Vì vậy, em sẽ lựa chọn sản phẩm xe ô tô điện Vinfast VF e34 làm sản phẩm cho hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty Vinfast, cụ thể hơn là kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ - một trong
BỐI CẢNH TỔ CHỨC
Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Tuy là một ngành sinh sau đẻ muộn so với các ngành khác, tuy nhiên ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển Trước những cơ hội, những xu hướng và tiềm lực mạnh mẽ từ công ty, Tập đoàn Vingroup đã liều mình trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất ô tô – xe máy.
VINFAST là Công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup được kết nối từ chuỗi viết tắt của các từ: Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong với ý nghĩa tôn vinh xe thương hiệu Việt Sự ra đời của VinFast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có tầm thế giới, khẳng định khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại của người Việt. Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy - một trong những ngành công nghiệp mang tính dẫn dắt, Vingroup mong muốn tham gia góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và chế tạo tại Việt Nam, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, Vinfast có các đòng sản phẩm có thể kể đến như sau Ô tô Xe máy điện
Vinfast VF e34 (xe thuần điện)
Vinfast LudoVinfast ImpesVinfast KlaraVinfast FelizVinfast TheonMặc dù Vinfast có rất nhiều các dòng sản phẩm khác nhau, từ phân khúc xe hơi bình dân cho đến cao cấp cũng như các dòng xe máy điện Tuy nhiên, việc hướng tới các phương tiện sử dụng điện đang là một xu hướng không chỉ tại Việt Nam mà còn trên Thế giới Vì vậy, em sẽ lựa chọn sản phẩm xe ô tô điện Vinfast VF e34 làm sản phẩm cho hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty Vinfast, cụ thể hơn là kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ - một trong những thị trường sôi động nhất Thế giới.
Phân tích yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh quốc tế
Mỹ là một nền kinh tế đáng tin cậy và nhất quán với lịch sử tăng trưởng lâu đời Quốc gia này đại diện cho một phần tư hoạt động kinh tế toàn cầu và FocusEconomics dự báoGDP danh nghĩa của nước này sẽ đạt 25,3 nghìn tỷ USD vào năm 2024 Đối với các công ty muốn đầu tư và hoạt động ở Mỹ, có một số yếu tố chính cần hiểu và xem xét, đó là về bốn khía cạnh: văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội.
1.2.1 Khái niệm về môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh - danh từ, trong tiếng Anh gọi là Business Environment Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển
1.2.2 Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng hợp các yếu tố môi trường như pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính… Những yếu tố này tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chúng buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh mục đích, hình thức và chức năng hoạt động nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh Trong những điều kiện của xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp phải tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.
Do khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ nhận thức, phong tục tập quán, chính trị, pháp luật… Mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh không giống nhau, nó ảnh hưởng không chỉ đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở nước sở tại, mà còn ảnh hưởng cả đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nội địa.
1.2.3 Phân tích các môi trường kinh doanh quốc tế tại Hoa Kỳ
1.2.3.1 Môi trường văn hóa a Lý thuyết về môi trường văn hóa
Về mặt khái niệm, môi trường văn hóa là tổng hòa các loại điều kiện văn hóa tinh thần tồn tại xung quanh con người và tác động tới hoạt động của con người Yếu tố chủ yếu tạo thành môi trường văn hóa là giáo dục, khoa học, kinh tế, văn nghệ, đạo đức, tôn giáo, triết học, tâm lý dân tộc và tập tục truyền thống.
Từ tầm nhìn vĩ mô, môi trường văn hóa là một bộ phận hợp thành của toàn bộ môi trường xã hội, vì thế, nó có vai trò to lớn đối với sự ổn định phát triển và tiến bộ của toàn thể xã hội.
Dưới đây là một vài đặc điểm của môi trường văn hóa:
- Giá trị và thái độ: Giá trị là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của con người Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm Thái độ là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó.
- Phong tục: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.
- Cách ứng xử: Ứng xử làmột biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.
- Tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội ở một mức độ nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã hội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người… Tôn giáo là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.
- Ngôn ngữ: Là ngôn ngữ duy nhất đại diện cho bản sắc dân tộc của một dân tộc hay quốc gia, và vì vậy được chỉ định bởi chính phủ của một quốc gia Một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số về mặt kỹ thuật được quy định ngôn ngữ quốc gia, và trong danh sách dưới đây được xếp theo thứ tự ưu tiên về sử dụng Một số quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ được công nhận là ngôn ngữ quốc gia.
- Thẩm mỹ: là nhận định, quan điểm về cái đẹp của một quốc gia mà được toàn thể nhân dân công nhận Thẩm mỹ quốc gia có thể thay điểm theo từng thời điểm,…
- Cấu trúc xã hội: Cấu trúc xã hội là sự sắp xếp, mối quan hệ và cơ chế vận hành của các bộ phận, các yếu tố trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định, trong đó phương thức sản xuất là cơ sở, là nền tảng của cấu trúc. b Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế
Từ những đặc điểm của môi trường văn hóa, sau đây là những ảnh hưởng có thể gây tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh quốc tế của mỗi doanh nghiệp:
- Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù riêng biệt Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế cần hiểu rõ về văn hóa của quốc gia mình đang thâm nhập Văn hoá có sự ảnh hưởng tới với mọi khía cạnh kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính… Đặc biệt, nhiều quốc gia mang tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản thì việc hiểu viết về văn hóa trước khi gia nhập càng tôn trọng Trên thực tế, các công ty địa phương cạnh tranh thành công hơn so với công ty nước ngoài do ứng dụng văn hoá truyền thống dân tộc để thực hiện các chiến dịch quảng cáo.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ KHI KINH DOANH QUỐC TẾ
Viễn cảnh của Vinfast
Vinfast đã tuyên bố viễn cảnh của họ: “Ghi dấu bản sắc Việt trên bản đồ ngành công nghiệp sản xuất xe toàn cầu”.
VinFast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có tầm thế giới,khẳng định khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại của người Việt Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy- một trong những ngành công nghiệp mang tính dẫn dắt, có tác động tới nhiều ngành nghề khác – Vingroup mong muốn tham gia góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và chế tạo tại Việt Nam, góp phần thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
Tầm nhìn của Vinfast
Tầm nhìn của Vinfast là: “Trở thành nhà sản xuất xe hàng đầu Đông Nam Á – hội tụ tinh hoa của ngành công nghiệp thế giới để tạo ra những sản phẩm xứng tầm quốc tế.” Thật vậy, ngay từ những ngày đầu tiên phát triển sản phẩm thì Vinfast đều đã sử dụng các công nghệ tiên tiến như khung gầm của GM Motors, hay là công nghệ hộp số, gầm, thiết kế của BMW – đều là những tinh hoa của giới công nghiệp sản xuất ô tô đối với các sản phẩm mới của hãng.
Mục tiêu chiến lược của công ty
Ông Phạm Nhật Vượng – CEO của Vingroup đã từng công bố mục tiêu chiến lược của Vinfast: “Dù thị trường giảm, miếng bánh còn rất lớn, mục tiêu của chúng ta không phải lợi nhuận mà là thị phần”.
Có thể thấy hiện tại công ty không hướng tới gia tăng tối đa hóa lợi nhuận mà lại hướng tới miếng bánh về thị phần Điều này có thể lý giải do Vinfast là một thương hiệu sinh sau đẻ muộn, đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sừng sỏ tuy nhiên tỷ lệ phổ cập ô tô còn rất thấp, công ty muốn hướng tới những đối tượng chưa phổ cập ô tô để gia tăng thị phần trước các đối thủ khác.
Mục tiêu kinh doanh quốc tế
“Tầm nhìn của VinFast là trở thành công ty sản xuất ô tô điện thông minh toàn cầu và thị trường Mỹ là một trong những thị trường quốc tế đầu tiên mà chúng tôi sẽ tập trung vào”, CEO VinFast Thái Thị Thanh Hải cho biết.
Thị trường Việt Nam hiện tại chưa sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm xe ô tô điện do còn nhiều mặt hạn chế về triển khai các trụ sạc điện, vì vậy Vinfast có tham vọng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại Mỹ - một thị trường xe điện sôi nổi nhất hành tinh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực, sản xuất ở đâu không quan trọng mà cốt lõi của thương hiệu nằm ở đâu, nơi chứa đựng “linh hồn” của chiếc xe, và khách hàng sẽ mặc định nhớ chiếc xe xuất xứ từ đâu Việc mở rộng kinh doanh tại Mỹ không những khiến cho Vinfast có thể gia tăng thêm thị phần quốc tế (bên cạnh việc kinh doanh nội địa tại Việt Nam) mà còn như một lời chứng minh về chất lượng sản phẩm của những chiếc xe “Made in Vietnam” do Vinfast làm ra.
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN KINH DOANH QUỐC TẾ
Lý thuyết các phương thức thực hiện kinh doanh quốc tế
3.1.1 Thâm nhập thông qua xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hóa và dịch vụ Trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
Hiện nay có 2 hình thức thâm nhập thông qua xuất khẩu như:
- Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài Việc các công ty bán hàng sang thị trường quốc gia khác là hoạt động tham gia quốc tế của các công ty đó. Các công ty có kinh nghiệm quốc tế thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài Khách hàng của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng Những ai có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm của công ty đều là khách hàng của công ty Để thâm nhập thị trường quốc tế qua xuất khẩu trực tiếp, các công ty thường sử dụng 02 hình thức là đại diện bán hàng (lấy danh nghĩa của người khác để xuất khẩu) và đại lý phân phối (mua hàng của công ty để phân phối theo kênh riêng của đại lý).
- Xuất khẩu gián tiếp: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ 3) Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Các trung gian mua bán này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài.
Sau đây là những ưu, nhược điểm của hình thức thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu:
- Về ưu điểm: Thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các công ty tăng được doanh số bán hàng, tiếp thu được kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, tận dụng được những năng lực dư thừa và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.Đặc biệt, hình thức thâm nhập này ít bị rủi ro, không tốn nhiều chi phí nên dễ áp dụng trong giai đoạn đầu mới thâm nhập thị trường quốc tế.
Hợp đồng giấy phép là phương thức thức thâm nhập thị trường nước ngoài theo đó một doanh nghiệp (bên bán giấy phép) sẽ trao cho một doanh nghiệp khác (bên mua giấy phép) quyền được sử dụng các tài sản vô hình trong một thời gian xác định Để đổi lại, bên mua giấy phép phải trả tiền bản quyền cho bên bán giấy phép, thường được tính trên cơ sở doanh thu bán hàng và trả theo kỳ vụ, tuy nhiên cũng có trường hợp được trả một lần hoặc kết hợp giữa trả một lần và trả kỳ vụ Các tài sản vô hình có thể bao gồm bản quyền sáng chế, phát minh, công thức, thiết kế, phương pháp, chương trình, nhãn mác sản phẩm và tên gọi sản phẩm đã được đăng ký.
Hiện nay, có ba loại hợp đồng sử dụng giấy phép chủ yếu là hợp đồng giấy phép độc quyền, hợp đồng giấy phép không độc quyền và hợp đồng giấy phép chéo.
- Hợp đồng giấy phép độc quyền cho phép bên mua giấy phép được độc quyền sử dụng các tài sản vô hình trong việc sản xuất và bán các sản phẩm trên một khu vực địa lý xác định (có thể chỉ trong phạm vi nước của bên mua giấy phép, hoặc có thể mở rộng ra nhiều nước khác.
- Hợp đồng giấy phép không độc quyền cho phép bên mua giấy phép được quyền sử dụng các tài sản vô hình trên một phạm vi lãnh thổ nhất định nhưng không cho quyền độc nhất trên phạm vi lãnh thổ đó Như vậy, bên bán giấy phép có thể trao cho một vài công ty quyền sử dụng các tài sản tương tự trên cùng một lãnh thổ.
- Hợp đồng sử dụng giấy phép chéo hình thành khi các công ty muốn trao đổi các tài sản vô hình với nhau Chẳng hạn, hãng Fujitsu của Nhật Bản ký một hợp đồng giấy phép chéo thời hạn 5 năm với công ty Texas Instruments của Mỹ Hợp đồng này cho phép mỗi bên sử dụng công nghệ của bên kia trong việc sản xuất hàng hoá của mình – vì vậy có thể giảm bớt chi phí cho nghiên cứu và phát triển Bên cạnh đó, phương thức này còn giúp giảm nguy cơ mỗi bên tìm cách chiếm đoạt hoặc khai thác bất hợp pháp tài sản của bên kia.
Hợp đồng nhượng quyền là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài theo đó một doanh nghiệp (nhà sản xuất độc quyền) cung cấp cho một công ty khác (đại lý đặc quyền) một tài sản vô hình cùng với sự hỗ trợ trong một thời gian dài Để đổi lại, nhà sản xuất độc quyền thường nhận được tiền thù lao là một khoản phí cố định trả trước và tiền kỳ vụ hoặc cả hai Trên thực tế các tài sản vô hình được chuyển giao qua hợp đồng nhượng quyền thường là thương hiệu hay nhãn hiệu nổi tiếng của một doanh nghiệp Vì lý do đó, các doanh nghiệp nhỏ với những thương hiệu hay nhãn hiệu kém nổi tiếng khó có thể thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hợp đồng nhượng quyền.
Hợp đồng quản lý là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài, theo đó một doanh nghiệp sẽ cung cấp cho một doanh nghiệp khác các kinh nghiệm chuyên môn về quản lý trong một thời gian xác định Người cung cấp chuyên môn thường được trả thù lao dưới hình thức khoản tiền trả một lần hay trả phí thường xuyên dựa trên tổng doanh thu bán hàng. Hợp đồng quản lý thường phổ biến trong các ngành dịch vụ công cộng ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển Yếu tố được chuyển giao qua hợp đồng quản lý bao gồm kiến thức chuyên môn đặc biệt của các nhà kỹ thuật và kỹ năng quản lý – kinh doanh của các nhà quản trị nói chung.
3.1.3.4 H p đôồng chìa khóa trao tayợ
Hợp đồng chìa khoá trao tay là một dự án trong đó một doanh nghiệp sẽ thiết kế, xây dựng và vận hành thử nghiệm một cơ sở sản xuất, sau đó sẽ trao công trình này cho khách hàng khi cơ sở sẵn sàng đi vào hoạt động Thuật ngữ “dự án chìa khoá trao tay” xuất phát từ ngụ ý rằng khách hàng sẽ chỉ phải trả phí là một khoản tiền cố định cho dự án và họ không cần phải làm gì khác ngoài việc “xoay chìa khoá” để vận hành công trình
Các dự án chìa khoá trao tay thường có quy mô khá lớn và thường gắn với việc chuyển giao những quy trình công nghệ đặc biệt cho khách hàng Thông thường, đó là việc xây dựng các nhà máy điện, sân bay, cảng biển, hệ thống viễn thông, cơ sở hoá dầu, dược phẩm,
… và sau khi việc xây dựng kết thúc thì các công trình này sẽ được bàn giao cho khách hàng.
3.1.4 Thâm nhập bằng đầu tư
Phương thức thâm nhập cuối cùng là thâm nhập thông qua đầu tư Kiểu thâm nhập này đòi hỏi trực tiếp đầu tư vào xây dựng nhà máy hoặc cung cấp thiết bị tại một nước, đồng thời tiếp tục tham gia vào việc vận hành chúng Thâm nhập loại theo hình thức này đòi hỏi mức độ cam kết của công ty ở bậc cao hơn Chúng ta hãy cùng khảo sát ba hình thức phổ biến nhất của thâm nhập thông qua đầu tư: Sở hữu toàn bộ, liên doanh và liên minh chiến lược.
3.1.4.1 S h u toàn bở ữ ộ Đây là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua đầu tư, theo đó doanh ghiệp sẽ thiết lập một chi nhánh ở nước sở tại, thuộc toàn quyền sở hữu và kiểm soát của công ty mẹ Chi nhánh sở hữu toàn bộ có thể được thiết lập bằng cách xây dựng mới hoàn toàn cơ sở sản xuất – kinh doanh (nhà xưởng, văn phòng, thiết bị), hoặc bằng cách mua lại một công ty trên thị trường nước sở tại, tiếp quản các cơ sở và hoạt động sẵn có của nó Việc thiết lập mới hay mua lại phụ thuộc vào chiến lược của từng chi nhánh trong tương lai Chẳng hạn, khi công ty mẹ muốn có một chi nhánh sản xuất các sản phẩm công nghệ cao mới nhất thì thông thường phải chọn phương án xây dựng mới.
Phương thức thâm nhập thị trường Hoa Kỳ của Vinfast
Trước khi tiến hành phân tích phương thức thâm nhập thị trường Hoa Kỳ của Vinfast, nhóm chúng em sẽ phân tích qua sơ đồ SWOT của Vinfast và từ đó kết luận phương thức thâm nhập của Vinfast tại Hoa Kỳ.
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Đội ngũ ban lãnh đạo của Vinfast đều là những người có thâm niên, năng lực trong ngành sản xuất và cơ khí Đặc biệt có thể kể tới ông James B.DeLuca (Tổng giám đốc Vinfast) – là cựu phó chủ tịch của tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ là GM Motors Ông James có vốn hiểu biết sâu rộng về thị trường xe hơi tại Mỹ cũng như các thị trường khác trên Thế giới Ngoài ra còn có phó tổng giám đốc Vinfast, ông Võ Quang Huệ (cựu tổng giám đốc của Robert Bosch Việt Nam) và bà Lê Thị Thu Thủy (cựu phó chủ tịch Lehman Brothers).
Nguồn lực tài chính: Vinfast được Vingroup – một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, hậu thuẫn về mặt tài chính Không chỉ như vậy, nếu như thương vụ Vinfast IPO ở Mỹ thành công, Vinfast sẽ thu về ít nhất là 2 tỷ USD và thậm chí còn cao hơn con số này rất nhiều.
Hình ảnh thương hiệu: Với việc sử dụng công nghệ từ GM Motors và BMW, Vinfast bước đầu đã tạo ra được một hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt người tiêu dùng Không chỉ như vậy, với chính sách thay cell pin khi xuống dưới 70% (với cell pin Samsung) và triển khai dịch vụ thay thế pin tại thị trường Hoa Kỳ, Vinfast hứa hẹn sẽ là một thương hiệu tuy mới nhưng có võ tại đây.
Mức độ hợp chuẩn hóa cao: Sản phẩm VF e34 của Vinfast tương thích với các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của Mỹ và Châu Âu.
Thương hiệu còn non trẻ: Vinfast không phải là một thương hiệu thật sự đi vào lòng khách hàng, khi tại phân khúc của Vinfast thì đã có quá nhiều thương hiệu khác (cụ thể là Toyota) thống trị.
Hoạt động Marketing: Mặc dù có thuê một số KOLs nổi tiếng (ví dụ như DavidBeckham trong sự kiện Paris Motor Show) tuy nhiên hoạt động Marketing củaVinfast chưa thật sự được chú trọng Hiện tại hoạt động Marketing của Vinfast tạiHoa Kỳ chỉ có duy nhất thông qua TVC (phim quảng cáo) trên một vài kênh và ngoài trời.
Thừa hưởng các công nghệ tiên tiến đến từ đối tác: Việc thừa hưởng thiết kế, công nghệ từ BMW hay GM Motors giúp cho Vinfast tạo ra điểm mạnh cho riêng mình, từ đó dễ dàng tiếp cận với số đông khách hàng hơn do những công nghệ và thiết kế trên đều đã được kiểm chứng qua nhiều năm. Ưu đãi về giá: Vinfast VF e34 là một sản phẩm xe thuần điện (dòng xe được đánh mức thuế quan vô cùng thấp khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Cùng với đó, với việc chính phủ trong nước hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động sản xuất của Vinfast, giá thành sản phẩm của Vinfast được giảm đi đáng kể.
Rào cản về thương hiệu: Đối với các mẫu xe mới ra mắt trên thị trường thì thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng đối với khách hàng Thương hiệu Vinfast là một thương hiệu mới, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn Thế giới Vinfast sẽ phải đối đầu với các doanh nghiệp ô tô có tuổi đời lên tới gần trăm năm như Toyota, Ford, Mercedes…
Công nghiệp phụ trợ còn hạn chế: Việc Vinfast chưa thể tự sản xuất được một số linh kiện gây ra sự hạn chế trong vấn đề sửa chữa, bảo dưỡng Và nếu Vinfast kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ thì vấn đề bảo dưỡng này sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì mỗi lần nhập linh kiện cần phải có một số lượng lớn nhất định, không thể nhập nhỏ lẻ.
Chi phí: Chi phí ban đầu để triển khai nhà máy, các đại lý Vinfast tại Mỹ là vô cùng tốn kém Vinfast nên cân nhắc về việc phát hành thông qua một bên thứ 3 hoặc sử dụng dịch vụ bán hàng Online thay vì mở ồ ạt các cửa hàng như tại Việt Nam. 3.2.2 Phương thức thâm nhập thị trường dành cho Vinfast
Sau khi phân tích SWOT của Vinfast khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, sau đây là một vài đề xuất của nhóm giúp cho hoạt động kinh doanh quốc tế của Vinfast.
Về phương thức thâm nhập thị trường, nhóm chúng em đề xuất Vinfast nên sử dụng hình thức liên doanh xuôi Mặc dù chúng em sẽ đưa ra hai đề xuất về phương thức thâm nhập thị trường Mỹ là liên doanh xuôi và xuất khẩu trực tiếp, tuy nhiên Vinfast nên cân nhắc giữa ưu và nhược điểm của hai phương thức trên để lựa chọn sao cho hợp lý với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhất.
Vinfast nên sử dụng phương thức thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là phương thức đầu tư (đầu tư dưới dạng liên doanh xuôi) Đối tượng Vinfast có thể liên doanh ở đây là GM Motors (đây cũng là đối tác đã bán một vài công nghệ về khung gầm cho Vinfast) Dưới đây là những lý do vì sao Vinfast nên lựa chọn GM Motors làm công ty liên doanh tại thị trường Mỹ:
- Số lượng nhà máy và đại lý rộng khắp: Vinfast sẽ không tốn quá nhiều chi phí đầu tư vào nhà máy, nhân công, máy móc… cũng như xây dựng các đại lý phân phối sản phẩm của hãng Đây cũng là một lợi thế khi khách hàng tại thị trường Mỹ đang cân nhắc về vấn đề hậu mãi sau khi mua xe của Vinfast;
- GM Motors là một thương hiệu lâu đời tại thị trường Mỹ, điều này sẽ giúp cho Vinfast tránh được các rắc rối về mặt pháp lý, các sai sót về nghiên cứu và định vị thị trường;
CẤU TRÚC TỔ CHỨC
Lý thuyết về cấu trúc tổ chức
Cấu trúc tổ chức (organizational structures) là cách thức phân chia hoạt động giữa các cơ sở riêng biệt của một doanh nghiệp và thực hiện phối hợp hoạt động của các cơ sở này với nhau Nếu cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp phù hợp với các kế hoạch chiến lược thì việc đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đó sẽ diễn ra một cách có hiệu quả hơn. Cấu trúc tổ chức gồm 2 phân cấp, đó là: phân cấp quản lý theo chiều dọc và phân cấp quản lý theo chiều ngang.
- Phân cấp quản lý theo chiều dọc: là sự phân bổ thẩm quyền ra quyết định trong phạm vi một tổ chức (theo cơ chế tập trung hay cơ chế phân cấp);
- Phân cấp quản lý theo chiều ngang: là việc chia một tổ chức thành các đơn vị nhỏ hơn (như các bộ phận kinh doanh, các phòng ban, các chi nhánh) Có nhiều cách khác nhau để các doanh nghiệp tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế
Cấu trúc tổ chức của Vinfast khi kinh doanh quốc tế
Nhóm em có đề xuất như sau đối với Vinfast khi kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ. Đối với cấu trúc tổ chức, Vinfast nên lựa chọn phân cấp quản lý theo chiều ngang (theo cấu trúc phân ban quốc tế) bởi vì những lý do sau đây:
- Vinfast có thể thành lập một bộ phận quốc tế riêng biệt có người quản lí riêng, điều này giúp cho các chiến lược kinh doanh, Marketing cũng như các hoạt động khác có thể tự chủ theo tình hình thực tế tại Hoa Kỳ;
- Vinfast có những chuyên gia tại thị trường Hoa Kỳ, như ông
James (tổng giám đốc Vinfast) cho nên các nh% qu'n lí b+ ph-n tr th%nh các chuyên gia trong nhi/u hoạt đ+ng Đi/u n%y giúp cho Vinfast có thể dễ d%ng thâm nh-p thị trường Hoa Kỳ m% không có bất kỳ r%o c'n n%o;
- B;ng vi=c giao các hoạt đ+ng quốc t> cho m+t b+ ph-n đ?n nhất, Vinfast có thể gi'm chi phí, t@ng hi=u qu' v% ng@n ngAa vi=c các hoạt đ+ng kinh doanh quốc t> có thể tác đ+ng xấu đ>n hoạt đ+ng tại Vi=t Nam;
- Vinfast có các hoạt đ+ng quốc t> chi>m tỉ trEng nhF trong to%n b+ hoạt đ+ng kinh doanh, nên vi=c d%nh quá nhi/u nguồn lực v% chi phí để tạo ra m+t cấu trúc tổ chức mới tại thị trường Hoa
Kỳ l% lãng phí nguồn lực v% không cần thi>t.
Dưới đây là bảng tổng kết chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị tại Vinfast khi tham gia kinh doanh quốc tế: Đơn vị Chức năng Nhiệm vụ
Bộ phận kinh doanh và
Tham mưu, đưa ra ý kiến và đề xuất về vấn đề thị trường để phân phối sản phẩm, dịch vụ.
Hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động bán hàng, Marketing.
Xây dựng nguồn khách hàng.
Theo dõi, kiểm soát và báo cáo kinh doanh.
Thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu và triển khai việc tiếp cận thị trường Mỹ và khách hàng. Nghiên cứu, xây dựng chính sách bán hàng (về giá, chiết khấu, quảng bá, tiếp thị).
Xây dựng các chiến lược kinh doanh.
Xây dựng và giữ vững mối quan hệ với khách hàng.
Tìm kiếm, kết nối và phát triển mạng lưới khách hàng cho Vinfast.
Bộ phận tài chính Lưu trữ và lập các báo cáo tài chính.
Kiểm soát tài chính cho Vinfast tại thị trường Mỹ.
Lập kế hoạch chi tiêu ngân sách.
Cân đối các khoản doan thu/ chi phí giúp cho hoạt động của doanh nghiệp ổn định
Ghi nhận các giao dịch tài chính của Vinfast.
Quản lý dòng tiền ra/vào.
Lập ngân sách và đưa ra dự báo tài chính cho doanh nghiệp.
Quản lý các nghĩa vụ về thuế tại thị trường Mỹ.
Phân tích và lập các báo cáo tài chính.
Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra các chiến lược phù hợp với tình hình tài chính của Vinfast.
Quản lý viê šc sử dụng, sửa chữa, bảo trì, mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt đô šng bảo dưỡng, kỹ thuật của
Hỗ trợ khách hàng các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ tại Mỹ.
Quản lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuâ št, công nghê š của khách hàng tại Mỹ.
Nghiên cứu và cải tiến các vấn đề về kỹ thuật sao cho phù hợp với thị trường Mỹ.