Bắc Phi – Trung Đông cái nôi của Hồigiáo, khu vực duy nhất hội tụ của cả ba châu lục Á – Phi – Âu, bởi vậy gópphần không nhỏ vào bức tranh chính trị, kinh tế - xã hội chung của thế giớit
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ H
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ả RẬP TÁC ĐỘNG TỚI HỒI GIÁO Ở KHU VỰC BẮC PHI TRUNG ĐÔNG TỪ MÙA XUÂN Ả RẬP TỚI NAY
Tên học phần: Niên luận
Mã học phần: ITS4058 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thùy Chi
Họ và tên sinh viên: Khúc Triệu Vy
Mã sinh viên: 21031689 Ngành đào tạo: Quốc tế học
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths Nguyễn Thùy Chi (Khoa Quốc tế học) trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình truyền đạt những kiến thức lý thuyết cũng như thực tiễn giúp tôi hoàn thành học phần Niên luận này
Tác giả
Khúc Triệu Vy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan niên luận này là công trình nghiên cứu của tôi Các tài liệu thamkhảo có nguồn gốc rõ ràng, chính xác Những kết luận của niên luận là trung thực
và chưa từng được công bố.
Tác giả
Khúc Triệu Vy
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1.Tính cấp thiết đề tài 5
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3 Tình hình nghiên cứu 6
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
5 Mục đích nghiên cứu 8
6 Cấu trúc 8
Chương 1: KHÁI LƯỢC CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ả RẬP 9
1.1.Vài đặc điểm của Chủ nghĩa dân tộc Ả-rập 9
1.1.1 Khái niệm về Chủ nghĩa dân tộc 9
1.1.2 Nguồn gốc của Chủ nghĩa dân tộc Ả-rập 10
1.1.3 Tầm quan trọng của Chủ nghĩa dân tộc Ả-rập 12
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ HỒI GIÁO Ở KHU VỰC BẮC PHI – TRUNG ĐÔNG 13
2.1 Vài nét về Hồi giáo 13
2.1.1 Khái niệm và sự phân hóa của đạo Hồi 13
2.1.2 Nguồn gốc hình thành 15
2.1.3 Giáo lý của đạo Hồi 16
2.2 Hồi giáo ở Bắc Phi – Trung Đông 18
2.2.1 Tình hình và đặc điểm của Hồi giáo ở Bắc Phi – Trung Đông 18
Chương 3:CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ả RẬP VÀ HỒI GIÁO TRONG BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ MÙA XUÂN ARAB 21
3.1 Chiến tranh nội bộ giữa các quốc gia Bắc Phi – Trung Đông 21
3.2 Khủng hoảng mùa Xuân Arab 23
3.2.1 Vấn đề chủ nghĩa dân tộc Ả- rập trong các cuộc xung đột 25
3.2.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Ả - rập lên Hồi giáo 26
Trang 5KẾT LUẬN 27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Chủ nghĩa dân tộc đây không phải một khái niệm mới Trong lịch sử pháttriển của loài người, khái niệm này được manh nha hình thành khi các “dân tộc
“ ra đời Từ cuối thế kỷ XX đến nay, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽcủa chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) Bắc Phi – Trung Đông cái nôi của Hồigiáo, khu vực duy nhất hội tụ của cả ba châu lục Á – Phi – Âu, bởi vậy gópphần không nhỏ vào bức tranh chính trị, kinh tế - xã hội chung của thế giớitrong chủ nghĩa dân tộc
Thời gian gần đây, Bắc Phi – Trung Đông được nhắc đến như một “chảolửa” của thế giới về các vấn đề như: xung đột tôn giáo – sắc tộc, xung đột nănglượng, lật đổ chính quyền “Mùa xuân Arab” diễn ra là kết quả của cuộc khủnghoảng chính trị kéo dài tại khu vực này Những biến động chính trị kể từ năm
2011 đến nay đã lan rộng hầu hết các quốc gia trong khu vực và chưa có dấuhiệu kết thúc Quan trọng hơn cả, những biến động chính trị của tại đây khôngchỉ gây ra những hệ lụy cho chính khu vực này mà hơn thế nữa nó có nhữngảnh hưởng rất lớn tới vấn đề an ninh và hòa bình của thế giới
Có rất nhiều những yếu tố bị ảnh hưởng khiến chúng ta phải suy ngẫm từ sau sựkiện mùa xuân Arab, không chỉ kể tới vấn đề liên quan đến tôn giáo mà còn bêncạnh đó là vấn đề về chủ nghĩa dân tộc và nêu rõ ở đâu là “ Chủ nghĩa dân tộcẢ- rập”
Nhận thấy được “ Chủ nghĩa dân tộc Ả- rập” có ảnh hưởng sâu đến khôngchỉ tới quan điểm chính trị mà còn liên quan đến các vấn đề tôn giáo cụ thể làHồi giáo nói riêng đặc biệt là sau sự kiện “ Mùa xuân Arab” năm 2011 Vậy nên
đề tài nghiên cứu tôi xin tập chung đến “ Chủ nghĩa dân tộc Ả- rập: sự tác động
lên Hồi giáo tại khu vực ở Bắc Phi và Trung Đông từ Mùa xuân Ả- rập đến nay” Để có cái nhìn khái quát về Chủ nghĩa dân tộc Ả- rập và sự ảnh hưởng
Trang 7của có lên những vấn đề liên quan đến Hồi giáo từ sau mùa Xuân Arab từ đó rút
ra kết luận và những bài học kinh nghiệm
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nội dung cơ bản của chủ nghĩa dân tộc Ả rập, các diễnbiến đang xảy tại các quốc gia mang chủ nghĩa nói trên Tầm ảnh hưởng củaMùa xuân Ả rập lên chủ nghĩa Ả rập từ đó khai thác được kết quả mà sự ảnhhưởng đó mang lại
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian địa lý: Ả- rập và một số quốc gia tại khu vực Bắc Phi – TrungĐông
+ Không gian trừu tượng: Chủ nghĩa dân tộc Ả-rập, Hồi giáo
+ Thời gian : Từ mùa Xuân Arab đến nay
3 Tình hình nghiên cứu:
3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Trong lịch sử nghiên cứu của thế giới, chủ nghĩa dân tộc Ả-rập nói riênghay chủ nghĩa dân tộc nói chung vốn là một khái niệm không cũ Chủ nghĩanày không mới, vì nó hình thành cùng với sự ra đời của dân tộc và luôn có tínhhai mặt: hoặc có thể là ngọn cờ trong quá trình xây dựng quốc gia - dân tộc,hoặc là công cụ để áp bức dân tộc khác, đồng thời gây nên xung đột nội bộ Kể
từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là sau cuộc khủng bố ngày 11-9-2001
ở Mỹ, chủ nghĩa dân tộc ngày càng dâng cao, không những phát triển mạnh ởcác nước tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, mà còn nảy nởngay tại một số quốc gia theo chủ nghĩa liên bang, nguyên tắc phân quyền Xét
về “ Chủ nghĩa dân tộc Ả - rập” thì cho tới thời điểm hiện tại đây được coi làchủ nghĩa quan trọng trong thế giới Ả rập Trong số nghiên cứu nước ngoàicũng đề cập đến mối tương quan của Hồi giáo với Chủ nghĩa dân tộc Ả rập Cụ
Trang 8thể, “Arab Nationalism: Past, Present, and Future” của Hadza Min FadhliRobby có đề cập tới sự thăng hoa của tư tưởng Hồi giáo hiện đại và sự đónggóp của nó với Chủ nghĩa dân tộc Ả rập tác giả có viết một số sự liên kết trỗidậy của Chủ nghĩa dân tộc Ả rập với sự ra đời của Chủ nghĩa Hồi giáo và Tưtưởng của Chủ nghĩa hiện đại Hồi giáo đã phát triển trong suốt thể kỷ 20.
Môt bài khác “ Arab Nationalism and Islamism: Competitive Past,
Uncertain Future” của Adeed Dawisha có viết trong thế giới Ả rập hai 2 khái
niệm có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất của thể kỷ 20 chính là Hồi giáo và Chủnghĩa dân tộc Ả rập điều này được phân tích rõ qua tác giả có chỉ ra một số tác
phẩm như “ The Multiple Idenities of Middle Est” hay “ Between Memory and
Desire: The Middle East in Troubled Age” Các phẩm chủ yếu viết về nguồn
gốc hình thành của Chủ nghĩa dân tộc Ả rập trong thế giới Ả rập và mối tươngquan quan điểm trong Hồi giáo
Nghiên cứu về Chủ nghĩa Dân tộc Ả rập và Hồi giáo là cần thiết, vừa có tínhcấp thiết trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, nhằm nâng cao hiểu biết củaViệt Nam về một khu vực có tầm quan trọng đặc biệt với an ninh và ổn địnhtoàn cầu, nơi thu hút sự can dự của tất cả các cường quốc và có quan trọng hệngày càng gia tặng với Việt Nam
Tuy hiên, xét về góc độ hiện nay những nghiên cứu về Chủ nghĩa dân tộc Ả
rập hay Hồi giáo vẫn còn khan hiếm chủ yếu là những công trình nước ngoài “
Một số vấn đề cơ bản về Hồi giáo ở Trung Đông ( Văn hóa, xã hội và chính trị Hồi giáo )” đây là công trình thuộc Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là một trong những công trìnhnghiên cứu tiêu biểu về Hồi giáo ở khu vực hiện nay, lấy tôn giáo làm cơ sởnghiên cứu chính trị, nền tảng xã hội văn hóa tại khu vực nhiều biến độngTrung Đông Ngoài ra, còn một số tác phẩm đáng chú ý về tình hình chính trị có
thể nói đến như “ Làn sóng nổi dậy tại Bắc Phi – Trung Đông: Nguyên nhân,
Trang 9tác động, ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, tác giả Đỗ Đức
Định, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 3(67), 2011 “Vấn đề dầu mỏ và quan hệ quốc tế ở Trung Đông – Bắc Phi thời kỳ hậu Mùa Xuân Arab”, của hai tác giả PGS TS Bùi Nhật Quang và TS Phạm Ngọc Lãng,
được Nhà xuất bản Lý luận Chính trị phát hành năm 2015 Nội dung của côngtrình viết về Bắc Phi – Trung Đông kể từ cuối năm 2010 trở lại đây, khi khu vựcTrung Đông – Bắc Phi trải qua những thời kỳ bùng nổ của phong trào “MùaXuân Arab” với ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xãhội và quan hệ quốc tế Các công trình tài liệu là tiền đề để khai thác rõ hơnnhững khía cảnh về Chủ nghĩa dân tộc Ả rập, Hồi giáo và mối tương quan ảnhhưởng xoay quanh những biến của cuộc cách mạng” Mùa xuân Arab” Mỗicông trình nghiên cứu điều mang những nét đặc sắc riêng về các vấn đề nóitrên, tuy nhiên vẫn còn ít công trình có thể viết một cách đầy đủ, làm nổi bật lêntầm ảnh hưởng quan trọng giữ Chủ nghĩa dân tộc Ả rập với Hồi giáo từ sau “Mùa xuân Arab”
Để góp phần nghiên cứu cho vấn đề Chủ nghĩa dân tộc Ả rập tác động lên
tôn giáo sau Mùa xuân Arab tác giả chọn đề tài “ Chủ nghĩa dân tộc Ả- rập: sự
tác động lên Hồi giáo tại khu vực ở Bắc Phi và Trung Đông từ Mùa xuân rập đến nay” để làm niên luận với mục đích: mối liên hệ giữ Chủ nghĩa dân tộc
Ả-Ả rập với Hồi giáo, diễn biến, hậu quả của Mùa xuân Arab đồng thời đó là sựtác động của chủ nghĩa dân tộc với tôn giáo trong biến đổi chính trị ở Bắc Phi –Trung Đông
3.2 Nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu các vấn đề cơ bản sau:
Niên luận nêu ra những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa dân tộc Ả rập và Hồi giáo
ở Bắc Phi- Trung Đông nói riêng, hậu quả của khủng hoảng Mùa Xuân Arab
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Trang 10- Cơ sở lý luận: đề tài được thực hiện trên quan điểm duy vật về lịch sử, cácnguyên lý của phép biện chứng duy vật Trên cơ sở các học thuyết về xung độtquốc tế, lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa hành vi,chủ nghĩa văn hóa văn minh, lý thuyết chính trị…
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài vận dụng phương pháp tư duy duy vật lịch sử,phân tích và trình bày các vấn đề Phân tích, tổng hợp thông tin thứ cấp nhằmphân tích nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khủng hoảng Đánh giá mốiquan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và chính trị, tác động của chủ nghĩadân tộc với tôn giáo đối dưới biến động chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông.Tìm hiểu chính trị học cao cấp nhằm quy chiếu vào các đặc điểm tại khu vựcnghiên cứu để phân tích và đánh giá, đưa ra kết luận cho đề tài nghiên cứu
5 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm chỉ ra hậu quả của cuộc khủng hoảng, đánh giá được hệ lụy của
nó đối với khu vực và thế giới
6 Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3chương chính
Trang 11
Chương 1 KHÁI LƯỢC CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ả RẬP 1.1 Vài đặc điểm của Chủ nghĩa dân tộc Ả rập
Chủ nghĩa dân tộc Ả rập là một trong những chủ nghĩa có sự pháttriển sau sắc xuyên suốt thời kì lịch sử Bối cảnh chính trị của Trung Đôngtrong những năm gần đây được đặc trưng bởi sự mâu thuẫn sâu xa giữa chủnghĩa dân tộc Ả rập và chủ nghĩa dân tộc quốc gia, dân tộc Tinh thần dântộc giữa các dân tộc Ả rập đã bắt đầu vào những năm của thế kỉ 19 thế kỷchống lại Ottoman – các nhà cai trị người Thổ Nhĩ Kỳ, được sử dụng bởi cácthực dân châu Âu, đặc biệt là với thực dân Anh nhằm trục lợi Sự liên tụcnhững bất công được nhận thức hình thành những người Ả Rập có thái độthù địch mạnh mẽ với phương Tây, và điều này sẽ dẫn đến các học thuyếtnhư chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và nỗ lực hiện đại hóa Các nỗ lực nhằmmang lại sự thống nhất giữa các quốc gia Ả Rập giữa các quốc gia Ả Rập đãthất bại, bởi vì phần lớn người dân ngày càng áp dụng quan điểm dân tộcchủ nghĩa quốc gia-nhà nước
1.1.1 Khái niệm về Chủ nghĩa dân tộc :
Trong “ Chủ nghĩa dân tộc: Quan điểm và một số yếu tố tác độngtrong điều kiện hiện nay” có đề cập thuật ngữ “ chủ nghĩa dân tộc” (tiếngAnh: “nationalism”, tiếng Pháp: “le nationalisme” ) thường được sử dụngphổ biến trong lý luận chính trị quốc tế Về “chủ nghĩa dân tộc,” có thể nói,cho đến nay đã có khá nhiều cách hiểu khác nhau Khó thể xác định đượcchính xác điểm ra đời của thuận ngữ này là vào thế kỷ XVIII hay XIX Xét
về góc độ lịch sử, khoảng cuối thế kỷ XX – đầu XXI, sự ra đời nhiều nhà
Trang 12nước – dân tộc, mới hình thành các tư tưởng “ dân tộc tự quyết” đã đánh dấu
sự phát tierne mạnh mẽ hơn của các chủ nghĩa dân tộc Theo Từ điển Báchkhoa của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam (2005), chủ nghĩadân tộc là “hệ tư tưởng chính trị và biểu hiện tâm lý đòi hỏi quyền lợi độclập, tự chủ và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc” Chủ nghĩa dân tộchình thành và phát triển gắn liền với quá trình đấu tranh để xây dựng và bảo
vệ cộng đồng quốc gia dân tộc Tuỳ tình hình, đặc điểm dân tộc, giai cấp vàlịch sử của từng dân tộc, Chủ nghĩa dân tộc mang dấu ấn dân tộc và giai cấpkhác nhau Có Chủ nghĩa dân tộc truyền thống thể hiện lòng yêu nước lâuđời của một dân tộc, có Chủ nghĩa dân tộc tư sản, có Chủ nghĩa dân tộc XôViết, có Chủ nghĩa dân tộc sôvanh nước lớn, có Chủ nghĩa dân tộc cáchmạng, v.v… Ngoài ra có những học giả coi chủ nghĩa dân tộc như là phongtrào tư tưởng, là nguyên tắc chính trị, là hệ tư tưởng chính hay phong tràochính trị gồm: E Kedourie (1993) xác định chủ nghĩa dân tộc như một họcthuyết, Gellner (1983) quan niệm nó là một nguyên tắc chính trị, Calhou(1997) hay Kellas (1991)
Trong tác phẩm “Nationalism and State” (1993) John Breuilly chorằng: “chủ nghĩa dân tộc là phong trào chính trị nhằm hướng đến hoặc thựchiện quyền lực nhà nước và biện minh cho các hành động như vậy với lý lẽmang tính dân tộc chủ nghĩa” Sự đa dạng của các quan điểm và các khuynhhướng trên đây cho tính chất đa diện và phức tạp trong nội dung của chủnghĩa dân tộc Như vậy khái niệm chủ nghĩa dân tộc có nhiều cách hiểu vàcách tiếp cận khác nhau, được xem xét ở các phương tiện diện nội dungchính trị, văn hóa- xã hội và tâm lý của nó
1.1.2 Nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc Ả rập:
Trang 13Ý tưởng này đã phổ biến sau khi Thế chiến II kết thúc Nó được giớithiệu vào đầu những năm 1900, khi các nhóm chính trị khác nhau bắt đầu tổchức trên cơ sở dân tộc Ả Rập Điều quan trọng cần lưu ý là có những cáchhiểu khác nhau về cách mọi người nhìn Chủ nghĩa Liên Ả Rập (Danielson,2007) Đôi khi nó có thể là sự ủng hộ của một bản sắc chung, trao đổi vănhóa, trong khi những lúc khác, Chủ nghĩa Liên Ả Rập có thể kêu gọi mộtquốc gia thống nhất dưới ngọn cờ của chủ nghĩa dân tộc Liên Ả Rập.
Trong “ Arab Nationalism: Mistaken Identity” (1993) tác giả MartinKramer có đề cập Chủ nghĩa Ả Rập lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ XIXkhông phải như một phản ứng trực tiếp đối với sự cai trị của phương Tây,
mà như một sự phê phán đối với nhà nước của Đế chế Ottoman, đế chế đã
mở rộng ảnh hưởng đến hầu hết các dân tộc nói tiếng Ả Rập kể từ đầu thế kỷXVI Trong gần bốn trăm năm, những người nói tiếng Ả Rập này đã hoàntoàn chấp nhận vai trò của họ trong Đế quốc Trụ sở của Đế chế là ởIstanbul, và các lãnh thổ rộng lớn của nó được quản lý bằng tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ Ottoman Nhưng người Ottoman tuyên xưng đạo Hồi, cũng như đại đa sốthần dân nói tiếng Ả Rập của họ Nhà nước của họ đã phát triển như mộtquan hệ đối tác trong Hồi giáo, bao gồm tất cả các thần dân Hồi giáo củaquốc vương Ottoman, bất kể họ nói ngôn ngữ gì
Thuật ngữ để chỉ Chủ nghĩa dân tộc Ả rập hay với tên khác Chủ nghĩaLiên Ả Rập trong theo ngôn ngữ quốc tế là “ Pan – Arabism” Pan-Arabismcũng được trích dẫn có liên quan đến chủ nghĩa Ả Rập hoặc Chủ nghĩa dântộc Ả Rập; nhiều thuật ngữ được sử dụng để định nghĩa và đặt tên cho hệ tưtưởng của Nasser nhưng không một học giả lỗi lạc nào có thể gọi nó mộtcách chính xác Thuật ngữ Pan-Arabism có thể khiến mọi người chấp nhậnrằng chủ nghĩa Ả Rập đã lan rộng trong một khu vực rộng lớn, hoặc nó cũng
Trang 14có thể khiến mọi người nhớ đến các thuật ngữ tương tự, ví dụ: "Chủ nghĩaPan-German" có liên hệ với chủ nghĩa phát xít Chủ nghĩa Ả Rập thuyếtphục mọi người tin rằng chủ nghĩa dân tộc chỉ tồn tại trong một khu vựcnhỏ Hầu hết các học giả sử dụng thuật ngữ "Pan-Arabism" nhưng thay vào
đó một số đã gọi nó là "Arab Nationalism"
Những người Hồi giáo nói tiếng Ả Rập vẫn giữ niềm tự hào về ngônngữ của họ: Chúa đã tiết lộ kinh Koran bằng tiếng Ả Rập cho một nhà tiêntri Ả Rập vào thế kỷ thứ bảy Họ cũng kỷ niệm lịch sử của những cuộc chinhphục ban đầu của người Ả Rập, mang đạo Hồi từ Oxus đến Pyrenees Và họ
tự hào về gia phả của mình, thứ đã liên kết họ với Ả Rập vào buổi bình minhcủa đạo Hồi Nhưng chính sự trung thành với Hồi giáo đó đã ràng buộc họvới những người Hồi giáo nói các ngôn ngữ khác và tự hào về các gia phảkhác, và những người đã mang lại sức sống mới cho việc bảo vệ và mở rộngđạo Hồi Kể từ thế kỷ 15, người Ottoman đã thể hiện chính xác sức sốngnày, được khai thác bởi lòng nhiệt thành Hồi giáo đã đưa đạo Hồi đến tậncổng thành Vienna Tất cả các thần dân Hồi giáo của nhà Ottoman đều coimình là những người tham gia và hưởng lợi trong cộng đồng Hồi giáo chungnày, và họ không có sự phân biệt giữa người Ả Rập và người Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng kết lại, trong thềm Thế chiến thứ nhất, chủ nghĩa Ả Rập đã bắtđầu có một hình thức rõ ràng hơn trước hai thách thức của Thổ Nhĩ Kỳ hóa
và Chủ nghĩa phục quốc Do Thái
1.1.3 Tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc Ả rập:
Tầm quan trọng của Chủ nghĩa dân tộc Ả Rập đối với các quốc gia ởTrung Đông có thể được nhìn thấy bằng cách xem xét cách nhìn của các nhàlãnh đạo của các quốc gia đó và dân số tương ứng của họ Đối với người dân
Trang 15Trung Đông, Chủ nghĩa dân tộc Ả Rập đại diện cho một biểu hiện của xãhội Hệ tư tưởng của Pan-Arabism kết hợp tất cả các khía cạnh của văn hóa
Ả Rập Điều này bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật và chính trị Nómang lại cho người dân Ả Rập ở Trung Đông cảm giác rằng họ được kết nốivới nhau Khái niệm này cực kỳ quan trọng đối với người dân vào giữa thế
kỷ XX
Trong khoảng thời gian này, khu vực bắt đầu bị các cường quốc châu
Âu phi thuộc địa hóa và người dân trong khu vực cần một thứ gì đó để gắnkết họ lại với nhau Họ đã chuyển sang Chủ nghĩa Liên Ả Rập để có thể thựchiện được điều này Như Rashid Khalidi1 đã tuyên bố, “Chủ nghĩa Liên ẢRập đã có tác động mạnh mẽ đến các trào lưu trí thức và bình dân trong thếgiới Ả Rập.”
Mục tiêu chính của các cường quốc Đế quốc châu Âu là ngăn chặndân số trong khu vực đoàn kết và cuối cùng đe dọa các lợi ích của châu Âu.Chỉ riêng những tuyên bố này thôi cũng đủ cho thấy cảm giác của người dâncác quốc gia Ả Rập và nhu cầu để họ có thể đoàn kết và kết nối với một thứ
gì đó mang lại cho họ cảm giác hiện hữu
1 Rashid Ismail Khalidi là một nhà sử học người Mỹ về Trung Đông và là Giáo sư Edward Said về Nghiên cứu Ả Rập Hiện đại tại Đại học Columbia
Trang 16Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ HỒI GIÁO KHU VỰC Ở BẮC PHI – TRUNG ĐÔNG
2.1 Vài nét về hồi giáo:
Hồi giáo - tôn giáo đặc biệt, đứng thứ hai trên thế giới, chi phối mộtkhu vực quan trọng trong bức tranh chính trị chung của khu vực Bắc Phi –Trung Đông và nhân loại nói riêng Hồi giáo là một tôn giáo độc thần – tứcchỉ tôn thờ một vị thần với tên là thánh Allah, và chỉ dựa trên duy nhất mộtnền tảng kinh thánh quan trọng là Kinh Koran, văn bản theo đức tin cho rằngđây là những ghi nhận đúng đắn về lời răn dạy của Chúa Allah Tuy nhiêntrước những biến động chính trị hiện nay những yếu tố gây ảnh hưởng lên tưtưởng Hồi giáo, một số những tổ chức hồi giáo cực đoan ( ví dụ như IS…)
2.1.1 Khái niệm và sự phân hóa của đao Hồi:
Hồi giáo – Islam, một tôn giáo độc thần thuộc nhóm tôn giáoAbraham Tôn giáo xếp thứ hai chỉ sau Kito giáo, tuy nhiên đang phát triểnđầy triển vọng nhanh nhất với số tín đồ hiện nay 1,57 tỷ, chiếm tới 23% rađời ở bán đảo Ảrập vào đầu thế kỷ VII sau Công nguyên Sự ra đời của tôngiáo này xuất phát bởi một loạt nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội và
tư tưởng; nó gắn liền với những biến chuyển xã hội, từ chế độ công xãnguyên thuỷ sang chế độ xã hội có giai cấp Lịch sử thống nhất nhà nướcẢrập thành một nhà nước phong kiến độc quyền, đồng thời trên cơ sở thốngnhất giữa các tín ngưỡng, tôn giáo trên bán đảo Ảrập Mặc dù Hồi giáoIslam là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng lại không có hệ thống tổ chứcgiáo hội quốc tế và không có hệ thống phẩm trật chức sắc (người giữ vai trò