1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài luận cuối kỳ đề tài xem xét chính sách đối ngoại của mỹ tại trung đông và vai trò của lợi ích năng lượng trong việc định hình sự can dự của mỹ tại khu vực này

39 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xem xét chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đông và vai trò của lợi ích năng lượng trong việc định hình sự can dự của Mỹ tại khu vực này
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Lê Thị Thiên Lý, Đỗ Bảo Ngọc
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Tâm Sáng
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại Mỹ
Thể loại Bài luận cuối kỳ
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 426,22 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ TẠI TRUNG ĐÔNG. 3 A. Tầm quan trọng của việc xem xét chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung Đông (3)
    • B. Tổng quan lịch sử về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung Đông (10)
      • 1. Sớm tham gia và tạo ảnh hưởng trong khu vực (10)
      • 2. Diễn biến sau Thế chiến thứ hai và động lực của Chiến tranh Lạnh (11)
      • 3. Tóm tắt giai đoạn 1945 - nay (12)
  • Chương 2: VAI TRÒ CỦA LỢI ÍCH NĂNG LƯỢNG TRONG VIỆC ĐỊNH HÌNH SỰ CAN DỰ CỦA HOA KỲ TẠI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG (14)
    • A. Lợi ích năng lượng ở khu vực Trung Đông ảnh hưởng như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ (14)
      • 1. Tầm quan trọng của lợi ích năng lượng trong việc định hình sự can dự của Hoa Kỳ (14)
      • 2. Theo đuổi an ninh năng lượng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (17)
    • B. Phân tích và đánh giá tổng quan sự can dự của Mỹ về vấn đề dầu mỏ dưới thời tổng thống Obama, Trump và Biden ? (21)
      • 1. Tổng thống Barack Obama (21)
      • 2. Tổng thống Donald Trump (23)
      • 3. Tổng thống Joe Biden (25)
  • CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC, CƠ HỘI, DỰ ĐOÁN NHỮNG BƯỚC ĐI TIẾP THEO CỦA MỸ TẠI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG TRONG TƯƠNG LAI (28)
    • A. Những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt trong việc định hình chính sách đối ngoại tại Trung Đông (28)
    • B. Những cơ hội và dự đoán định hướng chiến lược tương lai cho Hoa Kỳ trong khu vực Trung Đông (29)
    • C. Những bước đi tiếp theo của Hoa Kỳ trong thời gian tới (30)
  • KẾT LUẬN (32)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂNVĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA: QUAN HỆ QUỐC TẾBÀI LUẬN CUỐI KỲĐề tài:Xem xét chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đông và

KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ TẠI TRUNG ĐÔNG 3 A Tầm quan trọng của việc xem xét chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung Đông

Tổng quan lịch sử về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung Đông

1 Sớm tham gia và tạo ảnh hưởng trong khu vực

Mối quan hệ giữa Mỹ và khu vực Trung Đông đã có hơn từ hai trăm năm trước, dựa trên các hoạt động trao đổi về thương mại, truyền giáo và giáo dục Cụ thể các liên hệ thương mại giữa Smyrna (thành phố thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) và Boston đã bắt đầu từ năm 1767 Sau đó, một nhà buôn của Mỹ được thành lập ở Smyrna vào năm 1811, đặt nền móng cho hiệp ước Ottoman đầu tiên của Mỹ được ký kết vào ngày 07/05/1831 15 Tuy nhiên, sự sụp đổ của đế chế Ottoman vào cuối chiến tranh thế giới thứ Nhất đã đặt toàn bộ khu vực Trung Đông dưới sự ảnh hưởng của Châu Âu Trong suốt khoảng thời gian này, Hoa Kỳ tỏ ra ít quan tâm đến các vấn đề quốc tế nói chung và khu vực Trung Đông nói riêng do ảnh hưởng của “chủ nghĩa biệt lập” - điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (cho đến trước khi sự kiện Trân Châu Cảng xảy ra).

Nhìn chung trong giai đoạn này, sự tiếp xúc của Hoa Kỳ với khu vực Trung Đông chỉ giới hạn trong thương mại, truyền giáo và đặc biệt là giáo dục Các nhà truyền giáo không thể cải đạo những người theo Hồi giáo hoặc Do Thái giáo sang Cơ đốc giáo nhưng họ đã mang lại ảnh hưởng cực kỳ lớn về nền giáo dục hiện đại cho khu vực, góp phần xây dựng các trường Đại học như Đại học Robert ở Thổ Nhĩ Kỳ thành lập năm 1863, Đại học Tin lành Syria, sau đổi tên thành Đại học Hoa Kỳ ở Beirut (AUB) (1866), Đại học Nữ sinh Istanbul thành lập năm 1871 và Đại học Hoa Kỳ ở Cairo thành lập năm 1919 (Horward, 1974) Những đóng góp trong mảng giáo dục này đã để lại ấn tượng tốt và khiến Hoa Kỳ trở nên nổi tiếng trong mắt người dân địa phương, cùng với việc Mỹ không can thiệp vào chính trị đã chiếm được nhiều thiện cảm của người dân về khái niệm nền dân chủ Mỹ (Lenczowski, 1980) 16

16 Lenczowski, G (1980) The Middle East in World Affairs (4th ed., p 792) New York, NY: Cornell University Press.

15 Howard, H N (1974) The United States and the Middle East In T Y Ismael (Ed.), The Middle East in World Politics: A Study in Contemporary International Relations (pp 117-118) Syracuse, NY: Syracuse

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù khu vực Trung Đông chịu ảnh hưởng nặng nề của Châu Âu nhưng các mối quan hệ giữa Mỹ và khu vực này, đặc biệt là giữa các công ty dầu khí với các quốc gia Trung Đông đã tăng lên đều đặn và thiết lập nhiều liên hệ kinh tế trong khu vực Trong Thế chiến II, sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Trung Đông đã dần tăng lên và Nhà Trắng cũng đã chú ý nhiều hơn đến trữ lượng dầu mỏ quan trọng của khu vực và bắt đầu đánh giá lại tầm quan trọng của nó đối với các lợi ích an ninh của Hoa Kỳ và Đồng minh.

2 Diễn biến sau Thế chiến thứ hai và động lực của Chiến tranh Lạnh

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Trung Đông đã không ngừng tăng cường thông qua hàng loạt các sự kiện liên quan sau:

(1) Iran được sử dùng làm tuyến đường trung chuyển để gửi trợ cấp Lend-Lease 17 tới Liên Xô từ năm 1941 - 1945

(2) Aranco - công ty Dầu mỏ Ả Rập - Mỹ được thành lập tại Ả Rập Saudi vào năm 1938 18

(3) Mỹ đã ảnh hưởng đến phong tròa dân tộc chủ nghĩa Ả Rập vào đầu những năm 1920 thông qua các lý tưởng của mình (Jones, Jr., 1973, p 184) 19 Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ hai, cán cân quyền lực song phương Hoa Kỳ - Liên Xô nổi lên như hai siêu cường duy nhất trong hệ thống quốc tế Các cường quốc chính của châu Âu (Anh và Pháp) phải đối mặt với những khó khăn kinh tế đáng kể và không còn khả năng đóng vai trò lãnh đạo truyền thống của họ ở Trung Đông cùng với sự thể hiện rõ ràng của Liên Xô khi mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình dọc theo biên giới phía nam và thể hiện sự quan tâm rõ rệt đến khu vực Trung Đông Điều này được thể hiện thông qua hành động Josef Stalin ra lệnh cho quân đội Liên Xô tiến vào Iran và gia tăng áp lực ngoại giao lên Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1941 Kể từ đó, do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi quyền lực trong quan hệ quốc tế, sự gia tăng về nhu cầu dầu mỏ và vấn đề Palestine, Hoa Kỳ đã phải liên tục tập trung sự chú ý của mình vào khu vực Trung Đông.

19 Jones, A M (1973) U.S Foreign Policy in a Changing World (p 184) New York, NY: David McKay

18 Aranco được thành lập nhằm khai thác và khai thác dầu mỏ trong Vùng Công nghiệp Dầu mỏ Saudi Aramco (Saudi Aramco's Oil Concession Area) ở Đông Bắc Saudi Arabia Vùng này có một trong những dự trữ dầu mỏ lớn nhất trên thế giới Trong suốt quá trình hoạt động, Aranco đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển và tăng trưởng của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Saudi Arabia.

Trong năm 1980, Chính phủ Saudi Arabia đã mua lại tất cả cổ phần của Aranco, khiến công ty trở thành công ty nhà nước độc quyền Từ đó, công ty được đổi tên thành Saudi Arabian Oil Company (Saudi Aramco).

17 Trợ cấp Lend-Lease: Llà một chương trình viện trợ của Hoa Kỳ đối với Vương quốc Anh, nước Pháp tự do,Trung hoa dân quốc, Liên Xô và các nước Đồng minh khác Các mặt hàng viện trợ bao gồm thực phẩm, dầu, và các trang thiết bị quân sự từ năm 1941 đến năm 1945.Trợ cấp này được ký vào ngày 11 tháng 3 năm 1941 và kết thúc vào ngày 20 tháng 9 năm 1945.

Trong suốt những năm 1950, mối lo ngại về khả năng mở rộng của Liên Xô ở khu vực Trung Đông đã thúc đẩy ngoại trưởng John Foster Dulles tìm kiếm các đồng minh ở các bang gần Liên Xô nhất (Lenczowski, 1984) 20 Vào tháng 2 năm 1955, những nỗ lực của Hoa Kỳ đã dẫn đến việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Baghdad (còn được gọi là Tổ chức Hiệp ước Trung Đông METO) METO được thành lập bởi Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pakistan và Iran với mục đích chính là hạn chế khả năng mở rộng của Liên Xô ở khu vực Trung Đông.

Trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã phát triển một số chính sách, chiến lược và chiến thuật để hạn chế khả năng bành trướng của Liên Xô trên thế giới và đặc biệt là ở khu vực Trung Đông Trong đó, ngăn chặn, hòa dịu và răn đe là một trong những chính sách đáng chú ý nhất trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh mà Mỹ áp dụng Vào đầu những năm

1990, Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của một trục Liên Xô Do đó, mối lo sợ của

Mỹ đối với khu vực cũng chấm dứt và Hoa Kỳ vẫn là siêu cường thống trị duy nhất trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh Với những lợi thế về sức mạnh quân sự, kinh tế và quyền bá chủ,

Mỹ đã đánh dấu rõ ràng chính sách đối ngoại của mình trong các vấn đề quốc tế vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI với mục tiêu đảm bảo tiếp cận an toàn các nguồn tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là ở các quốc gia Ả Rập giàu dầu mỏ.

3 Tóm tắt giai đoạn 1945 - nay

Sau đây là bảng tóm tắt chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực Trung Đông từ qua năm giai đoạn 21 :

Giai đoạn và các cuộc khủng hoảng Mối quan tâm của Mỹ tại khu vực Trung Đông

1 Tự do tiếp cận các nguồn tài nguyên dầu mỏ và hỗ trợ các công ty dầu mỏ lớn.

2 Hỗ trợ và bảo vệ Israel

3 Ngăn chặn sự xâm nhập của Liên Xô, đồng thời bảo vệ các chế độ truyền thống của phương Tây.

21 Halabi, Y (2016) US foreign policy in the Middle East: from crises to change Routledge.

20 Lenczowski, G (1984) U.S Policy in the Middle East: Problems and Prospects In D L Bark (Ed.), To

Promote Peace: U.S Foreign Policy in the Mid-1980s (pp 163-165) Stanford, CA: Hoover Institution Press.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 - 1974

1 Hỗ trợ và bảo vệ Israel

2 Chặn sự xâm nhập của Liên Xô

3 Ổn định nguồn cung dầu với giá hợp lý

4 Đưa hệ thống petrodollar vào thị trường Hoa Kỳ

Cách mạng hồi giao Iran

1 Ngăn chặn sự mở rộng của cuộc cách mạng Iran từ bên ngoài lẫn bên trong bởi các phong trào Hồi giáo địa phương.

2 Hỗ trợ và bảo vệ Israel

3 Chặn sự xâm nhập của Liên Xô

4 Nguồn cung dầu ổn định với giá hợp lý

5 Đưa hệ thống petrodollar vào thị trường Hoa Kỳ

6 Đảm bảo ổn định khu vực

Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001

1 Tước bỏ vũ khí hạt nhân của Iraq

2 Đảm bảo an ninh bên trong của Hoa Kỳ và sẵn sàng chống lại bất kỳ cuộc tấn công khủng bố nào

3 Nguồn cung dầu ổn định với giá hợp lý

4 Chống khủng bố toàn cầu.

1 Đạt được sự ổn định ở Iraq và thiết lập một chế độ liên bang thân Mỹ mạnh mẽ ở Baghdad

1 Ngăn chặn Iran phát triển năng lực hạt nhân

2 Nguồn cung dầu ổn định với giá hợp lý.

Nhìn lại hành trình của Mỹ tại khu vực Trung Đông từ thế kỷ XX đến nay, ta thấy được với mỗi giai đoạn và sự kiện khác nhau xảy ra, Hoa Kỳ sẽ có những điều chỉnh tương ứng trong chính sách đối ngoại của mình nhằm đáp ứng tình hình và thách thức của khu vực đang đặt ra Ở giai đoạn từ trước năm 1970, các động thái từ Nhà Trắng cho thấy Hoa Kỳ đang chủ trương xây dựng ổn định khu vực Trung Đông với quan điểm ổn định khu vực sẽ tạo nên ổn định cho từng quốc gia Do đó, Mỹ tập trung vào các hoạt động xây dựng gắn kết và đảm bảo khu vực Trung Đông ổn định nhưng không can thiệp quá nhiều vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia Tuy nhiên, trong thập kỷ 1970 và 1980, Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thách thức và biến động lớn trong khu vực Trung Đông Những sự kiện như cuộc chiến tranhIsrael-Arab, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, cách mạng Iran năm 1979 và cuộc chiến tranh Iraq-Iran đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ khiến nước này can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ của các quốc gia trong khu vực này Một quan điểm mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ và duy trì đến tận ngày nay cũng đã xuất hiện đó là việc đảm bảo sự ổn định tổng hợp ở mỗi quốc gia sẽ dẫn đến sự ổn định chung của toàn khu vực Quan điểm này càng được củng cố hơn về việc tăng cường quan tâm và can thiệp sâu của Mỹ vào khu vực Trung Đông kể từ sau sự kiện khủng bố ngay 11 tháng 9 năm 2001.

VAI TRÒ CỦA LỢI ÍCH NĂNG LƯỢNG TRONG VIỆC ĐỊNH HÌNH SỰ CAN DỰ CỦA HOA KỲ TẠI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG

Lợi ích năng lượng ở khu vực Trung Đông ảnh hưởng như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ

1 Tầm quan trọng của lợi ích năng lượng trong việc định hình sự can dự của Hoa Kỳ

Trung Đông là một khu vực có nguồn năng lượng dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên Dầu mỏ và khí tự nhiên từ Trung Đông chiếm một phần lớn nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu Sự ổn định trong sản xuất và xuất khẩu năng lượng từ khu vực này có tác động trực tiếp đến giá cả và thị trường năng lượng trên toàn cầu Một sự gián đoạn trong nguồn cung cấp từ Trung Đông có thể gây ra biến động giá cả và tạo ra rủi ro kinh tế cho các quốc gia tiêu thụ năng lượng (Karen E Young, 2021) Các quốc gia như Saudi Arabia, Iraq, Iran và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới Việc có nguồn cung cấp năng lượng ổn định từ Trung Đông đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và cung cấp nhiên liệu cho nhiều quốc gia trên thế giới. (Thanh Bình, 2021) Anne W Patterson - một nhà ngoại giao nữ nổi tiếng của Mỹ đã từng nói:

“There’s no place where they clash more than in the Middle East - our values and our interests.” (Không có nơi nào xung đột nhiều hơn ở Trung Đông - các giá trị và lợi ích của chúng ta.) 22 Trung Đông đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với chuỗi cung ứng dầu mỏ thế giới Mặc dù Trung Đông sản xuất 1/4 nguồn cung dầu thế giới, nhưng nó nắm giữ từ 2/3 đến 3/4 tổng trữ lượng dầu đã biết 23 Năm 2010, các quốc gia tại vùng Vịnh sở hữu hơn 50% trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh và thẩm định về trữ lượng trên thế giới.

Có thể thấy bài toán về vấn đề năng lượng luôn là một trong những lý do khiến Hoa

Kỳ tiếp tục xác định khu vực này là cực kỳ quan trọng và cũng như góp phần định hình sự can dự của Hoa Kỳ trong khu vực này Có hai lý do chính khiến Mỹ phải cân nhắc về lợi ích năng lượng tại Trung Đông:

23 Shibley Telhami (2002) The Persian Gulf: Understanding the American Oil Strategy Truy cập từ https://www.brookings.edu/articles/the-persian-gulf-understanding-the-american-oil-strategy/

22 Anne W Patterson - Bà đã phục vụ với tư cách là nhà ngoại giao Hoa Kỳ trong hơn bốn thập kỷ - Bà là Trợ lý

Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Cận Đông và Bắc Phi tại Bộ Ngoại giao (2013-2017) Bà từng là Đại sứ tại Ai Cập (2011-2013), Pakistan (2007-2010), Colombia (2000-2003) và El Salvador (1997-2000) Bà đại diện cho Hoa Kỳ tại các quốc gia đang phục hồi sau nội chiến và các quốc gia đang chiến đấu với các cuộc nổi dậy kéo dài, nhưng đối với bà, Trung Đông buộc chính phủ Hoa Kỳ phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn nhất U.S Power and Influence in the Middle East: Part One (2022, March 7) CSIS Retrieved June 30, 2023, from https://www.csis.org/analysis/us-power-and-influence-middle-east-part-one

Thứ nhất, nguồn cung ứng dầu mỏ cho Hoa Kỳ: Trung Đông là một khu vực quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thị trường toàn cầu trong khi Hoa Kỳ là một quốc gia tiêu thụ dầu lớn và cần đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và đáng tin cậy Trong lịch sử, Mỹ đã tìm đến khu vực Đông Âu vì vấn đề nguồn cung năng lượng từ những năm trong chiến tranh thế giới thứ II Trước năm 1973, gần một phần ba lượng dầu nhập khẩu của Hoa Kỳ đến từ Trung Đông ngay trước cuộc Khủng hoảng Cấm vận Dầu mỏ Thậm chí ngày nay, lượng dầu vẫn ở mức 1/5 lượng nhập khẩu của Mỹ 24 Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay với cuộc chiến căng thẳng của Nga - Ukraine đang diễn ra thì nhu cầu sử dụng và các vấn đề năng lượng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết Do đó, lợi ích năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự can dự và quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực này.

Tác động kinh tế: Giá dầu mỏ và tình hình năng lượng ở Trung Đông có thể ảnh hưởng mạnh đến kinh tế của Hoa Kỳ Những biến động trong giá cả và sự không ổn định trong nguồn cung ứng có thể gây ra xáo lạc và sự bất ổn trên thị trường toàn cầu Vì vậy, Hoa

Kỳ quan tâm đến việc duy trì sự ổn định và an ninh trong khu vực để đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng ổn định và ổn định kinh tế nội địa Một sự kiện cụ thể trong quá khứ: Khủng hoảng dầu mỏ năm 1973: Cuộc chiến Yom Kippur giữa Israel và các quốc gia Ả Rập đã chứng minh cho điều này Với sự kiện Ả Rập tăng giá dầu và áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu đến các nước ủng hộ Israel, bao gồm cả Hoa Kỳ đã gây ra những cú sốc kinh tế và tăng giá nhiên liệu chóng mặt tại Hoa Kỳ Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã thúc đẩy

Mỹ tìm kiếm các nguồn cung ứng dầu mỏ đa dạng hơn và làm cho Hoa Kỳ trở nên nhạy cảm với biến động giá cả và sự ổn định trong khu vực Trung Đông Điều này đã khiến Mỹ phải cân nhắc lại và tìm hướng đi khác cho chính sách đối ngoại tại khu vực này thông qua thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia sản xuất dầu trong khu vực và tăng cường nỗ lực để tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, đa dạng và sử dụng các nguồn năng lượng sạch, bền vững nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ từ Trung Đông và giảm tác động môi trường.

Mặc dù kể từ cú sốc năm 1973, Mỹ đã có những điều chỉnh thay đổi trong chính sách và giảm sự phụ thuộc về nguồn cung dầu mỏ duy nhất tại Trung Đông thông qua việc đa dạng các nguồn nhập và tăng cường nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng sạch Tuy nhiên với trữ lưỡng dồi dào chiếm hơn phân nữa trữ lượng dầu thế giới, khu vực này vẫn đóng một vai trò nhất định trong chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu Do đó, việc có thể nắm giữ và kiểm soát một trong những khu vực cung cấp năng lượng hàng đầu thế giới mang lại một lợi

24 Al Sarhan, AS (2017) Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Trung Đông Mở Tạp chí Khoa học Chính trị, 7,454-472 https://doi.org/10.4236/ojps.2017.74036 thế đáng gờm, đặc biệt là các nước nhỏ, đang phát triển, có nhu cầu sử dụng năng lượng cao nhưng vẫn chưa đủ sức thực hiện các nguồn năng lượng sạch Do đó, an ninh năng lượng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng trong cân nhắc chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực này.

Tuy nhiên, Trung Đông hiện đang trải qua một trong những giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử Sự suy thoái đến từ những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kéo theo đó là sự sụt giảm kinh tế và sự biến động khó lường của giá năng lượng Hay trong lịch sử, khu vực này cũng trải qua những cú sốc bên trong bao gồm các cuộc nổi dậy của người Ả Rập diễn ra vào năm 2011, trong khi những cú sốc bên ngoài bắt nguồn từ các sự kiện như cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ vào năm 2003 (Paul Salem, 2016, p.4) Nhiều sai lầm ngày nay được cho là bắt nguồn từ năm 1979, khi cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran được huy động và trang bị vũ khí cho các cộng đồng người Shiite xung quanh khu vực Trong thời gian đó, Hoa

Kỳ, Pakistan và Ả Rập Saudi cũng đã hỗ trợ vũ trang cho các nhóm Sunni cực đoan để chống lại cuộc xâm lược của Liên Xô ở Afghanistan, điều này góp phần cho những bất ổn chính trị kéo dài trong một thời gian dài sau đó (Paul Salem, 2016, p.4) Như vậy, câu hỏi đặt ra là Hoa

Kỳ nhận được gì khi không ngừng đẩy mạnh sự can thiệp một cách sâu rộng tại khu vực này trong một khoảng thời gian dài như vậy? Nhiều ý kiến cho rằng Hoa Kỳ đánh đổi nhiều tổn thất hơn là những lợi ích mà khu vực này mang lại? Liệu có sự thật có phải như vậy? Một trong năm lợi ích mà Trung Đông mang lại cho Mỹ (Duy trì dòng năng lượng và thương mại tự do đến các thị trường thế giới; Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; Chống lại các nhóm khủng bố; Sát cánh với các đối tác và đồng minh; Tranh giành và chống lại ảnh hưởng của các cường quốc đối địch (Paul Salem, 2016, p.4)) Có thể thấy, lợi ích về năng lượng là một trong giá trị cốt lõi, quan trọng và góp phần thúc đẩy Hoa Kỳ đưa ra những chính sách đối ngoại phù hợp để đạt được tối đa lợi ích.

2 Theo đuổi an ninh năng lượng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng; Bảo vệ các tuyến hàng hải và cơ sở hạ tầng dầu khí; Ảnh hưởng của lợi ích năng lượng đối với việc triển khai quân sự có thể được xem là những mục tiêu cơ bản mà Hoa Kỳ hướng đến trong việc theo đuổi an ninh năng lượng trong chính sách đối ngoại của mình tại Trung Đông Nhìn vào tiến trình phát triển dầu mỏ của Hoa Kỳ, có thể thấy quá trình này trải qua ba giai đoạn chính: sự trỗi dậy của dầu mỏ như một loại hàng hóa, bắt đầu từ năm 1850; thời kỳ cạnh tranh địa chính trị sau Thế chiến II; và thời kỳ bãi bỏ quy định và đa dạng hóa sau Chiến tranh Lạnh Gần đây nhất, cuộc chiến của Nga với Ukraine đã làm trầm trọng thêm căng thẳng địa chính trị và làm sống lại cuộc tranh luận về sự độc lập năng lượng của Mỹ (Council on Foreign Relations, 2023) Bắt đầu từ những năm 1940 và 1950, Hoa Kỳ đã phụ thuộc mạnh mẽ vào dầu mỏ Trung Đông, đặc biệt là từ vùng Vịnh Persia (nay là Vịnh Ba Tư) Cho đến những năm 1990-1991, cuộc chiến vùng Vịnh khi Iraq xâm lược Kuwait đã tạo ra sự lo ngại về an ninh và ảnh hưởng đến nguồn cung ứng dầu mỏ Hoa Kỳ lãnh đạo một liên minh quốc tế để tàn phá quân đội Iraq và giải phóng Kuwait Thập kỷ 2000, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tiếp tục tập trung vào đảm bảo an ninh và ổn định nguồn cung ứng dầu mỏ từ Trung Đông Và vào năm 2003, Hoa Kỳ xâm lược Iraq dẫn đến lật đổ chính phủ Saddam Hussein Sự kiện này đã gây ra một loạt hệ quả và xáo trộn ở khu vực, ảnh hưởng đến ổn định và an ninh Thập kỷ 2010, sự xuất hiện của dầu mỡ khác, chẳng hạn như dầu mỡ từ mỏ shale ở Hoa Kỳ, đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông.

Hiện tại, Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm đến sự ổn định và an ninh khu vực Trung Đông và đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, bởi vì dầu mỏ vẫn là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và chiến lược quốc gia Chính vì vậy, ngoài các vấn đề về lợi ích kinh tế, Mỹ còn quan tâm đến an ninh và ổn định ở khu vực Trung Đông để đảm bảo tự do lưu thông hàng hải và sự ổn định trong nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu.

Phân tích và đánh giá tổng quan sự can dự của Mỹ về vấn đề dầu mỏ dưới thời tổng thống Obama, Trump và Biden ?

Tập trung vào An ninh Năng lượng không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ tại Trung Đông, tuy nhiên nó được cho là một trong những yếu tố nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại mà chính quyền nước này hướng đến Dưới thời tổng thống Obama, ông đã nhận ra tầm quan trọng của an ninh năng lượng và bắt đầu có những chính sách giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Trung Đông thông qua việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng, thúc đẩy năng lượng tái tạo và tăng cường sản xuất trong nước. (Franssen, H., 2014) Những nỗ lực này bao gồm các cuộc đàm phán và ký kết: Thỏa thuận hạt nhân Iran - Hiệp định JCPOA nhằm hạn chế khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và đồng thời mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và năng lượng với quốc gia này Điều này có tác động đến định hình mối quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực và có thể làm thay đổi động lực cạnh tranh năng lượng tại Trung Đông Ngoài ra, chính quyền Obama đã nhấn mạnh việc đảm bảo an ninh năng lượng và tạo ra một môi trường ổn định để thu hút các đối tác năng lượng Mỹ đã tìm kiếm sự hợp tác với các quốc gia Trung Đông giàu năng lượng, như Ả Rập Saudi và các thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và giữ thế cân bằng trong khu vực Tuy nhiên, một trong những thách thức chính mà chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung Đông dưới thời Tổng thống Obama phải đối mặt là làm thế nào để bảo vệ các tuyến đường vận chuyển và cơ sở hạ tầng dầu khí khỏi các mối đe dọa như cướp biển, phá hoại, tấn công mạng hoặc đối đầu quân sự (The White House, 2015) Một số chiến lược mà Hoa Kỳ đã áp dụng để giải quyết thách thức này là: Duy trì sự hiện diện hải quân mạnh mẽ ở Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ, cũng như tiến hành các cuộc tập trận và huấn luyện chung với các đồng minh trong khu vực; Cung cấp hỗ trợ an ninh và bán vũ khí cho các chính phủ thân thiện để tăng cường khả năng an ninh năng lượng và hàng hải của họ; Áp đặt các biện pháp trừng phạt và áp lực ngoại giao đối với Iran để kiềm chế tham vọng hạt nhân của nước này và sự hỗ trợ của nước này đối với các nhóm ủy nhiệm có thể nhằm vào các cơ sở dầu khí hoặc các tuyến đường vận chuyển; Hỗ trợ các nỗ lực quốc tế chống cướp biển ngoài khơi bờ biển Somalia và trong Vịnh Aden, chẳng hạn như Lực lượng Hàng hải Kết hợp (CMF) và Nhóm Liên lạc về Cướp biển ngoài khơi Somalia (CGPCS). Cuối cùng là khuyến khích đa dạng hóa và kết nối các nguồn và thị trường năng lượng trong khu vực, như thông qua Hành lang Khí đốt phía Nam (SGC) hay Diễn đàn Khí đốt Đông Địa Trung Hải (EMGF) (Al-Ali, Z., 2016, p.113-152 & Kevin Sullivan, 2016) Tổng thống cũng đưa ra nhiều chính sách đối ngoại được cho là hòa dịu hơn đối với Trung Đông, và điều này cũng góp phần tăng cường các hợp tác về kinh tế của Mỹ tại khu vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng.

Nói tóm lại, hoạt động ngoại giao của Chính quyền Obama vào năm 2015 đối vớiSyria, thỏa thuận hạt nhân Iran, đối với GCC và Israel, dường như đi ngược lại quan điểm cho rằng Hoa Kỳ đang rút lui khỏi khu vực Trung Đông sẽ luôn có tầm quan trọng chiến lược do giá trị địa chính trị của nó như là trung chuyển năng lượng và thương mại toàn cầu,mối quan hệ lịch sử và tôn giáo - văn hóa với châu Âu và châu Mỹ, và khả năng lan rộng các vấn đề ra ngoài ranh giới của nó (Ellen Laipson, 2023) Tổng thống Obama đã cố gắng điều chỉnh các chính sách của mình đối với khu vực, các chính sách của ông nhìn chung khá hòa hoãn nhằm tránh để các vấn đề xung đột tại Trung Đông Đồng thời, việc tăng cường độc lập về năng lượng - chiến lược “pivot to Asia” 27 đã giúp giải thích cho những lý do để điều chỉnh lại hiện diện của Mỹ tại khu vực này Sự giảm can thiệp và vai trò của Mỹ trong bối cảnh các nước bên ngoài đang ngày càng cạnh tranh với Mỹ trong việc hợp tác và khẳng định vị trí tại khu vực Trung Đông điển hình như Trung Quốc liệu có phải là một nước đi đúng đắn của chính quyền Obama trong suốt thời kỳ đương nhiệm? Khi mà vào năm 2015, Tổng thống Obama đã buộc phải điều chỉnh kế hoạch của mình, cho phép tăng cường chiến đấu và huấn luyện lực lượng cho cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria Rõ ràng từ các tài liệu hoạch định quốc phòng và phân tích của các chuyên gia an ninh quốc gia rằng việc sắp xếp lại dần dần các ưu tiên của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang được tiến hành Việc thu hẹp lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ nói chung sẽ ảnh hưởng đến quy mô và tần suất triển khai tới Trung Đông, mặc dù các chuyến thăm theo kỳ để tập trận và huấn luyện chung sẽ tiếp tục như một đặc điểm thường xuyên của hợp tác an ninh Hoa Kỳ-Trung Đông (Ellen Laipson, 2023) Vậy nên, rất khó để đưa ra kết luận rằng, Hoa Kỳ đang giảm dần tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực thông qua việc giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng.

Tóm lại, có thể thấy rằng chính sách đối ngoại về vấn đề năng lượng của chính quyền Obama với khu vực Trung Đông cuối cùng nhằm đáp ứng các lợi ích an ninh quốc gia của

Mỹ, bao gồm việc giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu, thúc đẩy năng lượng tái tạo, hợp tác với các đối tác khu vực, giải quyết các xung đột và đối phó với các mối đe dọa Chính sách này đã gặp phải nhiều thách thức và biến động trong khu vực, cũng như sự phản ứng của các bên liên quan Chính sách này cũng đã để lại một số di sản và thách thức cho chính quyền Trump tiếp theo Tuy nhiên, chính quyền Obama cũng đã có những thành tựu và đóng góp tích cực cho an ninh năng lượng và hòa bình ổn định tại Trung Đông.

Dưới thời tổng thống Trump, những quan điểm trong chính sách đối ngoại với Trung Đông trong mảng năng lượng nhấn mạnh vào sự độc lập về năng lượng trên nền tảng chính

27 “Pivot to Asia” Chính sách xoay trục (còn gọi là chính sách Tái cân bằng chiến lược) lần đầu tiên được phát triển khi Tổng thống Barack Obama thực hiện chiến lược cân bằng giữa phương Tây và phương Đông, giữa Mỹ và các trung tâm chính trị, kinh tế và quân sự khác; thu hút các nước thành lập liên minh mới để kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc và Nga Re-balancing the rebalance, resourcing U.S diplomatic strategy in the Asia -Pacific region, The Committee on Foreign Relations - United States senate, No 2, April 2013, pp 13. sách “American First” Tổng thống Trump theo đuổi chính sách năng lượng tập trung vào việc thúc đẩy sự độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ ở Trung Đông (The Economist, 2020) Tổng thống Trump từng có bài phát biểu tại Nhà Trắng khi nhắc về cuộc tấn công của Iran vào hai căn cứ quân sự ở Iraq, ông đã đưa ra nhận xét này về vấn đề năng lượng như sau: “We are now the No 1 producer of oil and natural gas anywhere in the world We are independent, and we do not need Middle East oil.” (Hoa Kỳ hiện là nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên số 1 trên thế giới Chúng ta độc lập và chúng ta không cần dầu ở Trung Đông.) Điều này liên quan đến việc thúc đẩy sản xuất năng lượng trong nước, bao gồm cả việc mở rộng khai thác dầu khí đá phiến thông qua các kỹ thuật như bẻ gãy thủy lực (fracking) (Kathryn Diss, 2020) Bằng cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, chính quyền nhằm tăng cường an ninh năng lượng của đất nước và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông (Kathryn Diss, 2020) Tuy nhiên, những chính sách của Trump đã vướng phải nhiều chỉ trích, vì thực sự Mỹ vẫn phải phụ rất nhiều vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ nước ngoài, đặc biệt là khu vực Trung Đông (Egan, M., 2020) Vào năm

2020, năm cuối cùng Trump nắm quyền, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 7,9 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ mỗi ngày (Daniel Dale, 2022) Con số này đã giảm so với những năm trước - Hoa Kỳ đã nhập khẩu hơn 10 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2016, cả năm cuối cùng của Tổng thống Barack Obama - nhưng vẫn còn rất nhiều năng lượng nước ngoài Tuy nhiên, mặc dù có sự suy giảm về lượng dầu nhập khẩu từ Trung Đông trong suốt nhiệm kỳ của mình, chính quyền Trump cũng tìm cách tăng cường liên minh với các quốc gia giàu năng lượng ở Trung Đông, chẳng hạn như Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Các liên minh này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định và thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh Trump đã thực hiện chuyến thăm chính thức đến Ả Rập Saudi và UAE Những cuộc thăm này đã tạo cơ hội để tăng cường quan hệ và xác định mục tiêu chung trong lĩnh vực an ninh, kinh tế và năng lượng Ngoài ra, chính quyền Trump theo đuổi việc bán vũ khí đáng kể cho các nước giàu dầu mỏ ở Trung Đông, chẳng hạn như Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Những vụ mua bán này được coi là một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm duy trì ảnh hưởng và quan hệ đối tác an ninh trong khu vực. (Marcia Robiou, 2019 & Dunne, C W., 2021) Một phần trong việc thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia giàu năng lượng ở Trung Đông là thông qua hợp tác quân sự Chính phủ Trump đã thực hiện việc chấp thuận các hợp đồng bán vũ khí lớn cho Ả Rập Saudi và UAE nhằm tăng cường khả năng phòng vệ và đối phó với các mối đe dọa trong khu vực Trong cuộc xung đột vùng Vịnh giữa Ả Rập Saudi và UAE với Qatar, chính quyền Trump cũng ủng hộ và hỗ trợ các quốc gia đồng minh Điều này cho thấy sự ủng hộ cho các quốc gia giàu năng lượng trong khu vực và tạo ra mối quan hệ chặt chẽ hơn Thêm vào đó, tổng thống cũng thể hiện sự ủng hộ đối với các quốc gia Ả Rập Sunni, như Ả Rập Saudi và UAE, trong việc đối phó với Iran Điều này bao gồm việc áp đặt các biện pháp trừng phạt và cấm vận đối với Iran nhằm giới hạn sức mạnh và ảnh hưởng của nước này (Al-Tamimi, N., 2019 & Michnik, W.,

2021) Cuối cùng, chính quyền tổng thống Trump cũng tập trung vào giải quyết xung đột ở Trung Đông, đặc biệt là cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (ISIS) Có thể thấy các cân nhắc về năng lượng, bao gồm cả việc kiểm soát các mỏ dầu, đóng một vai trò trong việc định hình cách tiếp cận của chính quyền đối với những xung đột này (Doran, M., 2020).

Nhìn chung, dưới thời tổng thống Trump, lợi ích năng lượng là một phần nhân tố quan trọng trong việc định hình chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực này Chính quyền Trump nhấn mạnh sự độc lập về năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ từ Trung Đông Tuy nhiên, thực tế Mỹ vẫn phải nhập khẩu nhiều dầu từ khu vực này, điều này cho thấy rằng, khu vực Trung Đông vẫn là một trong những khu vực trọng yếu trong chính sách đối ngoại mà

Mỹ hướng đến trong tương lai Ngoài ra, chính quyền Trump đã tìm cách tăng cường quan hệ với các quốc gia giàu năng lượng ở Trung Đông, bao gồm Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, thông qua các chuyến thăm, việc bán vũ khí và hợp tác quân sự Sự hỗ trợ của Mỹ trong cuộc xung đột vùng Vịnh và việc đối phó với Iran cũng được liên kết với lợi ích năng lượng và an ninh của Mỹ trong khu vực Tuy nhiên, chính sách của Trump cũng gặp phải nhiều chỉ trích, vì Mỹ vẫn phải phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông và việc tăng cường quan hệ với các quốc gia giàu năng lượng có thể gây tranh cãi trong việc bảo vệ quyền lợi và giữ thế cân bằng trong khu vực.

Nối tiếp Obama và Trump, chính quyền tổng thống Biden cũng đặt biệt quan tâm đến việc thắt chặt quan hệ ngoại giao với khu vực Trung Đông, đặt biệt là các vấn đề về năng lượng Những chính sách đối ngoại trong mảng năng lượng dưới thời Biden tập trung vào

“Biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng” Chính quyền Biden đã ưu tiên giải quyết biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch (The White House, 2021) Trọng tâm này có thể tác động đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Đông, có khả năng làm giảm tầm quan trọng của lợi ích dầu mỏ trong việc định hình các quyết định chính sách đối ngoại Mỹ đã cam kết hướng tới chuyển đổi sang nguồn năng lượng không khí thải carbon thấp và giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, bao gồm dầu mỏ từ Trung Đông Bằng chứng là, dưới thời của Trump, ông đã rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu thì quyết định của Tổng thống Biden là tham gia lại Thỏa thuận Paris, điều này phản ánh sự cam kết đối với các mục tiêu khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ đối với các quốc gia sản xuất dầu ở Trung Đông (The White House, 2022)

Tuy nhiên, Mỹ vẫn công nhận tầm quan trọng chiến lược của Trung Đông trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu và sự ổn định khu vực Vấn đề an ninh năng lượng vẫn là một ưu tiên hàng đầu Mỹ tiếp tục hợp tác với các quốc gia trong khu vực, như Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Israel, để đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng ổn định và tăng cường an ninh năng lượng Mỹ tăng cường hội nhập năng lượng của Iraq với GCC và Jordan đồng thời cũng quan tâm đến các vấn đề an ninh và xung đột trong khu vực Trung Đông Chính quyền Biden đã thể hiện sự quan ngại với tình hình ở Syria, Yemen và các vùng khác trong khu vực, và đã thúc đẩy nỗ lực hòa giải và đàm phán để giải quyết các cuộc xung đột này Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện quân sự và hợp tác an ninh với các đồng minh trong khu vực, nhằm duy trì ổn định và đối phó với các mối đe dọa an ninh Thêm vào đó, tổng thống Biden hoan nghênh việc Iraq ký kết các thỏa thuận với Ả Rập Xê Út, Kuwait và Jordan để mang năng lượng giá cả phải chăng đến Iraq, đồng thời đa dạng hóa nguồn cung cấp và đảm bảo khả năng phục hồi năng lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân Thỏa thuận mang tính bước ngoặt được ký giữa Iraq và Cơ quan kết nối GCC (GCCIA) sẽ liên kết lưới điện của Iraq với lưới điện trong GCC, qua đó cung cấp cho người dân Iraq các nguồn điện mới và đa dạng trong thập kỷ tới (The White House, 2022) Ngoài ra, trong chương trình nghị sự Đầu tư vào Hoa Kỳ (Investing in America) 28 của Tổng thống Biden cũng khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào năng lượng do Mỹ sản xuất, theo USEER

2023 (Báo cáo Việc làm và Năng lượng Hoa Kỳ) 29 chỉ ra xu hướng tích cực trong lực lượng

29 USEER 2023 - Báo cáo Việc làm và Năng lượng Hoa Kỳ” là một bản tóm tắt toàn diện về các công việc năng lượng cấp quốc gia và cấp bang, báo cáo theo ngành, công nghệ và khu vực với dữ liệu về tỷ lệ hợp nhất, nhân khẩu học và quan điểm của người sử dụng lao động về tăng trưởng và tuyển dụng USEER bắt đầu vào năm

2016 để theo dõi và hiểu rõ hơn về việc làm trong các lĩnh vực năng lượng quan trọng vốn khó theo dõi bằng cách sử dụng các nguồn dữ liệu công khai khác Nghiên cứu kết hợp khảo sát doanh nghiệp với dữ liệu lao động công để đưa ra các ước tính về việc làm và đặc điểm lực lượng lao động U.S Department of Energy (2021). U.S Energy and Employment Report 2020. https://www.energy.gov/policy/us-energy-employment-jobs-report-useer

NHỮNG THÁCH THỨC, CƠ HỘI, DỰ ĐOÁN NHỮNG BƯỚC ĐI TIẾP THEO CỦA MỸ TẠI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG TRONG TƯƠNG LAI

Những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt trong việc định hình chính sách đối ngoại tại Trung Đông

Kể từ khi tổng thống Joe Biden lên nhậm chức, chính quyền của ông phải đối mặt với một chương trình nghị sự phức tạp trong nội bộ nước Mỹ và vô số thách thức về chính sách đối ngoại Việc tăng cường quan hệ với các đồng minh châu Âu và phát triển chiến lược hiệu quả để đối phó với Trung Quốc có thể sẽ được ưu tiên hơn so với Trung Đông Mặc khác, khu vực này cũng đang phải vật lộn với hậu quả của đại dịch toàn cầu, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, dân số trẻ và dòng người tị nạn và di cư đang diễn ra hàng ngày Những vấn đề này đòi hỏi sự tham gia mang tính xây dựng từ cộng đồng quốc tế Cách thức khu vực (bao gồm cả đồng minh và đối thủ của Hoa Kỳ) đối phó với những thách thức này sẽ có tác động lâu dài đối với an ninh quốc gia và lợi ích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong tương lai.

Vì vậy, từ khi chính quyền Biden nhậm chức, có nhiều chính sách đối nội và đối ngoại khác nhau đối với mỗi thách thức cần giải quyết, điều này có thể dẫn đến việc Trung Đông ít được chú ý hơn Cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực và tính nhất quán trong các chính sách của nước này gây ra những lo ngại giữa các đồng minh và đối thủ (Middle East Institution, 2021)

Sự hiện diện ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc trong khu vực, cùng với nỗ lực thiết lập xây dựng hình ảnh là những đối tác đáng tin cậy đối với các quốc gia khu vực Trung Đông,càng làm tăng thêm những lo ngại cho Hoa Kỳ về khả năng giữ vững vai trò trung tâm của mình Ngoài ra, Trung Đông đang trải qua một quá trình biến đổi bên trong khiến khu vực này có khả năng chống lại các tác động bên ngoài hơn (Paul Salem, Gerald Feierstein &Ross Harrison, 2021, p.6) Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, các nền kinh tế đang phát triển tại Trung Đông đang dần thích nghi và điều phối tốt các vấn đề trong xung đột Tuy nhiên, tình hình này vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức Các nhà kinh tế của Ngân hàngThế giới dự báo rằng tốc độ tăng trưởng ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA) sẽ chậm lại ở mức 3% vào năm 2023 sau khi tăng 5,8% vào năm 2022 khi các nền kinh tế của các Quốc giaHợp tác vùng Vịnh (GCC) được hưởng lợi từ vận may dầu mỏ Trong khi các nền kinh tế vùng Vịnh sẽ giảm tốc mạnh nhất vào năm 2023, tốc độ tăng trưởng vẫn không đồng đều giữa các nhóm quốc gia (The Word Bank, 2022) Mặc dù vậy, có thể thấy các quốc gia này cũng dần có những chính sách cụ thể và thích ứng được với tình hình phức tạp trong và ngoài nước Điều có thể xem là một dấu hiệu khá tích cực với khu vực, nhưng về tổng thể nó sẽ ảnh hưởng đến vai trò của Hoa Kỳ, khi các nước trong khu vực sẽ có thể dần có xu hướng không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ như trước đây.

Những cơ hội và dự đoán định hướng chiến lược tương lai cho Hoa Kỳ trong khu vực Trung Đông

Bên cạnh những thách thức, Trung Đông vẫn là khu vực vô cùng màu mở và đầy hấp dẫn, nếu được quản lý khéo léo, có thể mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ trong dài hạn Dấu hiệu tích cực đầu tiên quan trọng nhất trong số này là việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel với các nước chủ chốt vùng Vịnh và Bắc Phi (Jonathan Hoffman, 2020) Những đột phá này tạo cơ hội cho Hoa Kỳ tăng cường hợp tác giữa các đối tác trong khu vực và nâng cao năng lực kinh tế và công nghệ Tuy nhiên, điều quan trọng là các thỏa thuận này không có nghĩa là kết thúc các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine mà là chất xúc tác để hồi sinh chúng và khám phá những con đường mới hướng tới giải pháp hai nhà nước (Paul Salem, Gerald Feierstein, Ross Harrison, 2021) Đây được xem là dấu hiệu tích cực khi mà nếu ngăn chặn các thỏa thuận này thì chỉ sẽ làm gia tăng sự leo thang hơn nữa sự căng thẳng trong khu vực. Đã có những cuộc thảo luận trong những năm gần đây về việc Hoa Kỳ có ý định giảm can dự vào Trung Đông và tập trung vào việc củng cố vị thế của mình ở châu Á Tuy nhiên, thực tế là Hoa Kỳ có những lợi ích lâu dài lâu dài trong khu vực đòi hỏi sự chú ý của chính quyền mới Những lợi ích này đòi hỏi phải phát triển một chiến lược tổng hợp để xây dựng lại mối quan hệ với các đối tác, can dự với các đối thủ và hướng tới mục tiêu dài hạn là giảm xung đột và bất ổn khu vực Mục tiêu là hướng khu vực tới một quỹ đạo hợp tác và ổn định hơn cho tương lai.

Những bước đi tiếp theo của Hoa Kỳ trong thời gian tới

Trong tương lai, Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục duy trì các lợi ích lâu dài ở Trung Đông, bao trùm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự Những lợi ích này sẽ phản ánh tầm quan trọng đáng kể mà khu vực này nắm giữ đối với Hoa Kỳ Israel và các nước láng giềng của Mỹ trong khu vực đã và vẫn là một lợi ích an ninh cốt lõi đối với Hoa Kỳ Hoa Kỳ có lợi ích nhất định trong việc chấm dứt các cuộc giao tranh quân sự kéo dài ở Afghanistan và các chiến trường ở Iraq/Syria, thường được gọi là "Cuộc chiến vĩnh cửu" Tuy nhiên, trong khi giảm các hoạt động triển khai quân sự lớn, điều được chú trọng đối với Hoa Kỳ vẫn sẽ là duy trì các mối quan hệ an ninh quan trọng và duy trì các hoạt động triển khai nhỏ hơn lực lượng hoạt động đặc biệt (SOF) 30 để đảm bảo khả năng chống khủng bố (CT) (Report to Congress on U.S Special Operations Forces, 2021) Hay việc giải quyết các cuộc nội chiến đang diễn ra ở các quốc gia như Yemen, Syria và Libya, cũng như ổn định Iraq, có thể góp phần vào mục tiêu giảm sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực Ngoài ra, việc không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) cũng sẽ là mối quan tâm hàng đầu của Hoa

Kỳ Mục tiêu dài hạn là đàm phán về một Trung Đông không có WMD ( Report of Bureau of Arms control, Verification àd Compliance, 2021) 31 Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Hoa Kỳ cam kết ngăn chặn sự phổ biến hơn nữa, đặc biệt là liên quan đến vũ khí hạt nhân và hóa học/sinh học, bao gồm nhưng không giới hạn trong trường hợp của Iran Về vấn đề an ninh năng lượng, Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong thương mại năng lượng toàn cầu và tiếp tục củng cố cho việc trở thành nhà xuất khẩu năng lượng ròng Tuy nhiên, thực tế là các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt từ

31 REPORT OF BUREAU OF ARMS CONTROL, VERIFICATION AND COMPLIANCE (2021).

Adherence to and Compliance With Arms Control, Nonproliferation, and Disarmament Agreements and Commitments US Deapartment of State https://www.state.gov/2021-adherence-to-and-compliance-with-arms-control-nonproliferation-and-disa rmament-agreements-and-commitments/#_Toc69385114

30 SOF - Special Operations Forces, Lực lượng Hoạt động Đặc biệt (SOF) đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ và, trong những năm gần đây, đã được giao trách nhiệm lớn hơn trong việc lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động chống khủng bố trên toàn thế giới Bộ Tư lệnh Hoạt động Đặc biệt của Hoa

Kỳ (USSOCOM) có khoảng 70.000 quân nhân tại ngũ, Vệ binh Quốc gia và nhân viên dự bị từ cả bốn dịch vụ và dân thường của Bộ Quốc phòng (DOD) được giao cho trụ sở chính, bốn bộ chỉ huy thành phần dịch vụ và tám bộ chỉ huy hợp nhất Report to Congress on U.S Special Operations Forces (2021). https://news.usni.org/2021/02/23/report-to-congress-on-u-s-special-operations-forces-2

Trung Đông Bất chấp những nỗ lực chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, các nguồn năng lượng của khu vực sẽ vẫn rất quan trọng đối với an ninh kinh tế toàn cầu trong tương lai gần Hoa Kỳ vẫn sẽ chiếm ưu thế trong việc đảm bảo dòng chảy không bị gián đoạn của các nguồn tài nguyên trong khu vực và ngăn chặn các đối thủ, chẳng hạn như Iran hoặc Trung Quốc, giành quyền kiểm soát chúng Thêm vào đó, khu vực Trung Đông đóng vai trò là tuyến đường trung chuyển quan trọng cho thương mại quốc tế giữa phương Đông và phương Tây Các nút thắt hàng hải quan trọng, bao gồm Eo biển Hormuz, Bab el-Mandeb vàKênh đào Suez, có khả năng làm gián đoạn thương mại toàn cầu nếu việc đi lại tự do của chúng bị cản trở Hoa Kỳ có một lợi ích nhất định trong việc bảo vệ các tuyến đường biển này và nỗ lực ngăn không cho quyền kiểm soát của chúng rơi vào tay các đối thủ khu vực hoặc toàn cầu (Karim Mezran, Valeria Talbot, Jonathan Panikoff, Sanam Vakil, Maha Yahya,Mark N Katz, Gangzheng She, and Julien Barnes-Dacey, 2022) Vì vậy các vấn đề bảo vệ vùng vịnh hay tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế vẫn sẽ là những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nước này trong khoảng thời gian sắp tới Cuối cùng, một thập kỷ sau Mùa xuân Ả Rập, vẫn còn những lo ngại về khả năng tồn tại của các thể chế nhà nước ở Trung Đông Sự trỗi dậy của các chế độ độc đoán và sự xói mòn nhân quyền và quyền tự do dân sự đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng Giữ vững các cam kết về nhân quyền, pháp quyền, bình đẳng giới và các giá trị dân chủ là điều cần thiết để Hoa Kỳ duy trì các mối quan hệ của mình trong khu vực và tạo sự khác biệt so với các đối thủ toàn cầu Chính sách chống khủng bố toàn cầu sẽ không chậm lại mà được dự đoán là sẽ tiếp tục được nước này quan tâm hơn trong chính sách đối ngoại tại khu vực Trung Đông trong tương lai Bằng chứng là các cơ quan an ninh Hoa Kỳ tiếp tục coi các nhóm khủng bố như ISIS và al-Qaeda là những mối đe dọa thực sự và đang diễn ra đối với lợi ích toàn cầu và an ninh quốc gia của họ (The WhiteHouse, 2021) Hợp tác với các đối tác khu vực và quốc tế để ngăn chặn, phá vỡ, đánh bại và tiêu diệt các nhóm cực đoan này vẫn là sẽ là những bước đi chắc chắn của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w