1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch phân tích hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức thanh toán l c tại ngân hàng bidv

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Phân Tích Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Của Phương Thức Thanh Toán L/C Tại Ngân Hàng BIDV
Tác giả Đào Thị Yến, Nguyễn Quốc Khánh, Phạm Trang Nhung, Nguyễn Thái Thủy Trinh, Nguyễn Quốc Hiếu, Vũ Hồng Minh
Người hướng dẫn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Vân Nga
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Ngày nay thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, là một mắc xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -BÀI THU HOẠCH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠIQUỐC TẾ CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

L/C TẠI NGÂN HÀNG BIDV

Trang 2

Bảng: Thông tin thành viên nhóm

1 Đào Thị Yến A41507 100% 2 Nguyễn Quốc Khánh A42150 100% 3 Phạm Trang Nhung A42521 100% 4 Nguyễn Thái Thủy Trinh A41315 100% 5 Nguyễn Quốc Hiếu A41920 100% 6 Vũ Hồng Minh A43629 100%

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 2

1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 2

1.1.1 Cơ sở của thanh toán quốc tế 2

1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 3

1.2.1 Đối với nền kinh tế 3

1.2.2 NHTM 4

1.3 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế 4

1.3.1 Điều kiện về tiền tệ 4

1.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 5

1.3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán 5

1.3.4 Điều kiện về hình thức thanh toán: 5

CHƯƠNG 2.PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪL/C……… 7

2.1 Khái niệm 7

2.1.1 Khái niệm 7

2.1.2 Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 7

2.1.3 Các hình thức tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ………… 8

2.2 Cơ sở pháp lý của thanh toán tín dụng chứng từ 9

2.3 Điều kiện mở L/C 10

2.3.1 Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C: 10

2.3.2 Yêu cầu mở thư tín dụng 10

2.3.3 Hồ sơ xin mở thư tín dụng L/C 10

2.4 Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại 11

2.4.1 Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing) ……… 11

2.4.2 Loại L/C 11

2.4.3 Tên và địa chỉ các bên liên quan 11

2.4.4 Số tiền, loại tiền 12

2.4.5 Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng 12

2.4.6 Quy định Điều khoản giao hàng 12

Trang 4

2.4.7 Nội dung về hàng hóa 12

2.4.8 Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: 12

2.4.9 Cam kết của ngân hàng thực hiện mở thư tín dụng 13

2.4.10 Những điều kiện đặc biệt khác 13

2.4.11 Chữ ký của ngân hàng mở L/C 13

2.5 Đặc điểm của giao dịch L/C 13

2.6 Quy trình thực hiện thanh toán L/C 14

2.7 Lợi ích, rủi ro và các biện pháp khắc phục rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 15

2.7.1 Lợi ích 15

2.7.2 Rủi ro và một số biện pháp hạn chế rủi ro 16

CHƯƠNG 3.PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG L/C TẠI NG NHÀNG BIDV………… 19

3.1 Giới thiệu chung về ngân hàng 19

3.2 Tổng quan về phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C tại ngân hàng BIDV 22

3.3 Quy trình thanh toán L/C tại ngân hàng bidv: 23

3.4 Thực trạng thanh toán L/C 26

3.5 Đánh giá hiệu quả quy trình thanh toán L/C tại ngân hàng BIDV 28

CHƯƠNG 4.NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 29

4.1 Mục tiêu hoạt động thanh toán xuất khẩu của BIDV 29

4.1.1 Cho vay hỗ trợ xuất khẩu: 29

4.1.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 29

4.1.3 Phát hành thẻ quốc tế: 29

4.1.4 Xây dựng chiến lược, chính sách dài hạn: 29

4.2 Phương thức hoạt động hoàn thiện thanh toán xuất khẩu của BIDV 29

4.2.1 Chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo L/C trả chậm 30

4.2.2 Cho vay thực hiện hợp đồng xuất khẩu 30

4.2.3 Chiết khấu Hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu 31

4.2.4 Bao thanh toán xuất khẩu 31

4.3 Một số giải pháp và kiến nghị 32

4.3.1 Giải pháp 32

4.3.2 Kiến nghị 33

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.3.1 Chứng từ lưu trong nghiệp vụ thanh toán L/C Chứng từ Điện giao 25 Bảng 3.4.1 Số món, doanh số phát hành và thanh toán L/C tại BIDV Nam Hà Nội gi đoạn 2009-2013 26 Bảng 3.4.2 Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tại BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2009-2013 27

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập Trong bối cảnh đó, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài Để thực hiện được chức năng cầu nối này thì các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như Tài trợ xuất nhập khẩu, Kinh doanh ngoại hối, Bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, Thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán bằng L/C đóng vai trò là công cụ thiết yếu và ngày càng trở nên quan trọng Ngày nay thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, là một mắc xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển, đồng thời còn thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động kinh doanh Xuất – Nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển được hay không lại còn phụ thuộc và khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác hay không Thương mại và Thanh toán quốc tế vốn dĩ là phức tạp và nhiều rủi ro hơn so với thương mại và thanh toán nội địa, bởi vì nó chịu chi phối bởi không những luật lệ và tập quán địa phương mà còn cả những luật lệ và tập quán quốc tế Chính vì vậy, các bên liên quan và tham gia quá trình Thương mại và Thanh toán quốc tế cần am hiểu thấu đáo không những về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ mà còn cả các thông lệ, tập quán, luật pháp địa phương.

Trong bối cảnh này, Ngân hàng BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tài trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế thông qua phương thức thanh toán L/C Với uy tín, kinh nghiệm và dịch vụ chất lượng, BIDV không chỉ đảm bảo sự an toàn và tin cậy cho các giao dịch mà còn giúp cho các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam và quốc tế.

Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức thanh toán L/C tại Ngân hàng BIDV Bằng cách nắm bắt cơ chế hoạt động, lợi ích và những thách thức của việc sử dụng L/C tại BIDV, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của ngân hàng này trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thế giới và xây dựng mối quan hệ thương mại bền vững.

1

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ.

1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

1.1.1 Cơ sở của thanh toán quốc tế

Thật hiếm khi một quốc gia có thể tự sản xuất mọi thứ cần thiết trong cuộc sống Điều đó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nước để xác định phạm vi và năng lực sản xuất của nước đó Điều này chứng minh rằng, các quốc gia luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hoá cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng Dẫn đến là, một nước sẽ nhập khẩu những hàng hóa với giá rẻ, đồng thời xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế về năng suất lao động, nhằm tận dụng những lợi thế so sánh (tuyệt đối và tương đối) trong ngoại thương Sự di chuyển hàng hóa giữa các nước tạo nên hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia

Từ đó cho thấy, hoạt động thanh toán quốc tế được bắt nguốn từ hoạt động ngoại thương, và mục đích chính của hoạt động thanh toán quốc tế là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả Hơn nữa, hoạt động ngoại thương và hoạt động thanh toán quốc tế liên quan và ngăn liền với nhiều lĩnh vực hoạt động khác, mỗi lĩnh vực hoạt động là một mắt xích không thể thiếu trong một dây chuyền hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nói riêng và trên quy mô toàn thế giới nói chung Bên cạnh đó, thanh toán quốc tế là khâu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và nhiều khi là khâu quyết định đến hiệu quả và tăng trựởng ngoại thương, bởi vì chỉ khi hoạt động thanh toán an toàn và trôi chảy thì người bán mới thu được tiền và người mua mới trả được tiền, và đây lại là cơ sở nền tảng bậc nhất khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại phát triển.

a) Khái niệm thanh toán quốc tế.

Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật… Trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó, ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.

Vậy ta hiểu Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hãy giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

2

Trang 8

b) Các phương tiện thanh toán quốc tế

Để tiến hành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thuận tiện, có hiệu quả các bên tham gia thanh toán phải lựa chọn và sử dụng một trong số các phương tiện thanh toán như: Séc, Hối phiếu, Kỳ phiếu hay Thẻ thanh toán.

Séc (Cheque): Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của một ngân hàng ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định cho người cầm Séc hoặc cho người có tên trên Séc hoặc trả theo lệnh của người này cho một người nào đó.

Hối phiếu (Bill of Exchange): là chứng chỉ ghi nhận khoản tiền thanh toán phát sinh từ hoạt động thương mại, do người kí phát lập, yêu cầu người khác (người bị kí phát) thanh toán một số tiền xác định cho người thụ hưởng khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian xác định trong tương lai.

Kỳ phiếu là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng

Thẻ thanh toán: Thẻ là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng phát hành và cung cấp cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các quầy tự động Thẻ không những được sử dụng trong thanh toán trong nước mà còn sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế Thẻ giúp cho người sử dụng có thể thanh toán các khoản mua hàng hoá một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và an toàn Khi thực hiện thanh toán quốc tế, nơi chấp nhận thanh toán thẻ phải ký hợp đồng thanh toán thẻ với trung tâm thanh toán thẻ quốc tế và phải sử dụng thiết bị chuyên dụng trong thanh toán.

1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.2.1 Đối với nền kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một đất nước cụ thể như sau:

Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tạo điều kiện để thúc đẩy hàng hoá phát triển

Là cầu nối gắn kết tình đoàn kết kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa

Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước Góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập

1.2.2 NHTM

3

Trang 9

Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ NH trong nước, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã mở ra cánh cửa ngoại thương tạo điều kiện cho nghiệp vụ NH quốc tế ra đời và phát triển, trong đó TTQT ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các NH Có thể nói, TTQT là một mặt không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh NH, nó bổ sung và hỗ trợ cho các mặt haojt động kinh doanh khác của NH, thể hiện trên các mặt:

Hoạt động TTQT phát triển sẽ giúp cho NHTM thu hút được nhiều khách hàng và mở rộng thị trường

4

Trang 10

Tạo điều kiện cho NHTM tăng doanh thu và lợi nhuận Góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới NH Tạo điều kiện cho NH phân tán bởi rủi ro

1.3 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

1.3.1 Điều kiện về tiền tệ

Trong thanh toán quốc tế, các bên cần thoả thuận những vấn đề như: Đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán và bảo đảm rủi ro tỷ giá

Trong thanh toán quốc tế tiền tệ được phân loại theo 1 số tiêu chí sau: Căn cứ phạm vi sử dụng, tiền tệ bao gồm: tiền tệ quốc gia (National currency), tiền tệ quốc tế (International currency), tiền tệ thế giới (World currency)

Căn cứ vào tính chất chuyển đổi của tiền tệ, ta có: Chuyển đổi đối nội (Internal convertible) Chuyển đổi toàn phần

Chuyển đổi từng phần Đồng tiền không chuyển đổi

Căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ: tiền mặt, tiền tín dụng

Căn cứ mức độ sử dụng trong dự trữ và thanh toán quốc tế: đồng tiền mạnh, đồng tiền yếu

Căn cứ mục đích sử dụng trong thanh toán quốc tế: tiền tệ tính toán, tiền tệ thanh toán

Tuy nhiên việc lựa chọn này tùy thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố như như: tập quán thương mại, quan điểm của mỗi bên về xu hướng rủi ro,…

5

Trang 11

1.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán

Địa điểm thanh toán là nơi việc trả tiền được thực hiện, nơi việc thanh toán được diễn ra (hoặc ở nước người xuất khẩu, hoặc ở nhập khẩu, hoặc cũng có thể ở nước thứ ba - nước phát hành đồng tiền thanh toán) Lựa chọn địa điểm thanh toán ở đâu phụ thuộc vào đặc điểm của từng hợp đồng XNK, phương thức thanh toán mà các bên thống nhất sử dụng, vị thế và sự thỏa thuận của các bên Địa điểm thanh toán ở nước người xuất khẩu thì người xuất khẩu sẽ thu được tiền nhanh hơn, có điều kiện sử dụng vốn hiệu quả hơn Còn địa điểm thanh toán ở nước người nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho người nhập khẩu chi trả tiền muộn hơn, việc sử dụng vốn hiệu quả hơn Trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới Việc chuyển tiền từ người thanh toán cho đến người nhận trên quy mô toàn thế giới trở nên rất đơn giản, nhanh chóng, an toàn và chi phí hợp lý Vì vậy điều kiện về địa điểm thanh toán cũng không bị ràng buộc như trước

1.3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán

Điều kiện về thời gian thanh toán là quy định khi nào thì người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá, thanh khoản, đối với các bên tham gia hợp đồng Bên cạnh đó điều kiện về thời gian thanh toán là mang tính chất bắt buộc đối với các giao dịch quốc tế Điều kiện này quy định cụ thể thời điểm thỏa thuận mà bên phải trả tiền cần thực hiện thanh toán cho bên nhận tiền Trong thực tế thời hạn thanh toán có thể là trả tiền trước, trả tiền ngay, hoặc trả tiền sau:

Trả tiền trước: là thời điểm chi trả nằm trong khoảng thời gian từ khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu nhưng trước ngày giao hàng Trong điều kiện này, người mua sẽ trả một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng cho người bán.

Trả tiền ngay: là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.

Trả tiền sau: là việc người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.

1.3.4 Điều kiện về hình thức thanh toán: 6

Trang 12

Điều kiện về phương thức thanh toán là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền về như thế nào.

Trong thực tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trong đó mỗi phương thức đều có uu điểm và nhược điểm nhất định, thể hiện thành mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu Việc lựa chọn phương thức thanh toán sao cho thích hợp với từng thương vụ, mối quan hệ giữa các bên hợp đồng… là một yếu tố góp phần giúp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thỏa thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.

7

Trang 13

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C

2.1 Khái niệm

2.1.1 Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, thường được thể hiện bằng

nội dung một bức thư hay một bức điện, gọi là Thư tín dụng hay Tín dụng thư (Letter of Credit - L/C) Thư tín dụng do một ngân hàng phát hành thể hiện một cam kết chắc chắn là thanh toán không hủy ngang cho người thụ hưởng nếu người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những quy định của thư tín dụng và trong thời hạn của thư tín dụng Do đó, L/C được xem là một công cụ quan trọng chuyển tải toàn bộ nội dung của phương thức tín dụng chứng tử Chính vậy, người ta thường gọi đan xen giữa phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với thanh toán bằng L/C.

So với các phương thức khác, thanh toán bằng L/C có ưu điểm ở chỗ: Đối với nhà xuất khẩu: Được Ngân hàng phát hàng (không phải nhà nhập khẩu)

bảo đảm thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.

Đối với nhà nhập khẩu: Được NHPH bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.

2.1.2 Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ a) Các bên bắt buộc không thể thiếu

Người yêu cầu mở LC (Applicant for LC): Còn được gọi là Người mở hay Người xin mở LC, là bên mà LC được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thương mại quốc tế, Người yêu cầu là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hàng một LC và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho Người thụ hưởng LC.

Người thụ hưởng LC (Beneficiary for LC): Còn được gọi là Người hưởng hay Người hưởng lợi, là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo LC

Ngân hàng phát hành (Isssuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành LC theo đơn của Người yêu cầu, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người yêu cầu NHPH thường được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà NK được phép tự chọn NHPH.

8

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3.1. Chứng từ lưu trong nghiệp vụ thanh toán L/C Chứng từ Điện giao Dịch Số lượng Bộ phận lưu - bài thu hoạch phân tích hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của phương thức thanh toán l c tại ngân hàng bidv
Bảng 3.3.1. Chứng từ lưu trong nghiệp vụ thanh toán L/C Chứng từ Điện giao Dịch Số lượng Bộ phận lưu (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w