1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp về hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền vào quản lý đất đai tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

75 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp về hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền vào quản lý đất đai tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thị Cao Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế tài nguyên
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 18,34 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi về đề tài: “thực trạng vàgiải pháp về hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền vào quản lýđất đai tại huyện

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA BAT DONG SAN VÀ KINH TE TÀI NGUYEN

DE TAI:

THUC TRANG VA GIAI PHAP VE HIEN TRANG XAY DUNG CO SO

DU LIEU KHONG GIAN DAT NEN VAO QUAN LY DAT DAI TAI

HUYỆN PHU LUONG TINH THAI NGUYEN.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Cao Anh

Mã sinh viên : 11176278

Lớp : Kinh tế tài nguyên 59

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hữu Dũng

Hà Nội, 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi về đề tài: “thực trạng vàgiải pháp về hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền vào quản lýđất đai tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” được sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Hữu Dũng Các số liệu trung thực, kèm theo một số tài liệu tham khảo đượcghi rõ nguồn trong phan tai liệu tham khảo, những kết luận trong chuyên đề chưađược công bố ở bat ky tài liệu nào Moi sao chép không hợp lệ vi phạm quy định của

khoa tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 11 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cao Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau gần 04 năm học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, được sự dẫn dắt

và truyền đạt kiến thức của Thầy Cô là hành trang cho nhận thức và sự hiểu biết củatôi ngày hôm nay và sau này Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại HọcKinh Tế Quốc Dân, các thầy cô khoa Bat động san và Kinh tế tài nguyên

Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến thay Nguyễn Hữu Dũng, là người

đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thànhchuyên đề tốt nghiệp này Sau ba tháng thực tập, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến banlãnh đạo, các phòng ban đặc biệt là các anh chị phòng nhân sự của Trung tâm Dữ liệu

và Thông tin Dat đai trực thuộc Tổng cục quản lý Dat đai thời gian qua đã tạo điềukiện tốt nhất giúp đỡ dé tôi có thé hoàn thành chuyên dé của mình và học hỏi đượcnhiều kinh nghiệm

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè

đã giúp đỡ và động viên tôi suốt quá trình học tập và rèn luyện Tuy nhiên do thờigian và trình độ nghiên cứu còn hạn hẹp, nên chuyên đề nghiên cứu không thé tránhkhỏi sai sót Vì vậy, tôi mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn

Hà Nội, tháng 11 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cao Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

DANH MỤC CAC MÔ HÌNH, BANG

DANH MỤC CÁC HÌNH

LOT MO DAU wissssssssssssssssssssssecssssssssssssssesssssssesssssssesssssssesssssssssssssssesssssssssssssssesessesses 1

CHUONG 1: CO SO KHOA HOC VE XAY DUNG CO SO DU LIEU VA

KHÔNG GIAN DAT DALI NEN sssssssssssssssssesssccsssssesssscessnsecsecssssssscsssssssnssesensessnsessecs 6

1.1 Một số cơ sở lý thuyết về đất nền: -.- 5° 5s sessessesesssssessesses 61.1.1 Khai miém, phan loat: 1n 3 61.2 Ưu điểm va nhược did: ccccssssssssssssssessessessessesscsscsacssssnssocessesacsscsaesscssceseess 8

509 8

1.2.2 Nhược GiM? esc eeecseeeesssecssseeeessneecssnsecssnseecsseecssuecssnecesnneesssuecssnecesneeesneetes 91.3 So lược về các thời kỳ quản lý Nhà nước về đất đai -s < 91.3.1 Thực dân phong kiến kiến giai đoạn 938 đến năm 1858 và thời kỳ phong kiến 9

1.3.2 Nội dung về quản lý đất đai của Nhà nước: - 2 2s s+zxzzsrxsrxeres 13

1.4 Một số lý thuyết về cơ sở dữ liệu không gian đất nền: - 16

1.4.1 Khái quát cơ bản về xây dựng cơ sở và dit liệu không gian đất nền: 14

1.4.2 Địa điểm và thời gian tiến hành dự án: - 2 52+£+£E+zEczEzEsrxerxezex l61.4.3 Vai trò của xây dựng cơ sở dit liệu không gian đất nền: - 16

1.5 Nội dung cơ bản của cơ sở dữ liệu không gian đất nền: 18

1.6 Phương thức xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền: 20

1.6.1 Khai mim GIS: oo 3 21

1.6.2 Chite nang á6 5110 21 1.6.3 XU LY dit GU: oe ee 221.6.4 Cau trúc của hệ thống thông tin dia LY: occ cssessessessessessesesesessessessesseane 22

1.6.5 Dữ liệu không ð14: 5 <1 nh HH TT TH HH Hành giàn 23

I5J19)):::0) 0008): UPPPNIỘIđ 23

1.6.7 Sử dung GIS cho dữ liệu không 8141: 5 5 1x seeeerrerseesee 23

1.6.8.Một số van đề cơ bản trong xử lý không gian: 2¿ 52552 s+cxccsz 24

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG SỬ DỤNG DAT NEN VÀ CONG TÁC XÂY

DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐÁT NÈN TẠI XÃ YÊN NINH,HUYỆN PHU LUONG, TINH THÁI NGUYEN °-s<cs©cssccsses 28

2.1 Thực trang sử dung và quan lý dat nền tại xã Yên Ninh, huyện Phú Luong,

tỉnh Thái NGuyén: o5 G5 9 9 9 1 0.0000 004.000046009889096 28

2.1.1 Thực trang sử dung đất nền qua các năm 2016-2018: . : :-: 28

2.2 Cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đai -s <sscssccsecscsscss 29

2.5 Quy trình cấp phép sử dụng đất nền, phân lô đất nền: 492.6 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 5-5 se sssessesseseseesesse 492.7 Khác nhau về mục đích sử dụng đất: -e s-cs<sessesseessessessess 562.8 Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền: 582.8.1 Điều kiện ty nhiên - kinh tế xã hội của xã Yên Ninh huyện Phú Lương tinh Thái

5:0 ‹£+21 58

2.8.2 Công tác xây dung co sở dit liệu không gian đất nên - 5¿ 59CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP wissssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssnsssssssseesesss 603.1 Giải pháp cho công tác quản lý đất đai: -s scsscsscssesserssessess 60

3.1.1 Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi đất

nên thực hiện các dự äñ - << < c2 21111E11223311 8111195301111 1kg ke 60

3.1.2 Lập và quản lý hồ sơ địa chính: - ¿2 2 x++E2E++EE+EEeEErEzrxerxrrkrrex 60

3.2 Giải pháp cho công tac xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền: 613.2.1 Công tác xây dựng cơ sở dit liệu không gian đất nền: . - 61

3.3 Công tác luật pháp, chính sách có liên quan tới xây dựng cơ sở dữ liệu

không gian đất nền - 2s s£ s22 ©Ss£ 9E ESsESsEEseEssExsEEsEEseEssE332s759 2s”62

3.3.1 Công tác tuyên truyền và giải pháp sử dụng đất nên: 5-5: 52 623.3.2 Giải pháp cho sử dụng đất nén:64

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2- 5-22 se ©ssEssEsseEsetsstsserserssrssre 65KET LUAN 0 65KKTEN (607 66TÀI LIEU THAM KHẢO - <2 2Ÿ s£ ©5252 s£EseEssESsEEseEseEssEsserserssrssee 67

Trang 6

DANH MỤC CAC TỪ VIET TAT

STT | TU VIET TAT NOI DUNG

1 CHXHCN Cộng hoa xã hội Chu nghĩa

2 UBND Ủy ban nhân dân

3 CNTT Công nghệ thông tin

Trang 7

DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH, BANG

Bảng 1.1 Nội dung công vVIỆC - - - G1 231111911 9119111 1 11 1 TH ng TT ng ng 24

Bảng 1.2 Số liệu sử dụng đất nền và một số loại đất khác giai đoạn 2016-2018: 28

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của VPQLĐĐ huyện Phú Lương 33

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, Dat nước ta đang trong quá trình hội nhập và liên tục đổi mới ngànhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước, nền kinh tế chuyên dịch thành nền kinh tếnhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước kéotheo nhu cầu đất đai của các ngành ngày càng tăng lên nhanh chóng, qua đó tình hình

sử dụng đất nền của các địa phương trong cả nước cũng ngày một phức tạp và đa

dạng Trong giai đoạn hiện nay, khi Dat nước ngày càng ngày chuyển mình đổi mớinền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, cùng với sự bùng nô dân số đã làm cho mốiquan hệ giữa đất đai và con người trở nên căng thắng Do đó, ngành quản lý đất đaicần phải có những thông tin, dữ liệu cần thiết về tài nguyên đất một cái chính xác vàhợp lý, đầy đủ cùng với sự tổ chức sắp xếp và quản lý một cách khoa học chặt chẽ

mới có thé sử dụng đầy đủ hiệu quả nguồn tài nguyên dat gắn liền với hệ sinh tháibền vững và bảo vệ môi trường sống của con người và thế giới động vật Mặt khác,

ứng dụng hệ thống cơ sở dit liệu địa lý (GIS) rất quan trọng, mà công tác xây dựngtrên hồ sơ, số sách và bản đồ giấy mà tại các xã, phường đang thực hiện khó đáp ứngđược nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác các thông tin cụ thể đất đai Vì vậy việc ứngdụng cơ sở dữ liệu với quản lý đất đai là rất cần thiết, là công cụ tìm kiếm, phân tíchthông tin phục vụ rất hữu ích trong công tác quản lý đất đai mà thực hiện theo phươngpháp truyền thống khó có thé thực hiện được

Xã Yên Ninh thuộc tỉnh Thái Nguyên là khu vực miền núi phía Bắc Trongnhững năm gần đây xã có tốc độ phát triển kinh tế- xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ.Chính vì hoạt động tăng trưởng kinh tế cao nên đã tạo áp lực rất lớn cho công tácquản lý đất đai Việc ứng dụng cơ sở đữ liệu không gian đất nền nói chung và hệ

thống cơ sở dữ liệu nói riêng của xã chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho huyện và

tỉnh Nên đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao có thể duy trì được, bắt buộc chúng ta phảixây dựng hệ thống thông tin đất đai đem lại hiệu quả nhất Xây dựng cơ sở đữ liệukhông gian đất nền tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩaquan trọng trong công tác quản lý đất đai Đây cũng là cơ sở để xây dựng được hệthống thông tin dat dai thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam tao ra kết quả tốt phục

vụ cho công tác quy hoạch — kế hoạch và quan lý sử dụng đất nền hiệu qua và tích

cực trong việc kiểm kê, xây dựng bản đồ địa lý hiện trạng sử dụng đất hiệu quả hơn

Trang 9

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đặc biệt làđất nền, đất đai quý giá đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thé, là điều kiện tồn tại và

là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân

bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng C.Mác

đã viết rằng: “Dat đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần dé sinh tồn,

là điều kiện không thê thiếu được trong sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trongnông, lâm nghiệp” vì vậy dé đảm bảo tam quan trọng đặc biệt của đất đai đối vớiviệc phát triển kinh tế, tạo sự ồn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội,các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà Nước về đất đai liên tục đượccập nhật và bồ sung sửa đổi cho phù hợp với phát triển kinh tế, chính trị của Đất

Nước.

Theo luật đất đai năm 2013, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam có: “Luật nay quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm

của Nhà nước đại điện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thông nhất quản lý về đất

đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối

với đất đai thuộc lãnh thé của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Trong khoảng thời gian gần đây, với sự gia tăng dân số một cách chóng mặt (tỉ

lệ tăng dân số bình quân tại Việt Nam từ 2009-2019 là 1,14%), dân số Việt Nam đã

tăng thêm 10,4 triệu người trong giai đoạn từ 2009-2019, nhu cầu về sử dụng đất đangngày càng tăng cao, không chỉ nhu cầu nhà ở mà còn nhiều các khía cạnh khác của

đời sống ví dụ như nhu cầu về việc làm, tiêu thụ do gia tăng dân số thúc đây gia tăng

sản xuất, điều đó đòi hỏi một số lượng lớn tài nguyên đất Bên cạnh đó, một trong cácvan đề nồi cộm trong thời gian gần đây là xâm nhập mặn đã khiến cho bà con nôngdân mất đi rất nhiều đất nông nghiệp để canh tác, theo tổng cục phòng chống thiêntai Việt Nam trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nạn xâm nhập mặn

có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và dân sinh và vẫn đang liên tục tăng cao Tính đến

thời điểm hiện tại đã có 10/13 tỉnh ở đồng băng sông Cửu Long (trừ An Giang, Đồng

Tháp và Cần Thơ) chịu ảnh hưởng lớn bởi nạn xâm nhập mặn Diện tích đất trên Thế

giới nói chung va tại Việt Nam nói riêng đang ngay càng bị thu hẹp.

Chính vì các lý do trên và nhiều các lí do khác nữa, công tác sử dụng đất hợp lý

Trang 10

và quản lý đất đang trở nên cực kỳ cấp thiết, đặc biệt là đất nền vì với việc phạm vi

đất đang ngày càng bị thu hẹp việc sử dụng và quản lý đất nền một cách hợp lý mới

có thé đáp ứng đủ nguồn nhu cầu đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh hiện tại Déthực hiện tốt điều đó đòi hỏi phải nắm rõ thông tin liên quan đến đất nền (hay đất thổcư), nói cách khác các cơ sở dữ liệu về không gian đất nền cần được xây dựng mộtcách khoa học và đầy đủ như vậy mới có thê đưa ra được những quyết định đúng đắnnhất có thẻ

Hiện nay, trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, côngtác xây dựng cơ sở đữ liệu không gian đất nền đang được triển khai, cập nhật theo

từng thời kỳ.

Và chính nhờ nó mà địa bàn có thể xem xét, quyết định việc khai thác và sử

dụng đất nền trên địa bàn sao cho tối đa hóa được lợi ich thu lại, đảm bảo được nhu

cầu sử dụng đất đang ngày càng gia tăng, tránh các rủi ro hay lãng phí nguồn đất daiđang ngày càng bị thu hẹp Để thực hiện tốt công tác nói trên cần phải có những

nghiên cứu từ nhiều chiều dé hoàn thiện, bổ sung từ đó rút ra những bài học không

chỉ riêng cho địa bàn xã Yên Ninh mà còn cho nhiều các địa phương khác

Mục tiêu của đề tài:

Xây dựng về cơ sở đữ liệu không gian đất nền phục vụ một số nội dung quản lýNhà nước về đất đai trên địa bàn xã Yên Ninh giúp cho việc quản lý, truy cập thông

tin về đất đai, tra cứu, của xã một cách nhanh chóng và chính xác phục vụ cho côngtác kế hoạch, quy hoạch và định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã một

cách hiệu quả và tốt hơn Thông tin cập nhập cần được thu nhập đúng, chính xác là

một nhu cầu thiết yếu của con người Đối với các thông tin chữ - số cần phải đảm bảothu nhận hiệu quả, chính xác Đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm hơn làtính chính xác đối với các thông tin địa ly Đó là yếu tố chính xác, hiệu quả của cácthông tin khác gắn lên vị trí địa lý đó và các vị trí địa lý trong không gian

Cơ sở đữ liệu là một bộ tích hợp các sản phẩm phần mềm mục tiêu xây dựng

một hệ thống thông tin dữ liệu đất đai hoàn chỉnh, giúp các cơ quan thu thập đữ liệuđất đai trên một hệ thống GIS phức tap

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nền của huyện Phú Lương và mỗiquan hệ của nó đên việc công tác thực hiện bôi thường và hỗ trợ lại tái định cư khi

Trang 11

Nhà nước thu hồi đất được triển khai; tình hình việc thực hiện công tác bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư tại dự án trên địa bàn xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, qua đóphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện bồi thường và hỗ trợ tái định

cư của dự án trên địa bàn xã Yên Ninh huyện Phú Lương Qua đó nêu những thuậnlợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư theo Nghị Định 47/2014/NĐ-CP của chính phủ.

Nhằm điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên tài nguyên đất, kinh tế xã hội của xã

Yên Ninh và đánh giá tình hình quan lý đất đai, hiện trạng sử dụng dat đai tại xã YênNinh huyện Phú Lương, tinh Thái Nguyên Sau đó ứng dụng công nghệ dé xây dựng

cơ sở đữ liệu không gian đất nền là hệ thong ban đồ của xã va cơ sở dit liệu thuộctỉnh, các chỉ tiết đến từng thửa đất

Qua đó vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu, nâng

cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tácnghiên cứu sau này.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:

a Về mặt khoa học:

Đây là các kết quả về mặt khoa học thu được khi làm dự án và thông qua thựchiện các đề tài, bố sung dé đánh giá các cơ sở thực tiễn, tình hình chung của đời sốngviệc làm người dân trước và sau khi sử dụng đất nền

b Về mặt thực tiễn:

Đây là kết quả đề tài sẽ đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn bức xúc đang

đặt ra hiện nay ở xã Yên Ninh huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; ngoài ra còn có

các nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho những địa phương khác.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là không gian đất nên tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lươngtỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và không gian đất nền vàoquản lý đất đai tại địa phương

Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện dự án với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm tronglĩnh vực đăng ký đất đai trao đôi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý

đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này

Trang 12

- Thu thập số liệu và điều tra thực địa:

Phương pháp này nham sử dụng thu thập các số liệu và thông tin để tham khảo

và phương pháp sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu các tài liệu thu thập bao

gồm:

* Các tài liệu về không gian đất nền của xã Yên Ninh, huyện Phú Lương tinh

Thái Nguyên,

* Số liệu sử dung đất nền qua các năm 2016-2018,

* Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền,

¢ _ Thực trạng sử dụng đất nền tại xã Yên Ninh

- Xử lý va phân tích dữ liệu:

Việc thực hiện và phân tích xử lí số liệu phải thông qua trên máy tính sử dụng

các ứng dụng của phần mềm cơ sở dữ liệu

* Thống kê theo word, exel

* Phương pháp chuyên gia dé phân tích, xử lý các yêu cầu của đề tài

- Phương pháp xây dựng phần mềm:

+ Thiết kế hệ thống

¢ Sử dụng các mã lập trình code dé tạo mã module khởi tao chương trình vàgiao diện sử dụng, kết nối, tích hợp dữ liệu

* Sử dụng các công cụ như GIS cùng một số các phần mềm khác dé xây dung

cơ sở đữ liệu vào mô hình quản lý đất đai

Trang 13

CHUONG 1: CƠ SO KHOA HỌC VE XÂY DỰNG CƠ SỞ DU LIEU

VA KHONG GIAN DAT DAI NEN.

1.1 Một số cơ sở lý thuyết về đất nền:

quản lý đất đai dựa trên quyền lực của Nhà nước đã được thực hiện thông quacác biện pháp, phương pháp và công cụ quản lý như: phương pháp kinh tế; thông quaquy hoạch, phương pháp hành chính, kế hoạch dựa trên cơ sở pháp luật quản lý Nhànước về đất đai là tổng thé các hoạt động có tổ chức băng quyền lực của Nhà nước

đã được thông qua các phương pháp nêu trên và các công cụ tích hợp dé tác động đến

các quá trình quản lý khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm vàphục vụ cho việc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước qua các giai đoạn

1.1.1 Khái niệm, phân loại:

1.1.1.1 Khái niệm đất nền:

Dat nên là loại đất chưa từng có ở bat cứ một tác động nào của con người haymáy móc Cụ thể là chưa bị đào bới, san lấp, đô đất cát, loại đất này được rất nhiềulĩnh vực quan tâm và tìm kiếm mua bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho người mua Tuynhiên nếu loại đất mà có bất kì tác động nào của con người hay máy móc dù nhỏ thôi

cũng không được coi là đất nền nữa

1.1.1.2 Phân loại, mục đích của đất nền :

Đất nền có nhiều loại như:

* Có nhiều tiện ích xung quanh và hệ thống giao thông thuận lợi

» Đây là loại đất ở khu vực đã được Nhà nước phê duyệt và quy hoạch một

cách rõ ràng.

* Đất này có mục dich là thường làm khu sinh thái, khu dân cư hay làm cácxưởng, toà nhà,

+ Đất thô cư;

Trang 14

* Đây là loại đất thổ cư hay còn gọi là đất phi nông nghiệp, đất ở Loại đất nayđược cấp phép xây dựng nhà cửa và những công trình khác phục vụ cho đời sống.Dat thé cư bao gồm hai loại là: đất đô thị và đất nông thôn; đất thé cư có đầy đủ mọigiấy tờ về quyền sử dụng dat.

+ Dat liền kè;

» Day là loại đất được chuyển đổi mục dich sử dụng như loại chuyển đất aothành đất nông nghiệp, hay loại đất nông nghiệp thành đất ở Tuy nhiên việc chuyểnđổi đất cũng cần phải được đảm bao và thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước

và pháp luật.

1.1.1.3 Sự khác nhau giữa đất nền dự an, đất thé cư, dat liền kề

Về tính pháp lýHiện nay, mặc dù đã hiểu được bản chất đất nền là như thé nao tuy nhiên việc

phân biệt được các loại đất nền cũng không hề đơn giản Ở nhiều góc độ mà ta xéttới về pháp lý, bạn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa đất nền dự án, đất thổ cư,đất liền kề như sau:

e Đất nền (dự án): Phải chắc chắn rằng có tính tuyệt đối về tính pháp lý của

loại đất nền này Những lô đất nền dự án đều là những lô đất đã được cơ quan chức

năng, cơ quan nhà nước kiêm chứng một cách rõ ràng và khắt khe mới được phépquy hoạch và kinh doanh buôn bán.

e Đất nền thô cư: tính pháp lý của đất thé cư tiềm ấn khá nhiều rủi ro Có thé

thấy đo có nhiều mảnh đất không sử dụng giấy tờ chứng thực của cơ quan chức năng,chỉ có giấy tờ tay được ký kết giữa 2 bên Khi một mảnh đất không có giấy tờ thì sẽảnh hưởng lớn đến việc sở hữu cũng như trao đổi, mua bán trong tương lai

e Đất liền kề: tương tự như đất nền (dự án) là đất liền kề cũng có sự quy hoạch

rõ ràng theo từng khu, từng lô và có giấy phép của các cơ quan chức năng và có số

đỏ.

Về tiện ích sử dụng

Về mặt hệ thống tiện ích cũng là yếu tổ giúp phân biệt được 3 loại đất nền này

ngoài tính pháp lý:

e Có nhiều hệ thống tiện ích nhất thuộc đất nền (đất dự án) là mô hình Các hệ

thống được cơ sở hạ tầng, được đầu tư phát triển và được quy hoạch một cách rõ ràng

Trang 15

cùng với hệ thống điện nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy Qua đó, dé thu hútcác nhà đầu tư thì chủ đầu tư cũng đánh mạnh vào các tiện ích như môi trường trong

công viên, trường học, bệnh viện và trung tâm thương mại.

e Hệ thống tiện ích ít có sự đồng bộ hơn thuộc dat nền thổ cư thì chủ yếu là

dạng đất ở, dùng dé xây dung vi vay sẽ ít được chú trọng vao việc quy hoạch vào hệthống tiện ích xung quanh

° Giống như đất liền kề thì đất nền dự án cũng được chú trọng nhiều cả về mặttiện ích cũng là dạng đất nền trong dự án được xây dựng và vấn đề phát triển trên cơ

sở có chủ đầu tư, vì vậy mà hệ thong tiện ích cũng được đầu tư theo hướng hiện đạihóa, công nghiệp hóa các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, hệ thống giao

thông thuận lợi.

1.2 Ưu điểm và nhược điểm:

1.2.1 Ưu điểm:

Đất nên thực chat là đất được phân thửa làm sô riêng từ đất thé cư, được phépxây dựng nhà ở tự do, đất nền thé cư hiện nay đang ngày càng được nhiều nhà đầu tưlựa chọn bởi tính thanh khoản của đất tốt

Kiểm soát và sửa sang khối tài sản của riêng mình, tự do làm điều mình

muốn

Khi bạn lựa chọn cho mình một căn nhà đất thổ cư (đất nền dự án) thì đó chính

là lựa chọn bền vững cho một mái ấm gia đình Đối với nhà đất thổ cư, bạn sẽ đượcthỏa sức làm điều mình muốn, sửa sang và trang hoàng lại cho căn nhà của mình theo

ý của bản thân Khi sở hữu một căn nhà, ai cũng mong muốn có quyền được sửa sang,

có khi thì đập chỗ này, xây chỗ kia Và điều đó chính là ưu điểm vượt trội của nhàđất thổ cư

Trái với chung cư khi phải đi liền với các công trình công cộng và phải đảm bảoyêu cầu về cơ sở hạ tầng Chính vì vậy việc bạn muốn sửa sang hay xây dựng gì cũng

sẽ phải thông qua ý kiến và sự đồng ý của ban quản lý Sở hữu một căn nhà thé cư,

bạn có thể tự mình thiết kế ngôi nhà theo ý thích và toàn quyền sử dụng đất, không

phải phụ thuộc vào người nao và có thé thay đổi chuyên nhượng khi cần thiết

Không phải chỉ trả những khoản chỉ phí như phí bảo trì, thang máy, bảo

vệ, vệ sinh

Trang 16

Ở chung cư tức là bạn phải sống chung tòa nhà với rất nhiều gia đình khác Đôi

khi điều này mang lại sự bắt lợi khi tất cả phải tạo điều kiện tốt nhất dé cuộc sống củamỗi hộ gia đình được tốt đẹp Vi cùng sống trong một tòa nhà nên bạn cũng phải chitrả nhiều chỉ phí cho các tiện ích công cộng như phí bảo trì, thang máy, bảo vệ, vệsinh, Trong khi đó nếu sở hữu một căn thổ cư thì bạn sẽ không phải trả khoản chỉphí nào cho những lợi ích công cộng như khi ở chung cư Chính điều này cũng là một

ưu điểm của thô cư so với nhà chung cư mà nhiều người lựa chọn

Lợi ích thuộc về bạn khi giá nhà đất nhỉnh hơn chung cư khi bạn muốn

bán

Khi bạn đang sinh sống tại ngôi nhà hiện tại mà có nhu cầu muốn chuyên chỗkhác và bán lại thì lợi ích cũng sẽ thuộc về bạn khi giá nhà đất khi bán lại sẽ nhinhhơn chung cư Với những lợi ích trong sửa sang, hoạt động xung quanh và giá cả thìnhà thé cư chính là một lựa chọn thích hợp với nhiều người

1.22 Nhược điểm:

- Giá đất nền thường đắt gap 2 gấp 3 giá nhà chung cư

- Nếu cùng một tầm tiền tài chính như thé, thì có thể mua được 1 căn hộ chung

cư trung tâm thành phố nhưng lại chỉ có thể mua được một mảnh đất ngoại thành xa

thành phố

- Dịch vụ tiện ích, cơ sở hạ tang không được đồng bộ như chung cư

- An ninh kém, dé xảy ra trộm cắp

1.3 Sơ lược về các thời kỳ quản lý Nhà nước về đất đai

1.3.1 Thực dân phong kiến kiến giai đoạn 938 đến năm 1858 và thời kỳ

phong kiến

Trên lãnh thé Việt Nam tôn tại nhiều chế độ quản lý điền địa khác nhau do chínhsách cai tri của thực dân Pháp như:

* Quản lý tại Nam Kỳ về chế độ thủ điền thé

* Chế độ tại Trung Kỳ thành quản thú đại chính

* Tiếp theo là chế độ bảo thủ của người Pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ

Pháp quốc đề áp áp dụng với bất động sản

* 29/03/1925 chế độ điền thô được áp dụng tại Bắc Kỳ

* 21/07/1925 chế độ điền thé được áp dụng tại Nam ky và các thuộc địa Pháp

Trang 17

quốc ở các Tỉnh như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Sau 1954, quản lý đất đai đặc biệt quan trọng ở các tỉnh phía Nam thời Mỹ Nguy, miền Nam Việt Nam được nằm dưới ách cai trị của Mỹ - Ngụy nên còn thừa

-kế và tồn tại các chế độ quản lý thủ điền địa trước đây

đại bộ phận bao gồm ruộng làng, xã, ruộng khô và ruộng phong cấp Chính vì thế dân

ta có câu: “Đất vua, chùa làng” Tại Việt Nam công tác quản lý đạc điền, điền địa có

lịch sử lâu đời, để năm chắc và quản lý đất đai cho Nhà nước phong kiến vì vậy đã

lập ra hồ sơ quản lý đất đai như: số địa bạ thời Gia Long, số địa bạ thời vua Minh

Mạng.

Vì các chính sách cai trị của thực dân Pháp, trên lãnh thé Việt Nam đã tồn tainhiều chế độ quản lý điền địa khác nhau ở Thời kỳ thực dân phong kiến:

- Chế độ thủ điền thé tại Nam kỳ được quan lý

- Tại Trung ky các chế độ đã được bảo tồn điền trạch, qua đó đổi thành quan

thủ địa chính.

- Chế độ bảo thủ dé áp (còn gọi là dé đương) áp dụng với bat động sản củangười Pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc

- Tai Bac kỳ chế độ quản lý điền thé theo sắc lệnh (29-3-1925) được áp dụng

- Tại Nam kỳ và các nhượng địa Pháp quốc ở Việt Nam chế độ quản lý điềnthé theo sắc lệnh 21-7-1925 (sắc lệnh 1925) đã thực hiện

Sau năm 1954, tại miền Nam của Việt Nam khi nằm dưới ách cai trị của Mỹ Nguy thi vẫn còn khá nhiều tồn đọng và những tồn tại đó là ba chế độ quản lý thủ

-điền địa trước đó là: Quản lý đất đai tại các tỉnh phía Nam thời Mỹ - Nguy:

- Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh được đưa ra vào năm 1925

- Tại chế độ điền thé địa bộ ở các địa phương thuộc Nam kỳ đã được hìnhthành từ trước Sắc lệnh đưa ra vào năm 1925,

- Tại chế độ quản thủ địa chính thuộc Trung kỳ đã được áp dụng ở một số địa

10

Trang 18

phương Mặt khác vào năm 1962 trở đi, chính quyền tại Việt Nam cộng hoà đã đưa

ra Sắc lệnh 124-CTNT được thực hiện các công tác kiến điền và công tác quản thủđiền địa tại các địa phương chưa được thực hiện Sắc lệnh này vào năm 1925 Qua đó,

từ năm 1962, trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam do sự cai trị của Ngụy quyền SàiGòn còn kiểm soát các tồn tại hai chế độ đó là chế độ quản thủ điền địa và tân chế độđiền thé theo Sắc lệnh 1925

Thời kỳ từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1979:

Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1988: theo Quyết định số 201/CP ngày 01tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng đất vàtăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước”, đây được coi là văn bản lầnđầu quy định về chế độ quản lý đất đai sau khi thống nhất cả nước

Quản lý ruộng đất của nhà nước bao gồm những nội dung như sau:

- Vấn đề điều tra, kiểm tra và khảo sát cách phân bố các loại đất

- Thống kê và đăng ký đất đai

- Quy hoạch và sử dụng đất

- Giao đất, thu hồi đất, ứng dụng đất

- Điều tra, thanh tra vào việc kiểm tra và chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý

và sử dụng đất

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất

- Quy định tại chế độ, thể lệ về việc quản lý và van đề sử dụng đất và tô chức

việc được thực hiện tại các chế độ, thể lệ ay.

Giai đoạn từ năm 1988 đến thời điểm hiện nay:

- Luật đất đai từ năm 1988: Nội dung được phát triển trong Luật gồm 57 điều 6chương, được sự đồng ý của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22tháng 12 tại năm 1987 và đã được chủ tịch HDBT công bố ngày 08 tháng 01 năm

1988 Toàn bộ luật đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ cộng Hòa đã đưa ra và được

quy định quyền sở hữu đất dai của Nhà nước về quyên lợi và nghĩa vụ của người dânkhi sử dụng đất Luật này có quy định Nhà nước khi giao đất cho các ban ngành, tô

chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ôn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người

sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất theo quy địnhhiện hành: Chế độ này đã quản lý mục đích của việc sử dụng các loại đất là (5 loại

11

Trang 19

đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử

dụng) lập bản đồ về địa chính, lập các quy hoạch, kế hoạch khi sử dụng đất qua đó

được cấp giấy tờ chứng nhận quyên và nghĩa vụ được sử dụng đất

Luật đất đai 1993:

- Thông qua nội dung ban hành của Luật gồm 7 chương 89 điều, đã được quốc

hội nước CHXHCN Việt Nam lựa chon va thông qua ngày 14 tháng 07 năm 1993.

Trong quá trình thi hành Luật đất đai 1998 đã đưa ra nhiều điều không phù hợp, Luậtđất đai 1993 ra đời thay thé luật đất đai 1988 Luật đất đai 1993 khang định lại quyền

sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai (7 nộidung) Phân định rõ đất đai thành 6 loại (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đô thị,đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng) Luật này đã quy

định các quyền của UBND các cấp trong việc sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất,

thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền của Chính phủ trongVIỆC giao đất theo hạng mức đất và loại đất

- Luật đất đai 2003: “Nội dung của luật gom 7 chương 146 đều được nước

CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07

năm 2004 Luật này khắc phục ton tại của luật đất dai 1993 và các luật sửa đổi bồsung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dung đất phù hợp với tiễn trình hộinhập quốc té”

Luật đất đai 2003 cơ bản là khác với luật đất đai 1993 ở một số vấn đề sau:

+ Luật quy định rõ đất khu sản xuất công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất sử

dụng cho khu vực kinh tế và các loại đất được làm mặt bằng thi công xây dựng tại

các cơ sở sản xuất kinh doanh Qua đó phân định rõ 3 loại nhóm đất chủ yếu đó là:nhóm đất nông nghiệp (bao gồm loại đất nông nghiệp và loại đất lâm nghiệp đượcquy định tại luật đất đai năm 1993), Nhóm dat phi nông nghiệp (bao gồm dat ở đô

thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng cho một số mục đích khác và một phần đất chưa

được sử dụng ở luật đất đai 1993 quy định)

+ Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thâm quyền của UBND

cấp huyện và cấp tỉnh

+ Quy định về việc người Việt Nam hiện đang còn định cư ở nước ngoài va còn

sử dụng đất ở tại Việt Nam được quyền: giao dat, cho thué dat dé xây dựng các công

12

Trang 20

trình cơ sở hạ tầng, các công trình phụ như: công cộng, ngoài ra có thể xây dựng nhà

ở dé sử dụng trong việc bán hoặc cho thuê, do đó người Việt Nam đang định cư ởnước ngoài được quyền sở hữu và sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở

1.3.2 Nội dung về quản lý đất đai của Nhà nước:

Theo” Điều 6 chương I Luật đất dai 2003 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam đã nêu nội dung quản lý nhà nước về dat dai” Đề được xác định các vai trò vàcác nhiệm vụ về việc của các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương về đất

đai Qua đó Nhà nước ta có thê thống nhất quản lý về đất đai:

(1) Nội dung về đất đai được Nhà nước quản lý bao gồm:

a) Quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan: Đưa ra các văn bản quy phạm

về pháp luật để quản lý;

b) Xác định vị trí làm hành chính, qua đó lập và quản lý sử dụng bản đồ địachính hợp lý; Khảo sát chất lượng, đo đạc kỹ càng và đánh giá hiệu quả phân hạng

đất; lập bản đồ địa chính cụ thé, lập bản đồ về hiện trạng sử dụng đất hợp lý và bản

đồ kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất;

c) Liên quan đến vấn đề quy hoạch và kế hoạch đất đai;

đ) Quản lý sử dụng, giám sát các nghĩa vụ và thực hiện của người có trách

nhiệm;

d) Phải đăng ký quyền sử dụng đất qua đó lập, quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận cho người có trách nhiệm quyền sử dụng đất;

e) Thống kê, kiểm kê đất đai;

f) Căn cứ dé quan ly dat đai về tài chính;

ø) Quản lý và phát triển trong các thị trường buôn bán và sử dụng đất trong bất

Trang 21

(2) Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách để phát triển và đầu tư vào công tác

thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, để xây dựng một hệ thống quản

lý mới chặt chẽ và hiện đại, có đủ năng lực và đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực vàhiệu quả.

1.4 Một số lý thuyết về cơ sở dữ liệu không gian đất nén:

1.4.1 Khái quát cơ bản về xây dựng cơ sở và dữ liệu không gian đất nền:

Hiện nay đất nền được rất nhiều người quan tâm nên việc đầu tư rất được chútrọng vì đây là phân khúc sẽ đem lại lợi nhuận cao Tuy nhiên, cần năm chắc hiểubiết về đất nền dé xây dựng đất nền được hiệu quả

Theo thông tư báo cáo thời gian 07/2009/TT-BTNMT đã được định nghĩa

tại các thành phần của cơ sở dữ liệu không gian đất nền của cơ quan Trung tâm Dữliệu về đất đai như sau:

- Cơ sở dit liệu không gian đất nền do Trung tâm Dữ liệu và Thông tin dat dai

và Tổng cục Quản lý Dat đai xây dựng, lưu trữ và quản ly;

- Cơ sở dit liệu không gian đất nền của các cơ quan Bộ và các cơ quan ngang

Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (gọi là Trung tâm dữ liệu và Thông tin Dat dai) do

các Bộ, co quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đã xây dung, da được lưu trữ và quản lý;

- Thành phần những lĩnh vực cơ sở dit liệu quản lý về đất đai, về tài nguyênnước, về khoáng sản, địa chất, biến đồi khí hậu và khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ

và các đữ liệu chuyên ngành khác về cơ sở dữ liệu đất đai (gọi là Trung tâm Dữ liệu

và Thông tin đất đai) do các tô chức thuộc lĩnh vực chuyên ngành trực thuộc Tổng

cục Quản lý đất đai lưu trữ, xây dựng và quản lý

- _ Xây dựng Dự án dựa trên cơ sở va dit liệu không gian đất nền theo mô hìnhkiến trúc, theo kỹ thuật hạ tầng được thống nhất, các chính sách được khai thác vàquản lý, lay số liệu, cập nhật và chuẩn mực dit liệu, với các nội dung cho cơ sở dữliệu không gian đất nền và cơ sở dữ liệu thành phần cho các lĩnh vực thuộc phạm vi

quan lý Nhà nước của Trung tâm Dữ liệu và Thông tin Dat đai trực thuộc Tổng cục

Quan ly Dat dai

Trong khi thử nghiệp ở xã Yên Ninh huyện Phú Luong tỉnh Thai Nguyên đây

là một trong các dự án được thực hiện từ từ trung ương đến địa phương, qua đó tại

14

Trang 22

cục công nghệ và thông tin sẽ phổ biến và lập mô hình thống nhất cơ sở dữ liệu không

gian đất nền và quản lý đất đai tại địa phương tới Trung tâm đữ liệu và Thông tin Đấtđai tại các Tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ưong các cơ sở Trung tâm Dữ liệu vàThông tin Dat đai trình lên UBND Tinh, Thành phố dự án xây dựng cơ sở dữ liệukhông gian đất nên

Xây dựng cơ sở đữ liệu không gian đất nền sẽ được thông qua các hợp tác, phốihợp của Trung tâm Dữ liệu và Thông tin Đất đai với các Bộ, ngành khác trong giai

đoạn tiếp theo của dự án trực thuộc Tổng cục Quản lý Đất đai

Các cơ sở dữ liệu không gian đất nền thuộc Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài

nguyên dat

- Dữ liệu không gian đất nền: là Cơ sở dữ liệu cho nền địa lý được ứng dụng

chung cho toàn bộ dự án là yếu tố thiết yếu và can có dé các dit liệu từ các chuyên

ngành khác nhau đề được thực hiện và tích hợp với nhau, danh mục tỷ lệ cho cơ sở

dữ liệu nền địa lý đã được xác định với một số đặc điểm Qua đó tại các cuộc khảosát về hiện trạng sử dụng các dữ liệu trên nền địa lý đang được quản lý tại Cục đo đạc

và thông tin thu thập tại Cục công nghệ thông tin, Bản đồ địa hình được sử dụng ViệtNam với nội dung chính sau:

+ Các thông tin về một số yếu tố có sự chênh lệch tương đối lớn bên ngoài thựcđịa do các cơ sở dữ liệu nền địa chính sử dụng chung cho dự án được thành lập từ các

nguồn dit liệu mới nhất do thông tin thu thập tại Cục Do đạc và Bản đồ Việt Nam

quản lý và lưu trữ, Cục Công nghệ thông tin.

+Dựa vào các mức độ của dữ liệu mà đưa ra các lựa chọn lựa tỷ lệ nền hợp lý;

qua đó các đơn vị khi thi công trên nền cơ sở dữ liệu và không gian trên dự án batbuộc phải sử dụng nền địa lý đã được đưa ra sử dụng để xây dựng các lớp đữ liệuchuyên đề thực địa

+Dự án với tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý phải phù hợp với tiến độ

thực hiện xây dựng cơ sở đữ liệu các lĩnh vực;

+ Các dit liệu nền địa lý được xây dựng theo tiêu chuẩn do Trung tâm Dữ liệu

va Thông tin Dat đai ban hành, trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn cho một tỷ lệ thìCục Công nghệ thông tin thỏa thuận với Cục Do đạc và Ban đồ Việt Nam sử dụngcác quy định tạm thời cho các dữ liệu của dự án;

15

Trang 23

+ Tỷ lệ mà cơ sở dit liệu sử dung bao gồm: 1:50.000, 1:25.000, 1:250.000.

- Các cơ sở đữ liệu được đo đạc bản đồ;

- Các cơ sở được cung cấp ở đữ liệu thông tin đất đai;

- Các cơ sở dt liệu và thông tin viễn thám đa mục tiêu.

1.4.2 Địa điểm và thời gian tiến hành dự án:

Tại Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai vào ngày 15 tháng 07 năm 2019

Sau khi bàn bạc và thỏa thuận, hai bên thống nhất tiến hành hợp đồng giao khoán

thực hiện: “Hoàn thiện hồ sơ địa chính và xây dung cơ sở dữ liệu không gian đất nềntại xã Yên Ninh huyện Phú Lương” thuộc dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở

dữ liệu đất đai thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên

- Té chức thực hiện công trình theo đúng nội dung và dự toán đã được cho phê

duyệt;

- Chất lượng sản phẩm bảo đảm theo đúng Thông tư số 75/2015/TT-BTNMTngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban

hành quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai và các văn bản pháp luật hiện hành

- Đảm bảo hoàn thành các nội dung, san phẩm đạt chuẩn chất lượng theo tiến

độ, thời gian thực hiện dự án.

1.4.3 Vai trò của xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền:

Về mặt thuật ngữ khoa học thì Dat dai được hiểu theo nghĩa chung như sau:

"Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành củamôi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ

nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hỗ, sông, suối, đầm lầy, ) Các lớp trầm tích sát

bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và độngvật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ vàhiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà

cua )".

Do đó, "đất đai" theo chiều dọc từ trên xuống ( bao gồm các khí hậu của bầu

khí quyền, lớp đất phủ trên bề mặt, thảm thực vật, động vật sinh sống, diện tích nước,

tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất) thì “đất đai” là khoảng khônggian có giới hạn, theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa địa hình, thénhưỡng, thảm thực vật, thuỷ văn với các phần khác) đã giữ được vai trò thiết yếu và

16

Trang 24

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất cùng với lỗi sống của con

TIBƯỜI.

“Đất đai” là nguồn tài nguyên quan trọng quyết định sự sinh tồn và phát triểncủa một Quốc gia , cũng như không thể có sự tồn tại của loài người “Dat đai” làmột trong những tài nguyên cực kỳ quý báu của loài người, là điều kiện sống chođộng, thực vật và con người sinh sống trên trái đất Vì vậy nếu thiếu đất đai các sinh

vật không thể tồn tại và cũng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào và “ đất đai”

cũng là một sản phẩm của thiên nhiên, đất đai có trước lao động va phát triển quanăm tháng tạo điều kiện dé lao động phát triển

“Đất đai” còn là sự đảm bảo cho đời song,tinh than, dam bao vé mat tai chinh,

như là sự nhượng quyền của cải qua các thế hệ như là động lực dé phat triển cho các

mục đích khác cao hon Hơn nữa “Dat đai” còn là động lực dé tham gia vào tất cả các

hoạt động của con người như văn hóa, kinh tế và xã hội “Đất đai” là địa điểm thíchhợp và, là cơ sở phát triển cho các trung tâm thành phó, làng mạc và các công trìnhcông cộng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi khác Đất đai

cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng nhà ở bằng xi, măng,gốm sứ, gạch đá ”Đất đai” còn là nơi cất giữ nguồn của cải, là một tài sản có địnhhay đầu tư cô định chắc chan và là thước do sự giàu có của mỗi quốc gia nói chungtrên thé giới

Theo “Luật đất đai 2013 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có viết:

“Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựngcác cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ, nhândân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đainhư ngày nay!".

Thật vậy, trong mọi điều kiện quan trọng về vật chất có thê nói đất đai có vị trí

và ý nghĩa thiết yếu và đặc biệt quan trọng - là cơ sở, là điều kiện, là nơi tìm được

công cụ để sản xuất và tìm ra các nguyên liệu lao động và là nơi sinh tồn của mọi xã

hội sinh vật và đặc biệt là cho xã hội loài người.

Hơn thế nữa, vai trò của tài nguyên đất đai đối với từng ngành là rất khác nhau:Thực hiện tại các ngành phi nông nghiệp: Dat đai giữ một vai trò không thiết

17

Trang 25

yếu và cùng với chức năng này tạo điều kiện cho cơ sở và không gian để các vị trí

hoàn thiện quá trình trong lao động, là nguồn dự trữ trong thiên nhiên (các ngành khaithác khoáng sản) Quá trình hình thành và các tài nguyên được đưa ra đều không phụthuộc vào các tính chất của độ phì nhiêu trong đất và chất lượng thảm thực vật vớicác tính chất tự nhiên có sẵn trong tài nguyên đất

Trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp: Đất đai được hiểu là yếu tố tích cực mà quá

trình sản xuất tạo điều kiện về cơ sở vật chất - không gian đất đai qua đó đồng thời là

đối tượng của lao động (luôn chịu sự ảnh hưởng của quá trình sử dụng đất như cày,bừa, xới xáo ) và các công cụ hay dụng cụ trong lao động (phương tiện dé trồngtrọt, chăn nuôi ) Đây là quá trình sản xuất nông — lâm nghiệp liên quan chặt chẽ với

độ phì nhiêu của đất qua quá trình sinh học tự nhiên của đất Cho thấy trong quá trìnhphát triển kinh tế và xã hội con người, sự hình thành của mọi nên văn minh vật chấtnhư văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ thuật như vật chất - văn hoá - khoa học đềuđược xây dựng trên cơ sở của sử dụng đất

Trong các vùng kinh tế phát triển là biểu lộ rõ nhất về việc sử dụng đất đúng

mục đích, khi mức sống của con người còn thấp thi công năng chủ yếu dé phát triển

kinh tế - xã hội tập trung vào đất đai để sản xuất vật chất cho loài người và đặc biệthon là trong nông nghiệp khi cuộc sống ngày càng phát triển ở mức cao hơn, đất đai

từng bước được mở rộng và khai phá từ đó đất đai cũng được sử dụng phức tạp hơn

được gọi là khu vực 1, là điều kiện thiết yếu trên địa ban của khu vực 2 Có thé thấtđất đai đã đóng góp cực kì quan trọng vào vật chất đề sinh tồn cũng như phát triển,

cũng như tạo điều kiện cung cấp thiết yêu và đáp ứng, hưởng thụ cho nhu cầu sống

cao hơn của loài người.

Xã hội càng phát triển nhanh thì công năng của đất đai cũng bị suy thoái qua đótrở nên cấp bách với nền kinh tế toàn cầu quan trọng hơn nữa là vấn đề tăng dân sốnhanh chóng đã và đang làm cho đất càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết, việc sửdụng đất cũng trở nên căng thắng hơn, nếu sử dụng sai mục đích có thể hủy hoại môi

trường đất của loài người và hủy hại đến môi trường tự nhiên ngày càng nhanh chóng

1.5 Nội dung cơ bản của cơ sở dữ liệu không gian đất nền:

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền của Trung tâm Dữ liệu vàThông tin Đất đai bao gồm các nội dung sau: xây dựng cơ sở dit liệu địa chính và

18

Trang 26

không gian đất nền của xã Yên Ninh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

»_ Xây dựng cơ sở va đữ liệu địa chính

* Xây dựng dir liệu và không gian đất nền

* Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tap tin+) Sản phẩm gồm có:

* Sản phẩm dữ liệu và không gian đất đai nền: Dữ liệu không gian đất đai nềnđược ban giao dưới định dạng GML của Yên Ninh thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái

Nguyên.

« San pham về co sở dit liệu địa chính: đữ liệu không gian địa chính được bàn

giao dưới định dạng GML, dữ liệu thuộc tính địa chính được bàn giao dưới dạng

XML; Dữ liệu hồ sơ quét được bàn giao dưới dạng PDF; Số địa chính (điện tủ) đượcban giao dưới dạng PDF; Siêu dữ liệu địa chính được ban giao dưới dạng XML của Yên Ninh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

Căn cứ theo Quyết định số 888/QD-BTNMT ngày 20 tháng 03 năm 2018 của

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tô chức của Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai trực thuộcTổng cục Quản lý đất đai;

Căn cứ theo Hợp đồng số 02/2019/HDDVKTGTN ngày 24 thang 06 năm 2019giữa Ban quản lý dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở đữ liệu đất đai thực hiện

tại tinh Thái Nguyên và Liên danh Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai — Công tyCPTV dịch vụ công nghệ Tai nguyên — môi trường về việc thực hiện Lô thầu số 2

“Hoàn thiện hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu huyện Phú Lương” thuộc dự

án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai thực hiện tại tỉnh Thái

Nguyên”;

- Theo quyết định ngày 15 thang 07 năm 2019, tại Trung tâm Dữ liệu và Thôngtin đất đai dự án có 3 mục tiêu chính:

(1) Hoàn thiện hệ thống và xây dựng cơ sở đữ liệu và không gian đất nền vào

quản lý đất đai ở hai cấp là: Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và địa

phương (Sở Tài nguyên và môi trường) để thu thập thông tin và thu thập dữ liệu tàinguyên đất, qua đó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao qua đó về việc quản lý của

nhà nước đê phát triên nên kinh tê - xã hội, quôc phòng, an ninh cho toàn dân, nghiên

19

Trang 27

cứu khoa học, đảo tạo, hợp tác quốc tế, các nhu cầu khác của xã hội về cơ sở đữ liệu

(3) Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thông tin đữ liệu thực hiện chủ

trương kinh tế hóa ngành cơ sở đữ liệu đất đai, nâng cao hiệu quả của giá trị sử dụng

và đóng góp vào vị thế của ngành quản lý đất đai trong nền kinh tế quốc dân vì sựphát triển bền vững của Quốc gia

Cơ sở pháp lý về việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền:

Các bộ luật đưa ra nhằm đảm bảo công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tài

nguyên đất, qua đó ứng dụng cơ sở không gian đất đai để thực hiện có hiệu quả vàhợp lý như “ Điều 10, thông tư số 05/2017/TT-BTNMT quy định về quy trình xây

dựng cơ sở dữ liệu đất đai có ghi rõ”:

(1) Dữ liệu không gian đất nền được xây dựng dựa trên nền tảng định vị dữ liệukhông gian địa chính dat dai, dữ liệu không gian kiểm kê đất đai, dữ liệu không gian

trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên dat và các dit liệu không gian khác

(2) Dữ liệu không gian đất đai nền phải được thực hiện đúng và đồng thời vàđược xây dựng theo phạm vi đơn vị hành chính cấp xã và việc xây dựng dữ liệu không

gian địa chính.

(3) Dữ liệu dé xây dựng cơ sở dit liệu và không gian đất đai nền bao gồm:

a) Sử dụng bản d6 địa chính phù hợp với don vị cấp xã được phủ kín khi sửdụng trên bản đồ địa chính;

b) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã có bản đồ địa chính nhưng chưa phủkin thì sử dung ban đồ địa chính đối với khu vực có bản đồ địa chính, những khu vựckhác thì sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã của kỳ kiểm kê gần nhất;

c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã chưa có bản đồ địa chính thì sử dụng

bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã của kỳ kiêm kê gần nhất

1.6 Phương thức xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền:

Xây dựng một hệ thống thông tin chính xác và minh bạch là cơ sở dit liệu đầy

20

Trang 28

đủ là điều kiện cần cho bat cứ hoạt động nao khi thực hiện nhiệm vụ tại VPĐK Ứng

dụng tin học tai VPĐK huyện Phú Lương từ lâu đã được coi là thế mạnh trong cảicách các thủ tục hành chính Ngay từ khi nộp hồ sơ trong phiếu nhận và hẹn trả hồ sơhành chính người sử dụng đất đã được xác lập cho mình một mã hồ sơ cá nhân

1.6.1 Khái niệm GIS:

Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống máy tính có chức năng lưu trữ và liên

kết các dữ liệu địa ly với các đặc tính của ban đồ dạng đồ họa, từ đó cho một khả

năng rộng lớn về việc xử lý thông tin, hién thị thông tin và cho ra các sản phẩm bản

đô, các kết quả xử ly cùng các mô hình

1.6.2 Chức năng GIS:

Truy cập và bổ sung đữ liệu (entry and updating):là nhập và bổ sung dữ liệu màcông việc đó phải tiến hành chặt chẽ và là một trong các chức năng quan trọng của

hệ thống thông tin địa lý

Thay đổi dữ liệu: là một chức năng gần gidng với việc bổ sung thông tin đữ liệuthông qua phần mềm thương mai, qua đó chuyên đổi dit liệu có thể giữ độc quyềnbang cách đưa ra các hạn chế về khuôn dang thông tin theo phô cập

Điều khiển dé liệu (data manipulation): điều khiển dữ liệu cần có phương thức

riêng dé lựa chọn theo một chỉ tiêu nhất định dé hệ thống thông tin địa lý được hoạtđộng có hiệu quả, qua đó tong hợp các đặc điểm riêng theo những đặc điểm và phảiđảm bảo được chức năng điều khiển thông tin theo không gian

Phân tích trong không gian: Thời gian trước chức năng của GIS chỉ có 5 chức

năng là mô tả được tập trung bởi Hệ thống thông tin địa lý Đây là chức năng tiếptheo dé phân tích trong không gian và dựa vào sự tiễn bộ của công nghệ dé phát triểnmột cách thần kỳ dé nó trở nên hữu ích cho người sử dung ứng dụng này

Trình bày và hiển thị: Là một trong các chức năng quan trọng bắt buộc phải cócủa hệ thống thông tin địa ly Các tài liệu được hiển thị dưới các dạng như: chữ và số(text), dạng bảng biểu (tabular) hoặc dang ban đồ theo không gian như tài liệu được

xử lý hoặc nguyên thủy Các tính toán chung và kết quả phân tích được lưu giữ ở

dạng chữ và số dé dé dang in ra hoặc trao đồi

Lưu giữ tư liệu: là một chức năng đa dạng về thuộc tính cũng như về khuôndạng, đơn vị đo và tỉ lệ bản đồ Vì vậy lưu giữ tư liệu là một chức năng thiết yếu và

21

Trang 29

quan trọng trong hệ thống thông tin địa lý với một khối lượng của không gian Mỗi

loại đều có các yêu cầu khác nhau thì phải được định vị chính xác và chuyên đổi hợp

lý và hệ thống có hiệu quả đó là phải tổ chức nguồn dit liệu đảm bảo độ chính xácnhưng không mất thông tin sau đó các tài liệu được xếp cùng khu vực

1.6.3 Xử lý dữ liệu:

Sau khi đã đưa các thông tin đầu vào các phương tiện lưu trữ đữ liệu, chúng ta

cần tổ chức các dữ liệu theo một cấu trúc thống nhất Mục tiêu của công việc này là

bảo vệ thông tin, dé tìm thông tin, dé loại bỏ những thông tin cũ va dé bổ sung những

thông tin mới.

Quản trị co sở di liệu là hoạt động của con người có sự trợ giúp của các phần

mềm để hình thành một cấu trúc hợp lý các dữ liệu đang được lưu trữ, cau trúc này

phải đảm bảo các điều kiện:

- Can đảm bảo tối thiểu lượng thông tin đưa vao

- Các mối quan hệ phải thống nhất giữa các số liệu

- _ Truy cập đơn giản và dé tác động vào số liệu qua đó công tác quản tri dé dang

và phô biến hién thị số liệu, cập nhật số liệu theo các yêu cầu của người sử dụng như

các thao tác tìm kiếm và truy cập

1.6.4 Cấu trúc của hệ thống thông tin địa lý:

Hệ thống thông tin địa lý cũng như bao cấu trúc của các hệ thống thông tin khác

cũng có câu tạo bao gôm các hợp phân cơ bản như sau:

NGƯỜI ĐIỂU HÀNH

G0 SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN

ĐIỂU KHIỂN TRINH BAY

Mô hình 1.1: Mô hình chức năng của GIS

NHẬP , XUẤT PHAN TÍCH

DỮ LIỆU

22

Trang 30

1.6.5 Dữ liệu không gian:

Phần mềm GIS được tích hop từ các tư liệu lay từ nhiều nguồn địa lý khác nhau

là đặc điểm cơ bản của dữ liệu không gian Từ đó có thê trích ra từ nhiều nguồn như:bảng số liệu toán thống kê, các loại báo cáo, tại cơ quan trắc địa và ban đồ giấy ( dạnganalog) nhờ kỹ thuật hiện đại bao gồm các hệ thống thông tin địa lý và viễn thám cókhả năng cung cấp các thông tin không gian

Thật vậy, các tư liệu không gian được lay và trình bày dưới dang ban đồ cùng

các thông tin số liệu cụ thé được đặt ở file riêng Qua đó các tư liệu và dữ liệu nàychưa đáp ứng được nhiều van đề về dữ liệu không gian hiện nay là do các lý do sau:

Nhất thiết phải có một không gian tin lưu trữ lớn và vì vậy việc tra cứu trở nênkhó khăn Dé truy cập và lay dit liệu bắt buộc phải có các thông tin địa lý trên bản đồ

và các dữ liệu này có thể thuộc tính khác nhau nhưng được lưu trữ riêng biệt và trở

nên khó khăn khi lưu trữ với hình thức này.

Như vậy có thê nói công nghệ thông tin được phát triển từ hệ thống thông tinđịa lý với nghệ thuật sử dụng máy tính về không gian dạng số Qua đó có thể thấy lưutrữ truyền thống với các tiêu chuẩn này thường không tương thích với nhau Vì vậykhả năng xử lý tự động trên máy tính đã giúp thay thế khối lượng lớn các đữ liệu dạng

truyền thống và được chuyền sang lưu trữ trong CD hay USB

1.6.6 Quản lý dữ liệu:

Có thé nói phan mềm GIS là phần mềm quan trọng trong quản ly dữ liệu

do có các khả năng liên kết hệ thống với việc tự động hóa bản đồ và chức năng quản

ly dit liệu không gian Từ đó hệ thống thông tin địa lý phải có khả năng điều khiếnthành các dạng khác nhau cơ bản trên nền dữ liệu địa lý và cùng với đó có thé quan

lý một lượng lớn dữ liệu với trật tự dễ dàng và rõ rang tạo nên ưu thế nồi bật trongviệc quản lý Hệ thống thông tin địa lý

1.6.7 Sử dung GIS cho dữ liệu không gian:

Giải quyết các câu hỏi về thuộc tính, các câu hỏi về phân tích không gian và tạonên tập đữ liệu mới từ cơ sở dữ liệu ban đầu Mục tiêu của việc phân tích không gian

là từ việc giải quyết các câu hỏi đơn giản về các hiện tượng, các vấn đề trong khônggian, đi đến tập hợp thành các thuộc tính của một hay nhiều lớp và phân tích được sự

liên quan giữa các dữ liệu ban đâu.

23

Trang 31

1.6.8.Một số vấn đề cơ bản trong xử lý không gian:

Xử lý thông tin trong một lớp: giải quyết các vẫn đề về thuộc tính các đơn vị

trong một lớp, đo đạc các gia trị, phân tích sự liên quan giữa các đơn vi trong một lớp

bản đồ

Xử lý thông tin nhiều lớp: chồng xếp hai hoặc nhiều lớp thông tin cho phép tạo

ra nhiều đơn vị bản đồ mới trên cơ sở làm chỉ tiết hoá thông tin của từng phần trong

một đơn vị bản đồ

a) Theo quy định về bản đồ và các tài liệu bản đồ liền kề nhau;

b) Chuẩn bị các lớp đối tượng để tách và lọc chuẩn hóa trong không gian đất đainền;

c) Từ tệp (file) truyền thống dạng số chuyền sang dang dit liệu;

d) Để tạo thành một đối tượng duy nhất cần gộp các thành phần liền kề nhaucủa cùng một đối tượng không gian đất đai nền phù hợp với thông tin theo đơn vị cấp

xã với thuộc tính của đối tượng

Dữ liệu không gian đất đai nền được tích hợp như sau:

a) Đầu tiên là tại các cơ quan hành chính cấp xã, huyện xử lý tiếp biên dữliệu không gian dat đai nền liền kề;

b) Sau đó là tích hợp các đữ liệu không gian đất đai nền vào cơ sở và dữ liệu đấtđai để điều chỉnh và quản lý phù hợp trong khai thác sử dụng

Tại mục 1.2 xây dựng dữ liệu không gian vào đất đai nền, thuộc phần 2Định mức của kinh tế trong kỹ thuật, trong thông tư số 35/2017/TT-BTNMTđược Ban hành định mức của Kinh tế-Kỹ thuật xây dựng trong cơ sở dữ liệu đất

đai có ghỉ rõ:

Bang 1.1 Nội dung công việc

Định Định mức STT | Nội dung công việc

biên (công/xã)

1 Xây dựng dữ liệu không gian dat đai nền

Đối với các dit liệu ban đồ liền nhau cần xử lý biên

1.1 1KS3 5

theo quy dinh

Tach, lọc và chuân hóa các lớp đối tượng trong

1.2 , ` IKS3 12

không gian đât đai nên

24

Trang 32

1.3 Chuyển đổi các lớp đối tượng từ tệp (File) trong

không gian đất đai nền vào bản đồ số và CSDL 1KS3

1.4

Tại đơn vị cấp xã gộp các thành phan liên kề nhau

của cùng một đối tượng không gian trong đất đai

nên qua đó tạo thành một đối tượng duy nhất mà nó

phù hợp với thông tin thuộc tính của đối tượng theo

Tai cap xã, cap huyện liền kề tiếp tục xử lý tiếp biên

dữ liệu không gian trong đất đai nền giữa các đơn

vị hành chính

2.2 Tích hợp dữ liệu không gian đất đai nền vào CSDL

đất đai để quản lý, vận hành, khai thác sử dụng IKS3

tài liệu mà ban đồ thực tế của xã đó dé tính theo công thức: Mx =M x K

(1) Khi làm tính toán các định mức cho từng xã cụ thể thì phải căn cứ vào nguồn

- K là hệ số của nguồn tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền:

+ Tại K=1 được sử dụng trong trường hợp phủ kín bản đồ địa chính;

+ Tại k=0,5 được sử dụng trong trường hợp từ hiện trạng hệ số nguồn bản đỗ;+ Từ nguồn bản đồ địa chính trường hợp mà chưa được phủ kin và phải kết hợp

(3) Nội dung công việc tại Mục 2.2 Bảng số 02 được thực hiện do văn phòng

Thực chat là hiện đại hóa hệ thống thu thập và cập nhật thông tin dat đai đưới

dạng SỐ, tô chức hệ thống mạng máy tính dé sử dụng, trao đôi, cập nhật va cung cấp

thông tin Dé có thé hình thành một cơ sở dữ liệu của thông tin đất đai thống nhất,

25

Trang 33

cần phải có hệ thống bản đồ địa chính chính quy và các biến động được cập nhậtthường xuyên về đất dai được đưa lên bản đồ địa chính.

Hiện nay các số sách địa chính và các thông tin phụ được liệt kê từ các hệ thốngquản lý đã được thu thập thông qua bản đồ địa chính Do đó hệ thống quản lý đã đượcphân cấp thành 2 cấp: cấp tỉnh (đối với t6 chức và người nước ngoài) và cấp huyện(đối với các hộ gia đình, các cá nhân và trong cộng đồng dân cư) nên vấn đề là rất

phức tạp khi tập chung thông tin cập nhật và cung cấp nguồn thông tin ở hai cấp quản

lý.

Thật vậy, hiện nay chưa có các phương pháp quản lý được sự thống nhất và cácphương pháp khai thác, lưu trữ và chỉnh ly các thông tin khi có biến cố xảy ra và cậpnhật thông tin khi sử dụng đất, thửa đất Theo các cơ quan địa chính cấp xã, huyện vàtỉnh thì khi tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất bị hạn chế nhiều nhất là thông tin chưa

có điểm chung thống nhất với nhau và thiếu sự kết hợp nhiệm vụ theo quy định

Những năm gần đây, mặc dù huyện Phú Lương đã và đang cung cấp các thiết

bị, công nghệ mới phục vụ cho công tác thu nhận, xử lý dữ liệu phục vụ cung cấp

thông tin địa chính Tuy nhiên trong việc khai thác, sử dụng, ứng dụng công nghệ

thông tin phục vụ cho công tác cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế Hơn nữa, vấn

đề thu những loại phí khi cung cấp thông tin tại các VPĐK còn đang lúng túng trongkhâu thực hiện (hiện chưa có văn bản quy định cụ thể về những loại phí cung cấp

thông tin).

1.7 Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm Dữ liệu và Thông tin Đắt đai

Các công việc liên quan đến thủ tục hành chính rất quan trọng trong quản lý của

Nhà nước về đất đai, do đó thực hiện tại Trung tâm Dữ liệu và Thông tin Đất dai được

xử lý Mặt khác, trong công tác thực hiện cần phải áp dụng thực tiễn có hiệu quả qua

đó nâng cao tiến bộ được sự chú ý và quan tâm đặc biệt trong các quy định của phápluật và cả trong tô chức được thực hiện

Những người đã sử dụng đất thường đến phòng giao dịch dé nêu ý kiến tai Trungtâm Dữ liệu và Thông tin Dat dai đã đưa ra các nhận xét phù hợp và đánh giá mô hình

một các tích cực Vì vậy mà các thủ tục hành chính tại đây giúp người dân cảm thấy

được thuận tiện và sự lợi ích đem lại nhờ chính sách “một cửa” mang lại.

Qua đó các khách quan thu được bằng các thông tin qua nghiên cứu xã hội học

26

Trang 34

từ chính các cá nhân là người sử dụng đất đã và đang hưởng thụ nhiều lợi ích do sự

thay đổi trong ngành quản ly đất đai về cơ cau tô chức đã mang lại một ý nghĩa rất

lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình Trung tâm Dữ liệu và Thông

tin Đất đai Vì vậy các thông tin được phát hiện ra sẽ góp phần quan trọng về giá trị

và các đặc điểm có lợi và hạn chế mà tổ chức bộ máy Trung tâm Dữ liệu va Thôngtin Đất đai cập nhật Những thông tin này có thê đưa ra giải pháp hoàn thành và nâng

cao hiệu quả đạt được từ hoạt động của Trung tâm Dữ liệu và Thông tin Đất đai

27

Trang 35

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG SU DUNG DAT NEN VÀ CÔNG TÁC XÂY

DỰNG CO SỞ DU LIEU KHÔNG GIAN DAT NEN TẠI XA YEN NINH,

HUYỆN PHU LUONG, TÍNH THAI NGUYEN

2.1 Thực trạng sử dung va quan lý đất nền tại xã Yên Ninh, huyện Phú Luong,

tỉnh Thái Nguyên:

2.1.1 Thực trang sử dung đất nền qua các năm 2016-2018:

Bảng 1.2 Số liệu sw dụng đất nền và một số loại đất khác giai đoạn 2016-2018:

STT LOẠI DAT DIỆN CƠ CÂU

TÍCH

1 Téng dién tich tu nhién 356.283 100%

1.1 Đất nông nghiệp 303.675 85,231.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 112.798 31,651.1.1.2 | Dat trồng cây hàng năm 62.620 17,57

7 Đất chưa qua sử dung 4.782 1,57

8 Đất bang chưa qua sử dụng 1.105 0,36

9 Đất đôi chưa qua sử dụng 1.534 0,51

2.1.2 Tình hình quản lý đất đai:

Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của Đảng bộ, UBND tỉnh Thái Nguyên,công tác quản lý về đất đai trên địa bàn huyện Phú Lương có nhiều chuyên biến tíchcực và đạt kết qua rất tốt, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế Về công táccấp giây chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất tại huyện Phú Lương đã hoàn thành 95%

+ Dat ở: đã cấp được 33.400 bìa diện tích được cấp là 1.895,85 ha;

+ Đất chưa bị tác động được 306,76 ha

Gần đây, các công tác trong quản lý đất đai ở đây chủ yếu là tập trung vào việc

28

Trang 36

lập kế hoạch và lên quy hoạch, truy cập, xử lý các số liệu địa chính thông qua cáchoạt động chuyền quyền sử dụng đất Các công tác quản lý quy hoạch của huyện Phú

Luong trong thời gian qua nhờ đó giúp được các công việc có hiệu quả và dap ứng

nhu cầu đề ra

Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương đã thực hiện

tốt 13 nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Tổ chức chỉ đạo, thựchiện tốt chỉ thị 364CT/TTg của Chính phủ về ranh giới, mốc giới hành chính của cácđơn vị, chính quyền đã chủ động kết hợp với lãnh đạo các đơn vị có liên quan đếnranh giới hành chính của các xã, phường rà soát lại thực địa, cắm mốc dé thống nhất

vị trí cụ thé theo từng khu vực

2.1.3 Hiện trang sử dụng đất đai

Theo kết qua thống kê đất đai đến ngày 31/12/2018, diện tích tự nhiên trên địabàn của huyện Phú Lương là 25.866,90 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp: 19.959,34 ha chiếm 77,10%, tong diện tích tự nhiên ( giảm89,49% ha so với ngày 1/1/2018)

- Đất phi nông nông nghiệp: 5827,80 ha chiếm 22,51%, tông diện tích của tự

nhiên ( tăng 89,49% ha so với ngày 1/1/2018)

- Đất nền: 99,67 ha chiếm 0,39%

Như vậy, diện tích đang sử dụng vào các mục đích là 25.787,15 ha chiếm 99,65

tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất nền chưa sử dụng chiếm 0,39% Qua đó ta thấy,diện tích đang sử dụng đạt tỷ lệ cao, điều đó nói lên quỹ đất của Phú Lương hầu như

đã khai thác gần hết, khả năng mở rộng các loại đất trên đất nền chưa sử dụng cònnhiều hạn chế.

2.2 Cơ sở pháp lý về quyền sử dung dat dai

Từ xưa đến nay, trong các công tác về sử dụng tài nguyên đất ông cha ta đã sửdụng và tích lũy ra nhiều kinh nghiệm về đất hiện nay, những kinh nghiệm này đã

được phản ánh qua khoa học công nghệ hiện dai, đã tạo ra những giá tri mới trong sử

dụng đất Như vậy, nói đến sử dụng hiệu qua dat cho hợp lý, phải bồi dưỡng đất đặt

lên hàng đầu trong bảo vệ tài nguyên, xong muốn bảo vệ đất một cách tốt hơn và hiệuquả không thể chỉ áp dụng duy nhất biện pháp nhất định Nếu chỉ áp dụng biện phápđơn lẻ thì sẽ bộc lộ tính thiếu tong hợp thì biện pháp sẽ mang lại hiệu quả không cao

29

Trang 37

và nhiều trường hợp đã bộc lộ và ngay lập tức bị các mục tiêu chung phủ định.

Ngày nay, xã hội càng phát triển ở trình độ cao, thì vấn đề trong sử dụng đấtluôn hướng tới quyết định mục tiêu bền và lâu dài nhăm đạt hiệu quả và lợi nhuậnmang lại đạt tối đa trên cùng một đơn vị diện tích đất nhất định như: các khu nhà ở,khu công nghiệp, bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng cho sinh

hoạt, phụ vụ tốt nhu cầu cho đời sống của con người như các công trình về mặt tỉnhthần: thé dục thé thao, văn hóa — xã hội, mở rộng khu ở và khu dân cư,

Vì vậy, trong quá trình sử dụng và quy hoạch đất nêu trên luôn đặt ra các mâuthuẫn giữa các mối quan hệ của con người và đất đai, sai lầm của con người trongviệc sử dụng đất liên tục tăng và càng xảy ra nhiều thiếu sót( sai lầm vô hoặc có ý)

đã tác động tiêu cực có hậu quá xấu tới tài nguyên và môi trường nói riêng, hậu quả

gây ra cực kì quan trọng như: lũ lụt, lở đất, cháy rừng, hạn hán , xâm nhập mặn , )

liên tục xảy ra với quy mô ngày càng rộng và mức độ này càng nghiêm trọng đối vớingười dan và làm nghiêm trọng cho một số chức năng của con người về kinh tế- vănhóa- xã hội - môi trường Cần thiết phải giải quyết các xung đột này dé sử dụng đất

có hiệu quả hơn qua đó thong nhat tao ra diéu kién dé giam thiéu những cạnh tranh,qua đó sử dụng có hiệu quả sử dụng và nâng cao chất lượng môi trường Đề xây dựng

mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường tốt thì nhất thiết phải sử dụng tốt hiệu quả và

hợp lý.

Vì vậy dé hiểu rõ được tài nguyên đất có ảnh hưởng lớn như nào cần phải hiểu

rõ được mục đích sử dụng đất Qua đó hình thành và lên kế hoạch cho công tác quản

lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này cho hiệu quả và hợp lý, nhờ đó mà nhu cầu hiện

tại được phục vụ cho mục tiêu bên vững đã không làm ảnh hướng đến mục tiêu pháttriển và ích lợi cho các thế hệ sau này trong tương lai Hiện nay, trong công cuộc pháttriển mang tính toàn cầu hóa phải có các biện pháp tiết kiệm nhưng bền vững và đạthiệu qua dé mang lại hiệu quả cho các chiến lược sau này Vì lẽ đó mà nó rất quantrọng bởi nhiều khía cạnh khác nhau đối với sự phát triển của thế giới loài người Thứ

nhất, dat đai là tài nguyên vô cùng dat giá Bất kỳ quốc gia nào, đất đều là tư liệu sản

xuất trong nền nông - lâm nghiệp chính yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngànhkinh tế quốc dân Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chươngtrình môi trường Liên Hiệp Quốc) khang định “Mặc cho những tiến bộ khoa

30

Ngày đăng: 29/04/2024, 11:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Số liệu sw dụng đất nền và một số loại đất khác giai đoạn 2016-2018: - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp về hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền vào quản lý đất đai tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.2. Số liệu sw dụng đất nền và một số loại đất khác giai đoạn 2016-2018: (Trang 35)
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của VPOLDP huyện Phú Lương - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp về hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đất nền vào quản lý đất đai tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Hình 2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của VPOLDP huyện Phú Lương (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w