1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ đề tài khảo sát từ vựng địa phương xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

35 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Từ Vựng Địa Phương Xã Tứ Xã, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ
Tác giả Phùng Thùy Dương - 21030996, Nguyễn Thị Khánh Huyền - 21031007, Nguyễn Thị Khánh Huyền - 21031008, Phạm Quỳnh Nga - 21031029, Nguyễn Thị Thùy Trang - 21031057
Người hướng dẫn TS. Trương Nhật Vinh
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Điền Dã Ngôn Ngữ Học
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 829,15 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (4)
    • 1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (4)
    • 3. Mục đích nghiên cứu (5)
    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (5)
    • 5. Câu hỏi nghiên cứu (5)
    • 6. Giả thuyết nghiên cứu (5)
    • 7. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu (5)
  • PHẦN II. NỘI DUNG (6)
    • Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (6)
      • 1.2. Cơ sở lý thuyết (10)
        • 1.2.1. Về khái niệm phương ngữ, từ vựng địa phương và từ vựng toàn dân (10)
      • 1.3. Giới thiệu về xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (11)
        • 1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Tứ Xã (11)
        • 1.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội, đặc điểm dân cư (11)
    • Chương 2: Miêu tả từ địa phương xã Tứ Xã trong sự đối chiếu với từ vựng toàn dân (13)
      • 2.1. Bảng đối chiếu từ vựng địa phương xã Tứ Xã với từ vựng toàn dân (13)
      • 2.2. Miêu tả đặc điểm cấu tạo của từ vựng (16)
        • 2.2.1. Kết quả thu thập, phân loại (16)
        • 2.2.2. Các loại từ ngữ xét theo các kiểu cấu tạo (17)
      • 2.3. Miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của từ vựng (18)
        • 2.3.1. Từ có nét nghĩa giống hoàn toàn với từ vựng toàn dân (18)
        • 2.3.2. Từ có một phần nét nghĩa khác so với từ vựng toàn dân (22)
        • 2.3.3. Từ có nét nghĩa khác hoàn toàn (23)
    • Chương 3: Một vài nhận xét bước đầu (26)
      • 3.1. Nhóm từ thân tộc (26)
      • 3.2. Nhóm từ chỉ hoạt động (28)
      • 3.3. Nhóm từ chỉ vật dụng dùng trong sinh hoạt (29)
      • 3.4. Nhóm từ nông cụ (31)
      • 3.5. Tiểu kết (33)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết chủ đạo: Từ vựng địa phương xã Tứ Xã về cấu tạo không có gì khác biệt, tuy nhiên về ngữ nghĩa có một số điểm khác so với từ vựng toàn dân6. Phương pháp s

NỘI DUNG

Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu phương ngữ xã hội tiếng Việt

Có rất nhiều quan điểm về việc phân vùng tiếng Việt, bao các quan điểm phân chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ, ba vùng phương ngữ, bốn vùng phương ngữ, năm vùng phương ngữ và không phân chia

Về quan điểm chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ:

H Maspero (1912), một học giả Pháp trong công trình “Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt” có ý kiến phân chia tiếng Việt ra thành hai vùng phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung Theo ông thì người Việt ở miền Nam là gốc ở miền Bắc mới vào sinh sống không lâu, do đó tiếng miền Nam về cơ bản là giống phương ngữ Bắc cho nên có thể xếp chung một nhóm với phương ngữ Bắc Còn phương ngữ Trung thì đối lập với phương ngữ Bắc ở điểm còn giữ lại những nét cổ xưa

Hai nhà Việt ngữ học Liên Xô M V Gordina và LS Bystrov (1970, 203 - 211) chủ yếu vào hệ thống âm cuối cùng đã chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ nhưng khác với hai vùng H Maspero đã chia, có ranh giới chạy qua phía nam tỉnh Quảng Trị Trong cuốn sách “Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt” (1984, 192 - 195), hai tác giả trên có điều chỉnh chút ít, về cơ bản vẫn là hai vùng trên nhưng thêm một vùng thứ ba là phương ngữ Huế có tính chất như một vùng đệm

Hoàng Phê (1963) khi phát biểu ý kiến về vấn đề thống nhất và chuẩn hóa tiếng Việt cũng chỉ công nhận có hai phương ngữ chủ yếu là tiếng miền Bắc, nơi có thủ đô Hà Nội và tiếng miền Nam, nơi có thành phố Hồ Chí Minh, còn ở Trung Bộ là một chuỗi phương ngữ nhỏ có tính chuyển tiếp Trước đây ông Phan Kế Bính (1914; 1990, 316 - 324) tuy có ý kiến chia tiếng Việt ra làm ba vùng ứng với Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, nhưng cũng nhấn mạnh tính chất trung gian của nhóm phương ngữ ở Trung Bộ

Về quan điểm chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam là ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu và phù hợp với quan niệm trong dân gian Nhân dân dựa vào thanh điệu để nhận ra phương ngữ, do đó gọi là “giọng Bắc”, “giọng Nam”, “giọng miền Trung” Các nhà nghiên cứu không chỉ dựa vào thanh điệu mà căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau về ngữ âm, từ vựng để phân vùng phương ngữ, nhưng kết quả cũng trung với ba vùng trên Chỉ có sự khác nhau vị trí của các phương ngữ Thanh Hóa

Về quan điểm chia tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ: Nguyễn Kim Thản (1982,

51 - 69) chia tiếng Việt thành phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc (phía nam Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam tới Phú Khánh) và phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào)

Sự phân chia này về cơ bản không khác với quan điểm của L Cadiere Trong hai công trình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt của L Cadiere là “Ngữ âm tiếng Việt” (phương ngữ miền Thượng Trung Kỳ) (1902) và “Phương ngữ miền Hạ Trung Kỳ” (1911), tác giả không đề cập tới việc phân vùng tiếng Việt nói chung mà chỉ nhận xét rằng các thổ ngữ từ Huế đến phía bắc tỉnh Nghệ An có thể gộp chung vào một phương ngữ, còn các thổ ngữ đèo Hải Vân cho đến phía nam tỉnh Bình Thuận thành một phương ngữ khác và đó là đối tượng được miêu tả trong hai cuốn sách trên

Về quan điểm chia tiếng Việt thành năm vùng phương ngữ: Ông Nguyễn Bạt Tụy

(1950), lúc đầu chia tiếng Việt thành ba phương ngữ, nhưng về sau lại chia ra năm phương ngữ là phương ngữ miền Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung Trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung Giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung Dưới (từ Bình Định đến Bình Tuy) và phương ngữ Nam (từ Bình Tuy trở vào) (Nguyễn Bạt Tụy, 1961)

Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng không thể phân chia tiếng Việt ra thành các vùng phương ngữ bởi vì nếu khảo sát tiếng Việt từ bắc vào nam thì sẽ thấy trạng thái chuyển tiếp từ vùng nọ sang vùng kia mà phương ngữ các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn có thể xem là tiêu biểu (L C Thompson 1965)

Việc phân chia các vùng phương ngữ và quy định ranh giới của chúng rất phức tạp Một phương ngữ được xác định bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ nghĩa đối lập với các phương ngữ khác Nếu tạm gác lại những nét dị biệt không căn bản ở những địa phương hẹp, chúng ta có thể phân chia tiếng Việt thành ba vùng là phương ngữ Bắc (dùng trong giao tiếp ở Bắc Bộ), phương ngữ Trung (bao gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân) và phương ngữ Nam (trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực nam của nước ta)

1.1.2 Tình hình nghiên cứu tiếng địa phương Phú Thọ nói chung và xã Tứ Xã nói riêng

Theo kết quả tìm hiểu, tiếng địa phương Phú Thọ đã được nhắc đến trong cuốn

“Phương ngữ học tiếng Việt” (Hoàng Thị Châu) với tư cách là một vùng phương ngữ của phương ngữ Bắc Tiếng địa phương Phú Thọ được xếp vào phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh đồng bằng, trung du bao quanh Hà Nội (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Nguyên) Phương ngữ Phú Thọ mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc, đó là hệ thống thanh điệu 6 thanh (như trong chính tả), đối lập từng đôi về âm vực và âm điệu; hệ thống phụ âm đầu có 20 âm vị, không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr, tức là không phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch; hệ thống âm cuối có đủ các âm cuối ghi trong chính tả và có ba cặp âm cuối ở thế phân bố bổ túc

Có thể nói đề tài “Khảo sát từ vựng địa phương xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” là một đề tài đặc biệt Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát về một số nhóm từ vựng của một địa phương cụ thể (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) bởi vậy, không có nhiều tư liệu bàn luận về những vấn đề liên quan, song, điều đó lại làm nên tính mới cho đề tài Tuy nhiên, trước đây cũng đã có một số nghiên cứu ít nhiều đề cập đến phương ngữ Phú Thọ nói chung và thổ ngữ Tứ Xã nói riêng Trong đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu như:

Bài báo khoa học Về việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 100 (tháng 7), 44 - 47) của Hoàng Thị Châu đã đề cập đến tình hình phương ngữ ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ Ngoài ra tác giả cũng đã đề cập đến dải đồng ngữ và những đảo thổ ngữ, trong đó có thổ ngữ Tứ Xã, cụ thể là địa danh của làng xã: Kẻ Gáp (Tứ Xã), Thạch Cáp (tên cũ của làng Tứ Xã), Lỗ Cáp (tên cũ hơn nữa của làng), Nghiên cứu về thổ ngữ Tứ Xã cũng như điều tra tổng hợp nhiều loại tài liệu đã cho thấy được mối liên hệ giữa di tích thời đại đồng thau ở Tứ Xã có mối liên hệ với những di tích cùng thời ở Yên Bái và có sự gắn bó khăng khít với dân cư các vùng dân cư xung quanh Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Đặc điểm phương ngữ Bắc của tiếng Việt của Phạm Văn Hảo vào năm 2008 đã tập trung nghiên cứu để chỉ rõ những đặc điểm riêng của phương ngữ Bắc trước hết về mặt ngữ âm sau đó là từ vựng Đề tài cũng đã thu thập các chứng cứ, tư liệu phương ngữ, trong đó có phương ngữ Phú Thọ giúp cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác lân cận trên cùng địa bàn.

Luận văn Nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn

(trang 115 - 128), tác giả cũng đã viết: “Nguyễn Hữu Nhàn là nhà văn sinh ra ở ngôi làng cổ nhất Việt Nam, làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Đây là ngôi làng rất lớn, có tới hàng vạn dân, là một “ốc đảo ngôn ngữ”, hiện vẫn sử dụng nhiều cổ ngữ, phương ngữ trong ngôn ngữ nói, các từ địa phương tồn tại lâu đời ở đây là do tính bảo thủ bền vững còn bảo lưu nhũng từ Việt cổ và do người dân tự cải biên theo nguyên tắc phát triển của tiếng Việt…” Tác giả cũng đưa ra một số ví dụ rất chân thực về từ vựng

Tứ Xã: tôm càng là nhảo, cá quả là cá chòi, hong hơ gọi là phẩy, quay là ngoe, Chính việc sử dụng thành công các phương ngữ đã làm cho các tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn đã mang được nét riêng rất đặc sắc, rất riêng Bên cạnh đó Nguyễn Hữu Nhàn cũng sử dụng triệt để mọi ngôn từ của đời sống, đặc biệt là khẩu ngữ, từ đó phản ánh được phần nào những nét đẹp trong văn hóa, đời sống của người dân nơi đây

Miêu tả từ địa phương xã Tứ Xã trong sự đối chiếu với từ vựng toàn dân

2.1 Bảng đối chiếu từ vựng địa phương xã Tứ Xã với từ vựng toàn dân

Từ thực tiễn điều tra, điền dã tại địa phương xã Tứ Xã bước đầu chúng tôi thu thập được những đơn vị từ ngữ có cách sử dụng như bảng dưới đây:

Từ toàn dân Từ địa phương Tứ Xã

Nhóm từ thân tộc bố bố mẹ mẹ bà ngoại bà vãi/ bà vại ông ngoại ông vãi/ ông vại cụ bủ cháu ngoay/ngoe bác (anh trai bố/mẹ) bác bác (chị gái bố/mẹ) bá cậu cậu mợ mợ chú chú cô cô dì dì thím thím

Từ chỉ hoạt động bế ặm/ẵm đem đem trông coi quay (mặt đi) ngoảnh/ngoe (mặt đi) tránh (ra) dẹp (ra)/xê (ra)/dạn (ra)/phắn nấp hú/ẩn/lủi/trốn rưới tưới/trộn/chan

Nhóm từ chỉ vật dụng dùng trong sinh hoạt bát bát/loa ghế chõng ông đầu rau ông bếp/kiềng/táo quân/ông táo võng võng dao dao dây thừng chạc/kéo tời/cái thiếu tro tro/gio gàu múc nước gáo/mầu/màu chảo sanh thìa (múc canh) muôi/muổng/muỗm lồng (gà) bu

Nhóm từ chỉ nông cụ nỏ cung cuốc cuốc xẻng xẻng xà beng xà beng xén xén cào cào đòn gánh đòn gánh quang gánh quang gánh

Từ khác ngã ba chẽ ba bụi đường phún phún xong đạn hai người trở lên (con trai) công hai người trở lên (con gái) bây tình thái từ lấu thức ăn (mặn) canh củ khoai lang củ muống nổ (bỏng) đùn (bỏng) gọi những người bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn ngoay con tôm nhảo hong hơ quần áo phẩy

2.2 Miêu tả đặc điểm cấu tạo của từ vựng

2.2.1 Kết quả thu thập, phân loại

Bước đầu, chúng tôi đã khảo sát và thu thập được 55 từ thuộc 4 nhóm từ vựng là nhóm từ thân tộc, nhóm từ chỉ hoạt động, nhóm từ chỉ vật dụng dùng trong sinh hoạt, nhóm từ chỉ nông cụ và bên cạnh đó là nhóm từ khác do nhóm thu thập được ngoài bảng khảo sát có sẵn Đối chiếu các từ thu được với mô hình cấu tạo các loại từ của tiếng Việt theo quan niệm của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, chúng tôi phân chia từ thành 2 loại là từ đơn và từ ghép, trong từ ghép chia ra thành từ ghép nghĩa, từ ghép âm và từ ghép ngẫu hợp

Kết quả thu thập, phân loại trên cho thấy, số lượng từ đơn chiếm phần lớn trong các từ đã khảo sát được Trong đó, nhóm từ chỉ thân tộc đa số là từ đơn, chỉ có 3 từ là từ ghép Nhóm từ chỉ nông cụ là nhóm có số lượng từ đơn ít nhất và không có từ ghép nào xuất hiện trong nhóm từ này

2.2.2 Các loại từ ngữ xét theo các kiểu cấu tạo

Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành Bộ phận cấu tạo nên từ đơn là một tiếng có nghĩa Trong đó, tiếng là đơn vị dùng để cấu tạo từ bao gồm: âm, vần và thanh Âm: trong Tiếng Việt có 22 phụ âm: b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x Và 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â

Vần: gồm 3 phần: âm đệm, âm chính và âm cuối

Thanh: tiếng Việt có 6 thanh: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng

Dưới đây, nhóm phân loại từ đơn theo 2 kiểu cấu tạo: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết (có hai âm tiết trở nên):

Từ đơn một âm tiết:

Từ bảng trên ta có thể thấy số lượng từ đơn một âm tiết chiếm 100% trên tổng số 40 từ đơn thu được từ kết quả khảo sát Trong đó, nhiều nhất là nhóm từ thân tộc, cụ thể là: bố, mẹ, cụ, cháu, cậu, mợ, chú, cô, dì, thím, bác, bá

Chiếm nhiều nhất trong khảo sát là nhóm từ thân tộc với 12 từ đơn âm tiết Đây hầu hết là những từ giống hoàn toàn hoặc gần giống với từ toàn dân Ít nhất là nhóm từ chỉ nông cụ Các từ này đều giống so với từ toàn dân

Từ đơn đa âm tiết không xuất hiện trong khảo sát này

2.2.2.4 Từ ghép a) Từ ghép nghĩa

Số lượng từ ghép nghĩa chiếm phần lớn với 8 đơn vị trên tổng số 15 đơn vị từ ghép thu được từ kết quả khảo sát Trong đó, phần lớn là nhóm từ ghép nghĩa chỉ vật dụng sinh hoạt, cụ thể là các từ: dây thừng, ông Táo, Táo quân, ông bếp Đây đều là các từ giống hoàn toàn hoặc khá gần gũi với từ vựng toàn dân b) Từ ghép âm

Trái lại với từ ghép nghĩa, số lượng từ ghép âm thống kê được là rất ít, chỉ có 1 đơn vị từ ngữ đó là từ “phún phún” nằm ở nhóm từ khác và đây là một từ xa lạ với người ở địa phương khác. c) Từ ghép ngẫu hợp

Số lượng từ ghép ngẫu hợp thống kê được là 6 đơn vị, nhiều thứ 2 sau số lượng từ ghép nghĩa Các thành tố kết hợp trực tiếp với nhau không dựa trên quan hệ ngữ nghĩa hay quan hệ ngữ âm Các từ ghép ngẫu hợp ở đây bao gồm: bà vãi (vại), ông vãi (vại), kéo tời, cái thiếu, xà beng, chẽ ba Trong đó, có từ “xà beng” là từ mượn bắt nguồn từ từ “la pince” trong tiếng Pháp, còn lại thì là thổ ngữ nhưng bị mờ nhạt về nghĩa

2.3 Miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của từ vựng

2.3.1 Từ có nét nghĩa giống hoàn toàn với từ vựng toàn dân

Trong quá trình tiến hành khảo sát, điền dã chúng tôi nhận thấy có những từ vựng có nét nghĩa giống hoàn toàn với từ vựng toàn dân như:

Từ Nghĩa bố cha (có thể dùng để xưng gọi) mẹ người đàn bà có con, trong quan hệ với con (có thể dùng để xưng gọi) mạ mẹ (thường chỉ dùng để xưng gọi) bà ngoại người đàn bà thuộc thế hệ sinh ra mẹ ông ngoại người đàn ông thuộc thế hệ sinh ra mẹ bủ lão, cụ cậu em trai hoặc anh trai của mẹ (có thể dùng để xưng gọi) bác anh trai hoặc chị dâu của cha (có thể dùng để xưng gọi) bá chị gái của mẹ (có thể dùng để xưng gọi) cô em gái hoặc chị của cha (có thể dùng để xưng gọi) dì em gái hoặc chị của mẹ (có thể dùng để xưng gọi) cháu người thuộc thế hệ sau nhưng không phải là con, trong quan hệ với người thuộc thế hệ trước (có thể dùng để xưng gọi) chú em trai của cha (có thể dùng để xưng gọi) thím vợ của chú (có thể dùng để xưng gọi) bế mang người, động vật bằng cách dùng tay đỡ cho sát vào người ẵm được dùng như bế (mang người, động vật bằng cách dùng tay đỡ cho sát vào người) đem mang đi theo hoặc dẫn đi theo với mình trông để ý nhìn ngó, coi sóc, giữ gìn cho yên ổn coi xem, để mắt đến, để ý đến nhằm giữ cho khỏi bị hư hại quay chuyển động hoặc làm cho chuyển động quanh một trục hay một điểm ở trung tâm một cách đều đều, liên tục; chuyển động hoặc làm cho chuyển động để đổi hướng về phía nào đó ngoảnh quay mặt về một phía nào đó tránh tự dời chỗ sang một bên để khỏi làm vướng nhau dẹp làm cho dẹp vào một chỗ ở bên cạnh cho đỡ vướng xê chuyển dịch một đoạn ngắn để tránh hoặc nhường chỗ cho cái khác nấp giấu mình vào nơi có vật che khuất để trốn, để được che chở lủi chui luồn vào chỗ rậm, chỗ khuất để trốn rúc chui vào chỗ hẹp hoặc kín rưới đổ cho thấm đều từng tí một lên khắp bề mặt tưới làm cho thẩm ướt đều bằng cách đổ nước, phun nước trên bề mặt trộn làm cho đảo lộn vị trí để cho các phần lẫn vào nhau; cho thêm thứ khác và làm cho lẫn đều vào nhau chan cho đẫm thức ăn nước vào bát cơm để ăn nỏ khí giới hình cái cung, có cán làm tay cầm và có lẫy, căng bật dây để bắn cung khí giới gồm một thanh cứng uốn cong, hai đầu nối với nhau bằng sợi dây căng, dùng sức bật của dây để bắn tên cuốc nông cụ gồm một lưỡi sắt tra thẳng góc vào cán dài, dùng để bổ, xới đất cào nông cụ gồm một thanh ngang có gắn nhiều răng, tra vào cán dài, dùng để san bằng, làm nhỏ đất, làm cỏ đòn gánh đòn dùng để gánh, thường làm bằng một đoạn tre chẻ đôi hoặc một thanh gỗ đẽo bẹt , hai đầu có mấu để giữ đầu quang quang gánh quang và đòn gánh xẻng dụng cụ gồm một lưỡi sắc mỏng và to bản, tra vào cán, dùng để xúc đất, vật liệu rời xà beng thanh sắt dài có một đầu nhọn hay bẹt, dùng để đào đất hoặc dùng để đào lỗ hoặc nạy, bẩy vật nặng loa bát có hình loe ra tựa cái loa chõng đồ dùng bằng tre, nứa để nằm, ngồi, hình giống cái giường hẹp và thấp ông táo khối đất nặn hình khum, gồm ba hòn đặt chụm vào nhau để bắc nồi lên đun ông đầu rau đầu rau: khối đất nặn hình khum, gồm ba hòn đặt chụm vào nhau để bắc nồi lên đun võng đồ dùng bện bằng sợi hoặc làm bằng vải, hai đầu mắc lên cao, ở giữ chùng xuống, để nằm ngồi, có thể đưa qua đưa lại dao đồ dùng để cắt, gồm có lưỡi sắc và chuôi cầm tro chất còn lại của một số vật sau khi cháy hết, nát vụn như bột và thường có màu xám gio dùng như tro thừng dây to, chắc, thừng bện bằng đay, gai dùng để buộc gàu đồ dùng thường đan bằng tre, để múc nước giếng hay để tát nước chảo đồ dùng thường dùng đúc bằng gang, lòng dốc thoai thoải, miệng loe rộng, có hai quai để rang, xào thức ăn xanh dụng cụ để xào thức ăn, thường bằng đồng, đáy bằng, thành đứng có hai quai muôi đồ dùng để múc thức ăn, hình dáng gần giống như thìa nhưng to hơn và có cán dài lồng đồ dùng đan thưa bằng tre, nứa hoặc đóng bằng gỗ dùng để nhốt chim, gà bu lồng đan bằng tre, nứa gần giống như cái nơm, thường được dùng để nhốt gà vịt

2.3.2 Từ có một phần nét nghĩa khác so với từ vựng toàn dân

Ngoài những nét nghĩa giống với nét nghĩa của từ toàn dân như trên, từ vựng tại Tứ

Xã (Lâm Thao - Phú Thọ) cũng được sử dụng với nét nghĩa khác:

Từ Nghĩa toàn dân Nét nghĩa khác bà vãi người đàn bà có tuổi chuyên đi chùa lễ Phật bà ngoại, người đàn bà thuộc thế hệ sinh ra mẹ (thường chỉ dùng để xưng gọi) ông vãi (ông vải) ông bà, tổ tiên ông ngoại, người đàn ông thuộc thế hệ sinh ra mẹ (thường chỉ dùng để xưng gọi)

Một vài nhận xét bước đầu

Tần suất sử dụng các từ địa phương Tứ Xã giữa các độ tuổi có sự khác biệt Để làm rõ sự khác biệt, chúng tôi sẽ đưa ra những phân tích sau đây:

Theo kết quả khảo sát, nhóm nghiệm viên dưới 35 tuổi có xu hướng sử dụng từ địa phương nhiều nhất, ít hơn là nhóm nghiệm viên từ 35 đến 60 tuổi còn nhóm nghiệm viên trên 60 tuổi sử dụng ít từ địa phương nhất Các từ địa phương được sử dụng nhiều chủ yếu là các từ: mạ (mẹ), bà vại/bà vãi (bà ngoại), ông vại/ông vãi (ông ngoại), bủ

(cụ) Các từ như chú, thím, cậu, mợ, cô, dì đều được sử dụng giống từ toàn dân

3.2 Nhóm từ chỉ hoạt động

Trong nhóm từ này, nhóm nghiệm viên dưới 35 tuổi có tần suất sử dụng từ địa phương ít nhất và chỉ sử dụng các từ địa phương là: coi (trông), ngoe (quay), trốn (nấp), tưới/trộn

(rưới) Nhóm có tần suất sử dụng nhiều hơn là nhóm nghiệm viên trên 60 tuổi và tần suất sử dụng nhiều nhất là nhóm nghiệm viên từ 35 đến 60 tuổi Trong đó, có những từ chỉ xuất hiện ở nhóm nghiệm viên từ 35 đến 60 tuổi, cụ thể là các từ: ngoa (quay đi), phắn/dẹp/dạn (tránh ra)

3.3 Nhóm từ chỉ vật dụng dùng trong sinh hoạt

Tần suất sử dụng từ địa phương nhóm từ này ở các độ tuổi là tương đương với nhau, không chênh lệch quá nhiều ở hầu hết các từ Trong nhóm từ chỉ vật dụng dùng trong sinh hoạt này, các từ địa phương đã khảo sát được bao gồm: loa (bát), cái thiếu/kéo tời/chạc (dây thừng), gio (tro), mầu/gáo (gầu), sanh (chảo), muôi/muỗm/muỗng (thìa), bu (lồng) Bên cạnh đó, trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một lượng lớn nghiệm viên không biết đến “ông đầu rau” và không có khái niệm về từ này

Kết quả khảo sát cho thấy đa số nghiệm viên đều sử dụng các từ toàn dân để chỉ nhóm từ nông cụ, chỉ có hai từ khác đó là từ cung (nỏ), quang (quang gánh) Trong đó, từ

“cung” chỉ xuất hiện ở nhóm nghiệm viên từ 35 đến 60 tuổi và từ “quang” thì chỉ thấy ở trong nhóm nghiệm viên dưới 35 tuổi Đối với nhóm nghiệm viên trên 60 tuổi thì đối với nhóm từ này không có sự khác biệt so với cách dùng toàn dân

Qua việc phân tích kết quả đối chiếu tần suất sử dụng từ vựng giữa các độ tuổi, nhóm nghiên cứu nhận thấy độ tuổi không phải là yếu tố ảnh hưởng tới tần suất sử dụng từ địa phương của các nghiệm viên Khảo sát cho thấy nhóm nghiệm viên trên 60 tuổi không phải là nhóm tuổi dùng nhiều từ địa phương nhất, trái lại, nhóm nghiệm viên trẻ (dưới

35 tuổi) lại sử dụng rất nhiều từ địa phương, thậm chí chiếm tỉ lệ cao nhất Như vậy, độ tuổi không ảnh hưởng tới tần suất sử dụng từ địa phương của các nghiệm viên ở Tứ Xã.

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w