Quan họ Bắc Ninh mang trong câu hát nhiều phong tục, tậpquán, tín ngưỡng đặc sắc nên đã trở thành một “đặc sản văn hóa” luôn thuhút, gây ấn tượng mạnh cho người dân trong nước cũng như b
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––––
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
Giáo viên hướng dẫn: TS Ngô Anh Đào Sinh viên thực hiện: Lương Thị Mỹ Linh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
1 Khái quát về dân ca Quan họ Bắc Ninh
1.1 Khái quát về Bắc Ninh
1.2 Nguồn gốc hình thành dân ca Quan họ Bắc Ninh
1.3 Quá trình hình thành và phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh
2 Nghệ thuật của dân ca Quan họ Bắc Ninh
2.1 Nghệ sĩ biểu diễn
2.2 Trang phục biểu diễn
2.3 Làn điệu và nhạc cụ dân ca Quan họ Bắc Ninh
2.3.1 Làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh
2.3.2 Nhạc cụ
2.4 Nội dung biểu diễn dân ca Quan họ Bắc Ninh
3 Những đề xuất bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ Bắc Ninh
3.1 Thực trạng dân ca Quan họ Bắc Ninh
3.2 Những đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ Bắc Ninh
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật dân gian là một phần rất quan trọng trong nền văn hóa của cả một dân tộc Tại Việt Nam, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những loại hình nghệ thuật dân gian riêng biệt và vô cùng đặc sắc, tạo nên bức tranh tổng hòa về nghệ thuật dân gian Việt Nam đa dạng và quý giá Ngoài chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, ca trù, ca Huế… thì dân ca Quan họ Bắc Ninh vẫn là một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo Quan họ Bắc Ninh vừa như một làn điệu hội tụ “khí chất” của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam
Bộ Nhưng trên hết, quan họ mang “khí chất” của chính quan họ, là hồn của xứ sở quan họ, là “đặc sản” tinh thần của Kinh Bắc – Bắc Ninh hai bên
bờ sông Cầu Quan họ Bắc Ninh mang trong câu hát nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng đặc sắc nên đã trở thành một “đặc sản văn hóa” luôn thu hút, gây ấn tượng mạnh cho người dân trong nước cũng như bạn bè quốc
tế Vào năm 2009 đã được UNESCO công nhận là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam
Tuy nhiên nhìn vào thực thế hiện nay, các loại hình nghệ thuật dân gian nói chung và dân ca Quan họ nói riêng đang phần nào bị giới trẻ lãng quên Rất hiếm khi ta nhìn thấy một người trẻ thưởng thức dân ca Quan họ mà thay vào đó là những dòng nhạc hiện đại Điều này đã và đang làm mai một đi không chỉ câu hát Quan họ trữ tình mà còn cuốn trôi đi văn hóa Quan họ cũng như nét đẹp trong văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam
Để có thể bảo tồn, giữ gìn cũng như là phát triển những tinh hoa, bản sắc dân tộc đậm đà của dân ca Quan họ thì mỗi người cần phải nâng cao hiểu biết đồng thời có ý thức giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc Chính
vì vậy mà tôi chọn đề tài “Nghệ thuật dân ca Quan họ Bắc Ninh” để hiểu
rõ hơn về môn nghệ thuật dân gian vùng Kinh Bắc này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là dân ca Quan họ Bắc Ninh Trong đề tài này tập trung nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, nghệ thuật biểu diễn và so sánh để thấy sự phát triển của nền văn hóa dân ca quan họ Bắc Ninh từ xưa đến nay
3 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là tìm hiểu những nét đẹp trong văn hóa nghệ thuật dân gian, quá trình bảo tồn và phát triển của dân ca Quan
họ Bắc Ninh Từ đó đề xuất những phương án bảo tồn và phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu Phương pháp này tôi sẽ sử dụng các tài liệu khác nhau để tổng hợp thông tin từ tài liệu trên các website có liên quan đến công trình, từ các bài báo về dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tiếp đến là phương pháp nghiên cứu phân tích, nhằm phân tích một cách trực quan, đa góc nhìn các thông tin về dân ca Quan họ Bắc Ninh từ nhiều nguồn khác nhau
Ngoài ra, trong bài còn sử dụng các phương pháp hệ thống liên ngành khác nhằm giúp ta có cái nhìn một cách cụ thể và rõ ràng đề tài với nhiều góc độ khác nhau hơn nữa như các ngành, các lĩnh vực: Địa lý học, Xã hội học,
Âm nhạc học
Trang 5NỘI DUNG
1 Khái quát về dân ca Quan họ Bắc Ninh
1.1 Khái quát về Bắc Ninh
Khi nhắc tới Bắc Ninh, người ta nghĩ ngay đến hai từ “Kinh Bắc” bởi đây
là tên gọi vùng đất có nền văn hiến lâu đời, nơi khai mở nền văn minh Đại Việt Đây là một trong những trung tâm của nền văn minh Việt cổ Địa danh Kinh Bắc đã được nói đến từ lâu với cái tên: Bắc Giang Lộ hay Kinh Bắc Lộ, Bắc Giang thừa tuyên hay Kinh Bắc thừa tuyên, Kinh Bắc trấn Cái tên Bắc Ninh với ước muốn yên bình cho một vùng đất quan trọng phía Bắc Tổ quốc nằm xa kinh thành Huế do vua Minh Mạng đổi tên năm
1822 Tháng 10 năm 1962, theo Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh
Hà Bắc Từ đó “Bắc Ninh” chỉ còn là tên của một đơn vị hành chính trong tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã Bắc Ninh Sau đó, đến ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh
Vùng đất có độ tuổi hàng nghìn năm này là nơi giao lưu của các luồng văn hóa lớn được du nhập từ Trung Hoa, Ấn Độ Vì lẽ đó, văn hóa Kinh Bắc mang nhiều nét “cung đình”, là một vùng văn hóa bị đứt gãy về mặt thời gian nên các yếu tố văn hóa dân gian lưu lại đến ngày nay ít nhiều đều được thừa hưởng nét văn hóa truyền thống Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ địa phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến
1.2 Nguồn gốc hình thành dân ca Quan họ Bắc Ninh
Dân ca Quan họ là một trong những loại hình âm nhạc dân gian đặc trưng của khu vực châu thổ sông Hồng tại Việt Nam, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Quan họ được hình thành và phát triển tại vùng văn hóa Kinh Bắc, bao gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cùng một số địa phương khác như Lạng Sơn, Hưng Yên và Hà Nội Dân ca quan họ Bắc Ninh đã trở thành biểu tượng âm nhạc vùng đất Kinh Bắc Tuy nhiên, sau khi chia lại tỉnh thành, người ta đã sử dụng tên tỉnh để phân biệt với dân ca quan họ Bắc Giang Làn điệu này nổi tiếng với lối hát giao duyên, đối đáp giữa các liền anh liền chị và giữa họ với khán giả
Ý nghĩa từ “Quan họ” thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen
về mặt từ nguyên của “quan” và “họ” Điều này dẫn đến những ý kiến cho rằng Quan họ xuất phát từ “âm nhạc cung đình” hay gắn với sự tích có một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngất ngây bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó nên đã dừng bước để thưởng thức Một số quan điểm khác cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo mang yếu tố phồn thực chứ không phải có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình Cũng có ý kiến
Trang 6cho rằng Quan họ là “quan hệ” của một nhóm những người yêu Quan họ ở vùng Kinh Bắc Tuy nhiên, vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận
Truyền rằng, Vua Bà chính là người đã sáng tác ra các làn điệu dân ca quan
họ đầy tình tứ và quyến rũ Nét đặc trưng, độc đáo nhất của làng Diềm chính là “nghề chơi” quan họ với nghệ thuật và phong cách hát quan họ vừa cổ xưa, vừa độc đáo, vừa phong phú, điêu luyện Trong số 49 làng Quan họ, làng Diềm còn duy trì được đội quan họ đông tới hàng trăm người, đủ các thế hệ liền anh liền chị Từng bọn Quan họ, mỗi nhóm liền anh, liền chị khi gặp gỡ có thể cất giọng hát tùy theo nhu cầu, tâm trạng cảm xúc Việc truyền dạy hát quan họ được quan tâm ngày trong gia đình, không phụ thuộc, hay chờ đợi việc tổ chức lớp học Chính “cái nôi” văn hóa này là nơi sản sinh ra văn hóa Quan họ với những làn điệu dân ca quan
họ trữ tình, đằm thắm; hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa mang tính chất dân gian, nhưng lại nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi người chơi am tường tiêu chuẩn, tuân theo lề luật.Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá không của riêng vùng Kinh Bắc biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa và nay Tất cả hợp lại mảnh đất tốt để dân ca quan họ, hay nói rộng hơn là những sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời và phát triển
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan
họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay),
dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa Vì ra đời từ rất lâu về trước nên Quan họ Bắc Ninh có rất nhiều câu chuyện kể
về thời điểm ra đời, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ XI số khác cho
là từ thế kỷ XVII, nhưng tất cả, các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay tuy có khác nhau nhưng đều đã khẳng định giá trị to lớn của
di sản văn hóa phi vật thể Quan họ, đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến Theo điều tra của Sở văn hóa Hà Bắc (thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay) thì trước cách mạng tháng Tám năm 1945 có 49 làng quan họ rải rác ở các huyện Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ, Việt Yên và thị
xã Bắc Ninh Mỗi làng quan họ ở Bắc Ninh lại có nét độc đáo riêng Tuy
về nguồn gốc chưa được xác định rõ ràng, nhưng làng Viêm Xá được nhắc tới nhiều nhất trong các truyền thuyết Hiện nay Viêm Xá có 4 hội làng trong một năm – điều mà cả 49 làng Quan họ ở vùng Kinh Bắc không nơi nào có được – đặc biệt ngày nay Hội Vua Bà là lễ hội dài ngày nhất và thu hút đông đảo người hát Quan họ nhất, nên Viêm Xá được dân Kinh Bắc xem như là làng Quan họ gốc và thủy tổ của các làn điệu dân ca ấy là Vua Bà
1.3 Quá trình hình thành và phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh
Vào thời Lý Trần (thế kỉ XI - thế kỉ XIV) khi các thành tựu về văn hóa
Trang 7nghệ thuật dân gian nở rộ cùng với sự am hiểu và quý trọng của các triều đại đã ảnh hưởng đến quan họ từ giao duyên cổ sang lối ca hát có lề lối, quy củ rõ ràng Tiếp đến vào thời Lê (thế kỉ XV), đội ngũ trí thức đông đảo dẫn đến việc sáng tác quan họ ngày càng phong phú Vào thế kỉ XVIII dân
ca quan họ đã có những hình tượng đẹp, tế nhị, nội dung trữ tình sâu sắc,
về làn điệu thì có sự giao lưu giữa hai miền Bắc Nam Những năm đầu thế
kỉ XX, các nghệ thuật khác của cả nước đã gia nhập vào Quan họ làm cho Quan họ được cải biến và phát triển đến sau này
Nội dung chính trong buổi hát Quan họ thường là khi hai bên nam - bọn quan họ nam và nữ - bọn quan họ nữ hát với nhau Đứng đầu bọn Quan họ nam là “liền anh” còn nữ là “liền chị” Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn nhưng đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao với từ ngữ được trau chuốt, trong sáng, mẫu mực để thể hiện các trạng thái tình cảm của con người bằng ngôn ngữ giàu tính ẩn dụ tượng trưng
Trong gần ba tháng mùa xuân đầu năm, bắt đầu từ mùng bốn Tết âm lịch, hội làng của các làng quan họ và các làng kề cận liên tiếp diễn ra Suốt tháng tám âm lịch là là các hội lệ vào đám của các làng Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim mở cửa vào 13 tháng Giêng âm lịch là hội lớn nhất Tại nơi đây, mùa xuân và mùa thu là mùa hội và mùa ca hát quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng trên xóm dưới
2 Nghệ thuật của dân ca Quan họ Bắc Ninh
2.1 Nghệ sĩ biểu diễn
Nghệ sĩ biểu diễn dân ca Quan họ được gọi là các “liền anh”, “liền chị” Liền anh chỉ người đứng đầu bọn Quan họ nam, “liền chị” chỉ người đứng đầu bọn Quan họ nữ Các liền anh, liền chị còn được gọi là anh Hai, chị Hai hay anh Ba, chị Ba Liền anh, liền chị, liền em tương ứng với đàn anh, đàn chị, đàn em ý để chỉ thứ bậc Trong miền Nam, người con trưởng trong gia đình được gọi là anh hai, chị hai thay vì anh cả, chị cả theo cách nói của người gốc miền Bắc
Điểm chung của các liền anh, liền chị thời nay là họ rất thích “hát Quan họ”, không như thời xưa liền anh, liền chị không dám như vậy mà chỉ dám
“ca Quan họ” hoặc “chơi Quan họ” Liền anh, liền chị ngày nay rất thích hát có nhạc đệm trên sân khấu Họ rất thích mặc quần trắng giống quan tùy tùng của vua chúa ngày xưa và liền chị rất thích mặc và dùng vật dụng có màu vàng của vua chúa ngày xưa Ngày xưa liền anh, liền chị chỉ ca hoặc chơi Quan họ dưới thuyền khi nhàn rỗi, thuyền là thuyền chiến, thuyền chở hàng loại nhỏ đi trong sông, vùng nước cạn, nhiều lau sậy… Nhưng ngày nay, liền anh liền chị rất thích hát dưới “thuyền rồng” như của vua chúa
Trang 82.2 Trang phục biểu diễn
Quan họ là một hình thức nghệ thuật dân gian phát triển từ cội nguồn của nhân dân, vì vậy trang phục trong quan họ có mối liên hệ chặt chẽ với trang phục của người dân xưa Điều ấn tượng với du khách khi đến Bắc Ninh không chỉ là lời ca Quan họ mượt mà, nghĩa tình mà còn có nét duyên dáng của những liền anh, liền chị trong trang phục Quan họ
Về trang phục của liền anh thì liền anh thường mặc áo dài năm thân với cổ
áo đứng, có lá sen, viền tà, gấu áo to và dài hơn quá đầu gối, thường sử dụng vải sáo đen Bên trong thường mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài Riêng áo dài bên ngoài thường là màu đen, chất liệu là lương, the Những người liền anh có điều kiện hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh
lá mạ non, màu vàng chanh gọi là áo kép Quần của liền anh thường là quần dài màu trắng, có ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân
và được thắt chặt ở cạp bằng một chiếc thắt lưng nhỏ Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp Trong quá khứ, tóc của nam giới được vấn lên thành tóc nơ và được quấn bằng khăn nhiễu, còn ngày nay thì thường dùng khăn xếp để tiện lợi hơn Cùng với quần áo, khăn xếp thì các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen, ô Lục Soạn là loại ô phổ biến nhất thường được các liền anh sử dụng Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong Chân đi giày Gia Định, nhiều người đi guốc Vào đầu giữa thế kỷ XX, người ta cũng đi giày vải, giày da, kiểu du nhập từ nước ngoài vào
Trang phục của liền anh Ảnh: Internet
Về trang phục của liền chị xưa là áo tứ thân gồm hai vạt, bốn tà, không có
Trang 9khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc Cấu trúc áo tứ thân gồm: lớp ngoài cùng là chiếc áo tứ thân, lớp tiếp theo là chiếc áo cánh màu trắng Chiếc thắt lưng, kết hợp giữa áo cánh ngắn với cạp váy hoặc quần đen, lớp trong cùng là yếm, có thể là yếm cổ xây hoặc yếm cánh nhạn xẻ sâu xuống tận dưới Yếm có màu nâu dành cho các bà đứng tuổi hoặc màu trắng ngà, nâu non dành cho các cô gái trẻ Hình của yếm, của đường bẻ vạt con như một sự gợi mở đi lên, một sự tưởng tượng chưa kết thúc, là nút hững hờ xống xếnh giao tình đung đưa theo nhịp của làn điệu quan họ Là nét duyên độc đáo mà chỉ có ở trang phục quan họ mà thôi Các nếp buông rủ, buộc thắt của đường nét thắt lưng như nhấn thêm sự dịu dàng, ý tứ là sinh động theo mỗi bước đi của liền chị quan họ Đặc biệt là nét phảy của lọn tóc đuôi gà hoặc nét nhọn tam giác của vành khăn “mỏ quạ” làm gương mặt tròn của liền chị sinh động và yêu kiều Yếm có thể nhuộm màu (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển) Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng Chất liệu để may áo đẹp trước kia là the, lụa Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa Váy màu đen
Theo tài liệu của tác giả Cung Dương Hằng, áo tứ thân được xuất phát từ khổ vải may còn hẹp, khi may hai khổ được ghép dọc ngay sống lưng và cũng nhờ cách may này, sống lưng và eo thắt đáy lưng ong của người phụ
nữ Việt càng được tôn đường cong gợi cảm Hai thân trước là hai tà mở, khi mặc chị em phụ nữ thường buộc thành dải nơ buông nhẹ trước bụng và
tô điểm thêm bằng dải bao hai màu quấn xung quanh eo làm cho dáng người thêm thon thả Áo ngũ thân (từ trong ra ngoài) yếm, váy, áo cánh, áo dài ngũ thân (có thể mặc chồng 2 lớp hoặc hơn) thắt lưng Phụ trang: khăn bọc tóc, khăn vuông (khăn mỏ quạ), nón quai thao, guốc gỗ
Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích
Trang 10Trang phục của liền chị Ảnh: Internet
Bộ trang phục cầu kỳ từng chi tiết áo, váy, khăn, nón… khiến liền chị Quan họ mang một nét riêng, làm tôn lên vẻ nền nã, tươi tắn, đoan trang, đằm thắm của người Quan họ Theo nghệ nhân Quan họ Nguyễn Thị Thềm: “Khi liền chị mặc trang phục Quan họ thì dù ở đâu nó vẫn toát lên được vẻ nền nã nhưng sang trọng, thanh lịch rất riêng của người con gái Quan họ, nó khác hẳn với trang phục các loại hình nghệ thuật khác” Ca Quan họ mà không mặc trang phục thì dù có hay cũng giảm đi rất nhiều nét đằm thắm và cái chất của Quan họ Ngày nay trang phục Quan họ đã được cải tiến để tôn thêm vẻ duyên dáng của các liền chị Quan họ Trên cơ
sở bộ phục trang Quan họ cổ ba lớp nay cải tiến lại còn hai lớp Lớp áo trong cùng đã được thay bằng một miếng lá lật màu xanh tươi hoặc xanh đậm ở cổ như một đường viền duyên dáng khiến trang phục Quan họ mang một màu sắc riêng Dù chỉ còn hai lớp nhưng khi nhìn vào vẫn cảm thấy như là ba lớp vì các lớp vải được sắp xếp chồng lên nhau một cách hết sức hài hòa và khéo léo
2.3 Làn điệu và nhạc cụ dân ca Quan họ Bắc Ninh.
2.3.1 Làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh
Hệ thống các làn điệu Quan họ được chia thành ba nhóm có sự khác nhau
về tính chất âm nhạc Nhóm các bài hát thuộc giọng Lề lối thường được hát trong giai đoạn mở đầu của cuộc hát Đó là các bài: La rằng, Đường bạn, Tứ quý, Cây gạo, Cái hời các ả Nhóm các bài hát thuộc giọng Vặt có
số lượng nhiều hơn cả Bước vào giai đoạn hát giọng Vặt (chặng giữa của cuộc hát) thoạt đầu người ta thường hát các bài hát có câu Bỉ mở bài, sau
đó mới là giai đoạn hát các bài hát giọng Vặt (loại bài hát không có phần bỉ
mở bài) Điển hình là một số bài hát như: Lên núi Ba Vì, Em là con gái Bắc Ninh, Tuấn khanh, Gọi đò, Tỉnh bắc Sông Cầu Giai đoạn cuối của cuộc hát thuộc về các bài hát Giã bạn Nhìn chung, các bài hát Giã bạn có tính chất âm nhạc khá nhất quán; cấu trúc mạch lạc, rõ ràng, hát theo nhịp