốc tế cũng giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thỏa mãn được nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ về trao đổi hàng hóa, vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến - Giúp cho các nước tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao

động xã hội, hội nhập thị trường toàn cầu.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế, trao đổi mậu dịch quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia trở thành hệ thống mở, tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và kinh tế thế giới Thương mại quốc tế biến nền kinh tế thế giới trở thành nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho các quốc gia.

- Khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp tổ chức còn có thể khai thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản xuất Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của nền kinh tế quốc dân.

- Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng thu ngoại tệ từ đó tăng nguồn vốn dự trữ, đẩy mạnh thu hút đầu tư, hợp tác đầu tư và vốn đầu tư nước ngoài - Nhờ có thương mại quốc tế, phân công lao động quốc tế giữa các doanh nghiệp trong

nước và nước ngoài được đẩy mạnh Điều này đã tạo điều kiện cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể tiếp thu được kiến thức, mở rộng thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế, tăng tính cạnh tranh.

II.Thực trạng và xu hướng hoạt động thương mại quốc tế tạiViệt Nam

1 Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam

Để thấy được thực trạng ngày nay của hoạt động thương mại quốc tế tại Việt Nam, cần phải xét tới 2 mặt chính là tình hình xuất khẩu và tình hình nhập khẩu.

Trang 11

1.1 Tình hình xuất khẩu

1.1.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2021

Giai đoạn 2016-2012, nền kinh tế thế giớ đã trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu Nếu như năm 2015 thị trường tài chính toàn cầu gặp khủng hoảng thì tới năm 2016-2017 thì kinh tế thế giới đã hồi phục nhưng vẫn chậm hơn dự báo Đây cũng là giai đoạn mà tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, thị trường hàng hóa kém sôi động, giá hàng hóa ở mức thấp, ảnh hưởng tới nhiều hoạt động.

Tiếp đó, xung đột thương mại Mỹ- Trung bắt đầu từ tháng 4/2018 ngày càng căng thẳng cũng tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, trong đó có Việt Nam- nèn kinh tế có độ mở cao.

Từ năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát cho tới thời điểm hiện tại không chỉ tác động vào hoạt động thương mại quốc tế Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, trước bối cảnh giảm sút của thế giới, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương.

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 2016-2021 của Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ với nhiều điểm nổi bật Điển hình là xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục, công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa được các mặt hàng xuất khẩu.

1.1.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam chi tiết a Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu tích cực

Trong giai đoạn 2016- 2019, giá trị xuất khẩu hàng hóa theo các ngành kinh tế được tổng hợp trong bảng sau đây: (đơn vị tính: triệu USD)

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

Trang 12

Cung cấp nước, hoạt động xử lý nước thải, rác thải

Thông tin truyền thông 92,1 98,1 112,4 424,6 Hoạt động chuyên môn khoa học công

Nghệ thuật, vui chơi giải trí 1,8 2,5 2,7 4,0 Không phân tổ được 730,6 849,9 332,1 4336,6 Từ bảng trên có thể thấy rằng, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều tăng trưởng tích cực trên các ngành kinh tế khác nhau

Đến năm 2020, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có được nhiều chuyển biến rõ ràng hơn dù cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam phải kể đến như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, Bỉ,… Cụ thể là:

- Kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt 76,4 tỷ USD, tăng 24.5% so với năm trước Tiếp đó là Trung Quốc đạt 48,5 tỷ USD, tăng 17,1%; thị trường EU đạt 34,8 tỷ USD, giảm 2,7%; thị trường ASEAN đạt 23,1 tỷ USD, giảm 8,7%; Nhật Bản đạt 19,2 tỷ USD, giảm 5,7%; Hàn Quốc đạt 18,7 tỷ USD, giảm 5,1% - Những mặt hàng góp phần lớn vào việc tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu của Việt

Nam như: sản phẩm từ gỗ, đồ nội thất từ chất liệu khác, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, phụ tùng, sắt thép, dây điện, dụng cụ thể thao, phân bón,… - Tuy nhiên, trong năm 2020 vẫn tồn tại những ngành có mức tăng trưởng xuất khẩu

giảm, điển hình nhất là ngành dệt may.

Gần đây nhất, từ năm 2021 đến quý 2 năm 2022, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến tích cực:

- Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6/2022 là 32,84 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước Quy mô hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong tháng tăng 1,92 tỷ USD đến từ các nhóm hàng: hàng dệt may tăng 415 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 337 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 314 triệu USD; điện thoại các loại & linh kiện tăng 266 triệu USD; giày dép tăng 253 triệu USD…

Trang 13

- Tính trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3%, tương ứng tăng 27,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước Trong đó: điện thoại các loại & linh kiện tăng 4,12 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 4,08 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 3,74 tỷ USD; hàng dệt may tăng 3,19 tỷ USD; hàng thủy sản 1,58 tỷ USD; giày dép các loại tăng 1,4 tỷ USD … so với cùng kỳ năm 2021.

- 10 nhóm hàng có mức tăng xuất khẩu lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 là:

+ Điện thoại và linh kiện tăng 4,12 tỷ USD tương ứng với 6,5% so với năm trước Mặt hàng này xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6,61 tỷ USD, tăng 53,7%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 6,45 tỷ USD, tăng 16,6%; sang EU(27) đạt 3,2 tỷ USD, giảm 7,7%; sang Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đứng thứ 2 với mức tăng là 4,08 tỷ USD, tương đương 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 2 quý qua chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 9,49 tỷ USD, tăng 22,5%; EU với 2,7 tỷ USD, tăng 24%; Trung Quốc với 1,48 tỷ USD, tăng 25,9%; Hàn Quốc với 1,38 tỷ USD, tăng 26,9% so với 2 quý/2021.

+ Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,74 tỷ USD tương đương 15,6% so với cùng kỳ năm 2021 Tính chỉ trong quý 2/2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 7,32 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 5,89 tỷ USD, tăng 12,1%; sang thị trường EU(27) đạt 3,73 tỷ USD, tăng 18,5%; sang thị trường Hồng Kông đạt 2,88 tỷ USD, tăng 1,3%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,79 tỷ USD, giảm 5,1%.

+ Hàng dệt may tăng 3,19 tỷ USD, tương đương 20,8% so với cùng kỳ năm trước Trong 2 quý đầu năm 2022, xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ đạt 9,33 tỷ USD, tăng 22,7%; sang EU đạt 2,13 tỷ USD, tăng 37,5%; sang Nhật Bản đạt 1,67 tỷ USD, tăng 6,1%; sang Hàn Quốc đạt 1,37 tỷ USD, tăng 9,7%

+ Hàng thủy sản tăng 1,58 tỷ USD Trong tháng 6/2022, xuất khẩu thủy sản bị giảm 5,3% so với tháng trước nhưng vẫn là tháng thứ 4 liên tiếp có trị giá xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.Tính đến hết quý 2/2022 xuất khẩu nhóm này đạt 5,71 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ USD, tăng

Trang 14

45,1%; sang Trung Quốc đạt 829 triệu USD, tăng 89,3%; sang Nhật Bản đạt 800 triệu USD, tăng 17,6%; sang EU đạt 686 triệu USD, tăng 41,2%.

+ Giày dép tăng 1,40 tỷ USD, tương đương với 13,5% so với năm trước Tong 2 quý đầu năm, xuất khẩu hàng giày dép sang Hoa Kỳ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 23,2%; sang EU đạt 2,91 tỷ USD, tăng 19%; sang Trung Quốc đạt 799 triệu USD, giảm 20,2%; sang Nhật Bản đạt 496 triệu USD, giảm 2,9%.

+ Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 0,92 tỷ USD Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhóm hàng này là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc và Mỹ Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 53,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện của cả nước, đạt gần 699,7 triệu USD, tăng 181,9% so với năm 2020 Xuất khẩu sang Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm tỷ trọng 10,6%, đạt 137,3 triệu USD, tăng 81,2%; Máy ảnh, máy quay phim xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 112,89 triệu USD, tăng 8,7%; xuất sang Mỹ 104,98 triệu USD, tăng 139,7% so với năm 2020.

+ Cà phê tăng 0,75 tỷ USD Trong tháng 6/2022, lượng xuất khẩu bị giảm 3,5% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với tháng 5 Trong đó xuất khẩu sang EU là 422 nghìn tấn, tăng 42,6%; Hoa Kỳ là gần 62 nghìn tấn, tăng nhẹ 1,3%; Nhật Bản là gần 61 nghìn tấn, tăng 5,3%.

+ Kim loại thường khác và sản phẩm tăng 0,65 tỷ USD Lượng xuất khẩu kim loại thường năm 2021 gấp khoảng 1,3 lần giá trị xuất khẩu năm 2022 Thị trường Trung Quốc là thị trường quan trong trong xuất khẩu kim loại thường và sản phẩm.Việt Nam đã xuất khẩu 130.000 tấn quặng sắt có nguồn gốc từ mỏ Quý Xa của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) - một liên danh giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam với đối tác Trung Quốc Đồng thời Việt Nam cũng là nước đứng thứ 3 xuất khẩu titan sang thị trường Trung Quốc.

+ Sản phẩm từ chất dẻo tăng 0,59 tỷ USD Một số thị trường quan trọng của Việt Nam có thể nói tới như:

• Thị trường Mỹ: kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 799,5 triệu USD, chiếm 41,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản

Trang 15

phẩm nhựa của Việt Nam So với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Mỹ tăng 53,2% Trong tháng 4/2022, xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Mỹ đạt 244,1 triệu USD, tăng 12,6% so với tháng 3/2022 và tăng 66% so với tháng 4/2021 Xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Mỹ trong tháng 4/2022 ngày càng tăng trưởng mạnh là do nhu cầu sản phẩm nhựa, nhất là đồ dùng trong xây lắp; sản phẩm nhựa gia dụng tăng mạnh.

• Thị trường Indonesia: xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Indonesia tăng trong 5 tháng đầu năm 2022, đạt 66,6 triệu USD, chiếm 2,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2021 Trong tháng 5/2022, xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Indonesia đạt 12,4 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng 4/2022 nhưng tăng 36,8% so với tháng 5/2021.

• Thị trường Đức: Xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam sang thị trường Đức tăng khá mạnh trong 4 tháng đầu năm 2022, đưa thị trường Đức trở thành thị trường lớn thứ 5 của sản phẩm nhựa xuất khẩu Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam sang thị trường Đức đạt 64 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2021 Tính riêng trong tháng 4/2022, xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường Đức đạt 19,1 triệu USD, tăng 9,6% so với tháng 3/2022 và tăng 32,7% so với tháng 4/2021.

b Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay:

Những tháng cuối năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì ở mức xuất siêu với 764 triệu USD Mức xuất siêu tuy không cao nhưng cũng là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của nền kinh tế, cùng kỳ năm trước cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,31 tỷ USD.

Bên cạnh đó, mức xuất siêu này được cho là thiếu tính bền vững, nguy cơ nhập siêu vẫn luôn hiện hữu Nhập siêu không chỉ tác động đến kinh tế vĩ mô (cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, công nợ ngoại tệ, lạm phát…), mà còn tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế.

Cảnh báo trên đòi hỏi phải có giải pháp ngăn chặn Trong các giải pháp hạn chế nhập siêu, giải pháp cơ bản là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước đối với hàng nhập khẩu hoặc khi xuất khẩu Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh công nghiệp hỗ trợ, giảm thiểu tính gia công, lắp ráp để giảm phụ thuộc nhập khẩu Đồng thời, cần

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w