1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực trạng và hướng hoàn thiện một số quy định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và hướng hoàn thiện một số quy định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Tác giả Phạm Thị Thu Hương
Người hướng dẫn PGS. TS. Nông Quốc Bình
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 42,48 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC: PGS TS NONG QUOC BÌNH

HA NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin nêu trong luận văn là trung thực.

Ký tên

Phạm Thị Thu Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nông Quôc Bình, người thầy trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy Khoá 20Lớp Cao học Luật Quốc tế, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp luật Quốc tế, Thưviện nhà trường, cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và tạođiều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Học viên

2 Phạm Thị Thu Hương

Trang 4

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT

NVNDCONN: người Việt Nam định cư ở nước ngoài

NVNONN: người Việt Nam ở nước ngoài

XHCN: xã hội chủ nghĩa

Trang 5

1.1.1 Khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” 7 1.1.2 Khái niệm “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài" 8

1.1.3 Khai niệm “công dan Việt Nam định cu ở nước ngoài" 9

1.1.4 Khai niệm “người Việt Nam ở nước ngoài” - -«««« << «+2 9 1.1.5 Khái niệm "pháp luật về quốc tịch đối với người Việt Nam định cu ở

1009857540200 ae 101.1.6 Khái niệm "pháp luật vê nha ở đôi với người Việt Nam ở nướcHOT ass eaten AS Sch bàng BAUS ASA i Ah ch RH EIR a AE 10

1.2 Tổng quan về tình hình người Việt Nam định cư ở nước ngoài 11 1.2.1 Số lượng, phân bổ ¿2© 2 ESE2E£E+ESEEEEEEEEEEEEEEEEErEerkrkrkrkd 11 1.2.2 Đặc GIG ooo eeeecceccccccsecscsesscscsesecsesscsesccsescsesssseescscsusssssesecsesssseeasseseees 13 1.2.3 Tình hình liên hệ với đất nước - 2+ s+£+£+x+xerszxerzed 15 1.3 Tổng quan về chính sách và pháp luật doi với người Việt Nam định cư

(Ÿ.HHEỮI NG Os teeasaeadsetietatddatigosuSugiuduigigoaiiiin qg8ii0ou000ốdigi00i00ild0gi6g.N0g/3gi0Gui0g0:684010ug058830802g000đ 17

1.3.6 Chính sách đầu tưr ¿- - ¿2 E9S2+E+E£EE2E£EEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkerred 23 CHUONG II THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VE QUOC TỊCH VÀ NHÀ O DOI VỚI NGƯỜI VIET NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI 25

Trang 6

2.1 Pháp luật về quốc tịch đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài 25 2.1.1 Sơ lược quá trình xây dựng pháp luật về quốc tịch đối với NVNĐCONN 5-5 1 21 12112 211211211112111101111 11211121 11111 1e 252.1.2 Nội dung pháp luật hiện hành 5555 5S5< + ‡++++sseess2 29 2.2 Pháp luật về nhà ở doi với người Việt Nam định cw ở nước ngoài 35 2.2.1 Sơ lược về quá trình xây dựng pháp luật nhà ở đối với NVNĐCON ¬ 35

zm„2n, NOL EÌfig nhấp luội hiện, BT + cca cae can asian canoe HHĩ G0 6 00410021105 one eens 40

CHUONG III HƯỚNG HOÀN THIEN MOT SO QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VE QUOC TỊCH VÀ NHÀ Ở DOI VỚI NVNĐCONN 46 3.1 Một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai các quy định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ABOUT cán gi tángggaighgg gg NHÀ Chu xcuư gưa hôn G0SSà š556-555/8040000501086364ã 015849888 666.8ã6068810600605.0650L58 46 3.1.1 Trong lĩnh vực quốc tịch -¿- + - St SxSk+keESESEEEEEEEEEEEEkrkekerrrees 46

3.1.2 Trong lĩnh vực nhà © -c c2 111133 S9 vn ve 54

3.2 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện một số quy định của pháp luật về quốc tịch và nhà ở doi với người Việt Nam định cư ở nước ngoài 62

3.2.1 Dinh HUG ec a 63

3.2.2 Kiến nghị giải pháp cụ thé occ cece esesseseessstsssesssesseeeteeseeen 65 „10.00 277 ô 74

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việt Nam có một cộng đồng gan 4,5 triệu người định cu ở 109 nước va vùng lãnh thổ trên thế giới Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được hình thành qua nhiều biến cố lịch sử, khá phức tạp về thái độ chính trị, trình độ học vẫn và khả năng kinh tẾ, nhưng đại bộ phận vẫn giữ mối liên hệ nhiều mặt với đất nước Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc, coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách roi cua cộng đồng dân tộc Việt Nam ' Đồng thời, để đạt được những mục tiêu phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước chủ trương phát huy cao độ nguồn lực bên trong với vai trò là nhân tô quyết định đối với sự phát triển, đồng thời tranh thủ nguồn lực quan trọng bên ngoài tạo thành sức mạnh tông hợp dé xây

dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, bao gồm nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng về NVNDCONN di vào cuộc sông, cần phải thể chế hoá các đường lối, chủ trương, chính sách này thành các quy định cụ thê của pháp luật Trong thời gian qua, đã có nhiều quy định pháp luật được ban hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho NVNDCONN trong các mối liên hệ với đất nước, mở rộng các lĩnh vực, các

quan hệ pháp luật mà người Việt Nam ở nước ngoài được tham gia, hoạt động

tại Việt Nam, có thé kế đến các chính sách phát luật về quốc tịch, xuất nhập cảnh, đầu tư, nhà ở

Các quy định pháp luật này đã đáp ứng cơ bản nguyện vọng và tạo

hành lang pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các quan hệ pháp luật, tạo niềm tin và thu hút ngày càng nhiều NVNDCONN về nước, giữ

' Bộ Chính trị (2004) Nghị quyết só 36/NO-TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước

ngoài.

Trang 8

mối liên hệ với gia đình, đất nước, tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam Tuy nhiên, trong thời gian quan, việc xây dựng pháp luật đối với NVNĐCONN chủ yếu tập trung vào việc đề xuất chính sách, tạo bước đột phá dé các chính sách được thé chế hoá, đi vào cuộc song ma chua cht trong đến việc đồng bộ hoá các quy định pháp luật liên quan, kỹ thuật xây dung văn bản còn hạn chế, gây ra những bất cập dẫn đến chủ trương, chính sách mặc dù đúng, hợp lòng dân nhưng khi triển khai lại vướng mắc, không hiệu quả.

Trong thời gian tới, nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện

pháp luật liên quan đến NVNDCONN là cùng với việc tiếp tục đề xuất chính sách pháp luật mới, cần thường xuyên rà soát, sửa đổi, bỗổ sung các quy định pháp luật, trong đó chú trọng đến tính đồng bộ, khả thi và phù hợp với xu thế

chung của pháp luật hiện hành.

Trong thời gian qua, đã có một số đề tài nghiên cứu lịch sử cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nghiên cứu công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề xuất chính sách đối với một số nhóm đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài như đối với trí thức, nhà đầu tư người Việt Nam ở nước ngoài Ở các đề tài này, hướng nghiên cứu và sản phẩm nghiên cứu thường phục vụ cho việc đề xuất chính sách hoặc triển khai các đề án trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài Hiện chưa có nhiều các đề tài nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ pháp lý và cập nhật về các quy định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với NVNDCONN, từ đó có những đề xuất, kiến nghị

giải pháp hoàn thiện pháp luật.

2 Mục tiêu của đề tài

Tại đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vẫn đề pháp lý trong việc xây dựng và triển khai các quy định pháp luật trong lĩnh vực quốc tịch và nhà ở liên quan đến NVNDCONN Đây là những lĩnh vực quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống, tình cảm của đông đảo

Trang 9

NVNĐCONN và đồng thời có ảnh hưởng đến việc xây dựng và triển khai các chính sách pháp luật khác đối với NVNĐCONN.

Các quy định pháp luật đối với NVNĐCONN trong các lĩnh vực quốc tịch và nhà đất đã có quá trình hình thành, đi vào đời sống và được sửa đối, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với thực tiễn Cũng chính từ quá trình đó, chúng ta có thể xác định, đánh giá những điểm được cũng như những điểm hạn chế, bat hop lý của quy định pháp luật trong từng lĩnh vực, và trong mối tương quan giữa các lĩnh vực với nhau Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành, các bước hoàn thiện quy định pháp luật trong từng lĩnh vực, trongđó chú trọng phân tích những quy định chưa hợp lý của lĩnh vực đó cũng như các lĩnh vực có liên quan, dẫn đến việc triển khai chính sách kém hiệu quả, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, kiến nghị.

Việc nghiên cứu quy định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với NVNĐCONN nêu trên, cần được đặt trong tổng thế tình hình cộng đồng NVNĐCONN, các chính sách của Dang và Nhà nước đối với NVNDCONN, thực trạng pháp luật hiện hành đối với các đối tượng này, cũng như cần được xem xét trong các xu thế chung của việc xây dựng và triển khai pháp luật cùng lĩnh vực đối với các đối tượng khác như công dân Việt Nam trong nước, người nước ngoài, xu thế cải cách thủ tục hành chính hiện nay, v v Do vậy, bên cạnh mục tiêu chính nêu trên, dé tài còn cung cấp thông tin, giới thiệu khái quát về tình hình cộng đồng NVNĐCONN, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và thực trạng pháp luật hiện hành liên quan đến NVNĐCONN nhằm làm rõ hơn bức tranh tổng thể về bối cảnh, mục tiêu, đối tượng của quá trình xây dựng pháp luật mà đề tài nhắm tới Bằng cách tiếp cận nhiều chiều, đề tài sẽ nhận diện vấn đề cần giải quyết một cách thấu đáo,

làm cơ sở cho việc đê xuât kiên nghị.

Trang 10

Đề xuất định hướng và nêu kiến nghị giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với NVNĐCONN là nhiệm vụ then chốt của đề tài Bằng việc phân tích những điểm chưa hợp lý của các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực và các quy định pháp luật khác có liên quan, rút ra nhận xét, từ đó có định hướng và phương án kiến nghị cụ thể, nhằm giải quyết được yêu cầu cấp bách của vấn đề, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về giải pháp đồng bộ, khả thi và có tính 6n định lâu dai mà quy trình hoàn thiện

pháp luật đòi hỏi.

3 Phạm vỉ nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu một số quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài Trong các lĩnh vực này, đề tài sẽ tập trung phân tích các điểm chính nhất định, cu thé như sau:

- Về lĩnh vực quốc tịch, đây là lĩnh vực cốt yếu, xác định địa vị pháp lý của NVNĐCONN, đồng thời là căn cứ dé xây dựng và triển khai các quy định pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan Tại luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu quy định cơ bản của luật quốc tịch đối với NVNĐCONN qua từng thời kỳ khác nhau dé thấy rõ sự tiễn triển của các quy định pháp luật về quốc tịch đối với NVNDCONN Về pháp luật quốc tịch hiện hành, đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch đối với NVNĐCONN, các quy định đăng ký giữ quốc tịch, các quy định và thủ tục hành chính cấp các giấy tờ xác định nhân thân liên quan đến

NVNĐCONN Trên cơ sở nghiên cứu quá trình xây dựng và thưc trạng pháp

luật trong lĩnh vực quốc tịch, đề tài sẽ phân tích những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, cản trở hiệu quả của chính sách Từ việc phân tích này, luận văn tập trung kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về một số nội dung liên quan đến việc NVNĐCONN có quốc tịch Việt Nam

Trang 11

đồng thời có quốc tịch nước ngoài, về việc triển khai các quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 phần liên quan đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, về quy định và trình tự đăng ký giữ quốc tịch và cấp các giấy tờ về nhân thân của NVNDCONN.

- Về lĩnh vực nhà ở đối với NVNĐCONN, tại luận văn này, chúng tôi không đề cập tới các quy định pháp luật về đất đai, nhà ở trong các chính sách pháp luật về nhà đất trong quá trình cải tạo XHCN, các chính sách pháp luật về giao dịch dân sự về nhà đất trước ngày 01/7/1991, cũng như nhà đất liên quan đến thừa kế đã được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự Tại đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về mua và sở hữu nhà ở của NVNDCONN trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay Trong đó, giới thiệu quá trình xây dựng, nội dung pháp luật trong từng giai đoạn Đề tài tập trung phân tích những vướng mắc, bat cập trong việc triển khai chính sách nhà ở đối với NVNĐCONN, đánh giá hiệu quả, rút ra nhận xét làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực nhà ở.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Các vấn đề trong luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc và về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: Phương pháp tông kết thực tiễn, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích tài liệu.

Trang 12

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của đề tài được chia

làm ba chương như sau:

Chương I: Lý luận về người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Chương II: Thực trạng quy định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Chương III: Hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Ngoài ra, kèm theo có Danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 13

LY LUAN VE NGUOI VIET NAM DINH CU O NUOC NGOAI

1 1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

Đây là khái niệm được đề cập trong Hiến pháp năm 1992 Điều 75 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) nêu: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của dân tộc Việt Nam Nhà nước bảo hộ quyên lợi chính đáng của người

Việt Nam định cư ở nước ngoài `.

Khái niệm này lần đầu tiên được giải thích một cách chính thức trong Luật Quốc tịch Việt Nam 1998, theo đó “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dai ở nước ngoài”.

Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 và Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đều lấy yêu tố “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” dé giải nghĩa

cho khái niệm “định cư” Tuy nhiên, từ trước tới nay cũng chưa có văn bản

nào giải thích “lâu dài” là bao lâu mà chỉ thường căn cứ vào “giấy phép cư

trú” của nước sở tal.

Nhu vậy, khái niệm "ngioi Việt Nam định cu ở nước ngoài" được sử

dụng chính thức trong các văn bản pháp lý, dùng để chỉ công dân Việt Nam va người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh song lâu dai ở nước ngoài.

Bên cạnh đó còn có các khái niệm "việt kiều", khái niệm "kiều bảo" dùng để chỉ NVNĐCONN Tuy nhiên các khái niệm này thường được dùng trong đời sống, trong các diễn văn, phát biểu hoặc trong văn bản, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật thời kỳ trước Đến nay, các khái niệm này

không còn được sử dung trong các văn bản pháp luật.

? Điều 2 Luật Quóc tịch Việt Nam năm 1998

Trang 14

1.1.2 Khái niệm “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài”

Khái niệm người sốc Việt Nam xuất hiện từ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, tuy nhiên lại không được giải thích rõ thé nào là người gốc Việt Nam Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn Luật Quốc tịch 1998, người gốc Việt Nam được hiểu là người đã từng có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh song lâu dài ở nước ngoài.

Một số văn bản trong các lĩnh vực liên quan đã áp dụng và giải thích khái niệm "người gốc Việt Nam", tuy nhiên chưa chính xác và nhất quán Thông tư số 2461/2001/TT-BNG ngày 5/10/2001 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Điều 1, Quyết định 114/2001/QD-TTg ngày 31/7/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 210/1999/QD-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với NVNONN quy định “người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài quy định tại Thông tư này được hiểu là người hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam; người có cha đẻ, me đẻ, hoặc ông nội, ba nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam”.

Đến Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, khái niệm này được mở rộng như sau: “#øgười gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thong và con, chdu của họ dang cư trú, sinh sống lâu đài tại Việt Nam” (Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).

Như vậy, khái niệm "øgười gốc Việt Nam" được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp luật, bao hàm các đối tượng sau:

+ Người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống đang cư trú, làm

ăn, sinh sông lâu dài ở nước ngoài.

3 Trích Khoản 2, Phần 1, Thông tư 2461/2001/TT-BNG ngày 5/10/2001 của Bộ Ngoại giao

Trang 15

+ Con, cháu của những người nêu trên đang cư trú, làm ăn sinh

sống lâu dài ở nước ngoài.

1.1.3 Khái niệm “công dân Việt Nam định cw ở nước ngoài”

Hiến pháp quy định “công dan Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013).

Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 giải thích “„gười Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” (Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).

Như vậy, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Luật Quốc tịch năm 2008 tiếp tục khang dinh nguyén tắc một quốc tịch Tuy nhiên, Luật cũng quy định về trường hợp công dân Việt Nam dong thời có quốc tịch nước ngoài, Khoản 4 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008 quy định “Quyển và nghĩa vụ của công dân Việt Nam dong thời có quốc tịch nước

ngoài đang định cu ở nước ngoài được thực hiện theo quy định cua pháp luật

có liên quan” Đây là lần đầu tiên pháp luật Việt Nam quy định về việc công dân Việt Nam ở nước ngoài có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài (có hai hay nhiều quốc tịch).

1.1.4 Khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài”

Khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài” xuất hiện từ sau các cuộc thảo luận để ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 29/11/1993 của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Lần đầu tiên được giải thích một cách chính thức trong Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 Điều 2 Khoản 3 của Luật Quốc tịch 1998 định nghĩa: “Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam dang

thường tru hoặc tam trú ở nước ngoài".

Trang 16

Có thể nói “người Việt Nam ở nước ngoai” là khái niệm rộng nhất, bao hàm tất cả các đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài, không phụ thuộc vào yếu tố quốc tịch hay cư trú.

Khái niệm này được sử dụng trong các văn bản của Đảng và Nhà nước khi đề cập đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, ít được sử dụng trong các văn bản pháp lý.

1.1.5 Khái niệm "pháp luật về quốc tịch đối với người Việt Nam định cư

ở nước ngoài”.

Quốc tịch là mối quan hệ chính trị và pháp lý gắn kết một cá nhân với một nhà nước nước, là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ qua lại giữa nhà nước và công dân Những quyền và nghĩa vụ này được quy định trong pháp luật quốc gia như hiến pháp, luật quốc tịch và các văn bản pháp luật khác Pháp luật quốc tịch là công cụ pháp lý, thông qua đó nhà nước thê hiện chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế và quyền lực nhà nước đối với cư dân của mình, xác định quyền và nghĩa vụ của công dân, đồng thời là cơ sở để nhà nước thực hiện quyền bảo hộ công dân của mình ở nước ngoài.

Như vậy, pháp luật về quốc tịch đổi với NVNĐCONN là hệ thong các quy tắc xử sự, có tính chất bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, là cơ sở xác định các quyên và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước Việt Nam với công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

1.1.6 Khái niệm "pháp luật về nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

Pháp luật về nhà ở đối với NVNĐCONN là hệ thống các quy tắc xử sự, có tính chất bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, quy định các quyên và nghĩa vụ về nhà ở của công dân Việt Nam và người

góc Việt Nam cư tru, làm ăn, sinh sông lau dai ở nước ngoài.

Trang 17

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền của người sở hữu nhà ở

là khả năng mà pháp luật cho phép người sở hữu nhà ở được thực hiện những

hành vi nhất định trong quá trình sử dụng Còn nghĩa vụ của người sở hữu nhà ở là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc người sở hữu phải tiễn hành trong quá trình sử dụng nhằm không làm tốn hại đến quyên và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của các chủ thể sử dụng đất khác.

Tại luận văn nay, chúng tôi sử dụng khái niệm "ngioi Việt Nam định

cư ở nước ngoài", "công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài", "người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài" dé nghiên cứu, phân tích các chính sách và quy định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với NVNĐCONN.

1.2 Tổng quan về tình hình người Việt Nam định cư ở nước ngoài 1.2.1 Số lượng, phan bo.

Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có trên 4,5 triệu người và phân bố không đồng đều tại 103 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thé giới.

Đại bộ phận người Việt (98%) tập trung ở 21 nước thuộc năm khu vực địa lý: Bắc Mỹ, Tây Bắc Âu, Nga và Đông Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Úc Khoảng 80% người Việt đang làm ăn, sinh sống ở các nước công nghiệp phát triển, cụ thể: ở Mỹ có khoảng 2.200.000 người, ở Pháp và Úc mỗi

nước khoảng 300.000 người, Canada 250.000 người, Đức 125.000 người.

Ngoài ra, một số nước có đông người Việt Nam ở nước ngoài định cư là Đài Loan hơn 220.000 người, Campuchia 156.000 người, Hàn Quốc 123.000 người, Thái Lan, Malaysia mỗi nước trên 100.000 người; Nga, Séc, Anh mỗi nước trên 60.000 người; Nhật Bản 53.500 người, Angola 40.000 người; Lào, Ba Lan, Trung Quốc mỗi nước khoảng 30.000 người; Na Uy va Hà Lan mỗi nước khoảng 20.000 người; Thuy Điển, Đan Mạch mỗi nước khoảng 15.000 người; Bi, Thuy Sỹ, Ucraina mỗi nước khoảng 10.000 người.

Trang 18

Tại các khu vực khác như Nam Á và Tây Bắc Á, Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ, tuy có người Việt làm ăn sinh sống, song số lượng không nhiều *.

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá, trong hơn mười năm gan đây, cơ câu cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng có những chuyên động và phát triển mới Bên cạnh số người Việt Nam xuất cảnh theo các hình thức định cư, đoàn tụ gia đình, thì SỐ lượng người đi học, kết hôn, làm con nuôi, làm ăn, kinh doanh, lao động xuất khẩu ở các nước tăng đáng kê, trong đó chiếm phan đông là số người đi lao động, đi du học và kết hôn với người nước ngoài.

Việt Nam bắt đầu xuất khâu lao động di làm việc có thời hạn ở nước ngoài từ năm 1980 Nếu như năm 1995 chỉ có tổng cộng 290.000 lao động đi làm việc tại 15 nước thì đến tháng 6/2010 có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Từ năm 2010 đến nay, hàng năm nước ta đưa được khoảng 80.000 — 90.000 lao động ra nước ngoài làm việc góp phần giải quyết lao động dư thừa trong nước, tăng thêm thu nhập cho người lao động và ngân sách quốc gia.

Những năm gần đây số lượng du học sinh Việt Nam tăng nhanh và hiện có trên 100.000 sinh viên, học sinh đang du học ở 47 quốc gia, vùng lãnh thô Trong số này chỉ có khoảng 10% là du học bằng ngân sách, chương trình học bồng hiệp định chính phủ, tổ chức nước ngoài cấp cho Việt Nam còn lại là du học tự túc Theo thống kế, số lượng du học sinh tập trung học nhiều nhất ở Australia (25%), Mỹ (16%), Trung Quốc (13%), còn lại là các nước khác như Canada, New Zeland, Anh, Nhật Theo sỐ liệu mới nhất của báo cáo trao đổi giáo dục quốc tế Open Doors, trong năm học 2012 - 2013, số lượng sinh viên Việt Nam đang học tại các trường cao đăng, đại học của Mỹ tăng thêm

* Uy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (2014), Tài liệu Hội nghị tổng kết 10

năm thực hiện Nghị quyết 36/NO-TU ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở

nước ngoài, tại Hà Nội, ngày 20/5/2014.

Trang 19

3,4% với 16.098 người, đứng thứ 8 trong số các nước có đông sinh viên học tại nước nay”.

Về việc kết hôn của phụ nữ Việt Nam với chồng người nước ngoài theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 1995 đến hết 2010, đã có trên 294.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Thủ tướng trình Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam gan 60.000 cô dau Việt tại Dai Loan và gan 5.000 cô dâu Việt tai Hàn Quốc °.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 2003 đến hết tháng 6/2009, trên 6.000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi” Trong 3 năm từ năm 2011 (kế từ khi Luật con nuôi có hiệu lực) đến hết năm 2013, đã có 1.234 trẻ được người nước ngoài nhận nuôŸ.

1.2.2 Đặc điểm

- Về địa vị pháp lý tại nước cư trú

Hiện nay, đại đa số người Việt nam ở nước ngoài đó được hưởng quy chế định cư rõ ràng Tuy nhiên tỷ lệ này có khác nhau ở từng khu vực tại các nước phát triển phương tây như Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Duc , tỷ lệ người việt nam có quốc tịch nước sở tại khá cao, khoảng 80%, do các nước này không đòi hỏi phải từ bỏ quốc tịch gốc và chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật nhập cư là có thể được chấp nhận nhập tịch Trong khi đó tại Nga và các nước Đông Âu mới có khoảng 15-20% người việt nam có quy chế định cư, số it có quốc tịch nước sở tại, đa số (khoảng 80%) không có quy chế định cu hoặc giấy tờ cư trú hợp pháp Cộng đồng ở Lào, Thái Lan, Campuchia hình

Trang 20

thành từ lâu, có truyền thống yêu nước, gắn bó với quê hương, tuy nhiên, cuộc sông còn gặp nhiều khó khăn và địa vị pháp lý không ổn định, có lúc, có

nơi còn bị ky thi.

Đa số các nước có đông người Việt Nam sinh sống không đòi hỏi phải xin thôi quốc tịch Việt Nam, ngoại trừ một số nước như Đức, Séc, Lao yêu cầu phải xin thôi quốc tịch Việt Nam mới được xin nhập quốc tịch nước sở tại Do vậy, số bà con có hai hay nhiều quốc tịch sẽ tăng lên trong thời gian tới bởi xu hướng định cư lâu dài và gia nhập quốc tịch nước sở tại sẽ tiếp tục gia tăng trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại các nước phát triển phương Tây và đối với thế hệ trẻ (thế hệ thứ 2, thứ 3 đa phần mặc nhiên có quốc tịch nước sở tại do sinh ra và lớn lên tại các nước này).

- Vệ mặt chính tri xã hội

So với các cộng đông kiêu dân khác, cộng đông người Việt nam ở nước

ngoài là một cộng đồng tương đối trẻ, hình thành chủ yếu sau năm 1975 và từ du phát triển theo xu hướng định cư lâu dài, từng bước 6n định cuộc sống và hội nhập dan vào xã hội nơi cư trú:

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài rất đa dạng về thành phần và thỏi độ chính trị do được hình thành từ nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau bởi những yếu tô như ra đi trong những thời gian, hoàn cảnh và với những mục đích, động cơ khỏc nhau hay những khoc biệt về trình độ, địa vị xã hội, về dân tộc và tôn giáo, về tình cảm và thái độ chính trị đối với đất nước cũng như về địa bàn cư trú, về văn hóa ứng xử và lối sống

- Về mặt tri thức, kinh tế

Về mặt tri thức, theo thống kê chưa day đủ, hiện có khoảng 400.000

người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ đại học, trên đại học, chuyên gia kỹ

thuật có tay nghề cao, tập trung chủ yếu ở các nước phương Tây, chiếm xấp xỉ 10% dân số cộng đồng Ước tính có khoảng 40.000 trí thức tại Pháp,

Trang 21

20.000 trí thức tại Canada, 7.000 trí thức tại Australia Tại Mỹ, đội ngũ trí

thức người Việt khá đông đảo, gần 200.000 người Tiềm năng tri thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là khá mạnh và tiếp tục phát triển.

và mặt kinh tẾ, tuy sé lượng kha đông dao nhưng tiềm lực kinh tế của

cộng đồng còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người băng hoặc kém người dân sở tại, thiếu những doanh nghiệp lớn tầm cỡ quốc tế dù đại đa số có cuộc sống ôn định, một số khá thành đạt Số lượng các doanh nghiệp, doanh nhân

người Việt Nam ở nước ngoài và quy mô kinh doanh ngày càng lớn đã góp

phan phát triển nguôồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài Theo thống kê của Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ (United State Census Bureau), đến năm

2007, tại Hoa Kỳ đã có hon 229.149 cơ sở kinh doanh do người Việt làm chủvới doanh thu 28,8 tỷ đô-la Mỹ Trong đó 66,9% (153.300) doanh nghiệp làm

trong lĩnh vực dịch vụ, đứng đầu lĩnh vực này so với các doanh nghiệp có chủ là người gốc Châu Á tại Hoa Kỳ; 7,8% (17.874) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, 15% (34.372) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp

1.2.3 Tình hình liên hệ với đất nước.

Đại đa số người Việt Nam ở nước ngoài có tỉnh thần tự tôn dân tộc, yêu nước, hướng về cội nguồn, gan bó với gia đình, quê hương Nhiều người đã đóng góp công sức, của cải, kể cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lòng tự hào dân tộc và tỉnh thần yêu nước của kiều bào ngày càng được củng cố nhờ những thành tựu rất quan trọng của sự nghiệp Đôi mới, sự ồn định chính trị

-xã hội và vị thê quôc tê ngày càng cao của đât nước Cho dù đên nay vân còn

? United State Census Bureau, The Vietnamese Population in the United States 2010.

http://www.bpsos org/mainsite/images/DelawareValley/community_profile/us.census.2010.the%20vietnamese%20population_july%202.201 1.pdf

Trang 22

một bộ phận mặc cảm, thành kiến hoặc thiếu hiểu biết về tình hình trong nước, song thái độ đối với đất nước nói chung của đại đa số người Việt Nam ở nước ngoài là tích cực '

Xu hướng trở về cội nguồn, gắn bó với gia đình, dòng tộc, đóng góp xây dựng quê hương của người Việt Nam ở nước ngoài là tất yếu, nhiều người về nước du lịch, thăm thân, gửi tiền kiều hối, trực tiếp tham gia đầu tư,

kinh doanh, làm việc, hợp tác khoa học, làm từ thiện nhân đạo.

Số lượng người Việt Nam ở nước ngoài về nước thăm thân, du lịch, làm ăn, đầu tư, kinh doanh, hoạt động nhân đạo, từ thiện ngày một tăng Nếu như năm 1987 có 8.000 lượt người về nước thì đến năm 2008 có hơn 400.000 lượt người (gấp hơn 5 lần so với năm 1987); từ năm 2009 đến nay, có khoảng 450.000 đến 500.000 người về nước hàng nam |.

Lượng kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10 — 15% năm: năm 1991 mới chỉ là 35 triệu USD thì đến năm 2003 là 2,7 tỷ USD, các năm 2010, 2011, 2012 đều đạt hơn 8 ty USD mỗi năm, năm 2013 đạt xấp xỉ 10 tỷ USD kiều hối gửi qua đường ngân hang và bưu điện F

Về đầu tư trực tiếp tai Việt Nam, NVNDCONN đã tham gia đầu tư tai Việt Nam từ khi Nhà nước thực hiện chính sách “mở cửa” và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988 Theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh, thành phó, đến hết năm 2013, có 52 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố có các dự án đầu

'° Dang Hồ Phat (2010) “Các cộng đồng NVNONN: quá trình hình thành và những đặc thù”, Dé tài nghiêncứu cấp Bộ, 12/2010 SỈ

" Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (2014), Tài liệu Hội nghị tổng kết 10

năm thực hiện Nghị quyết 36/NO-TU ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở

nước ngoài, tại Hà Nội ngày 20/5/2014.

!? Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (2014), Tài liệu Hội nghị tổng kết 10

năm thực hiện Nghị quyết 36/NO-TU ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở

nước ngoài, tại Hà Nội, ngày 20/5/2014.

Trang 23

tư của NVNONN, tổng số khoảng 3.600 doanh nghiệp với tổng số có số vốn đăng ký kinh doanh và vốn đóng góp của kiều bào khoảng 8,6 ty USD”

Hang năm có gần 300 lượt chuyên gia, trí thức kiều bào về nước tham gia nghiên cứu giảng dạy, giáo dục đào tạo đại học, trên đại học; hợp tác nghiên cứu khoa học; chuyên giao công nghệ và nhiều người đã có những công trình nghiên cứu thành công, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của một số lĩnh vực chuyên ngành.

Ngày càng có nhiều kiều bào hướng về Tổ quốc thông qua các hoạt động từ thiện nhân đạo, dưới nhiều hình thức như tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, mô từ thiện miễn phí cho trẻ em bị di tật; cung cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, tram xá, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa; nhiều tổ chức phi chính phủ của kiều bào đang hoạt động trong nước dé giúp đỡ người nghèo, tài trợ cho trẻ em nghèo đi học, cứu trợ đồng bào bị

thiên tai

1.3 Tổng quan về chính sách pháp luật đối với người Việt Nam định cư ở

nước ngoài.

Trong khoảng 10 năm vừa qua, rất nhiều chính sách và pháp luật đối với NVNĐCONN đã được ban hành, xin điểm một số chính sách lớn như

chính sách một giá, quôc tịch, đâu tư, nhà ở, kiêu hôi, xuât nhập cảnh cư trú 1.3.1 Chính sách một gia.

Trong một thời gian dài, giá cả và phương thức thanh toán một số hàng hoá và dịch vụ được áp dụng riêng cho người nước ngoài và kiều bào với mức

cao hơn so với người trong nước và thanh toán băng ngoài tệ.

!3 Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (2014), Tài liệu Hội nghị tổng kết 10

năm thực hiện Nghị quyết 36/NO-TU ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở

nước ngoài, tại Hà Nội, ngày 20/5/2014.

Trang 24

Ngày 17/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 767-Ttg về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó quy định công dân Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài định cư ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc khi về nước được hưởng giá cước vận tải và các loại giá dịch vụ như giá áp dụng đối với người Việt Nam ở trong nước; NVNDCONN và thân nhân được áp dung giá vé vào cửa các khu vực thăm quan, biểu diễn nghệ thuật như áp dụng đối với người Việt Nam ở trong nước.

Ngày 27/10/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó quy định bố sung đối tượng người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất

nước được hưởng giá các loại dịch vụ, giá vé đi lại trên các loại phương tiện

giao thông vận tải như áp dụng đối với người Việt Nam ở trong nước.

Đến ngày 31/7/20001, Quyết định 114/2001/QD-TTg cả Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bố sung Quyết định số 210/1999/QD-TTg về một số chính sách đối với NVNONN được ban hành, cho phép áp dụng chính sách một giá đối với NVNDCONN và thân nhân, bao gồm từ giá vé may bay, giá khách sạn và các loại giá dịch vụ như người trong nước Tuy nhiên, để hưởng chính sách ưu đãi một giá trong khi đang thực hiện chế độ hai giá đối với người nước ngoài, NVNĐCONN phải xin cấp các giấy tờ chứng minh về đối tượng, như giấy xác nhận người gốc Việt Nam, giấy xác nhận ưu đãi v.v

Từ khi chính sách một giá đối với người nước ngoài như người trong nước được thực hiện, thì việc triển chính sách một giá đối với người Việt

Nam ở nước ngoài không cân thông qua các giây tờ xác nhận.

Trang 25

1.3.2 Chính sách kiều hi

Được gửi tiền, gửi hàng về nước giúp đỡ thân nhân trong nước là nguyện vọng chính đáng của kiều bào Trước đây, vì nhiều lý do, các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế việc NVNONN gửi tiền, hang hoá về cho thân nhân ở trong nước.

Sau nhiều lần kiến nghị, ngày 31/8/1982 Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Quyết định số 151/HĐBT về việc thân nhân người Việt Nam ở các nước

ngoài hệ thống XHCN được nhận tiền, hàng do thân nhân của họ gửi về Quyết định quy định ty giá trần chi trả, chi trả bang tiền đồng Việt Nam, quy định hạn mức nhận tiền và định ra số nhận tiền, hàng.

Ngày 10/4/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 12-CT về việc sửa đổi, bố sung chế độ nhận tiền và hàng của người Việt Nam định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa gửi về giúp gia đình, bãi bỏ mọi hạn chế về số lần và trị giá tiền gửi, bỏ số nhận tiền, có thé rút tiền gửi băng ngoại tệ, hàng hoá gửi về được nhận không hạn định sỐ lần, SỐ lượng và trỊ giá.

Ngày 19/8/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/1999/QD-TTg về một số biện pháp khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyền tiền về nước, quy định người nhận tiền không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyên về.

Từ đó đến nay, thu nhập từ kiều hối không phải là đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp lệnh thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao và luật thuế thu nhập cá nhân.

1.3.3 Chính sách xuất, nhập cảnh

Trước đây, NVNDCONN kế cả công dân Việt Nam định cư ở nước

ngoài khi về nước đêu phải xin thị thực.

Trang 26

Ngày 17/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 767-Ttg về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, quy định tạo thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, cụ thể tạo điều kiện cấp visa 6 tháng một lần hoặc nhiều lần và cho phép lưu trú theo thời hạn visa và gia hạn trong nước mỗi lần từ 3 đến 6 tháng.

Quyết định số 210/1999/QD-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đã quy định “Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam hợp lệ, khi nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam không cần có thị thực ”(Khoản 1 Điều 1 Quyết định 210/1999/QD-TTg).

Pháp luật hiện hành về xuất nhập cảnh quy định: “Đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có nhu cầu về thăm thân nhân, nếu có băng chứng đã nhập cảnh Việt Nam lần trước cách thời điểm xin nhập cảnh không quá 36 tháng, thì cơ quan đại diện Việt Nam xét cấp thị thực có gia tri một lần không quá 3 tháng Việc xét cấp thị thực được thực hiện trong thời hạn 2 ngày làm việc kề từ khi nhận đơn, hộ chiếu” 'Ý.

Ngày 17/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135/QĐ-TTg ban hành quy chế miễn thị thực cho NVNONN, theo đó, NVNONN mang hộ

chiếu nước ngoài va vợ, chồng, con cái họ được cấp giấy miễn thị thực Việt

Nam, có giá trị 5 năm, mỗi lần nhập cảnh Việt Nam được cư trú không quá 90 ngày Ngày 10/2/2013, Quy chế này được sửa theo hướng thuận lợi hơn, cụ thê người nhập cảnh Việt Nam bằng Giấy miễn thị thực, được tạm trú tại Việt Nam không quá 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh, nếu có nhu cầu ở lại quá 90 ngày, được cơ quan, tô chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh và có lý do chính

!* Thông tư 04/2002/TTLT — BCA-BNG của Bộ Công An, Bộ Ngoại giao ngày 29/01/2002 về việc hướng

dân thực hiện Nghị định sô 21/2001/ND—CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chỉ tiệt thi hành Pháplệnh nhập cảnh, xuât cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Trang 27

đáng thì được xem xét, giải quyết gia hạn tạm trú, mỗi lần không quá 90 ngày l5

Như vậy, việc xuất nhập cảnh của NVNĐCONN theo quy định của pháp luật hiện hành rất thuận lợi Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam thì không cần thị thực nhập, xuất cảnh Việt Nam NVNDCONN có thé nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực hoặc bằng giấy miễn thị thực, có giá trị 5 năm, thời gian cư trú trong một lần nhập cảnh là 90 ngày và được xem xét gia hạn mỗi lần không quá 90 ngày.

1.3.4 Chính sách quốc tịch

NVNĐCONN mặc dù định cư ở nước ngoài vẫn mong muốn giữ mối liên hệ với đất nước Trừ trường hợp quốc gia sở tại theo nguyên tắc một quốc tịch, buộc phải thôi quốc tịch sốc khi vào quốc tịch nước sở tại, thì số NVNDCONN còn lại đều mong muốn được giữ quốc tịch Việt Nam.

Việt Nam thực hiện nguyên tắc một quốc tịch, tuy nhiên, nguyên tắc này được quy định và thực hiện một cách ngày càng mềm dẻo qua các thời kỳ Nhà nước ta không buộc công dân phải thôi quốc tịch Việt Nam khi gia

nhập quốc tịch nước ngoài, không thực hiện chính sách tự động mat quéc tich Viét Nam.

Theo Quyết định số 210/1999/QD-TTg về một số chính sách đối với

người Việt Nam ở nước ngoài ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ,

Nhà nước chủ trương và tạo điều kiện cho NVNĐCONN còn quốc tịch Việt Nam được cấp hộ chiếu Việt Nam Việc cấp hộ chiếu cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện thực hiện theo quy định Nghị định sé

'Š Quyết định số 10/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều

của Quy chê vê miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyét định sô135/2007/QD-TTg ngày 17/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 28

136/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của

công dân Việt Nam.

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng quy đồng thời quy định về việc công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài và việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam đối với NVNĐCONN chưa mat quốc tịch Việt Nam.

1.3.5 Chính sách nhà ở

Quyền sở hữu và giao dịch nhà ở, đất đai của NVNĐCONN trước ngày 01/7/1991 được thực hiện theo chính sách quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa và các quy định về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước

ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/1//2003 về nhà đất do nha nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991 của Quốc Hội quy

định: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện

các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất ban hành trước ngày 1/7/1991 Nhà nước không thừa nhận việc doi lại nhà đất mà Nhà nước đã quan lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quan ly nhà dat va chính sách cải tao xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà dat” (Điều 1 Nghị quyết 23/2003/QH11).

Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQHII ngày 27/7/2006 của Uy ban

Thường vụ Quoc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày

01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia Nghị quyết này được áp dụng dé giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 cóNVNĐCƠNN tham gia, bao gồm: thuê nhà

Trang 29

ở; mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở; mua bán nhà ở; đổi nha ở; tặng cho nhà ở; thừa kế nhà ở; uy quyền quản ly nhà ở giữa cá nhân với cá nhân

Chính sách hiện hành cho NVNĐCƠNN mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam được

ban hành và ghi nhận tại Luật sửa đổi, bô sung một số điều của Luật đất đai 2001 ngày 29/6/2001, theo đó chỉ có bốn đối tượng NVNDCONN được mua một nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005, quy định mở rộng thêm đối tượng NVNONN được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và một số đối tượng NVNONN được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không hạn chế về số lượng Hiện nay, Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/6/2009 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Dat đai điều chỉnh đối tượng NVNONN được sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam, giảm bớt điều kiện về cư trú trong thủ tục mua nhà.

Luật Đất đai ban hành ngày 29/11/2013 có hiệu lực vào ngày 01/7/1014 quy định về quyền và nghĩa vụ của NVNĐCONN được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 186) Quy định của Luật này thay thế Điều 121 của Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/6/2009 về sửa đổi, bố sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Dat đai.

Hiện nay, Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 đang trong quá trình dự thảo sửa đổi, trong đó có một chương quy định việc mua và sở

hữu nhà ở của NVNDCONN.

1.3.6 Chính sách đầu tư

Năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, cho phép NVNĐCONN đầu tư về Việt Nam.

Năm 1995, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành, cho phép NVNĐCONN được lựa chọn hình thức đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thuận lợi

'° Điều 1 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQHII ngày 27/7/2006 của Uy ban Thường vụ Quốc hội về

giao dịch dân sự vê nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài thamgia.

Trang 30

hơn nha đầu tư nước ngoài, nhà đầu tr NVNDCONN có thé đầu tư với các hình thức, lĩnh vực và ưu đãi đầu tư như nhà đầu tư trong nước.

Năm 2005, Luật Đầu tư tại Việt Nam được ban hành, tạo một môi trường đầu tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong, ngoài nước, nhà đầu tư kiều bào Tuy nhiên, đang thiếu quy định cụ thê về luật áp dụng cho nhà đầu tư NVNĐCONN.

Nhà đầu tư NVNĐCONN khi đầu tư về Việt Nam được hưởng các ưu đãi, điều kiện thuận lợi so với các đối trong NVNDCONN thông thường khác, cụ thể như: hưởng chế độ một giá các loại hàng hoá và dịch vụ do nhà nước quản lý khi còn chế độ phân biệt giá giữa người nước ngoài và người

trong nước; là đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam không hạn

chế về số lượng.

Từ các chính sách được ban hành trong thời gian qua, có thê rút ra nhận xét về xu hướng xây dựng chính sách đối với NVNĐCONN, đó là từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi và ưu đãi hơn so người nước ngoài, dần tiến tới xoá bỏ phân biệt giữa người Việt Nam ở trong nước và NVNDCONN.

Trang 31

CHUONG II.

THỰC TRANG PHÁP LUAT VE QUOC TỊCH VÀ NHÀ Ở ĐÓI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

2.1 Pháp luật về quoc tịch đôi với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Quốc tịch là van dé thiêng liêng đối với mỗi con người, là mối quan hệ

chính trị và pháp lý găn kêt một cá nhân với một nhà nước nước, là cơ sở xác

định quyên và nghĩa vụ qua lại g1ữa nhà nước và công dân.

2.1.1 Sơ lược quá trình xây dựng pháp luật về quốc tịch đối với NVNDCONN

Xem xét qua trình xây dựng pháp luật về quốc tịch liên quan đến NVNĐCONN có thể căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, Luật Quốc tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Đây là các văn bản pháp lý chứa đựng các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân với Nhà

nước và ngược lại trách nhiệm của Nhà nước với công dân, cũng như quy

định các trình tự, thủ tục liên quan đến van dé quốc tịch - Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975:

Trong giai đoạn này, chúng ta có bản Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 1946 và Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1954 Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 không có quy định liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài Hiến pháp 1959 có điều 36 quy định “Nhà nước bảo hộ quyên lợi chính đáng của Việt kiều”.

Trong thời kỳ này, chúng ta cũng chưa có luật quốc tịch mà chỉ có một RS ^ aN 2 ^ A 1> ALA Am : 1

số sac lệnh điều chỉnh một số lĩnh vực cu thé về quốc tịch '”.

'7 Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945 quy định quốc tịch Việt Nam; Sắc lệnh số 73/SL ngày 07/12/1945 quy

định việc nhập quốc tịch Việt Nam; Sắc lệnh số 25/SL ngày 25/02/1946 sửa đổi Sắc lệnh số 53/SL ngay

20/10/1945 quy dinh quéc tich Việt Nam; Sắc lệnh số 215/SL ngày 20/8/1948 an định những quyền lợi đặcbiệt cho những người ngoại quốc giúp vào cuộc kháng chiến Việt Nam; Sắc lệnh số 51/SL ngày 14/12/1959

Trang 32

Các quy định của văn bản này cho thấy ngay từ thời kỳ này, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách một quốc tịch.

- Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2008.

Trong thời kỳ này, chúng ta có hai bản hiến pháp, gồm Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1980 (Hiến pháp 1980), Hiến pháp nước cộng hoà XHCN năm 1992 (Hiến pháp 1992) va sửa đổi b6 sung năm 2001 Về luật quốc tịch, có Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988, Luật Quốc tịch

Việt Nam năm 1998.

+ Hiến pháp năm 1980, Điều 75 quy định “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều”.

+ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta quy định khá đầy đủ các van đề về quốc tịch Việt Nam thay thé cho các sắc lệnh, nghị quyết trước đây điều chỉnh một số nội dung cụ thé về quốc tịch Luật Quốc tịch năm 1988, không có quy định nào dành riêng cho các đối tượng NVNĐCONN mà chỉ đề cập đến đối tượng công dân Việt Nam.

+ Tuy nhiên, tại các văn bản hướng dẫn Ÿ Luật Quốc tịch 1988 có các quy định đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, cụ thể như quy định về quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài và áp dụng pháp luật xác định quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài, quy định việc công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước khác Bên cạnh đó, còn quy định cụ thé thủ tục giải quyết các van đề về quốc tịch như: hé sơ xin nhập, trở

lại, thôi quốc tịch Việt Nam; nơi nộp hồ sơ; thời hạn và quy trình giải quyết các việc về quôc tịch

bãi bỏ Điều 5, 6 Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945 quy định quốc tịch Việt Nam; Nghị quyết số 1043/NQ-TVQHK6 ngày 08/02/1971 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xin thôi hoặc nhập quốc tịch Việt Nam;'8 Nghị định số 37/HDBT ngày 05/02/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chỉ tiết thi hành Luật quốc tịchViệt Nam năm 1988 và Nghị định số 06/1998/NĐ-CP ngày 14/01/1998 sửa đổi một số điều của Nghị định số37/HĐBT, đã có các quy định liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trang 33

+ Về nguyên tắc một quốc tịch, Điều 3 Luật Quốc tịch 1988 quy định khá cứng nhắc: “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” Tuy nhiên, Luật Quốc tịch 1988 và các văn bản liên quan, chưa có những quy định cụ thể để bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch Trên thực tế, không ít công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đồng thời có quốc tịch khác nhưng không có quy định họ có quyền lựa chọn quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài, đo đó nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài.

+ Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992, Điều 75 quy định “Nhà nước bảo hộ quyển lợi chính đáng của NVNĐCONN Nhà nước tạo diéu kiện để NVNDCONN giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phân xây dựng quê hương, đất nước” và khi được sửa đôi năm 2001, đã nhân mạnh vai trò của NVNDCONN trong khói đại đoàn kết dân tộc và trách nhiệm của Nhà nước đối với cộng đông, cụ thé là “Người Việt Nam định cu ở nước ngoài là bộ phận cua cộng đồng dán tộc Việt Nam Nhà nước bảo hộ quyên lợi chính đáng của NVNĐCONN Nhà nước khuyến khích và tạo diéu kiện dé NVNĐCONN giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phan xây dựng quê hương, đất nước” '°.

+ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, đã bố sung một số điều luật quy định về chính sách bảo hộ của Nhà nước Việt Nam đối với NVNĐCONN (Điều 5), chính sách đối với người gốc Việt Nam ở nước ngoài (Điều 6), chính sách đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài (Điều 7) Đồng thời, giải thích một số thuật ngữ như: “#gười Việt Nam ở nước ngoài” là công dân Việt

' Điều 75 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 sửa đổi, bé sung năm 2001.

Trang 34

Nam và người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài; “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là công dan Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dai ở nước ngoài” Tuy nhiên, Luật không giải thích thế nào là người gốc Việt Nam Các văn bản dưới luật đã giải thích khái niệm này một cách thiếu chính xác và không nhất quán, theo đó người gốc Việt Nam được hiểu là người đã từng có quốc Việt Nam.

+ Về nguyên tắc một quốc tịch, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 đã quy định nguyên tắc một quốc tịch triệt để, đến Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 nguyên tắc một quốc tịch vẫn được ghi nhận nhưng ở mức độ “nới lỏng” hơn băng cách bỏ từ “chỉ” Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998

quy định “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận công dân Việt

Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” o Giai đoạn từ năm 2008 đến nay:

Đánh dấu giai đoạn nay là sự ra đời của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 phần liên quan đến NVNĐCONN có nhiều điểm mới, thông thoáng hơn các quy định trước đây Luật quy định về nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo hơn, đưa ra thêm quy định về đăng ký có quốc tịch Việt Nam nham tạo điều kiện cho NVNDCONN giữ mối liên hệ với đất nước và tăng cường công tác quản lý quốc tịch, quản lý công dân Bên cạnh đó, Luật đưa ra khái niệm người gốc Việt Nam và các thủ tục cấp xác nhận người có gốc Việt Nam, là cơ sở pháp lý cơ bản dé triển khai các quy định đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các quan hệ pháp luật khác.

Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt Nam sửa đổi được ban hành ngày 28/11/2013 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2014, tiếp tục khang định:

9 Trích Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998

Trang 35

*I Người Việt Nam định cu ở nước ngoài là bộ phan không tách rời

cua cong dong dân tộc Việt Nam.

2 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện dé NVNDCONN giữ gin va phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phan xây dựng quê hương, đất nước.” (Điều 18 Hién pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 2013)

2.1.2 Nội dung pháp luật hiện hành

Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định và từng bước hoàn thiện các quy định liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó có một số quy định mới so với các luật quốc tịch trước đây.

- Về nguyên tắc quốc tịch

So sánh với “nguyén tắc một quốc tịch” của Luật quốc tịch năm 1998 thì Luật Quốc tịch năm 2008 có sự mềm dẻo hon , đã bỏ bớt từ “một”, chỉ còn là “nguyên tắc quốc tịch” Ngoài nội dung đã quy định trong Luật năm 1998

“Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một

quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”, Luật năm 2008 còn bố sung thêm một điểm

mới quan trọng “trir frưởng hợp Luật này có quy định khác” Như vậy Luật

tiếp tục khang định nguyên tắc một quốc tịch, nhưng cũng công nhận và quy định luật áp dụng trường hợp ngoại lệ vừa có quốc tịch Việt Nam, đồng thời

có quốc tịch nước ngoài Việc khăng định một số ngoại lệ có thê có hai quốc

tịch không có nghĩa từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch mà chỉ sửa đổi nguyên tắc này cho mềm déo hơn, phù hợp hơn với thực tế biến động dân cư và trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, quy định này cũng phù hợp với pháp luật quốc tế, với thực tiễn giao lưu quốc tế; nhiều nước trước đây thực hiện chính sách một quốc tịch cứng, mới đây đã sửa đôi theo hướng mềm dẻo hon

Trang 36

là vừa khang định nguyên tắc một quốc tịch nhưng có mở rộng ngoại lệ hai quốc tịch (như Nga, Đức, Mé-hi-cé ).

- Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

Điều 13 Luật Quốc tịch 2008 quy định về việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam Đây là một quy định mới hoàn toàn so với các luật quốc tịch trước

Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ NVNDCONN vừa có quốc tịch nước ngoài, vừa có quốc tịch Việt Nam Mặc dù từ trước đến nay, nguyên tắc quốc tịch của Việt Nam là một quốc tịch, nhưng lại thiếu các quy định pháp luật để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này Pháp luật Việt Nam không

quy định việc công dân Việt Nam mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam khi tự

nguyện nhập quốc tịch nước ngoài Bên cạnh đó pháp luật của nhiều nước cho phép công dân có hai quốc tịch, không buộc người nhập quốc tịch phải từ bỏ quốc tịch gốc như Pháp, Mỹ, Úc Do đó, rất nhiều trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập quốc tịch của nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam Điều này phù hợp với nguyện vọng của đông đảo NVNĐCONN như đã kiến nghị với Đảng và Nhà nước, cụ thể là vào quốc tịch sở tại dé thuận tiện cho cuộc song ở nước ngoài, nếu không bị buộc thôi quốc tịch gốc, vẫn mong muốn được giữ quốc tịch Việt Nam, để giữ tình cảm gan bó và hướng các thế hệ con, cháu giữ tinh cảm, liên hệ với đất nước.

Việc phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là để xác định rõ ràng tình trạng quốc tịch của NVNĐCONN, giúp cho công tác quản lý quốc tịch và bảo

hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài hiệu quả hơn Theo quy định hiện hành

? việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:

?! Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thihành Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày01/3/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chỉ tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Trang 37

+ Doi tượng: Người Việt Nam định cu ở nước ngoài chưa mất quốc

tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 ma không có Hộ chiếu Việt Nam còn gia tri sử dụng.

+ Thời hạn đăng ký: đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2014 Hết thời hạn này, không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì mất quốc tịch Việt Nam; nếu muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch

Việt Nam

+ Thủ tục đăng ky:

oNgười đăng ký nộp tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam,

oCơ quan đăng ký ghi vào Số đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam Nếu có đủ giấy tờ chứng minh, thì ghi vào sé là có quốc tịch Việt Nam; nếu không đủ giấy tờ chứng minh hoặc nghỉ ngờ tính xác thực thì tiến hành xác minh, kết quả xác minh được ghi vào số

oCơ quan đăng ký cấp cho người đăng ký giấy xác nhận về việc người đó đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

- Về trình tự, thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam.

Trước đây, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 có quy định về việc cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam Nhưng Luật Quốc tịch năm 2008 không còn quy định về vấn dé này Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu của công dân về việc cấp loại giấy này van còn nhiều dé phục vụ các quan hệ pháp lý

như làm hồ sơ nhập học, hồ sơ xin học bồng, hồ sơ xin việc làm, đăng ký kinh

doanh, thương mại, bổ nhiệm, làm thủ tục hưởng các chế độ đãi ngộ Mặc dù đã xuất trình những giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam nhưng nhiều cơ quan trong và ngoài nước vẫn yêu cầu có giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam Một số nghiên cứu chỉ ra răng "thc té cũng có khá nhiễu người đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng họ vẫn có thể xuất trình giấy khai sinh, chứng mình

Trang 38

nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp từ trước khi thôi quốc tịch" Do đó, van cần có giấy tờ để chứng minh tính xác thực về quốc tịch trong những thời điểm cụ thể.

Vì các lý do nêu trên, thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam được đưa vào quy định của các văn bản hướng dẫn Luật Quốc tịch ”, cụ thể như sau:

+ Về các giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam

oMội trong các giấy tờ được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thê hiện rõ quốc tịch Việt Nam thi phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; giấy chứng minh nhân dan; hộ chiếu Việt Nam; quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, quyết định cho trở lại

quốc tịch Việt Nam, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là nguol nude

ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con muôi.) hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, ké cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc

tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trong nếu trên đó hi họ tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);

o Tờ khai ly lịch và bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con; bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thâm quyền của nước

?3 Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/1/2013 sửa đôi, bố sung điều 13 Thông tưliên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtQuốc tịch Việt Nam

Trang 39

oĐối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam, cơ quan dai diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam Trường hop khang định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giây xác nhận có quốc tịch Việt Nam;

oĐối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam, tiến hành xác minh trong trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu, kiểm tra, xác minh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan, tô chức liên quan có văn bản trả lời Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được kết qua tra cứu, kiểm tra, xác minh, Cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNCQTVN) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở đề xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người đó biết.

- Về trình tự, thủ tục xác nhận là người sốc Việt Nam

Trình tự này được quy định Thông tư 05/2013/TTLTT-BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 sửa đổi, bố sung điều 13 Thông tư liên tịch số

05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010.

+ Giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam bao gồm:

oBản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay

oBản sao kèm theo bản chính đề đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có

Trang 40

cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam

theo huyết thống:

oGiay tờ khác có liên quan làm căn cứ dé tham khảo bao gồm: oGiay tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA: Các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm

oGiay bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

oGiấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;

oGiay tờ do cơ quan có thầm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.

+ Về trình tự giải quyết của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước

ngoài, Sở Tư pháp

oTrong thời han 05 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dé liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), néu xét thấy có đủ cơ sở dé xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-GXNLNGVN).

oTrường hop không có đủ co sở dé xác định người yêu cau là người gốc Việt Nam, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người đó biết.

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w