1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kỳ môn trị liệu gia đình

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 543,91 KB

Nội dung

Xuất phát từ truyền thống đạo lý của dân tộc ta, việc chăm lo cho những người bất hạnh trong đó có trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi đã được Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm trợ giú

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGKHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN GIỮA KỲMÔN TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huyền Nhi

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Lê Thị Quý

HÀ NỘI – 01/2022

Trang 2

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời mở đầu 02

1 Quan điểm/ cách nhìn của em về thân chủ mồ côi mẹ 03

2 Áp dụng Thuyết Hệ thống - Sinh thái với thân chủ

2.1 Thông tin về thân chủ 04

2.2 Phân tích trường hợp của thân chủ 05

Trang 3

Theo số liệu thống kê gần đây, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 trẻ em có hoàn c ảnh đặc biệt, trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi Đây là những đối tượng xã hội không chỉ là nỗi bất hạnh của bản thân các em mà còn là nỗi đau xót của gia đình, người thân và là gánh nặng cho xã hội, cộng đồng Vì vậy, việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em cần được nghiên cứu, tiếp cận như là một vấn đề xã hội với hàng loạt nội dung quan trọng, cấp bách chứ không chỉ ở góc độ nh ân đạo và một hiện tượng xã hội Xuất phát từ truyền thống đạo lý của dân tộc ta, việc chăm lo cho những người bất hạnh trong đó có trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi đã được Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm trợ giúp, góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao vị thế trong xã hội Tuy nhiên trước những đòi hỏi của cuộc sống ngày càng phát triển và xã hội ngày càng hiện đại, trẻ mồ côi lại nảy sinh những vấn đề và thách thức mới: Sự gia tăng về số lượng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về sức khỏe - y tế, ăn mặc, đi lại, học hành và các nhu cầu vật chất, tinh thần khác, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của Nhà nước và cộng đồng xã hội.

Vì nhiều lý do mà hầu hết số cháu mồ côi, bị bỏ rơi không đủ điều kiện dinh dưỡng để phát triển thể chất dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn những khiếm khuyết về sức khỏe trong cơ thể Mức trợ cấp cho trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi tại các cơ sở nuôi dưỡng của Nhà nước khó có thể bảo đảm đủ năng lượng sống phát triển của các cháu Những cháu ở cộng đồng thì đời sống còn nhiều bấp bênh, không ổn định Điều kiện và khả năng học hành, tiếp cận và tiếp thu các yêu cầu về giáo dục - đào tạo có nhiều cháu bị hạn chế Sự khiếm khuyết về giáo dục dễ dẫn các cháu đến những méo mó về nhân cách trong quá trình phát triển gây ra những trở ngại, thiệt thòi cho các cháu khi tiếp cận nghề nghiệp, công ăn việc làm, thu nhập Đặc biệt các trường hợp mồ côi mẹ, còn bố và các thành viên gia đình khác sẽ có những điểm khác biệt cần lưu ý bởi các thân chủ này có nhiều yếu tố tác động khách quan từ bên ngoài (mẹ kế, họ hàng, bạn bè…) Tâm lí, xung đột trong gia đình từ các trường hợp này sẽ xảy ra với tần suất nhiều và căng thẳng hơn bởi mối quan hệ xung quanh, sự thiếu hụt đi bàn tay của người mẹ, tình cảm thiêng liêng của người mẹ vô cùng quan trọng cần thiết bị lại bị lấy mất Không chỉ gây ra ảnh hưởng tâm lí cho chính bản thân thân chủ mà có nguy cơ cao ảnh hưởng lớn đến xã hội và đất nước sau này.

Trang 4

NỘI DUNG

1 QUAN ĐIỂM/ CÁCH NHÌN CỦA EM VỀ TRẺ MỒ CÔI MẸ

Mỗi chúng ta sau 9 tháng 10 ngày được nuôi dưỡng và bao bọc trong bụng mẹ, là những món quà vô giá của gia đình, cha mẹ và chính bản thân ta Đấng sinh thành luôn cầu nguyện và mong muốn con mình được lớn lên mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc Em đã thấu hiểu và nhìn nhận rõ được điều trân quý này suốt quãng thời gian vừa qua kể từ khi sinh con, mặc dù phải hoãn lại việc học tập, cũng chưa trải qua nhiều sự kiện so với 21 năm mẹ đã nuôi dạy em, nhưng chắc chắn một điều rằng tình yêu của mẹ với các con là vô điều kiện, dẫu các con có ngoại hình, tính cách ra sao Ngược lại cũng vậy, đối với mỗi chúng ta, “mẹ” là câu nói vô cùng thiêng liêng và có sức mạnh diệu kì nhất Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người phụ nữ có thể sinh tối đa 69 đứa con, nhưng 1 là số người mẹ duy nhất mà em bé có được Bởi vị trí của người mẹ trong gia đình và xã hội vô cùng quan trọng Biết bao thơ ca, bản nhạc viết về người mẹ, đất nước ta có bằng khen “Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng” nhưng viết về cha thì lại rất ít Vậy nên những hoàn cảnh mồ côi mẹ khi nhận thức được hiện thực sẽ thấy tồi tệ và kinh khủng đến thế nào Em quyết tâm tiếp tục theo ngành, chỉ ước muốn rằng mình sẽ trở thành một nhân viên CTXH thật tốt, có thể gặp được nhiều người, đến được nhiều nơi, chia sẻ gánh nặng và giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh kém may mắn hơn mình Bài tiểu luận của em sẽ lấy ví dụ minh họa về thân chủ mồ côi mẹ, sinh sống cùng ông bà nội, người bố hiện tại đang nhận chu cấp từ xã hội.

3

Trang 5

2 ÁP DỤNG THUYẾT HỆ THỐNG SINH THÁI VỚI THÂN CHỦ

2.1 Thông tin về thân chủ - Họ và tên: Nguyễn Minh Dương - Quê quán: Hà Nội

- Ngày tháng năm sinh: 30/05/2004 - Hoàn cảnh gia đình:

Bố: Nguyễn Trung Thành (1980) – Mất khả năng lao động, đang sống tại nhà xã hội

Mẹ: Nguyễn Thanh Anh (1987) – Mất trong quá trình sinh thân chủ Là con lớn trong nhà, đang đứng trước kì thi tốt nghiệp THPT, có một em trai và em gái họ ở cùng từ nhỏ với ông bà nội, bình thường đa phần thời gian do ông bà nội chăm sóc, khắc khẩu với họ hàng, cuối tuần được đến thăm bố khoảng 3 tiếng, có thói quen chơi game, sử dụng điện thoại smartphone trong thời gian dài

- Sở thích: Nghiên cứu về sinh vật học

- Học bán trú cả ngày ở nhà trẻtừ lúc 2 tuổi Tiểu học và THCS học ở gần nhà Hiện đang theo học tại trường THPT NGT

- Mạnh khỏe, ít nói, sống khép mình, không có bạn và luôn nghĩ bản thân là gánh nặng cho gia đình bởi mình khiến mẹ không còn trên đời kể từ khi lên 6 (đôi khi bị họ hàng, bạn bè, hàng xóm chỉ trích, dùng những từ ngữ nặng nề xúc phạm vì D mồ côi me) Từ khi học cấp 3 thường xuyên gây gổ, thái độ không tốt với người thân sau đó trốn tiết, bỏ học thêm, đánh nhau, đua xe Đến năm lớp 12 đột nhiên trở nên im lặng, thẫn thờ, mắt hay nhìn vào vô định, xung đột với em trai, bỏ ăn dẫn đến suy nhược cơ thể, thành tích học tập ở mức khá xuống thấp Tháng 07/2021 có ý định tự sát bằng cách rạch tay nhưng bà nội phát hiện kịp thời.

- Nghi ngờ rối loạn trầm cảm, rối loạn học tập, rối loạn ăn uống và rối loạn giấc ngủ

- Trước đây đã có ngôn ngữ nhưng rất hạn chế giao tiếp, vốn từ ít và chưa biết tương tác với các bạn, khả năng tập trung, kiên trì còn kém

Trang 6

- Sơ đồ sinh thái của thân chủ

- 4 thành tố của hệ thống sinh thái:

A) Hành vi : Chống đối, phá phách, gây hại cho người khác, gây hại cho bản thân -> Gia đình cần đưa thân chủ đi thăm khám, chữa trị kịp thời Ông bà nội thường chú tâm và để ý hai em nhỏ nhiều hơn so với thân chủ Gia đình nhà chú (em trai bố) thường xuyên miệt thị và coi thân chủ là gánh nặng -> Ngăn chặn hành vi

B) Cấu trúc: Tìm hiểu cốt lõi vấn đề giao tiếp, dạy dỗ, khuyên bảo của người thân cận với thân chủ Các xung đột với người thân từ đâu mà có Làm rõ các tác nhân gây ảnh hưởng, tổn thương đến tâm lí thân chủ ngay từ khi còn bé -> Tìm phương pháp đưa thân chủ hòa nhập lại với môi trường xung quanh

C) Văn hóa: Định kiến, dị nghị của những người xung quanh thân chủ khi ở nhà và đến trường -> Trao đổi với giáo viên, các cơ quan quản lí nơi thân chủ sinh sống để hỗ trợ giải quyết

D) Diễn biến của hệ thống: Ông bà của thân chủ đã cao tuổi, phần lớn chăm lo về sức khỏe, sinh hoạt, ăn uống, ít khi tâm sự, trò chuyện với cháu Phía em D sống cuộc sống cô đơn, không có tình yêu thương của bố và mẹ

Trang 7

suốt 18 năm, bị kì thị, hắt hủi không dám nói vì sợ ông bà lo lắng Người bố sống cuộc sống riêng, chỉ dựa vào trợ cấp của Nhà nước

2.2 Lý thuyết áp dụng bổ sung Ø Thuyết nhu cầu của Maslow:

- Tháp Nhu Cầu là một trong những học thuyết nổi tiếng nhất về động lực v

à được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ kinh doanh cho đến marketi ng, nhân sự hay trong chính cuộc sống của mỗi con người Trong lý thuyết này, Maslow sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự dưới dạng hình kim tự tháp, các nhu cầu căn bản ở tầng nền và các nhu cầ u ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ căn bản đó phải được thỏa mãn trước : D cần có cảm giác được yêu thương, quan tâm hơn từ gia đình, gặp người bố nhiều hơn cũng như bạn bè, cần phá bỏ sự cô lập và kì thị ở trường lớp để em tập trung học tập chuẩn bị cho kì thi quan trọng, cần được lắng nghe và nói ra những điều mình mong muốn/ không mong muốn

Ø Thuyết thân chủ trọng tâm:

- Quan điểm của C Rogers về mối quan hệ giữa NTV và TC không chỉ có h

iệu quả trong tham vấn mà còn rất hữu ích trong tất cả các mối tương giao nhân loại Rogers tin rằng nếu NTV thì có thể đem lại những điều kiện thu ận lợi như trên cho TC thì TC sẽ trở nên cởi mở và hiểu những nỗi đau, tổ n thương trong quá khứ là do những mối quan hệ có điều kiện trong cuộc s ống của họ Thực tế thì những mối quan hệ tham vấn như thế này có thể gi úp TC thay đổi những hành vi mà họ đã có trong quá khứ và trợ giúp TC c huyển từ những nhận thức sai lệch về bản thân đến nhận thức đúng đắn về chính họ.

- Nhiệm vụ của NTV theo phương pháp tiếp cận này là tạo ra một môi trườ ng thuận lợi cho phép TC học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khí ch và tự hiện thực hoá Nhiệm vụ chính của NTV là giúp TC rỡ bỏ những “rào cản tâm lý” đang hạn chế sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có và

Trang 8

giúp TC làm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình cảm riêng của mì nh.

2.3 Các chính sách hỗ trợ thân chủ

1.1 Ch椃Ānh s愃Āch h> tr@ gi愃Āo d甃⌀c

Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan trên cơ sở thực hiện Luật giáo dục, chế độ nuôi dưỡng cho trẻ mồ côi đã phối hợp ban hàn h các văn bản hướng dẫn với nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp trong lĩnh v ực giáo dục đối với trẻ mồ côi Nhà nước tạo điều kiện để trẻ mồ côi được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật

- Về độ tuổi nhập học và phương thức giáo dục

- Về phương tiện và tài liệu hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật - Về chính sách hỗ trợ học phí, học bổng

- Về hỗ trợ đối với người làm công tác giáo dục tại các lớp chuyên biệt dành cho người khuyết tật

1.2 Ch椃Ānh s愃Āch 甃 u đEi về y t Ā :

- Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế

1.3 Ch椃Ānh s愃Āch bJo tr@ xE hLi

- Trợ cấp xã hội hàng tháng: 900.000 đồng/tháng với trẻ dưới 4 tuổi; 540.

000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên.

- Bên cạnh đó, khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trẻ mồ côi còn được hỗ trợ:

- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng - Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế.

- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà 7

Trang 9

xã hội.

-Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi thuộc đối tượng hưởng trợ cấp sẽ được hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng là: 900.000 đồng/tháng với trẻ dưới 4 tuổi; 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên.

- Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt rối loạn tâ m thần được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần như ng chưa thuyên giảm và có kết luận mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình nghèo được trợ cấp hệ số 2,5 năng giao tiếp

Sinh viên, ông

Thân chủ ăn uống trở trung trong tiết học

Lập kế hoạch hỗ trợ thân chủ trong 9 buổi

Trang 10

trung, giao tiếp nhiều hơn với ông

Chiều thứ 6 hàng tuần, nhân viên đến gia đình thân chủ để thực hiện kế hoạch hỗ trợ thân chủ cùng giáo viên lớp thân chủ D trong vòng 9 buổi

* Đánh giá kế hoạch hỗ trợ

- Sau 9 buổi làm việc, thân chủ có thể bắt đầu giao tiếp cùng các bạn trong lớp, sinh hoạt bình thường trở lại Trong giờ học, thân chủ tập trung nghe giáo viên giảng bài

- Thân chủ chủ động giao tiếp với các thành viên trong gia đình, chơi với các em, phụ giúp ông bà làm việc

Khi hỏi hay nói chuyện, thân chủ trả lời và tiếp nhận những câu chuyện của đối phương

5 Kết luận và kiến nghị

1 K Āt luận

9

Trang 11

- Trẻ mồ côi không chỉ là những đứa trẻ bị thiệt thòi về điều kiện gia đình, xã hội mà còn bao gồm cả những trẻ mang trong mình khiếm khuyết về tâm hồn, về tinh thần Trẻ mồ côi cũng là những đứa trẻ, chúng cũng cần được đáp ứng những nhu cầu cần thiết như những đứa trẻ bình thường khác trong đó bao gồm cả việc được đối xử công bằng.

Việc giáo dục cho trẻ mồ côi không hề dễ dàng, chúng ta cần có sự kiên nhẫn, nhẫn nại chứ không nên vội vàng, hấp tấp

2 Ki Ān nghị

- Tổ chức các hoạt động tập thể để thân chủ cùng các bạn trong lớp chơi với nhau, tăng khả năng hoà nhập của thân chủ

- Gia đình thường xuyên trò chuyện, hỏi han, đáp ứng nhu cầu tác động trực tiếp vào sở thích và sự tò mò tìm hiểu của thân chủ

- Tăng sự giao tiếp giữa thân chủ và những người xung quanh (thầy cô, bạn bè, …)

KẾT LUẬN

Trẻ mồ côi có nhiều trường hợp khác nhau và biểu hiện mà mức độ ở mỗi cá nhâ n về việc này là khác nhau Do vậy, việc chẩn đoán phát hiện sớm các tổn thương tâm lí, căn bệnh gia đình và lộ trình can thiệp trở nên khó khăn, đặc biệt cho nhữ ng gia đình có văn hóa, tư tưởng và lối suy nghĩ phong kiến, cổ hủ Biểu hiện bện h có thể bắt đầu xuất hiện từ sớm và trở nên rõ nét từ khi một hành vi xuất hiện trong hệ thống không công bằng, mất cân đối Việc trị liệu có thể bắt đầu càng sớ

gia đình trẻ và thường có sự kết hợp của những phương pháp khác nhau như: Nâ ng cao kỹ năng xã hội cho trẻ, tạo môi trường sống thích hợp; Trị liệu tâm lý dựa vào học thuyết nhận thức và hành vi, sử dụng phương tiện nhìn; Làm việc nhóm: bác sỹ, tâm lý, giáo viên, cán bộ dạy ngôn ngữ, phục hồi chức năng; Chương trìn h can thiệp mang tính cá biệt hóa, liên tục và lâu dài; Gia đình phải tích cực ở bên cạnh động viên và giáo dục trẻ; Cần có sự tham gia của nhiều ngành: y tế, gi áo dục, tâm lý Quan trọng nhất, dù trẻ có bướng bỉnh hay có hành vi sai lệch thì con vẫn là một thiên thần bị thiếu đi đôi cánh của người mẹ Gia đình, NTV và

Trang 12

xã hội cần dùng tất cả tình yêu thương để giúp đỡ và tạo niềm tin vững chắc để trẻ có thể dựa vào !

11

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w