1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa

119 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Tại Công Ty Cổ Phần Cảng Thanh Hóa
Tác giả Lê Khánh Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý dự án
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 26,3 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA ĐẦU TƯ

Đề tài:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DUNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CO PHAN

CANG THANH HÓA

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thương

Sinh viên thực hiện: Lê Khanh LinhMã sinh viên: 11182680

Lớp chuyên ngành: Quản lý dự án 60

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thương với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực trong quá trình tôi thực tập tại đơn vị Các kết quả nghiên cứu là do chính tác giả thực

hiện dưới sự chỉ đạo của cán bộ hướng dẫn.

Hà Nội, ngày thang năm 2022

Sinh viên

Lê Khánh Linh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dé tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phan Cảng Thanh Hóa” được hoàn thành tại Trường Dai học Kinh tế Quốc dân.

Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Thương đã tận tình trực tiếp giúp đỡ em, tạo cho em tiền đề trong học tập; cũng như phân tích, giải quyết với những ý kiến đóng góp quý giá, trực tiếp chỉnh sửa trong

suôt quá trình triên khai, nghiên cứu và hoàn thành đê án.

Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Đầu tư và các thầy cô bộ môn -Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong thời gian học vừa qua Đây chắc chắn sẽ là những hành trang để em có thê

vững bước sau này.

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị trong Công ty cô phần Cảng Thanh Hóa đã chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, hỗ trợ em tìm hiểu và cung cấp thông tin, tài liệu để em có thể hoàn thành tốt chuyên

đề thực tập của mình.

Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi có những sơ sót Em rất mong được sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của các thầy, cô dé bài tập này được hoàn thiện

Em xin tran trọng cảm on!

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOAN, 5222212121 21127122121121121111211211211111211211 111g 2 LOT CẢM ƠN - 5 5c 2< 21 E1 212211211211 221 11211 1101121121101 1112 1011k 3 DANH MỤC BANG, BIEU DO, SƠ ĐÒ - 2-52 tt TH rgrrey 7 LOT MỞ ĐẦU - 2£ 2S2<SEEEEEEE1E71211211211112112112111111 211211111 cree 1

CHUONG 1: CO SO LY LUAN CHUNG VE CONG TAC QUAN LY DU AN

ĐẦU TƯ XÂY DUNG CONG TRÌNH TẠI MOT DOANH NGHIỆP 2 1.1 KHÁI QUAT VE DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2 1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư XDCT 2-©5¿+5£+c++xtzxczxezrxerxrred 2 1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư XDCT - 2c ©5¿+5+2cx+£xcrxrzreerxerxrres 2 1.1.3 Vai trò của dự án đầu tư XDCTT ¿+22+2k+EkcEE2EEEEEerkrrrrrerrrrei 3 1.1.4 Phân loại dự án đầu tư XDCTT 2-©2+E++EE+EEE+EEE2EEt2EEtrrerrxerrree 4 1.2 KHÁI QUAT VE QUAN LÝ DU ÁN ĐẦU TƯ XÂY DUNG CÔNG

TRINH 2-52 SE 1EE1211211211 2111111111111 111 T1 T1 11.1101 1111111 1e 4 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý dự án đầu tư XDCT 4 1.2.2 Vai trò của quan lý dự án đầu tư XDCT - ¿5c secxscxererszrzes 5 1.2.3 Các chủ thé tham gia quan lý dự án đầu tư XDCT - 2+ 6 1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TẠI MỘT DOANH NGHIỆP 2 2© ®©S£+EE£EEt2EEEEEEE7X2221211712271 2212 xe 7 1.3.1 Mục đích và ý nghĩa của công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh

014011 00007175757Ề7= 7

1.3.2 Yêu cầu đối với công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh nghiệp 8 1.3.3 Năng lực quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh nghiệp - 10 1.3.4 Quy trình quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh nghiệp 12 1.3.5 Mô hình quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh nghiỆp 14 1.3.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại doanh nghiép 19

1.3.7 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tại một doanh

1.3.8 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tai

RI1181140119900000ẼẺẼ27e7 - 25

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TẠI CÔNG TY CO PHAN CANG THANH HÓA

GIAI DOAN 2017-20211 2-2 s92 2EE9EEEEE2E12212717121121171711211 2111110.27

2.1 TONG QUAN VỀ CÔNG TY CO PHAN CẢNG THANH HÓA 27 2.1.1 Thông tin chung về Công ty + + £+E+Sk+EE+EE2EE+EE+E£EeEEerkerkerkrree 27 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - 5-5 s2 30 2.1.3 Tam nhìn — Sứ mệnh — Giá trị cốt lõi của Công ty . - 31 2.1.4 Cơ cau tô chức của của Công ty ceececcescssesscssessessessessessestsscseesessessessessease 32

2.1.5 Tình hình hoạt động của Công ty giai đoạn 2017-2021 - 37

2.2 THUC TRANG CONG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DUNG CONG TRÌNH TẠI CÔNG TY CO PHAN CANG THANH HÓA GIAI DOAN

B)NG)A/Nm Ô^Â^- ÔỎ 40

2.2.1 Tông quan về công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tai Công ty 40 2.2.2 Cơ sở pháp lý chung của công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tại Công ty 49 2.2.3 Quy trình quản lý dự án đầu tư XDCT tại Công ty -5-5¿ 50

2.2.4 Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCT tại Công ty - 53

2.2.5 Nội dung quan lý dự án đầu tư XDCT tại Công ty woes 54 2.3 VÍ DỤ MINH HOA VE CÔNG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY

DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CÔ PHAN CANG THANH HÓA GIAI

DOAN 201/7-2021 - 2-2 ©5£+E22EE9EESEEE2E12E15E117112112112717121121121111711211 1111 xe 70

2.3.1 Tổng quan về dự án “Xây dựng Tổng kho xăng dầu Hương Xuân” 70 2.3.2 Công tác quản lý dự án “Xây dựng Tổng kho xăng dầu Hương Xuân” 71 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CONG TRINH TẠI CÔNG TY CÔ PHAN CẢNG THANH HÓA GIAI

DOAN 2017-2021 84

2.4.1 Kết quả dat đưƯỢC c2 E2 211211 2121111211111111 111111 11k 84 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2 2 2+ k++E+EE+EE£EE+EE2EE£EeEEerkerxrrkrree 90 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DUNG CONG TRINH TẠI CÔNG TY CO PHAN CANG

THANH HÓA - 5 - SE SE SE2EE2EE2E SE EEEEE115112111111111111111111111 1111111 g1 96 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHAT TRIEN CUA CÔNG TY CÔ PHAN CẢNG THANH HÓA DEN NĂM 2025 - St S12 E9 12E121121211111111111111E 111111111 c1e 96

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Công ty 2-2 2 sc++cs+zsce2 96 3.1.2 Định hướng trong công tác quản lý dự án đầu tư XDCT của Công ty 96

Trang 6

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DUNG CÔNG TRINH TẠI CÔNG TY CO PHAN CẢNG THANH HÓA 97 3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư XDCT 97 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý dự án đầu tư XDCT 102

Trang 7

DANH MỤC HÌNH, BANG, BIEU DO, SƠ DO

Sơ đồ 1.1: Quy trình quan lý dự án đầu tư XDCT tại Doanh nghiệp 13 Sơ đồ 1.2: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án - 5c s55: 14 Sơ đồ 1.3: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án .-¿-©c¿555+ccecxvererrver l5 Sơ đồ 1.4: Mô hình chìa khóa traO †ayY -¿- 2-52 2E SE‡EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrkrex 16 Sơ đồ 2.1: Co cau tổ chức của CON tys.cececceccesssssesessesesseesessessessesesseseseeseesesseeseseees 32 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCT tại Công ty 53 Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý công tác nghiệm thu chat lượng công trình 58 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình quản lý dự an ¿2-2 ++££+E£+E+Ee£Eerkerxerxrresrs 71 Sơ đồ 2.5: Mô hình QLDA tại Công ty -2-2¿©52 222E‡EE2E2EEEEEeEECEErrkrrkerreee 73 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổ chức hiện trường -2 2 2+2E+2E2E2EEeEEeEErErrkrrkerreee 74 Bảng 2.8: Kế hoạch thực hiện các công việc của dự án s-sssssssssssssers 80

Em Xin trân trọng Cam OM! - 5 6 k1 E91 9 119301191 11h ng ng nh 109

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 — 2021 37

Bang 2.2: Nguồn nhân lực QLDA đầu tư XDCT của Công ty - 5+41 Bang 2.3: Năng lực máy móc thiết bi phục vụ công tac QLDA của Công ty 43 Bang 2.4: Cơ cau nhân sự ban QLDA đầu tư XDCT tại dự án của Công ty 45 Bang 2.5: Các dự án tiêu biểu Công ty quản lý giai đoạn 2017-2021 48 Bang 2.6: Quy trình QLDA dau tư XDCT tại Công ty 2-5 ©522cs+cxsrxccez 50 Bảng 2.7: Thống kê trang thiết bị chữa cháy của Công ty . ¿ 5¿©5+c52 60 Bảng 2.8: Kế hoạch thực hiện các công việc của dự án - +- «se ssssrsee 80 Bang 2.9: Số lượng các dự án đầu tư XDCT được quản lý tại Công ty 84 Bang 2.10: Giá trị trung bình một dự án đầu tư XDCT được Công ty quan lý 85

Giai Goan 2017- 202) ee '.i.ẳ 85

Bang 2.11: Một số du án dam bảo tiến độ thi công ceceeceecceeseseseseesessessessessesseeee 87 Bang 2.12: Một số dự án đầu tư XDCT đảm bảo về chi phí do Công ty 89

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa ba mục tiêu thời gian, chi phí và kết quả của QLDA 7

Hình 2.1: Khoảng cách đường thủy - - 5 5 + Tnhh HH HH giết 28Hình 2.2: Khoảng cách đường bộ, - 5 5 +11 vn HT HH ng ng tiệt 29

Trang 8

Biểu đồ 2.1: So sánh doanh thu, lợi nhuận sau thuế giữa các năm 39

Biéu đồ 2.2:Cơ cau lao động của Công ty năm 2021 theo giới tính 42

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2021 theo trình độ - 42

Biểu đồ 2.4: Giá trị trung bình một dự án đầu tư xây dựng công trình 86

Hộp 2.1: Phiếu yêu cầu nghiệm thu 2-2-5 5£ E£SE#EE2EE£EE+EEEEEEEeEEerEerkrrkrree 62 Hộp 2.2: Báo cáo tiến độ thực hiện thi công tuần - 2-2 2+ x+£x+zzzszse2 65

Hộp 2.3: Phân công trách nhiệm cán bộ tại công trìÌnh - ¿- s5 +++s*+++sexsss 67Hộp 2.4: Phan công trách nhiệm cán bộ tại công trÌnh - ¿+5 +++s*++ss+sexsss 32

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 ĐTXD Đầu tư xây dựng

2 GPMB Giải phóng mặt bằng

3 QLDA Quản lý dự án

4 UBND Ủy ban nhân dân

5 TNHH Trach nhiệm hữu han

6 XDCT Xây dung công trình

Trang 10

LOI MO ĐẦU

Với sự phat trién mạnh mẽ của nền kinh tế, nước ta ngày càng có nhiều công trình trọng điểm quốc gia, nhà máy, cao ốc, khu đô thị và cả những công trình công cộng Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã rất coi trọng việc phát triển công nghiệp nặng trong lĩnh vực xây dựng ngay từ những ngày đầu chuyên đổi Điều này cho thấy hoạt động đầu tư luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Nhưng không phải dự án đầu tư nào cũng đạt được kết quả như mong muốn, sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư phụ thuộc vào nhiều yêu tố, trong đó phụ thuộc nhiều nhất vào công tác quản lý dự án.

Trong thị trường xây dựng ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hoạt động quản lý dự án đã dần trở thành cốt lõi cơ bản trong cơ chế quản lý của toàn

doanh nghiệp Khi quản lý dự án tập trung, các mục tiêu về chỉ phí, chất lượng và

thời gian của dự án sẽ được đảm bảo, giúp nâng cao hiệu quả của dự án.

Công ty cô phần Cảng Thanh Hóa hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nhận thức được những điều kiện cần thiết dé phát triển và điều quan trọng là xác định công tác quản lý du án Làm thé nào dé công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (XDCT) đạt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển

thương hiệu, tạo dựng uy tín của Công ty? Đây là câu hỏi mà Công ty luôn quan tâm

và cần được giải đáp trên con đường phát triển hiện tại và tương lai.

Trong thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quản lý dự án của Công ty và quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quan lý dự án dau tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phan Cảng Thanh Hóa”

nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án của Công ty Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế còn tôn tại của công tác quản lý dự án và đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý dự án trong tương lai của Công ty.

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, kết cau khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác quan lý dự án dau tư xây dựng

công trình tại một doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án dau tư xây dung công trình tại Công ty cổ phan Cảng Thanh Hóa giai đoạn 2017-2021

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án dau tư xây dựng công trình tại Công ty cổ phan Cảng Thanh Hóa

Trang 11

CHUONG 1:

CO SO LY LUAN CHUNG VE CONG TAC QUAN LY DU AN

ĐẦU TƯ XÂY DUNG CONG TRÌNH TẠI MỘT DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI QUÁT VE DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư XDCT

Theo khoản 15, Điều 3, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội ban

hành ngày 18/6/2014 định nghĩa:

“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn dé tiến hành hoạt động xây dựng dé xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thê hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư

xây dựng.”

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư XDCT

Thứ nhất, dự án có tính duy nhất, mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt, lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi đã tạo nên tính duy nhất cho mỗi dự án Cũng bởi đặc điểm này khiến cho dự án đã hàm chứa rủi ro Những sai lầm của việc lập dự án, nhất là các sai lầm về chủ trương đầu tư thường hay gây nên nhiều hậu quả to lớn, khó sửa chữa và tồn tại lâu dài.

Thứ hai, dự án bị hạn chế về thời gian và quy mô Các dự án đầu tư xây dựng thường có quy mô đầu tư xây dựng lớn, cho nên đòi hỏi vốn đầu tư lớn Trong quá trình thực hiện thì nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết Dự án bị hạn chế về thời gian

và quy mô.

Mỗi dự án có thời điểm bắt đầu và kết thúc rất rõ ràng, tức là thời gian quản

lý dự án có thé xác định được và chỉ xảy ra một lần.

Thứ ba, dự án đầu tư xây dựng thường đòi hỏi diện tích sử dụng lớn Điều này có ảnh hưởng tới nhiều bên liên quan do phải đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)

Trang 12

và những phương án tái định cư Do đó công tác GPMB và phương án tái định cư cóảnh hưởng rât lớn tới tiên độ thực hiện của dự án.

Thứ tư, dự án đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau Việc quản lý các nguồn lực của một dự án trong trạng thái luôn biến động sẽ phức tạp hơn các quá trình sản xuất thường ngày trong trang thái 6n định của những don vị sản xuất Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cũng có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn có thê ở nhiều địa phương cùng lúc Vì vậy khi tiến hành hoạt động này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó cần phân định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thé tham gia đầu tư.

Thứ năm, dự án đầu tư xây dựng có tính thay đôi, QLDA là quá trình quản lý sự thay đổi của dự án và là quá trình mang tính phức tạp hơn nhiều so với việc quản lý công việc thường ngày của một công ty sản xuất chế tạo Bởi lẽ, công việc thường ngày là những công việc có tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ ràng Công việc của dự án và những thay đổi của nó có xu hướng là quá trình “một lần” duy nhất Đó chính là bản chất đặc trưng của dự án đầu tư xây

1.1.3 Vai trò của dự án đầu tư XDCT

Đôi với các cơ quan quản lý nhà nước: Dự án đâu tư xây dựng là cơ sở thâm

định và ra quyết định đầu tư.

Trên góc độ Chủ dau tư: “Dự án đầu tư xây dựng là căn cứ dé xin phép đầu tư và giấy phép hoạt động, xin phép nhập khẩu máy móc vật tư kỹ thuật, xin hưởng các khoản ưu đãi đầu tư, xin gia nhập các khu chế xuất, khu công nghiệp, xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước, là căn cứ dé kêu gọi góp vốn hoặc phát hành các cô phiếu, trái phiếu ”

Dự án đầu tư được xây dựng sẽ đem lại những kết quả kinh tế - xã hội to lớn:

- Kết quả trực tiếp: công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tạo điều kiện giao thông thuận lợi, phát triển kinh tế, kéo theo hàng loạt những dự án đầu tư khác khiến

bộ mặt kinh tế quanh khu vực có công trình được thay đôi, mang lại nguồn thu về

ngân sách là rât lớn.

Trang 13

- Kết quả gián tiếp: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhiều ngành nghề mới phát sinh trong khu vực có công trình xây dựng được tạo nên, tạo cảnh quan

đô thị.

1.1.4 Phân loại dự án đầu tư XDCT

- Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau: Dự án đầu tư XDCT dân dung; Dự án đầu tu XDCT công nghiệp; Dự án đầu tư XDCT ha tang kỹ thuật; Dự án đầu tư XDCT giao thông; Dự án đầu tư XDCT phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Dự án đầu tư XDCT quốc phòng, an ninh; Dự án đầu tư xây

dựng nhà ở, khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

- Căn cứ nguôn vôn sử dụng và hình thức đâu tư, dự án đâu tư xây dựng được

phân loại thành các dự án sau: Dự án sử dụng vôn đâu tư công; Dự án sử dụng vônnhà nước ngoài dau tư công; Dự án PPP; Dự án sử dung von khác; Dự án dau tư xây

dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau.

1.2 KHÁI QUÁT VE QUAN LÝ DU ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quan lý dự án đầu tư XDCT

1.2.1.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tr XDCT

Nhìn chung, khái niệm của QLDA đầu tư XDCT được hiểu tương tự như khái niệm QLDA đầu tư “Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống dé tiễn hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Đề thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tô chức, chi đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án Nói cách khác, quản lý dự án đầu tư là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm

vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng

sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.” 1.2.1.2 Đặc điểm của quản lý dự án đầu te XDCT

Trang 14

Chủ thê của quản lý dự án chính là người quản lý dự án Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án Những công việc này tạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ

tôn tại của dự án.

Mục đích của quản lý dự án là đê thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sảnphâm cuôi cùng phải đáp ứng được yêu câu của khách hàng Bản thân việc quản lý

không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.

Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tô

chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án Nếu tách rời các chức năng này thì dự án

không thé vận hành có hiệu quả, mục tiêu quan lý cũng không được thực hiện Quá trình trực hiện mỗi dự án cần có tính sang tao, vi thé chúng ta thường coi việc quan

lý dự án là quản lý sáng tạo.

1.2.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư XDCT

* Thông qua quan lý dự án có thể tránh được những sai sót trong những công

trình lớn, phức tạp

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng ngày càng nhiều Ví dụ, công trình xây dựng các doanh nghiệp lớn, các công trình

thủy lợi, các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàng không Cho dù là nhà

dau tư hay người tiếp quan dự án đều khó gánh vác được những tổn that to lớn do sai lầm trong quản lý gây ra Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa

học hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn, phức tạp đạt được mục tiêu

đê ra một cách thuận lợi.

Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, quản lý hiệu quả các dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thất thoát những nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp.

* Quản lý dự án nói chung là sự điều phối nỗ lực cá nhân, tập thể; đòi hỏi sự

hợp tác chặt ché, kết hợp hài hoà giữa các nguồn lực hạn hẹp

- Liên kêt tât cả các hoạt động, công việc của dự án.

- Tạo điêu kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, găn bó giữa nhómquản lý dự án với khách hàng va nhà cung cap dau vào cho dự án.

Trang 15

- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của cácthành viên tham gia dự án.

- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều

chỉnh kip thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được Tạo điều

kiện cho việc dam phán trực tiếp giữa các bên liên quan dé giải quyết những bat đồng - Tạo ra sản phẩm và dich vụ có chất lượng cao hơn.

* Ap dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thong

mục tiêu dự án

Một công trình dự án có quy mô lớn sẽ liên quan đến rất nhiều bên tham gia dự án như người tiếp quản dự án, khách hàng, đơn vị thiết kế, nhà cung ứng, các ban ngành chủ quản nhà nước và công chúng xã hội Chỉ khi điều tiết tốt các Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình mối quan hệ nay mới có thé tiến hành thực hiện công

trình dự án một cách thuận lợi.

Tổng kết lại, quản lý dự án đầu tư xây dụng ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế Trong xã hội hiện đại, nếu không nam vững phương pháp quản lý dự án sẽ gây ra những ton thất lớn Dé tránh được những tồn thất nay

và giành được những thành công trong việc quản lý dự án thì trước khi thực hiện dự

án, chúng ta phải lên kế hoạch một cách tỉ mi, chu đáo.

1.2.3 Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư XDCT

Chủ dau tư dự án: “Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành và QLDA đầu tư XDCT, có trách nhiệm phối hợp các cơ quan tổ chức tham gia quản lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan mà trực tiếp là người quyết định đầu tư.”

Cơ quan quan lý Nhà nước về đầu tư xây dựng: “Có nhiều cơ quan quản lý Nhà nước tham gia vào quá trình quản lý như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý chuyên ngành Mỗi cơ quan có chức năng và

nhiệm vụ khác nhau Như Bộ Xây dựng có chức năng và nhiệm vụ quản lý lĩnh vực

liên quan đến chất lượng, quy trình xây dựng cơ bản, hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ

quyết định chủ đầu tư và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo chủ đầu tư trong quá trình quản lý; Bộ Tài chính sẽ quản lý van đề liên quan đến giá cả xây dựng, ngân sách hoặc các cán bộ quản lý chuyên ngành sẽ quản lý vấn đề liên quan đến ngành,

Trang 16

lĩnh vực do mình quản lý Còn chủ đâu tư có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản

lý Nhà nước có thâm quyên về hoạt động của mình.”

Tổ chức tư van dau tư và xây dựng: “Ngoài việc tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của chuyên ngành, lĩnh vực đang thực hiện, tư vấn còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ mà chủ đầu tư giao thông qua hợp đồng, đồng thời đề xuất những ý kiến phù hợp, hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư.”

Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng EPC, hợp dong chìa khóa trao tay “có trách nhiệm tham gia quản lý thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án theo thỏa thuận hợp đồng với chủ đầu tư và phải có đủ điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng theo quy định pháp luật có liên quan đề thực hiện công việc do mình đảm nhận.”

1.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI

MỘT DOANH NGHIỆP

1.3.1 Mục đích và ý nghĩa của công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh

1.3.1.1 Mục đích

Mục đích của công tác QLDA đầu tư công trình xây dựng là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt, theo tiến độ thời gian cho phép.

Trang 17

Mục đích của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại doanh nghiệp là theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, thi công công trình nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành theo đúng tiến độ, đạt yêu cầu về chất lượng, chi phí không vượt quá ngân sách cho phép và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả.

1.3.1.2 Ý nghĩa

- Giúp doanh nghiệp liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án.

- Tạo điêu kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, găn bó giữa nhómquản lý dự án với khách hàng và các nhà cung câp đâu vào cho dự án.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của cácthành viên tham gia dự án.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không thực hiện

dự án được.

- Tạo điêu kiện cho việc dam phán trực tiép giữa các bên liên quan đê giải

quyết những bắt đồng.

- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.

1.3.2 Yêu cầu đối với công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh nghiệp Thứ nhất, dam bảo về tiễn độ thực hiện dự án

- Các bước triển khai một dự án phải đúng tiến độ: Bao gồm công tác Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư Các khâu phải đúng trình tự, đối với

các công việc nối tiếp, đảm bảo công việc này xong, công việc khác mới thực hiện

tiếp, giai đoạn sau thực hiện theo giai đoạn trước, còn đối với các công việc thực hiện song song cần phải đảm bảo cùng hoàn thành trước thời gian thực hiện (nhóm) công

việc khác sau đó.

- Tiến độ tổng thể phải đảm bảo không bị chậm Tiến độ tổng thé của cả dự án phụ thuộc và nhiều nguyên nhân, nếu dự án hoản thành không đúng tiến độ, phải xác

định được nguyên nhân là do yếu tố nào, chủ quan hay khách quan, các cá nhân có chủ động khắc phục trước khi xây ra hậu quả nghiêm trọng hay đã thả nổi dự án

- Tiến độ thực hiện các bước phải phù hợp với các thủ tục đi theo Nếu các bước thực hiện nhanh nhưng các thủ tục, cơ chế không theo kịp thì cũng không hợp

Trang 18

lý, ví dụ như thi công chỉ được thực hiện sau khi đó có thiết kế, dự toán được phê duyệt Tiến độ thi công phải đảm bảo thực hiện tốt tiến độ thanh toán vì liên quan toitién độ giải ngân kế hoạch vốn hang năm Tiến độ lập và phê duyệt quyết toán vốn phải dam bảo thời gian thu hồi vốn, tránh dé dự án đã trích khấu hao nhiều năm mới

có quyết định tăng tài sản chính thức và bàn giao cho đơn vị vận hành Thứ hai, đảm bảo về chất lượng thực hiện dự án

- Chất lượng công tác quản lý dự án phải được đảm bảo ngay từ khâu đầu tiên: chuẩn bị đầu tư Một dự án đầu tư khả thi sẽ là tiền đề rạo ra chất lượng cho toàn bộ dự án Một dự án thay đổi phương án đầu tư, phương án kỹ thuật, ké cả sai sót trong thiết kế - tong dự toán phải thay đôi nhiều lần sẽ là nguyên nhân thất bại cho các khâu - giai đoạn tiếp theo, gây ra thất thoát, lãng phí nguồn lực rat lớn về tai sản, con người.

- Chất lượng quản lý dự án còn thé hiện ở giai đoạn thi công xây dựng công trình, đúng, đủ về mặt khối lượng theo thiết kế; nghiệm thu đúng thực tế thi công.

- Chất lượng dự án phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, của ngành Giao thông vận tải và yêu cầu chất lượng dự án được duyệt.

Thứ ba, đảm bảo về chỉ phí thực hiện dự án

- Các chi phí tập hợp cho dự án phải đúng, đủ và phải hop ly nghĩa là các nội

dung chi phí phải tuân theo đúng quy định, đúng hạng mục (chi phí tư van, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù, giải phóng mặt bang, chi phí quản lý dự án,

chi phí khác và chi phí dự phòng), các khoản chi phí phải tập hợp đúng dự án, đúng

nguôn vốn Tổng chi phí cho dự án phải phù hợp với quy mô dự án cũng như với độ

dài thời gian thực hiện dự án.

- Phải kiểm soát được chỉ phí thực hiện dự án, nghĩa là xác định được sự chênh

lệch so với được duyệt dé kịp thời ngăn chặn những thay đổi không đúng, không được phép, từ đó đề xuất giải pháp để quản lý có hiệu quả chỉ phí dự án.

- Các khoản chi phí đều không bị loại ra khỏi giá trị quyết toán khi được kiểm tra, kiêm toán Dự án đầu tư xây dựng được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm, do vậy việc thanh tra, kiểm toán liên tục được thực hiện, không chỉ trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp, nội bộ ngành mà còn thuộc phạm vi của Chính phủ Do vậy, nếu chi

phí không đúng, hợp lý sẽ bị loại khỏi giá trị công trình.

Trang 19

- Trong quá trình quản lý dự án thi việc lựa chọn được nhà thầu cung ứng theo đúng trình tự và quy định hay không, lựa chọn được nhà thầu có tiêu chuẩn tốt nhất

thực hiện các công việc liên quan của dự án và quản lý quá trình thực hiện theo đúng

các yêu cầu về thời gian, tiến độ, chất lượng, chi phí một cách tốt nhất.

Thứ tu, mức độ ảnh hưởng tới môi trường cua dự an

Quá trình quản lý dự án cần phải quan tâm xem Dự án có gây hại gì cho môi

trường xung quanh không: môi trường nước, môi trường không khí cả trước, trong

quá trình thi công và trong quá trình sử dụng Vì một dự án gây hại đến môi trường

sẽ ảnh hưởng đên môi trường sông của những đôi tượng sông xung quanh dự án.

Như vậy, công tác quản lý dự án được coi là có kết quả tốt nếu biết kết hợp hai hoà hợp lý giữa các mục tiêu cụ thé, giữa các lợi ich của các đối tượng hưởng lợi từ dự án, thúc đây quá trình hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu dự án đề ra Tuỳ thuộc vào từng dự án với những đặc thù riêng mà người ta cân nhắc thiên về mục tiêu nào cần đạt được và phải hy sinh một hoặc một số mục tiêu khác Một dự án được coi

là hiệu quả nếu trong thời gian cho phép với chi phí cho phép dat được kết quả mong

muốn và sử dụng những nguôn lực có thé có một cách hiệu quả nhất 1.3.3 Năng lực quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh nghiệp

1.3.3.1 Năng lực về nguồn nhân lực

Tập trung nâng cao khả năng của người quản lý dự án, quyền hạn và địa vị của người quản lý dự án không đủ dé mang lại thành công cho dự án, mà điều quan trọng là người quản lý dự án phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm quản lý của người quan lý

dự án, và biết được những khó khăn, vướng mắc của dự án cần giải quyết Ngoài ra,

người quản lý dự án phải có khả năng phối hợp với các bên liên quan của dự án, các cấp lãnh đạo, khả năng đàm phan và giải quyết các nguồn lực và trách nhiệm xung đột giữa các bên trong dự án Nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp có lợi thế về

kinh nghiệm và sự năng động của đội ngũ nhân viên trẻ được đào tạo thì đó sẽ là mộtcông ty có khả năng cạnh tranh cao với các công ty khác.

Năng lực của những người tham gia dự án không chỉ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của dự án mà còn ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và sự

châp nhận của khách hàng đôi với dự án Đào tạo nguôn nhân lực chú trọng nâng cao

Trang 20

khả năng cua những người tham gia dự án, bên cạnh việc nâng cao kỹ năng chuyênmôn cũng cân phát triên kỹ năng giải quyêt van đê và tinh thân làm việc nhóm.

Năng lực của các nhà quản lý tài chính cũng là một yêu tô quan trọng Nêu độingũ có trình độ chuyên môn cao và xử lý kip thời các vân dé liên quan thì có thê giảm

giá thành xây lắp và đưa ra giá dự thầu hợp lý 1.3.3.2 Năng lực về máy móc thiết bị

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các thiết bị, phần mềm phụ trợ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp con người quản lý công việc với chất lượng

cao hơn, độ chính xác cao hơn, thời gian rút ngắn, từ đó giảm thiểu các chi phí liên

quan khác Việc xây dựng được thực hiện với sự đóng góp của nhiều loại máy móc thiết bị Việc lựa chọn máy móc thiết bị không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn

phụ thuộc vào chất lượng, xuất xứ, năng lực sản xuất, công nghệ, Máy móc lạc hậu

sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, tốn nhiều chi phí, bảo trì, hiệu qua công việc Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, máy móc thiết bị không ngừng được cải tiến và tối ưu hóa, khả năng của máy móc thiết bị có thé giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và xác định được tiềm năng vốn có của doanh nghiệp cùng với khách hàng Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với khả năng của mình để mang lại hiệu quả tốt nhất

cho công trình của mình.

1.3.3.3 Năng lực về công nghệ

Sử dụng phần mềm quản lý dự án sẽ giúp cho việc quản lý dự án trở nên đơn giản, trực quan và rõ ràng hơn Việc sử dụng phần mềm quản lý dự án sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các nhà quản lý dự án, giúp điều chỉnh thời gian các vấn đề làm chậm tiến

độ, giúp quản lý chi phí hiệu quả Hơn nữa, tránh lãng phi, và chất lượng dự án được

đảm bảo Ngoài ra, khi doanh nghiệp có hệ thống mạng nội bộ, việc truyền tải thông tin trở nên dé dang và tiết kiệm thời gian hơn Yếu tố thông tin có vai trò quyết định đến khả năng tham gia đấu thầu dự án xây dựng của doanh nghiệp Thông tin bao gồm thông tin bên ngoài (tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh, yếu tố pháp lý, nguồn lực, kinh tế xã hội ) và thông tin nội bộ (lãnh đạo và nhân viên ) Bạn có thé nắm bắt và xử lý thông tin càng nhanh thì việc lập kế hoạch dự án của bạn càng chính xác.

Trang 21

1.3.4 Quy trình quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh nghiệp

QLDA các dự án có một quá trình bao gồm nhiều công việc Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp giao vốn đề thực hiện Dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết thúc xây dựng đưa vào khai thác sử dụng với mục

đích cuôi cùng là tạo ra những sản phâm đáp ứng yêu câu đê ra, sử dụng có hiệu quả.

Đề làm được điều này cơ quan được giao nhiệm vụ QLDA phải làm tốt các công việc sau: lập và xin phê duyệt quy hoạch; lập báo cáo đầu tư (du án nhóm quan trọng Quốc gia), lập dự án đầu tư; các bước thiết kế; dau thầu; chỉ định thầu; các thủ tục cần thiết để đủ điều kiện khởi công được công trình; quản lý chất lượng công trình; thanh toán vốn đầu tư; đưa dự án vào khai thác sử dụng Đối với mỗi dự án có quy mô, tính chất khác nhau nên công tác QLDA cũng khác nhau, có sự phối hợp với

các cơ quan ban ngành khác nhau.

Trang 22

Bước 1: Lên ý tưởng thực hiện dự án

Bước 2: Quy trình trước khi khởi động dự án

+ Chủ đầu tư trình bày ý tưởng với cơ quan chức năng+ Đưa vào lập và phê duyệt kế hoạch vốn cho năm

Bước 3: Quy trình chuẩn bị dự án+ Chọn đơn vị tư vấn lập dự án

+ Tiến hành lập dự án:

e Lập báo cáo đầu tư xây dựng và xin phép đầu tưe Lập dự án dau tư xây dựng công trình

e Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật

+ Cơ quan có thầm quyền thâm định và phê duyệt dự án

Bước 4: Quy trình thực hiện dự án

+ Xin cấp giấy phép đầu tư (nếu có)+ Chuẩn bị trước khi xây lắp

Thanh quyết toán công trình

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý dự án đầu tư XDCT tại Doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 23

Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng chi phối, cho nên hoạt động đầu tư xây

dựng doi hỏi phải tuân thủ trình tự các bước theo từng giai đoạn của dự án Vi phạm

trình tự đầu tư và xây dựng sẽ gây ra lãng phí, thất thoát và tạo sơ hở cho tham nhũng trong hoạt động đầu tư và xây dựng.

1.3.5 Mô hình quản lý dự án đầu tư XDCT tại doanh nghiệp 1.3.5.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án

Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tô chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uy quyền Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ , don giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án , đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án Để quản lý chủ đầu tư

được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không cân lập ban

Chủ dau tư - Chủ dự án

Chuyên gia quản lý

quản lý dự án.

dự án ( có van)

dự án I thực hiện dự án II thưc hiên dư án III

Sơ đồ 1.2: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Nguôn: Giáo trình QLDA 1.3.5.2 Mô hình chú nhiệm điều hành dự án

Mô hình này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn dé diều hành dự án Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quan lý thực

Trang 24

hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án Chủ nhiệm điều hành dự án là một

Các chủ thầu

Sơ đồ 1.3: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Nguồn: Giáo trình QLDA

1.3.5.3 Mô hình chìa khoá trao tay

Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý đại điện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tô chức đấu thầu dé chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo

sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.

Trang 25

Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tin dụng đầu tư phát trién của Nhà nước, khi áp dụng hình thức chìa khoá trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép Chủ đầu tư có trách nhiệm tô chức nghiệm

thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vao sử dụng.

Chủ dau tư - Chủ dự án

Chọn tông thâu ( chủ nhiệm

điêu hành dự án)

Thau phụ

Gói thầu 1 Gói thầu 2 Gói thầu n

Nguôn: Giáo trình QLDA

1.3.5.4 Mô hình tự thực hiện dự an

Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu

của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án Hình thức tự thực hiện dự

án chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, von huy động từ các nguồn khác) Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), chủ đầu tư phải tô chức giám sát chặt chẽ việc sản

Trang 26

xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất

lượng công trình xây dựng.

1.3.5.5 Mô hình quản lý dự án đầu tư theo chức năng

Dự án đầu tư được đặt vào một phòng chức nang nao đó trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (tuỳ thuộc vào tính chất của dự án).

Các thành viên quản lý dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức năng khác nhau đến và họ vẫn thuộc quyền quản lý của phòng chức năng nhưng lại đảm nhận phần việc chuyên môn của mình trong quá trình quản lý điều hành dự án.

* Mô hình quản lý này có ưu điểm:

- Linh hoạt trong việc sử dụng can bộ Phong chức năng có dự an đặt vào chi

quản lý hành chính và tạm thời một số mặt đối với các chuyên viên tham gia quản lý dự án đầu tư Họ sẽ trở về vị trí cũ của mình tại các phòng chuyên môn khi kết thúc

dự án.

- Một người có thể tham gia vào nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quả vốn, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên viên.

* Mô hình này có nhược điểm:

- Đây là cách tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hàng.

- Vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một phòng chức năng nên phòng này

thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính của nó mà không tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thoả đáng các van dé của dự án Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các phòng chức năng khác cùng thực hiện dự án Do đó dự án không nhận được sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn lực đề hoạt

động hoặc bị coi nhệ.

1.3.5.6 Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án

Đây là mô hình quản lý mà các thành viên ban quản lý dự án tách hoàn toàn

khỏi phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo yêu cầu được giao.

* Mô hình quan ly này có uu điểm:

- Đây là hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu của khách hàng nên có thể phản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường.

Trang 27

- Nhà quản lý dự án có đầy đủ quyền lực hơn nđối với dự án

- Các thành viên trong ban quản lý dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm dự án, chứ không phải những người đứng đầu các bộ phận chức năng điều

- Do sự tách khỏi các phòng chức năng nên đường thông tin được rút ngắn,

hiệu quả thông tin sẽ cao hơn.

* Mô hình này có nhược diém:

- Khi thực hiện đồng thời nhiều dự án ở những địa bàn khác nhau và phải đảm bảo đủ số lượng cán bộ cần thiết cho từng dự án thì có thê dẫn đến tình trạng lãng phí

nhân lực.

- Do yêu cầu phải hoàn thành tốt mục tiêu về thời gian, chi phí của dự án nên các ban quan ly dy án có xu hướng tuyén hoặc thuê các chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực vì nhu cầu dự phòng hơn là do nhu cầu thực cho hoạt động quản lý dự án.

1.3.5.7 Mô hình quan lý dự an theo ma trận

Mô hình này kết hợp giữa mô hình quản lý dự án theo chức năng và mô hình quản lý chuyên trách dự án Từ sự kết hợp này hình thành hai loại ma trận: ma trận

mạnh và ma trận yêu

* Mô hình nay có uu điểm:

- Mô hình này giao quyền cho Chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng tiễn độ, trong phạm vi kinh phí được duyệt.

- Các tài năng chuyên môn được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau - Khắc phục được hạn chế của mô hình quản lý theo chức năng Khi kết thúc dự án các thành viên ban quản lý dự án có thê trở về tiếp tục công việc cũ tại phòng

chức năng của mình.

- Tạo điều kiện phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng và những thay đôi của thị trường.

* Nhược điểm của mô hình:

- Nếu việc phân quyền quyết định trong quản lý dự án không rõ ràng hoặc trái ngược, trùng chéo sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án.

Trang 28

- Về lý thuyết các Chủ nhiệm dự án quản lý các quyết định hành chính, những người đứng đầu bộ phận chức năng ra quyết định kỹ thuật Nhưng trên thực tế quyền hạn và trách nhiệm kha phức tap Do đó, kỹ năng thương lượng là một yếu té rất quan

trong dé đảm bảo thành công của dự án.

- Mô hình này vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Vì một

nhân viên có hai thủ trưởng nên sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh

nảo trong trường hợp hai lệnh từ hai nhà quản lý cấp trên mâu thuẫn nhau.

1.3.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại doanh nghiệp

1.3.6.1 Quan lý dự an theo giai đoạn

Theo khoản 1, Điều 4, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/3/2021 quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

hướng dẫn trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của

Luật Xây dựng năm 2014 như sau:

“a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dung; lập, thâm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thâm định, phê duyệt quy hoạch chỉ tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên

quan đên chuân bị dự án;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bang xay dung, ra pha bom min (néu có); khảo sat xây dung; lập, thâm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; ban giao công trình

đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.”

Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng gọi là một vòng đời Vòng đời của dự án bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ

Trang 29

khi bắt đầu có ý tưởng đến khi triển khai nhằm đạt được kết quả cho đến thời gian khi kết thúc dự án Thông thường, các dự án đều có vòng đời phải trải qua bốn giai

đoạn, bao gồm: Giai đoạn hình thành dự án (Chủ trương lập dự án); giai đoạn nghiên

cứu phát triển (lập dự án); giai đoạn thực hiện và quản lý; giai đoạn kết thúc.

Có thé thấy trong các giai đoạn trên thì giai đoạn chuẩn bị dau tư tạo tiền dé

và quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án, dự án có phát huy tác dụng

tối đa khi đa khi đưa vào khai thác sử dụng hay không chính là nhờ vào việc xác định mục tiêu đúng đắn Nội dung chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là việc xây dựng

dự án đầu tư Trong đó vấn đề chất lượng, tính chính xác của các kết quả nghiên cứu

tính toán là quan trọng nhất.

Trong giai đoạn thực hiện dau tư thì van dé thời gian là van dé quan trọng hơn vì đây là yếu tố có ảnh hưởng mang tinh chất quyết định đến khả năng về vốn, thời cơ cạnh tranh của sản phẩm Giai đoạn này, chủ đầu tư chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng: trình duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ thuật công trình trong suốt quá trình thi công và chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án.

Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng thì việc tổ chức quản lý và phát huy tác dụng các kết quả của dự án là quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian tồn tại của dự án Sau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, chủ đầu tư thực hiện công tác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý, sử

dụng thực hiện khai thác, vận hành công trình với hiệu quả cao nhất Như vậy các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm

quan trọng riêng của nó nên không đánh gia qua cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào

và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau.

1.3.6.2 Quản lý dự án theo nội dung

Công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình bao gồm các nội dung sau:

- Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh

vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.

Trang 30

- Quản lý phạm vi dự án là việc tiễn hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án Xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi của dự án Cụ thể, gồm các công việc: phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự

- Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra Nó bao gồm việc xác định

công việc cụ thé, sap xép trình tự hoạt động, bồ trí thời gian, khống chế thời gian và

tiên độ dự án.

- Quản lý chi phí dự án là quá trình quan lý chi phi, giá thành dự án nhằm dam bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu Nó gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chỉ phí.

- Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bao chất lượng.

- Quản lý nguồn nhân lực dự án là phương pháp quản ly mang tính hệ thong

nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất Cụ thé gồm những công việc: hướngdẫn,

phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vao việc hoàn thành mục

tiêu dự án.

- Quản lý thông tin dự án là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý

khác nhau.

- Quản lý rủi ro trong dự án: Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tổ

rủi ro mà chúng ta không lường trước được Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang

tính hệ thống nhăm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi, không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bat lợi không xác định cho dự án Cụ thé bao gồm những công việc nhận biết các yếu t6 rui ro, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó

với từng loại rủi ro.

- Quản lý hợp dong và hoạt động mua bán của dự án: là quá trình lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang

Trang 31

thiết bị, dịch vụ cần thiết cho dự án Quá trình quản lý này giải quyết vấn đề: Bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài

cung cấp cho dự án, tiến độ cung, chất lượng cung như thế nào.

- Quản lý việc giao nhận đự án: Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà

Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án Quản lý giao - nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vi thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên giao và nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp.

1.3.7 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tại một doanh nghiệp

1.3.7.1 Số lượng dự an dau tr XDCT được quan ly tai doanh nghiệp

Số lượng dự án do công ty quản lý ngày càng tăng qua từng năm là tín hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã khăng định được uy tín, chỗ đứng trên thị trường và lượng khách hàng ồn định qua từng năm Năng lực vốn 6n định, điều kiện hoạt động phát triển theo từng năm Tuy nhiên, khi số lượng dự án do công ty quản lý tăng lên theo từng năm, điều này không mang lại điềm báo tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì điều này có thé gây ra van đề Do nhân lực quản lý dự án thiếu, nhân viên phải tham gia nhiều dự án dẫn đến công việc quá tải, chồng chéo, hiệu quả công việc không

1.3.7.2 Giá trị trung bình các dự án đầu tư XDCT được quản lý tại doanh nghiệp Mức bình quân của các dự án đang quản lý được tính trên tổng số vốn dang quản lý và số dự án được quản lý trong một năm Giá trị trung bình của các dự án được quản lý phản ánh kết quả quản lý dự án của doanh nghiệp Khi giá trị bình quân tăng qua từng năm có nghĩa là doanh nghiệp phát triển tốt qua từng năm, khả năng tài chính ồn định, từng bước tao dựng được uy tín đối với khách hàng, có khả năng tham gia quản lý điều hành quy mô lớn và vừa các dự án Tuy nhiên, giá trị trung bình của các dự án được quản lý đã tăng quá nhanh qua các năm, điều này không mang lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì nó đòi hỏi các công ty phải

có một lực lượng lao động chuyên dụng Quản lý tiến độ, chi phí và chất lượng détránh thất thoát, lãng phí, chậm tiễn độ dự án va những người kém chất lượng.

Trang 32

1.3.7.3 Tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án dau tw XDCT tại doanh nghiệp

Các bước thực hiện dự án phải được thực hiện theo kế hoạch và hoàn thành theo đúng trình tự Đối với những công việc liên tục, hãy đảm bảo hoàn thành công việc này trước khi tiếp tục công việc khác Đối với các công việc song song, cần đảm

bảo răng chúng hoan thành trước các công việc khác.

Bên cạnh đó, tiễn độ tổng thể không thể bị trì hoãn Tiến độ tổng thể của một dự án phụ thuộc vào nhiều yêu tố khác nhau Nếu tiến độ chung của dự án bị chậm so với kế hoạch thì phải xác định những yếu tô nào gây ra sự chậm trễ? Đó là chủ quan hay khách quan? Cá nhân có chủ động khắc phục trước khi xảy ra hậu quả

nghiêm trọng hoặc gây án?

Tiến trình của các bước phải phù hợp với các thủ tục được tuân theo Thiếu sót xảy ra khi các bước được thực hiện nhanh chóng, nhưng các thủ tục và cơ chế không thê theo kịp Vì trong quá trình thực hiện dự án phải thi công sau khi thiết kế và kinh phí được duyệt, tiến độ thi công phải đảm bảo thực hiện tốt tiến độ thanh toán

vì liên quan tới tiến độ giải ngân kế hoạch vốn hàng năm; tiến độ lập và phê duyệt

quyết toán vốn phải đảm bảo thời gian thu hồi vốn, tránh dé dự án đã trích khấu hao

nhiêu năm mới có quyêt định tăng tài sản chính thức va ban giao cho đơn vi vận hành.

1.3.7.4 Chi phí thực hiện dự án đầu tw XDCT tại doanh nghiệp

Quá trình quản lý chi phí đầu tư trong quản lý dự án phải tuân theo một số

nguyên tac, bao gôm:

- Chi phi tính cho dự án phải đúng, đủ, hợp lý, nghĩa là nội dung chi phí phải

phù hợp với quy định và hạn chế Các khoản chi phải được thu đúng chương trình, đúng nguồn kinh phí Tổng chỉ phí của dự án phải tương xứng với quy mô của dự án

và khoảng thời gian thực hiện dự án.

- Chi phí thực hiện dự án phải được kiểm soát, nghĩa là so với chi phí đã được phê duyệt, xác định được các phương sai, ngăn chặn kịp thời các thay đôi trái phép và không phù hợp, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả kết quả chi phí của

dự án.

1.3.7.5 Chất lượng thực hiện dự án đầu tw XDCT tại doanh nghiệp

Chat lượng quan lý dự án được đánh giá băng các tiêu chí cụ thé sau:

Trang 33

- Chất lượng quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng phải đảm bảo đúng, đủ về số lượng theo thiết kế, nghiệm thu và thực tế thi công.

- Chất lượng của dự án trong giai đoạn vận hành được đảm bảo không có sự

- Thực hiện nghiêm túc các quy trình bảo trì, bảo hành kỹ thuật.

- Nếu người quan lý dự án muốn chat lượng phù hop với hệ thống quản ly chat lượng thì đơn vị quản lý dự án phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Chat lượng công trình phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, của ngành xây dựng và yêu cầu chất lượng công trình đã được phê duyệt.

1.3.7.6 Các tiêu chí khác

- Quan ly an toàn lao động trên công trường xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng tai công trường luôn tiềm ân những rủi ro, tai nạn đến cho người lao động Chính vì vậy việc dam bảo an toan lao động cho đội ngũ lao động là hết sức cần thiết, đảm bảo quyền lợi cho công nhân cũng như cho

doanh nghiệp Đảm bảo an toàn lao động giúp ngăn ngừa được rủi ro tai nạn lao động,bảo vệ sức khỏe người lao động Vì vậy quản lý an toàn lao động trên công trường

xây dựng là hoạt động hết sức cần thiết để công trình không bị gián đoạn, gặp phải sự cô về an toàn lao động, không xảy ra những rủi ro đáng tiếc cho người thi công

xây dựng.

- Quản ly môi trường xây dựng

Quy trình quản lý dự án cần phải quan tâm xem mức độ ảnh hưởng đến môi trường của dự án qua các yếu tố như dự án có gây hại gi cho môi trường xung quanh bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, trong quá trình thi công và sử dụng không Vì một dự án gây hại đến môi trường sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của những đối tượng xung quanh dự án, đặc biệt là con người.

Trang 34

Quan lý dự án dau tư xây dựng là công việc không cân qua nhiêu người nhưng

cân nguôn nhân lực đáp ứng được yêu câu về kiên thức chuyên môn, năng lực bảnthân, găn bó với công việc, cộng với sô lượng nhân lực đông đảo thì ban quản lý dự

án mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất * Nguồn lực tài chính

Quản lý dự án dau tư xây dựng cần có kinh phí để trang trải các chi phí trong quá trình xây dựng, cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho công việc và trả lương cho nhân viên xây dựng Một mức lương phù hợp và thiết bị tiêu chuẩn, chất lượng

sẽ giúp quản lý dự án thành công.

* Trang thiết bị cơ sở vật chất - kỹ thuật

Việc có đủ trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn và chất lượng sẽ giảm bớt khó khăn, tăng tính chính xác và hiệu quả của công tác quản lý dự án cũng như tông thé

dự án.

Khi nhu cầu đầu tư xây dựng ngày càng tăng thì khối lượng công việc trong từng khâu ngày càng nhiều, do đó phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác và thống nhất Do đó việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại là một đòi hỏi tất yếu.

* Tinh phức tạp cua dự an

Các dự án phức tạp sẽ đòi hỏi rất nhiều chuyên môn và chất lượng của nguồn nhân lực, yêu cầu thiết bị phù hợp, phức tạp và khối lượng lớn, đồng thời yêu cầu kinh phí đáng ké và định kỳ dé duy trì các nỗ lực quản lý dự án Mức độ phức tạp của

quản lý dự án phụ thuộc vào mức độ phức tạp của dự án.

Trang 35

1.3.8.2 Các nhân tố khách quan * Điêu kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế- xã hội là một trong nhưng căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát Kinh tế xã hội phát triển có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN, quy mô nguồn thu sẽ quyết định nguồn chi Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi cho đầu tư phát triển rất lớn tuy nhiên nguồn lực tài chính từ Nhà nước

có hạn Các dự án cần đầu tư công ngày càng nhiều, trong khi ngân sách hạn hẹp đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác cân đối, lập và giao kế hoạch ngân sách

cho các công trình, dự án.

* Chính sách quản lý nhà nước về dau tư xây dựng

- Khi xây dựng các dự án phải đúng chủ trương đầu tư của nhà nước thì mới được quyết định đầu tư;

- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động đầu tư xây dựng:

- Đảm bảo tính chính xác trong thiết kế: Trong khâu này cần có tô chức chuyên môn có đủ tư cách pháp nhân, uy tín nghề nghiệp lập theo tiêu chuẩn của nhà nước ban hành Thực tế có rất nhiều công trình xấu, kém chất lượng do lỗi của nhà thiết kế Đây là một nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu

tư xây dựng công trình;

- Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nha thầu Lợi ích của

hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật

của công trình và có chỉ phí tài chính hợp lý nhất.

Trang 36

CHUONG 2: THỰC TRẠNG CONG TAC QUAN LY DỰ ÁN DAU TU XAY DUNG CONG TRINH TAI TAI CONG TY CO PHAN

CANG THANH HOA GIAI DOAN 2017-2021

2.1 TONG QUAN VE CONG TY CO PHAN CANG THANH HOA 2.1.1 Thông tin chung về Công ty

21.1.1 Giới thiệu chung

- Tên Công ty: Công ty cô phần Cảng Thanh Hóa

- Tên giao dịch: THANH HOA PORT JSC

- Địa chỉ: Số 03 — Đường Bach Dang — Xã Quảng Hưng — Thành phố Thanh

Hóa — Tinh Thanh Hóa

- Dién thoai: 0237 391 0087

- Fax: 0237 391 0112

- Email: thanhhoaportvn @ gmail.com

- Mã doanh nghiệp (mã số thuế): 2800196475

- Vốn điều lệ: 41.000.000.000 (Bốn mươi mốt tỷ đồng)

Cảng Thanh Hóa là một trong những cảng lớn của Trung Bộ Việt Nam Với

vai trò quản lý và khai thác cảng biển hiện nay đang được tăng cường tập trung đầu tư, phát triển, nâng cấp và mở rộng dé bắt kịp với nhu cau thị trường ngày càng gia

tăng tại Việt Nam.

Cảng được chính thức đưa vào khai thác và sử dụng từ năm 1965 với chức

năng phục vụ bốc xếp, cho thuê kho hàng Là trung tâm trên ở khu vực Bắc Trung Bộ tạo nên lợi thế về giao thương tấp nập Với hệ thống cơ sở vật chất như kho & bãi, văn phòng, phương tiện vận tải, thiết bị xếp đỡ (bao gồm cần câu, xe nâng, xe tải, máy xúc, máy lật cho các thiết bị lớn ).

Cảng Thanh Hóa nằm ở vị trí trung tâm Bắc Trung Bộ với số lượng hàng hóa được bốc xếp thông qua Cảng đạt khoảng 0,5 triệu tấn, số lượng tàu cập cầu trung

bình 300 tàu/năm.

Trang 37

Hiện nay, Công ty cổ phần Cảng Thanh Hóa đang quản lý và khai thác cảng Lễ Môn với các hoạt động chính là dịch vụ Cảng: bốc xếp và giao nhận hàng hóa, dịch vụ cầu bến, cho thuê kho, bãi; bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng khí và các sản pham liên quan như xăng, dầu, cồn công nghiệp, than ; cung cấp dịch vụ vận chuyên đường biên, dịch vụ đóng bao bì hàng rời (25kg, 50kg ).

2.1.1.2 Vị trí địa lý

Tọa lạc ở một vị trí đầy thuận lợi, Cảng Thanh Hóa đã và đang thu hút nhiều

Hình 2.1: Khoảng cách đường thủy

e Dài: 16 Km Độ sâu luồng: -0,5m đến -2,1m

e Day luồng hàng hải rộng: 50m

Trang 38

¢ Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 3.000 DWT - Chế độ thủy triều: nhật triều thuần nhất

e_ Chênh lệch thủy triều: 1,0~1,5m

Trang 39

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1965 1979 1992 2002 2005 2009 2013

———o———— ca

Ra đời trong một giai đoạn lịch sử kháng chiến chống Mỹ hao hùng của dân tộc, năm 1965, Công ty cô phần Cảng Thanh Hóa được thành lập tiền thân là Công ty xếp đỡ Thanh Hóa với nhiệm phục vụ vận chuyên hang hóa tiền tuyến miền Nam.

Năm 1979, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định Công ty xếp dỡ Thanh Hóa được chuyền thành Cảng sông biển Thanh Hóa Năm 1992, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước cảng Thanh Hóa Năm 2002, UBND tinh Thanh Hóa quyết định giao Cảng Thanh Hóa quản lý, khai thác Cảng Nghi Sơn Thanh Hóa Năm 2003, Giám đốc Cảng Thanh Hóa có Quyết định về việc thành lập

Xi nghiệp Cảng Nghi Sơn trực thuộc Cảng Thanh Hóa Theo đó Doanh nghiệp Nha

nước cảng Thanh Hóa bao gồm hai xí nghiệp trực thuộc là xí nghiệp cảng Lễ Môn và

xí nghiệp cảng Nghị Sơn.

Đáp ứng yêu cầu phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 16 tháng 12 năm 2005 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh

Hóa có Quyết định số 3907/QD — UBND chuyên đổi mô hình từ doanh nghiệp Nha

nước Cảng Thanh Hóa thành Công ty TNHH một thành viên Cảng Thanh Hóa bao

gồm hai đơn vị trực thuộc là Cảng Nghi Sơn và Cảng Lễ Môn.

Năm 2009, Công ty đã bàn giao Xí nghiệp Cảng Nghi Sơn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 3821/QD — UBND ngày 26 thang 10 năm

2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Sau khi ban giao cảng Nghi Sơn, Công ty

TNHH một thành viên Cảng Thanh Hóa tập trung ổn định phát triển công ty, quản lý khai thác cảng Lễ Môn ngày một hiệu quả, đã và đang tích cực góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế khu vực, đặc biệt là trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp phát triển

của Thành phố Thanh Hóa và các vùng phụ cận.

Trải qua một quá trình phát triển mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh, năm 2013, Cảng Thanh Hóa đã chuyền đổi mô hình doanh nghiệp Nha

nước thành công ty cô phần với vốn điều lệ 41 ty đồng.

Trang 40

Cảng Thanh Hóa tiến tới mục tiêu triển khai toàn diện các dịch vụ cảng chất lượng tốt tại khu vực, giúp các doanh nghiệp khai thác tối trong việc phát triển kinh

doanh Cảng Thanh Hóa ngày càng khẳng định được năng lực dịch vụ và vi thế cạnh

tranh trên bản đồ hàng hải Việt Nam.

2.1.3 Tam nhìn — Sứ mệnh — Giá trị cốt lõi của Công ty a Tam nhìn

Trở thành một công ty đa ngành hàng dau tại khu vực Bac Trung Bộ về khai thác cảng, cung cấp các dịch vụ liên quan nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng và

xã hội.

b Sứ mệnh

Cam kết cung câp dịch vụ cảng biên với chât lượng cao nhât, tin cậy và cạnh

tranh trên thị trường.

Nắm bắt tốt các cơ hội đầu tư nhằm tạo ra giá trị gia tăng nâng cao vị thế Cảng Thanh Hóa trên bản đồ Cảng biển Việt Nam

Đầu tu mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu tư nâng cấp hệ thong quản lý Khoa học-Công nghệ tiên tiến; đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm không ngừng cải

thiện giá trị gia tăng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh; c Giá trị cốt lõi

- Cải tiễn liên tục: Văn hóa doanh nghiệp.

- Hợp tác: Luôn làm việc trên tinh thần hợp tác với các đối tác, khách hàng - Su tin cậy: Đội ngũ cán bộ đáng tin cậy, làm việc trên nguyên tắc tôn trọng

lẫn nhau gắn với trách nhiệm của từng cá nhân.

- Chăm sóc: Chăm sóc khách hàng luôn là môi quan tâm hàng đâu.

- Tĩnh thân trách nhiệm: Đội ngũ cán bộ làm việc tận tụy và có trách nhiệm

với những gì đã cam kết.

Ngày đăng: 29/04/2024, 11:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa ba mục tiêu thời gian, chi phí và kết quả của - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa ba mục tiêu thời gian, chi phí và kết quả của (Trang 16)
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý dự án đầu tư XDCT tại Doanh nghiệp - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý dự án đầu tư XDCT tại Doanh nghiệp (Trang 22)
Sơ đồ 1.2: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Sơ đồ 1.2 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án (Trang 23)
Sơ đồ 1.3: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Sơ đồ 1.3 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án (Trang 24)
2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty (Trang 41)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 — 2021 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 — 2021 (Trang 46)
Bảng 2.2: Nguồn nhân lực QLDA đầu tư XDCT của Công ty - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng 2.2 Nguồn nhân lực QLDA đầu tư XDCT của Công ty (Trang 50)
Bảng 2.4: Cơ cấu nhân sự ban QLDA đầu tư XDCT tại dự án của Công ty STT Chức vụ Số người - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng 2.4 Cơ cấu nhân sự ban QLDA đầu tư XDCT tại dự án của Công ty STT Chức vụ Số người (Trang 54)
Bảng 2.5: Các dự án tiêu biểu Công ty quản lý giai đoạn 2017-2021 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng 2.5 Các dự án tiêu biểu Công ty quản lý giai đoạn 2017-2021 (Trang 57)
Bảng 2.6: Quy trình QLDA đầu tư XDCT tại Công ty - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng 2.6 Quy trình QLDA đầu tư XDCT tại Công ty (Trang 59)
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCT tại Công ty - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCT tại Công ty (Trang 62)
Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý công tác nghiệm thu chất lượng công trình - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Sơ đồ 2.3 Quy trình quản lý công tác nghiệm thu chất lượng công trình (Trang 67)
Bảng 2.7: Thống kê trang thiết bị chữa cháy của Công ty - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng 2.7 Thống kê trang thiết bị chữa cháy của Công ty (Trang 69)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình quản lý dự án - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình quản lý dự án (Trang 80)
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổ chức hiện trường - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ tổ chức hiện trường (Trang 83)
Sơ đồ 2.7: Mô hình hệ thống quản lý chất lượng trên công trường - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Sơ đồ 2.7 Mô hình hệ thống quản lý chất lượng trên công trường (Trang 86)
Bảng 2.8: Kê hoạch thực hiện các công việc của dự án80 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng 2.8 Kê hoạch thực hiện các công việc của dự án80 (Trang 89)
Bảng 0.11: Một số dự án đảm bảo tiến độ thi công - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng 0.11 Một số dự án đảm bảo tiến độ thi công (Trang 96)
Bảng tổng kết đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng tại Ban QLDA thông qua các tiêu chí thấy rằng công tác quản lý dự án tại Ban cơ bản tốt và hầu như đáp ứng được các tiêu chí về môi trường - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cỗ phần Cảng Thanh Hóa
Bảng t ổng kết đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng tại Ban QLDA thông qua các tiêu chí thấy rằng công tác quản lý dự án tại Ban cơ bản tốt và hầu như đáp ứng được các tiêu chí về môi trường (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN