Khái niệm về dự án dau tư xây dựng công trình Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn dé
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
_ iva)
Dé tai:
HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY DU AN DAU TU
XAY DUNG CONG TRINH TAI CONG TY CO PHAN THIET KE XAY DUNG VA THUONG MAI HAI HA
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Ái Liên
Họ tên sinh viên : Dương Ngọc Mai
Mã sinh viên : 11193264
Lớp : Quản lý dự án 61
HÀ NỘI, 04/2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của TS NguyễnThị Ái Liên với dé tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án dau tư xây dựng côngtrình tại Công ty Cé phan Thiết kế Xây dựng và Thương Mai Hải Hà” là côngtrình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thựctrong quá trình tôi thực tập tại đơn vị Các kết quả nghiên cứu là do chính em thực
hiện dưới sự chỉ đạo của cán bộ hướng dẫn.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về khóa luận tot nghiệp này.
Hà Nội, ngày thang năm 2023
Sinh viên
Dương Ngọc Mai
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành
Quản lý dự án, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh
tế Quốc dân và các thầy cô giáo trong khoa Đầu tư đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Ái Liên, người đã nhiệt
tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiêm quý báu trong quá trình thực tập vàdành những sự quan tâm tốt đẹp cho em trong thời gian qua
Em muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý dự án Công ty Cổ phần Thiết kếXây dựng và Thương mại Hải Hà đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểuthực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan
Do kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện
khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ các thầy, cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BANG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIEU DO
09)8/0987100055 1
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE CÔNG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CONG TRÌNH TẠI DOANH NGHIỆP 3
1.1 Khái quát về dự án đầu tư xây dựng công trình: s««ss«s« 3 1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình -«++<<x+ss+2 3 1.1.2 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng -¿ - s+cxsrsrzrzrerree 3 1.1.3 Đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng -¿- ¿5c +ccckererererrrerree 3 1.1.4 Vai trò của dự án đầu tư xây dựng công trình -. :-s¿+cs+5c++ 4 1.1.5 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình - -«cc+c<scxsees 5 1.2 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại doanh nghiệp 5 1.2.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại doanh nghẲiỆP eee 5 E1 93 911 1 ng HH gi, 5 1.2.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình . 8
1.2.3 Mô hình quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại doanh nghiép 9
1.2.4 Các công cụ quản lý dự án dau tư xây dung công trình 12
1.2.5 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - 14
1.2.6 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tai doanh nghi€p P4 22
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quan ly dự án dau tư xây dựng công trình tại doanh nghi1Ệp - ó5 11211 1191112111 910 1 91 1H HH ky 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CONG TÁC QUAN LÝ DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG CONG TRÌNH TẠI CÔNG TY CO PHAN TƯ VAN THIẾT KE XÂY DUNG VA THUONG MẠI HAI HÀ GIAI DOAN 2018 — 2022 27
Trang 52.1 Tổng quát về Công Ty Cổ Phần Tư Van Thiết Kế Xây Dựng Va
Thương Mai Hai Hà o 5 G5 S9 9999 9 9 0 06030 40000 90 27
2.1.1 Thông tin chung về Công ty ¿2-2 +SE+EE+E++EE£Et2EEEEEEEeEkerkerkrrrrree 272.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Công ty -. -szcs+¿ 27
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . -sz+s+¿ 28
2.1.4 Cơ cấu tô chức của Công ty ¿5 + t+SE‡EEEE2E12E2121717121 212.2 29
2.1.5 Tình hình hoạt động của Công ty giai đoạn 2018 — 2022 34
2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại
Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng va Thương mại Hải Hà giai đoạn 2018
2/77 37
2.2.1 Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty 372.2.2 Năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tai Công ty 422.2.3 Cơ sở pháp lý chung của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công
2.2.4 Mô hình quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty 492.2.5 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty 532.2.6 Công tác quản lý dự án dau tư xây dựng công trình theo giai đoạn của
2.3 Ví dụ minh họa về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
tại Công Ty Cổ Phần Thiết Kế Xây Dựng Và Thương Mại Hải Hà 702.3.1 Tổng quan về dự án “Xây dựng mới trụ sở Ủy ban nhân dân xã, Nhà văn
hoá đa năng và các phòng chức năng xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo” 70
2.3.2 Công tác quản lý dự án “Xây dựng mới trụ sở Ủy ban nhân dân xã, Nhà
văn hoá đa năng và các phòng chức năng xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bao” 74
2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhtại Công Ty Cổ Phần Thiết Kế Xây Dựng Và Thương Mại Hải Hà giai đoạn
(018 — ^)()2⁄2) 0 G9 9 ee 89
2.4.1 Kết quả dat được coeccceccecccsscssessesssessessesssssessessessussuessessessesssessessessessseeseses 892.4.2 Ton tại và hạn chế -¿c St t+ESEEEE2ESEEEEEESEEE111212111511211111211111 2E xe2 92
Trang 62.4.3 Nguyên nhân 5 E1 TT TH TH HH H 96
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRINH CUA CONG TY CO PHAN THIẾT
KE XÂY DỰNG VÀ THUONG MẠI HATHA . 5 -«- 993.1 Định hướng phát trién của công ty -s-scsecssessessesseessesee 993.1.1 Định hướng phát triển chung của Công ty -: -¿©scs++cxz+ss+¿ 993.1.2 Dinh hướng công tác quan lý dự án dau tư xây dựng của Công ty 99
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quan lý dự án đầu tư xây dựng công
trình tại Công Ty Cé Phần Thiết Kế Xây Dựng Và Thương Mai Hải Hà 100
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực nhân sự - 55+ S+csscrseerssresrs 100
3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực cơ sở vật chat và trang thiết bị 1033.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý tiến độ -:- ¿+52 105
3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực quan lý chi phí - «<+<<++ 106
3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực quan lý chất lượng . -: 1073.3 (n6 1093.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 2-2 s2++z++zx+zxezxzzzezex 1093.3.2 Đối với Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương Mại Hải Hà 1090n —~ ÔÔ 111TÀI LIEU THAM KHAO u cccssssssesssessssssesssesssessnesossssesssesanesonssseeaseessesseessees 112
Trang 7DANH MỤC NHỮNG TỪ VIET TAT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
Ban quản lý dự án
Dự án đầu tưĐầu tư xây dựngGiải phóng mặt bằngHội đồng nhân dân
Quản lý dự án
Tư vấn giám sát
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường Xây dựng công trình
Trang 8DANH MỤC BANG
Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh của Công ty năm 2019 — 2021 36
Bảng 2.2: Một số dự án tiêu biểu công ty được công ty quan lý giai đoạn 2018 — 2022 0ẼẼẺ®® 4a äăă 39
Bang 2.3: Tổng hợp viên chức, người lao động trong Ban QLDA - 43
Bang 2.5: Danh sách máy móc thiết bị thi công - 2 ¿+ ++cs+cs+£++sz+¿ 46 Bảng 2.6: Danh sách máy móc thiết bị văn phòng của BQLDA - 47
Bảng 2.7: Quy trình QLDA tại CONG fy - ch Hệ, 54 Bảng 2.8: Dự toán xây dựng công trình << s1 xxx net 58 Bang 2.9: Bang thống kê diện tiCh ccecceccceccsseessessessesssessessessessessessessesstesesseesees 73 Bang 2.10: Phan công trách nhiệm cán bộ tại công trình « - 85
Bảng 2.11: Bang chất lượng và tay nghề các loại thợ tham gia dự án 86
Bảng 2.12: Số lượng các dự án được quản lý tại Công ty giai đoạn 2018 - 202289 Bang 2.13: Một số dự án đúng tiễn độ của Công ty giai đoạn 2018 — 2022 90
Bang 2.14: Một số dự án đầu tư đảm bảo về chi phí do Công ty thực hiện 90
Bảng 2.15: Sai sót trong các công tac làm tăng chi phí của dự án 94
Bảng 2.16: Chi phí phát sinh trong các công việc của một số dự án 94
Bảng 2.17: Một số gói thầu chưa đảm bảo chat lượng - -: - 95
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa ba mục tiêu thời gian, chi phí và kết quả của QLDA6
Hình 1.2: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án .: -: : 10
Hình 1.3: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án -¿- - + s+x+s+Ee£++Eezezszxez 11 Hình 1.4: Mô hình chìa khóa trao tay 0 cee eeccceccceseeceneeeeeeeeeeceseeeeeeeeaeeeseeenees 12 Hình 1.5: Biểu đồ GANTT phan ánh các công viỆc - 2-2 s+ss+sz+: 13 Hình 1.6: Sơ đồ PERT của 1 dự án T -. ¿- + + x++x2z++zxerxerxesrrerxerxees 13 Hình 1.7: Biểu đỒ xương cá -:- 2-52 2E 2E EEEEE121121121121212111 111 14 Hình 1.8: Biéu đồ parento phản ánh nguyên nhân 2: 2+s2+z+s2£sz+‡ 14 Hình 2.1: Giá trị cốt lõi - 2-22 ©+222x22E92E222E2212112711271211 21121221 xe 28 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chứỨc -¿ - + s22 St+E+E9E3EE2E251232E251112155E1215E2Ee xe 29 Hình 2.3: Mô hình ban quản lý dự án eee S2 1k, 50 Hình 2.4: Mẫu sơ đồ GANTT tiến độ thi công gói thâu . : : 65
Hình 2.5: Công tác quan lý chất lượng công trình xây dựng tại BQLDA 68
Hình 2.6: Mô hình tổ chức quản lý dự án -2- 2 2+52+x+zxezxerxerxerssreee 75 Hình 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý dự án theo 3 cấp độ 100
DANH MỤC BIEU DO Biểu đồ 2.1: Biểu đồ Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế năm 2019 — 2021 37
Biểu đồ 2.2: Lich sử đấu thầu của công ty năm 2019 — 2022 -: 42
Biểu đồ 2.3: Tống giá trị trúng thầu và giá trị các gói thầu - 42
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao động của công ty năm 2022 theo trình độ 45
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triên mạnh mẽ của nền kinh tế, nước ta ngày càng có nhiềucông trình trọng điểm quốc gia, nhà máy, cao ốc, khu đô thị và cả những công trìnhcông cộng Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã rat coi trọng việc phát trién công nghiệpnặng trong lĩnh vực xây dựng ngay từ những ngày đầu chuyên đổi Điều này chothấy hoạt động đầu tư luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự pháttriển của đất nước Nhưng không phải dự án đầu tư nào cũng đạt được kết quả nhưmong muốn, sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư phụ thuộc vào nhiềuyêu tố, trong đó phụ thuộc nhiều nhất vào công tác quản lý dự án
Trong thị trường xây dựng ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hoạtđộng quản lý dự án đã dần trở thành cốt lõi cơ bản trong cơ chế quản lý của toàndoanh nghiệp Khi quản lý dự án tập trung, các mục tiêu về chi phí, chất lượng và
thời gian của dự án sẽ được đảm bảo, giúp nâng cao hiệu quả của dự án.
Công ty Cô phan Thiết kế Xây dựng và Thương mai Hải Hà hoạt động tronglĩnh vực xây dựng, nhận thức được những điều kiện cần thiết dé phát triển và điềuquan trọng là xác định công tác quản lý dự án Làm thế nào đề công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình đạt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, phát triển thương hiệu, tạo dựng uy tín của Công ty? Đây là câu hỏi
mà Công ty luôn quan tâm và cần được giải đáp trên con đường phát triển hiện tại
và tương lai.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thay tầm quan trọng của hoạtđộng quản lý dự án của Công ty và quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tácquan lý dự án dau tư xây dựng công trình tại Công ty Cé phan Thiết kế Xâydựng và Thương mại Hải Hà” nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản
lý dự án của Công ty Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại của công tácquản lý dự án và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý dự án
trong tương lai của Công ty.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu khóaluận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác quản lý dự án dau tư xây dựng
công trình tại một doanh nghiệp
Trang 11Chương 2: Thực trang công tác quản lý dự án dau tư xây dựng công trìnhtại Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Hải Hà giai đoạn 2018 —2022
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án dau tư xây dựngcông trình tại Công ty Cổ phan Thiết kế Xây dựng và Thương mại Hải Hà
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE CONG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1 Khái niệm về dự án dau tư xây dựng công trình
Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014: “Dự án đầu
tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn dé tiền hànhhoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa,cải tạo công trình xây dựng nhằmphát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thờihạn và chỉ phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thểhiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dau tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứukhả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Trong đó, hoạt động xây dựng gom lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu
tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng,giám sát xây dựng, quan lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, ban giao đoa
công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt
động khác có liên quan đến xây dựng công trình
1.1.2 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định tại Điều 51 Luật Xây dựng năm 2014: Dự án đầu tư xâydựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch pháttriển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địaphương nơi có dự án đầu tư xây dựng
- Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp
- Bao đảm chat lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sửdụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó vớibiến đổi khí hậu
- Bao đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quakinh tế - xã hội của dự án
- Tuan thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.3 Đặc trưng của dự án dau tư xây dựng
- - Được cấu thành bởi một hoặc nhiều công trình thành phần có mối liên hệnội tại, chịu sử quản lý thống nhất trong quá trình đầu tư xây dựng
3
Trang 13- Hoan thành công trình là một mục tiêu đặc biết trong điều kiện ràng buộcnhất định về thời gian, về nguồn lực, về chất lượng, về chi phí đầu tu và về hiệuquả đầu tư.
- Phải tuân theo trình tự đầu tư xây dựng cần thiết từ lúc đưa ra ý tưởng đến
khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Mọi công việc chỉ được thực hiện một lần: đầu tư một lần, địa điểm xây
dựng cố định một lần, thiết kế và thi công đơn nhất.
1.1.4 Vai trò của dự án dau tư xây dựng công trình
Tương tự như các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư XDCT cũng có cácvai trò trên các khía cạnh khác nhau, cụ thể như sau:
© Đối với chủ dau tư
- Dự án đầu tư XDCT là một cơ sở quan trọng nhất dé nhà đầu tư quyết định
có nên tiễn hành dau tư dự án hay không Nếu dự án đầu tư hứa hẹn đem lại khoảnlợi nhuận cho chủ đầu tư thì nhất định sẽ thu hút được chủ đầu tư thực hiện
- Dự án đầu tư XDCT còn là công cụ dé tìm đối tác trong và ngoài nước liêndoanh bỏ vốn đầu tư cho dự án Bởi dé có đủ vốn thực hiện cho dự án, chủ đầu tưphải thuyết phục các đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư, và đểthực hiện được điều này, các tô chức cần phải dựa vào tính khả thi của dự án đầu
tư Một dự án tuyệt vời sẽ có nhiều đối tác để ý, mong muốn cùng tham gia dé cóphần lợi nhuận
- Dự án đầu tư XDCT là phương tiện dé chủ đầu tư thuyết phục các tổ chứctài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn Dự án đầu tư sẽ làcông cụ hữu ích cho các tổ chức xem xét, tìm hiểu, lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất
- Dự án đầu tư XDCT là cơ sở dé xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theodõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện dự án
- Du án đầu tư XDCT là căn cứ quan trọng dé theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịpthời những tổn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình
- Dự án đầu tư XDCT là căn cứ quan trọng dé soạn thao hop đồng liên doanhcũng như để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình
thực hiện dự án.
e Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
- Dự án đầu tư XDCT là tài liệu quan trọng dé các cấp có thẳm quyền xétduyệt, cấp giấy phép đầu tư
- Là căn cứ pháp lý dé toà án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữacác bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này
4
Trang 14© Đối với các tổ chức tài chính
Dự án đầu tư XDCT là căn cứ quan trọng dé các cơ quan, tô chức tài chính(ngân hàng) xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tàitrợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào dé dam bảo rủi
ro ít nhất cho nhà tài trợ
© Đối với việc hoạch định chiến lược phát triển
- Dự án là phương tiện gan kết kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thicủa kế hoạch, đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường theo hướng xác địnhcủa kế hoạch
- Dự án góp phan giải quyết quan hệ cung cau về vốn trong phát triển kinh tế
xã hội, giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm và dịch vụ trên thị trường
- Dự án góp phan cải thiện đời sống dân cư là cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội củatừng vùng và của cả nước, tạo tiền dé cho các công ty, doanh nghiệp phát triển
1.1.5 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
- Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự an đầu tư xây dựng được phân loạithành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm Ctheo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công
- _ Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mụcđích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau: Dự ánđầu tư XDCT dân dung; Dự án đầu tư XDCT công nghiệp; Dự án đầu tư XDCT
hạ tầng kỹ thuật; Dự án đầu tư XDCT giao thông; Dự án đầu tư XDCT phục vụnông nghiệp và phát triển nông thôn; Dự án đầu tư XDCT quốc phòng, an ninh;
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng
phục vụ hỗn hợp khác.
- Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng đượcphân loại thành các dự án sau: Dự án sử dụng vốn đầu tư công; Dự án sử dụng vốnnhà nước ngoai đầu tư công; Dự án PPP; Dự án sử dụng vốn khác; Dự án đầu tưxây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau
1.2 Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại doanh nghiệp
12.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình tai doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm
Theo PGS.TS Từ Quang Phương, Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, “Quản
lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá
5
Trang 15trình phát triển của dự án nhằm dam bao cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trongphạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất
lượng sản phẩm dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.”
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là sự điều hành các công việc theo một kế
hoạch đã định hoặc các công việc phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động xây
dựng, với các điều kiện rằng buộc nhằm đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối
ưu Các ràng buộc bao gồm: Quy phạm pháp luật (Luật, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn );
Ngân sách (nguồn vốn, tài chính); Thời gian (tiễn độ thực hiện); Không gian (đấtdai, tong mặt bằng xây dung )
- Giúp doanh nghiệp liên kết tat cả các công việc, các hoạt động của dự án
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhómquản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.
Trang 16- Tao điều kiện cho doanh nghiệp phát hiện sớm những khó khăn vướng mắcnảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không thực
Thứ nhất, đảm bảo về tiễn độ thực hiện dự án
- Các bước triển khai một dự án phải đúng tiến độ: Bao gồm công tác Chuan
bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư Các khâu phải đúng trình tự, đối với
các công việc nối tiếp, đảm bảo công việc này xong, công việc khác mới thực hiện
tiếp, giai đoạn sau thực hiện theo giai đoạn trước, còn đối với các công việc thựchiện song song cần phải đảm bảo cùng hoàn thành trước thời gian thực hiện (nhóm)
công việc khác sau đó.
- Tiến độ tổng thé phải đảm bảo không bị chậm Tiến độ tổng thé của ca dự
án phụ thuộc và nhiều nguyên nhân, nếu dự án hoàn thành không đúng tiến độ,phải xác định được nguyên nhân là do yếu tố nào, chủ quan hay khách quan, các
cá nhân có chủ động khắc phục trước khi xây ra hậu quả nghiêm trọng hay đã thả
nồi dự án
- Tiến độ thực hiện các bước phải phù hợp với các thủ tục đi theo Nếu cácbước thực hiện nhanh nhưng các thủ tục, cơ chế không theo kịp thì cũng khônghợp lý, ví dụ như thi công chỉ được thực hiện sau khi đó có thiết kế, dự toán đượcphê duyệt Tiến độ thi công phải đảm bảo thực hiện tốt tiến độ thanh toán vì liênquan tớitiễn độ giải ngân kế hoạch vốn hàng năm Tiến độ lập và phê duyệt quyết toánvốn phải đảm bảo thời gian thu hồi vốn, tránh dé dự án đã trích khấu hao nhiều nămmới có quyết định tăng tài sản chính thức và bàn giao cho đơn vị vận hành
Thứ hai, đảm bảo về chất lượng thực hiện du án
- Chất lượng công tác quan lý dự án phải được đảm bảo ngay từ khâu đầutiên: chuẩn bị đầu tư Một dự án đầu tư khả thi sẽ là tiền đề rạo ra chất lượng chotoàn bộ dự án Một dự án thay đôi phương án đầu tư, phương án kỹ thuật, kế cả saisót trong thiết kế - tong dự toán phải thay đổi nhiều lần sẽ là nguyên nhân that bạicho các khâu - giai đoạn tiếp theo, gây ra thất thoát, lãng phí nguồn lực rất lớn về
tài sản, con người.
- Chat lượng quản lý dự án còn thé hiện ở giai đoạn thi công xây dựng công trình,đúng, đủ về mặt khối lượng theo thiết kế; nghiệm thu đúng thực tế thi công
7
Trang 17- Chất lượng dự án phải đảm bao theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của ViệtNam, của ngành Giao thông vận tải và yêu cầu chất lượng dự án được duyệt.
Thứ ba, đảm bảo về chỉ phí thực hiện dự án
- Các chi phí tập hợp cho dự án phải đúng, đủ và phải hợp lý nghĩa là các nội
dung chi phí phải tuân theo đúng quy định, đúng hạng mục (chi phí tư van, chi phíxây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự
án, chi phí khác và chi phí dự phòng), các khoản chi phí phải tập hợp đúng dự án,
đúng nguồn vốn Tổng chi phí cho dự án phải phù hợp với quy mô dự án cũng như
với độ dài thời gian thực hiện dự án.
- Phải kiểm soát được chi phí thực hiện dự án, nghĩa là xác định được sựchênh lệch so với được duyệt dé kịp thời ngăn chặn những thay đôi không đúng,không được phép, từ đó đề xuất giải pháp dé quản lý có hiệu quả chi phí dự án
- _ Các khoản chi phí đều không bị loại ra khỏi giá trị quyết toán khi được kiểmtra, kiém toán Dự án đầu tư xây dựng được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm, dovậy việc thanh tra, kiểm toán liên tục được thực hiện, không chi trong phạm vi nội
bộ doanh nghiệp, nội bộ ngành mà còn thuộc phạm vi của Chính phủ Do vậy, nếu
chi phí không đúng, hợp lý sẽ bi loại khỏi giá tri công trình.
- Trong quá trình quản lý dự án thi việc lựa chọn được nhà thầu cung ứngtheo đúng trình tự và quy định hay không, lựa chọn được nhà thầu có tiêu chuẩntốt nhất thực hiện các công việc liên quan của dự án và quản lý quá trình thực hiệntheo đúng các yêu cầu về thời gian, tiến độ, chất lượng, chi phí một cách tốt nhất
Thứ tu, mức độ ảnh hưởng tới môi trường cua dự án
- Quá trình quản lý dự án cần phải quan tâm xem Dự án có gây hai gì cho
môi trường xung quanh không: môi trường nước, môi trường không khí cả trước,
trong quá trình thi công và trong quá trình sử dụng Vì một dự án gây hại đến môitrường sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của những đối tượng sống xung quanh
dự án.
Như vậy, công tác quản lý dự án được coi là có kết quả tốt nếu biết kết hợphài hoà hợp lý giữa các mục tiêu cụ thể, giữa các lợi ích của các đối tượng hưởnglợi từ dự án, thúc day quá trình hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu dự án đề ra.Tuỳ thuộc vào từng dự án với những đặc thù riêng mà người ta cân nhắc thiên vềmục tiêu nào cần đạt được và phải hy sinh một hoặc một số mục tiêu khác Một dự
án được coi là hiệu quả nếu trong thời gian cho phép với chi phí cho phép đạt đượckết qua mong muốn và sử dụng những nguồn lực có thé có một cách hiệu quả nhất.1.2.2 Vai trò của quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình
8
Trang 18- Bao đảm sự liên kết tat cả các hoạt động, công việc của dự án một cách
trình tự và có hợp lý.
- Tao điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thojong xuyên, gắn bó giữa nhóm
quan lý dự với khách hàng và các nhà cung cấp đầu tơi vào cho dự án
- Tang cường sự hop tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.
- Tao điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vojong mắc nảy sinh và điềuchỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được
- Tao điều kiện cho việc dam phán trực tiếp giữa các bên liên quan dé giaiquyết những bat đồng
- Đảm bảo tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn
12.3 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại doanh nghiệp
1.2.3.1 Mô hình chủ dau tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tựsản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát va tự chịu trách nhiệm trước pháp luật)hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án dé quản lý việc thực hiện các công việc
dự án theo sự uỷ quyền Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mônhỏ , đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án , đồng thời chủdau tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quan lý dự án Dé quản
lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình màkhông cần lập ban quản lý dự án
Trang 19Hình 1.2: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Chủ đâu tư - Chủ dự án
Chuyên gia quan lý
dự án ( cô vân)
dự án Ï thực hiện dự án II thưc hiên dw án III
(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân)1.2.3.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
Mô hình này là mô hình tô chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lýđiều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có nănglực chuyên môn dé diều hành dự án Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản
lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý
chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thâmquyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án Chủ nhiệm điều hành
dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng
10
Trang 20tư được phép tô chức đấu thầu đề chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự
án từ khảo sát thiết kế, mua sam vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi ban giaocông trình đưa vào khai thác, sử dụng Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao
thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các
nhà thầu phụ
11
Trang 21Hình 1.4: Mô hình chìa khóa trao tay
Thuê tư vân hoặc
tự lập dự án
Chọn tông thâu ( chủ nhiệm
điêu hành dự án)
Thau phụ
Gói thầu 1 Gói thầu 2 Gói thầu n
(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án — NXB Dai học Kinh té Quốc dân)
1.2.4 Các công cu quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.4.1 Biểu đồ GANTT
Biểu đồ GANTT là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng như kế
hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian Mục đích của
GANTT là xác định một tiến độ hợp lí nhất dé thực hiện các công việc khác nhaucủa dự án Tiến độ này tùy thuộc vao độ dài công việc những điều kiện ràng buộc
và kỳ hạn phải tuân thủ.
12
Trang 22(Nguôn: Giáo trình quản lý dự án — NXB Đại hoc Kinh tế Quốc dân)1.2.4.2 Sơ đồ PERT/CMP
PERT là biéu đồ mô ta tiến trình hoàn thành của một dự án Sơ đồ được sử dụng
dé hoạch định kế hoạch lớn, thích hợp ứng dụng trong các dự án lớn giúp kiểm soát vàtheo dõi quy trình của công việc một cách dé dàng hơn gắn các công việc với tối đa hóahiệu suất Tuy nhiên, sơ đồ này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, nếu có sự điềuchỉnh thời gian thì sơ đồ PERT sẽ khó cập nhật và dễ bị lỗi
Hình 1.6: Sơ đồ PERT của 1 dự án T
sản xuât, dịch vụ, giải quyêt vân đê,
13
Trang 23việc ưu tiên, đánh giá tính chất công việc sản xuất.
Hình 1.8: Biểu đồ parento phản ánh nguyên nhân
100%
Yếu tế Do May Do Nguyên luỹ
con nguyên móc phương nhân
người liệu kém thiết bị pháp khác
(Nguồn: Giáo trình quản lý dự án — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân)1.2.5 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.5.1 Quản lý dự án theo giai đoạn
14
Trang 24a) Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công viéc: Tổ chức lập, thâm định, phêduyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt báo cáonghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét,quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quanđến chuẩn bị dự án
b) Giai đoạn thực hiện
Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng,
rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng: lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dựtoán xây dựng; cấp giây phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải cógiấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dung; thi
công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dung; tạm ứng, thanh toán khối
lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình
hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cầnthiết khác
c) Giai đoạn kết thúc
Một số công việc cụ thê cần được thực hiện để kết thúc dự án là:
- Hoàn thiện và cất giữ hỗ sơ liên quan đến dự án.
- Kiểm tra lại số sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo
- Thanh quyết toán tài chính
- Đối với sản xuất cần chuẩn bị và bàn giao sô tay hướng dan lắp đặt, các bản
vẽ chỉ tiết
- Bàn giao dự án, lấy chữ ký của khách hàng về việc hoàn thành
- Bố trí lại lao động, giải quyết công ăn việc làm cho những người từng thamgia dự án.
- Giải phóng và bố trí lại thiết bị
1.2.5.2 Quản lý dự án theo nội dung
Theo quy định tại Điều 66 Luật Xây dựng năm 2014: Nội dung quản lý dự
án đầu tư xây dựng bao gồm quản lý về:
- Phạm vi, kế hoach công việc
- Khối lượng công việc
- Chat lượng xây dựng
-_ Tiến độ thực hiện
- Chi phí đầu tư xây dựng
- An toàn trong thi công xây dựng
15
Trang 25- Bảo vệ môi trường trong xây dựng
- _ Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng
- Quản lý rủi ro
- Quan lý hệ thông thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được
thực hiện theo các quy định hiện hành.
Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao BQLDA, tư van quan lý dự
án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự
án nêu trên.
a) Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc
Quản lý phạm vi dự án là việc phân định các công việc thuộc và không
thuộc dự án Nó bao gồm nhiều quá trình thực hiện để khăng định dự án đã bao
quát được tất cả các công việc cần thiết và chỉ bao gồm những công việc đó Mộttrong những công việc quan trọng dé xác định phạm vi dự án là phương pháp “phân
tách công việc”.
Cơ cấu phân tách công việc là việc phân chia theo cấp bậc một dự án thànhcác nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thé, là việc xác định, liệt kê và lập bảnggải thích cho từng công việc cần thực hiện của dự án
Quản lý phạm vi bao gồm 4 bước:
- Thu thập yêu cầu: nhằm xác định các tinh năng và chức năng của dự án;
- Xác định phạm vi: xem xét các yêu cau, quy trình phát triển dự án déviết báo cáo phạm vi;
- Thiết lập kế hoạch phạm vi: xây dựng kế hoạch phạm vi để theo dõi quản lý;
- Quản lý thay đổi phạm vi
b) Quản lý khối lượng công việc
Quản lý khối lượng công việc trong công tác QLDA là một trong các côngviệc quan trọng của chủ đầu tư, nhà thầu nhằm kiểm soát chặt chẽ hợp đồng đã kýkết, tránh phát sinh khối lượng không cần thiết
Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của
thiết kế được duyệt
Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư,nhà thầu thi công xây dựng, TVGS theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đượcđối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toántheo hợp đồng
Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán XDCT được duyệt thìCĐT và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý
16
Trang 26Khối lượng phát sinh được CĐT hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận,phê duyệt là cơ sở dé thanh toán, quyết toán công trình.
Nghiêm cắm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa
các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
c) Quan lý chất lượng xây dựng
c.1) Quản lý chất lượng khảo sát
Trình tự quán lý chất lượng khảo sát xây dựng như sau:
e Lập kế hoạch phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng
e Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
e Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựngNhà thầu khảo sát có trách nhiệm bé trí đủ người có kinh nghiệm và chuyênmôn phù hợp đề thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng: cử người
có đủ điều kiện năng lực dé làm chủ nhiệm khảo sát và tô chức thực hiện biện phápkiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu
không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định
của hợp đồng xây dựng
e Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựngChủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện,xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với
quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng
được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo chấpthuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản đến nhà thầukhảo sát nếu đạt yêu cầu hoặc chủ đầu tư có thé thuê don vi tư vấn có duu điềukiện năng lực dé kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việcquyết định nghiệm thu
Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng saukhi thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo này và chịu trách nhiệm về kết quả
phê duyệt của mình.
Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng domình thực hiện Việc nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựngcủa chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảosát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện
c.2) Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
17
Trang 27Trình tự quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình như sau:
e Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình
e Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng
Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp dé thực hiện thiết kế;
cử người có đủ điều kiện năng lực dé làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế
Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế vàphù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình
Chỉ định các cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổchức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định dé thực hiện công việckiểm tra nội bộ chất lương hồ sơ thiết kế
Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế được thấm định, phê duyệt theo quy địnhcủa Luật Xây dựng: tiếp thu ý kiến thâm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơthiết kế theo ý kiến thẩm định
Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định
e Tham định, thâm tra, phê duyệt, nghiệm thu, lưu trữ thiết kế xây dựngCông tác thâm định, thâm tra, phê duyệt, nghiệm thuu, điều chỉnh thiết kế
và chỉ dẫn kỹ thuật, thành phần của hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thựchiện theo quy định Luật Xây dựng và Nghị định 59/2015/NĐ-CP về QLDA đầu tư
xây dựng công trình.
Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình là thành phần của hồ sơ hoàn thành công
trình và phải được lưu trữ theo quy định.
c.3) Quản lý chất lượng thi công công trình
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạnmua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện vàthiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy
thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng.
Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thê được quy định như sau:
- Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bi sử dụng
cho công trình xây dựng.
- Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ dau tư, kiêm tra và nghiệm
thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình
- Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiêm định xây dựng trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
18
Trang 28- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình
- Lập hé sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và
bàn giao công trình xây dựng.
d) Quản lý tiến độ thực hiện
Quản lý tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mang công
việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản
lý tiễn trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép vànhững yêu cầu về chất lượng đã định
Việc quản lý tiến độ thi công thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình được
quy định như sau:
- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải có tiễn độ thi công xây dựng.Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tongthé của dự án được CDT chấp thuận
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thìtiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm
- CDT, nhà thầu thi công xây dựng, TVGS thi công xây dựng và các bên cóliên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình
và điều chỉnh tiễn độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giaiđoạn bị kéo dai nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiền độ tổng thể của dự án
- Truong hợp xét thấy tiến độ tổng thé của dự án bị kéo dài thì CDT phải báocáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thé của dự án
- Khuyến khích CDT, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹthuật, công nghệ và tổ chức quản lý hop lý dé rút ngắn thời gian xây dựng côngtrình.
- Trường hợp đây nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bênnhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng
e) Quản lý chi phí dau tư xây dựng
19
Trang 29Theo Điều 3 Luật Xây dựng, nguyên tắc quản lý chi phi đầu tư xây dựngđược quy định cụ thể như sau:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự
án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tạiKhoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựngphải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phùhợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thịtrường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình
- Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc banhành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫnphương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạnchuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụngtrong phạm vi tong mức dau tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổngmức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Chủ đầu tư được thuê tổchức, cá nhân tư van quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghịđịnh về QLDA đầu tư xây dựng dé lập, thâm tra, kiểm soát và quan lý chi phí đầu
tư xây dựng.
- _ Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực
hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức dau tư xâydựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xâydựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu
tư thống nhất sử dung phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phitheo quy định về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng tại Nghị định này
f) Quản lý về an toàn trong thi công xây dựng
Với đặc thù ngành nghề thi công xây dựng có rất nhiều rủi ro và mức độnguy hiểm cao, công tác quản lý an toàn phải thực hiện nghiêm túc, có biện
pháp, quy trình cụ thé Do đó, để giảm thiêu những tai nạn lao động đáng tiếc,
công tác quản lý an toàn phải tuân thủ các yêu câu sau:
- Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người laođộng, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng
Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các
bên thỏa thuận.
20
Trang 30- - Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thé hiện công khaitrên công trường xây dựng dé mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy
hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai
nạn.
- Nhà thầu thi công xây dựng, CĐT và các bên có liên quan phải thườngxuyên kiểm tra giám sat công tác an toàn lao động trên công trường Khi xảy ra
sự cố mat an toàn phải tam dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong
mới được tiếp tục thi công
- Nha thầu xây dựng có trách nhiệm tô chức hướng dẫn, phô biến, tập huấncác quy định về an toàn lao động Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động thì người lao động phải có giây chứng nhận huấn luyện an
toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động Nghiêm cắm sử
dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn
lao động.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trangthiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi
sử dụng lao động trên công trường.
- Nhà thầu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
g) Quản lý về bảo về môi trường trong xây dựng
Theo quy định tại Điều 116 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng
có trách nhiệm:
- Lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công
xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn
và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo về môi trường do mình gây ra
h) Quản lý về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng
Quản lý lựa chọn nhà thấu:
Trong hoạt động xây dựng việc lựa chọn nhà thầu là một khâu trong quátrình triển khai dự án và được thực hiện theo quy định của pháp luật về dau thầu
và pháp luật xây dựng Tổ chức lựa chọn nhà thầu là một trong những hoạt động
21
Trang 31quản lý quan trọng của công tác QLDA Thực hiện tốt việc lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng đảm bao cho việc QLDA có hiệu qua, đạt được các mục tiêu của dự án đã được phê duyệt.
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhăm chọn được nhà thầu
có đủ điều kiện năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp vớitính chất công việc, loại và cấp công trình, đáp ứng các yêu cầu của dự án, gói thầu
và mang lại hiểu quả cao nhất cho bên mời thầu, dự án
Quản lý hợp đồng xây dựng:
Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng là quản lý phạm vi quyền và nghĩa
vụ, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tô chức thực hiện phù hợp với nội dungcủa hợp đồng xây dựng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng
Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xâydựng bao gồm:
- Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng
- Quản lý về chất lượng
- Quản lý khối lượng va giá hợp đồng
- Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nô
- Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng
i) Quản lý rủi ro
Rui ro là một hiện tượng khách quan, ton tại trong mọi hoạt động kinh tẾ,
xã hội, tự nhiên Rui ro xảy ra trong quá trình tiến hành các hoạt động khi có sự
tac động ngẫu nhiên từ các biến cố của môi trường hoặc do những hành xử của conngười Rui ro phát sinh khi có yếu tố tác động tới một hoạt động cụ thé, làm thayđổi hoặc gây ton that và sai lệch kết quả dự định ban đầu của hoạt động đó
Quản lý rủi ro lao động chú trọng đề cập đến vấn đề nhận dạng, phân loại
rủi ro, đo lường, đánh giá ảnh hưởng của rủi ro tới hiệu quả tài chính của dự án và phân tích các biện pháp an toàn và phòng ngừa rủi ro tài chính của dự án.
1.2.6 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án dau tư xây dựng công trình
tại doanh nghiệp
1.2.6.1 Tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án
Các bước thực hiện dự án phải được thực hiện theo kế hoạch và hoàn thànhtheo đúng trình tự Đối với những công việc liên tục, hãy đảm bảo hoàn thành công
22
Trang 32việc này trước khi tiếp tục công việc khác Đối với các công việc song song, cầnđảm bảo rang chúng hoàn thành trước các công việc khác.
Tiến trình của các bước phải phù hợp với các thủ tục được tuân theo Thiếusót xảy ra khi các bước được thực hiện nhanh chóng, nhưng các thủ tục và cơ chế
không thể theo kịp Vì trong quá trình thực hiện dự án phải thi công sau khi thiết
kế và kinh phí được duyệt, tiễn độ thi công phải đảm bảo thực hiện tốt tiến độthanh toán vì liên quan tới tiễn độ giải ngân kế hoạch vốn hàng năm; tiến độ lập
và phê duyệt quyết toán vốn phải đảm bao thời gian thu hồi vốn, tránh dé dự án đãtrích khấu hao nhiều năm mới có quyết định tăng tài sản chính thức và ban giao
cho đơn vi vận hành.
1.2.6.2 Chất lượng thực hiện du án
Chất lượng quản lý dự án được đánh giá bằng các tiêu chí cụ thé sau:
- Chất lượng quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng phải dam bao đúng, đủ
về số lượng theo thiết kế, nghiệm thu và thực tế thi công
- Chất lượng của dự án trong giai đoạn vận hành được đảm bảo không có sự có
- Thực hiện nghiêm túc các quy trình bảo trì, bảo hành kỹ thuật.
- Nếu người quản lý dự án muốn chất lượng phù hợp với hệ thong quan lý
chất lượng thi đơn vi quan lý dự án phải có hệ thong quan ly chat luong theo tiéu
chuẩn ISO Chat lượng công trình phải dat tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam,của ngành xây dựng và yêu cầu chất lượng công trình đã được phê duyệt
1.2.6.3 Chỉ phí thực hiện dự án
Quá trình quản lý chi phí đầu tư trong quản lý dự án phải tuân theo một sốnguyên tắc, bao gồm:
- Chi phí tính cho dự án phải đúng, đủ, hợp lý, nghĩa là nội dung chi phí phải
phù hợp với quy định và hạn chế Các khoản chi phải được thu đúng chương trình,đúng nguồn kinh phí Tông chi phí của dự án phải tương xứng với quy mô của dự
án và khoảng thời gian thực hiện dự án.
- Chi phí thực hiện dự án phải được kiểm soát, nghĩa là so với chi phí đã đượcphê duyệt, xác định được các phương sai, ngăn chặn kịp thời các thay đối trái phép
và không phù hợp, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả kết quả chi phí của
dự án.
1.2.6.4 Các tiêu chí khác
- Quản ly an toàn lao động trên công trường xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng tại công trường luôn tiềm ân những rủi
ro, tai nạn đến cho người lao động Chính vì vậy việc đảm bảo an toan lao động
23
Trang 33cho đội ngũ lao động là hết sức cần thiết, đảm bảo quyền lợi cho công nhân cũng
như cho doanh nghiệp Dam bảo an toàn lao động giúp ngăn ngừa được rủi ro tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động Vì vậy quản lý an toàn lao động
trên công trường xây dựng là hoạt động hết sức cần thiết để công trình không bịgián đoạn, gặp phải sự cô về an toàn lao động, không xảy ra những rủi ro đáng tiếc
cho người thi công xây dựng.
- Quản ly môi trường xây dựng
Quy trình quản lý dự án cần phải quan tâm xem mức độ ảnh hưởng đến môitrường của dự án qua các yếu tô như dự án có gây hai gì cho môi trường xungquanh bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, trong quá trình thi công
và sử dụng không Vì một dự án gây hại đến môi trường sẽ ảnh hưởng đến môitrường sống của những đối tượng xung quanh dự án, đặc biệt là con người
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án dau tư xây dựng công
trình tại doanh nghiệp
1.2.7.1 Nhóm nhân tổ chủ quan
a) Quy mô của dự án
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến các dự án, là yếu tố tác động tácđộng đến tổng mức đầu tư của dự án, đến thời gian của các giai đoạn chuẩn bị dự
án và thực hiện dự án.
b) Hình thức tổ chức quản lý dự án dau tư
Căn cứ vào khả năng của công ty và yêu cầu của dự án, chủ đầu tư quyết
định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án Việc lựa chọn hình thức quản
lý dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, khi thành lập các BanQLDA kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách về xây dựng cơ bản không thực
sự đủ năng lực sẽ dẫn đến thất thoát lãng phí, chậm tiến độ của dự án
c) Năng lực cua nhà quản lý
- Yếu tô con người: Cán bộ quản lý phải có trình độ và kinh nghiệm Đây là
tố chất cần thiết phản ánh chất lượng của dự án, nó có tính quyết định trong quátrình lập dự án đầu tư mà không có máy móc nào có thé thay thé được
- Cách tổ chức quan lý: Là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận chuyênmôn và bộ phận chức năng một cách năng động, linh hoạt nhằm tạo ra sự phân tích
và nghiên cứu toàn diện một dự án đầu tư Đảm bảo dự án được lập mang tính
khoa học, tính chính xác và đáp ứng được nhiêu mục tiêu hơn.
24
Trang 34- Thiết bị và các phần mềm phụ trợ: Ngày nay với sự phát triển vượt bậc củakhoa học công nghệ, đây là công cụ đắc lực giúp cho con người quản lý và lập dự
án chất lượng cao hơn, chính xác hơn, thời gian được giảm thiểu do đó giảm các
chi phí liên quan khác.
- Yếu tố thông tin: đóng vai trò quan trọng đến mục tiêu định hướng của dự
án, thông tin bao gồm thông tin nội bộ (giữa lãnh đạo tới các nhân viên) và thôngtin bên ngoài (tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh, yếu tố pháp ly, nguồn lực,kinh tế - xã hội ) Thông tin nắm bắt và xử lý càng nhanh thì mức độ chính xác
trong công tác lập dự án càng cao.
1.2.7.2 Nhóm nhân tổ khách quan
a) Môi trường kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng: Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản
mà các nhà đầu tư cần quan tâm Động thái và xu thế tăng trưởng kinh tế của mộtquốc gia có thé ảnh hưởng đến tình hình dau tư va phát triển của một ngành, mộtlĩnh vực và sau đó là kết quả đầu tư của một dự án cụ thé Trên phương diện lý
thuyết khi kinh tế càng phát triển, mức sống được nâng cao sẽ là một yếu tố tích
cực thúc đầy gia tăng nhu cầu về nhà ở và các công trình xây dựng cơ bản tương
ứng trong lĩnh vực này.
- Lãi suất: Lãi suất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và do đóảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư Nếu lãi suất cao hơn, sẽ có ít dự án hơn thoả mãntiêu chuẩn hiệu quả khi đánh giá cơ hội đầu tư và ngược
- Ty lệ lạm phát: Lam phát có thé tiềm ân nguy cơ làm suy giảm hiệu qua đầu
tư Tuy nhiên, trong điều kiện giảm phát do suy giảm nhu cầu cũng có tác độngtiêu cực đến đầu tư và tính hiện thực hoá các cơ hội đầu tư
- Tình hình thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách lớn có thé dẫn đến tăng
nợ công, điều này có thể ảnh hưởng đến mức lãi suất cơ bản của nền kinh tế, ảnhhưởng tới chi phí vốn và hiệu quả dau tư
- Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước: Cần phảinghiên cứu cơ cấu tô chức hệ thống kinh tế theo ngành, theo quan hệ hữu cơ, theovùng lãnh thé dé làm cơ sở đánh giá trình độ và lợi thé so sánh của dự án đầu tư.Trong một chừng mực nhất định, khía cạnh này có thê ảnh hưởng đến kết quả vàhiệu quả của một dự án đầu tư Nghiên cứu các chính sách điều tiết vĩ mô của nhànước trong từng giai đoạn có thể ảnh hưởng đến tình hình và triển vọng đầu tư:
chính sách tiên tệ, chính sách tải khoá, quan điêm về cải cách kinh tê
25
Trang 35b) Các nhân tổ luật pháp
Mỗi dự án khác nhau lại có quy định riêng về điều kiện, tiêu chuẩn và yêucầu dé quản lý khác nhau về đấu thầu, về thi công, về giám sát, thiết kế , vì vậynhà quản lý cần năm rõ từng yêu cau cụ thé đối với loại dự án của mình Nếu quá
trình quản lý không đáp ứng những yêu cầu này sẽ rất dễ đến những sai phạm, gây
nên kiện tụng, tranh chấp Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho dự án
bị trì trệ do phải tạm dừng, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọngđến tiễn độ thực hiện dự án và chi phí cơ hội cũng như chi phí tài chính phát sinh
sẽ không thé lường trước được
c) Các nhân tổ về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội
Các nhân tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết mưa nang, lũ lụt, dia chất,
thé nhưỡng trực tiếp tác động đến quá trình thực hiện dự án đầu tư về cả thời gian,tiễn độ và chất lượng thi công xây dựng.N ếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi
có thé làm cho việc thực hiện dự án không đúng tiễn độ và có thé ảnh hưởng đến
chất lượng của công trình xây dựng Ngược lại nếu các điều kiện về tự nhiên thuận
lợi sẽ tạo điều kiện cho việc thi công xây dựng đảm bảo tiến độ thời gian và chất
lượng đưa ra.
Như vậy trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, những nhân tố về kinh tế,luật pháp, điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến tô chức quản lý dự
án thường xảy ra đồng thời và đan xen lẫn nhau Vì vậy, trong quá trình quản lý
dự án đầu tư, khi đứng trên phương diện quản trị không nên quá coi trọng mộtnhân tô nào đó mà xem nhẹ các nhân tố khác Điều đó sẽ dẫn đến những sai phạmkhó tránh khỏi trong việc xây dựng bộ máy điều hành dự án trong quá trình vậnhành sau này
26
Trang 36CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CONG TRÌNH TẠI CÔNG TY CO PHAN TƯ VAN
THIẾT KE XÂY DỰNG VA THUONG MẠI HAI HÀ GIAI
DOAN 2018 — 2022
2.1 Tổng quát về Công Ty Cé Phan Tư Vấn Thiết Kế Xây Dung Va Thuong
Mai Hai Hà
2.1.1 Thông tin chung về Công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Hải Hà
Tên giao dịch: HAI HA TRADING AND CONSTRUCTION DESIGN CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: Số 8, ngõ 27, phố Tư Đình, Phường Long Biên, Quận Long Biên,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0904 351 259 Email: muikiet] @ gmail.com
Mã doanh nghiệp (mã số thuế): 0104267216
Người đại diện: Vương Hoang Long Ngày hoạt động: 24/1 1/2009
Quản lý bởi: Chi cục thuế quận Long BiênVốn điều lệ: 11.000.000.000 (Mười một mốt tỷ đồng)2.1.2 Tam nhìn, sứ mệnh và giá tri cốt lõi của Công ty
Đối với người lao động: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên
nghiệp và nhân văn, có thu nhập cao, có cơ hội phát triển công bằng cho tất cả
người lao động.
27
Trang 37Đôi với Cô đông và đôi tác: Chia sẻ cơ hội, chia sẻ quyên lợi và hợp tác thành công.
Đôi với xã hội: Hài hòa lợi ích của Doanh nghiệp với lợi ích xã hội, chung
tay cùng các hoạt động hướng về cộng đồng
Tôntrọng
Hop tác: San sàng hợp tác, sẻ chia với tinh thần đôi bên cùng có lợi
Tôn trọng: Công ty Hải Hà hiểu rằng tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng Công
ty, tôn trọng khách hàng và đối tác cũng chính là tôn trọng bản thân mình
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Hải Hà được thành lậptheo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0104267216 ngày 24/1 1/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
Đến nay, Công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng cho mình trên thịtrường, liên tục thực hiện những dự án xây dựng dân dụng phù hợp với nhu cầu
của các chủ dau tư, nhu cau của thi trường.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua những giai đoạn sau:
28
Trang 38Năm 2009: Công ty chính thức đi vào hoạt động với tổng số vốn11.000.000.000 đồng Thời điểm này Công ty vừa mới gia nhập thị trường nên còngap nhiều thách thức, trở ngại trong tạo dựng thương hiệu, tìm kiếm các dự án.
Trong 6 năm dau từ 2010 — 2016, mục tiêu đưa thương hiệu Hải Hà trởthành thương hiệu được nhiều nhà đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội và cáctỉnh thành phía Bắc
Từ năm 2017 - 2021, dựa trên đà phát triển của công ty, quyết tâm đào tạonguồn nhân lực và xây dựng bộ máy làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, hoàn thànhquy trình kiểm soát, quản lý trên tất cả các dự án và trên văn phòng công ty, xây
dựng văn hóa cho công ty — mục đích nâng cao thương hiệu Hải Hà Từ đó mang
đến sự hài lòng của khách hàng, được nhiều nhà đầu tư biết đến, doanh thu và lợinhuận đi vào ồn định
Từ năm 2022 trở đi, xây dựng Hải Hà trở thành một trong những thương
hiệu uy tín và chất lượng trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng và thương mại
2.1.4 Cơ cấu tô chức của Công ty
2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tô chức
29
Trang 392.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý và các phòng ban chức năng cua Công ty
a) Ban giám đốc
Gồm giám đốc và 3 phó giám đốcGiám đốc:
- Là người đứng đầu Công ty là người có quyền lực đưa ra các quyết định matất cả mọi người trong Công ty đều phải thực hiện và thi hành
- Vach ra những chiến lược có tầm cỡ lớn là người quyết định ký những hợpđồng lớn
- Bao quát và quyết định tat cả các công việc lớn liên quan đến Công ty
- Là người chịu trách nhiệm cuối cùng kết quả hoạt động cũng như tính đúngđắn trước pháp luật
Phó Giám doc:
- Là người giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo
sự phân công của Giảm đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được
giao.
- Phó Giám đốc Công ty do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Công ty
- Dé xuất và thực hiện cac phương án chiến lược kinh doanh do công ty đề
ra, đồng thời điều hành mọi hoạt động của các phòng ban
- Ngoài ra Phó giám đốc có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng củakhách hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các bộ phận khác trông công ty
b) Phòng Hành chính
- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của BanTổng Giám đốc (BGĐ)
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong Công ty.
- Nghiên cứu và nam vững quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của
Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp pháp luật.
- Kiém tra việc thực hiện nội quy của các bộ phận và cá nhân trong toàn Công ty
- T6 chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, tuyển
dụng, đào tạo và tái đào tạo
- Phục vụ các công tác hành chính dé BGD thuận tiện trong chỉ đạo — điềuhành, phục vụ hành chính dé các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt
- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tải sản của Công ty.
30
Trang 40- Tham mưu đề xuất cho Lãnh dao dé xử lý các van đề thuộc lãnh vực Tổ
chức-Hành chính-Nhân sự.
- Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGD và
Người lao động trong Công ty.
- Tham gia xây dựng Hệ thống Quan lý chất lượng, Hệ thống Quan lý Môi
trường và Trách nhiệm Xã hội tại Công ty.
c) Phòng Thiết kế
- Thiết kế, phối cảnh 3d cho các dự án
- Boc tách khối lượng, kiểm tra khối lượng
- Các thủ tục hồ sơ theo yêu cầu cấp trên
- Chịu trách nhiệm với cấp trên
- Khảo sát,lập dự án, thiết kế những dự án mới công trình mới
- Quản lý những dự án của công ty (không phải công trình).
- Tim hiểu các công nghệ mới cho dự án đầu tư
- Làm thuyết minh, thuyết trình cho cấp trên
- Tư vấn đầu tư dự án
- Lập các báo giá, hợp đồng đã được duyệt
- Chủ động đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới và các phòng ban liên quan dé thực
hiện tốt công việc.
- Lập các tiễn độ, dự trù nguồn nhân lực thi công
- Đặt hàng các đơn hang trong lĩnh vực và dự án, công trình mình chịu trách
nhiệm.
- Thi công dự án hoặc chuyên giao don vị thi công
- Liên hệ cơ quan chức năng làm các thủ tục liên quan đến công trình (giấy
phép xây dựng, chủ trương, hoàn công ).
- Cập nhật các quy định hiện hành của nhà nước.
- Ngoại giao, tiếp các đối tác, giám sát các công trình không cần báo cấp trên
- Được quyền quyết định các chi phí nhỏ hơn 20 triệu và chịu trách nhiệm
với những khoản chi đó.
- Lập các hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, gửi kế toán thanh toán đối với
những công trình thi công mà mình quản lý.
- Quản lý cấp dưới thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư
d) Phòng Kỹ thuật
- Chịu trách nhiệm thiết kế, báo giá các hạng mục được giao
- Đặt hàng các đơn hang trong lĩnh vực và dự án, công trình mình chịu trách
nhiệm.
31