như thời hạn hoàn thành, chi phí, chất lượng;- Dự án đầu tư XDCT được xây dựng và sử dụng tại chỗ, có tính duy nhất: sản pham của DADTXD là công trình xây dựng mang tinh đơn chiếc, duy n
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA DAU TU
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý dự án
Dé tai:
HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY DU AN DAU TU
XÂY DỰNG CONG TRÌNH TẠI BAN QUAN LY DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG THÀNH PHÓ THÁI NGUYÊN
Họ tên sinh viên : Vũ Hoàng Linh
Mã sinh viên : 11182947
Lớp : Quản lý dự án 60
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thương
HÀ NỘI - 2022
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tên em là : Vũ Hoàng Linh
Sinh viên lớp : Quản lý dự án 60
Mã sinh viên : 11182947
Em xin cam đoan rang khóa luận tot nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng em Tât cả các sô liệu, kêt quả nêu trong Khóa luận là trung thực và
chưa từng được ai công bồ trong bat kì công trình nghiên cứu nào khác
Em xin cam đoan răng mọi thông tin, sô liệu, văn bản được trích dân trong
đoạn văn đã được ghi rõ nguôn gôc và trình bày chi tiệt trong mục tài liệu tham khảo.
Em xin chịu trách nhiệm vê nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên
Vũ Hoàng Linh
Trang 3LOI CAM ON
Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành quản lý dự án một cách
hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của bản thân em còn là sự hướng dẫn
nhiệt tình của Quý Thay, Cô, cũng như sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của giađình và bạn bè Qua trang viết này em xin kính gửi lời cảm ơn tới những người đãgiúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập nghiên cứu và thực hiện khóa luận vừa
qua.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Cô giáo, TS.
Nguyễn Thị Thương đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệuthông tin khoa học cần thiết để em hoàn thành luận văn Những lời chỉ dẫn,
những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Cô đã giúp em
có thêm động lực đề có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới toàn thế Quý Thầy Cô trong khoa Đầu
tư đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú cán bộ tại Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em hoànthành tốt quá trình thực tập và công việc nghiên cứu của bản thân
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên
Vũ Hoàng Linh
Trang 4MUC LUC
LOT CAM 6:9/9057 7Š i
1 0) OF.) 0), ii/.9);80)/10/98:7 9c vii
DANH MỤC HÌNH, HỘP <-s- s£ << s se EsEvEEserseEseEserserseree viii
DANH MỤC TỪ VIET TAT 2< s<s£ssEsseEss€+seEsseEsserseesserssersee ix0980006710057 1
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE CONG TAC QUAN LÝ DỰ ÁNĐẦU TƯ XÂY DỰNG CONG TRINH TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN CUA DIA
3:19) 2
1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ¿2 2522 E2E1EEEE211211271 21711211111 21.1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình ¿+ x+k+E++E+EzEerkerkerkerkerkee 21.1.2 Quan lý dự án đầu tư xây dung công trình 2- 2s ++zx++zz+zx+rxrsez 9
1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠIBAN QUAN LÝ DỰ ÁN CUA MOT DIA PHƯƠNG - - 2 2 5s+se+xe£+e+ 11
1.2.1 Mục dich và ý nghĩa của công tác quan ly dự án đầu tư xây dựng công trình
tại Ban Quản lý dự án của một địa phương . <5 ++s<s++see+seeeees 11
1.2.2 Yêu cầu đối với công tác quan ly dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban
Quản lý dự án của một địa phƯơng xxx nrkt 14
1.2.3 Năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án của
một dia phƯƠn - c1 1111990199119 101 911g 1 HH HH Hy 14
1.2.4 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án
của một dia phưƯƠng :- + + 2v 9n TH HH Thu nh HH ng 17
1.2.5 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án của
một dia PHUONG - c1 1119101191019 111911 1 HH HH Hy 18
1.2.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án của
MOt dia PHUONG 5200177 Ả 21
1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quan ly dự án dau tư xây dựng công trình tại
Ban quan lý dự án của một địa phương - 55c + s+ssseexeereeersseres 24
Trang 51.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
tại Ban quản lý dự án của một dia phương - ‹- 5 «+ <++vc+sexseeess 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG CONG TRÌNH TẠI BAN QUAN LY DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DUNG
THÀNH PHO THÁI NGUYÊN GIAI DOAN 2017-2021 . «- 31
2.1 GIỚI THIEU CHUNG VE BAN QUAN LÝ DU ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNGTHÀNH PHO THÁI NGUYEN 2 2 Sẻ E‡EềEEỀEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrrerg 312.1.1 Những thông tin chung về Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Thái
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố
Thái Nguyên 2-22 SE22EE9EEEEEEE9E12717112711271211711211.211.11 1.111 eyee 31
2.1.3 Chức năng, nhiệm vu và quyền hạn của Ban QLDA đầu tư xây dựng thành
phố Thái Nguyên 2-52 2S +E‡EEEEEE XE 1911211211211 117171111111 1.1 re 32
2.1.4 Cơ cấu tô chức của của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái
2.2 THUC TRANG CÔNG TAC QUAN LY DỰ AN DAU TƯ XÂY DUNGCONG TRINH TAI BAN QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG THANHPHO THAI NGUYEN GIAI DOAN 2017-2021 2-52 +2+££+£++£xezxezzzrsee 41
2.2.1 Tổng quan về công tác quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên - -: +: 41
2.2.2 Cơ sở pháp lý chung của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên 49
2.2.3 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng thành phố Thái Nguyên 2-2-2 2222 £++£++£xezEezreerxee 53
2.2.4 Mô hình tổ chức quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành
DuU)N N18) (20 8N xa 55
2.2.5 Các công cụ quản lý dự án được sử dụng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng thành phố Thái Nguyên -2- 2 2 £+E£+E££E£EE+EE2EzEerxerxrrerree 572.2.5 Công tác tổ chức quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành
phố Thái Nguyên 2- 2-52 2S SE EEEEEEEE 1211211215 7111111111 111.11 cce 60
Trang 62.2.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng thành phố Thái Nguyên - 2-2 5¿©£+z+z++zxzxzzzxrred 58
2.3 Vi DỤ MINH HOA VE CONG TÁC QUAN LY DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂYDỰNG CONG TRÌNH TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DUNG
THÀNH PHO THÁI NGUYÊN GIAI DOAN 2016-2021 ¿- 2 5s+cs+x+zzs+ 77
2.3.1 Tổng quan về dự án “Xây dựng công trình: Trường Liên cấp Tiểu học
-I9) 006100) 77
2.3.2 Công tác quản lý dự án “Xây dựng công trình: Trường Tiểu học THCS
-THPT Tain Thitth” ooo cece 78
2.4 ĐÁNH GIA CHUNG VE CONG TAC QUAN LÝ DỰ AN ĐẦU TƯ XDCT
TAI BAN QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG THANH PHO THAINGUYEN GIAI DOAN 2017-2021 vo.ccescsssessessssssessessesssessessesssssessessessesseeses 992.4.1 Kết quả dat AU o ceccecceccccccsesscssessessesscsscsesscssessessessesscsussseseesessessessesscseeaseseeaes 992.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ¿2 2© +E+2E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEkrrkerreei 106
CHUONG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN
DAU TƯ XÂY DỰNG CONG TRINH TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TU XÂY DỰNG THÀNH PHO THÁI NGUYÊN - 2-2 cssccse©ssess 112
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN CUA THÀNH PHO THÁI NGUYEN DEN
3.1.1 Dinh hướng phát triỀn chung ¿+ + + + £+E£+E+£E££EeEEeEEeExerxrrerrees 112
3.1.2 Định hướng trong công tác QLDA đầu tư XDCT tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng thành phố Thái Nguyên 2-22 +++++£x++zx+zxrzreerxesred 113
3.2 GIẢI PHAP HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN LÝ DỰ AN DAU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNGTHÀNH PHO THÁI NGUYEN :¿25++22+xttEExtrtttktrtrttrrrrrrrrrrrrrriee 114
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy trình quan lý dự án -«+++<<++<+2 114
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý dự án -+++-<<+c+<x+ex++ 115
3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức quản lý dự án 1173.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiễn độ thực hiện dự án 1193.2.5 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và kiểm soát chi phí dự án 121
Trang 73.2.6 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án - 123
3.2.7 Giải pháp hoàn thiện các công tác quản lý khác -«++-s<++ss++ 124
3.3 KIÊN NGHỊ, - :- 52-55 2E2E19E1E2121121127171121121121111111211 11.111.111 1253.3.1 Đối với các nhà thầu tham gia dự án - 2 22+ +Ee£xeExeEezrezrezreee 125
3.3.2 Đối với địa phương nơi có dự án triển khai thi công xây dựng 125KET LUAN 0057 126DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-25 sseessesssess=s 128
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MUC BANG
Bang 2.1: Số lượng nhân viên và người đứng đầu các Phòng thuộc Ban QLDA dau
tư xây dựng thành phố Thái Nguyên 2 2-5 s+s++2£z+£zEczxeei 43Bảng 2.2 Năng lực máy móc, thiết bị của Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố
Thai Nguyên phục vu cho công tác quản lý dự án - ‹- 44
Bảng 2.3: Danh mục các dự án đầu tư XDCT tiêu biểu được quản lý tai Ban QLDA
đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên 2-2 sz+z+zz+ced 47
Bảng 2.4 Quy trình chung QLDA đầu tư XDCT tại Ban QLDA đầu tư xây dựng
thành phố Thái Nguyên ¿- ¿2 ©E+EE#EE2EE2EE+EEEEEEEEEEEEEEEErEkrrrrreeg 53Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả kiểm tra đột xuất công tác thi công xây dựng các gói
thầu (xây lắp, thiết bị) giai đoạn 2016-2021 2 2+cz+cz+sze: 64Bảng 2.6 Tong hợp kết quả quyết toán khối lượng xây dựng hoàn thành 70
Bảng 2.7: Kế hoạch thực hiện các công việc của dự án -c<+ccsssee 88
Bang 2.8 Bang thống kê chi phí xây dựng và lắp đặt của dự án Xây dựng trường
Tiểu học - THCS - THPT Tân Thịnh -2- 2 5¿+z+2z+zcxzz 90Bảng 2.9 Bảng thống kê chi phí thiết bị trường học -:-2- s2 5+5cs5ss+¿ 91Bảng 2.10 Tổng mức đầu tư của dự án Trường Tiểu học - THCS — THPT Tân Thịnh 93Bảng 2.11 Số lượng các dự án đầu tư XDCT được quản lý tại Ban QLDA đầu tư
xây dựng thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2021 - 100Bảng 2.12 Gia tri trung bình một dự án đầu tư XDCT được Ban QLDA đầu tư xây
dựng thành phố Thái Nguyên quản lý giai đoạn 2017-2021 101
Bảng 2.13 Thống kê tiến độ thực hiện một số dự án tiêu biểu của Ban trong giai
Goan 89201520200100757 102
Bảng 2.14 Một số dự án đầu tư XDCT đảm bảo về chỉ phí do Ban QLDA đầu tư
xây dựng thành phố Thái Nguyên thực hiện -2- 2-2 =5+¿ 103
Trang 9DANH MUC HINH, HOP
Hinh
Hình 1.1 Các mục tiêu của quan lý dự án -. - - 5c ket 12
Hình 1.2: Quy trình QLDA dau tư XDCT tại Ban QLDA của một dia phương 18Hình 1.3: Tổ chức QLDA theo chức năng -2 2 2 s+£E££E£+E£+EEeEEezEezrerrsee 19Hình 1.4: Mô hình tổ chức chuyên trách QLDA 2 -2- 22 ©2£s2+£+2+£++zzeze 19Hình 1.5: Mô hình tổ chức QLDA theo ma tran ccececeseesesseeseeseesessesesessesteseeeees 20Hình 2.1: Sơ đồ cơ cau tô chức Ban BQLDA thành phố Thái Nguyên 34Hình 2.2: Mô hình tổ chức QLDA đầu tư XDCT tại Ban QLDA đầu tư xây dựng
thành phố Thái Nguyên 2 ¿2 EEE9EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEErEkrrerreeg 55Hình 2.3 Quy trình thanh toán khối lượng cho nhà thầu -2- 2 252: 70Hình 2.4 Mô hình quản lý dự án của dự án xây dựng Trường Tiểu học - THCS -
THPT Tân Thịnh 2 2£ ©£++£+EE£+EE££EE£EE£+EEEEEtEEEEEErzrxerrerrkr 79Hình 2.5 Cơ câu nhân sự Ban quản lý dự án - 2-2 2+2+£z+£x+rxezsezxesrsee 79
Hình 3.1: Sơ đồ đề xuất bộ máy tổ chức của Ban -2- 2c xzxzzsrxees 116
Hộp
Hộp 2.1 Phiếu yêu cầu nghiệm thu công trình 2 2 2 + s+++£++££z£zz£zzxze: 86
Hộp 2.2: Phan công trách nhiệm cán bộ tại công trình - «+ +-«<++sex+ss+2 95
Trang 10DANH MUC TU VIET TAT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ATLĐ An toàn lao động
13 ĐTXD Đầu tư xây dựng
14 UBND Ủy ban nhân dân
Trang 11LOI MỞ DAU
Dự án dau tu xay dung 1a tap hop cac dé xuất có liên quan đến việc sửdụng vốn dé tiến hành hoạt động xây dựng dé xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấpcải tạo công trình xây dựng nhăm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng côngtrình trong thời gian và chi phí xác định Trong những năm qua, cùng sự pháttriển chung của đất nước, những dự án xây dựng được đầu tư dé từng bước xây
dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn
mới, phát triển đô thị và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên được giao quản lý
các dự án DTXD do UBND thành phố Thái Nguyên quyết định đầu tư Trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, bên cạnh những những kết quả đạtđược trong công tác quản lý dự án, Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố TháiNguyên còn gặp phải các vấn đề về tiến độ, chất lượng, chi phí và nhiều van dékhác Đây là vẫn đề hết sức cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn tại thành phố TháiNguyên Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng, với những kiến thức đã học tập và nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm thực
tế trong quá trình thực tập tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố TháiNguyên, em đã chọn dé tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án dau tư xây
dựng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố TháiNguyên” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa với mục đích đánh giá thực trạng hoạt
động quản lý dự án tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên Từ
đó, chỉ ra những hạn chế còn tôn tại trong công tác quan lý dự án và đề xuất một
số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban QLDA đầu tư xâydựng thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tới
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài khóaluận tốt nghiệp gồm có ba phan chính:
Chương 1 Cơ sở lí luận chung về công tác quản lý dự án xây dựng côngtrình tai Ban quản lý dự án cua một địa phương
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý dự án dau tư xây dựng công trình tạiBan Quản lý dự án dau tư xây dựng thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017-2021
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án dau tư xây dựng
công trình tại Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng thành pho Thái Nguyên
Trang 12CHƯƠNG I:
CƠ SO LÝ LUẬN CHUNG VE CÔNG TAC QUAN LÝ
DU ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRINH TẠI BAN QUAN LÝ
DỰ ÁN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.1 DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DUNG CONG TRÌNH VA QUAN LÝ DỰ ANĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo Luật xây dựng 2014, Dự án dau tư xây dựng công trình là tập hợp các
đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn dé xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo nhữngcông trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định Cụ thé hơn nữa, khi phát
hiện ra một cơ hội đầu tư và muốn bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực đó, nhà đầu tư trướchết cần phải tiến hành thu thập, xử lý thông tin, xác định điều kiện và khả năng, xác
định các phương án tối ưu dé xây dựng bản dự án đầu tu mang tinh khả thi hay còn
được gọi tắt là dự án đầu tư
Bên cạnh đó, Dự án đầu tư xây dựng công trình còn là một thuật ngữ chuyên
ngành dùng dé chỉ bản báo cáo nghiên cứu khả thi trong các dự án đầu tư xây dựng
1.1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư XDCT có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với sản phẩm của cácngành sản xuất khác, bởi vậy nên khi muốn đầu tư vào các dự án này cần phải
nghiên cứu thật kĩ Những đặc điểm của dự án đầu tư XDCT tác động chi phối đếnhoạt động thi công xây dựng, có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức thi côngxây lắp các CTXD và quản lý kinh tế, tài chính dự án Đồng thời những đặc điểmcủa dự án đầu tư XDCT ảnh hưởng đến việc hoạch định các chiến lược nhằm mụctiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghệ xây dựng, phát trién vật liệu xâydựng, máy móc thiết bị xây dựng, cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật quản lý
xây dựng.
Những đặc điểm của dự án đầu tư XDCT bao gồm:
- Dự án dau tư XDCT luôn có những mục tiêu rõ ràng, bao gôm mục tiêu vê chức năng của dự án như công suât, chỉ tiêu kinh tê kỹ thuật và mục tiêu ràng buộc
Trang 13như thời hạn hoàn thành, chi phí, chất lượng;
- Dự án đầu tư XDCT được xây dựng và sử dụng tại chỗ, có tính duy nhất:
sản pham của DADTXD là công trình xây dựng mang tinh đơn chiếc, duy nhất và
không phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt;
- Dự án đầu tư XDCT luôn bị ràng buộc bởi các nguồn lực là thời gian thựchiện, tiền vốn, vật tư thiết bị, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, ;
- Dự án đầu tư XDCT có môi trường bất định và thường xuyên tiềm ânnhững rủi ro cao do thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện
đài;
- Sản phẩm của dự án đầu tư XDCT thường có kích thước lớn, trọng lượng
lớn Số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ chomỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công Bởi vay giáthành sản phẩm rất phức tạp thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời ky;
- Dự án đầu tư XDCT có sự tham gia của nhiều chủ thê, đó là chủ đầu tư, đơn vịthiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng Các chủ thê này lại có lợi ích
khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác, dễ xảy ra xung đột quyền lợigiữa các chủ thé do môi trường làm việc của dự án DTXD mang tính đa phương;
- Các dự án đầu tư XDCT liên quan đến nhiều cảnh quan và môi trường tựnhiên, do đó liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phươngnơi đặt công trình.
Tóm lại, một dự án đầu tư XDCT được hiéu như một loại hoạt động sáng tạo.Việc quản lý dự án đầu tư XDCT không chỉ là việc xác định quy mô, thời hạn thựchiện, chất lượng, mục tiêu, sự hạn chế tài nguyên mà việc quản lý dự án đầu tưXDCT đòi hỏi phải có một tô chức năng động, các thành viên thông thạo công việc
và có thê phối hợp với nhau một cách hiệu quả nhất
1.1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo cơ cau tái sản xuất
Dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án đầu tưtheo chiều sâu Trong đó dự án đầu tư chiều rộng thường đòi hỏi khối lượng vốnlớn, thời gian thực hiện đầu tư cũng như thời gian cần hoạt động đề thu hồi đủ vốnlâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao Còn dự án đầu tư theo chiều sâu
Trang 14thường đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo
hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng
Theo lĩnh vực hoạt động xã hội
Dự án đầu tư có thé phân chia thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng (ki thuật và xã hội), hoạt động của các dự án này có quan hệ tương hỗ với nhau.Chang hạn các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tang tạo điều
kiện cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; còn các dự
án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho các dự ánđầu tư phát triển khoa học kỹthuật, cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư khác
Theo quá trình tái sản xuất xã hội
Có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành dự ándau tư thương mại và dự án đâu tư sản xuât.
Dự án đầu tư thương mại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư vàhoạt động của các kết quả đầu tư nhằm mục tiêu thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất
bắt định không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài (5,10,20năm hoặc lâu hơn) vốn dau tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độmạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất địnhtrong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về nhu cầu, giá
cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, thiêntai, sự ôn định về chính tri, )
Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng
Ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư ngắn hạn (như dự án
đầu tư thương mại) và dự án đầu tư đài hạn (các dự án đầu tư sản xuất, đầu tư pháttriển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng )
Theo thẩm quyên quyết định hoặc cấp giấy phép dau tư
Các dự án được phân theo nhóm A, B, C theo thứ tự giảm dần về mức độ
quan trọng Tùy theo tầm quan trọng và quy mô của dự án, dự án đầu tư được chialàm 4 nhóm: dự án quan trọng quốc gia (do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư,
dựán nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C Đôi với các dự án dau tư nước ngoài
Trang 15được chia thành 3 nhóm: dự án nhóm A, dự án nhóm B và các dự án phân cấp cho
các địa phương.
Theo nguồn vốn
Du án đầu tư có thé phân chia thành dự án đầu tư bang nguồn vốn ngân sáchnhà nước; Dự án đầu tư bằng nguồn vốn tin dụng dau tư phát trién của Nhà nước,vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh; Dự án đầu tư bằng nguồn huy động của doanhnghiệp và các nguôn vôn khác.; Dự án đâu tư băng nguôn vôn hôn hợp.
Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn vốn, vaitrò của mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội của từngngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế cũng như có các giải pháp thích hợp
đôi với việc quản lý các dự án đôi với từng nguôn vôn huy động.
1.1.1.4 Vai trò của các dự an dau tư xây dựng công trình
Tương tự như các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư XDCT cũng có cácvai trò trên các khía cạnh khác nhau, cụ thé như sau:
* Đối với chủ dau tư
- Dự án đầu tư XDCT là một cơ sở quan trọng nhất dé nhà đầu tư quyết định
có nên tiễn hành đầu tư dự án hay không Nếu dự án đầu tư hứa hẹn đem lại khoảnlợi nhuận cho chủ đầu tư thì nhất định sẽ thu hút được chủ đầu tư thực hiện
- Dự án đầu tư XDCT còn là công cụ để tìm đối tác trong và ngoài nước liêndoanh bỏ vốn đầu tư cho dự án Bởi để có đủ vốn thực hiện cho dự án, chủ đầu tưphải thuyết phục các đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư, và đểthực hiện được điều này, các tổ chức cần phải dựa vào tính khả thi của dự án đầu tư
Một dự án tuyệt vời sẽ có nhiều đối tác để ý, mong muốn cùng tham gia đề có phần
lợi nhuận.
- Dự án dau tư XDCT là phương tiện đê chủ đâu tư thuyêt phục các tô chức tài chính tiên tệ trong và ngoai nước tài trợ hoặc cho vay von Dự án dau tư sẽ là công cụ hữu ích cho các tô chức xem xét, nghiên cứu và tìm hiệu, cuôi cùng sẽ lựa
chọn cơ hội đầu tư tốt nhất đề đạt được các mục tiêu ban đầu đã đề ra
- Dự án đầu tư XDCT là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo
dõi, đôn đôc và kiêm tra quá trình thực hiện dự án.
- Dự án đầu tư XDCT là căn cứ quan trọng đề theo dõi đánh giá và có điều chỉnhkịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình
Trang 16- Dự án đầu tư XDCT là căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên doanhcũng như để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác, các bên liên
quan trong quá trình thực hiện dự án.
* Doi với các cơ quan quan ly Nhà nước
- Dự án đầu tư XDCT là tài liệu quan trọng dé các cấp có thâm quyền xét
duyệt, cấp giấy phép đầu tư
- Là căn cứ pháp lý quan trọng để toà án xem xét, giải quyết khi có sự tranhchấp, mâu thuẫn giữa các bên tham gia, các bên có liên quan trong quá trình thực
hiện dự án sau này.
* Đối với các tổ chức tài chính
- Dự án đầu tư XDCT là căn cứ quan trọng đề các cơ quan, tô chức tài chính(ngân hàng) xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợcho dự án hay không và nếu tài trợ thì tai trợ đến mức độ nào dé đảm bảo rủi ro itnhất cho nhà tài trợ
* Doi với việc hoạch định chiên lược phát triên
- Các dự án đầu tư XDCT còn là công cụ, phương tiện dé gan két ké hoach
và thị trường, nâng cao tinh khả thi của kế hoạch cũng như dam bao thị trường điềutiết theo kế hoạch
- Dự án đầu tư XDCT góp phan giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong
phát triển kinh tế xã hội, giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm và dịch vụ trên
thị trường.
- Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư trong cả nước, tạo tiền đề cho cáccông ty, doanh nghiệp phát triển và cải tiến bộ mặt kinh tế và xã hội của từng địaphương trên lãnh thé Việt Nam
1.1.1.5 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động dau tư xây dựng công trình
Theo điều 4, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18 tháng 06 năm 2014
quy định nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
- CTXD cần phải đảm bảo được xây dựng theo quy hoạch, thân thiện vớicảnh quan va môi trường xung quanh khu vực thi công cũng như phù hợp với sự
phát triển của khu vực: bảo đảm 6n định cuộc sống của cư dân; kết hợp một cách
hài hòa sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh
Trang 17- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúngmục đích, đối tượng và trình tự ĐTXD.
- Tat cả các dự án đầu tư XDCT đều phải tuân thủ các quy định, quy chuan
về kĩ thuật; đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già và người khuyết tật, đặc biệt làcác CTXD công cộng, nhà cao tang; tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện dai
- Các dự án đầu tư XDCT cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, tiết kiệm,
hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và các hành vi tiêu cực
khác trong hoạt động DTXD.
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTXD với chức
năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng
Ngoài những nguyên tắc trên thì tùy thuộc theo từng nguồn vốn sử dụng cho
dự án mà quản lý nhà nước đối với dự án cũng phải theo nguyên tắc sau:
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách: Nhà nước quản lý toàn diện quá trình
đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư,
lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu,
bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Đối với dự án sử dung vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng dau tưphát triển của nhà nước và vốn đâu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Nhà
nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư Doanh nghiệp có dự án đầu tư tựchịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật
Đối với dự án sử dụng vốn khác kế cả vốn tư nhân: Chủ đầu tư quyết định
hình thức đầu tư và nội dung quản lý dự án Riêng trường hợp dự án sử dụng vốnhỗn hợp từ nhiều nguồn vốn thì các bên gúp vốn thỏa thuận về phương thức quản lýhoặc quản lý theo quy định đối với loại nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổngmức đầu tư
1.1.1.6 Các yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng công trình
Mỗi một dự án khi hình thành đều phải có những yêu cầu đặt ra kèm theoriêng nhưng cũng có những yêu cầu chung mà tất cả các dự án đầu tư xây dựngkhông phân biệt thuộc loại nào đều phải đáp ứng đó là:
Trang 18- Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành,
quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự
án đầu tư xây dựng phải phù hợp
- Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp
- Bảo đảm câp đủ vôn đúng tiên độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả
kinh tê - xã hội của dự án.
- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công
trình, phòng, chống cháy, né và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đồi khí hậu
- Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
1.1.1.7 Các giai đoạn thực hiện của một dự án đầu tư xây dựng công trình
Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình cũng giống như
các dự án khác, gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thựchiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả dự án Các công việc cụ thể trong
từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng đưới đây như sau:
Bảng 1.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tư XDCT
si Rae ah Giai doan thuc Giai doan van hanh
Giai doan chuan bi dau tw VÀ 2 2 ak 2 z
hién du an các kêt quả dự án
Dự án đầu trXDCT | Thiết | Thiết kế
oo oo ké ki | ban vẽ thi
(báo cáo kha thi) thuat cong
Phan - Bản vẽ hoàn công
thuyết Thiết kế cơ | Thiết kế bản vẽ thi | - Hồ sơ nghiệm thu
minh dự SỞ công bàn giao Báo cáo án ¬ oo,
đầu tu xây - Quy đôi vôn đâu tư
dựng công Báo cáo kinh tế kĩ thuật XDCT - Quyết toán vốn đầu
trình (báo tư
cáo tiên Lok , R
khả thi) - Thiet kê - Chứng nhận phù
mâu hợp chât lượng công
Trang 19Ước tính Tons Dự toán
chỉ phí dự ¬ #Ì chỉ phíán đầu tư Tông mức dau tư toán
XDCT Tổng dự toán
Nguồn: Điêu 4, Nghị định 15/2021/NĐ-CP
Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đây là giai đoạn thiết kế và hoạch định trongtương lai của công trình xây dựng thành các chương trình có hệ thống chặt chẽ, nêncần phải nhận được sự nghiên cứu, xem xét cân thận của chủ đầu tư và nhiều cấp
quản lý khác nhau Bởi giai đoạn này là giai đoạn thiết kế, nên chất lượng hoạt động
của giai đoạn này sẽ quyết định khá lớn đến sự thành bại của cả một dự án Đây là sẽ
giai đoạn hình thành các chủ trương, các chiến lược cho dự án sau này Nếu làm tốtgiai đoạn này, giai đoạn thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả dự án sẽ được tiễnhành một cách gọn nhẹ, suôn sẻ hơn rất nhiều trong quá trình triển khai dự án về sau.1.1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo PGS.TS Từ Quang Phương: “Quán lý dự án là quá trình lập kế hoạch,
điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm
bao cho dự an hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt va
đạt được các yêu cẩu đã định về kỹ thuật và chat lượng san pham dich vu, bang
những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”
Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình gồm: Lập thâm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa
công trình của dự án vào khai thác sử dụng.
Như vậy, có thé hiểu đơn giản, quan lý dự án đầu tư xây dựng là quá trìnhlập kế hoạch, theo đõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án đồng thời
điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó dé đạt được mục tiêu của dự án
đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một quá trình phức tạp nó mang tính duy
nhất không có sự lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự ánnào Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu
về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con người cũng khác nhau
Thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từChủ đầu tư Cho nên việc điều hành Quản lý dự án xây dựng cũng luôn thay đổilinh hoạt và không có công thức nhất định
Trang 201.1.2.2 Các chủ thể tham gia quản lý dự án dau tư xây dựng công trình
* Người có thẩm quyên quyết định dau tưTheo điều 60, Luật Xây dựng 2014, thâm quyền quyết định đầu tư được quy
định như sau:
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốntrái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triểnchính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà nước, vốn dau tư từ nguồn thu dé lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân
đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương dé đầu
tư thì thấm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định củapháp luật về đầu tư công
- Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được
bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước,
vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tô
chức, doanh nghiệp nhà nước góp vốn dé đầu tư xây dựng thì thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư xây dựng được quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
+ Người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tô chức, doanh nghiệp theoquy định của pháp luật quyết định đầu tư dự án
- Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết
định đầu tư xây dựng dự án trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật
* Chủ dau tư
- Chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc
khi phê duyệt dự án.
- Tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được xác định cụ
thé như sau:
+ Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài
ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định dau tư giao quan
lý, sử dụng vốn dé dau tư xây dung;
Trang 21+ Đôi với dự án sử dụng vôn vay, chủ đâu tư là cơ quan, tô chức, cá nhân vay vôn đê được đâu tư xây dựng;
+ Đối với dự án sử dụng theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác
công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo
quy định của pháp luật;
+ Dự án không thuộc đối tượng quy định trên thì do tô chức, cá nhân sở hữu
vôn làm chủ đâu tư.
* Tô chức tu van dau tư xây dựng
Các tô chức tư vấn ĐTXD là tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng kí kinhdoanh về lĩnh vực tư vấn DTXD theo những quy định của pháp luật Bên cạnh đó,các tô chức tư vấn này cũng thường xuyên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của chủ
đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước có thâm quyền
* Nhà thâu xây lắp
Đây là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký
kinh doanh về xây dựng Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên về
chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tổ chức thiết, cơ quan giám định
Nhà nước theo phân cấp quản lý
* Cơ quan quản lý Nhà nước về dau tư xây dựng
Bộ Kế hoạch đầu tư; Bộ xây dựng; Bộ tài chính; Ngân hàng nhà nước ViệtNam Các bộ ngành khác liên quan: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chínhphủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1.2 CONG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DUNG CONG TRÌNH
TAI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN CUA MOT DIA PHƯƠNG
1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của công tác quan lý dự án đầu tư xây dung côngtrình tại Ban Quản lý dự án của một địa phương
Trang 22Với nguồn ngân sách hạn chế từ NSNN, hay từ các tô chức, cá nhân trong vàngoài thành phố Thái Nguyên, Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên
có nhiệm vụ phải đảm bảo sao cho các dự án đầu tư xây dựng tại địa phương đảm
bảo được tiến độ, chất lượng đã dé ra mà vẫn phải nằm trong phạm vi ngân sách cốđịnh.
Mục tiêu của QLDA đầu tư xây dựng công trình phát triển từ ba mục tiêu
ban đầu (tam giác mục tiêu) đến tứ giác mục tiêu và ngũ giác mục tiêu Tùy từng dự
án cụ thể mà xác định được mục tiêu nào quan trọng hơn
CHẤT LƯỢNG THỜI GIAN CHI PHI CHI PHÍ
CHAT LUQNG RỦI RO
CHI PHÍ THỜI GIAN THỜI GIAN AN TOÀN, THỜI GIAN AN TOÀN,
MOI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU 3D MỤC TIÊU 4D MỤC TIÊU 5D
Hình 1.1 Các mục tiêu của quản lý dự án
Nguồn: Website Quanlyduandautuxaydung.net
Hiện nay trong quá trình quản lý dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng
công trình, thường diễn ra các hoạt động đánh đổi mục tiêu, đó là việc hy sinh một
mục tiêu nào đó dé thực hiện tốt hon các mục tiêu còn lại trong mối quan hệ ràng
buộc của không gian và thời gian Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạchthì hiển nhiên sẽ không có điều này xảy ra Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân kháchquan, cũng như chủ quan công việc dự án thường có nhiều thay đổi nên đánh đổi làmột kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án Một dự án có thé dat ra nhiéu muc
tiêu và tam quan trong của từng mục tiêu có thé khác nhau giữa các dự án va giữa
các thời kỳ đối với từng dự án nhưng nhìn chung hầu như nếu muốn đạt được tốtđối với mục tiêu này thì thường phải ”hy sinh” một trong hai mục tiêu kia chứ hiếmkhi tất cả các mục tiêu đều đạt được tốt nhất
1.2.1.2 Ý nghĩa
Quản lý dự án là một hoạt động không thể thiết trong bất kì công trình xây
dựng nào, bởi nó giúp việc vận hành xây dựng các công trình được thực hiện một cách trơn tru, hiệu quả và mang lại nhiêu lợi ich cho các bên liên quan dén dự án.
Trang 23Mặc dù QLDA đầu tư XDCT đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể cao nhưng tácdụng của nó lại rất lớn QLDA đầu tư XDCT có các tác dụng chủ yếu sau đây:
- Liên kêt các hoạt động, các công việc của dự án, đảm bảo mọi công việc
được diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi theo như kế hoạch;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gan bó giữa nhómQLDA và khách hàng, các nhà cung cấp đầu vào cho dự án đầu tư XDCT;
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án;
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp
thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không thể dự đoán được, đặc biệt là trong
những dự án phức tạp như các dự án đầu tư XCDT Tạo điều kiện cho việc đàmphán trực tiếp giữa các bên liên quan dé giải quyết những bat đồng;
- Góp phan tạo ra sản phẩm với chat lượng cao hon
1.2.1.3 Sự khác biệt giữa quản lý dự án tai Ban QLDA tai một địa phương với
QLDA tại các doanh nghiệp
Về cơ bản, mục tiêu của quản lý dự án tai Ban QLDA tại một địa phương vaBan QLDA tại một doanh nghiệp có điểm tương đồng ở mục tiêu chung là đảm bảo
các dự án được quản lý nói chung và dự án đầu tư xây dựng công trình nói riênghoàn thành đúng tiến độ, chất lượng trong hạn mức ngân sách đã đề ra Tuy nhiên,
sự khác biệt giữa Ban QLDA dự án của một địa phương và ở doanh nghiệp nằm ởchỗ, tại doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu của các dự án là mang lại lợi nhuận tối ưucho chủ đầu tư Mục tiêu lợi nhuận là quan trọng nhất khi xét đến mục đích của
công việc QLDA tại một doanh nghiệp.
Trong khi đó, Ban QLDA tại một địa phương, thay vì mục tiêu tối dự đa hóalợi nhuận, Ban thực hiện công việc QLDA nhằm hai mục tiêu chủ yếu: đó là pháttriển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống xã hội cho cộng đồng dân cư sinhsong trong khu vực Bộ mặt của địa phương vô cùng quan trọng, khi một thành phốhay tỉnh thành nói chung phan dau hướng đến việc trở thành các đô thị loại cao hơn,hay giữ vững vị thế của mình trong khu vực, thì việc đầu tư xây dựng các công trình
là một công việc cần phải được thực hiện và quan tâm, sát sao thường xuyên Bên
cạnh đó, khi thực hiện các dự án đầu tư XDCT, thì chất lượng cuộc sống của người
dân cũng được ngày càng nâng cao, thể hiện ở tất cả các mảng như giáo dục (xâydựng trường học, trang bị và lắp ráp các thiết bị dạy và học hiện đại tại các trường
Trang 24học trên địa ban địa phuong, ) hay chất lượng sinh sống của các cư dân tại tại địa
phương (xây đường xá, cầu phục vụ công tác giao thông, đi lại của người dân ngày
càng thuận lợi hơn, ).
1.2.2 Yêu cầu đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại
Ban Quản lý dự án của một địa phương
Đề đảm bảo công tác QLDA đạt được hiệu quả cao nhất tại các dự án đầu tư
XDCT, Ban QLDA tại một địa phương cần quán triệt các yêu cầu sau:
Một là, dam bảo tiễn độ thực hiện dự án
Đối với các dự án đầu tư XDCT, việc quản lý tiễn độ là một trong những van
đề quan trọng nhất và cần phải thực hiện theo đúng trình tự để đảm bảo dự án được
diễn ra suôn sẻ Việc quản lý tốt và đảm bảo tiến độ dự án sẽ giúp các bên liên quantránh được việc lãng phí ngân sách và nguồn lực và đạt các yêu cầu về chất lượng
đã định Bên cạnh đó, việc đảm bảo tiến độ thực hiện dự án còn là căn cứ để phối
hợp giữa các bên có liên quan trong tiễn trình thực hiện dự án, giúp dự án được vậnhành trơn tru thông suốt hơn
Hai là, đảm bảo về chất lượng dự án
Quản lý chất lượng dự án phải được thực hiện thông qua các hệ thống, cáctiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm soát, hệ thống tiêu chuẩn ISO, Chất lượng
của dự án phải được dam bảo trong tat cả các giai đoạn của dự án.
Việc quán triệt nhiệm vụ dam bảo về mặt chất lượng cong góp phan gia tăngtrách nhiệm của các bên liên quan tham gia vào dự án Quản lý chất lượng là trách
nhiệm của tất cả các thành viên có liên quan và tham gia thực hiện dự án, là tráchnhiệm của tất cả các cấp trong đơn vị tô chức thực hiện dự án, bao gồm cả chủ đầu
tư, các nhà thâu và các đơn vi tư vân.
Ba là, đảm bảo về chỉ phí so với dự toán
Trên thực tế luôn xảy ra sự đánh đổi giữa thời gian và chi phí Khi dự ánđược đây nhanh tiến độ sẽ làm cho chi phí trực tiếp tăng lên Bởi vậy, sự tính toánhợp lý giữa thời gian va chi phí là yêu cầu đặt ra đối với cán bộ QLDA
Bốn là, cập nhật nội dung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phục vụ tốtcông tác QLDA đầu tư tại các dự án XDCT
1.2.3 Năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự
án của một địa phương
Trang 251.2.3.1 Năng lực về nguôn nhân lực
Năng lực về đội ngũ nhân lực quản lý dự án tại một Ban QLDA của địaphương là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo tính hiệu quả của công tác QLDA,
đặc biệt là đối với việc quản lý công tác xây dựng các CTXD phức tạp với nguồnvốn lớn Việc nâng cao năng lực của các cán bộ QLDA đầu tư XDCT là quan trọng,
nhưng vẫn chưa đủ dé đem lại sự thành công cho toàn bộ dự án, mà mỗi cán bộ phảihiểu được vai trò, nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của minh, dé từ đó tự đánh giáđược những khó khăn, trở ngại của dự án và đề xuất hoặc thực hiện các giải pháp tốtnhất
Bên cạnh đó, khả năng phối hợp giữa Ban QLDA với các bên liên quan đến
dự án, giữa các cấp lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong dự án; hay khả năng thươnglượng, dàn xếp, bồ trí nhân công, nguồn lực thực hiện dự án cũng không kém phanquan trọng Khi nguồn nhân lực của Ban QLDA tại một địa phương có ưu thế vềtrình độ học vấn (được đào tạo bài bản, chính quy, đúng chuyên ngành) và kinhnghiệm lâu năm, lành nghề trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, cùng với việc tuyếnchọn, đào tạo kỹ lưỡng đội ngũ cán bộ trẻ năng động thì sẽ nâng cao năng lực quản
lý dự án của Ban, từ đó hiệu quả quản lý các dự án đầu tư XDCT được nâng cao,đem lại các cảnh quan và ưu thế cho địa phương nơi xây dựng các công trình
Năng lực của các các bộ tham gia quản lý dự án không những chỉ ảnh
hưởng đến thành công của dự án mà còn tác động đến cộng đồng dân cư xungquanh khu vực xây dựng dự án, thé hiện qua việc hài lòng và chấp nhận dự án củangười dân sống xung quanh Bởi trong quá trình thi công, XDCT, chắc chắnkhông thé tránh khỏi việc xảy ra các sai sót trong quá trình thi công, nhưng việc
xử lý và giải quyết vấn đề của cán bộ quản lý dự án sẽ là yếu tố then chốt để cộngđồng dân cư chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để dự án được tiếp tục thực hiện
Do vậy, bên cạnh các kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, thì các cán bộ tham giaQLDA tại một dự án của địa phương còn cần phải được dao tạo thêm các kĩ năng
giải quyết vấn đề, khả năng tương tác với con người và khả năng làm việc theo
đội, nhóm.
Năng lực của đội ngũ nhân sự quản lý tài chính cũng là một nhân tố vô cùngquan trọng, nếu đội ngũ cán bộ này có trình độ chuyên môn cao, kịp thời xử lý cácvan dé liên quan đến chi phí cho dự án, cũng như dự trù các chính sách lương,
thưởng cho các cán bộ công, nhân viên hoạt động trong dự án một cách hợp lý thì
Trang 26có thê giảm thiêu chi phí xây dựng, tránh lãng phí nguôn vôn cho các công việc không cân thiệt nhắm tiệt kiệm nguôn von cho ngân sách Nhà nước.
1.2.3.2 Năng lực về máy móc thiết bị
Su phát triển và bùng nỗ của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay đãthay đôi đáng ké cách làm việc và tư duy của con người Chính bởi vậy, các thiết bị,
phần mềm chính là công cụ đắc lực cho cho các cán bộ, công nhân viên trong cuộc
sông nói chung và công tác QLDA nói riêng Nhờ các máy móc, trang thiết bị hiện
đại mà công tác QLDA đạt chất lượng cao hơn, chính xác hơn rất nhiều, rút ngắn
được thời gian và chỉ phí giúp tiết kiệm nguồn vốn cho ngân sách Nhà nước hay củachủ đầu tư
Trong thời đại hiện nay, đề tiến hành thi công và quản lý một công trình xây
dựng không thê thiếu sự góp mặt của các máy móc, thiết bị hiện đại Việc lựa chọn
máy móc không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn cả về chất lượng, nguồn gốc,xuất xứ, công nghệ, công suất và chức năng chính của từng loại máy, Nếu lựa chọn
những thiết bị, máy móc đã lỗi thời sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng, gây tốn kém
thời gian, chi phí bảo dưỡng cũng như vận hành máy móc, nhưng hiệu quả làm việc không được cao.
Hiện nay các máy móc đang không ngừng được tối ưu hóa và cải tiễn lêntừng ngày để đáp ứng nhu cầu của con người Trong một Ban QLDA đầu tư xâydựng tại một địa phương, việc chú trọng trang bị các thiết bị, máy móc tân tiến, hiệnđại sẽ giúp nâng cao năng lực QLDA của các cán bộ nhân viên trong cơ quan, khiếncho chất lượng công tác QLDA được cải thiện dang ké Bởi vậy, Ban QLDA củamột địa phương cần phải chú trọng đầu tư vào các máy móc thiết bị hiện đại phùhợp với các dự án, nhu cầu xây dựng của địa phương dé đem lại hiệu suất làm việc
tôt nhât.
1.2.3.3 Nang lực về công nghệ
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển khiến cho việc quản lý và thu thậpthông tin, lưu trữ dữ liệu ngày càng đơn giản hơn Chính bởi vậy, trong công tácQLDA, sử dụng các phần mềm, ứng dụng thông minh sẽ hỗ trợ các cán bộ QLDAmột cách đắc lực, giúp cho việc QLDA trở nên đơn giản, rõ ràng và trực quan hơn
Hơn nữa, việc sử dụng các phần mềm QLDA còn giúp điều chỉnh được thời gian
khi xảy ra những sự có, van đề không mong muốn gây chậm tiến độ, giúp nhà quản
lý theo dõi và kiểm soát được quá trình, tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả, đảmbảo chất lượng của dự án
Trang 27Bên cạnh đó, các co quan Nhà nước hiện nay, đặc biệt là Ban QLDA đầu tưxây dựng của một địa phương luôn cần phải có một hệ thong mạng nội bộ nhằmtruyền tải thông tin, lưu trữ hồ sơ và dit liệu của các dự án, khiến cho công tácQLDA trở nên dễ dàng hơn Yếu tố thông tin đóng vai trò quan trọng đối với việcquản lý các dự án đầu tư xây dựng, cụ thê các thông tin bên ngoài (như tình hìnhchính trị, thị trường, kinh tế - xã hội của địa phương, yếu tô pháp luật, các nguồnlực, ) sẽ giúp cán bộ, nhân viên tại Ban hiểu rõ hơn về tình trạng môi trường kinhdoanh, giúp họ đưa ra các quyết định chính xác trước những biến cố khách quan;
còn các thông tin bên trong (như thông tin nội bộ Ban, các cán bộ nhân viên, các
quyết định của cấp trên giao pho, ) lại đóng vai trò kết nối giữa các lãnh đạo vànhân viên, giúp cho việc thực hiện các quy trình QLDA được nhịp nhàng, chính
xác.
1.2.4 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự
án của một địa phương
Về cơ bản, quy trình QLDA tại Ban QLDA đầu tư xây dựng về cơ bản cũnggiống như quy trình QLDA chung, bao gồm ba giai đoạn chủ yếu, đó là lập kế
hoạch, điều phối thực hiện và giám sát các công việc dự án nhằm đạt những mục
tiêu xác định Chỉ khi được thực hiện đúng theo quy trình, dự án mới có thể đảmbảo được việc hoàn thành tiến độ đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đượcduyệt và đạt các yêu cầu về kĩ thuật, chất lượng, với những phương pháp và điềukiện tốt nhất cho phép Cụ thé, quy trình QLDA đầu tư XDCT tại Ban QLDA tại
một địa phương nói chung được trình bày như sau:
Thứ nhất là Lập kế hoạch: Giai đoạn này bao gồm các công việc như lập kếhoạch các mục tiêu cần phải thực hiện, xác định các công việc cần hoàn thành cũngnhư dự tính nguồn nhân lực, máy móc thiết bị cần phải có dé có thé thực hiện dự ánmột cách thành công và hiệu quả nhất Việc lập kế hoạch có thê được thực hiện theonhiều cách, như dưới dạng các sơ đồ hay đơn giản là theo các phương pháp truyềnthống
Thứ hai là Điều phối thực hiện dự án: Quá trình điều phối bao gồm công
việc điều phối các nguồn lực trong dự án như nguồn nhân lực, các thiết bị máy móctrong quá trình thi công thực hiện dự án, nguồn ngân sách và quan trọng nhất là điều
phối công việc sao cho tiến độ thời gian được đảm bảo Giai đoạn Điều phối này sẽ
chi tiết hóa thời gian bằng cách lập lịch trình cho từng công việc cụ thé dé từ đó làm
cơ sở cho việc bồ trí thời gian, công sức, máy móc và vốn cho phù hợp nhất
Trang 28Thứ ba là Giám sát: Quá trình giám sát sẽ theo dõi và kiểm tra toàn bộ tiếntrình thực hiện dự án, dé từ đó kịp thời so sánh, đo lường kết quả đạt được trên thực
té với những mục tiêu đã đề ra Từ những kết quả đạt được đó, các cán bộ QLDA sẽ
dé ra các kế hoạch dé kịp thời sửa đổi nếu có xảy ra sai sót, và cũng là dé tong kết
rút kinh nghiệm cho các giai đoạn sau khi thực hiện dự án.
Lập kế hoạch
e Thiết lập mục tiêu
e Dutinh nguồn lực
e Xây dựng kế hoạch
Giám sát Điều phối thực hiện
e Do lường kết quả e_ Bồ trí tiến độ thời gian
e So sánh với mục tiêu e Phân phối nguồn lực
e Báo cáo ¬ e Phối hợp các hoạt động
œ_ Giải quyết các van đề e_ Khuyến khích động viên
Hình 0.1: Quy trình QLDA đầu tư XDCT tại Ban QLDA của một dia phương
Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án1.2.5 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự
án của một địa phương
Tại Ban QLDA tại một địa phương, mô hình quản lý dự án có thé được thực
hiện theo các mô hình sau:
1.2.5.1 Tổ chức QLDA theo chức năng
Mô hình này có những ưu điểm như sau: Thứ nhất, linh hoạt trong việc sử
dụng cán bộ Phòng chức năng có dự án đặt vào chỉ quản lý hành chính và tạm thời
một số mặt đối với các chuyên gia tham gia QLDA Sau khi dự án kết thúc, các cán
bộ sẽ trở về vị trí cũ của mình tại các phòng, ban chức năng chuyên môn Hai là,
một cán bộ khi tham gia dự án có thé tham gia và nhiều dự án, từ đó lãnh đạo có thê
sử dụng tối đa một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình từ trình độ chuyên
môn, kinh môn của các cán bộ trong mỗi dự án.
Bên cạnh những ưu diém trên thì mô hình tô chức QLDA theo chức năng còntồn tại nhược điểm, đó là: vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một phòng chứcnăng nên phòng này thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thànhnhiệm vụ chính của nó mà không tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thỏadang các van dé của dự án Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các phòng ban
Trang 29Hình 0.3: Tổ chức QLDA theo chức năng— — —
Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án
1.2.5.2 Mô hình tổ chức chuyên trách QLDA
Mô hình chuyên trách QLDA là hình thức tổ chức quản lý mà các thànhviên ban QLDA tách khỏi các phòng chức năng, chuyên môn của minh dé điềuhành và quản lý các dự án theo những yêu cầu được giao
Giám đốc Ban QLDA
Ban Quản lý Phòng Tổ chức Phòng Kế toán Phòng khác
dự án hành chính Tài chính
a
Chuyén Chuyén Chuyén vién vién vién
quan ly marketing quan ly
tai chinh san xuat
Hình 0.4: Mô hình tổ chức chuyên trách QLDA
Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án
Mô hình này có ưu điểm:
Thứ nhất, đây là hình thức tổ chức QLDA tương đối đơn giản, nên có thể phù
hợp với mọi dự án và giúp các thành viên trong Ban QLDA tại một địa phương dễ dàng
thích nghỉ, đáp ứng được sự thay đồi của các biến có trong quá trình QLDA
Thứ hai, các thành viên trong ban QLDA chịu sự điều hành trực tiếp củagiám đốc dự án chứ không phải những người đứng đầu các bộ phận chức năng điềuhành Thường các lãnh đạo (Giám đốc dự án) là những cán bộ có thâm niêm quản lý
Trang 30và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ĐTXD lâu năm và có khả năng bao quát
công việc tốt, do vậy sẽ tránh được trường hợp người điều hành dự án chỉ giỏi công
việc chuyên môn nhưng kha năng quản lý, điều phối nguồn lực yếu kém dẫn đến sự
kém hiệu quả trong công tác QLDA tại Ban;
Thứ ba, do dự án tách khỏi các phòng chức năng nên đường thông tin đượcrút ngăn, hiệu quả thông tin cao hơn
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những nhược điểm sau: Khi Ban QLDAthực hiện đồng thời nhiều dự án ở những địa bàn khác nhau và phải đảm bảo đủ sỐlượng cán bộ cần thiết cho từng dự án thì có thể dẫn đến tình trạng lãng phí nhân
lực.
1.2.5.3 Tổ chức QLDA theo ma trận
Giám đốc Ban QLDA
| | | | |
Chủ nhiệm Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng
chương trình phòng sản phòng nhân phòng kỹ phòng tài
xuất sự thuật chính
Chủ Bà Lan Cô Ô Định Cô Hiền
nhiệm `
Hường A,
dự án A Cô Vinh O Dân
Chủ Cô Ông Bà Hà Cô Hiền
nhiệm Thanh Minh
dự án B
Chủ Ông Ông Ông Cô Hiền
nhiệm Thắng Tâm Dũng
dự án C
Hình 0.5: Mô hình tổ chức QLDA theo ma trận
Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án
Loại hình tổ chức QLDA theo ma trận là sự kết hợp giữa mô hình tổ chứcQLDA theo chức năng và mô hình tổ chức quản lý chuyên trách dự án Từ sự kết
hợp này hình thành hai loại ma trận là ma trận mạnh và ma trận yếu.
Ưu điểm của mô hình này là:
Trang 31Thứ ba, khắc phục được hạn chế của mô hình quản lý theo chức năng Khi
dự án kết thúc thì các cán bộ có thê trở về phòng chức năng cũ của mình để tiếp tục
làm việc.
Thứ tư, tạo điều kiện dé Ban QLDA của địa phương phan ứng nhanh hơn,
linh hoạt hơn trước những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
Bên cạnh những ưu điểm thì mô hình cũng có những nhược điểm sau:
Thứ nhất, nêu việc phân quyền quyết định trong QLDA không được rõ rànghoặc trái ngược, chồng chéo sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án
Thứ hai, về lý thuyết, các Giám đốc dự án quản lý các quyết định hành
chính, những người đứng đầu bộ phận chức năng ra quyết định kỹ thuật Nhưng trên
thực tế quyền hạn và trách nhiệm khá phức tạp
Thứ ba, mô hình này vi phạm nguyên tắc tập trung trong quản lý Một nhânviên có hai thủ trưởng nên sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh nàotrong trường hợp hai lệch từ hai nhà quản lý cấp trên mâu thuẫn nhau
1.2.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự
án của một địa phương
QLDA đầu tư xây dựng tại một địa phương bao gồm các nội dung chính như sau:
Lập kế hoạch tổng quan: Giai đoạn nay bao gom các công việc như lập kếhoạch các mục tiêu cần phải thực hiện, xác định các công việc cần hoàn thành cũngnhư dự tính nguồn nhân lực, máy móc thiết bi cần phải có dé có thé thực hiện dự án
một cách thành công và hiệu quả nhất Việc lập kế hoạch có thê được thực hiện theo
nhiều cách, như dưới dạng các sơ đồ hay đơn giản là theo các phương pháp truyềnthông
Quan lý phạm vi dự án: Quản lý phạm vi dự án là việc xác định, giám sát
việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án
cân phải thực hiện, công việc nào năm ngoài phạm vi của dự án.
Trang 32Việc quản lý phạm vi của một dự án đầu tu XDCT vô cùng quan trọng, bởi
nó liên quan đến việc xác định những nội dung công việc mà dự án phải tiễn hành
và những công việc không thuộc về dự án, từ đó chú trọng đến các hoạt động cấpthiết hàng đầu dé thực hiện thành công dự án Việc xác định phạm vi và kết quả đầu
ra của dự án không rõ ràng sẽ là nhân tổ gây can trở đến việc thực hiện thành công
dự án.
Quản lý thời gian dự án: Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối
và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án Nó chỉ rõmỗi công việc phải kéo theo dai bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn
bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.
Mục tiêu của nội dung quản lý thời gian dự án là làm sao dé dự án đầu tưXDCT có thể hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn nhân lựccho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng công trình thỏa thuận tronghợp đồng và theo yêu cầu của luật pháp Quản lý tốt thời gian thực hiện dự án, đặcbiệt là các dự án đầu tư XDCT - các dự án đòi hỏi nguồn vốn và nguồn lực lớn
trong quá trình thực hiện, sẽ là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực
khác cân cho công việc của dự án.
Quan lý chỉ phí dự án: Quản lý chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh
phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiễn độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là
việc tô chức phân tích sô liệu va báo cáo những thông tin vê chi phí.
Ngân sách của Nhà nước hay chủ đầu tư cho dự án là nguồn lực hữu hạn, do
vậy ngân sách cần phải được quan lý một cách chặt chẽ, sao cho việc chi đạt đượchiệu quả cao nhất Việc thực hiện tốt nội dung chi phí cũng nham đảm bảo thực hiệntốt các mục tiêu chi phí, thời gian và tiến độ của dự án đầu tư XDCT
Quản lý chất lượng dự án: Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khaigiám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng
sản phâm dự án phải đáp ứng mong muôn của chủ đâu tư.
Quản lý chất lượng tại các dự án đầu tư XDCT được hiểu là những yêu cầu
về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với
quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản qui phạm pháp luật
có liên quan và hợp đồng kinh tế Bởi một dự án XDCT có ý nghĩa lớn đối với xã
hội, liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, là yếu tố quan
trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, bởi vậy chất lượng công
Trang 33trình đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thi công và sau khi đã hoàn thiện,Một công trình chất lượng là công trình phải đảm bảo được an toàn và sự bền vững
lâu dài.
Quản lý nhân lực dự án: Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những
nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án Nó cho
thây việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đên mức nào.
Nhân lực là nguồn lực quan trọng bậc nhất trong công tác QLDA, việc điềuphối đúng người đúng việc sẽ là yếu tố quan trọng dé dự án đầu tư XDCT đạt được
mục tiêu và thành công trong tương lai.
Quan lý thông tin dự án: Quản ly thông tin là quá trình dam bảo các dòng
thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và
với các cấp quản lý khác nhau Thông qua quan lý thông tin có thé tra lời ba câuhỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chỉ tiết và các nhà QLDA cần báo cáo cho họ
các thông tin cần thiết cho việc hoạch định, tô chức, hướng dẫn và kiểm soát dự án hiệuquả cũng như cung cấp cho các bên liên quan một khối lượng lớn thông tin về tìnhtrạng của dự án, từ đó giúp các nhà QLDA và các cơ quan chuyên môn kịp thời nắm
bắt tình hình để đánh giá, đề ra chiến lược phù hợp cho dự án phát triển trong các giaiđoạn tiếp theo
Quan lý rủi ro dự án: Quan lý rủi ro là việc nhận diện các nhân tố rủi ro của
dự án, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại
TỦI ro.
Trong một dự án đầu tư XDCT, có rất nhiều rủi ro ngoài mong muốn đến từ
các yêu tố khách quan (như thời tiết, môi trường xấu, ) hay yếu tố chủ quan (sự
chủ quan, không tuân thủ nguyên tắc tại công trường thi công của các cán bộ laođộng ) gây nên các thương tật, tử vong cho người lao động, hoặc ảnh hưởng đến
môi trường tự nhiên xung quanh khu vực xây dựng công trình.
Trang 34Do tính chất phức tạp của công trình xây dựng, nên việc quản lý rủi ro là
công tác vô cùng quan trọng, việc lường trước và đưa ra các biện pháp phòng tránh
rủi ro có thé phòng tránh được các sự cô đáng tiếc như các tai nạn lao động, phươngtiện thi công gặp vấn đề hỏng hóc ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án, hay thicông trong khu vực nguy hiểm mà không có biện pháp bảo hộ gây mất an toàn laođộng Như vậy, một hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, sẽ giúp cho việc hoàn thành
dự án đầu tư XDCT không chỉ giảm bớt sai sót, mà còn giảm mức độ ảnh hưởngcủa những sai sót đó đến việc thực hiện các mục tiêu của dự án, làm giảm bớt rủi rogia tăng chi phí hay gia tăng nguôồn nhân lực gây lãng phí vốn và nguồn lực cho chủ
dau tư và các bên liên quan.
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: Quản lý hợp đồng và hoạt động
mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thươnglượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết
bị, dịch vụ cần thiết cho dự án Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấn đềbằng cách nào dự án được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài,tiên độ cung, chât lượng cung ra sao.
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán có ý nghĩa quan trọng cho các bên
trước khi tiến hành khởi công các công trình xây dựng, cũng như là bước đầu tiên décác bên ngồi lại bàn bạc với nhau về quyền và lợi ích của mình trong hợp đồng đó.Bên cạnh đó, quản lý tốt các hoạt động mua bán sẽ giúp kiểm soát chi phí thực hiện
dự án một cách hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực một cách không cần thiết
1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhtại Ban quản lý dự án của một địa phương
1.2.7.1 Số lượng các dự án dau tư XDCT được quản lý
Số lượng các dự án được quản lý tại Ban QLDA 1 địa phương có xu hướngtăng lên theo từng năm là một dấu hiệu tốt, bởi dé đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcủa người dân địa phương cũng như du khách đến tham quan, việc DTXD các côngtrình là việc cần thiết Số lượng các dự án ngày cảng tăng cũng là một dấu hiệu chothấy uy tín và năng lực của Ban QLDA địa phương đó được đánh giá cao, do vậyđược các tô chức và người có thẩm quyên tin tưởng, giao phó trọng trách quản lý dự
án các dự án quan trọng sử dụng nguôn vôn ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, đối với Ban QLDA của một địa phương cấp thành phó, thị trấnhay huyện, thì số lượng dự án tăng lên quá cao qua từng năm cũng không phải là
Trang 35một dấu hiệu tốt Bởi thông thường, Ban QLDA đầu tư xây dựng của một thành phóchỉ có nguồn nhân lực dao động trong khoảng vài chục người (từ 20 đến 50 cán bộnhân viên), do vậy nếu có quá nhiều công trình đầu tư xây dựng sẽ khiến việc quản
lý các dự án không được sát sao, gây nên tình trạng nhiều công trình dang dở, đặcbiệt khi một trong số các dự án gap sự cố, do không kip thời nhận được chỉ dao củacấp trên, việc xử lý van dé bị đình trệ, gây lãng phí thời gian, chi phí trong cả quátrình thực hiện dự án Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn nhân lực trong quá trìnhQLDA cũng là vấn đề cần phải quan tâm khi quản lý cùng một lúc quá nhiều dự án.Khi một cán bộ, kỹ sư phải tham gia vào quy trình QLDA của quá nhiều công trìnhxây dựng sẽ dẫn đến tinh trạng quá tải khiến hiệu quả làm việc không được cao, gâyảnh hưởng đến tiễn độ và chất lượng của dự án
1.2.7.2 Giá trị trung bình các dự án đầu tw XDCT được quản lý
Giá trị trung bình các dự án được quản lý được tính thông qua tổng vốn quản
lý và số lượng dự án được quản lý tại Ban QLDA qua từng năm Giá trị trung bìnhcác dự án được quản lý phản ánh kết quả công tác QLDA tại Ban Khi giá trị trung
bình tăng lên qua các năm có thé khẳng định được uy tín của Ban đối với người dâncũng như các cấp có thẩm quyên quyết định dé tiếp tục tham gia quản lý những dự
án có quy mô lớn trong tương lai.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên, do Ban QLDA tại một địa phương
có số lượng nguồn nhân lực hạn chế, nên nếu giá trị trung bình các dự án được quản
lý có xu hướng tăng quá nhanh qua từng năm thì điều này sẽ gây áp lực lớn đến độingũ cán bộ QLDA của Ban, bởi nó đòi hỏi Ban cần phải có đội ngũ cán bộ QLDA
lớn mạnh với số lượng lớn, giàu kinh nghiệm đặc biệt là các cán bộ quản lý tiễn độ,
chi phí và chất lượng dé tránh tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn, chậm tiến
độ dự án, không đảm bảo chất lượng cho dự án.
1.2.7.3 Tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án đầu tư XDCT được quản lý
Các bước triển khai một dự án tại Ban QLDA tại một địa phương phải thựchiện theo đúng tiến độ cũng như theo đúng trình tự theo quy định Đối với các côngviệc nối tiếp nhau, phải đảm bảo công việc này xong, công việc khác mới thực hiệntiếp Đối với các công việc thực hiện song song, cần phải đảm bảo cùng hoàn thànhtrước thời gian thực hiện các công việc khác sau đó.
Tiến độ tông thé thực hiện dự án phải đảm bảo không bị chậm Tiến độ tổng
thê của cả dự án phụ thuộc vào nhiêu yêu tô khác nhau Nêu tiên độ tổng thê của dự
Trang 36án bị chậm so với kế hoạch ban đầu thì cán bộ QLDA cần phải xác định đượcnguyên nhân gây chậm trễ dự án là do yếu tố nào? Đó là yếu tố chủ quan hay khách
quan? Nguyên nhân này đã được lường trước và có phương án dự phòng hay chưa?
Các cán bộ tham gia thực hiện dự án có chủ động khắc phục trước khi xảy ra hậu
quả nghiêm trong hay đã thả nổi dự án?
Tiến độ thực hiện các bước phải phù hợp với các thủ tục đi theo Nếu cácbước triển khai nhanh nhưng các thủ tục, cơ chế không theo kịp thì cũng xảy ra
nhiều bat cập Vì trong triển khai dự án, thi công phải thực hiện sau khi có thiết ké,
dự toán được phê duyệt; đảm bảo tiến độ thi công phải phù hợp với tiến độ thanh
toán vì liên quan tới tiến độ giải ngân kế hoạch vốn hàng năm; tiến độ lập và phê
duyệt quyết toán vốn phải đảm bảo thời gian thu hồi vốn, tránh để dự án đã trích
khấu hao nhiều năm mới có quyết định tăng tài sản chính thức và bàn giao cho đơn
vị vận hành.
1.2.7.4 Chi phí thực hiện dự án đầu tw XDCT được quản lý
Các chi phí dé thực hiện cho dự án phải đúng, đủ và hợp lý tức là các nội
dung chi phí tuân theo đúng quy định, đúng hạn mức Các khoản chi phí phải tập
hợp đúng dự án, đúng nguồn vốn Tổng chi phí cho dự án phải phù hợp với quy mô
dự án cũng như với độ dài thời gian thực hiện dự án.
Phải kiểm soát được chi phí thực hiện dự án, nghĩa là xác định được mức
chênh lệch so với được duyệt dé kip thời ngăn chan những thay déi khong dung,
không được phép, từ đó đề xuất giải pháp dé quan lý có hiệu quả chi phí dự án
1.2.7.5 Chất lượng thực hiện dự án đầu tư XDCT được quản lý
Chất lượng của một công trình DTXD rất quan trọng, vì như đã trình bày ở
phan trên, một công trình xây dựng có ảnh hưởng lâu dai và rộng rãi đến toàn bộcộng đồng dân cư xung quanh và những người trực tiếp sử dụng các công trình thi
công đó Do vậy, chất lượng thực hiện QLDA ở một Ban QLDA tại giai đoạn thi
công phải đảm bảo đúng, đủ về mặt khối lượng theo thiết kế, nghiệm thu đúng thực
tế thi công Chất lượng dự án ở giai đoạn vận hành phải đảm bảo dé không xảy ra sự
cố Quy trình bảo trì, bảo hành dự án cần phải được thực hiện nghiệm ngặt theo quy
định.
1.2.7.6 Các chỉ tiêu khác
Ngoài một số tiêu chí cơ bản đã trình bày, trong công tác QLDA đầu tưXDCT, các cán bộ QLDA còn cần quan tâm đến các chỉ tiêu khác như:
Trang 37Về tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dau tư xây dựng:
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là nhằm để đảm bảo được quy trìnhthực hiện đầu tư XDCT phải được thực hiện đúng theo quy định, trình tự và đúng
với các quy hoạch và thiết kế được duyệt, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng, mỹ quan cũng như thời hạn xây dựng và quan trọng nhất là phải tuân thủ cácquy định của pháp luật về quản lý DTXD và sử dụng vốn đầu tư xây dựng,
Quản lý an toàn trong thì công xây dựng công trình:
An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tácđộng của các yếu tô nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo không gây thương tật,
tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cô gây mat
an toàn lao động trong quá trình thi công XDCT.
Một CTXD là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của các cán bộ cũng
như công nhân trong quá trình thực hiện dự án, cùng với sự hỗ trợ của các máy móc,
thiết bị khác nhau Do tính chất phức tạp của công trình xây dựng, nên các yêu cầu về
an toàn trong thi công các dự án đầu tư XDCT phải được thực hiện một cách nghiêmngặt, tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc như các tai nạn lao động, phương tiện thi cônggap sự cô ảnh hướng đến quá trình thực hiện dự án hay thi công trong khu vực nguyhiểm không có các biện pháp đảm bảo an toàn lao động Bên cạnh đó, các nhà QLDA
cũng như chủ đầu tư và các cơ quan chuyên môn có nghĩa vụ cùng phối hợp đề kiểm
tra, rà soát các biện pháp bảo đảm an toàn định kỳ trên công trường thi công.
Bao vệ môi trường trong quản lý dự án dau te XDCT
Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình là hoạt động gìn giữ,phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giữ môi trường trong lành
trong quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửachữa, cải tạo công trình,
Trên thực tế, hoạt động thi công xây dựng công trình gây ra rất nhiều ảnhhưởng đối với môi trường Hoạt động thi công xả hàng loạt khói, bụi nguy hiểmtrong không khí gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng; các chất thải rắn xây dựng làrất nhiều, khó thực hiện hoạt động xử lý, gây ô nhiễm môi trường đất; các chất thảinguy hại, dầu mỡ từ máy móc gây ô nhiễm nguồn nước, hoạt động thi công, phá dỡ,vận hành máy móc còn gây ra ô nhiễm tiếng Ôn đặc biệt là các dự án lớn, thời gianthi công kéo đài trong nhiều năm thì hậu quả đối với môi trường càng lớn Vì điều
Trang 38này, pháp luật buộc phải đặt ra trách nhiệm cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công công
trình phải có các biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.
1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình tại Ban quản lý dự án của một địa phương
1.2.8.1 Các nhân tổ chủ quan
Quy mô của dự án và lượng vốn dành cho dự án: Quy mô của dự án lớn hay
nhỏ quyết định đến phạm vi của khu vực giải phóng mặt bằng Còn lượng vốn lạiquyết định đến tiến độ thực hiện của dự án Một dự án đầu tư thường diễn ra trongkhoảng thời gian dài và phạm vi rộng lớn, do vậy sẽ có rất nhiều sự thay đồi về giádat, nén nếu không dự kiến tương đối chính xác về lượng vốn thi rất có thé dự án
sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện do lượng vốn ban đầu không đủ dé chi trả
cho các chi phí liên quan.
Sự phối hợp giữa các bên liên quan và sự trao đổi thông tin: Một cơ ché hợp
tác trên cơ sở cùng bàn bạc, trao đối với tinh thần xây dựng sẽ giúp cho ban dự toán
hoàn thành với chất lượng tốt hơn, thời gian và chi phí tiết kiệm được nhiều hơn Dé
đạt được hiệu quả, công tác quản lý không thé thiếu các kênh truyền tải thông tin từngười lãnh đạo đến người trực tiếp thực hiện hay giữa các bộ phận với nhau Chắng
hạn như, đối với một dự án ĐTXD cơ bản, yếu tố không thể thiếu là bản dự toán,thiết kế kỹ thuật, dé có được bản dự toán này cần phải có sự trao đồi, hợp các giữa
các bộ phận chức năng của doanh nghiệp Cơ chế trao đối thông tin giữa các bên
liên quan sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bản dự toán Bản chất của quá trình quản
lý là sự tác động nhằm hướng đối tượng đến một mục đích đã định trước
Ví dụ, công tác thâm định dự án đầu tư thường gặp nhiều khó khăn trong
việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng Do vậy, cần phải có các quy định cụ thé
về thời gian, thủ tục, trình tự dé tránh xảy ra việc chờ đợi, khiến cho thời gian xử lý
hồ sơ bị chậm trễ, không đảm bảo làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, gây
lãng phí thời gian và vôn cho các bên liên quan.
Năng lực và phẩm chất của các cán bộ quản lý điều hành quản lý dự án:Năng lực và phẩm chất của cán bộ có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng Nếu chất lượng người thực hiện quản lý dự án tốt thì giaiđoạn chuẩn bị dự án nhanh, cơ chế thủ tục gon gang, các chính sách đền bi cũngthỏa đáng với nguyện vọng người dân và ngược lại.
Năng lựa và sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể: Các chủ thể tham giavào quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đặc biệt là các dự án ở địa
Trang 39phương, hiểu biết về pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị dự án vẫn chưa đầy đủ Khicác cán bộ không thé nắm vững các kiến thức tối thiêu của pháp luật về dự án, nộidung báo cáo khả thi, công tác điều tra khảo sát hay nhằm lẫn giữa khái niệm thầmtra, thâm dinh, sẽ gây nên các vướng mắc lớn trong công tác thấm định dự án, từ
đó gây cản trở hiệu suất, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư XDCT
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý: Cơ sở vật chất cũng đóng vaitrò quan trọng trong QLDA bên cạnh yếu tố con người Có được hệ thống cơ sở vật
chất đồng bộ sẽ dễ dàng triển khai các công cụ quản lý như: Sơ đồ PERT, phầnmềm Project Management Cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ cho công tác quản lý làm
cho công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn Ví dụ như trong lĩnh vựcQLDA, các hệ thống máy tính là công cụ đắc lực và đang trở nên không thẻ thiếu
1.2.8.2 Các nhân tố khách quan
Các cơ chế, chính sách pháp lý cua Nhà nước: Mọi hoạt động kinh tế và đầu
tư đều phải trong khuôn khổ luật pháp Đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi dự án đầu tư
hoạt động trong môi trường kinh tế của một quốc gia thì cần phải tuân thủ nhữngquy định của hệ thong pháp luật nước đó Tại Việt Nam, các doanh nghiệp va dự ánvận hành trong nên kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì những đặctrưng của pháp luật xã hội chủ nghĩa sẽ ảnh hưởng đến việc tô chức, quản lý và vậnhành các doanh nghiệp và dự án đó Thoát ly các nhân tố pháp luật hoặc không dựkiến đầy đủ các yếu tố luật pháp trong quá trình lập dự án sẽ mang lại những hậuquả không nhỉ trong quá trình tổ chức bộ máy QLDA sau này
Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư XDCT, cần chú ý đến các chính sách pháp
lý về thâm đinh, phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng quy định nội dung từ côngtác chuẩn bị đến tô chức thực hiện dự án Day là cơ sở pháp lý xuyên suốt giai đoạnchuẩn bị dự án Tuy thời gian gần đây, các chính sách, cơ chế quản lý hoạt động đầu
tư xây dựng đã được chú trọng, tuy nhiên việc ban hành các văn bản cụ thê hóa quy
định của pháp luật vẫn chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ thì vẫn sẽ ảnh hưởng đến hiệuquả của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
Môi trường kinh té tại nơi thực hiện dự án: Nhân tỗ kinh tế là một trongnhững nhân tố quan trọng anh hưởng đến khía cạnh tổ chức, quản lý và nhân sự củamột dự án Một nền kinh tế thiếu ôn định va đồng bộ sẽ khiến cho việc cung cấp các
thông tin phục vụ công tác quản lý kém chính xác Bên cạnh đó, sự tác động của các
biến số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp) trong chừng mực nhất
Trang 40định có thê ảnh hưởng đến cơ cấu tô chức và quản lý Bởi vậy, nhận diện và đề racác biện pháp phù hợp tùy bối cảnh kinh tế tại nơi thực hiện dự án là công việc màcác cán bộ QLDA cần phải làm
Môi trường tự nhiên tại nơi thực hiện dự án: Quá trình thi công được chialàm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau Cáccông việc chủ yếu thực hiện ở ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng lớn của điều kiệnthiên nhiên, thời tiết làm ảnh hưởng lớn đến công tác thi công xây dựng, đặc biệt là
tiễn độ của các dự án, vì vậy quá trình tập hợp chi kéo kéo dai, phát sinh nhiều chi
phí ngoài dự toán, chi phí không ổn định và phụ thuộc nhiều vào từng giai đoạn thicông Quá trình từ khi khởi công công trình cho đến khi công trình hoàn thành bàn
giao đưa vào sử dụng thường là dài, nó phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về
kỹ thuật của từng công trình Công tác QLDA phải tính đến các yếu tố này dé cóbiện pháp ứng phó nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra
Môi trường văn hóa - xã hội: Cần phải nghiên cứu về tình trạng sử dụng đất,phong tục tập quán của địa phương, các kết cấu hạ tầng, mật độ dân số tại khu vực
vì các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường triénkhai xây dựng trên phạm vi diệntích lớn, ở nhiều địa phương khác nhau Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
triên khai dự án.