Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA XÃ HỘI HỌCTIỂU LUẬN CUỐI KÌBộ mơn: Chính sách xã hộiChủ đề: Vấn đề già hóa dân số và các tác động tới quá tr
lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Bộ môn: Chính sách xã hội Chủ đề: Vấn đề già hóa dân số và các tác động tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay Giảng viên: GS.TS Nguyễn Tuấn Anh Sinh viên: Mai Trường Mạnh Mã sinh viên: 20030491 Lớp: Công tác xã hội – K65 Hà Nội – 2022 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Phụ lục I TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3 1.1 Khái quát tình trạng dân số 3 1.2 Phát triển kinh tế - kinh tế xã hội tại Việt Nam hiện nay 4 II VẤN ĐỀ VỀ GIÀ HÓA DÂN SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI .5 2.1 Khái niệm về già hóa dân số .5 2.2 Tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam .6 2.3 Kinh tế - Xã hội dưới tác động khi già hòa ngày càng tăng tại Việt Nam .7 2.3.1 Suy giảm nguồn lao động do già hóa gây ảnh hưởng tới lực lượng sản xuất kinh tế 7 2.3.2 Tác động hệ thống thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho người già 8 2.3.3 Gia tăng tình trạng phân biệt đối xử trong xã hối với người cao tuổi 8 2.3.4 Ảnh hưởng tới hệ thống chính sách công của quốc gia .9 III KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ GIÀ HÓA DÂN SỐ TẠI VIỆT NAM 10 Tài liệu tham khảo 13 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 I TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái quát tình trạng dân số Với dân số hiện tại được ước tính khoảng 98.887.132 người vào cuối tháng 05/2022 theo số liệu mới nhất từ báo cáo dân số của Liên Hợp Quốc và đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các quốc gia và vùng lãnh thổ Hiện tại, dân số Việt Nam đang chiếm tỉ lệ 1,24% so với dân số toàn thế giới, trong tổng số hơn 98,8 triệu dân, chiếm 49,8% là nam giới và chiếm 50,2% là nữ giới Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Mật độ dân số của Việt Nam là 319 người/km2 Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi Trong năm 2022, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 784.706 người và đạt 99.329.145 người vào đầu năm 2023 Dân số thành thị chiếm 34,4% tổng dân số cả nước, còn dân số nông thôn chiếm 65,6% tổng dân số Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn song vẫn thấp hơn mức tăng 3,4%/năm của giai đoạn 1999-2009 Phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương chủ yếu là do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế của một số địa phương có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác nên di cư để lựa chọn nơi sinh sống phù hợp hơn là một trong những lý do làm gia tăng chênh lệch về tăng dân số ở một số địa phương Kết quả tổng điều tra dân số năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7% Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua: Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999 Như vậy, tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam sẽ là một vấn đề nóng và cần được quan tâm hơn trong tương lai 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 1.2 Phát triển kinh tế - kinh tế xã hội tại Việt Nam hiện nay Về kinh tế: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%/năm Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,45% và của khu vực dịch vụ đạt 6,2%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ theo giá sản xuất trong GDP tăng từ mức 82,6% năm 2015 lên 84,8% năm 2020 Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 271,2 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.779 USD, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015 Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô Tỉ lệ tích luỹ tài sản so với GDP theo giá hiện hành năm 2020 khoảng 26,7% Về xã hội: - Thực hiện nhiều giải pháp cơ cấu lại lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và đưa người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi duy trì ở mức thấp và giảm dần - Đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội Diện bao phủ bảo hiểm xã hội được mở rộng, tỉ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội năm 2020 đạt 32,7% Mở rộng diện đối tượng hưởng trợ cấp xã hội - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nhất Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm trên 1,4%/năm 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Chế độ, chính sách đối với người có công được mở rộng về đối tượng thụ hưởng với mức trợ cấp được nâng lên hằng năm, đặc biệt là tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng - Thực hiện tốt các quyền trẻ em Công tác giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp giúp đỡ trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục được chú trọng; đã kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em Đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng từng bước được cải thiện - Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới được triển khai rộng khắp từ Trung ương tới địa phương bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng Công tác phòng, chống mại dâm và cai nghiện ma tuý được tăng cường - Hệ thống chính sách dân tộc được hoàn thiện, đầy đủ hơn, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, phân cấp khá triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện; đã tích hợp một số chính sách, khắc phục một bước tình trạng dàn trải, chồng chéo về chính sách Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện đã làm thay đổi cơ bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên và tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; phát triển và nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân Nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao, tiên tiến được áp dụng II VẤN ĐỀ VỀ GIÀ HÓA DÂN SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1 Khái niệm về già hóa dân số Khái niệm người cao tuổi được hiểu ít nhiều khác nhau ở các quốc gia, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của từng nước Ở các nước phát triển, độ tuổi được coi là người cao tuổi có xu hướng cao hơn ở các nước đang phát triển Cụ thể, tại hầu hết các 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 nước châu Âu, người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên, trong khi ở một số nước châu Phi thì độ tuổi của người cao tuổi lại là từ 50-55 Đối với các tổ chức quốc tế, Quỹ dân số Liên Hợp quốc trong Báo cáo tóm tắt “Già hóa trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức” công bố năm 2012 có ý nghĩa người cao tuổi là những người có độ tuổi từ 60 trở lên Tổ chức Lao động Quốc tế trong Công ước số 128 năm 1967 về trợ cấp khuyết tật, trợ cấp tuổi già và trợ cấp người sống sót xác định người cao tuổi là người 65 tuổi trở lên, cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu cũng coi người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên Tại Việt Nam, theo Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009, người cao tuổi được quy định là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, đối với cả nam và nữ “Già hóa dân số” hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” là khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên Giai đoạn “dân số già” còn gọi là giai đoạn “dân số đã già” là khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% hoặc khi số người trên 60 tuổi chiếm từ 20% tổng dân số trở lên 2.2 Tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, nước ta sẽ bước vào giai đoạn “già hoá dân số” vào năm 2017 Tuy nhiên, từ năm 2011 Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số và thuộc top có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên là 10,1% và người từ 65 tuổi trở lên là 7,2% và như vậy, nước ta đã bước vào giai đoạn “già hoá dân số” ngay từ năm 2011, sớm hơn 6 năm so với dự báo Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25% Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già Sự thay đổi nhân khẩu học này xảy ra ở Việt Nam không chỉ nhờ giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ, mà phần lớn là do giảm mạnh tỷ lệ sinh Tỷ lệ sinh giảm trong những thập kỷ qua đã tác động rất lớn tới cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2.3 Kinh tế - Xã hội dưới tác động khi già hòa ngày càng tăng tại Việt Nam 2.3.1 Suy giảm nguồn lao động do già hóa gây ảnh hưởng tới lực lượng sản xuất kinh tế Trước hết, quá trình già hóa đi liền với quá trình suy giảm nguồn cung lao động cho nền kinh tế, dẫn tới làm giảm tiềm năng tăng trưởng của nó Tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế phụ thuộc vào mức tăng năng suất lao động và tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực Khi một quốc gia có cấu trúc dân số trẻ, số người bước vào độ tuổi lao động thường lớn hơn nhiều so với số người bước ra khỏi độ tuổi lao động Mức chênh lệch về số lượng giữa hai nhóm này sẽ giảm dần khi các quốc gia bước vào thời kỳ già hóa dân số Tỷ lệ giữa số lao động tăng thêm hàng năm so với quy mô dân số trong độ tuổi lao động là tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực Ở các quốc gia đang có cấu trúc dân số già hoặc đang trong quá trình già hóa dân số, tỷ lệ tăng này có xu hướng giảm dần Khi tỷ lệ này xuống quá thấp hay dao động ở mức trên dưới 0,5% thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Kết quả phân tích các số liệu thống kê về biến đổi cấu trúc tuổi của dân số Việt Nam trong giai đoạn từ 2009-2034 cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực ở nước ta có xu hướng giảm nhanh Có thể thấy tình trạng già hóa dân số đang gây biến đổi lực lượng lao động cho quốc gia, làm mất tỉ lệ mất cân bằng lực lượng sản xuất đặc biệt ở một nước đang bước vào giai đoạn phát triển như nước ta hiện này, việc cần lực lượng lớn người lao động trẻ là nguồn nhân lực chính tham gia vào sản xuất đóng góp vào kinh tế là rất cần thiết, nếu tỉ lệ người già càng ngày chiếm càng cao trong xã hội việc thiếu hụt lao động là điều tất yếu Việc thiếu hút lao động sẽ tác động hầu hết các ngành nghề, dịch vụ xã hội gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, kéo theo đó là sự phát triển chậm hơn so với các nước khác gây ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội Không những thế việc hội nhập quốc tế và phát triển ngày càng sâu rộng ở nước ta hiện nay, có tác động mạnh mẽ đến kinh tế đặc biệt là tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, nhưng chính vì thế chất lượng nguồn lao động của nước ta cũng cần được nâng cao tay nghề và đảm vào nguồn lao động đông đảo, với tỉ lệ người già hóa ngày càng cao việc cạnh tranh cho một thị trường lao động có tay nghề và trình độ cao như hiện nay là rất khó, chính vì thế sẽ gây hệ lụy ảnh hưởng tới lực lượng sản xuất làm mất cân bằng lực lượng lao động gây suy giảm nền kinh tế Chính vì thế, già hóa dân số ngày càng tăng như nước ta hiện nay đã và đang gây ảnh hưởng tới lực lượng sản xuất về lâu dài nếu không được khắc phục và có các phương hướng triển khai đúng đắn thì sẽ dễ dàng kéo theo đó là tụt hậu nền kinh tế của quốc gia so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2.3.2 Tác động hệ thống thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho người già Khi đã ngoài 60 tuổi, quá trình đồng hóa giảm đi, quá trình dị hóa tăng lên, quá trình lão hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, đồng thời phát sinh những loại bệnh tật đặc trưng của tuổi già Mặc dù, nhờ những thành tựu trong phát triển kinh tế cũng như trong tiến bộ của y học, nhưng cơ cấu bệnh tật của dân số nước ta nói chung và của người cao tuổi nói riêng đang chuyển dần từ mô hình bệnh tật của những nước đang phát triển sang của nước phát triển Như vậy, cùng với tuổi tác, cơ cấu chi tiêu của người cao tuổi đã thay đổi nhiều, chi phí cho khám, chữa bệnh có xu hướng tăng lên Người già lại hay bị những loại bệnh đòi hỏi chi phí y tế cao như huyết áp, đột quỵ, tim mạch Người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn, trong khi chi phí cho đối tượng này cũng cao gấp 7-8 lần so với trẻ em Một mặt, nhà nước và xã hội phải tăng các chi phí cho hệ thống y tế (gia tăng số giường bệnh, bệnh viện lão khoa, nhà dưỡng lão, chi phí khám, chữa bệnh…) Mặt khác, phải mở rộng, phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với những nguồn nhân lực và tài lực nhất định Do điều kiện kinh tế- xã hội ở nước ta, người cao tuổi ở Việt Nam có sức khỏe kém hơn so với những người cùng độ tuổi ở các nước phát triển Nói cách khác, tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước, sống lâu nhưng không sống khỏe Theo một số số liệu thống kê, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 73 thì đã mất 12 năm ốm đau, bệnh tật 2.3.3 Gia tăng tình trạng phân biệt đối xử trong xã hối với người cao tuổi Trong quan niệm của cộng đồng quốc tế, người cao tuổi còn gọi là người già, người cao niên là một nhóm xã hội trong nhóm dễ bị tổn thương bởi những đặc điểm về tâm, sinh lý và nhất là về những quan niệm không đúng của xã hội đối với họ Nhiều người quan niệm, khi về già, người cao tuổi chỉ nên ở trong nhà, tập trung giữ gìn sức khỏe cũng như hỗ trợ con cái Thậm chí, số người trẻ còn mặc định bố mẹ nghỉ hưu, ở nhà nên dồn các công việc như trông con giữ cháu, làm việc nhà… cho họ Trong đó, có nhiều người cao tuổi có trình độ, kinh nghiệm và uy tín nhưng chỉ quanh quẩn trong nhà Vô tình, người cao tuổi bị ít giao lưu xã hội, không có nhiều bạn bè để chia sẻ, tạo nên cảm giác cô đơn, suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng tinh thần… Nói cách khác, họ thường bị kỳ thị và phân biệt 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 đối xử Do đó, người cao tuổi thường bị mất đi các quyền và lợi ích chính đáng của mình và mất đi cả cơ hội để tiếp tục cống hiến cho xã hội 2.3.4 Ảnh hưởng tới hệ thống chính sách công của quốc gia Khi dân số cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số cũng đồng nghĩa với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm đi và số người sau 60 tuổi sẽ tăng lên và sống lâu hơn Như vậy, số người làm ra của cải vật chất cho xã hội sẽ có xu hướng giảm đi và số người thụ hưởng sẽ có xu hướng gia tăng Điều này ở một khía cạnh nào cũng sẽ tạo ra “gánh nặng” cho quỹ hưu trí quốc gia khi phải chi trả lương hưu nhiều hơn và dài thời gian hơn, trong khi đó số người đóng góp có xu hướng giảm đi tương đối so với số người thụ hưởng Bảo hiểm xã hội đang gặp nhiều thách thức trước bối cảnh già hóa dân số tại Việt Nam Mức độ cam kết tham gia của người sử dụng lao động với chế độ hưu trí nói riêng hay chính sách bảo hiểm xã hội nói chung của Việt Nam còn thấp; tuổi nghỉ hưu thấp nên tỷ lệ hưởng lương hưu ở mức tối đa cao và dài Hiện nay, số người được hưởng lương hưu mới có khoảng gần 2,3 triệu; số tiền tuyệt đối đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội không cao do tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chỉ chiếm khoảng 60% thu nhập thực tế Theo bảo hiểm xã hội Việt Nam, 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất; 2,3% gặp khó khăn, thiếu thốn; trên 70% người cao tuổi vẫn tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình và chỉ có hơn 25,5% sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội Mặt khác, cần khai thác khía cạnh tích cực của người cao tuổi Đối với một đất nước hiện đang phát triển như nước ta hiện nay, việc ngân quỹ công của quốc gia để chi trả quỹ hưu trí, các gói chính sách cho vấn đề già hóa sẽ là một gánh nặng rất lớn tới ngân quỹ quốc gia gây ảnh hưởng tới cán cân kinh tế quốc dân Vấn đề đặt ra trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia là phải có chính sách việc làm phù hợp cho người cao tuổi, để họ vừa duy trì được sức khỏe vừa có được thu nhập Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có những điều chỉnh hợp lý trong thiết kế chế độ hưu, như tăng mức đóng góp hoặc tăng tuổi nghỉ hưu (kéo dài thời gian đóng góp hơn) hoặc tăng cả hai (vừa tăng mức đóng góp vừa tăng thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội) Đối với nước ta hiện nay, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (hướng tới bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động) sẽ là một trong những giải pháp để tăng quy mô quỹ hưu trí và tăng khả năng 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 chi trả bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng trong tương lai gần Đồng thời, đòi hỏi phải điều chỉnh, thiết kế lại quỹ hưu trí III KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ GIÀ HÓA DÂN SỐ TẠI VIỆT NAM Thứ nhất, cần cụ thể hóa, hướng dẫn thực thi Luật Người cao tuổi, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi một số bất cập, trong đó có hướng dẫn các quy định về phát huy vai trò của người cao tuổi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó mở rộng các quyền lợi được thụ hưởng cũng như sự đóng góp nhiều hơn của người cao tuổi vào sự phát triển chung của đất nước Cần chú trọng quan tâm xây dựng và thực thi các chính sách tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người cao tuổi Hiện nay, không phải tất cả những người cao tuổi đều gắn với suy giảm thể chất, tinh thần và năng lực mà trong thực tế, có nhiều người cao tuổi - đặc biệt là trong độ tuổi 60 đến 75 tuổi - vẫn có sức khỏe, năng lực làm việc tốt, có kinh nghiệm, có nhiều khả năng đóng góp, cống hiến cho cộng đồng và xã hội Do đó, cần quan tâm tạo dựng cho họ môi trường làm việc phù hợp, từ đó phát huy khả năng đóng góp của người cao tuổi cho xã hội Các chính sách tạo việc làm, thu nhập cho người cao tuổi cần được thiết kế có tính đặc thù, tận dụng được tiềm năng, thế mạnh của họ và bao quát được nhiều đối tượng thụ hưởng Để có cơ sở xây dựng, hoạch định các chính sách hoặc điều chỉnh, sửa đổi các quy định, thực thi có hiệu quả các chính sách an sinh cho người cao tuổi cần thực hiện các nghiên cứu toàn diện về người cao tuổi cùng những tác động của các chính sách hiện hành đến người cao tuổi Các nghiên cứu về người cao tuổi cần toàn diện trên nhiều phương diện của cá nhân như: sức khỏe, khả năng năng lực và trí tuệ, nhu cầu thể chất và tinh thần của người cao tuổi… Trong đó, cần tiếp nhận đa dạng ý kiến của các cán bộ thực thi chính sách, các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu sâu lĩnh vực này, các nhà hoạt động về người cao tuổi và những nguyện vọng của người cao tuổi để có những nhận thức toàn diện, sâu sắc về giá trị của người cao tuổi với gia đình và xã hội Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách phát triển ngành lão khoa bao quát toàn diện, từ xây dựng chuyên ngành giáo dục - đào tạo đến công việc chuyên môn trong thực tiễn tại các cơ sở khám, chữa bệnh cho người cao tuổi Theo đó, cần đưa nội dung lão khoa vào 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 chương trình đào tạo cho sinh viên tại các trường có đào tạo chuyên ngành y khoa trên phạm vi cả nước; Xây dựng chiến lược đào tạo, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của các bệnh viện, trung tâm y tế, nhân viên trạm y tế, cán bộ dân số và tình nguyện viên ở cơ sở Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đào tạo bác sỹ chuyên khoa lão khoa, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về lão khoa cho sinh viên các trường y Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực nâng cao năng lực cho các bệnh viện, trung tâm y tế thực hiện khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho tuyến dưới: Xây dựng quy định về tiêu chí của phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi tại các bệnh viện, trung tâm y tế Đào tạo, tập huấn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các khoa lão của các bệnh viện, trung tâm y tế.Cùng với đó, cần nâng cao năng lực cho trạm y tế xã, phường, thị trấn trong thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống các bệnh mạn tính (bệnh không lây nhiễm) cho người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, vận động, truyền thông, giáo dục nhằm xây dựng môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng Thường xuyên tổ chức truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúngvới hình thức phong phú, đa dạng như: biên soạn các tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, cẩm nang… cấp phát tới người dân; lồng ghép các hoạt động truyền thông về người cao tuổi với các hoạt động truyền thông khác Thay đổi nhận thức “người cao tuổi là gánh nặng” bằng “người cao tuổi là tài sản”, chỗ dựa tinh thần của gia đình và xã hội Cần tuyên truyền, khẳng định các “quyền” của người cao tuổi Cộng đồng nhất người có tuổi đời cao với suy giảm thể chất, yếu đuối tâm lý, tinh thần và suy giảm vai trò và mối quan hệ xã hội Khi người cao tuổi thực sự được tôn trọng, nhìn nhận khách quan, đúng với thế mạnh, tiềm năng, họ sẽ phát huy năng lực, đóng góp cho gia đình và xã hội, đồng thời thay đổi thái độ và hành vi của xã hội đối với người cao tuổi Thứ tư, thực hiện “Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn đến năm 2025” theo Quyết định 1336/QĐ-TTg ngày 31-8-2020 của Thủ tướng 11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Chính phủ theo hướng thực chất hơn Theo đó, tăng cường giao tiếp liên thế hệ là cơ hội, điều kiện để mọi người hiểu rõ hơn về năng lực, tính cách của người cao tuổi, đồng thời là cơ hội để các thế hệ giúp đỡ, hỗ trợ nhau Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hoặc lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào sinh hoạt của câu lạc bộ liên thế hệ, các loại hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi với sự tham gia của người cao tuổi và người nhà của người cao tuổi, thúc đẩy cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Thứ năm, rà soát các chính sách, thực hiện điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn, sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập trong chính sách dành cho người cao tuổi như: chính sách trong lĩnh vực y tế, an sinh xã hội, giao thông, các chính sách về tạo môi trường thân thiện với người cao tuổi tạo điều kiện thích nghi với xu hướng dân số ngày càng già hóa ở nước ta Thứ sáu, cần có chế tài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về người cao tuổi, xâm phạm quyền của người cao tuổi và phổ biến thông tin rộng rãi, mang tính giáo dục để thay đổi quan niệm và hành vi tiêu cực đối với người cao tuổi 12 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Tài liệu tham khảo 1 Nguyễn Thị Minh Nguyệt: “Chính sách đối với người cao tuổi Việt Nam”, https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/12/15/chinh-sach-doi-voi-nguoi-cao-tuoi-viet-nam 2 Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên) và các cộng sự, giáo trình Chính sách xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội – 2021 3 Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 4 Ngữ Lê Thu Hương, Một số đặc điểm của quá trình già hoá dân số tại Việt Nam, 27/05/2019 03:04:00 PM, Báo cáo bộ Kế hoạch và Đầu tư – Trung tâm dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, http://ncif.gov.vn/Pages/Default.aspx 5 Trần Thị Diệu Oanh, Thực hiện chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi, cập nhật 12/11/2020, Cơ quan nghiên cứu ngôn luận và hành chính quốc gia, file:///C:/Users/SV/Zotero/storage/6AT5HVIE/thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-doi-voi- nguoi-cao-tuoi.html 6 Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Những đặc điểm nổi bật của Dân số Việt Nam, cập nhật 22/12/2020 09:50, file:///C:/Users/SV/Zotero/storage/FFL6SRKH/nhung- dac-diem-noi-bat-cua-dan-so-viet-nam.html 13 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)