1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực mỹ hào văn lâm

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 658 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (6)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (7)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (7)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN. 4 1. Tổng quan về các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của dự án (bảo vệ môi trường, xử lý chất thải) (9)
    • 2. Một số vấn đề chung về dự án (12)
      • 2.1 Khái quát về dự án đầu tư (12)
      • 2.2 Nội dung cơ bản của một dự án (14)
    • 3. Đánh giá hiệu quả của dự án (16)
      • 3.1 Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (16)
        • 3.1.1 Khái niệm (16)
        • 3.1.2 Vai trò (16)
        • 3.1.3 Quy trình đánh giá (16)
        • 3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư (18)
      • 3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án (22)
        • 3.2.1 Khái niệm (22)
        • 3.2.2 Vai trò (23)
        • 3.2.3 Quy trình đánh giá (23)
        • 3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư (24)
      • 3.3 Đánh giá tác động môi trường của dự án (28)
        • 3.3.1 Khái niệm (28)
        • 3.3.2 Vai trò (28)
        • 3.3.3 Quy trình đánh giá (28)
        • 3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường của dự án (29)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP KHU VỰC MỸ HÀO – VĂN LÂM 25 1. Giới thiệu chung về dự án (31)
    • 1.1 Giới thiệu chung về khu vực triển khai dự án (31)
    • 1.2 Mô tả dự án (34)
    • 2. Thực trạng của khu vực triển khai dự án (trước khi có dự án) (37)
    • 4. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (42)
      • 4.1 Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR và T (43)
      • 4.2 Kết luận về hiệu quả tài chính của dự án (48)
    • 5. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án : 42 (48)
      • 5.1 Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu (48)
      • 5.2 Kết luận về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án (50)
      • 6.1 Tác động của quá trình xử lý và chôn lấp chất thải đến chất lượng môi trường không khí (50)
      • 6.2 Khí thải từ các phương tiện (50)
      • 6.3 Tác động tiếng ồn (51)
      • 6.4 Tác động đến môi trường nước (51)
      • 6.5 Tác động tới môi trường đất (52)
      • 6.6 Tác động đến vệ sinh môi trường và sức khỏe con người (53)
      • 6.7 Tác động của quá trình vận hành bãi chôn lấp tới môi trường kinh tế xã hội (0)
      • 6.8 Kết luận về tác động môi trường của dự án (54)
    • 1. Giải pháp về tài chính (55)
    • 3. Giải pháp về môi trường (56)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra lý luận chung về dự án và đánh giá hiệu quả của dự án, đưa ra cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của dự án đặc biệt là các dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn Đề tài đi sâu vào nghiên cứu đánh giá thực trạng và hiệu quả của dự án Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực Mỹ Hào- Văn Lõm Trờn cơ sở đó đưa ra các giải pháp cho phía nhà máy và đề xuất những kiến nghị với nhà nước để phát huy hiệu quả của dự án Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực Mỹ Hào- Văn Lâm.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả của dự án Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực Mỹ Hào – Văn Lâm bao gồm :

Phương pháp so sánh : đánh giá tác động môi trường dựa trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi trường Đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế của dự án trên cơ sở so sánh giữa chi phí và lợi ích của dự án Ưu điểm của phương pháp là dễ nhận thấy ngay hiệu quả của dự án qua việc so sánh giữa các con số

Nhược điểm của phương pháp là cần những chỉ tiêu được lượng hóa cụ thể, nhưng trên thực tế một số chỉ tiêu rất khó lượng hóa được chính xác, hoặc không thể lượng hóa được.

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong thực tế và trong các báo cáo đánh giá giá tác động môi trường hàng năm của các cơ sở đang hoạt động, các dự án đầu tư và các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực môi trường.

Phương pháp phân tích định tính :nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu Nhìn nhận đời sống xã hội như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được vấn đề nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp là nghiên cứu linh hoạt và biện chứng cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó, đưa ra thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành

Nhược điểm của phương pháp là không đưa ra con số cụ thể để phỏn ỏnh cỏc chỉ tiêu, thiếu tính khách quan và khó chứng minh được vấn đề nghiên cứu một cách thuyết phục. Đánh giá hiệu quả của dự án không phải là một vấn đề mới nhưng đề tài “ Đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực Mỹ Hào – Văn Lõm” lại liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường, do đó trong quá trình nghiên cứu đòi hỏi sự linh hoạt cao Đề tài nghiên cứu có những chỉ tiêu về tác động xã hội và môi trường rất khó có thể định lượng được, vì vậy lựa chọn phương pháp phân tích là phù hợp hơn và phản ánh đầy đủ hơn hiệu quả của dự án.

Từ những phân tích trên, em lựa chọn phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích định tính Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp so sánh để bổ sung, hỗ trợ trong việc chứng minh hiệu quả của dự án.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 4 1 Tổng quan về các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của dự án (bảo vệ môi trường, xử lý chất thải)

Một số vấn đề chung về dự án

2.1 Khái quát về dự án đầu tư :

Dự án là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những hoạt động, những quá trình rất khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể nghe hoặc biết đến những dự án khác nhau như dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận, dự án xây dựng đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, tuy được triển khai ở những lĩnh vực khác nhau nhưng đó đều là dự án Vậy thế là là một dự án ?

“ Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.” [Luật đầu tư năm 2005]

Về hình thức, dự án là một tập hồ sơ trình bày một cách chi tiết và có hệ thống về kế hoạch đầu tư Về nội dung, dự án là ý đồ tiến hành công việc một cách cụ thể nhằm đạt được mục tiêu dự kiến trong giới hạn về nguồn lực và thời gian

Dự án được dùng phổ biến, rỗng rãi cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Với mỗi một lĩnh vực dự án sẽ được cụ thể hóa một cách chi tiết hơn cho phù hợp với đặc điểm riêng có của lĩnh vực đó Tuy nhiên, về cơ bản thì một dự án sẽ có những đặc điểm đó là : tính thống nhất, tính xác định, tính logic hệ thống, tính khả thi, tính bền vững Tính thống nhất thể hiện ở chỗ nội dung của dự án, trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia thống nhất với các bước xây dựng và thực hiện dự án Tính xác định thể hiện qua việc thời gian, không gian, nguồn lực và các sản phẩm đầu ra của dự án được xác định một cách cụ thể Các bộ phận cấu thành của dự án được liên kết với nhau theo một logic hệ thống chặt chẽ là không logic của dự án Tính bền vững của dự án thể hiện trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Dự án khả thi, có hiệu quả cao và ứng dụng thực tiễn.

Dự án có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau.

Căn cứ vào nội dung, các loại dự án bao gồm : dự án theo hạng mục, dự án theo lãnh thổ, dự án theo chức năng.

Căn cứ theo tính chất dự án có : dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án phát triển kinh tế xã hội, dự án chuyển giao khoa học công nghệ

Căn cứ theo nguồn vốn dự án có : dự án vốn trong nước,vốn FDI,vốn ODA,

Phân loại theo ngành: dự án công nghiệp, dự án du lịch, dự án môi trường, Theo quy mô tính chất có dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C ( được quy định cụ thể trong phụ lục của nghị định số 12/1009/NĐ-CP)

Ngoài ra, có thể phân loại dự án theo đầu ra, theo trình tự thực hiện dự án.

Dự án đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế hoạch hóa, là công cụ để triển khai các nhiệm vụ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và các chương trình phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả nhất Ngoài ra, dự án còn đóng vai trò là một hoạt động đầu tư đem lại lợi nhuận cho cả chủ đầu tư và xã hội, là phương tiện đảm bảo đâu tư các nguồn lực khan hiếm của xã hội một cách hiệu quả.

2.2 Nội dung cơ bản của một dự án :

Các dự án khác nhau thuộc cỏc cỏc ngành, các lĩnh vực khác nhau có nội dung cụ thể khác nhau Tuy nhiên chúng đều bao gồm 12 nội dung cơ bản sau : a/Căn cứ xây dựng dự án: Đây là một nội dung quan trọng để quyết định cú nờn hay không nên thực hiện dự án Dựa vào các căn cứ pháp luật và căn cứ thực tế xem xét xem dự án có đúng với các quy định của Nhà nước không, đồng thời có phù hợp với mục đích và năng lực đầu tư hay không.

Xác định các nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án. b/Sản phẩm đầu ra của dự án :

Trong nội dung này cần giới thiệu rõ sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm (dịch vụ) đã được lựa chọn đưa vào sản xuất kinh doanh theo dự án: Tên sản phẩm (dịch vụ), các đặc điểm chủ yếu, tính năng, công dụng, quy cách, tiêu chuẩn chất lượng, hình thức bao bì, đóng gói; vị trí của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, dịch vụ trong danh mục ưu tiên của nhà nước. c/Thị trường của sản phẩm dự án :

Các luận cứ về thị trường sản phẩm (dịch vụ) được chọn : nhu cầu hiện tại, dự báo cầu trong tương lai, cỏc kờnh đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai, các dự báo về cạnh tranh, mức độ cạnh tranh, các đối thủ chủ yếu trong cạnh tranh, các yếu tố chính trong cạnh tranh như giá cả, chất lượng, phương thức cung cấp, phương thức thanh toán,

Các giải pháp thị trường bao gồm : chiến lược sản phẩm dịch vụ, chiến lược giá cả và lợi nhuận, biện pháp thiết lập hoặc mở rộng quan hệ với thị trường dự kiến, quảng cáo và xúc tiến bán hàng. d/Công nghệ và kỹ thuật của dự án :

Mô tả các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của công nghệ, sơ đồ các công đoạn chủ yếu của quá trình công nghệ Đồng thời lý giải cho sự lựa chọn công nghệ thông qua việc đỏnh giỏ tớnh hiện đại, tính phù hợp, các đặc điểm ưu việt và các hạn chế của công nghệ đã chọn thông qua việc so sánh với các phương án công nghệ khác e/Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án

Mỗi một dự án yêu cầu phải xác định được nhu cầu về nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng và các yếu tố đầu vào khác dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật tương ứng với công nghệ đã lựa chọn.

Xác định nguồn cung cấp các đầu vào trên, xác định phương thức cung cấp nhằm đảm bảo cung cấp ổn định, đúng thời hạn, đúng chủng loại, đúng chất lượng đầu vào Đồng thời phải xác định nhu cầu vận tải, các phương tiện đáp ứng, chi phí cho từng yếu tố đầu vào và cho tất cả các yếu tố đầu vào f/Địa điểm bố trí dự án

Luận chứng phương án địa điểm: Mô tả địa điểm ( nằm ở đơn vị hành chính nào? Tọa độ địa lý nào? ), các số liệu cơ bản về địa điểm lựa chọn (diện tích, ranh giới), các điều kiện về kết cấu hạ tầng của địa phương, môi trường về xã hội, dân cư, văn hóa, số liệu về địa chất công trình So sánh các phương án địa điểm, từ đó lựa chọn địa điểm phù hợp nhất với yêu cầu của dự án Sơ đồ khu vực địa điểm g/Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình

Đánh giá hiệu quả của dự án

Đánh giá hiệu quả dự án là hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của dự án Dự án có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không ?có thực sự đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội hay không? dự án đã tác động đến môi trường ra sao? Những câu hỏi trên sẽ được làm rõ thông qua công tác đánh giá hiệu quả của dự án.

3.1 Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án :

3.1.1 Khái niệm: Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án là một bước phân tích tổng hợp dựa trên các thông tin do quá trình phân tích các khía cạnh của dự án dự án mang lại rồi lượng hóa thành tiền để xác định xem dự án có đem lại lợi nhuận hay không.

3.1.2 Vai trò : Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án là một nội dung rất quan trọng mà qua đó chúng ta xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, cơ cấu các nguồn tài trợ cho dự án, các khoản thu chi, lỗ lãi và những lợi ích mà dự án mang lại Từ đó xác định được dự án có thực sự hiệu quả về mặt tài chính hay có đem lại lợi nhuận thực sự cho chủ đầu tư hay không.

3.1.3 Quy trình đánh giá : Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trước tiên ta phải xem xét mục tiêu của dự án Xét về mặt tài chính, mục tiêu của dự án chính là mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư.

Bước tiếp theo là tổng hợp các nguồn tài trợ cho dự án, tổng vốn đầu tư, lợi ích, chi phí và lợi nhuận của dự án.

Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm tất cả các khoản chi phí để thiết lập, xây dựng và tạo dựng các điều kiện cần thiết để đưa dự án vào hoạt động kinh doanh bình thường nhằm đạt được mục tiêu mà chủ dự án đề ra Tổng vốn đầu tư của một dự án thường bao gồm : các khoản chi trước đầu tư, vốn cố định ( chi phí bồi xây dựng, chi phí thiết bị, chi giải phóng mặt bằng, ), vốn lưu động (tiền mặt, các khoản phải thu, ), vốn dự phòng Tổng vốn đầu tư được xác định bằng cách tổng hợp các khoản trên theo một số phương pháp như :

- Phương pháp cộng chi phí : Dựa vào thiết kế kỹ thuật công nghệ, chúng ta xác định chi phí cho từng hạng mục công trình rồi tổng hợp thành vốn đầu tư.

- Phương pháp định mức vốn : Dựa vào thiết kế kỹ thuật công nghệ của dự án để xác định chi phí vốn cho một đơn vị sản phẩm trong một năm, từ đó tính ra tổng vốn đầu tư cho dự án.

Tổng vốn đầu tư = Chi phí vốn cho một sản phẩm/năm x Số sản phẩm/năm

- Phương pháp dự báo bằng hàm hồi quy : Căn cứ vào số liệu điều tra về tình hình đầu tư của các cơ sở hiện hữu có sản phẩm giống như dự án, chúng ta có thể dự báo cầu và vốn cho dự án bằng phương pháp hồi quy.

Nguồn tài trợ cho dự án được huy động từ các nguồn : vốn nội bộ, vốn vay, vốn cổ phần Tùy theo mục đích của từng loại chi phí mà khai thác các nguồn vốn phù hợp Đối với chi phí hình thành nên tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thỡ nờn khai thác nguồn vốn vay dài hạn Đối với chi phí không thu hồi được không tham gia vào hình thành tài sản của dự án nên khai thác vốn tự có hoặc vay ngắn hạn Đối với kinh phí hình thành tài sản lưu động thỡ nờn khai thác nguồn vốn vay ngắn hạn hoặc trung hạn.

Lợi ích, chi phí và lợi nhuận của dự án được xác định dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường và nghiên cứu công nghệ kỹ thuật của dự án Từ chi phí và lợi ích của dự án, ta xác định được lợi nhuận mà dự án đem lại.

Cuối cùng, căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, đưa ra kết luận về hiệu quả của dự án.

3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư :

1/Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) – NPV :

Khái niệm : NPV là tổng lợi ích ròng trong suốt cả cuộc đời dự án được chiết khấu về thời gian hiện tại theo tỷ suất chiết khấu đã xác định.

B i là lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thu bán hàng, lệ phí thu hồi,giỏ trị thanh lý thu hồi, )

C i là chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (như chi đầu tư, chi bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả thuê và trả lãi vay, ) r là tỷ lệ chiết khấu n là số năm hoạt độ ng kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i là thời gian Ý nghĩa : NPV là chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá dự án

NPV >0 Dự án là dự án khả thi, chấp nhận dự án

NPV 1 và NPV= 10.782.520,77x 1000 đồng cho thấy đây là một dự án khả thi về mặt tài chính Tỷ suất nội hoàn IRR= 10,29 % lớn hơn mức lại suất r khẳng định thêm về tính khả thi của dự án.

Tuy nhiên thời gian thu hồi vốn dài (theo tính toán là từ năm thứ 10 dự án bắt đầu có lãi) nên hiệu quả tài chính được đánh giá ở mức trung bình Dự án mang tính xã hội cao hơn là hiệu quả về mặt tài chính.

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án : 42

5.1 Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu :

Giá trị gia tăng thuần (NVA):

Giá trị gia tăng thuần bình quân do dự án tạo ra trong 20 năm hoạt động là :

Giá trị của tiền lương và các khoản liên quan đến lương hàng năm là :

Ta thấy NVAbq lớn hơn giá trị tiền lương nên có thể nói rằng dự án đã tạo ra thặng dư cho xã hội.

Số lao động có việc làm :

Hiện nay, số lao động cho nhà máy xử lý chất thải là 42 lao động Trong đó, lao động gián tiếp là 12 người và lao động trực tiếp là 30 người Đây là những lao động có việc làm ổn định.

Việc nhà mỏy giỳp tăng thêm đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn, ước tính có khoảng 5000 nghìn lao động, trong đó có khoảng 2000 lao động lành nghề.

Tổng số chỗ làm việc do dự án tạo ra cho cả lao động lành nghề và không lành nghề ước khoảng 5042 lao động.

Số chỗ làm việc tạo ra trên một đơn vị vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xét là :

Số chỗ việc làm tạo ra trên một đơn vị vốn tính chung cho cả các dự án có liên quan là 5042: 6000000(USD) = 8,4 10 -3 Đóng góp cho ngân sách nhà nước :

Phần đóng góp của dự án cho ngân sách nhà nước ước tính trong 20 năm hoạt động là khoảng 342.970.055,6 (nghìn đồng).

Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn Do đó, thu ngân sách nhà nước tăng lên nhờ thu từ hoạt động của nhà máy xử lý rác thải và từ rất nhiều các doanh nghiệp khác.

5.2Kết luận về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án :

Nhìn chung thì đây là một dự án mang tính xã hội cao và mang lại thặng dư cho xã hội Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho chính nhà đầu tư thì dự án đã tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào cho ngân sách nhà nước thông qua nguồn thuế.

Hoạt động của nhà máy xử lý chất thải, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm đẹp cảnh quan, qua đó thu hút được thêm nhiều dự án công nghiệp hơn vào khu vực, gián tiếp làm tăng thêm thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân.

6.Đánh giá tác động môi trường của dự án :

Trong giai đoạn dự án vận hành, dự ỏn đã tác động trực tiếp đến môi trường không khí, môi trường nước, môi trường kinh tế xã hội, giao thông công cộng.

6.1 Tác động của quá trình xử lý và chôn lấp chất thải đến chất lượng môi trường không khí :

Khí thải do phân hủy các chất hữu cơ từ ụ chụn lấp là tác động lớn nhất của cận hành ụ chụ lấp Quá trình phân hủy các chất hữu cơ chứa trong chất thải diễn ra do quá trình sinh học (kỵ khí và hiếu khí, ) là nguyên nhân chính làm phát sinh ra các khí thải từ ụ chụn lấp Tác động lớn nhất của chôn lấp rác tới môi trường không khí là gây ô nhiễm mùi cho khu vực xung quanh do phát tán cỏc khớ H2S, CH3HS từ bói chụn lấp.

Trong quá trình đốt các thành phần chất thải, ngoài các thành phần ô nhiễm thông thường như CO2,COcũn cú cỏc thành phần ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như PCDF và PCĐ Ngoài ra trong thành phần khí thải cũn cú cỏc chất hữu cơ khác trong trường hợp vận hành không hợp lý.

6.2 Khí thải từ các phương tiện :

Do mật độ phương tiện không lớn (30 xe chở rác mỗi ngày) cũng như các hạt bụi phần lớn có kích thước lớn nờn khụng phỏn tỏn đi xa do đó chỉ tác động chủ yếu đến công nhân viên làm việc trực tiếp, tác động đến môi trường sống xung

Trong vận hành, nguồn gây ra tiếng ồn sẽ phát sinh từ các phương tiện chuyên chở và san lấp rác Tuy nhiên, do mật độ phương tiện hoạt động không nhiều và hoạt động trong khu vực riêng biệt, cách xa khu dân cư nên hoạt động của các phương tiện này chỉ ảnh hưởng trong phạm vi của bói chụn lấp và ở mức thấp.

6.4 Tác động đến môi trường nước :

Nguồn nước thải chính bao gồm : nước rò rỉ, nước thải sinh hoạt, nước thải rửa xe.

Nước thải rò rỉ là sản phẩm được hình thành trong bói chụn lấp do các quá trình:

- Phân hủy sinh học các chất hữu cơ : một trong những sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ là nước, lượng nước tham gia trở thành nước rác.

- Nước gia nhập từ bên ngoài : nước gia nhập từ bên ngoài gồm nước mưa thấm qua lớp phủ bề mặt và nước ngầm thấm qua đáy hoặc thõn ụ chụn lấp vào bên trong nơi chứa rác Lượng nước này cùng với nước phân hủy rác đóng góp vào quá trình hình thành nước rác.

- Nước thoát ra từ độ ẩm rác : ngay bản thân chất thải nhất là chất thải đô thị, chúng chứa một hàm lượng ẩm Trong quá trình đầm nén lượng nước tách ra khỏi chất thải và gia nhập vào nước rác.

Nước rò rỉ là nguồn gây ô nhiễm cao nhất từ cỏc ụ chụn lấp Tuy nhiên do dự ỏn cú biện pháp phòng ngừa phát tán ra môi trường nờn đó xử lý triệt để nước rò rỉ này.

Giải pháp về tài chính

Giải pháp đầu tiên là tối ưu hóa chi phí Để có thể tăng được lợi nhuận thì việc tối ưu hóa chi phí là thực sự cần thiết trong tất cả cỏc khõu thu gom, vận hành, vận chuyển và quản lý chất thải

Trong toàn bộ quá trình (thu gom, xử lý chất thải, ) thì nhà máy cũng cần áp dụng giảm thiểu chi phí đối với tất cả các cán bộ, công nhân viên của nhà máy như tiết kiệm điện, tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm nước , có biện pháp khen thưởng, xử phạt đối với các lao động để khuyến khích, nâng cao ý thức tự giác về tiết kiệm chi phí.

Tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các khu dân cư cần có các địa điểm thu gom rác tập trung và phân loại rác thải để thuận tiện cho việc thu gom rác thải, giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình vận chuyển, thu gom rác thải.

Thứ hai, Nhà máy nên xây dựng thêm khu xử lý để tái sản xuất rác thải hữu cơ, chế tạo phân vi sinh Điều này vừa giảm thiểu chi phí chôn lấp rác thải và cũng sẽ tạo thêm doanh thu cho nhà máy.

2 Giải pháp về xã hội :

Hiện nay, tình trạng vứt rác thải bừa bãi ở khu vực công cộng của người dân vẫn còn phổ biến, nhiều khu vực đã hình thành việc thu gom rác thải tập trung nhưng rác thải không được đưa về nhà máy mà được đổ ra sông, cánh đồng, Nhà máy cần phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm đối với xử lý rác thải của người dân Áp dụng thu phí xử lý rác thải theo từng nhân khẩu và có thể trích một phần phúc lợi để hỗ trợ người dân trong việc đóng gúp phớ xả thải.

Nhà máy xử lý rác thải hiện đang hoạt động khá hiệu quả, tuy nhiên với lượng rác thải ngày một gia tăng, cũng như tình hình phát triển công nghiệp trong toàn tỉnh Hưng Yên đang khởi sắc, thì một nhà máy xử lý là không đủ Vì vậy cần mở rộng mô hình này sang các địa bàn khác trong tỉnh để phát huy tiếp hiệu quả hoạt động của nhà máy.

Giải pháp về môi trường

Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững Văn Lâm là một tỉnh đang có xu hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, lấy công nghiệp làm động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong những năm tới, việc quan tâm đến bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng, cần được hết sức quan tâm.

Dự án đi vào hoạt động đó giỳp xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp cho huyện Văn Lâm và các vùng lân cận Nhưng bản thân dự án là nguồn ô nhiễm rất lớn nếu không được xử lý và vận hành tốt.Để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành dự án, các biện pháp công nghệ và các biện pháp quản lý cũng được tiến hành song song.

Thứ nhất, biện pháp về thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải :

Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp sau khi được thu gom vận chuyển về khu xử lý chất thải sẽ được phân loại, sau đó với các loại chất thải có tính chất khác nhau sẽ được xử lý theo phương pháp khác nhau.

Việc thu gom chất thải tại các nhà máy, công xưởng và khu công nghiệp được xe chuyên chở đến khu xử lý và chôn lấp phải đảm bảo các yếu tố: xe chở cú thựng kớn, bền vững cơ hóa học, không rò rỉ, phỏn tỏn chất thải vào môi trường, tuân thủ các quy định của khu chôn lấp, phương tiện phải vệ sinh sạch sẽ trong thời gian không quá 6 giờ, tiến hành tập huấn và đào tạo kỹ thuật cho đội ngũ nhân viên đẻ nâng cao trách nhiệm với môi trường. Để tránh rủi ro trong quá trình lưu giữ chất thải thỡ cỏc chất thải có khả năng phản với tiếp xúc với nhau phải được cách li độc lập bằng thùng chứa Cần có chỉ

Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn công nghiệp

(phận loại) Xử lý trung gian

Chôn lấp hợp vệ sinh Thu gom tái chế Đốt Xử lý lưu giữ(hóa rắn, ổn định)

Chế biến phân compost dẫn chi tiết các ngăn chứa chất thải tại khu lưu trữ Lắp đặt các trang thiết bị phòng chống cháy nổ như bình CO2,

Thứ hai, biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước :

Cần hạn chế lượng nước bên ngoài thâm nhập vào bãi rác Việc quản lý và hạn chế lượng nước này sẽ được thực hiện bằng cách như sau : Áp dụng mái che tại các khu vực cần thiết như khu xử lý trung gian và khu lưu trữ chất thải.

Có hệ thống phân tách nước mưa.

Có hệ thống chống thấm tại đáy và thành ụ chụn lấp theo tiêu chuẩn

TCVN6699-2000 về chất thải rắn và bói chụn lấp hợp vệ sinh.

Lớp che phủ chống thấm sau khi chôn lấp.

Tuân thủ nghiêm túc quy trình vận hành để giảm thiểu khối lượng nước thải cần xử lý

Thứ ba, Giảm thiểu tác động đến môi trường đất : Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất cần thực hiện các biện pháp sau: Đáy và bói chụn lấp sẽ đảm bảo chống thấm tốt.

Sử dụng phương tiện vận chuyển kín, đổ chất thải đúng nơi quy định, có biện pháp kỷ luật và thưởng phạt thích đáng đối với người công nhân làm chủ phương tiện này.

Chất thải sau được đem đến bói chụn lấp cần được san đểu, đầm nén và tiến hành phủ lớp đất trung gian như quy trình chôn lấp.

Thứ tư, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái : Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tạo điều khiện cho khu hệ sinh vật trong hệ sinh thái phát triển thì việc trồng cây xanh quanh khu vực xử lý chất thải là hiệu quả Tại khu vực bãi rác trồng một hệ thống cây xanh ở vùng đệm với bề rộng từ 5 đến 10m Ngoài ra, có thể bố trí cây xanh trong khu vực hành chính, vừa tạo cảnh quan vừa có tác dụng tốt đối với con người.

Thứ năm, giảm thiểu tác động đến vệ sinh môi trường và con người : Để giảm thiểu các tác động của quá trình vận hành bói chụn lấp đến vệ sinh môi trường và sức khỏe con người, cần thực hiện :

Xõy hàng rào kín xung quanh để ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của chuột. Áp dụng biện pháp xử lý mầm bệnh ký sinh trùng ở khu vực chứa chất thải. Các phương tiện vận chuyển rác sau khi đổ chất thải vào bói chụn lấp được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi bói chụn lấp.

4.Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương : Đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hay các cơ sở sản xuất thủ công, cần nghiêm chỉnh chấp hành các cam kết về môi trường và xử lý rác thải công nghiệp Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra ô nhiễm chất thải tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, có thể cho dừng hoạt động với những cơ sở không đảm bảo chất lượng về môi trường Tại chớnh cỏc doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cũng nên ý thức trong trách nhiệm quản lý chất thải.

Chính quyền địa phương nên mở các buổi học ngoại khóa về bảo vệ môi trường và tác hại của rác thải đối với học sinh, sinh viên Chính tầng lớp này sẽ là những tuyên truyền viên tích cực đối với việc nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường Các đoàn thanh niên nên xây dựng những tổ tình nguyện thu gom rác thải công cộng trờn chớnh địa bàn của mình, tổ chức các phong trào thi đua sạch nhà, sạch đường làng ngừ xúm Lực lượng lao động trong chớnh cỏc cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp chủ yếu cũng là thanh niên Vì vậy nếu công tác tuyên truyền trong thanh niên tốt thì việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thu gom, phân loại rác thải trong nhà máy cũng tốt.

Trong công tác quản lý chất thải, nhà máy cần áp dụng nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả chi phớ” và phí này sẽ được tớnh đỳng và tính đủ trên cơ sở các chi phí : phí thu gom, phí vận chuyển, phí xử lý, phớ chụn lấp và phí lưu hồ sơ. Việc tính toán phải được xem xét tới tính độc hại của chất thải và khối lượng chất thải Các cơ quan nhà nước về môi trường cần hỗ trợ nhà máy để xây dựng một khung giá xử lý chất thải phù hợp với các cơ sở sản xuất và hộ gia đình Đồng thời cũng xây dựng một khung pháp lý để xử phạt đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hay khu vực hộ gia đình nếu vi phạm.

Cần có sự phối hợp giữa nhà nước và nhà đầu tư về công tác thu gom và vận chuyển rác thải sẽ giúp dự án chủ động hơn về “nguồn nguyên liệu”, qua đó tạo thêm thu nhập cho chính nhà đầu tư, nhà nước và cả người lao động

Do dự ỏn cú thời gian thu hồi vốn nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước để có thể bù đắp chi phí đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy Sự hỗ trợ này được thể hiện bằng việc hỗ trợ chi phí đầu tư hà tầng ngoài tường rào dự án, các chính sách ưu đãi đầu tư như miễn tiền thuê đất, miễn giảm thuế trong thời gian dự án hoạt động chưa có lãi

Ngày đăng: 25/08/2023, 14:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp - Đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực mỹ hào văn lâm
Bảng t ổng hợp (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w