1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển của nền tảng chủ nghĩa dân tộc nhật bản trước cải cách minh trị từ lòng trung thành tới hệ thống tư tưởng yoshida shoin

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Phát Triển Của Nền Tảng Chủ Nghĩa Dân Tộc Nhật Bản Trước Cải Cách Minh Trị: Từ Lòng Trung Thành Tới Hệ Thống Tư Tưởng Yoshida Shoin
Tác giả Trần Minh Châu
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Thiện Thanh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 841,3 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN 2023 Đề tài: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN TẢNG CHỦ NGHĨA DÂN TỘC NH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN 2023

Đề tài:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN TẢNG CHỦ NGHĨA DÂN TỘC NHẬT BẢN

TRƯỚC CẢI CÁCH MINH TRỊ: TỪ LÒNG TRUNG THÀNH TỚI HỆ THỐNG

TƯ TƯỞNG YOSHIDA SHOIN

Sinh viên thực hiện: Trần Minh Châu

Mã sinh viên: 21030125

Khóa: QH-2021-X-LS Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Trần Thiện Thanh

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Trần Thiện Thanh

đã hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện nghiên cứu Cảm ơn cô

đã giúp em chau chuốt, chỉnh sửa và góp ý để em có thể thuận lợi hoàn thành báo cáo nghiên cứu của mình

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo thuộc Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ em trong quá trình nghiên cứu

Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn của tôi, những người đã trở thành động lực để tôi hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2023

Tác giả

\

Trần Minh Châu

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

5 NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

7 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC, LÒNG TRUNG THÀNH VÀ CÁC THUẬT NGỮ VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TẠI NHẬT BẢN 5

1 KHÁI NIỆM DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC 5

2 TẠI SAO LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA DÂN TỘC?SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA ÁI QUỐC 9

3 MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC NGHIÊN CỨU TẠI NHẬT BẢN 12

4 TIỂU KẾT CHƯƠNG I 13

CHƯƠNG II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÒNG TRUNG THÀNH TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THẦN ĐẠO NHẬT BẢN VÀ TINH THẦN VÕ SĨ ĐẠO 15

1 THẦN ĐẠO NHẬT BẢN VÀ THIÊN HOÀNG –CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TÔN GIÁO 15

2 VÕ SĨ ĐẠO VÀ LÒNG TRUNG LIỆT 25

3 TIỂU KẾT CHƯƠNG II 32

CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG YOSHIDA SHOIN VÀ LÒNG TRUNG LIỆT THÚC ĐẨY SỰ THÙ ĐỊCH NGOẠI KHỐI 34

1 THỜI KỲ MẠC PHỦ TOKUGAWA VÀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG XÃ HỘI THẾ KỶ XVII– XIX 34 2 YOSHIDA SHOIN - ĐỘNG LỰC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG MINH TRỊ 42

3 TIỂU KẾT CHƯƠNG III 54

Trang 4

KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Chủ nghĩa dân tộc đã và đang trở thành đề tài nghiên cứu nổi trội tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung Lựa chọn nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc tại bất cứ một quốc gia nào trên thế giới nghĩa là lựa chọn nghiên cứu về một khái niệm lớn, bao hàm cả khái niệm dân tộc, ý thức dân tộc thậm chí là sự hình thành quốc gia, dân tộc đó

Báo cáo này lựa chọn nghiên cứu về sự hình thành và phát triển nền tảng chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản sau cuộc cải cách Minh Trị - thời kỳ mà có thể coi là sự nở rộ của chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản khi Nhật Bản bước chân vào hàng ngũ các cường quốc trên thế giới, tham gia tranh giành thuộc địa và tiến hành quân phiệt hóa bộ máy một cách nhanh chóng Trong quá trình hình thành và phát triển này, chủ nghĩa dân tộc với cốt lõi là lòng trung thành đi từ những gì sơ khai nhất của văn hoá, văn minh mỗi tộc người là tôn giáo, rồi từ đó, phát triển dưới cái phông là chủ nghĩa dân tộc tôn giáo rồi dần dần vượt xa khỏi chính gốc rễ của nó Trở thành chủ nghĩa dân tộc dựa trên nền tảng mới là ý thức dân tộc mạnh mẽ về chủ quyền quốc gia, chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc Góp phần vào quá trình hình thành này có tư tưởng của vô số học giả

và các nhà tư tưởng trong hệ thống quan niệm tôn giáo bản địa Nhật Bản (Thần đạo Nhật Bản) và Võ sĩ đạo

Bên cạnh đó, báo cáo muốn dựa vào những nền tảng này, đưa ra những hình dung cụ thể hơn về hệ thống tư tưởng và vai trò của Yoshida Shoin – một nhà tư tưởng, học giả nổi tiếng cuối thời kỳ Mạc phủ Tokugawa nhưng hãy còn ít được nhắc đến trong các nghiên cứu tại Việt Nam Những ảnh hưởng của ông và tầng lớp trí thức Nhật Bản tới sự phát triển của lòng trung thành, lòng yêu nước cùng tư tưởng Tôn Hoàng nhương Di, sự thành công của cuộc cải cách Minh Trị cũng như sự hình thành của Đế quốc Nhật Bản và Nhật Bản hiện đại sẽ được trình bày rõ hơn trong báo cáo nghiên cứu này dưới sự phân tích từ góc nhìn lòng trung thành cốt lõi trong chủ nghĩa dân tộc và tinh hoa văn hóa Nhật Bản

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một số những nghiên cứu đi trước về vấn đề chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản có thể

kể đến:

Trang 6

Thứ nhất, Kevin M Doak với cuốn sách A History of Nationalism in Modern Japan lý giải vô cùng rõ ràng về những khái niệm chủ nghĩa dân tộc tại Nhật Bản

đồng thời nêu ra từng khía cạnh của chủ nghĩa dân tộc dưới góc nhìn dân tộc, quốc gia

và quốc gia dân tộc

Thứ hai, GS TS Nguyễn Văn Kim với những nghiên cứu về Nhật Bản thời kỳ

Tokugawa bao gồm “Chế độ giáo dục Nhật Bản thời kỳ Tokugawa: Những đặc điểm tiêu biểu”, “Nhật Bản: Ba lần mở cửa – Ba sự lựa chọn” và “Nhật Bản mở cửa: Phân tích những bản hiệp ước “bất bình đẳng”

Thứ ba, luận án tiến sĩ Nguyễn Thu Hằng (2017) Ảnh hưởng của phương Tây đối với văn hóa Nhật Bản thời Minh Trị - Kinh nghiệm cho Việt Nam cùng bài nghiên

cứu “Vai trò của các hùng phiên Tây Nam trong việc lật đổ chính quyền Mạc phủ Tokugawa (nửa sau thế kỷ XIX)” của TS Nguyễn Tiến Lực và ThS Huỳnh Phương Anh khắc hoạ bức tranh toàn cảnh thời kỳ cuối Mạc phủ Tokugawa, sức mạnh và liên minh giữa các phiên cùng phong trào Tôn Vương nhương Di và Tôn Vương đảo Mạc của các phiên Tây Nam

Thứ tư, những nghiên cứu về Yoshida Shoin và phiên Choshu của các học giả

Iichiro Tokutomi, Robert Louis Stevenson H Van Straelen, H J Timperley, Albert M Craig và Thomas M Huber góp phần làm rõ những thay đổi trong nội bộ phiên Choshu, con người, cuộc đời và tầm ảnh hưởng của Yoshida Shoin với các chí sĩ thuộc phiên này

Thứ năm, các nghiên cứu về khái niệm và nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc do

PGS TS Vương Xuân Tình và học giả Daniel Druckman cũng như các học giả quốc

tế khác đưa ra nhằm làm rõ những nòng cốt và bản chất của khái niệm này

Cuối cùng là một số nghiên cứu về Thần đạo Nhật Bản, tinh thần võ sĩ đạo, tính

cách và tinh thần Nhật Bản cùng các học thuyết Lý học Tống Nguyên, Chu Hy và Dương Minh học khác

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề xoay xung quanh nền tảng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản mà cốt lõi là lòng trung thành Từ đây đưa ra được sự hình thành và phát triển của lòng trung thành này thành những xu hướng có phần cực đoan hơn, thúc đẩy sự thù địch với những quốc gia khác đồng thời coi quốc gia mình là ưu việt hơn cả mà ta gọi là chủ nghĩa dân tộc

Trang 7

Mặt khác, nghiên cứu cũng góp phần làm rõ hơn vai trò của Yoshida Shoin – một nhà tư tưởng, học giả nổi tiếng cuối thời kỳ Tokugawa với những đóng góp tư tưởng của ông cho nền tảng chủ nghĩa dân tộc, sự thành công của cuộc cải cách Minh Trị và sự hình thành của Đế quốc Nhật Bản

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là lòng trung thành – cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc Với trường hợp cụ thể là nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc tại Nhật Bản, đối tượng của nghiên cứu bao gồm các tư tưởng của Thần đạo Nhật Bản, võ sĩ đạo, một số

tư tưởng của học giả Yoshida Shoin (Tôn Vương nhương Di, chủ nghĩa bành trướng,…)

Phạm vi của nghiên cứu:

Thứ nhất, về nội dung, nghiên cứu xoay quanh tôn giáo, văn hóa và tính cách

con người Nhật Bản Mặt khác suy xét chế độ giáo dục Nhật Bản cùng một số vấn đề của tầng lớp trí thức Nhật Bản nói riêng cũng như các vấn đề chính trị - xã hội khác nói chung

Thứ hai, về không gian, trong phạm vi toàn thể lãnh thổ Nhật Bản, đặc biệt là

trong phạm vi thế lực của các phiên phía Tây Nam

Thứ ba, về thời gian đi từ thời kỳ Nhật Bản cổ đại đến hết thời kỳ Mạc phủ

Tokugawa nhằm làm rõ quá trình phát triển của lòng trung thành và những yếu tố cấu thành khác của chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản sau cuộc cải cách Minh Trị

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu bao gồm các bài nghiên cứu đi trước về chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản cùng những văn bản gốc tiếng Nhật (đã được dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng

Anh) của các học giả được nhắc đến trong báo cáo như Hagakure, những bức thư của

Takasugi Shinsaku và Yoshida Shoin,

Bằng việc sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic vùng các lý thuyết nhân học, xã hội học và tâm lý học, tâm lý học lịch sử - văn hóa (cultural - historical psychology) báo cáo làm rõ sự quan trọng của lòng trung thành trong chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản nói riêng và tính cách, tinh thần cũng như văn hóa Nhật Bản nói chung

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu về cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc nói chung hay chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản nói riêng, phần nào làm sống lại tinh hoa văn hóa và tích cách cũng như tinh

Trang 8

thần Nhật Bản Đồng thời, giúp hiểu thêm về bản chất xã hội của con người, những ảnh hưởng của cá nhân tới toàn thể xã hội và ngược lại Nghiên cứu này vừa làm nổi bật những tư tưởng hình thành nên chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, vừa góp phần chứng minh vai trò của tầng lớp trí thức trong các cuộc chuyển giao lớn của thời đại

Trang 9

Chương I: VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC, LÒNG TRUNG THÀNH VÀ CÁC

THUẬT NGỮ VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TẠI NHẬT BẢN

1 Khái niệm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc

1.1 Dân tộc và các khái niệm liên quan

Dựa trên những nghiên cứu của PGS TS Vương Xuân Tình về vấn đề dân tộc, một số khái niệm cơ bản được lựa chọn để đưa vào báo cáo nghiên cứu này bao gồm: (1) khái niệm dân tộc; (2) khái niệm quốc gia – dân tộc và xây dựng quốc gia, xây dựng dân tộc

Thứ nhất, về khái niệm dân tộc (nation), khái niệm dân tộc có thể được định nghĩa ở hai mức độ Với nghĩa hẹp, dân tộc được hiểu như là tộc người (ethnic) Theo

GS TS Vương Xuân Tình, “thuật ngữ Nation có liên quan đến từ Latin là Natio - với

hàm nghĩa mối quan hệ có cùng dòng máu, tức mối quan hệ chung tổ tiên, mà phần lớn có ý nghĩa huyền thoại.”1 Với nghĩa rộng hơn, dân tộc được hiểu như một siêu cộng đồng dân cư, hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của lãnh thổ, nhà nước và các mô hình kinh tế - văn hóa - xã hội

Thứ hai, về khái niệm quốc gia – dân tộc (nation – state/nation state hay country), Từ điển Cambridge đã đưa ra định nghĩa: “Quốc gia - dân tộc là một đất

nước có chủ quyền, đặc biệt có một nhóm lớn trong cư dân với sự chia sẻ về ngôn ngữ, truyền thống và lịch sử chung” tuy vậy định nghĩa này chưa hoàn toàn đầy đủ và về cơ bản, khái niệm quốc gia – dân tộc vẫn là một khái niệm khá mơ hồ, hiện vẫn chưa có một quan điểm chính thức nào được đưa ra nhằm định nghĩa cho khái niệm này Tuy vậy, UNESCO đã đưa ra một định hướng cho các nhà nghiên cứu về quốc gia – dân tộc với một số điểm chính: (1) Quốc gia – dân tộc là một thực thể chính trị - văn hóa

trong một lãnh thổ có chủ quyền, (2) quốc gia – dân tộc gồm hai phần dân tộc (nation)

và quốc gia (state) được liên kết với nhau chặt chẽ, và (3) mỗi quốc gia – dân tộc đều

có bản sắc riêng Tùy từng trường hợp mà thuật ngữ Nation – State có thể được dịch là

“đất nước”, “dân tộc” hay “quốc gia” nhưng nói chung vẫn là một quốc gia tự chủ về chính trị, định hướng bởi văn hóa dân tộc Từ đây, có thể thấy “Quốc gia - dân tộc là siêu cộng đồng, được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều nhóm cư dân chung lãnh thổ; có sự thống nhất về hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội; sử dụng chung một

cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà NộI, tr 44-45

Trang 10

ngôn ngữ; chia sẻ những giá trị chung về văn hóa và được sự quản trị của một nhà nước.”2

Muốn liên kết được các khái niệm này với khái niệm ý thức quốc gia và chủ nghĩa dân tộc sẽ được nhắc đến sau đây, phải nói đến ba khái niệm: xây dựng quốc gia

(State-building) và xây dựng dân tộc (nation-building) Nhiều ý kiến cho rằng nên

đồng nhất hai khái niệm này với nhau, nhưng tổng quan ý kiến lại cho rằng xây dựng quốc gia thiên về tái thiết, phát triển quốc gia và bộ máy nhà nước, gắn liền với vấn đề phát triển đất nước về mặt chính trị và nhà nước, khi nghiên cứu vấn đề này, PGS.TS Vương Xuân Tình chú trọng vào các lĩnh vực như “gìn giữ hòa bình, quan hệ quốc tế, nghiên cứu xã hội, tiếp cận khoa học chính trị và phát triển kinh tế.”3

Mặt khác, xây dựng dân tộc lại mang ý nghĩa xây dựng bản sắc văn hóa đặc trưng quốc gia nhiều hơn Một số ý kiến cho rằng xây dựng dân tộc là một quá trình xã hội lâu dài không thể được xây dựng từ bên ngoài Ba nhân tố bảo đảm sự thành công trong xây dựng dân tộc, bao gồm: (1) Chủ nghĩa dân tộc và dân chủ; (2) Sự liên kết của giới tinh hoa; và (3) Thể chế về biểu tượng Xây dựng dân tộc chính là quá trình can thiệp, thay đổi văn hóa, sự thay đổi này đi từ tầng lớp tinh hoa đến bình dân, nhằm tạo ra một đặc trưng chung trong toàn xã hội.4 Đặc trưng chung hay định hình hành vi chung này sẽ được nói rõ hơn tại tiểu mục 1.3 như một phần của quá trình xây dựng chủ nghĩa dân tộc và lòng trung thành nhóm Ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là một phần quan trọng của quá trình định hình hành vi chung nói riêng và công cuộc xây dựng quốc gia – dân tộc nói chung

1.2 Ý thức dân tộc và chủ nghĩa dân tộc

Ý thức dân tộc (national consciousness) đến nay vẫn chưa có khái niệm chính

thức, nhưng đa số các học giả đều định nghĩa ý thức dân tộc như một dạng tâm lý dân tộc, hay đúng hơn là một hiện tượng tâm lý xã hội thuộc sở hữu của dân tộc “Nội hàm chính của ý thức dân tộc là bản sắc dân tộc với những ký ức lịch sử, tính bền vững của ngôn ngữ và văn hóa, tinh thần cống hiến cho thống nhất lãnh thổ và chủ nghĩa yêu nước Quá trình cấu trúc đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đã tạo nên ý thức dân tộc;

4 Dẫn lại qua Vương Xuân Tình (2019), Tổng quan về vấn đề quốc gia – dân tộc, sđd, tr 12-13

Trang 11

và khi nghiên cứu ý thức dân tộc, cần tập trung vào các yếu tố tư tưởng, tâm tính và phức hợp tâm lý dân tộc.”5

Chủ nghĩa dân tộc (nationalism) trong một số ý kiến chỉ được coi là một dạng

của ý thức dân tộc Tuy nhiên, theo Neil Davidson, không nên nhầm lẫn ý thức dân tộc

với khái niệm bản sắc dân tộc (national identity), một số loại hình chủ nghĩa dân tộc

(đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc văn hóa – cultural nationalism hoặc chủ nghĩa dân tộc

sáo rỗng – banal nationalism) và chủ nghĩa ái quốc (patriotism).6

Chủ nghĩa dân tộc có nhiều loại hình và nhiều cách phân chia loại hình khác nhau Mỗi nhà nghiên cứu lại chọn cho mình một cách phân loại mà theo họ là phù hợp với khái niệm chủ nghĩa dân tộc Nổi bật nhất có lẽ là cách phân loại của Anthony

D Smith và David Brown

Theo Smith, có hai loại chủ nghĩa dân tộc: (1) chủ nghĩa dân tộc lãnh thổ

(territorial nationalism) với hai diễn trình bao gồm chủ nghĩa dân tộc chống thực dân (anti-colonial nationalism) và chủ nghĩa dân tộc hợp nhất (intergration nationalism); (2) chủ nghĩa dân tộc tộc người (ethnic nationalism) cũng bao gồm hai tiến trình gồm

một tiến trình là các phong trào tiền độc lập gắn với ý chí tộc người dẫn tới ly khai

chính trị gọi là chủ nghĩa dân tộc ly khai và chủ nghĩa dân tộc Do Thái (secession and diaspora nationalisms), tiến trình thứ hai là phong trào hậu độc lập dẫn đến xu hướng

mở rộng lãnh thổ với các cộng đồng ngoài biên giới gọi là chủ nghĩa dân tộc đòi lãnh

thổ (irredentist nationalism).7

Khác với Smith phân loại chủ nghĩa dân tộc theo tính chất của các phong trào tiền và hậu độc lập, Brown phân chia khái niệm này theo cơ sở niềm tin của ý thức cộng đồng Hai loại hình chủ nghĩa dân tộc mà Brown đưa ra gồm chủ nghĩa dân tộc

văn hóa và chủ nghĩa dân tộc công dân (civic nationalism) Chủ nghĩa dân tộc văn hóa

có mối liên hệ với chủ nghĩa độc đoán hay chuyên chế (authoritarianism), loại hình

này chú trọng vào niềm tin huyền thoại về một tổ tiên chung có giá trị trong truyền thống hoặc tôn giáo dân tộc Những huyền thoại này thường gắn với sự sinh đẻ, đất đai, di cư và những minh chứng về ngôn ngữ, tập quán,… mà tổ tiên để lại, những điều này về sau, trở thành cơ sở cho việc tự xác định tính cộng đồng của dân tộc Một

ví dụ gần gũi nhất có thể kể đến truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ của người

Illinois, tr 40-49

Trang 12

Việt, từ chuyện Kinh Dương Vương kết hôn với Long Nữ là con gái Long Vương sinh

ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân) ẩn ý nói về tính nước trong văn hóa người Việt, đến chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân từ biệt, 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người theo cha xuống biển,… cũng đã nêu ra những truyền thống, phong tục tập quán và khu vực sinh sống Tương tự với Việt Nam, nhiều quốc gia cũng có huyền thoại về vấn đề lập quốc, tạo ra con người như vậy Trong thần thoại Trung Quốc, Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đắp đất nặn con người, Phục Hy sáng lập văn minh hay Thần Nông là thủy tổ của dân tộc Hoa Hạ cũng là một trường hợp điển hình chứng minh cho loại hình chủ nghĩa dân tộc này Chủ nghĩa dân tộc công dân, trái lại, thường đi với khái

niệm tự do và đôi khi được hiểu như chủ nghĩa dân tộc tự do (liberal nationalism), loại

hình này cũng gắn với nội hàm chính trị và xã hội nhưng hướng về ý niệm thống nhất trong vận mệnh chung của quê hương, nhà nước bất kể sự khác biệt về văn hóa, dân tộc của mỗi công dân Việc cam kết của chủ nghĩa dân tộc tự do gắn liền với lòng trung thành của công dân với quốc gia, lãnh thổ quê hương Có thể thấy, trong cách phân chia chủ nghĩa dân tộc của Brown, chủ nghĩa dân tộc văn hóa có cái nhìn hướng

về quá khứ, coi trọng nguồn gốc dân tộc trong khi chủ nghĩa dân tộc công dân hướng

về phía trước nhiều hơn Tuy vậy, hai loại hình dân tộc chủ nghĩa này vẫn có thể liên kết với nhau trong cùng một chỉnh thể quốc gia – dân tộc

Ngoài hai cách phân chia của Smith và Brown, một số cách phân chia khác cũng được các học giả nghiên cứu nhân học, dân tộc học hay tâm lý học đưa ra, tuy nhiên đa số nền tảng của các cách phân loại ấy vẫn có thể quy về hai nghiên cứu trên

Tuy vậy, một phương thức phân chia chủ nghĩa dân tộc mới hơn cũng đã được

đề xướng, phân chia chủ nghĩa dân tộc theo tính chất mối quan hệ nhà nước với tôn giáo Theo Mark Juergensmeyer, chủ nghĩa dân tộc chia thành chủ nghĩa dân tộc thế

tục (secular nationalism) và chủ nghĩa dân tộc tôn giáo (religious nationalism) Hiểu đơn giản, chủ nghĩa dân tộc thế tục có liên quan đến chủ nghĩa thế tục (secularism) với

thiên hướng phi tôn giáo và không can thiệp vào tự do tôn giáo của nhân dân “Các nguyên tắc của chủ nghĩa thế tục bảo vệ, củng cố những quyền tự do mà mọi người được hưởng, đó là: (1) Tách tổ chức tôn giáo khỏi các tổ chức nhà nước và khu vực công mà tôn giáo có thể tham gia, nhưng không thống trị; (2) Tự do thực hành đức tin hoặc tín ngưỡng của mình mà không tổn hại đến người khác, hoặc tự do thay đổi hay không thay đổi tín ngưỡng theo lương tâm của mình; (3) Bình đẳng cho mỗi người có

Trang 13

hay không có niềm tin tôn giáo để không có lợi thế hoặc bị bất lợi.”8 Ngược lại với chủ nghĩa dân tộc thế tục trung lập và có xu hướng loại trừ tầm quan trọng của tôn giáo khỏi mọi mặt của xã hội trong quá trình phát triển, chủ nghĩa dân tộc tôn giáo coi tôn giáo là “trung tâm của bản sắc dân tộc” và “tính cá nhân bị khuất lấp bởi các đặc trưng tôn giáo”9 Tôn giáo được cho là gắn liền với quá trình xây dựng quốc gia – dân tộc, chủ nghĩa dân tộc tôn giáo có sức mạnh liên kết đời sống tôn giáo với đời sống chính trị, biểu tượng tôn giáo là biểu tượng dân tộc chồng chéo lên nhau, sử dụng hình thức tôn giáo để thúc đẩy bản sắc cộng đồng Không gian và thời gian thiêng cũng vô cùng quan trọng trong chủ nghĩa dân tộc tôn giáo khi nó khơi gợi lòng trung thành dân tộc qua các nghi lễ, thánh địa và những ngày kỷ niệm Việc thực hành các nghi lễ tôn giáo hay kỷ niệm giúp ghi nhớ các sự kiện lịch sử, truyền thống lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển quốc gia đó Chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản trong thời kỳ trước cuộc cách mạng Minh Trị cũng được xếp vào loại hình này và sẽ được trình bày sơ lược tại chương 2 như một hệ quả của tư tưởng Thần đạo

Khái niệm chủ nghĩa dân tộc, có thể nói, có nhiều cách phân loại và vô số loại hình theo đó mà được kể tên, thế nhưng quy mô của báo cáo nghiên cứu này hãy còn rất hạn chế, không thể chạm đến tất cả những loại hình ấy Tác giả nghiên cứu chỉ chọn ra một số loại hình chủ nghĩa dân tộc được cho là hợp lý nhất để phân tích đề tài nghiên cứu của báo cáo này là chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản

2 Tại sao lựa chọn nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc? Sự khác biệt giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa ái quốc

Tiếp cận nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản dưới góc nhìn lịch đại không còn là một đề tài quá mới trong giới học giả nghiên cứu lịch sử Nhật Bản Hiện thực lịch sử khách quan có thể đã làm rõ được một phần lý do hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc này, tuy nhiên, việc tại sao lựa chọn nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc

mà không phải một khái niệm rất gần với nó là chủ nghĩa ái quốc (patriotism) thì lại

chưa được làm rõ, bởi muốn giải thích được sự lựa chọn này cần sử dụng đến lý thuyết liên ngành khác mà có lẽ giới sử học còn ít sử dụng hay tiếp cận Báo cáo nghiên cứu này tuy cũng xoay quanh đề tài chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, nhưng đặt nó dưới góc nhìn tâm lý học lịch sử - văn hóa, với mục đích làm rõ hơn lý do của những chính sách

tr 04

Trang 14

Nhật Bản đưa ra từ thời kỳ Minh Trị không chỉ tuân theo quy luật lịch sử khách quan

mà còn dựa trên quy luật tâm lý người – tâm lý xã hội hiển nhiên và ít có sự thay đổi

Trong cuốn sách “Lịch sử chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản hiện đại”10, Kevin M Doak cũng đã đề cập đến hướng tiếp cận này, nhưng những nghiên cứu tâm lý học được đề cập trong cuốn sách của ông đa phần đều khá cũ, có nhiều thiếu sót và mang cái nhìn chưa toàn diện về chủ nghĩa dân tộc Trong báo cáo này, tác giả muốn đưa đến một cái nhìn có phần mới mẻ hơn, đi từ nguồn gốc tâm lý của chủ nghĩa dân tộc

Trong nghiên cứu “Chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa ái quốc và lòng trung thành nhóm: một góc nhìn tâm lý học xã hội”11, Daniel Druckman đã nhận định chủ nghĩa dân tộc không chỉ là hiện tượng chính trị - xã hội mà còn là hiện tượng tâm lý – xã hội bởi các cá nhân trong một tập thể (ở đây được hiểu là một quốc gia) phát triển thái độ

và cảm xúc với chính quốc gia đó và các quốc gia khác, những cảm xúc này được cho

là trung tâm của chủ nghĩa dân tộc Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng trung thành, và trên thực tế, chúng bao gồm: (1) phản ứng thù địch với nhóm khác trở thành khuôn mẫu được chia sẻ giữa các cá nhân cùng nhóm, (2) định hình hành vi nhóm và (3) phân biệt các nhóm với nhau trong mọi môi trường chính trị

Theo Daniel, cơ sở của lòng trung thành nhóm (group loyalty) là việc các nhóm

này đáp ứng nhu cầu của con người thuộc nhóm Với đối tượng nhóm là các quốc gia, những quốc gia này đáp ứng các nhu cầu phổ quát như chính trị, văn hóa, xã hội đồng

thời đem lại cảm giác an toàn (safety needs), cảm giác thuộc về (love and belonging)

và uy tín (trong văn cảnh này được hiểu là thỏa mãn esteem needs) cho công dân của

họ Việc cung cấp những cảm giác này có nhiều hình thức, và đều xuất phát từ chức năng tình cảm của thực thể quốc gia Phần lớn các hành vi xã hội đều xuất phát từ ba

nhu cầu lớn: (1) nhu cầu liên kết (hay nhu cầu tham gia tình cảm – affective involvement), (2) nhu cầu thành tựu (nhu cầu tham gia mục tiêu – goal involvement),

và (3) nhu cầu quyền lực (nhu cầu tham gia bản ngã – ego involvement) mà quốc gia

đáp ứng công dân của họ bằng cách hấp dẫn các thành viên hoàn thành mục tiêu cá nhân, từ đó thỏa mãn nhu cầu về lòng tự trọng của họ Những nhu cầu này, khi được thỏa mãn sẽ tạo ra nhu cầu tự bảo vệ và siêu nghiệm (siêu hình – tự tôn bản ngã) cho

Oriental Studies, Vol 13, Martinus Nijhoff Publishers, Brill, Hà Lan, tr 19 - 22

Mershon International Studies Review, Vol 38, No 01 (April 1994), Wiley on Behalf of The International Studies Association, tr 43 - 68

Trang 15

mỗi cá nhân Nói chung, các quốc gia cung cấp cho công dân của họ những nhu cầu an ninh, an toàn cũng như địa vị, uy tín để đổi lấy lòng trung thành và cam kết của công dân quốc gia đó

Cơ sở của lòng trung thành này còn được xây dựng qua sự tự nhận thức và xác định cảm xúc Thuyết phát sinh nhận thức (hay lý thuyết phát triển nhận thức) của Jean Piaget12 cho rằng trẻ em phát triển nhận thức từ việc nhận thức tập trung vào bản thân sang xu hướng xã hội hóa, tập trung vào các mối quan hệ xã hội khi chúng trưởng thành Việc xây dựng một cảm giác gắn bó nhóm là một phần trong quá trình xã hội hóa ấy Điều này không có nghĩa là ta bỏ qua nhận thức cá nhân mà chỉ mang nghĩa nhìn nhận cá nhân như một phần của xã hội, khi cá nhân ý thức mình là một phần của nhóm, bằng việc trở nên nhạy cảm hơn với cảm xúc và sở thích của người khác, một

cá nhân phát triển nhiều cảm xúc tích cực hơn với nhóm của mình và dần phân biệt được những người cùng nhóm với người khác Trong trường hợp một quốc gia, hay một dân tộc được coi như một nhóm lớn, những lý thuyết về nhận thức và quan hệ xã hội này vẫn không xuất hiện sự sai lệch nào đáng kể, “tính xã hội thúc đẩy các xung đột sắc tộc, xây dựng và trang bị tình hữu nghị nội khối và sự thù địch ngoại khối.”13

Hơn thế, dù là chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa ái quốc đều xuất phát từ lòng trung thành của một cá nhân với nhóm mà mình tham gia Lòng trung thành và cảm giác gắn

bó này tuy không hoàn toàn (hay tự mình) thúc đẩy sự thù địch cực đoan của nhóm này với nhóm khác, nhưng dựa vào những yếu tố cấu kết nhất định mà sinh thành hai trường phái tư tưởng: chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa ái quốc

Trong hai tư tưởng này, chủ nghĩa ái quốc thiên về sự gắn bó tình cảm với tổ quốc, hay với quốc gia theo một chiều hướng ít tiêu cực hơn Những cảm xúc như yêu,

tự hào,… là những cảm xúc chịu ảnh hưởng bởi động thái của quốc gia Việc tập trung vào những cảm xúc này thay vì vào chủ thể quốc gia, được coi là chủ nghĩa ái quốc, hay chủ nghĩa yêu nước hoặc lòng yêu nước Ngược lại, chủ nghĩa dân tộc không tập trung vào cảm xúc của cá nhân với quốc gia mà tập trung vào cảm giác về sự vượt trội của quốc gia, bao gồm sức mạnh và sự thống trị Những người theo chủ nghĩa dân tộc

dễ dàng đồng thuận với các vấn đề như vũ khí hạt nhân, chiến tranh,… những người

amity and out-group hostility” - Marc H Ross (1991), The Role of Evolution in Ethnocentric Conflict and Its

Management Journal of Social Issues, Vol 47, tr 167-185

Trang 16

này cũng cho thấy xu hướng sẵn sàng hy sinh cho quốc gia mà sự hy sinh ấy lại được củng cố bởi sự thù địch với điều mà họ cho rằng là “ngoại quốc”

Chủ nghĩa yêu nước suy cho cùng chỉ là mối quan hệ cảm tính tích cực giữa cá nhân và tập thể, mà ở đây đề cập là một quốc gia, trong khi đó, chủ nghĩa dân tộc là cảm giác “thiên vị” quốc gia mình, và thường dùng sự thiên vị này để phân biệt đất nước mình với quốc gia khác, nghĩa là nghiêng về việc đặt quốc gia mình trong một mối liên hệ với quốc gia khác Lòng yêu nước thường sẽ gắn với những công cuộc ít tính cạnh tranh hơn, hoặc mang ý nghĩa tích cực hơn như việc giành (hay đòi, với một

số trường hợp thuộc địa) lại độc lập tự chủ trong thời kỳ thực dân hoặc phi thực dân hóa Ngược lại, chủ nghĩa dân tộc lại mang chiều hướng cạnh tranh cao độ trong những mối quan hệ liên nhóm như quan hệ quốc tế hay chiến tranh.14 Việc phân biệt giữa nhóm của mình với nhóm khác hay việc kết nối hình ảnh của cá nhân với hình ảnh của cộng đồng,… ảnh hưởng thế nào đến việc xây dựng chủ nghĩa dân tộc sẽ được

đề cập và phân tích rõ hơn khi tại phần sau của báo cáo nghiên cứu

Như vậy, đặt trong hoàn cảnh của Nhật Bản, nếu như chỉ nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước thì việc nghiên cứu có lẽ chỉ dừng lại tại những hoạt động tôn giáo, văn chương hay các khẩu hiệu tuyên truyền xã hội Thế nhưng những sự kiện lịch sử quan trọng cần nhiều hơn là một lòng yêu nước thuần túy, sự đồng thuận xã hội vốn dĩ điều không thể thiếu trong những thay đổi lớn của thời đại, mà chủ nghĩa dân tộc tại Nhật Bản lại chính là phản ứng đồng thuận ấy Lựa chọn nghiên cứu Nhật Bản, một trường hợp khá đặc biệt của chủ nghĩa dân tộc, không chỉ nêu ra được nguyên do cho lòng yêu nước của người Nhật mà còn trả lời được cho những câu hỏi lớn hơn về sự thành công của cuộc cải cách Minh Trị hay những vấn đề về chiến tranh Thái Bình Dương cũng như hai cuộc chiến tranh thế giới

3 Một số thuật ngữ về chủ nghĩa dân tộc được sử dụng trong các nghiên cứu tại Nhật Bản

Nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản mà không chú ý đến những thuật ngữ

về khái niệm này tại Nhật Bản thì chắc chắn sẽ trở thành một thiếu sót lớn trong suốt quá trình nghiên cứu bởi lẽ chỉ riêng việc bất đồng ngôn ngữ giữa các tài liệu cũng có thể gây ra những sai sót đáng kể Việc khảo cứu các thuật ngữ tiếng Nhật phần để

Perspective, sdd, tr 43 - 68

Trang 17

giảm thiểu những sai sót như vậy, phần để phân biệt những vấn đề trong tài liệu nghiên cứu sử dụng tiếng Nhật mà thứ ngôn ngữ có tính hàm súc, khái quát cao như tiếng Anh không thể dịch và truyền đạt đúng ý nghĩa của vấn đề

Có một số thuật ngữ được sử dụng cho khái niệm “chủ nghĩa dân tộc” hay

“nationalism” trong các nghiên cứu tại Nhật Bản Hai trong số đó là kokumin-shugi 國民主義 và minzoku-shugi 民族主義, bắt nguồn từ hai từ kokumin 國民 nghĩa là quốc

gia dân tộc (nation – state/country) và minzoku nghĩa là dân tộc (nation) Trên thực tế,

cụm kokumin-shugi có lẽ sẽ gần với chủ nghĩa dân tộc theo hướng khái quát hơn, còn minzoku-shugi nghiêng về loại hình chủ nghĩa dân tộc tộc người theo cách phân chia của Smith

Một thuật ngữ khác cũng thường xuất hiện trong các nghiên cứu là kokka-shugi 国家主義, thường bị dịch nhầm thành “nationalism” trong các nghiên cứu viết bằng tiếng Anh Bản thân từ kokka 国家 mang nghĩa là quốc gia, nên cụm kokka-shugi nên

được hiểu là statism15 (chế độ trung ương tập quyền/chủ nghĩa nhà nước/chủ nghĩa chủ

quyền quốc gia) hơn là chủ nghĩa dân tộc

Nashonarizumu ナショナリズム, phiên âm tiếng Anh của chủ nghĩa dân tộc cũng được nhiều học giả sử dụng trong những năm gần đây, có lẽ bởi đây là cách đơn giản nhất để truyền đạt một cách khái quát ý nghĩa khái niệm này mà không bị ảnh hưởng bởi ý nghĩa của những thuật ngữ đã nêu

Với hệ thống thuật ngữ có phần phức tạp như vậy, việc lựa chọn một thuật ngữ xuyên suốt cho báo cáo nghiên cứu này là một thử thách lớn với tác giả nghiên cứu, phần do có quá nhiều quan điểm với nhiều tranh cãi và nhiều sự lựa chọn khác nhau, phần do một suy nghĩ “nước đôi” của tác giả, rằng chẳng một thuật ngữ nào có thể diễn tả đầy đủ những gì báo cáo nghiên cứu này muốn thể hiện Gọi chung là chủ nghĩa dân tộc, nhưng mỗi thời kỳ lịch sử lại mang thiên hướng của một loại hình chủ nghĩa dân tộc khác nhau

Tiểu kết chương I

Có thể nói, khái niệm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là các khái niệm phức tạp và còn gây nhiều tranh cãi nhưng trước hết, trong phạm vi các nghiên cứu đi trước, cũng như trong khả năng của báo cáo này, có thể chỉ ra rằng chủ nghĩa dân tộc không chỉ là

Trang 18

hiện tượng chính trị - xã hội mà còn là hiện tượng tâm lý – xã hội bởi các công dân trong một quốc gia phát triển thái độ và cảm xúc với chính quốc gia đó và các quốc gia khác Chủ nghĩa dân tộc xoay quanh lòng trung thành, các loại hình chủ nghĩa dân tộc

có lẽ cũng chỉ dựa trên tính chất của lòng trung thành này

Thần đạo, tôn giáo bản địa của Nhật Bản, cũng mang quan điểm đề cao sự trung thành Từ việc trung thành với thiên nhiên, trung thành với thánh thần rồi thế tục hóa

nó thành sự trung thành với Thiên Hoàng, với nhà nước, và hơn cả là với dân tộc Nhật Bản Chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản trong giai đoạn này có thể dễ dàng được phân vào loại hình chủ nghĩa dân tộc tôn giáo theo cách phân loại chủ nghĩa dân tộc của Juergensmeyer Với sự tham gia trực tiếp của quyền lực chính trị vào tôn giáo, và sự củng cố cũng như thay đổi của tôn giáo nhằm thỏa mãn quyền lực chính trị này

Thế nhưng một mình lòng trung thành được gây dựng từ phía Thần đạo không thể dẫn đến một biến chuyển lớn như vậy về mặt hình thái xã hội Rất nhiều khía cạnh khác được đề cập đến như sự suy yếu của Mạc phủ Tokugawa trước sự du nhập của người phương Tây, chính sách mở cừa và phong trào “bài ngoại”,… Giữa bối cảnh xã hội rối ren như vậy, một lòng trung thành khác cũng ủng hộ cho chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, vốn tồn tại từ thời Kamakura nổi lên như một triết lý nòng cốt, bao phủ toàn

bộ tinh thần, tính cách và những bước đi cách mạng của người Nhật – tinh thần và triết

lý võ sĩ đạo (bushido) hay tư tưởng về lòng trung liệt sẽ được trình bày trong chương

II của báo cáo

Trang 19

Chương II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÒNG TRUNG THÀNH TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THẦN ĐẠO

NHẬT BẢN VÀ TINH THẦN VÕ SĨ ĐẠO

1 Thần đạo Nhật Bản và Thiên Hoàng – Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo

Như đã trình bày ở chương I, nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc xuất phát từ lòng trung thành là chính yếu,lòng trung thành này được xây dựng trên những cơ sở khác nhau với từng quốc gia Trong văn hóa Đông Á, cốt lõi của lòng trung thành này trước hết đa số đến từ các huyền thoại mang màu sắc tôn giáo đậm đà, Nhật Bản không những không phải là trường hợp ngoại lệ mà còn là một trường hợp khá điển hình

Nếu như các quốc gia Đông Á khác phần lớn không sở hữu cho mình một tôn giáo mang tính chất nguyên thủy, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á dường như chỉ sở hữu các tín ngưỡng thờ cúng bản địa, còn về tôn giáo thì du nhập từ ba hướng chính là Đạo giáo Trung Hoa, Phật giáo Ấn Độ và Hồi giáo Nhật Bản với vị trí địa lý nằm trong vùng Đông Bắc Á hải đảo, tách biệt hoàn toàn với lục địa Châu Á Ở đây ta tạm không nói đến việc nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trước khi người Nhật Bản mới vào đất Nhật hiện tại, thì chủ nhân trước đó của nước Nhật là người Ainu và Nhật Bản dường như cũng chỉ là một bán đảo vẫn có kết nối với lục địa Châu Á bởi khi người Nhật Bản mới vào nước Nhật thì trình độ phát triển của người Ainu còn quá thấp16, chưa thể sinh ra một tôn giáo hay tín ngưỡng hoàn thiện nào đáng kể

Shinto hay Thần đạo là tôn giáo bản địa của Nhật Bản, có mối quan hệ mật thiết với địa lý và lịch sử Nhật Bản Đây cũng là tôn giáo đã hình thành nên văn hóa và tính cách người Nhật, ăn sâu vào tiềm thức người dân Nhật Bản Trong tiếng Nhật, Thần đạo mang nghĩa là “con đường của Thần” hay (kami no michi) với “kami” nghĩa là thần linh Trước khi Phật giáo được truyền bá đến Nhật Bản vào thế kỷ VI, Thần đạo không có một cái tên chính thức, Thần đạo chỉ là cái tên ra đời để phân biệt tôn giáo bản địa, hay một hệ thống đức tin và lễ nghi hiển nhiên trong thế giới của người Nhật với tôn giáo du nhập vào là Phật giáo

1.1 Thần đạo nguyên thủy

Trang 20

Sự hình thành của Thần đạo nguyên thủy có cơ sở từ vị trí địa lý tự nhiên của Nhật Bản Như đã nhắc đến trên đây, Nhật Bản là quốc đảo, cách biệt với phần còn lại của thế giới khiến văn hóa bản địa của họ phát triển mạnh mẽ, ổn định và có tính kế tục cao Điều này, thứ nhất khiến cho ban đầu người Nhật tin rằng họ sống trong một thế giới, một vũ trụ riêng biệt và Nhật Bản là trung tâm của vũ trụ ấy, thứ hai khiến cho văn hóa bản địa, tôn giáo Nhật Bản có được sự trường tồn, không bị văn hóa ngoại lai, du nhập chiếm ưu thế Thần đạo cũng như các tôn giáo nguyên thủy khác, họ thờ phụng những vị thần thiên nhiên bởi văn hóa nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản, đều là những nghề nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên Người Nhật cổ sinh sống tụ lại thành các uji- gia tộc, thường xuyên quây quần tổ chức các dịp lễ và dịp quan trọng như sinh đẻ, hiểu hỉ hoặc các lễ hội liên quan đến nông nghiệp Trải qua năm tháng, Thần đạo dần được hình thành Ban đầu Thần đạo chỉ là hình thức bái vật giáo, tỏ lòng tôn kính với thiên nhiên Niềm tin này truyền qua các thế hệ gia đình, thông qua việc thờ phụng các thần chủ, dần khiến cho sự tồn tại của thần linh trở thành điều tất yếu trong cuộc sống của người Nhật Mỗi gia tộc lại thờ cúng một vị thần riêng, cho rằng thần linh tồn tại trong vạn vật, từ sự vật hiện tượng tự nhiên đến các sinh hoạt thường ngày

Sự ra đời này phù hợp với nguồn gốc và bản chất của tôn giáo nói chung, tôn giáo chỉ ra đời khi con người đạt đến một trình độ nhận thức nhất định Chỉ khi đạt được đến một mức độ nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính và tri giác thì con người mới có thể thần thánh hóa, siêu nhiên hóa sự vật hiện tượng Với tiền đề là sự bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, con người trừu tượng hóa, biểu tượng hóa những hiện tượng không có đáp án ấy thành những vị thần đầu tiên – những vị thần đại diện cho các nguyên tố tự nhiên như thần mặt trời, mặt đất, thần gió, thần biển,… Sự phản ánh sai lệch có chủ đích như vậy không thể tìm thấy ở giai đoạn nhận thức trực quan cảm tính, chỉ khi tự ý thức được bản thân mình con người mới có thể có những cảm xúc e

dè, sợ hãi với những thứ mình chưa biết Trong Thần đạo, người ta thờ phụng hàng triệu các vị thần bắt nguồn từ tự nhiên Mỗi vị thần lại có một chức trách khác nhau, bảo hộ cho cuộc sống của con người, từ thần mặt trời Amaterasu, thần bão biển Susanoo no Mikoto, thần vụ mùa Inari Okami,… chính điều này, về sau định hình nét tính cách thực dụng của người Nhật, họ thờ phụng những gì đem lại kết quả tốt cho cuộc sống của mình

Trang 21

1.2. Thần đạo cổ - trung đại và sự ra đời của tước hiệu Thiên Hoàng

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và nghề trồng lúa nước đã dẫn đến sự hình thành nhà nước, nhờ cơ chế gia tộc và địa hình có sự chia cắt mạnh mẽ bởi núi và các hòn đảo, tại Nhật Bản hình thành hàng trăm tiểu quốc Từ cuối thế kỷ V đến đầu thế

kỷ VI, các tiểu quốc này hợp thành nhà nước lớn Yamato (trừ Hokkaido và vùng Đông Bắc do người Ainu cư ngụ) Thần đạo nguyên thủy vốn chỉ là những hình thức bái vật giáo dần trở thành nguyên mẫu cho thần đạo cổ đại được nhà nước chú trọng xây dựng như một phần của quyền lực chính trị, nhằm mục đích cai trị dân chúng Quan niệm về thần thánh từ đây cũng dần thay đổi, trở nên phong phú hơn, thần linh không chỉ xuất hiện trong các hiện tượng thiên nhiên mà còn phân hóa thành nhiều loại: nhiên thần và nhân thần, thậm chí còn có thần quan niệm và nhân cách xuất phát từ những nhà cai trị, hay anh hùng được thần thánh hóa Điều này cũng thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản – Trung Hoa trong thời kỳ Yamato Các điện thờ cũng dần được hình thành, một số vị thần quan trọng còn được xây điện thờ riêng, hoặc một hệ thống điện thờ trên toàn quốc

Trong thời kỳ Yamato, người cai trị quốc gia được gọi là Đại Vương (okimi), cai trị các Vương (kimi) tại các vùng Đại Vương được cho là con cháu của Thiên Chiếu Đại Ngự Thần (Amaterasu) cai quản Cao Thiên Nguyên (trung tâm của bầu trời) phái xuống để cai quản hạ giới Danh xưng Đại Vương đến thế kỷ VII đã được đổi thành Thiên Hoàng (Sujin-tenno hay Sumera Mikoto) vốn được dùng để gọi các vị

đế vương trong thần thoại Việc xây dựng khái niệm Cao Thiên Nguyên với các vị thần đã củng cố quyền lực và làm vững chắc bộ máy trị vì của nhà Yamato Từ đây, có thể thấy, tôn giáo từ hình thức bái vật giáo nguyên thủy hoặc thờ cũng riêng rẽ trong từng gia tộc đã được tập hợp, hệ thống hóa trở thành bệ đỡ cho chính trị, giúp đỡ cho các gia tộc trong việc cai trị nhân dân

Vào đầu thế kỷ VIII, chế độ thờ cúng và các lễ hội cung đình dần hình thành, tạo cơ sở quyền uy tôn giáo cho Thiên hoàng mà về sau được thể chế hóa thành các lễ hội quốc gia Thần đạo cung đình bởi vậy mà ra đời Khi hình thành chế độ thờ cúng thì ở khắp cả nước đã mọc lên rất nhiều đền thờ Thần đạo lớn nhỏ

Sau này, đến thời kỳ Heian, khi thể chế Phật giáo nhà nước được tăng cường, tuy sự gắn bó giữa Thần đạo và Phật giáo trở nên sâu sắc hơn nhưng Thần đạo vẫn phân biệt rõ ràng với Phật giáo và có xu hướng dần bài xích Phật giáo Ngược lại,

Trang 22

Thần đạo tích cực tiếp thu các yếu tố Đạo giáo và Âm Dương gia Các đền thờ Thần đạo được tăng cường quyền lực với nghi lễ thờ thần Trời và thần Đất, những ảnh hưởng của Âm Dương gia cũng được thể hiện vô cùng rõ ràng trong thời kỳ Heian, với các gia tộc Âm Dương Sư (Onmyouji) được hình thành đảm nhiệm chức trách bảo vệ kinh đô khỏi yêu ma mà Thiên Hoàng giao phó Thời kỳ này tôn giáo Nhật Bản xuất hiện sự pha tạp rõ rệt giữa Thần và Phật, tạo ra mối quan hệ hỗn hợp Thần Phật do phái Thiên Đài và Chân Ngôn ủng hộ

Đến thời kỳ trung đại, dù chế độ chính trị có thay đổi thế nào thì vị trí của Thần đạo không những không suy tàn mà còn có xu hướng tăng cao Sự đối đầu Nam – Bắc triều khiến quyền lực của Thiên Hoàng càng thêm vững chắc, sự xâm lược của quân Mông Nguyên làm dấy lên ý thức dân tộc, ý thức quốc gia khiến Thần đạo được phát triển cùng với tư tưởng Thần quốc (đất nước của Thần linh lấy Thiên Hoàng làm trung tâm) Tại thời kỳ Kamakura tư tưởng này xuất phát từ lập trường Phật giáo như một ảnh hưởng của thời kỳ Heian nhưng khi Thần đạo Ise xuất hiện, tiếp thu lý luận của cả Nho giáo và Lão giáo và quan điểm muốn phục hồi các Vương triều cổ đại, Thần đạo đạt được giáo lý tối cao, ngày càng ủng hộ cho uy quyền của Thiên Hoàng Tư tưởng Thần quốc này đã hoàn toàn được lý luận hóa theo Thần đạo nhờ có Thần đạo Ise Thế

kỷ XIII, Thần đạo và Phật giáo có lý luận kết hợp được hoàn thiện nhưng xu hướng muốn tách Thần đạo ra khỏi mối quan hệ hỗn hợp Thần Phật cũng đã xuất hiện

Thần đạo Ise là đại diện cho xu hướng mới này Thần đạo Ise ủng hộ thuyết coi Thần là chính, Phật là phụ bên cạnh đó còn có Thần đạo Yoshida, sỉnh ra trong thời kỳ Mạc phủ Muromachi với yêu cầu thống nhất tín ngưỡng Thần đạo Yoshida coi Thần đạo là tối cao, Nho – Phật – Lão tam giáo chỉ có vai trò làm phong phú Thần đạo, các thuyết Thần đạo mang tính chất hỗn hợp trước đây đều bị bác bỏ Các đền thờ trong cả nước cũng lấy đền Yoshida làm trung tâm, chính quyền Thiên Hoàng và Mạc phủ công nhận Thần đạo Yoshida nhằm lấy lại thần quyền về tay mình

1.3 Thần đạo cận đại cùng xu hướng phục cổ

a Thần đạo và sự du nhập của Lý học Tống Minh

Nho giáo du nhập vào Nhật Bản từ khoảng thế kỷ VI, Thần đạo từ đó tiếp thu nhiều tư tưởng Nho giáo bởi những tương đồng trong văn hóa Nhật Bản và Trung Hoa

và hơn thế là những điều răn dạy trong Nho giáo cũng phù hợp với xu hướng phát triển của Thần đạo

Trang 23

Đến thời kỳ mạc phủ Tokugawa, có Hayashi Razan (1583 – 07/3/1657) từng làm gia sư và cố vấn cho bốn vị Shogun đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa Hayashi Razan là một nhà văn, một triết gia Tân Nho giáo Nhật Bản (hay Tống – Minh Lý học, gọi tắt là Lý học.17) Với tư tưởng Lý học, Razan bác bỏ cả Thiên Chúa giáo lẫn Phật giáo nhưng lại coi Thần đạo như vương đạo Đồng quan điểm với Razan là Deguchi (hay Watarai) Nobuyoshi 18(1615 - 1690), vốn là một chức sắc trong Ngoại điện Thần đạo Ise, đã đề xướng chủ trương loại bỏ Phật giáo khỏi Thần đạo, mở ra một thuyết mới về Thần đạo trong thời kỳ Edo – Thần đạo Watarai

Cùng xuất hiện với Thần đạo Watarai còn có thần đạo Yoshikawa do Yoshikawa Koretaru (1616 - 1694) khởi xướng sau khi phát triển quan điểm và tư tưởng của thần đạo Yoshida thời kỳ trước Với quan điểm phê phán Thần đạo tại các đền thờ, coi đó là Thần đạo hành pháp, Thần đạo Yoshikawa thiên về lý học trị vì thiên hạ

Bên cạnh đó còn có Thần đạo Suika, được coi là tổng hợp của Thần đạo Nho giáo, trở thành thuyết có thế lực và ảnh hưởng to lớn đến Thần đạo Nhật Bản nói chung Thần đạo Suika được khởi xướng bỏi Yamazaki Ansai (1618 – 1682) sau khi ông tiếp nhận tư tưởng từ các Thần đạo theo trào lưu Nho học khác Tuy chú trọng vào các học thuyết và triết lý Nho giáo nhưng Thần đạo Suika tiếp nhận cả thuyết Âm dương ngũ hành của Âm dương gia, nên Thần đạo Suika còn được coi là Thần đạo Hán học Thần đạo Suika cũng nhấn mạnh sự sùng bái Thiên Hoàng và đề cao luân lý

về trung nghĩa

Có thể nói, trong thời kỳ Edo, khi Nho giáo trở nên thịnh hành tại Nhật Bản, Thần đạo chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa và triết lý Trung Hoa nhưng những tư tưởng cốt lõi của tôn giáo này không hề thay đổi Thuận theo học thuyết của Lý học, việc bài trừ những quan điểm mê tín của Đạo giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo không những không làm giảm sức ảnh hưởng của Thần đạo – cũng là một niềm tin tôn giáo mê tín mà còn tăng cường sức ảnh hưởng của nó Bởi lẽ Lý học đã loại bỏ đi

Đường, nhưng lại đến đời Tống – Minh mới trở nên hưng thịnh Lý học là nỗ lực duy lý hóa, thế tục hóa Nho giáo bằng cách cố gắng loại bỏ tư tưởng mê tín của Đạo giáo và Phật giáo vốn được du nhập vào Nho giáo từ đời nhà Hán Lý học tuy bài xích Đạo giáo và Phật giáo nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo này, bằng việc

sử dụng các thuật ngữ và sử dụng lý thuyết siêu hình học làm kim chỉ nam cho triết lý đạo đức duy lý của mình

Xem thêm Wing-Tsit Chan (1967), Neo-confusianism: New Idea in Old Terminology, Philosophy East and West

Vol 17, No.01, University of Hawaii Press, tr 15-35

Kokugakuin University, <https://d-museum.kokugakuin.ac.jp/eos/detail/?id=9584> , [truy cập ngày 30/3/2023]

Trang 24

những tư tưởng vốn có nhiều ảnh hưởng đến quan điểm vốn có của Thần đạo, mặt khác, những học giả tôn sùng tư tưởng này lại bị ảnh hưởng nhiều bởi quan điểm Thần đạo trước đó, có lẽ vì thế mà họ không bài trừ Thần đạo như các tôn giáo ngoại quốc

du nhập vào Nhật Bản Điều này có thể được coi như một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, nhưng hãy còn sơ khai và đơn giản, ẩn tàng trong những quan điểm mang

xu hướng bài xích những niềm tin tín ngưỡng ngoại quốc

Cùng với sự phát triển của Thần đạo, việc tôn sùng Thiên Hoàng cũng theo đó

mà được củng cố Mặc dù quyền lực chính trị và quân sự gần như không còn nằm trong tay Thiên Hoàng bởi sự can thiệp của chính quyền Mạc phủ, nhưng Thần quyền dường như hoàn toàn thuộc về Thiên Hoàng Mạc phủ Tokugawa cũng có những xu hướng bảo toàn và phát huy quyền lực tôn giáo của Thiên Hoàng thông qua xu hướng phục cổ trong tư tưởng Thần đạo,

b Thần đạo phục cổ

Sau khi đất nước chia cắt vào thời kỳ Bắc – Nam triều và thời kỳ Chiến quốc, bắt đầu từ Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi đã có những quyết sách nhằm cố gắng khôi phục quyền uy của Thiên Hoàng, sử dụng thần quyền để thống nhất đất nước Đến thời kỳ Mạc phủ Tokugawa thì chính sách này càng được phát huy bằng việc trao cho Thiên Hoàng nhiều quyền hạn dù chỉ là trên danh nghĩa như ban phát chức tước, lập niên hiệu, làm lịch,… một số lễ hội truyền thống của Thần đạo được phục hồi cũng nhờ vào các chính sách như vậy của chính quyền Mạc phủ Tư tưởng

“Tôn Vương Ủng Mạc” cũng dần được hình thành nhằm tăng cường sức mạnh của Mạc phủ bằng cách nhấn mạnh sự tôn sùng và lòng trung thành với Thiên Hoàng Dù vậy, quyền lực của Thiên Hoàng trong chính trị và quân sự vẫn bị hạn chế tối đa

Thần đạo theo tư tưởng Nho học phát triển trong thời kỳ Edo dẫn đến sự phát triển của trường phái Cổ học trong Nho giáo Việc nghiên cứu những thành tựu cổ điển trong văn hóa Nhật Bản thời kỳ trước trở thành một trào lưu vô cùng được đón nhận trong giới học giả Nhật Bản Trào lưu này có thể được coi là mở đầu cho nền Quốc học và thời kỳ “Phục hưng” của Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị Bắt đầu với Motoori Norinaga (1730 - 1801) và tiếp đó là Hirata Atsutane (1776 – 2843), nền Quốc học Thần đạo Phục cổ đã dần được thiết lập, Thần đạo dần có lại được vị thế của mình trước những xu hướng phê phán cách giải thích của Nho giáo về truyền thống Nhật Bản và thể hiện lòng tin tuyệt đối vào các vị thần bản địa cũng như địa vị

Trang 25

của Thiên Hoàng Chế độ Mạc phủ Tokugawa cũng gặp phải những làn sóng phản đối trái chiều vì biến chính quyền Thiên Hoàng thành hư vị, điều này sau đó, trở thành một trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của cuộc Duy tân Minh Trị

1.4 Giáo lý, giáo luật và tư tưởng Thần đạo – nền tảng vững chắc cho chủ

nghĩa dân tộc

a Những ảnh hưởng từ các hệ thống triết học du nhập từ nước ngoài

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Thần đạo Nhật Bản từ thời kỳ nguyên thủy đến thời kỳ cận đại, hệ thống lý luận Thần đạo ra đời trên cơ sở niềm tin tín ngưỡng bản địa và tiếp thu những quan điểm, tư tưởng của các tôn giáo và học thuyết du nhập từ bên ngoài như Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo

Trước hết, sau sự du nhập của Đạo giáo vào Nhật Bản, Đạo giáo phát triển mạnh mẽ nhất là trong tầng lớp lao động Điều này xảy ra bởi lẽ triết học Đạo giáo có nhiều điểm tương đồng với quan niệm của Thần đạo Đạo giáo đề cao sự hòa hợp của con người với thiên nhiên, với dòng chảy của vũ trụ, từ đó coi trọng và thờ cũng các vị thần tự nhiên cùng quan điểm “vô vi” cũng như học thuyết âm dương ngũ hành dễ dàng phối hợp với những tư tưởng vốn có của Thần đạo Nhật Bản Bên cạnh đó, Đạo giáo còn đem đến hệ thống lịch pháp, cách phân tích lịch ngày tốt ngày xấu, lễ nghi, phong thủy hay bói toán cũng được Thần đạo áp dụng

Phật giáo Đại thừa được du nhập vào Nhật Bản khoảng năm 552 và nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội bởi những triết lý, nghi lễ và nghệ thuật vô cùng hoàn thiện và đặc sắc, trở thành tôn giáo du nhập có ảnh hưởng lớn nhất đến xã hội Nhật Bản nói chung và Thần đạo nói riêng Ngoài những giáo lý, giáo luật Phật giáo như học thuyết Tứ diệu đế, thuyết Bát chính đạo,… Thần đạo được thổi vào một làn gió mới với quan niệm về cái chết chưa từng được đề cập trong Thần đạo hay Nho giáo trước đây – tư tưởng luân hồi đầu thai Cùng với đó, sự xuất hiện của khái niệm địa ngục, tang lễ, một số nghi thức và tri thức Phật giáo khác cũng được Thần đạo tiếp cận và sáng tạo sao cho phù hợp với tư tưởng vốn có của người dân Nhật Bản

Nho giáo được sự ủng hộ lớn nhất bởi tầng lớp quý tộc và triều đình Nhật Bản

Hệ tư tưởng Nho giáo với học thuyết “tam cương ngũ thường” và triết lý “thiên mệnh” được Thần đạo tiếp thu vào hệ thống lý luận của nó Lý tưởng của Thần dạo vốn đã bao gồm những điều cơ bản như đề cao tính trung thực, công bằng, hòa hảo và kính trọng tổ tiên Khi những lý tưởng này gặp thuyết “tam cương ngũ thường” của Nho

Trang 26

giáo, quan niệm bất kể điều gì trong tự nhiên cũng có vị trí nhất định, đề cao tôn ti trật

tự, vai vế trong các mối quan hệ xã hội (quan hệ vua – tôi, chồng – vợ, cha mẹ - con cái, thầy – trò,…), hướng con người tới lối sống tuân thủ theo địa vị và phép tắc đó Người Nhật tiếp thu những điều dạy của Nho giáo, song, lại vẫn duy trì niềm tin vào thần linh, bởi vậy mà học thuyết này càng góp phần đề cao địa vị và quyền thế của Thiên Hoàng – người vốn được coi là con trai của Thiên Chiếu Đại Ngự Thần Amaterasu, được phái xuống để dẫn dắt dân chúng theo ý niệm của thần Bên cạnh thuyết “tam cương ngũ thường”, thuyết “thiên mệnh” cũng được Thần đạo ủng hộ và

sử dụng Thuyết “thiên mệnh” của Khổng tử và của Mạnh tử tuy có một số điểm khác biệt, nhưng chủ yếu vẫn hướng con người đến việc nên sống thuận theo “thiên mệnh” – là sứ mệnh do Trời cao an bài Triết lý này giống với quan niệm sống theo ý niệm của các vị thần, sao cho hợp lòng thần linh của Thần đạo Có thể nói, Nho giáo và Thần đạo hòa hợp, ủng hộ lẫn nhau trong bối cảnh xã hội Nhật Bản bấy giờ Nho giáo cung cấp hệ tư tưởng nhằm giáo dục lòng trung thành của nhân dân và giúp Thiên Hoàng điều hành nhà nước, mặt khác, Thần đạo đem lại quyền lực cho Thiên Hoàng, tuy trong một số thời kỳ quyền lực này chỉ dừng lại tại thần quyền vô hình nhưng cuối cùng đều sẽ trở thành điểm mấu chốt trong những quá trình cải cách, đổi mới của Nhật Bản sau này

Thế nhưng, ngoài dự đoán với việc dễ dàng tiếp thu tư tưởng từ bên ngoài, tính

lý luận và hệ thống của Thần đạo lại không hề chặt chẽ, thể hiện qua giáo lý, giáo luật

và các tư tưởng chính của Thần đạo Nhật Bản

b Giáo lý, giáo luật Thần đạo

Trên thực tế, Thần đạo Nhật Bản có thể nói là không có hệ thống giáo lý, giáo luật cố định và chặt chẽ Mỗi thuyết của Thần đạo đa phần có một số nguyên tắc riêng, giúp phân biệt nó với các thuyết khác Tuy vậy, trong kinh sách của Thần đạo phổ biến bao gồm ba giáo lý19 như sau:

Thứ nhất, lấy kính thần, ái quốc làm chi thú

Thứ hai, lấy thuận thiên lý, hợp nhân đạo làm phương châm

Thứ ba, lấy việc tuân phụng Thiên Hoàng, trung thành với tổ quốc làm mục

đích

https://web.archive.org/web/20100615133146/http://thuvienhoasen.org/phatgiaonhatban-truocvasauminhtri.htm >, [31/03/2023]

Trang 27

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chặt chẽ trong giáo lý, giáo luật Thần đạo này có

lẽ do trong lịch sử tư tưởng Thần đạo vốn là tôn giáo đề cao tấm lòng trung thành và thành kính của tín đồ với thần linh, việc thể hiện cảm xúc này với thần linh được đề cao hơn việc nhất nhất tuân thủ giáo lý chặt chẽ Người Nhật quan niệm rằng việc quá chú trọng vào luật lệ sẽ khiến lòng thành kính đôi khi gặp phải sự khuôn ép và miễn cưỡng, không thể hiện đầy đủ sự tôn kính với thần linh Đây cũng là một trong số những biểu hiện cho tính cách thực dụng của con người Nhật Bản.20

c Một số tư tưởng chủ đạo của Thần đạo

Hệ thống quan niệm, tư tưởng Thần đạo Nhật Bản bao gồm những quan niệm

về thần linh, lễ nghi, lễ nghĩa, hay quan niệm về nhân sinh thế giới thì còn bao gồm các tư tưởng chủ đạo như tự tôn dân tộc, đề cao sự thuần khiết và tư tưởng hiện thế Những lý luận này vô hình chung đã sinh ra hệ thống giáo lý, giáo luật thiếu chặt chẽ như đã nêu trên đây, đồng thời sinh ra tư tưởng dân tộc chủ nghĩa sơ khai theo chiều hướng chủ nghĩa dân tộc tôn giáo Phạm vi của báo cáo nghiên cứu này không thể bao quát được hết các tư tưởng và quan niệm của Thần đạo, tác giả nghiên cứu chỉ nêu ra một số tư tưởng chính liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, bao gồm:

Thứ nhất, quan niệm về thần linh của Thần đạo Thần đạo, như đã trình bày ở

những tiểu mục trên, là tôn giáo đa thần Theo quan niệm của người Nhật, thần linh đều là các đấng cao cả có thệ ước tế độ cho nhân dân, bảo hộ nhân dân an lạc Bởi vậy, bách quận vạn dân đều là của thần linh, thuộc sở hữu của họ Vua (sau đó là Thiên Hoàng) là người đại diện cho thần linh, có trách nhiệm trị quốc an dân (chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo), dẫn dắt dân chúng đi theo con đường phù hợp với mong muốn của thần Tuy vậy, nếu bậc quân chủ đi ngược lại lòng dân cũng sẽ phải chịu sự trừng phạt của thần linh

Thứ hai, tư tưởng đề cao sự thuần khiết Đây là tư tưởng thể hiện rõ ràng nhân

sinh quan của người Nhật Không chỉ trong sạch trong đời sống vật chất, người Nhật còn coi trọng sự trong sạch của tinh thần, đề cao sự thuần khiết trong tính cách, chính trực trong suy nghĩ Sự thuần khiết được coi là phẩm hạnh cơ bản trong Thần đạo, khiến nghi thức tẩy uế trở thành nghi thức quan trọng nhất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến ngôn hành cử chỉ trong đời sống thường ngày của người Nhật

Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.

Trang 28

Thứ ba, tư tưởng hiện thế phổ biến trong lý luận của Thần đạo Khác với các

tôn giáo khác, như Phật giáo, Thiên chúa giáo,… coi thế giới hiện tại là nơi khổ cực, tội lỗi hướng con người đến niềm hy vọng, thậm chí là kỳ vọng vào một thế giới bên kia tốt đẹp và hạnh phúc hơn Những nơi như “thiên đàng”, “niết bàn”, “cực lạc” được cho là lý tưởng, thậm chí con người cố gắng sống ngày một kham khổ hơn ở kiếp này với niềm hy vọng sau khi chết sẽ được đặt chân vào những cõi ấy Thần đạo, ngược lại, coi hiện tại là trung tâm Người Nhật tin rằng nếu thực hiện theo đúng ý niệm của thần, họ sẽ được bảo hộ và sống trong niềm hạnh phúc ngay trong thực tại, không cần phải đến một thế giới lý tưởng hay một kiếp sống nào khác Thuyết luân hồi, hay thậm chí là khái niệm “địa ngục” thực ra vốn không xuất hiện, không phổ biến trong lý luận vốn có của Thần đạo Chỉ đến khi có sự giao lưu văn hóa Trung Hoa, Đạo giáo, Phật giáo Đại thừa du nhập vào Nhật Bản thì những khái niệm như “địa ngục”, “luân hồi”,

“linh hồn”, “tang ma” mới được bổ sung Một ví dụ khác là khái niệm “tử thần” cũng chỉ được truyền bá vào Nhật Bản theo những ảnh hưởng rất muộn của phương Tây, càng cho thấy sự tôn sùng thực tại, không quá coi trọng cái chết của người Nhật

Thứ tư, về tư tưởng tự tôn dân tộc (chủ nghĩa dân tộc tôn giáo) Tư tưởng này

được thể hiện qua hai khía cạnh: (1) thần thánh hóa Thiên Hoàng, coi Thiên Hoàng có nguồn gốc thần thánh và huyền thoại, do các vị thần phái xuống dẫn dắt người Nhật; (2) tự tôn đất nước Nhật Bản, coi Nhật Bản là trung tâm thế giới, là đất nước linh thiêng sản sinh ra các vị thần Quan niệm Thiên Hoàng cũng có điểm tương đồng với quan điểm Thiên Tử Trung Hoa, Thiên Hoàng vốn là thuật ngữ chỉ sao Bắc Đẩu – trung tâm cảu bầu trời trong Đạo giáo Tư tưởng này được Nhật Bản sử dụng để củng

cố quyền lực của người đứng đầu đất nước, đồng thời đưa địa vị của Nhật Bản lên sánh ngang, thậm chí cao hơn Thiên Tử của Trung Hoa Về sau, khi sử Nhật Bản được cho ghi chép lại càng khiến cho quan niệm về nguồn gốc thần thánh của Thiên Hoàng cũng như địa vị của con người Nhật Bản trong dân gian, khiến Thần đạo trở thành tôn giáo được cả hoàng gia và dân chúng tin chuộng, ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật Cũng chính bởi điều này mà chủ nghĩa dân tộc tôn giáo đã ra đời dựa trên nền tảng Thần đạo tham gia vào chính trị, trở thành một phần trong bộ máy cai trị của chính quyền Thiên Hoàng

Trang 29

2 Võ sĩ đạo và lòng trung liệt

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành lòng trung thành cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản cận – hiện đại, như đã nói, không thể chỉ hình thành từ lòng trung thành với quốc gia thông qua niềm tin tôn giáo như thời kỳ trước được nữa Từ thời kỳ Mạc

phủ Kamakura, địa vị của các võ sĩ (hay thị vệ - samurai 侍) được đẩy lên cao hơn cả

Trong các giai đoạn trước đó, samurai chỉ đơn thuần là những võ sĩ phục vụ trong các trang viên, về sau là lãnh địa của tầng lớp lãnh chúa Nhật Bản Với sự phát triển của nền kinh tế lãnh địa, mối quan hệ giữa quyền lực địa phương và quyền lực trung ương trở nên ngày một căng thẳng Để bảo vệ lợi ích của chính quyền trung ương trước sự tranh giành nhằm chống lại các chính sách thu hồi quyền lực, đội ngũ samurai bán chuyên nghiệp trước đây được chuyên nghiệp hóa Những đội ngũ này được gọi là các võ sĩ đoàn (bushidan), trung ương phải dựa vào thế lực này để bảo vệ khiến nó trở nên mạnh mẽ, đủ sức gây ảnh hưởng quân sự thậm chí vượt qua cả chính quyền Thiên Hoàng Cơ chế hai chính quyền cùng song song tồn tại dần được thiết lập khi Mạc phủ đầu tiên – Mạc phủ Kamakura ra đời, võ sĩ đạo cũng được hình thành từ đây Nhưng chỉ đến thời kỳ Mạc phủ Muromachi và về sau là thời kỳ Mạc phủ Tokugawa, với chính sách tập trung quyền lực của Mạc phủ ngày một căng thẳng, chế

độ “Luân phiên trình diện” (Sankin-kotai) khiến các lãnh chúa và thân tộc cứ cách năm lại bị ép đến Edo sinh sống tại dinh thự nơi đây, samurai tại lãnh địa phải tích lũy thêm nhiều kiến thức về mọi mặt, điển hình như kinh doanh buôn bán, văn học nghệ thuật,… để quản lý lãnh địa thay cho chủ nhân Thậm chí, với nhu cầu rút ngắn khoảng cách từ xuất thân bình dân trước đó với tầng lớp cao quý hiện tại của Mạc phủ, các samurai còn phải học Trà đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo và Thiền Tông Như vậy, tầng lớp samurai từ việc chỉ là những người phục vụ mang tính chất bảo vệ, làm nhiệm vụ tham gia vào các cuộc chiến đẫm máu thời kỳ trước, dần trở thành tầng lớp có học thức rất cao xã hội, và, đến thời kỳ Edo, một bộ nguyên tắc trong sinh hoạt và luyện tập của các võ sĩ ra đời, mang theo triết lý và tư tưởng được hệ thống hóa, hoàn thiện một cách bài bản và nghiêm khắc bởi Lý học Tống Nho – đó chính là võ sĩ đạo

Võ sĩ đạo (bushidō) hay đạo của người võ sĩ, là những quy tắc đạo đức, chuẩn mực mà các võ sĩ buộc phải tuân theo Võ sĩ đạo bao gồm bảy nguyên tắc cơ bản với giá trị cốt lõi là trung thực, chính trực và lòng tự trọng, bao gồm (1) công lý; (2) nhân

Trang 30

từ; (3) can đảm; (4) tôn trọng; (5) chân thành; (6) danh dự và (7) tận tâm.21 Bảy nguyên tắc cơ bản này được chắt lọc từ hệ thống tư tưởng Thần đạo, Phật đạo, Nho giáo và đều xoay quanh một chữ “trung”

Nói cụ thể hơn về lòng trung thành trong Võ sĩ đạo, phải nhắc đến Hagakure -

tác phẩm của Yamamoto Tsunetomo (Jocho), là một samurai phụng sự suốt đời cho

lãnh chúa phiên Saga Hagakure là những luận thuyết nổi tiếng nhất về võ sĩ đạo, gồm

khoảng 1300 đoạn văn ngắn, nói về đạo làm võ sĩ, những tấm gương võ sĩ, sự kiện và dòng chảy lịch sử của phiên Saga mà tác giả phụng sự Lại một lần nữa, phạm vi báo cáo này không thể chạm đến và phân tích hoàn toàn 1300 đoạn văn mà sẽ chỉ lựa chọn

ra một số đoạn nói về lòng trung thành mà samurai nên có với chủ nhân của mình, cũng như những phân đoạn gián tiếp nói về sự tận trung ấy thông qua những quan điểm về cái chết, tình yêu và đời sống sinh hoạt của các samurai.22

“Thề không lùi bước trên con đường tìm kiếm đạo của võ sĩ

Thề sẵn sàng phụng sự chủ tướng

Thề thờ kính cha mẹ

Thề nhân đức vì lợi ích của người đời”

Ngay trong phần dầu của tác phẩm, Jocho đã nêu ra bốn lời thề của chính ông,

bốn lời thề này trở thành sợi chỉ xuyên suốt Hagakure, trở thành tôn chỉ và quan điểm của Jocho khi nói về võ sĩ đạo Trong quyển 1, đoạn 19 (ký hiệu 1-19) của Hagakure,

Jocho đã lý giải bốn lời thề này như sau: ““Thề không lùi bước trên con đường tìm kiếm đạo võ sĩ” nghĩa là anh phải sẵn sàng thể hiện dúng khí trước thiên hạ và luôn sẵn sàng chết vì nghĩa lớn […] Lời thề thứ hai, “thề sẵn sàng phụng sự chủ tướng”

nghĩa là ước ao làm đến chức karo (quan gia lão), lựa lời can gián chủ tướng vì gia

tộc Chữ “hiếu” gắn liền với chữ “trung” Tuy hai mà một “Thề nhân đức vì lợi ích của người đời” nghĩa là khuyến khích những người khác trở thành tôi hiền tớ giỏi.”

Trong suốt những đoạn luận của Hagakure, chủ đề cái chết được lặp đi lặp lại

với một giọng văn không hề có sự sầu khổ, sợ hãi mà thay vào đó là một sự tự hào có

phần kỳ quặc khiến người đọc có đôi khi thấy lạnh gáy Jocho, Hagakure hay rộng

hơn là võ sĩ đạo coi cái chết là việc vô cùng vinh quang và nhẹ nhàng, việc mà trong

Trang 31

xã hội hiện đại lên án một cách nặng nề Thế nhưng, với các samurai, cái chết gắn liền với danh dự, lòng tự tôn và lòng trung thành tuyệt đối

“Đạo của người võ sĩ được tìm thấy trong sự chết Đứng giữa hai lựa chọn sống và chết, hãy chọn ngay cái chết […] Nếu không đạt thành sở nguyện mà còn sống nhởn nhơ, thì anh là một thằng hèn Đấy là một ý hướng nguy hiểm Nếu phạm lỗi mà chết uổng giữa chừng, anh có thể

bị xem là hóa điên (kichigai) nhưng không có gì nhục nhã cả Đây là tâm kiên định sống theo võ đạo Mỗi sáng mỗi tối hãy diễn tập cái chết của mình Chỉ khi anh sống như thể mình đã là xác chết thì anh mới sở đắc tự

do trong võ đạo, và hoàn thành nghĩa vụ suốt cuộc đời mà không lầm lỗi.”

(1-2)

“Sagara Kyuma đồng tâm nhất chí với chúa công, ông xả thân phụng sự ngài như thể mình “đã chết” Đây là một người hiếm hoi trong vạn người […] nghĩa khí sẵn sàng tự tử thay phần chúa công, quả thật đáng tán dương.” (1-7)

“Một samurai có thể tự làm hổ mặt mình vì đã không trả đòn trong một cuộc tranh chấp Trả đũa, tức là phải điên cuồng lao mình vào kẻ địch, sẵn sàng bị địch chém hạ Chết như vậy không có gì nhục nhã cả […] Chiến thắng hay chiến bại đều chỉ do may rủi Tránh ô nhục lại là chuyện khác Anh chỉ cần chuẩn bị tinh thần là mính sẽ chết Dẫu không thấy cơ hội thắng thế, thì hãy cứ đánh Anh không cần bất kỳ tài trí ưu việt gì Một

võ sĩ thượng thừa (kusemono) không để mình phải bận tâm chuyện thắng bại Chẳng chút ngập ngừng, anh ta tự dồn mình vào một cơn cuồng tử (shini-gurui)…” (1-55)

“Nhắc đến đạo chết, nếu sẵn sàng chết bất cứ lúc nào, anh sẽ có thể bình an mà giã từ cuộc sống Vì tai ương thường không xấu như dự liệu, nên bất an về những khổ cực còn chưa trải là dại dột Cứ chấp nhận rằng

số phận xấu nhất có thể xảy ra cho kẻ bề tôi là trở thành lãng nhân hoặc môt bụng tự tử Thế thì chẳng còn phiền ngại gì nữa.” (1-92)

“Võ sĩ đạo là phải nhập vào một cơn “cuồng tử” (shini-gurui)

Dù cho có hàng tá người cũng không thể giết được một kẻ đã ở trong trạng thái điên cuồng quyết tử […] Đừng lo nghĩ về trung hay hiếu, mà cứ nhập

Trang 32

vào một cơn cuồng diệt vong theo shudo Lòng trung hiếu đương nhiên sẽ phát lộ trong cơn cuồng tử.” (1-113)

Tư tưởng về cái chết nhẹ nhàng đến mức cực đoan này, sau, ảnh hưởng đến tính cách dân tộc của người Nhật Có lẽ một phần cũng bởi trong tư tưởng Thần đạo đã được nêu tại chương I, người Nhật không có những kỳ vọng vào một thế giới sau cái chết mà chú trọng vào thế giới thực tại, hiện sinh nhiều hơn Bởi thế nên danh dự, vinh quang trong thế giới hiện tại cũng được đặt lên hàng đầu trong tâm thức người Nhật Những hành vi như “nhập vào một cơn cuồng tử” để chiến đấu đến chết hay mổ bụng

tự sát (seppuku/harakiri) phần lớn xuất phát từ nhu cầu của lòng tự tôn cá nhân và khát vọng được công nhận bởi xã hội Các nghiên cứu tâm lý học về Nhật Bản cũng cho thấy người Nhật có xu hướng sa đà vào vai trò xã hội của mình, và coi sự nhận diện xã hội ấy là toàn bộ lẽ sống.23 Vấn đề seppuku được nhắc đến nhiều lần trong Hagakure

với giọng điệu khuyến khích, tán dương Jocho đã kể lại không ít lần được tự mình tham gia vào một nghi lễ mổ bụng như một niềm vinh hạnh đáng quý Phải nói thêm rằng seppuku cũng có nhiều hình thức, chia làm hai loại chính bao gồm tsumebara (seppuku bắt buộc như một hình phạt) và jijin (seppuku tự nguyện để bảo vệ danh dự) Jijin có thể xảy ra trong các trường hợp như khi bị đánh bại trong trận chiến, như một hình thức tự chuộc tội hoặc để tỏ lòng trung thành với đối tác (chủ nhân, người tình,…) của một samurai Vấn đề về “sự chết” này xuất hiện trong tất cả những luận thuyết về các hoạt động xoay quanh cuộc đời của một võ sĩ, bởi vậy, “đạo của người

võ sĩ được tìm thấy trong sự chết” trở thành trích dẫn mang tính biểu tượng cho

Hagakure

“Một kẻ bề tôi chỉ cần đặt chủ tướng ở chính giữa tim mình, không còn gì đáng ước ao hơn nữa […] Ngay cả một kẻ vô tích sự, không làm nên trò trống gì cũng trở thành người hầu đáng tin cậy nếu lòng trung trinh của

y là toàn tâm toàn ý Cậy dựa mỗi cơ trí và tài năng [mà không chú tâm tận hiến] chỉ là cách phụng sự thấp kém” (1-3)

“…Một tùy tùng có vẻ vô dụng vẫn sẽ ưu việt hơn cả ngàn kẻ làng nhàng khác nếu anh ta hạ quyết tâm vứt bỏ mạng sống mà đồng tâm nhất trí với chủ…” (1-9)

Suicide”, Social Psychiartry 15, Department of Sociology, York University, Downsview, Ontario, Canada, tr

61-62

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w