Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất đai đô thị trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

66 2 0
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất đai đô thị trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ

Dé tai:

HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY, SU DUNG DAT DAI DO

THI TREN DIA BAN HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BAC NINH

Ho va tén sinh vién: Nguyễn Thi Quỳnh Phương

Lớp: Kinh té và Quản lý Đô thị

Trang 2

MỤC LỤC

A Lời mở đầu

Tính cấp thiết của đề tài Tổng quan nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Bồ cục đề tài

mmœ +2 *® WNPB Nội dung

Chương I Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất đai Đô thị 1.1 _ Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý, sử dụng đất và đất Đô thi.

1.1.1 Tổng quan về đất đai

1.1.2 Tống quan về đất đô thị

1.1.3 Quản lý nhà nước về đất đai

1.1.4 Nội dung về quản lý và sử dụng đất Đô thị.

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý và sử dụng đất Đô thị.

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng đất Đô thị của một số nước trên thế giới 1.2.2 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng đất Đô thị của một số tỉnh ở Việt Nam Chương II Thực trạng quản lý, sử dụng dat đai Đô thị tại huyện Gia Binh tỉnh Bắc Ninh.

2.1 Tổng quan về huyện Gia Bình tinh Bắc Ninh.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội

2.1.4 Đánh giá tổng hợp về các điều kiện của huyện Gia Binh

2.2 _ Hiện trạng sử dung đất Đô thi năm 2020 và tình hình biến động dat đai đô thị huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Trang 3

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất và đất Đô thị huyện Gia Bình đến năm 2020

2.2.2 Tình hình biến động diện tích đất Đô thị huyện Gia Bình năm 2015-2020

2.3 Thực trạng quản lý đất đai Đô thị huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.

2.4 Phân tích kết quả điều tra ý kiến đánh giá về công tác quản lý đất đai đô thị 2.5 Đánh giá thực trạng quản lý đất đai Đô thị tại huyện Gia Bình

2.5.1 Các kết quả đạt được

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Chương III Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng đất đai

Đô thị trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030.

3.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội và Đô thị tại huyện Gia Bình tinh Bắc

3.1.1 Dinh hướng phát triển kinh tế xã hội

3.1.2 Định hướng phát triển đất, đô thị và đất đô thị đến năm 2030

3.2 Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý đất đai đô thị huyện Gia Bình

tỉnh Bắc Ninh.

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật quản lý đất đai Đô thị

3.2.2 Giải pháp tăng cường năng lực tô chức bộ máy và cán bộ quan ly đất dai

Trang 4

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT UBND Ủy ban Nhân dân

HĐND Hội đồng Nhân dân

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

Trang 5

DANH MỤC SƠ DO, HINH VE

Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 2.3: Tổng hợp về giới tính, độ tuổi những người cho ý kiến đánh giá Hình 3.1: Bản đồ QHSDD đô thị Nhân Thang đến năm 2030

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1: Các loại đất chính tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình giai đoạn (2015-2020)

Bảng 2.3: Dân số của huyện Gia Bình giai đoạn (2011-2020)

Bảng 2.4: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2020Bang 2.5: Hiện trang SDD năm 2020 huyện Gia Bình

Bang 2.6: Hiện trạng SDD tại Thi tran Gia Binh năm 2020 Bang 2.7: Biến động các loại đất năm 2020 so với năm 2015

Bang 2.8: Tổng hợp kết qua giao đất, cho thuê dat của huyện Gia Bình từ 01/7/2015

Bảng 3.1: Dự báo dân số huyện Gia Bình đến năm 2030

Bảng 3.2: Định hướng tăng trưởng kinh tế huyện Gia Bình 2021-2030 Bảng 3.3: Định hướng cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình 2021-2030

Bảng 3.4: Phương án QHSDĐ huyện Gia Bình thời kỳ 2021-2030

Bang 3.5: Quy hoạch chung đất đô thị của thị tran Gia Bình đến năm 2030 Bang 3.6: QHSDD đô thị Nhân Thắng đến năm 2030

Bảng 3.7: QHSDĐ phân khu trung tâm đô thị Nhân Thắng đến năm 2030

Trang 7

LỜI CÁM ƠN

Chuyên dé tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Quản ly Đô thị với đề tài “Hoan thiện công tác quản lý, sử dụng đất đai đô thị trên địa bàn huyện Gia Bình tỉnh Bắc

Ninh” là thành quả của quá trình thực tập và nghiên cứu nghiêm túc của em cũng như

sự tận tình chỉ dẫn và khích lệ của thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Biến đôi khí hậu và Đô thị tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các anh chị và cô chú tại phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh Qua đây, em muốn

bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực

hiện chuyên đề thực tập này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền đã trực tiếp chỉ dẫn

tận tình và cung cấp những hướng đi, những tài liệu tham khảo cần thiết cho chuyên đề này.

Em xin cảm ơn các thầy cô và ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân và khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị đã giúp đỡ và hỗ trợ em hoàn thành chuyên đề.

Em xin gửi lời cảm ơn đến phòng Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là cán bộ hướng dan chú Nguyễn Khắc Bi đã tạo điều kiện dé em có thê hoàn thành tốt công tác thực tập tại cơ quan và hoàn thành chuyên đề này.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Phương

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan nội dung bài chuyên đề tốt nghiệp về “Hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất đai đô thị trên địa bàn huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh” là do tự bản thân nghiên cứu và thực hiện trong quá trình thực tập Những số liệu và kết quả

trong bài đều được thực hiện tại phòng Tài nguyên và Môi trường - UBND huyện Gia

Bình, thành phó Bắc Ninh và không sao chép từ nguồn nào khác.

Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhà trường về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Phương

Trang 9

A LOI MO ĐẦU

1 Tính cấp thiết của dé tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Người xưa có

câu “tắc đất tắc vàng” để so sánh đất đai cũng quý giá như vàng bạc Đất đai là nơi ở

va sinh sống của con người, là nơi canh tác trồng trọt tạo ra lương thực thực phẩm,

đó cũng là nơi xây dựng và phát triên KTXH.

Huyện Gia Binh là một huyện ngoại thành thuộc Thanh phố Bắc Ninh, nằm ở phía Nam của tỉnh với tổng diện tích đất là 10.759,02 ha; bao gồm 1 thị tran là trung

tâm của huyện và 13 xã; nơi đây có địa hình tương đối bằng phẳng cùng với nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận lợi tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư phát triển khu đô thị Kinh tế của huyện Gia Bình phát triển với quy mô tăng khá, tổng giá trị

sản phẩm (GRDP) tăng trưởng liên tục trong 5 năm: năm thấp nhất tăng 5,9%, năm cao nhất tăng 10,0% bình quân mỗi năm tăng 8,1% Thị tran Gia Bình là một đô thị của huyện và là trung tâm về văn hóa, kinh tế và chính trị; có tổng diện tích đất tự nhiên là 466,50 ha chiếm 4,34% diện tích của toàn huyện, mật độ phân bố dân cư là

1.783 người/km” (TN&MT UBND huyện Gia Bình 2020) Khi xã hội phát triển,

mức sống của người dân từ đó được nâng cao, do đó nhu cầu sử dụng đất, đất Đô thị

càng nhiều Dat đai đặc biệt là đất đai Đô thị là van đề nóng, tâm điểm chú ý của xã

hội Những năm qua, công tac QL, SDD Đô thi của huyện Gia Bình đã dat được

những thành tựu quan trọng nhưng tôn tại song song với đó là những vấn đề phát sinh như sử dụng sai mục đích, các văn bản thiếu đồng bộ và hạn chế, thủ tục hành chính còn mắt khá nhiều thời gian, công tác quản lý còn buông lỏng vì vậy rất cần thiết trong việc hoàn thiện công tac QL, SDD.

Sau một thời gian thực tập tại Phòng TN&MT UBND huyện Gia Bình tỉnh

Bắc Ninh, cùng những vấn đề về công tác quản lý, sử dụng đất đai như trên, em đã

chọn dé tài: “Hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất dai Đô thị trên đại bàn huyện

Gia Bình tỉnh Bắc Ninh” 2 Tổng quan nghiên cứu

Qua tìm hiểu thông tin trên các bài viết trực tuyến, có nhiều đề tài đề làm về

công tác QL, SDD và dat đô thị Mỗi dé tài đều có điểm mạnh riêng, tuy nhiên cùng

với đó cũng có những khoảng trống nghiên cứu mà em có thé rút được kinh nghiệm

từ đó Trên đây là ba dé tài có liên quan:

Phan Đình Trường (2017) đã phân tích công tác QLDD trên dia bàn huyện

Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, đã chỉ ra những thiếu sót còn tồn đọng trong quá trình quản

8

Trang 10

lý và đưa ra giải pháp khắc phục Tuy nhiên, giải pháp được đưa ra chưa thực sự

hiệu quả, so với điều kiện KTXH của huyện Gia Bình còn chưa thích hợp.

Nguyễn Hữu Luân (2015) đã nghiên cứu tông quát và đề cập tới vấn đề QLĐĐ chung của toàn tỉnh Bắc Giang Tuy nhiên số liệu minh chứng không có

nhiều N goài ra bài viết chưa có sự tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm từ một số tỉnh

thành khác của Việt Nam và các nước khác trên thê giới

Nguyễn Phương Thảo (2012) đã nghiên cứu về công tác QLĐĐ đô thị tại

quận Cau Giấy Qua quá trình phân tích, tác giả đã làm rõ được các van đề còn tồn tại trong công tác quản lý và đưa ra giải pháp phù hợp Tuy nhiên số liệu chưa được

cập nhật nên việc phân tích có thé sẽ không đúng trong thời điểm viết.

Qua việc phân tích các khoảng trống nghiên cứu của 3 nghiên cứu trên, em đã học được những kiến thức, phương thức, các bảng biểu cần có; ngoài ra còn giúp em khắc phục những thiếu sót (di từ tổng quát đến cu thé, phân tích kỹ về van đề mình

cần, số liệu cần sát với thời điểm viết bài, ) để hoàn thiện hơn trong đề tài của bản

3 Mục tiêu nghiên cứu

Lam rõ các khái niệm, nội dung và các van đề liên quan đến quản lý và SDD

Đô thị.

Đánh giá thực trạng quản lý và SDĐ, đất Đô thị tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc

Dua ra một số kiến nghị va giải pháp nham tăng cường công tac QL va SDD Đô thị trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và làm rõ những khái niệm về đất đai,

QLĐĐ Đô thị và những van đề về công tác QL, SDD Đô thị tại huyện Gia Bình tinh Bắc Ninh Từ đó dé ra những giải pháp dé hoàn thiện công tác quan lý, sử dụng đất

đai Đô thị.

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 11

Về không gian: địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

; Về thời gian: thực trạng từ năm 2015 đến năm 2020, định hướng từ năm 2021

đên năm 2030

5 Câu hỏi nghiên cứu

Công tác quản lý, SDĐ, đặc biệt là đất đai Đô thị tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã hiệu quả hay chưa? Nếu chưa, nguyên nhân từ đâu? Giải pháp đưa ra là gì

dé khắc phục van đề?

6 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu và số liệu

Điều tra 80 công dân đến làm thủ tục tại phòng TN&MT UBND huyện Gia Bình thông qua bảng hỏi Điều tra kết hợp với thực trạng của công tác QLĐĐ từ đó tổng hợp kết quả và đánh giá công tác đó.

Thu thập số liệu về dân số; điều kiện KTXH; tình hình SDĐ, đất đô thị và

công tac QLĐĐ tại huyện Gia Bình theo những nội dung Nghị định 88-CP do chính

phủ ban hành.

2 Phương pháp so sánh

Phân tích và so sánh số liệu dan số, cơ cấu kinh tế và các loại đất qua các năm tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

3 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp

Dựa vào các số liệu thu thập được, tổng hợp số liệu và phân tích đề làm rõ

hiện trạng SDĐ đô thị và công tác quản lý của huyện Gia Bình, từ đó có giải pháp

phù hợp đề nâng cao hiệu quả QLĐĐ đô thị.

4 Các phương pháp khác

Nghiên cứu các tài liệu pháp lý liên quan tới quan ly và SDD đô thị như

Nghị định 88-CP 1994, Luật đất đai 2013 và Thông tư 14/2014,

Nguồn số liệu: Tham khảo số liệu từ Tổng cục Thống kê; công thông tin huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh va các thông tin từ đơn vị thực tập cung cấp, và

một sô nguôn khác.

7 Bồ cục dé tài

10

Trang 12

Ngoài lời mở đầu và phan kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, đề tài của em gồm 3 phần chính sau:

Chương I Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất đai Đô thị

Chương II Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Chương III Định hướng và Giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng đất đai Đô thị

trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030

Dé tài được việt ra không tránh khỏi những thiêu sót, em mong nhận được sự

góp ý từ thay cô dé dé tài có thể hoàn chỉnh hon, em xin chân thành cảm ơn.

11

Trang 13

B NỘI DUNG

Chương I ;

Co sở lý luận, pháp lý và thực tiên về quản lý, sử dung dat dai đô thị.

1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý, sử dụng dat và đất đô thị 1.1.1 Tổng quan về đất đai

1.1.1.1 Khái niệm đất đai

Dat là phân năm ở vỏ ngoài cùng của Trái Dat, là một lop rat mỏng so với

kích thước của Trái Đât tuy nhiên đó lại là nơi sinh sông và phát triên của tât cả cácloài, sinh vật.

Tại Điều 4 tại Thông tư 14/2014/TT-BTNMT đã quy định: “Dat dai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ồn định

hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tô tự nhiên, kinh tế - xã hội như:

thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú

và hoạt động sản xuất của con người.” 1.1.1.2 Phân loại đất

Tại Điều 10 Luật Dat đai số 45/2013/QH13 năm 2013 về phân loại đất, đã

quy định:

“Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: (i) Nhóm dat nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Dat trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa va đất trồng cây hàng năm khác; b) Dat trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

12

Trang 14

d) Dat rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Dat nuôi trồng thủy san;

g) Dat làm muối;

h) Dat nông nghiệp khác gồm dat sử dụng dé xây dựng nhà kính và các loại nhà

khác phục vụ mục đích trồng trọt, kế cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên

đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được

pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây

(ii) Nhóm dat phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Dat xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Dat xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tô chức sự

nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể

thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Dat sử dụng vào mục đích công cộng gồm dat giao thông (gồm cảng hàng không,

sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống

đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa,

danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất

13

Trang 15

công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử

lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Dat cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; i) Dat sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên ding;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghị, lán, trại cho người lao động

trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà dé chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công

trình đó không gan liền với đất ở;

(ii) Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.” 1.1.2 Tổng quan về đất đô thị

1.1.2.1 Khái niệm đất đô thị

Khái niệm đất đô thị được xét theo hai phương diện:

Về luật pháp: “Dat đô thị là đất được các cấp có thẩm quyên phê duyệt cho việc xây

dung đô thi”

Về đo lường chất lượng: “Dat đồ thị la dat có mang lưới ha tang cơ sở về đường xá, cấp thoát nước, điện chiếu sáng”

Theo Điều 1 Nghị định 88-CP:

“Đất Đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị tran duoc sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tang phục vụ công cộng, quốc phòng, an ninh và các mục đích khác.

Dat ngoại thành, ngoại thi đã có quy hoạch được co quan Nha nước có thẩm

quyên phê duyệt dé phát triển Đô thị cũng được quản ly như đất Đô thi.”

14

Trang 16

b Phân loại đất đô thị

Tại Điều 2 Nghị định 88-CP dựa vào mục đích SDD đô thị sẽ phân ra các loại như

Đất dùng cho mục đích công cộng: loại đất này được dùng dé xây dựng các

dự án công cộng như đường xá, khu thể dục thể thao, trường học, vườn quốc gia,

công viên, Ngoài ra đất còn dé xây dựng nhà máy điện, sân ga, tượng đài, nghĩa

trang, V.V

Dat quốc phòng, an ninh: vẫn đề này là rất quan trọng với mỗi nước trên thé

giới, loại đất này là đất được Nhà nước cấp cho lực lượng vũ trang nhân dân Bao

gồm: đất xây dựng khu quân sự, trường bắn, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, trận

địa, v.v

Dat ở đô thị: là phần diện tích đất thuộc nội thành, nội thi tran, thị xã và được dùng dé ở, xây dựng công viên

Dat chuyên dùng: là phan đất dùng với mục đích xây dựng các công trình

công nghiệp; hệ thống khoa học, kỹ thuật mà không phải dùng cho mục đích nông

nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở.

Đắt nông nghiệp, đất lâm nghiệp: là phần đất thuộc đất đô thị được dùng

cho mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp đề sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm nghiệp đáp ứng về nhu cầu của người dân.

Dat chưa sử dụng: là đất chưa được đưa vào sử dụng và đất không thé sử dụng được Tại đô thị, loại đất này thường chiếm một tỷ lệ nhỏ và được đưa vào trong quy hoạch dé tiếp tục phát triển đô thị.

1.1.3 Quản lý nhà nước về đất đai

1.1.3.1 Các khái niệm cơ bản

a Khái niệm về quản lý Nhà nước

Khái niệm QLNN nói chung được hiểu theo hai nghĩa:

15

Trang 17

Theo nghĩa rộng: “Quản lý Nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang

quyên lực Nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý, nhằm thực

hiện các chức năng doi nội, doi ngoại cua Nhà nước”

Theo nghĩa hep: “Quán lý Nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành

của các cơ quan Nhà nước (hoặc các tổ chức xã hội nếu được Nhà nước uy quyền)

được tiễn hành trên cơ sở và dé thực hiện luật”

b Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai

Dựa trên cơ sở khái niệm về QLNN nói chung, từ điển giải thích thật ngữ

Luật học đã đưa ra khái niệm như sau:

“Quản lý Nhà nước đối với dat dai là tổng hợp các hoạt động của các co

quan nhà nước có thẩm quyền dé thực hiện và bảo vệ quyển sở hữu Nhà nước về đất

1.1.3.2 Trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất dai.

Theo Điều 23 Luật đất đai 2013, Trách nghiệm QLNN về đất đai như sau:

“(i) Chính phủ thống nhất quản ly nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

(ii) Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc

thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn của mình có

trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.

(iii) Uy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thâm quyền quy định tại Luật này ”

1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng dat đô thị

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới QL, SDD đô thị Tuy nhiên, với phạm vi của nghiên cứu, các nhóm yếu tố sau là điền hình va dễ nhận biết được mối quan hệ:

16

Trang 18

Nhóm các yếu té về cơ chế chính sách như là: chính sách đất đai xã hội,

chính sách thu hút đầu tư Việc có một chính sách phù hợp sẽ làm giảm nhẹ các

vấn đề đất đai Ví dụ: với đất đai đô thị sẽ có chính sách điều chỉnh hệ số K sao cho phù hợp tránh mat cân bang giá giữa các loại đất Đối với chính sách đất đai đô thị sẽ có mỗi quan hệ tỷ lệ thuận ở mức độ cao với QL, SDD đô thi trong nội dung lập và quan lý QHSDĐ Farvacque et al (1992) cho răng: “thé chế đất đô thị và chính sách dat dai ở địa phương là nhân tô cấu thành nên hệ thong quản lý dat đô thị và

cũng là yếu t6 tác động đến sự vận hành của thị trường dat đô thi” do đó cần phải

cải cách các chính sách theo từng giai đoạn.

Nhóm các yếu tổ tự nhiên và CSHT như là: vị trí đất, quy mô diện tích đất, CSHT Đối với đất đô thị, vị trí thửa đất đánh giá mức độ thuận lợi của người sử

dụng đất như khả năng tiếp cận các công trình phúc lợi xã hội đô thị và công cộng

hay như là mỗi thửa đất có vị trí khác nhau thì giá trị sinh lợi sẽ khác và giá sẽ chênh lệch Đối với quy mô diện tích dat, trong các điều kiện cụ thể, tùy theo diện tích và

kích thước đất có thé quyết định mục đích phù hợp với hiệu quả kinh tế tối ưu nhất, thông thường tại đô thị, những thửa đất có quy mô vừa ( 70-100m? sẽ bán dé hơn là đất có quy mô lớn bởi phù hợp với “khả năng chỉ trả” của nhiều người Điều kiện

CSHT tốt sẽ thu hút nhu cầu và tạo sự thuận lợi cho việc SDĐ.

Nhóm các yếu tổ KTXH: có tác động đến quyết định SDD của các cá nhân, hộ gia đình Trong SDD đô thị, các yêu tố có thé kế đến như “kha năng sinh lợi từ đất” và thu nhập của các cá nhân, hộ gia đình có thể tác động đến việc SDĐ đô thị Đối với người dân thuộc đô thị, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là chủ yếu thì “khả năng sinh lợi từ đất” là yếu tố dé quyết định có nên dau tư kinh doanh hay

không Ngoài ra, thu nhập cũng là yếu tố thiết yêu để quyết định khả năng chi đầu tư vào các công trình dùng cho nhu cầu SDD đô thi Thông thường, những gia đình có điều kiện kinh tế thấp sẽ chấp nhận sử dụng đất theo hiện trạng, số Ít người khác sẽ chuyền nhượng dé lay tiền đầu tư.

Nhóm các yếu tổ về cộng đẳng như là: truyền thông, quy trình quản ly, năng

lực cán bộ, tiến bộ tư duy, Đối với việc cập nhật thông tin đầy đủ về đất thì việc QLĐĐ đô thị sẽ dễ dàng hơn, giảm được nhiều sự sai sót và thiếu thông tin trong

17

Trang 19

các quá trình làm thủ tục Nhà nước ta đã có nhiều quy định về nâng cao vai trò của

cộng đồng trong QL, SDD Ví dụ tại Điều 43, Luật đất đai 2013 quy định: “Co quan

tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch SDD (Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp

huyện) có trách nhiệm tô chức lay ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”, Điều 20, Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định: “cơ quan tổ

chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý

kiến cơ quan, tô chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ

án quy hoạch đô thị.” Vậy có thé nói, nhóm cộng đồng là yếu tố có ảnh hưởng

không nhỏ tới công tac QL, SDD.

1.L4 Nội dung về quản lý và sử dụng đất Đô thị.

Năm 1994, Chính Phủ ban hành Nghị định 88-CP nội dung về “quản lý va sử

dụng đất Đô thị” bao gồm:

1.1.4.1 Điều tra, khảo sát, do đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất Đô

Đối với công tác QLĐĐ đô thị thì đây là bước đầu tiên giúp cho nhà quản lý có thê năm được những thông tin chung nhất về đất Dựa vào thông tin có trên bản

đồ hoặc tài liệu có sẵn, tiễn hành điều tra, khảo sát và đo đạc thực tế.

Giá trị đất đô thị sẽ khác nhau tùy thuộc vào lợi ích mà nó đem lại Thông thường, giá đất ở thành phố sẽ cao hơn ở nông thôn bởi thành phố đông dân và có

hoạt động kinh tế tốt Dựa vào phân loại đô thị để làm căn cứ xác định giá đất Từ đô thị loại I (đô thị rất lớn) đến đô thị loại V (đô thị nhỏ) thì giá đất thường sẽ giảm

dần Nếu cùng một loại đô thị tuy nhiên đất có CSHT va “kha năng sinh lợi” khác

nhau thì các nhà quản lý có thé vận dụng hệ số K (hệ số điều chỉnh khung giá) trong

khoảng [0,8-1,2] lần mức giá của các đô thị cùng loại.

1.1.4.2 Quy hoạch xây dựng Đô thị và kế hoạch sử dụng đất Đồ thi

Trong công tác QLDD đô thị việc QH&KHSDD đô thi là quá trình rất hiệu

quả bởi nó giúp cho đất và các tài nguyên thiên nhiên khác được dùng tiết kiệm, cho

18

Trang 20

đúng mục đích và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Thông qua quy hoạch, nhà đầu tư hiểu rõ và tạo ra chiến lược kinh doanh trong sự chủ động Hơn thế nữa, quá tình

này giúp nhà nước điều tiết cung-cầu trên thị trường dat.

Theo điều 14, Nghị định 88-CP: “Nội dung kế hoạch sử dụng đất đô thị gồm:

(i) Xác định nhu cầu về đất đô thị, khoanh định các khu đất và việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch có kèm theo các điều kiện khai thác khi sử

(ii) Điều chỉnh kế hoạch sử dụng dat đô thị cho phù hợp với thực tế cải tạo, xây dựng và quá trình phát triển của đô thị.”

1.1.4.3 Giao đất, cho thuê đất Đô thị

Đây là việc Nhà nước thông qua các quyết định, hợp đồng dé trao quyền

SDD cho người có nhu cầu Hiện nay, có hai cách giao đất được nha nước áp dụng là giao đất không thu tiền và thu tiền (trong đó có thu tiền thông qua đấu giá hoặc

không) Về thuê đất, có thé trả tiền theo hàng năm hoặc trả luôn một lần

Theo Điều 16 Nghị định 88-CP: “Hồ sơ xin giao đất gồm: đơn xin giao đất,

dự án đầu tư xây dựng được cơ quan Nhà nước có thâm quyên phê duyệt, ban đồ địa chính hoặc hiện trạng khu đất xin giao tỷ lệ 1/200 - 1/1000 và phương án đền bù”

Theo điều 20 Nghi định 88-CP: “Hồ so xin thuê đất đô thi chỉ dé sử dụng mặt

bang, không xây dựng công trình có định bao gồm: đơn xin thuê đất, thiết kế sơ bộ mặt bằng khu đất xin thuê kèm theo thuyết minh, bản đồ địa chính khu đất xin thuê và giới thiệu địa điểm của Kiến trúc sư trưởng thành phố hoặc Sở Xây dựng.”

1.1.4.4 Thu hôi dat

Thu hồi đất thường gắn liền với đền bù đất và các phương án di dân hợp lý.

Những việc này thực hiện theo quy định của pháp luật, của Chính phủ và các bộ luậtnghị định có liên quan.

Thông qua Điều 28 Nghị định 88-CP:

19

Trang 21

“(i) Khi thu hồi đất đang có người sử dụng đề xây dựng cơ sở hạ tang công cộng,

các công trình lợi ích chung thực hiện việc cải tạo và xây dựng đô thị theo quy

hoạch và các dự án đầu tư lớn khác được duyệt thì phải có quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước có thâm quyền.

(ii) Trước khi thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thâm quyền phải thông báo cho

người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, kế hoạch di chuyên và phương án đến bù thiệt hại về đất và tài sản gắn với đất.

Việc đền bù các thiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi theo quy định riêng của

Chính phủ.

(iii) Người sử dụng đất bi thu hồi đất phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi đất của Nhà nước.

Trường hợp người có dat bị thu hồi cé tình không chấp hành quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước có thâm quyên thì bị cưỡng chế di chuyên ra khỏi khu đất đó.”

1.1.4.5 Ban hành chính sách và có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tang khi sw dung dat

đô thị

Khi có một khu dat dé phát triển đô thị thì không thể thiếu việc xây dựng

CSHT khi sử dụng Với kế hoạch xây dựng CSHT sẽ tiết kiệm thời gian, tài nguyên thiên nhiên sẽ thúc đây phát triển kinh tế Ngoài ra không thể thiếu các chính sách đi

kèm về quy định xây dựng CSHT trên nền đất đô thị đó.

Theo Điều 26 Nghị định 88-CP:

“(i) Dat đô thị phải được xây dựng cơ sở hạ tang khi sử dụng.

(ii) Nhà nước đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng chung cho toàn đô thị đối với công trình không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn hoặc giao cho các doanh nghiệp được xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các công trình có khả năng trực tiếp thu hồi

vốn theo hình thức chọn thầu hoặc đấu thầu.

(iii) Tổ chức, cá nhân phải xây dựng cơ sở hạ tang trên đất được Nhà nước giao theo đúng quy hoạch và dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thâm quyền phê duyệt.” 1.1.4.6 Đăng kỷ và cấp giấy chứng nhận quyên sử dung dat đô thị

20

Trang 22

Quá trình này được thực hiện sẽ giúp nhà quản lý quan sát được biến động và tình hình SDD đồng thời tạo quyền SDD hợp pháp của người SDD đô thị Phải đăng

ký mới có thé được cấp giấy chứng nhận quyền SDD đô thị và quá trình này được thực hiện theo quy định của Luật đất đai 1993 Đăng ký quyền SDĐ là quyền và nghĩa vụ của người dùng và giúp Nhà nước quản lý được tài nguyên đã giao Giấy chứng nhận là giấy tờ pháp lý công nhận quyền SDĐ hợp pháp.

Đề được xét và cấp giấy chứng nhận cũng cần có những quy định cụ thê và

điều này được đưa ra tại điều 32,33 N ghị định 88-CP Bên cạnh đó hồ sơ xin cấp

giấy chứng nhận quyền SDD đô thị cũng được quy định tại điều 35 Nghị định

1.1.4.7 Làm thủ tục chuyển quyên sử dụng đất đô thị

Việc làm thủ tục này ở đâu, nộp những gi đã dé cập tại Điều 37 Nghị định

“(i) Thủ tục chuyén đồi quyền sử dụng đất đô thi làm tại Uy ban nhân dân thành phó

thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện.

(ii) Thủ tục chuyên nhượng quyền sử dung đất đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(iii) Người chuyên quyền sử dụng dat đô thị phải nộp thuế và các khoản nộp khác

theo quy định pháp luật.”

1.1.4.8 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử

lý các vi phạm về đất đô thị

Đây là hoạt động giúp quản lý tốt hơn, điều chỉnh những sai sót và vi phạm

trong việc QL, SDD đô thị Đề đảm bảo việc đúng việc SDD theo quyền và nghĩa vụ

thì các cơ quan ban ngành có liên quan phải có các quy trình như thanh tra, giám sắt

hợp lý, khi phát hiện cần xử phạt nghiêm minh Điều này được thực hiện qua cơ sở

TN&MT tại các cấp Khi có tranh chấp, khiếu nại, cần xử phạt công bằng và đảm

bảo sự “hòa đông” nhât cho cả hai bên liên quan.

21

Trang 23

Theo điều 39 Nghị định 88-CP: “Người vi phạm những quy định về quản lý và sử dụng đất đô thị thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành

chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự ”

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về quan lý và sử dụng dat Đô thị.

1.2.1 Kinh nghiệm quan lý và sử dụng đất Đô thi của một số nước trên thé giới.

1.2.1.1 Kinh nghiệm từ các nước trên thé giới

a Mỹ

Là một quốc gia có sự phát triển thuộc top đầu của thế giới, Mỹ đã đạt tốc độ

cao về sự tăng trưởng đô thị nhờ đưa ra chiến lược “quản lý tăng trưởng da mục tiêu” do chính phủ và các địa phương tạo dựng Nội dung những chiến lược được đưa ra để đạt các mục tiêu quản lý tăng trưởng như sau: “ Cung cấp đầy đủ thiết bị công cộng đề hỗ trợ nhu cầu của tăng trưởng kinh tế và nhân khau;Bao vệ tài

nguyên lịch sử, văn hoá và môi trường, tránh bị phá hoại do khai thác không thoả

đáng hoặc phát triển nhảy cóc; Bảo vệ và duy trì đời sống kinh tế mang tính địa

phương, tính khu vực và cơ hội làm việc; Duy trì sự cân băng về nhà ở có tính địa

phương, tính khu vực và sự ồn định về giá cả nhà; Nâng cao hiệu quả sử dung dat và

bồ trí thiết bị công cộng, cải thiện cảnh quan đô thị và chất lượng cuộc song ”( theo

Nguyễn Dinh Bong, 2008).

Về hệ thống đăng ký đất đai và tài sản đi kèm với đất, các bang ở Mỹ đều có

luật đăng ký và hệ thống thực hiện đồng bộ Ngoài ra Mỹ còn có đăng ký chứng thư

với mục đích “tránh những vụ chuyển nhượng có tính gian lận, dé đảm bao cho bat kỳ người nào muốn thực hiện giao dich cũng có thé biết có những quyén tài sản va

lợi ích nào thuộc về hoặc liên quan tới mảnh đất hoặc ngôi nhà cụ thể” Các điều luật về Dang ký được chia làm 3 loại: “quy định quyền ưu tiên theo trình tự, quy định về quyên ưu tiên theo nguyên tắc nhận biết và quy định hỗn hợp” (Bộ

TN&MT, 2012).

22

Trang 24

Tại thành phố New York của Mỹ, đối mặt với sự xuống cấp của CSHT đô thị,

về phương diện đất đai thành phố đã nhắn mạnh tính bền vững với hiệu quả cao, đề ra và thực hiện 12 kế hoạch tái quy hoạch khai thác công cộng, tận dụng đất đai

công, khai thác sự phát triển của các khu vực tiềm năng.

b Cộng hòa Liên bang Đức

Với sự phát triển đô thị của Đức, hiện nay diện tích khu vực dân cư chiếm

khoảng hơn 50% tổng diện tích đất đô thị và tăng lên gần 2 lần so với năm 1980.

Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm và thay vào đó là sự tăng lên của đất giao

thông, đất thương mại dịch vụ và đất cho khu vực hành chính.

Liên bang Đức đã quy hoạch không gian và đưa ra một số các bộ Luật, nội

dung các thủ tục theo một trình tự cụ thé Các bang của Đức phải cụ thé hóa, tuân theo và tiến hành thực hiện các quy định đó Trong quy hoạch không gian có chứa QHSDD được thực hiện bởi các chính quyền địa phương dựa trên bản đồ địa chính

với tỷ lệ là 1/10.000 ứng với cấp quận (Nguyễn Đình Bồng, 2008).

c Malaysia

Malaysia chú trọng kiểm soát sự phát triển Với những khu vực có kha năng phát triển đô thị sẽ được chính quyền địa phương dự toán quy hoạch rất chỉ tiết việc có khả năng xây dựng hay không Mọi công trình xây dựng bắt buộc tuân theo sơ đồ

quy hoạch đô thị khi nó đã được định hướng theo Luật 172 (Luật Quy hoạch và

nông thôn), được UBND các cấp phê duyệt và đã thông qua các ý kiến đóng góp của

nhân dân, các tô chức, cơ quan.

Với Luật Bảo hộ quyền SDĐ, chính quyền Malaysia kiểm soát sự phân chia

đất, thuế đất và sự chuyền đổi mục đích SDD Phan dat đô thị dành cho mục đích

công cộng gia tăng và đất tư nhân giảm dan đáp ứng cho sự phát triển đô thi.

1.2.1.2 Bài học rút ra cho Việt Nam

Từ công tác QL, SDD đô thi ở một số nước nói trên có thê thấy, dù quy định

về đất đai ở mỗi nước khác nhau nhưng đối với vai trò của Nhà nước về quản lý đất

23

Trang 25

đô thị thì ngày càng được tăng cường Đây cũng là xu hướng chung trong sự toàn

cầu hóa hiện nay.

Đối với Việt Nam, dé nâng cao hiệu quả công tác quan lý, SDD đô thị cần: Một là: Chú trọng hơn về công tác lập QHSDĐ, xây dựng công trình đô thị

Hai là: Ban hành, bố sung và sửa đổi kip thời các văn bản, bộ luật, quy định

có đề cập tới đất đai đô thị nhưng vẫn phải mang tính ổn định, kế thừa.

Ba là: Quản lý tốt hơn các vấn đề liên quan tới khai thác và SDĐ đô thị

1.2.2 Kinh nghiệm quan lý và sử dung đất Dé thị của một số tỉnh ở Việt Nam 1.2.2.1 Thanh pho Bà Rịa-Vũng Tàu

Đô thị của Thành phố Vũng Tàu còn phát triển còn chưa tuân thủ đúng theo

quy hoạch đô thị được duyệt, đặc biệt là về không gian cảnh quan đô thị, dẫn đến việc phát triển đô thị nhiều khu vực còn lộn xôn, thiếu ban sắc, công tác QLĐĐ Đô thị gặp nhiều khó khăn.

Đề khắc phục những vướng mắc trên, đồng thời tăng cường công tác QL, SDĐ đô thị Vũng Tàu theo đúng định hướng quy hoạch chung, thích hợp với điều

kiện về kinh tế xã hội thì Vũng Tàu đang tiến hành thực hiện một số công tác như:

Tổ chức chắn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng, QLĐĐ đặc biệt là đất đai đô thị Trong đó chú ý chan chỉnh công việc lập, điều chỉnh quy hoạch; tiễn hành

giám sát , rà soát quy trình làm các dự án quy hoạch, các dự án treo nhằm hủy bỏ va điều chỉnh hợp lý; đưa ra giải pháp ngăn chặn việc xây dựng sai phép, trái phép và dần đi tới chấm dứt hăn tình trạng này.

Hiện nay, trong công tác QLĐĐ, thành phố Bà Rịa-Vũng Tau đã có bước tiễn bộ về công nghệ Từ năm 2020, chỉ với điện thoại có kết nối mạng, người dân nếu

đứng tại lô đất cần tìm hiểu sẽ giúp họ biết các thông tin lô đất đó về quy hoạch, biến động đất đai và khi mua sẽ có giấy chứng nhận trên điện thoại Đây là bước

tiến bộ về công nghệ trong quản lý dat đai của tinh Vũng Tàu.

24

Trang 26

1.2.2.2 Hà Nội

Nói tới đô thị lớn của Việt Nam, không thé không nhắc tới Hà Nội-là một

trong hai đô thị đặc biệt của nước ta Tình hình đất đai hiện tại vẫn diễn biến hết sức

phức tạp và vai trò của nhà quản lý là vô cùng quan trọng Từ cái nhìn bao quát, có

thể nói, những năm gần đây Hà Nội đang từng bước phát triển, cải thiện về công tác quản lý, từ QLĐĐ, quản lý xây dựng công trình cho đến QL CSHT đô thị Để làm

được điều đó, chính quyền địa phương đã tăng cường cải cách các thủ tục hành

chính, tham khảo ý kiến người dân và cơ quan tô chức trong việc quy hoạch, tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, v.v Tuy nhiên, dân số tại thành phố Hà Nội ngày càng gia tăng gây lên sức ép lớn đến việc QL, SDĐ đô thị Nhu cầu đòi hỏi ngày

cảng cao nhưng chất lượng quy hoạch và tiễn độ thực hiện chưa được đảm bảo, còn

ô nhiễm môi trường.

1.2.2.3 Thanh Hóa

Những năm vừa qua, công tác QL, SDD đô thị của tỉnh Thanh Hóa cũng có

sự cải thiện theo hướng tích cực, công tác QL đã theo đúng mục tiêu đề ra và việc

SDD đô thị trở nên hiệu quả hơn Các nha QL đã thực hiện đúng các quy định của

pháp luật về đất đai, Luật đất đai, Nghị định có liên quan tới QL, SDĐ đô thị có sửa đổi bố sung kịp thời từ đó hướng tới sự phát triển toàn cầu Phụ trách tham mưu cho

UBND tỉnh là Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa Bản QHSDD đô thi được phân chia

từng giai đoạn và có sự điều chỉnh kịp thời khi thay đôi Bảng giá các loại đất cũng

được phân theo từng giai đoạn và đưa lên UBND tỉnh phê duyệt.

Dé nâng cao hiệu quả trong công tác QL, SDD đô thị, trong thời gian tới, Sở

TN&MT tỉnh Thanh Hóa thực hiện tăng cường tuyên truyền, phổ biến về đất đai và tài nguyên đến các tổ chức, các cấp chính quyền, doanh nghiệp, người dân nhằm

củng có và nâng cao việc tuân thủ luật pháp về dat đai Giám sát và tham mưu cho UBND tinh sửa đôi, bố sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về đất đai.

25

Trang 27

Chương II

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai Đô thị tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.

2.1 Tổng quan về huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vi trí địa lý

Huyện Gia Binh có tọa độ từ 2190114” đến 21°06°51” độ Bắc, theo kinh độ Động là từ 106°07”43” đến 106°18’22” Với tổng diện tích đất tự nhiên là 10.759,02

ha chiếm 13,09% đất toàn tỉnh.

Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

QuE võ

Nguồn: http://bacninh.ban-do.net/

Mang lưới giao thông của huyện kha tốt, tạo điều kiện trao đổi hàng hóa và phát triển các lĩnh vực như KTXH, văn hóa Điển hình là các tuyến đường như 280,

284 và 285 liên kết với các quốc lộ như 1A, 5,17 và quốc lộ 18 2.1.1.2 Địa hình, địa chất

26

Trang 28

Huyện Gia Bình có địa hình khá bằng phang có đốc nền hướng chủ yếu là Tây

sang Đông và từ Tây Bắc về Đông Nam Độ cao trung bình từ 3m đến 3,5m.

Dia hình trung du đổi núi chiếm 2,34% diện tích toàn huyện, các đỉnh núi có

độ cao trung bình từ 50m đến 90m trong đó có núi Thiên Thai với độ cao 71m

2.1.1.3 Khí hậu

Gia Bình mang khí hậu “nhiệt đới gió mùa”, phân làm bôn mùa rõ rệt trong

Nhiệt độ: Trung bình năm, nhiệt độ tại Gia Bình khoảng 23°C Tháng 6 có nhiệt độ

trung bình cao nhất với 28,9°C, thấp nhất là 17,5°C vào tháng I.

Lượng mưa: Trung bình lượng mưa tại Gia Bình khoảng 1500 mm/năm Theo báo

cáo thường niên của huyện Gia Bình “Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% tông lượng mưa cả năm, vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 chiếm

20% tông lượng mưa còn lại”

2.1.1.4 Thúy văn

Bao quanh huyện là sông Thái Bình, Ngụ và sông Đuống Ngoài ra còn có sông: Lai, Văn, Khoai, Móng, Bãi Ha va nhiều tuyến kênh mương, ao hồ khác.

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả khảo sát và lập ban đô, dat tỉnh Bac Ninh (ty lệ 1/25.000) gồm 8 loại đất chính:

Bảng 2.1: Các loại đất chính tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

STT Loại đât Diện tich(ha) | Tỷ lệ( % diện tích

tự nhiên)

1 Dat bãi cát ven sông 96 0,89

27

Trang 29

2 Đất phù sa được bôi từ sông 665 6,17 Hồng

3 Đất phù sa không được bôi từ 1.516 14,1 sông Hồng

4 Dat phù sa của sông Hồng 2.184 20,26 5 Dat phù sa loang 16 của sông 962 8,92

6 Dat phù sa ung nước mùa hè 191 1,77 7 Dat phù sa xám bạc trên phù sa 161 1,49

8 Dat da cat vang 19 0,27 Nguồn: Phòng TN&MT UBND huyện Gia Bình (2021)

2.1.2.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: chủ yêu được lấy từ sông Đuống dé tưới tiêu và phát triển

thủy nông Ngoài ra còn có nhiều những con sông, kênh, mương thuận tiện trong sản

xuât và sinh hoạt.

Nguồn nước ngầm: “trữ lượng nước ngầm khá lớn, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m có bề dày khoảng 40m chất lượng tốt, toàn bộ nước này có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong toàn huyện trong đó có hoạt động

của đô thị” (Phòng TN& MT UBND huyện Gia Bình năm 2020)

2.1.2.3 Tài nguyên rừng

Là huyện đồng bằng nên diện tích rừng của Gia Bình không nhiều Hiện tại có 40,75 ha là rừng trồng phòng hộ tại các xã Đông Cứu (24,88 ha), Giang Sơn

(7,97 ha), Lãng Ngâm (8,63 ha) góp phần ôn định môi trường sinh thái.

2.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản

Cát sông: dọc đoạn sông Duong gân các xã Giang Sơn, Cao Đức, Vạn Ninhvà Thái Bảo có một sô ít côn cát đen nôi lên có thê dùng đê làm vật liệu xây dựng.

28

Trang 30

Sét sản xuất gạch ngói: Theo khảo sát khoáng sản của tỉnh, trên địa bàn có

trữ lượng ít Thực tế nhân dân đã khai thác dé làm gạch, trọng lượng nhẹ do lượng cát nhiều và phân bồ tập trung ở một số xã ven đê như Cao Đức, Vạn Ninh

2.1.2.5 Tài nguyên nhân văn và du lịch

Gia Bình là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, miền đất Gia Bình - nơi đây đã sản sinh ra nhiều bậc anh hùng, hào kiệt Họ đều là những bậc hiền tài của quê

hương, đất nước như: Tướng quân Cao Lỗ Vương, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh

Huyện Gia Bình có những di tích tiêu biêu như đình Tiểu Than cùng di tích lăng mộ Cao Lỗ ở xã Vạn Ninh, cụm di tích đền thờ Lê Văn Thịnh nằm ở sườn núi

phía nam của núi Thiên Thai, thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu Đây là các công

trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Gia Binh còn là quê hương của nghệ thuật Ca trù, những làn điệu chèo cổ Ngoài ra còn có những làng nghề như: mây tre đan Xuân Lai, đúc đồng Đại Bái,

khâu nón lá Môn Quảng Những sản phẩm của các làng nghề mang tính nghệ thuật

độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.

2.1.3 Điều kiện Kinh tế- Xã hội

2.1.3.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Bình a Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế của huyện tăng trưởng ồn định, quy mô kinh tế nâng lên gap rưỡi tao bước chuyên lớn trong đời sống xã hội của huyện, đời sống nhân dân được cải thiện.

GRDP của huyện Gia Bình tăng trưởng liên tục trong 5 năm: năm thấp nhất tăng 5,9%( năm 2020), năm cao nhất tăng 10,0%( năm 2017) Quy mô kinh tế tăng khá, GRDP vào năm 2020 gấp 1,47 lần so năm 2015.

“Vốn là một huyện thuần nông, nên quy mô kinh tế của huyện tăng chậm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) huyện năm 2015 (theo giá so sánh của năm

29

Trang 31

2010) đạt 2.481,1 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 3.657,2 tỷ đồng Giá trị tăng thêm của

khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 545,4 tỷ đồng tăng lên 594,0 tỷ đồng;

tương tự, khu vực công nghiệp - xây dựng từ 1.116,2 tỷ đồng tăng lên 1.717,2 tỷ

đồng; khu vực dịch vụ tăng từ 819,5 tỷ đồng lên 1.225,6 tỷ đồng Đến hết năm 2020,

GRDP tính theo bình quân đầu người đạt 1.847 USD, gap 1,35 lần năm 2015; thu

nhập đạt 55 triệu đồng/người, tăng 24 triệu đồng so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều chỉ còn 1,5%” (Báo Kinh tế đô thị, 2020)

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Bình giai đoạn (2015-2020)

Đơn vị: %

STT Chỉ tiêu Năm | Năm | Năm | Năm | Năm | Năm2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020

GRDP 100 100 100 100 100 100

1 Nong, lâm nghiệp thủy sản | 23,0 | 22,3 | 19,5 | 19,2 | 17,3 | 17,6

2 Công nghiệp và xây dựng 428 | 42,8 | 45,9 | 46,0 | 46,9 | 47,1

3 Dịch vụ 34,2 | 34,9 | 34,6 | 34,8 | 35,8 | 35,3

Nguồn: http://giabinh.bacninh.gov.vn/

Cơ câu kinh tế về cơ bản có xu hướng công nghiệp hoá; đến hết năm 2020, trong tông GRDP trên địa bàn huyện, khu vực NLTS chỉ còn chiếm tỷ trọng 17,6% giảm 5,4% so với năm 2015, trong khi khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm

47,1% tăng so với năm 2015 là 4,3%, còn khu vực dịch vụ tỷ trọng tăng chậm, từ34,2% năm 2015 lên 35,3% năm 2020.

2.1.3.2 Tình hình dân số, lao động việc làm, văn hóa và an sinh xã hội của huyện

Gia Bìnha Dân sô

Bảng 2.3: Dân số của huyện Gia Bình giai đoạn (2011-2020)

Chỉ tiêu Don | 2011- | Năm Năm Năm Năm NămVỊ 2015 2016 2017 2018 2019 2020

30

Trang 32

Dân số trung | Người | 98.558 | 99.949 | 101.294 | 102.520 | 103.781 | 105.116

Hệ thống mạng lưới “công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình” được kiện toàn và hoạt động hiệu quả Năm 2020, dân số của huyện Gia Bình khoảng 105.116

người, tăng 6.558 người so với năm 2015 Trong đó: Dân số thành thị đạt 8.565

người; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 8 %o/nam; Ty lệ đô thị hóa đạt 8,10%, đây là mức tăng kha chậm và có sự phân bố dân cư không đồng đều tại đô thị và

nông thôn.

b Lao động và việc làm

Việc mở các lớp dạy nghè, nhân cấy nghề mới cho người dân nâng cao trình độ tay nghề cho lao động đang được tăng cường Đã tô chức được 150 lớp học nghề

cho trên 4.500 lao động, hang năm tạo việc làm cho trên 1.000 lao động.

c Văn hóa và an sinh xã hội

Văn hoá, an sinh xã hội có sự thay đổi tốt, tích cực, về co bản nếp sống van

minh đã đi vào nề nếp, các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được tăng cường.

100% xã, thị tran đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em 13/13 xã đạt xã văn hóa nông thôn mới; thị tran đạt chuẩn “van minh đô thị”; 71/74 thôn đạt làng văn hóa; 93/110

cơ quan đạt công sở văn hóa Có 90,2% hộ sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Ty lệ

bao phủ bảo hiểmy tế là 92%, tăng 3.379 đối tượng tham gia so với năm 2019 Từ năm 2015 đến nay đã rà soát, hướng dẫn và thực hiện xây dựng nhà ở

giúp người có công với cách mạng được 565 trường hợp (trong đó: xây mới 370 hộ,

sửa chữa 195 hộ) với tổng số tiền đã hỗ trợ hơn 25,5 tỷ đồng Công tác đảm bảo an

31

Trang 33

sinh xã hội, công tác giảm nghẻo luôn được quan tâm: Đã thực hiện tôt việc rà soát

và tiễn hành chi trợ cap cho 6.156 đối tượng với tổng số tiền trên 25 tỷ đồng/năm (Nguyễn Thế Anh, 2020)

Có thể thấy, năm 2020, tình hình phát triển KTXH gặp nhiều vấn đề rắc rối và nhiều thách thức đặt ra nhất là sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 Song với sự

phan dau của các cap quản lý và sự nỗ lực của nhân dân nên KTXH của huyện đã có

nhiều kết quả tốt, đáng ghi nhận.

2.1.4 Đánh giá tổng hợp về các điều kiện của huyện Gia Bình

Dựa vào điêu kiện đã được nêu ra của huyện Gia Bình, từ đó có thể đưa ra ma trận

SWOT như sau:

Quỹ đâu tư còn hạn chê

Lao động với trình độ tay nghề còn khá thấp

Cơ hội

UBND tỉnh đặc biệt quan tâm và đưa ra

các chính sách thúc đây tăng trưởng kinh tế, đất đai của huyện.

Các tuyến đường giao thông quan trọng tạo điều kiện dé giao thương hàng hóa,

văn hóa

Thách thức

Van đê biên đối khí hậu, biên động datdai và ô nhiễm môi trường đang diễn ra

phức tạp

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19

Dân số gia tăng ở đô thị tạo nên sức ép về đất đai và là thách thức trong việc

QL đặc biệt là QLDD đô thi

32

Ngày đăng: 08/04/2024, 02:04

Tài liệu liên quan